Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

VÕ THUẬT TINH HOA 33

(ĐC sưu tầm trên NET)


Triết lý không thể tin nổi của môn võ tàn bạo hơn cả Muay Thái

Nam Hải |
Triết lý không thể tin nổi của môn võ tàn bạo hơn cả Muay Thái

Môn võ có những đòn đánh tàn bạo nhưng lại có triết lý bao dung của Indonesia.


Triết lý võ thuật không tin nổi
Lần đầu tiên xuất hiện trước thế giới tại SEA Games 26 năm 2011, cái tên Tarung Dejarat bỗng gây rúng động cho giới võ lâm. Vượt qua quyền Anh và Muay Thái, môn võ này được xếp đầu bảng về mức độ tàn khốc…
Môn võ thi đấu kết hợp các đòn đấm, đá, chỏ, gối, vật lộn di chuyển… Tóm lại tất tật những động tác để triệt hạ đối phương một cách nhanh nhất. Với những người tập luyện môn võ này lâu năm, thì chỉ cần dính một đòn của họ là đã bị hạ gục.
Vì thế nó chỉ được xuất hiện duy nhất một lần ở SEA Games 26 – 2011 rồi bị dừng vĩnh viễn.
Đợt SEA Games ấy, ngoài những lúc phải làm chuyên môn, tôi ôm riết lấy sàn đấu môn Tarung Dejarat, cố tìm hiểu triết lý của môn võ mà lúc đó tôi cảm thấy “dã man” đến mức khó hiểu.
Võ sư Achmad Daradjat tất nhiên cũng ôm riết sàn đấu này, vì thế mà quen biết nhau. Vị sư tổ chỉ nói ngắn gọn với tôi: “Chỉ có tàn bạo tối đa với kẻ thù thì mới giữ được những gì mình thương yêu nhất”.
Ông đã mời tôi đến võ đường của mình như muốn để thanh minh cho triết lý võ thuật “tàn bạo” ấy.
Võ sư Achmad Daradjat, sư tổ môn võ Tarung Dejarat khét tiếng là người huấn luyện cho lực lượng đặc biệt chống khủng bố ở Indonesia.
Ngoài khả năng võ thuật thiên tài, ông còn có mối thù khắc cốt ghi xương với bọn khủng bố đã sát hại cha mẹ ông (họ cũng là chiến sĩ của lực lượng chống khủng bố Jakarta).
Được ông mời đến võ đường chơi, được ông đãi một bữa cơm có rượu, bữa cơm tuyệt nhất trong hơn tháng trời ở đất nước Indonesia cấm rượu.
Võ sư lấy lý do “uống thuốc làm tan nhanh máu tụ” để có rượu cho tôi uống.
Võ sư Achmad Daradjat - Sư tổ môn võ Tarung Dejarat (phải) và tác giả trong tư thế chào độc đáo của môn võ này.
Võ sư Achmad Daradjat - Sư tổ môn võ Tarung Dejarat (phải) và tác giả trong tư thế chào độc đáo của môn võ này.
Vì thế tôi không chỉ kính trọng mà còn thấy gắn bó thân thương với vị sư phụ này.
Khi Jakarta xảy ra những vụ khủng bố đẫm máu cách đây vài tuần, tôi rất lo lắng cho ông và người thân. Gọi số điện thoại tại võ đường của ông bị ngắt, làm tôi thấy bất an.
May mắn cậu sinh viên Hà Hoàng, ngày xưa đi phiên dịch cho tôi tại Jakarta, giờ ở bên đó mở hãng xe ôm nhắn về “Bên này hầu như bỏ điện thoại bàn rồi. Em điện được cho võ sư, ông không sao nhưng buồn vì vụ khủng bố lắm”.
Tuổi thơ ngập trong máu
Trước khi đến võ đường của võ sư Achmad Daradjat, tôi cũng đã biết sơ qua về hoàn cảnh bi thảm của con người này: Mất cha mẹ từ tấm bé. Câu chuyện cụ thể của võ sư đã mở ra những thước phim đau thương gấp bội…
võ sư Achmad Daradjat đã trải qua một tuổi thơ dữ dội.
võ sư Achmad Daradjat đã trải qua một tuổi thơ dữ dội.
Cha mẹ của vị sư tổ này là hai chiến sĩ của lực lượng đặc nhiệm, chuyên săn đuổi phiến quân nổi dậy (các tổ chức Hồi giáo cực đoan nổi lên chống lại sự cầm quyền của chính phủ dân chủ do Tổng thống Sukarno sáng lập vào những năm 50 của thế kỷ trước).
Khi 10 tuổi, Achmad Daradjat đã chứng kiến nỗi đau tột cùng của kẻ yếu thế, khi đứng trước cái ác. Cha mẹ ông bị nhóm phiến quân trả thù, giết chết bằng dao rựa sau đó đốt cả ngôi nhà.
Vị võ sư lừng danh bây giờ chỉ là một chú bé gầy gò, ốm yếu được mẹ giấu vào trong đống củi, đau đớn mà ngất đi mấy lần.
Sau cái đêm kinh hoàng đó, Achmad Daradjat đã chính thức bước vào thế giới đường phố của những năm loạn lạc ở Indonesia – Cái thế giới chỉ chấp nhận những kẻ mạnh, đủ sức làm những việc bạo tàn.
Gầy yếu, cô đơn trên đường phố Jakarta đầy rẫy sự đọa đầy, Achmad Daradjat đến với các môn võ trong tư cách là người lau sàn, phụ bếp, giặt quần áo cho các võ đường và kể cả là làm “bị bông di động” cho các võ sinh khác luyện tập.
Giờ đây ông là người dạy võ cho đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố Jakarta.
Giờ đây ông là người dạy võ cho đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố Jakarta.
Hành trang để Achmad Daradjat trở thành sư tổ của môn võ “hủy diệt” Tarung Derarat là tố chất võ thuật thiên tài, cộng với ý chí thép được tôi luyện bằng nỗi đau tột cùng của bản thân.
Vị tổ sư môn võ Tarung Dejarat này và các môn sinh đã được Chính phủ mời để huấn luyện cho các lực lượng vũ trang Indonesia.
Riêng lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố Jakarta do đích thân ông huấn luyện. Có thể vì họ là đồng đội của cha mẹ ông hoặc cũng có thể, ông muốn gửi qua họ những đòn sát thương kinh khủng nhất, đến những tên khủng bố, trả thù cho cha mẹ.
theo Trí Thức Trẻ

Suýt chết vì Karatedo, Diệp Vấn được võ sĩ vô danh "báo thù"

Nam Hải |
Suýt chết vì Karatedo, Diệp Vấn được võ sĩ vô danh "báo thù"
Những cuộc chiến giữa võ Thiếu Lâm với Muay Thái vẫn đang kéo dài, nóng bỏng đến tận bây giờ. Hồi năm 2009, Diệp Vấn đã gián tiếp được trả thù hộ nhờ 1 loạt các chiến thắng của võ Thiếu Lâm trước các đấu sĩ xứ Chùa tháp.

Thất bại đau đớn trong lịch sử… đến tận năm 2009, những học trò mới báo thù được cho Diệp Vấn và nhiều võ sư khác ở Phật Sơn theo cách rất đình đám, chấn động.

Cơn ác mộng trở lại
Năm 2009, Phật Sơn và cả thế giới võ thuật rúng động khi đoàn võ sĩ Muay Thái thách đấu các võ sư Thiếu Lâm.
Một thế kỷ trước, những lời thách đấu của các võ sĩ Karatedo - Không thủ đạo Nhật Bản, đã khiến giới võ lâm Phật Sơn (lấy võ công Thiếu Lâm làm căn bản) nhiều lần tắm máu, nhiều võ sư mất mạng trên võ đài.
Ngay cả võ sư Diệp Vấn nổi danh - Trưởng môn phái Vịnh Xuân quyền, người sau này là thầy Lý Tiểu Long cũng đã suýt tử thương trên sàn đấu. Chỉ nhờ vào danh phận khi làm trong Thẩm sát phòng vụ nam Quảng Châu, Diệp Vấn mới tránh được kết cục bi thảm.

Diệp Vấn từng suýt chết vì thua trận, chứ không bất bại giống trong phim của Chân Tử Đan.
Diệp Vấn từng suýt chết vì thua trận, chứ không bất bại giống trong phim của Chân Tử Đan.
Các cao đồ tại Bảo Chi Lâm - Bảo tàng Hoàng Phi Hồng cho biết: Hầu hết các võ sư Trung Hoa một thế kỷ trước đều bị hạ sau loạt đòn đầu tiên.
Võ thuật của đất nước lấy võ công thiền phái Thiếu Lâm làm căn bản quá hiền, họ không thể hình dung có người lại dùng đòn sát thương ngay đầu hiệp đấu.

Karatedo từng hạ nhục võ công Thiếu Lâm, Trung Quốc.
Karatedo từng "hạ nhục" võ công Thiếu Lâm, Trung Quốc.
Một thế kỷ sau, lời thách đấu của Muay Thái càng khiến nhiều người lo lắng. Hơn cả Không thủ đạo (Karatedo), Muay Thái mới là khắc tinh cho võ thuật Thiếu Lâm căn bản.
Muay Thái với những đòn chân khủng khiếp, những cú đá không cần chân trụ, những đòn gối "bẩn" mang uy lực kinh người… nhưng quan trọng nhất là lối đánh "vỗ mặt" - cái Thiếu Lâm còn thiếu. Muay Thái đã ra đòn là chờ đối thủ ngã.
Nhưng cách xử lý của Trung Hoa mới đầy tính văn hóa Thiếu Lâm.
Sau khi quần hùng võ lâm sôi lên vì lời thách đấu kia, Trung Quốc tuyến bố rằng "Đây là cuộc thi đấu giao lưu võ thuật bình thường giữa vận động viên hai nước" và mời các võ sĩ của Thái đến Phật Sơn, thủ đô võ thuật Trung Hoa.
Nhưng những võ sĩ Trung Hoa được cử đến gặp các đối thủ Muay Thái hàng đầu đều không có tên tuổi, chỉ biết họ đã được đào tạo "qua loa" tại Thiếu Lâm, thể thức thi đấu thì "chú thích, anh chiều", cho đấm, đá nhau thoải mái, không mặc giáp bảo vệ.
Nhà thi đấu Lĩnh Nam Minh Châu chứng kiến cuộc giao tranh vô tiền khoáng hậu này.

Muay Thái là khắc tinh của võ thuật Thiếu Lâm nhưng vẫn thất bại.
Muay Thái là khắc tinh của võ thuật Thiếu Lâm nhưng vẫn thất bại.
Phật Sơn, thủ đô võ thuật Trung Hoa được Nhật Bản chọn làm nơi quảng bá Karatedo của mình – sỉ nhục võ thuật Trung Hoa gần trăm năm trước và họ đã thành công.
Bây giờ Trung Hoa lại chọn chính nơi này để “tiếp đón” Muay Thái, môn võ còn vượt xa cả Không thủ đạo trong việc khắc chế nền võ công lấy thiền phái Thiếu Lâm làm căn bản. Liệu “cái tát” trong lịch sử có lặp lại?
Câu trả lời đến gọn ghẽ, đẹp như đoạn kết của bộ phim hành động và để cả thế giới biết rằng: Võ thuật Trung Hoa đã có bước tiến dài, những môn sinh bình thường cũng đã có trình độ võ công vượt qua cả Hoàng Phi Hồng hay Diệp Vấn trong quá khứ.
Mối thù ấy đã được gột rửa, dù không nhắm trực tiếp vào Karatedo mà là Muay Thái, nhưng chắc chắn đủ để người Nhật Bản không dám suy nghĩ liều lĩnh như cả trăm năm trước đó.
Tư tưởng Hoàng Phi Hồng, hành động Diệp Vấn
Tại nhà bảo tàng Diệp Vấn, kỷ vật quan trọng nhất là cuốn phim Tinh Võ Môn mà Lý Tiểu Long trân trọng gửi tới người thầy của mình.
Đây là cuốn phim duy nhất mà Lý Tiểu Long gửi tặng thầy vì lần đầu có cảnh Lý hạ gục những võ sĩ Nhật. Cuốn phim này hiện giờ được chiếu thường xuyên tại bảo tàng Diệp Vấn tại Phật Sơn.
Kết quả Muay Thái bị thảm bại 4/5 trận đấu, mà thua theo đúng phong cách Muay Thái là nằm thẳng cẳng ra sàn đấu.
Người ta còn đồn rằng, trận thua duy nhất của võ sĩ Trung Hoa là phép "lịch sự" của Thiếu Lâm.
Ông Ngụy Văn Khởi - Phó Giám đốc Sở TDTT Phật Sơn lúc đó đã giải thích khiêm tốn:
“Tư tưởng “Đại Trung Hoa trong võ thuật” của Hoàng Phi Hồng được Diệp Vấn thực hiện mạnh mẽ, để ngay cả những đòn thế của Muay Thái cũng nằm trong giáo trình của Thiếu Lâm”.
Cách đây một thế kỷ, đại sư phụ Hoàng Phi Hồng đã bước qua tư tưởng Đại Hán cũ kỹ để đến với tư tưởng Đại Trung Hoa khoáng đạt.
Nhưng sau đó, tư tưởng này không có ai đủ bản lĩnh thực hiện. Chỉ đến khi Diệp Vấn tiên sinh kế thừa, tư tưởng này mới sống lại và phát triển hoàn hảo như hiện nay.
Nhà Thanh đã nhiều lần phá chùa, giết sư Thiếu Lâm, xúc phạm danh dự Đại Hán. Hoàng Phi Hồng học Thiếu Lâm và phải tâm niệm rằng mình là hậu duệ của những bậc tiền nhân mang mối thù ấy.

Hoàng Phi Hồng góp công lớn gây dựng nên tư tưởng Đại Trung Hoa.
Hoàng Phi Hồng góp công lớn gây dựng nên tư tưởng Đại Trung Hoa.
Thế nhưng, giữa phong trào "Phản Thanh, phục Minh" đang nóng bỏng, ông làm một chuyện động trời: Giao du và lén học võ một người Mãn: Võ sư Hồng Đông Huy. Đòn vô ảnh cước tuyệt luân của Hoàng sư phụ đã được Hồng Đông Huy truyền thụ.
Sau đó, ông còn tiếp thụ được cả Túy quyền cũng do một người Mãn là Tô Xán sáng tạo ra. Tư tưởng đạo Khổng về chữ Trung đã được Hoàng Phi Hồng "bước qua" về mặt hình thức.
Ông đã can đảm bước qua sự thù địch của tư tưởng "Đại Hán" để bước tới thành quả rực rỡ với tư tưởng Đại Trung Hoa: “Miễn là bắt được chuột”.

Diệp Vấn (giữa) là người phát huy tinh thần của Phi Hồng trong võ thuật.
Diệp Vấn (giữa) là người phát huy tinh thần của Phi Hồng trong võ thuật.
Tuy nhiên tư tưởng này sau đó không có ai đủ bản lĩnh, mạnh dạn đưa ra thành một phong trào rộng lớn, bởi quả thật đất nước Trung Hoa khó chấp nhận tư tưởng này.
Câu nói “Mèo trắng, mèo đen… miễn là bắt được chuột” kiệt xuất của nhà đại cải cách Đặng Tiểu Bình đến tận những năm gần đây mới được chấp nhận rộng khắp.
Tuy nhiên, tại Hong Kong (Trung Quốc), Diệp Vấn đã mạnh dạn cải tiến Vịnh Xuân Quyền (gốc Nam Thiếu Lâm) thành môn thể dục hấp dẫn.
Môn võ này tại Hong Kong đã có tới 2 triệu môn sinh, con số mà Thiếu Lâm tại đại lục chưa bao giờ dám nghĩ đến.
Hiện nay, tư tưởng cầu thị rộng lớn, vượt qua định kiến hẹp hòi của môn phái do Hoàng Phi Hồng khởi xướng, Diệp Vấn thực hiện đã thấm đẫm vào tinh thần võ học của các võ sư Thiếu Lâm và Trung Hoa.
Khi lấy nền tảng võ học Thiếu Lâm làm căn bản, để vận dụng sáng tạo những môn võ hiệu quả khác thì chắc chắn là không thể có nền võ thuật nào đủ sức làm địch thủ.
Lý Tiểu Long và sư phụ Diệp Vấn trong Ip Man 3.
theo Trí Thức Trẻ

Chân Tử Đan học võ như thế nào để đóng được vai Diệp Vấn?

Thục Nghi |
Chân Tử Đan học võ như thế nào để đóng được vai Diệp Vấn?

Chân Tử Đan là ngôi sao võ thuật nổi bật với vai diễn để đời - Diệp Vấn và được khán giả phong "soái ca", nhưng ít ai biết sư phụ dạy võ cho Chân Tử Đan là ai?

Để trở thành ngôi sao võ thuật trên màn bạc là ước mơ của rất nhiều thanh thiếu niên. Những diễn viên võ thuật châu Á như Chân Tử Đan, Lý Liên Kiệt, Ngô Kinh… đã tầm sư học đạo như thế nào?

Chân Tử Đan trong Diệp Vấn 3.
Chân Tử Đan trong Diệp Vấn 3.
Rất ít người biết sư phụ của ba ngôi sao võ thuật Lý Liên Kiệt, Ngô Kinh và Chân Tử Đan là cùng một người - võ sư Ngô Bân.
Ngô Bân kể, mẹ của Chân Tử Đan là võ sư dạy Thái Cực Quyền ở Boston (Mỹ), cũng được xem là người trong giới võ thuật. Sau khi bộ phim Thiếu Lâm Tự thành công vang dội, Đội võ thuật Bắc Kinh sang Boston giao lưu.
Mẹ của Chân Tử Đan hay tin đã tìm đến đội võ thuật Bắc Kinh giao lưu và hy vọng có thể giao con trai cho Ngô Bân huấn luyện. Thế là Chân Tử Đan năm đó mới 17 tuổi đã theo võ sư Ngô Bân đến Bắc Kinh học võ.
Ngô Bân rất hài lòng với tính cách chịu được khổ cực của Chân Tử Đan, nhưng do lúc còn ở Mỹ, anh không tập luyện võ thuật theo kiểu truyền thống Trung Quốc, nên có lúc cũng không làm theo lời sư phụ dạy.
Võ thuật Trung Quốc nhấn mạnh vào sự nhẹ nhàng, trong khi Chân Tử Đan lại khá căng thẳng và cứng nhắc.
Ngô Bân nói, lúc đó Chân Tử Đan phải vượt qua được cửa ải của chính bản thân, nhưng anh lại không "tâm phục khẩu phục" lắm. Sau đó Ngô Bân bắt Chân Tử Đan theo đội hình... các nữ võ sĩ để rèn luyện độ dẻo dai của cơ thể.
Liên tục học võ ở Trung Quốc 2 năm trời, Chân Tử Đan học được cách thức thi triển võ thuật theo kiểu Trung Quốc và có tiến bộ đáng kể ở nhiều mặt.
Tuy võ thuật của Chân Tử Đan không hoàn toàn là công lao từ đội tuyển võ thuật Bắc Kinh, nhưng thời gian tập huấn ở đây mang lại rất nhiều bổ ích đối với anh.
Sau đó, Chân Tử Đan đi theo con đường nghệ thuật và chịu rất nhiều gian nan thử thách. Anh bắt đầu từ con số không cho đến khi bước lên đỉnh cao sự nghiệp như ngày hôm nay qua vai diễn Diệp Vấn.
Sư phụ Ngô Bân bày tỏ lòng vui mừng khi thấy đệ tử Chân Tử Đan của mình nay đã công thành danh toại.
Chân Tử Đan với vai diễn trong Diệp Vấn 3 đang được công chúng châu Á yêu thích.
Chân Tử Đan với vai diễn trong Diệp Vấn 3 đang được công chúng châu Á yêu thích.
Năm 1970, khi Ngô Bân đang làm huấn luyện viên trong trường thể thao nghiệp dư Thập Sát Hải - Bắc Kinh, có lần ông và các huấn luyện viên khác cùng đến một trường tiểu học lân cận tuyển chọn vài học sinh để đưa vào đội võ thuật nghiệp dư. Lúc đó, Lý Liên Kiệt được chọn.
Ngô Bân cho biết: "Lý Liên Kiệt trải qua mười mấy năm huấn luyện gian khổ, cuối cùng được khẳng định với giải quán quân võ thuật toàn quốc”.
Năm 1982, bộ phim Thiếu Lâm Tự do Lý Liên Kiệt đảm nhận vai chính đã thành công vang dội, sau đó anh tiếp tục đóng thêm những bộ phim lấy bối cảnh Thiếu Lâm và đều gặt hái thành công.
Trong khi đó, Ngô Kinh cũng là đệ tử của Ngô Bân. Đạo diễn Trương Hâm Viêm đến đội tuyển tìm diễn viên võ thuật và có ấn tượng tốt về Ngô Kinh ngay từ lần gặp đầu tiên.
Đạo diễn Trương mời nam diễn viên đóng bộ phim Thiếu Lâm Tiểu Tử rồi tiếp tục “đo ni đóng giày” cho anh tham gia bộ phim truyền hình Thái Cực tông sư, giúp anh "nổi tiếng chỉ sau một đêm".
Có thông tin trong thời gian theo Ngô Bân học võ, Chân Tử Đan và Lý Liên Kiệt từng so tài với nhau. Chỉ trong một chiêu, cú đá của Chân Tử Đan chưa kịp phát huy đã bị Lý Liên Kiệt đấm một quyền khiến Chân Tử Đan miệng đầy máu.
Tuy vậy, tin đồn này về sau được khẳng định là sai sự thật. Chân Tử Đan và Lý Liên Kiệt đều là đệ tử của sư phụ Ngô Bân và từng có dịp hợp tác trong bộ phim Anh hùng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Ngoài đời hai diễn viên không hề có thù oán gì với nhau.

Sư phụ Ngô Bân - người thầy của Lý Liên Kiệt và Chân Tử Đan.
Sư phụ Ngô Bân - người thầy của Lý Liên Kiệt và Chân Tử Đan.
theo Tuổi trẻ

Nghẹt thở với màn đấu kiếm của Chân Tử Đan

Long Hy |
Nghẹt thở với màn đấu kiếm của Chân Tử Đan

Trailer mới nhất của Ngọa hổ tàng long 2 khiến người xem hồi hộp với màn đấu kiếm của Chân Tử Đan và Dương Tử Quỳnh trước đối phương.

Mới đây, đoàn phim Ngọa hổ tàng long: Thanh minh bảo kiếm đã giới thiệu tới người hâm mộ trailer hé lộ nhiều tình tiết gay cấn và cân não của phim.
Trailer có thời lượng 1 phút rưỡi được đặt tên là "Tiếu ngạo giang hồ", nói về cuộc chiến bảo vệ chính nghĩa, qua đó thể hiện một chân lý của giới võ lâm giang hồ: “Đạo nghĩa mạt tuyệt”.

Chân Tử Đan xuất hiện trong một poster của phim.
Chân Tử Đan xuất hiện trong một poster của phim.
Chân lý này cũng được thốt ra từ chính miệng của nhân vật Du Tú Liên (Dương Tử Quỳnh) khi gặp lại tình cũ thuở “thanh mai trúc mã” Mạnh Tư Chiêu “Độc Nhãn Lang” (Chân Tử Đan) và mong muốn anh tái xuất giang hồ, diệt gian trừ bạo, bảo vệ bảo kiếm.
Mở đầu trailer là hình ảnh thanh bảo kiếm Thanh Minh bị kẻ đứng đầu tà phái ma đầu Đới Diêm Vương (Jason Scott Lee) có ý đồ tranh đoạt với mưu đồ bá quyền giới võ lâm, từ đây dấy lên cuộc hỗn chiến trong giang hồ.
Điều này cũng đồng nghĩa với “Đạo nghĩa, trách nhiệm, tôn nghiêm trở thành cái cớ để giết chóc”.

Du Tú Liên buộc phải tái xuất giang hồ vì nghĩa lớn.
Du Tú Liên buộc phải tái xuất giang hồ vì nghĩa lớn.
Lúc này, đả nữ Du Tú Liên vốn từ lâu đã gác kiếm ở ẩn buộc lòng phải tái xuất giang hồ, chiêu mộ kẻ hiền sĩ tài danh trong thiên hạ nhằm bảo vệ thanh bảo kiếm Thanh Minh.
Và trong cuộc chiến không cân sức với kẻ thù, Du Tú Liên cùng các tướng sĩ dưới trướng phải đối đầu với sức mạnh khiếp đảm.
Cũng chính trong thời khắc nguy nan ấy, vị hôn phu của cô là Mạnh Tư Chiêu đã “vì tình nghĩa sống lại”, cùng cô song hành bảo vệ bảo kiếm.
Mạnh Tư Chiêu ngoài sát cánh bên Du Tú Liên còn giữ lời thề cùng Lý Mộ Bạch (Châu Nhuận Phát) khi còn sinh thời, đó là một lòng một dạ bảo vệ cho đả nữ danh bất hư truyền.

Mạnh Tư Chiêu vì tình sống lại để bảo vệ Du Tú Liên.
Mạnh Tư Chiêu "vì tình sống lại" để bảo vệ Du Tú Liên.
Qua trailer, khán giả được chứng kiến cuộc chiến giữa Du Tú Liên cùng các binh sĩ đối đầu với tà ma giáo của Đới Diêm Vương, cuộc tỉ thí giữa Mạnh Tư Chiêu với kẻ thù nhằm bảo vệ bảo kiếm.
Hàng loạt trận giao chiến, đấu kiếm khốc liệt và cân não khiến người xem nghẹt thở, hé lộ sẽ có nhiều cảnh hành động tuyệt sắc trong phần 2 của bộ phim, thể hiện tài năng chỉ đạo võ thuật của đạo diễn Viên Hòa Bình ấp ủ dành cho Ngọa hổ tàng long 2 suốt 15 năm qua.
Ngọa hổ tàng long 2
Ngọa hổ tàng long: Thanh minh bảo kiếm/Crouching Tiger Hidden Dragon II: The Green Destiny do đạo diễn Viên Hòa Bình dàn dựng, quy tụ dàn ngôi sao nổi tiếng của điện ảnh Hoa ngữ và thế giới như Chân Tử Đan, Dương Tử Quỳnh, Jason Scott Lee, Harry Shum Jr., Natasha Liu Bordizzo, Ngô Thanh Vân...
Được biết bộ phim lần này không có phiên bản 2D mà chỉ có các phiên bản 3D và 3D IMAX. Phim được đổi lịch chiếu chính thức vào ngày 19.2.2016.
Một vài hình ảnh mới nhất từ bộ phim:

Tình thầy trò giữa Du Tú Liên (phải) với Mộc Kiếm Bình (con gái nuôi của Ngọc Kiều Long).
Tình thầy trò giữa Du Tú Liên (phải) với Mộc Kiếm Bình (con gái nuôi của Ngọc Kiều Long).

Thiết Phương, con trai của Ngọc Kiều Liên.
Thiết Phương, con trai của Ngọc Kiều Liên.

Mạnh Tư Chiêu chính thức tái xuất giang hồ, bảo vệ vị hôn phu.
Mạnh Tư Chiêu chính thức tái xuất giang hồ, bảo vệ vị hôn phu.

Người xem sẽ được mãn nhãn với những màn giao đấu đẹp mắt khoe võ công của Chân Tử Đan.
Người xem sẽ được mãn nhãn với những màn giao đấu đẹp mắt khoe võ công của Chân Tử Đan.
theo Dân Việt

Loạt ảnh Chân Tử Đan đối đầu Mike Tyson gây sốt

Long Hy |
Loạt ảnh Chân Tử Đan đối đầu Mike Tyson gây sốt

"Cặp đôi" đang nhận được sự quan tâm của hàng triệu khán giả khắp thế giới.

Diệp Vấn 3: Trận chiến cuối cùng hiện đang nhận được sự quan tâm của hàng triệu khán giả.
Phim cũng đã công chiếu ở một số nước Châu Á như Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Đài Loan và tạo thành cơn sốt ở những đất nước này.
Lý do là phim tiếp tục ghi nhận sự trở lại của ngôi sao võ thuật châu Á Chân Tử Đan trong vai võ sư áo vải Diệp Vấn những năm cuối đời.
Trong phần phim này, người hâm mộ có dịp chứng kiến màn giao đấu tay đôi nghẹt thở và kịch tính giữa "tay đấm thép" Mike Tyson với Diệp Vấn.
Hình ảnh trận chiến lịch sử này được đoàn phim ghi lại trên trường quay cũng như hậu trường phim, thậm chí cả những lúc hai ngôi sao "đấu đùa" được tiết lộ càng khiến những fan chưa được xem phim thêm phấn khích.
Trong phim, Mike Tyson thủ vai Frank, ông trùm băng đảng giang hồ chuyên cướp bóc và áp bức dân thường ở Hồng Kông thập niên những năm 1950.
Trước tình cảnh bất công trên, Diệp Vấn đã cùng các đệ tử quyết định ra tay diệt gian trừ bạo, đối đầu trực tiếp với toán cướp giang hồ này.
Thế nhưng, Frank với mưu sâu kế bẩn khi biết Diệp Vấn nhúng tay "phá đám" cơ hội làm ăn của chúng, đã cho thuộc hạ tấn công trường tiểu học và bắt cóc học sinh tại đây, trong đó có cậu con trai đầu lòng của Diệp Vấn.
May mắn vị võ sư này kịp thời ngăn chặn ý định trên và giải cứu thành công nhờ sự trợ giúp của các sư đệ. Kết quả, băng cướp đã bị thanh trừng và mang lại cuộc sống bình yên cho dân chúng.
Lúc này chỉ còn lại duy nhất tên đầu sỏ là Frank, hắn vẫn nung nấu mưu đồ hãm hại Diệp Vấn.
Quyết định cuối cùng của Diệp Vấn là gặp gỡ và giải quyết ân oán tình thù trực tiếp với đại ca giang hồ khét tiếng này.
Một cuộc chạm trán kịch liệt giữa Diệp Vấn và Frank đã diễn ra, cuộc chiến giữa thiện và ác, chính với tà và thi triển tinh hoa võ thuật Trung Hoa với võ thuật hiện đại phương Tây.
Trên phim trường, Mike Tyson từng bị Chân Tử Đan đả gẫy ngón tay trỏ trái. Cú đá với công lực quá mạnh khiến ngay ngôi sao Diệp Vấn cũng hoang mang khi gây ra hậu quả đáng tiếc với bạn diễn.
May mắn, Mike Tyson vẫn có thể thực hiện nốt cảnh quay sau khi được băng bó và phát hiện xương ngón tay bị gãy sau khi nhập viện.
Trên phim trường, Mike Tyson được Chân Tử Đan cùng đạo diễn kiêm chỉ đạo võ thuật Viên Hòa Bình hướng dẫn tỉ mỉ những cú ra đòn đẹp mắt.
Nhờ vậy mỗi khi được yêu cầu thi triển võ nghệ, Mike Tyson không ngần ngại giao đấu biểu diễn với Chân Tử Đan như những gì anh đã được học trên phim trường.
Đây cũng là lần đầu tiên Mike Tyson có cơ hội góp mặt trong một bộ phim võ thuật của điện ảnh Hoa ngữ.
Trở thành một "lão đại" khét tiếng trên phim, giao đấu với một nhân vật võ sư có thật là Diệp Vấn trên màn ảnh. Đặc biệt được gặp gỡ và đấu tay đôi với một ngồi sao võ thuật lừng danh như Chân Tử Đan.
theo Dân Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét