Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

BÍ ẨN KHẢO CỔ 37

(ĐC sưu tầm trên NET)


5 khám phá khảo cổ ghê rợn liên quan đến lễ hiến tế của loài người




Dân trí Việc hiến tế người luôn là góc khuất đáng sợ của lịch sử nhân loại. Những phát hiện khảo cổ dưới đây cho thấy sự man rợ vượt quá những gì chúng ta có thể tưởng tượng về nghi lễ này.

Nghi lễ hiến tế phụ nữ ở Trung Quốc
5 khám phá khảo cổ ghê rợn liên quan đến lễ hiến tế của loài người
Thời kì Neolithic ở Trung Quốc kéo dài hơn 8000 năm, bắt đầu từ khoảng năm 10000 trước CN. Thời kì tiền sử này được đánh dấu bằng việc con người bắt đầu chăn nuôi các loại gia súc (chủ yếu là lợn) và phát triển nông nghiệp. Thành phố lớn nhất trong số đó là Shimao. Được xây dựng khoảng 4300 năm trước, Shimao chỉ có người sinh sống trong 300 năm. Trong đống tàn tích của thành phố cổ này, các nhà khảo cổ đã khai quật được một phát hiện đáng sợ - 80 hộp sọ người mà không có phần thân thể nào đi cùng. Những hộp sọ này đều là của các phụ nữ trẻ chết cách đó 4000 năm. Các xét nghiệm kĩ hơn cho thấy những người này đã bị giết rất dã man bằng cách đánh chết hoặc thiêu sống. Theo các nhà nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến việc có nhiều phụ nữ bị chặt đầu và chôn tập thể như vậy có thể là do bị hiến tế để đánh dấu sự ra đời của thành phố.
Nghi lễ hiến tế người ở Sudan
5 khám phá khảo cổ ghê rợn liên quan đến lễ hiến tế của loài người
Thời kì Neolithic chính là bước ngoặt trong lịch sử loài người và một trong những chiếc nôi của sự phát triển này chính là khu vực Shendi thuộc Sudan. Nằm trên khu vực đất màu mỡ bên cạnh sông Nile, nơi đây gắn liền với các loài vật nuôi được dùng để lấy sữa và lông thay vì chỉ dùng để lấy thịt. Rất nhiều cộng đồng cư dân ở đây đã phát triển các nghi lễ an táng người chết, như chôn các chiếc rừu và nhẫn đá cùng người chết. Dù những vụ hiến tế người được cho là khá hiếm, nhưng chúng vẫn diễn ra. Làng El Kadada ở thung lũng sông Nile có thể là nơi có những bằng chứng lâu đời nhất về hiến tế người ở châu Phi. Một nhóm nhà nghiên cứu Pháp đã khai quật một ngôi mộ, bên trong là xác của một người đàn ông và một phụ nữ, cùng 2 con dê và một con chó. Trong đó, người đàn ông và người phụ nữ quay mặt vào nhau. Ngôi mộ này có từ năm 3700 đến 3400 trước CN, cổ hơn gần 2000 năm so với các khu vực hiến tế người lâu đời khác. Đó là thành phố Mirgissa thuộc Ai Cập cổ đại, nằm tại Sudan ngày nay. Ở đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các xác người bị chặt đầu vào khoảng năm 1800 trước CN.
Nghi lễ hiến tế nô lệ của người Viking
5 khám phá khảo cổ ghê rợn liên quan đến lễ hiến tế của loài người
Người Viking có thể không hung dữ như người ta thường nghĩ, nhưng các câu truyện về sự tàn bạo của họ thì vượt qua ngoài sự tưởng tượng. Khi người Viking tấn công khắp châu Âu, họ bắt người dân từ các ngôi làng, biến họ thành nô lệ và mang trở về vùng Scandinavia. Phụ nữ trở thành nô lệ tình dục. Nếu một nữ nô lệ có con với người chủ, ông ta có thể coi nó là con mình hoặc biến nó thành một nô lệ khác. Tàn bạo hơn, người Viking còn hiến tế các nô lệ để chôn cất cùng chủ nhân của họ. Một cuộc khai quật ở Flakstad, Nauy đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ cùng với 10 xác người, một số bị chặt đầu. Sau khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng những người chôn ở đó đều là nô lệ. Các bằng chứng đưa đến giả thiết rằng họ bị chặt đầu để làm món quà cho chủ nhân đã qua đời.
Nghi lễ hiến tế trẻ em của người Minoan
5 khám phá khảo cổ ghê rợn liên quan đến lễ hiến tế của loài người
Minoan là một nền văn minh ở đảo Crete (ngoài khơi Hi Lạp) và phát triển trong thời đồ đồng từ năm 3000 đến 1100 trước CN. Đây vốn được coi là nền văn minh phát triển sớm nhất châu Âu, hệ thống chữ viết của họ (được gọi là Linear A) tới nay vẫn chưa được giải mã. Dù nền văn minh này xuống dốc khá nhanh sau vụ phun trào núi lửa phá hủy gần như toàn bộ đảo Crete, các nhà khảo cổ tin rằng người Minoan là những người rất thông minh và đầy quyền lực, sở hữu các công nghệ tiên tiến thời đó và đề cao sự bình đẳng giới.
Nhưng ngay cả những nền văn hóa yên bình nhất cũng có những phong tục dã man. Ở khu vực Knossos, có những bằng chứng về việc hiến tế trẻ em và ăn thịt người. Các bức họa thời đó mô tả các nghi lễ tôn giáo, bao gồm cả việc hiến tế con người để dâng lên các vị thần. Trong một ngôi nhà của người Minoan, người ta khai quật được một ngôi mộ tập thể toàn trẻ em. Da thịt của chúng đã bị lột sạch, có thể là do nghi lễ ăn thịt người. Những bằng chứng khác chỉ ra những giáo phái xuất hiện khi xã hội bắt đầu đi xuống. Đó có thể là nguyên nhân làm gia tăng các nghi lễ thường gặp đồng thời khiến họ tiến hành ngày càng nhiều các vụ hiến tế để đối phó với thảm họa thiên nhiên.
Nghi lễ hiến tế của người Celt, Anh.
5 khám phá khảo cổ ghê rợn liên quan đến lễ hiến tế của loài người
Là một tộc người đa dạng, người Celts tới nước Anh năm 700 trước CN với những niềm tin tôn giáo khác nhau. Người Celt là từ chung được dùng ở đầu thế kỉ 18 để chỉ những tộc người với nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo tương tự nhau. Do sự đa dạng đó, không ngạc nhiên khi ở "người Celt" cũng có tục lệ hiến tế người. Rất nhiều xác ướp trong các đầm lầy ở châu Âu được tìm thấy là nạn nhân của những vụ hiến tế đó. Nổi tiếng trong số đó là xác của người đàn ông được đặt tên là Fissured Fred. Được khai quật vào năm 1981, Fred được tìm thấy cùng với các công cụ và vũ khí. Người đàn ông này đã phải chịu một cú đập rất mạnh vào gáy cách đây 2500 năm. Dù làm mẻ hộp sọ nhưng cú đánh đó không đủ để giết anh. Những gì xảy ra với anh sau đó là một bí ẩn, vì phần lớn xác anh vẫn chưa được tìm thấy. Tuy vậy, với hoàn cảnh được chôn cất và những món đồ được tìm thấy bên cạnh, có thể kết luận là Fred đã bị giết một cách dã man trong một nghi lễ.
Phan Hạnh
Theo Listverse

Nạn nhân của nghi thức hiến tế của người Maya cổ là các bé trai, không phải trinh nữ

Cập nhật lúc 12h51' ngày 24/01
Các nhà khảo cổ mới tuyên bố rằng, nạn nhân của lễ tế của người Maya cổ ở Mexico - những người ném trẻ con vào bồn chứa nước – có thể là các bé trai hoặc nam thanh niên chứ không phải các trinh nữ như người ta vẫn nghĩ.
Người Maya xây những ngôi đền cao vút và dinh thự công phu trong các khu rừng ở Trung Mỹ và nam Mexico trước khi người Tây Ban Nha xâm lược vào đầu những năm 1500. Các thầy tu tại thành phố Chichen Itza, bán đảo Yuacatan đã hiến tế trẻ em cho các vị thần để cầu mưa và đất đai màu mỡ bằng cách ném chúng vào những hố nước thiêng trong hang động, được biết dưới cái tên “cenotes”.
Những hang này đóng vai trò là nguồn nước cho người Maya và được tin rằng mở ra cánh cổng vào địa ngục.
Nhà khảo cổ học Guillermo de Anda thuộc trường Đại học Yucatan đã thu nhặt lại xương của 127 thi thể dưới đáy một trong những hang thiêng ở Chichen Itza và phát hiện 80% số nạn nhân rất có thể là bé trai tuổi từ 3 đến 11. Số còn lại có thể là nam giới trưởng thành. Anda đã lặn xuống nơi này để tìm kiếm đồ quý giá và xương của người Maya. Ông cho rằng trẻ em thường bị ném sống xuống các ngôi mộ nước này để làm hài lòng thần mưa Maya Chaac. Một số trẻ còn phải chịu nghi thức lột da hoặc bị chặt các phần cơ thể trước khi bị hiến tế.
Anda cho biết: “Người ta từng tin rằng các vị thần thích những thứ nhỏ bé và đặc biệt thần mưa có bốn người giúp việc dưới dạng người nhỏ bé. Vì vậy trẻ con thường được dâng cho thần như một cách giao tiếp giữa con người với thần Chaac.”
Trước đây các nhà khảo cổ từng tin rằng những trinh nữ trẻ mới bị hiến tế vì các tàn tích còn lại, có niên đại từ khoảng năm 850 đến khi thực dân Tây Ban Nha xâm lược, thường đeo các đồ trang sức bằng ngọc.
Khó xác định được giới tính của những bộ xương trước khi chúng hoàn toàn trưởng thành nhưng Anda tin rằng những chứng cứ văn hóa từ truyền thuyết của người Maya có thể khẳng định nạn nhân thực sự là nam giới.
Kim tự tháp Kukulkan thuộc tàn tích của Chichen Itza nằm trên bán đảo Yucatan, Mexico. Nạn nhân của nghi lễ tế người của người Maya cổ có thể là bé trai hoặc nam thanh niên chứ không phải các trinh nữ như mọi người thường nghĩ. (Ảnh: Victor Ruiz/Reuters)

Pok-a-tok: Trò chơi bóng hiến tế khủng khiếp của người Maya

Cao Anh Lâm , Theo Theinitialjourney, Wikipedia

 
ANTĐ - Bóng đá luôn là môn thể thao vua làm say mê hàng triệu con tim trên thế giới. Trước khi có những trận bóng như ngày nay, người Maya cổ đại cũng đã từng tổ chức các trận bóng đá tương tự. Điều khác biệt là trong các trận bóng của họ, các cầu thủ phải tranh đấu không chỉ thắng-thua mà còn là giữa sự sống và cái chết.
Người Maya cổ đại được cho là những người đầu tiên chơi môn bóng đá như ngày nay. Pok-a-tok, môn thể thao này được xem như một hình thức giải trí và thể hiện tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng.

Người Maya xây dựng các sân bóng trên khắp lãnh thổ, và ngày nay các sân bóng cổ vẫn còn tồn tại ở bờ biển vịnh Mexico. Trong lịch sử đã có khoảng 3000 trận bóng cổ đại diễn ra, và mỗi trận đấu đều là một nghi lễ hiến tế độc nhất vô nhị của người Maya.

Sân đấu bóng


Sân Chichen Itza


Sân đấu bóng được xây dựng theo hình chữ I, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng của đế chế Maya. Sân đấu Chichen Itza là sân đấu lớn nhất và nổi tiếng nhất của người Maya với kích thước lớn hơn sân bóng ngày nay và bao gồm những bức tường được chạm khắc tỉ mỉ miêu tả diễn biến các trận bóng cũng như tục lệ hiến tế sau trận đấu. Kích thước sân bóng cũng khá đa dạng. Sân lớn nhất Chichen Itza dài 96,5m và rộng 30m, trong khi sân bóng ở Tikal chỉ dài 16m và rộng 5m.


Đĩa cầu môn


Hai bên sân có 2 bức tường dốc được dựng lên để ngăn bóng bay ra ngoài cũng như tăng độ nảy của bóng. Sân bóng thường được lát bằng thạch cao hoặc đá. Trên các bức tường có gắn 3 đĩa tròn có lỗ bằng đá để làm cầu môn, cách mặt sân vài mét. Các cầu thủ phải cố đưa bóng qua đĩa để chiến thắng. 

Bóng

Bóng được dùng trong trò chơi là loại bóng cao su có độ nảy cao làm từ một loại cây bản địa - cây cao su. Các quả bóng đều được làm rỗng để nhẹ hơn và nảy tốt hơn. Một vài quả bóng có hộp sọ người ở trong và được quấn dây cao su ở ngoài. Hộp sọ được sử dụng để biểu trưng cho tính sống chết của trò chơi đấu bóng.


Bóng đá của người Maya


Kích thước bóng có thể từ bé như một quả bóng chày đến lớn hơn quả dưa hấu – tức là khoảng 3,6 kg. Với kích thước như vậy, các cầu thủ phải rất cẩn thận khi bóng bay tới để tránh các chấn thương và gãy xương. Có thể thấy rằng, dù không bao gồm nghi lễ hiến tế thì trận đấu bóng cũng đã khá tàn nhẫn với các cầu thủ vì họ luôn vấp phải nguy cơ chấn thương rất cao và có thể mất mạng nếu bóng đập phải các vùng nguy hiểm.

Cầu thủ chơi bóng

Chỉ giới quý tộc mới có thể tham gia trò chơi, và số lượng người chơi cũng thay đổi ở các vùng khác nhau. Khi chơi bóng, các cầu thủ mặc Yuguito để bảo vệ đầu gối, cổ tay và giúp chạm bóng tốt hơn. Ngoài ra, các cầu thủ còn đeo Yoke quanh eo, một vật dụng làm bằng da để bảo vệ cơ thể và đỡ bóng và Manoplas (đá ở tay) để đánh bóng.


Trang phục chơi bóng của người Maya


Các cầu thủ phải đảm bảo giữ bóng trên không bằng cách sử dụng hông, người, cẳng chân hoặc cánh tay. Chạm bóng bằng bàn chân hoặc bàn tay không được chấp nhận. Họ phải đánh bóng vào tường hoặc vào người cầu thủ khác để giữ bóng và tạo cơ hội ghi bàn.

Nếu một cầu thủ ghi bàn, anh ta sẽ có quyền lấy một đồ trang sức quý giá của khán giả trên sân đấu. Thế nhưng với đội thua cuộc, kết cục bi thảm đang chờ họ phía trước - đó là cái chết.

Nghi lễ hiến tế sau trận bóng

Đối với đội thua cuộc, người đội trưởng sẽ là người phải chịu hình phạt dùng cái chết của mình để hiến tế cho thần linh. Đối với người Maya, việc hiến tế luôn luôn là cần thiết để duy trì sự thịnh vượng cho quốc gia và sức mạnh của dân tộc. Các tranh vẽ trên sân Chichen Itza cũng miêu tả cái chết của cầu thủ thua cuộc.


Tranh vẽ miêu tả lễ hiến tế cầu thủ sau khi thua cuộc


Đây có lẽ là hình phạt nặng nề nhất từng tồn tại trong một môn thể thao, nhưng nếu nhìn một cách tích cực thì người Maya xem đây là một nghi lễ tôn giáo thông thường, và người hiến tế luôn cảm thấy vinh dự khi có thể được hầu hạ thần linh và đem lại sự ấm no cho dân tộc mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét