Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

NHÂN TÍNH 37


 -Loài người tưởng mình khôn "ngoan" nhất, nhưng thật ra là khôn "hư"nhất!-Loài người thường cho rằng thú tính xấu xa hơn nhân tính, nhưng thật ra là loài vô đạo đức nhất, vì độc ác nhất, thủ đoạn bẩn thỉu nhất, trả thù hèn hạ nhất, sống đồi bại nhất...!
-Nhân tính như tấm huân chương với hai mặt của nó. Một mặt thể hiện ra xấu xa bao nhiêu thì mặt kia thể hiện ra tốt đẹp bấy nhiêu. Đó là hoạt động tinh thần tột đỉnh của giới sinh vật.
-Chỉ khi nhân tính hoàn toàn chuyển biến thành đẹp đẽ hơn thú tính, nghĩa là khi sự phân chia giàu - nghèo đã trở nên vô nghĩa, thì lúc đó mới có xã hội cộng sản đích thực, loài người mới sống đại đồng được! Thử hỏi: quá trình đó là tiến hóa hay thoái hóa!?
-Còn không, may ra chỉ có xã hội cộng sản tương đối thôi!
-Nhưng, mơ mộng thì...có quyền!...
--------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                     

Ông Mao Trạch Đông mê giết người thế nào?

“Số người Trung Quốc chết vì một quả bom nguyên tử của Mao gấp trăm lần số người chết vì hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản.” (Ảnh: internet)
“Số người Trung Quốc chết vì một quả bom nguyên tử của Mao gấp trăm lần số người chết vì hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản.” (Ảnh: internet)
Cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phong là sư tổ, từng có bài thơ «Thấm viên xuân – Tuyết» thể hiện sự xem thường các bậc đế vương trong lịch sử. Các vua chúa như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Tống Thái Tổ, thậm chí Thành Cát Tư Hãn, tất cả đều không đáng để ông ta để mắt đến.
Khởi đầu từ năm 1949, Mao Trạch Đông làm ‘hoàng đế’ được 27 năm, tàn sát hơn 60 triệu người Trung Quốc. Ông ta dùng thủ đoạn để cướp chính quyền. Là kẻ điên cuồng với quyền lực, Mao Trạch Đông đã có âm mưu lại có cả dương mưu, lừa gạt dân chúng và khống chế các đối thủ trong Đảng, độc tài cho đến tận hơi thở cuối cùng.
Mao dìu dắt ĐCSTQ cướp chính quyền và được cho là thành công, thực ra cách Mao làm chẳng qua là loại kế sách bẩn thỉu có từ cổ xưa, gọi là ngư ông đắc lợi. Loại mưu mô xảo quyệt này đã được dùng nhiều trong lịch sử Trung Quốc. Sau đây là hai ví dụ:
Vào thời mạt nhà Tần, Hạng Vũ xuất quân quyết chiến quân chủ lực nhà Tần, có công đầu trong diệt nhà Tần. Còn Lưu Bang nhân cơ hội lúc Hạng Vũ và quân Tần quyết chiến đã cướp được Hàm Dương. Sau đó Lưu Bang lại giả vờ thần phục Hạng Vũ rồi âm thầm tích lũy thế lực như tằm ăn rỗi, cuối cùng diệt được Hạng Vũ.
Thời mạt nhà Minh, đội quân nông dân của Lý Tự Thành trường kỳ quyết chiến với nhà Minh, tiểu quốc Mãn Thanh khi đó chiếm cứ vùng biên giới phía đông bắc rồi lặng lẽ quan sát. Lý Tự Thành mất bao nhiêu khổ công cuối cùng mới chiếm được thủ phủ nhà Minh, đang lúc chưa kịp nghỉ ngơi thì quân đội nhà Thanh dưới sự dẫn dắt của Ngô Tam Quế đột nhập vào Sơn Hải Quan đánh Lý Tự Thành. Với đội quân kỵ binh tinh nhuệ 50 nghìn quân đã tiêu diệt Lý Tự Thành và diệt luôn nhà Minh, lập nên triều Mãn Thanh ngoại lai.
Điểm xuất phát của ông Mao Trạch Đông và ĐCSTQ cũng là sự lặp lại của lịch sử: lợi dụng lúc quân Nhật đánh vào, mặc cho quân chính phủ và quân Nhật quyết chiến. Quân Cộng sản chỉ đánh Nhật giả vờ, chiếm cứ địa bàn khắp nơi rồi chuẩn bị lực lượng. Đợi đến khi quân Nhật rút lui, sức mạnh quân chính phủ cũng suy giảm đáng kể, lúc này quân đội ĐCSTQ mới thừa cơ hội tạo loạn và cướp chính quyền.
Cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “đánh cường hào, chia ruộng đất” là một lá bùa khác của Mao Trạch Đông. Thực ra, nhìn vào lịch sử, đây cũng là một cách khởi nghiệp thường thấy của những thủ lĩnh nông dân. Ông Mao Trạch Đông áp dụng chiêu này để lừa thiên hạ. Đội quân Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện “Cải cách ruộng đất” ở khắp nơi, cưỡng chế phân chia cấp bậc, tước đoạt quyền tư hữu tài sản, kích động quần chúng đánh địa chủ, dùng danh nghĩa “cách mạng” ngang nhiên xét xử và bắn chết địa chủ. Mao Trạch Đông lệnh cho tổ công tác “Cải cách ruộng đất” Cộng sản Trung Quốc: “Đặt chân đến đâu, việc đầu tiên là phải tạo ra cảnh tượng thật khủng bố”. Sau khi hệ thống chính quyền cơ sở của ĐCSTQ xây dựng kiên cố, người nông dân chia ruộng đất xong chưa kịp vui được mấy ngày lại bị ĐCSTQ cho “công xã hóa” tịch thu hết. ĐCSTQ ra lệnh nông dân phải nộp lại toàn bộ ruộng đất, thậm chí cả trâu cày và nông cụ. Mọi tài sản đều thuộc về sở hữu của ĐCSTQ.
Cái gọi là “Cải cách ruộng đất” chỉ là một trò bịp bợm, mãi cho đến tận ngày nay ĐCSTQ vẫn quy định ruộng đất là sở hữu công, cũng tức là sở hữu của Đảng, không chịu trả lại ruộng đất cho nông dân, dùng phương thức cho thuê, thầu khoán để giao ruộng cho nông dân cày cấy.
Trong “Phong trào Ngũ Tứ”, thanh niên Mao Trạch Đông khi viết thư cho chiến hữu Thái Hòa Sâm từng nói rõ: “Tôi ghét cay ghét đắng chủ nghĩa yêu nước”, như Hitler viết trong cuốn «Cuộc tranh đấu của tôi» (Mein Kampf), sau này Mao viết lời hứa thuở thanh niên của ông ta. Mao không chỉ muốn lợi dụng lúc giặc Nhật xâm lược để hòng tìm cách cấu kết với Nhật lợi dụng lúc quốc nạn mà phát tài, hơn nữa còn luôn xem văn hóa Trung Hoa như kẻ thù.
Trong “Cách mạng Văn hóa”, ông Mao Trạch Đông đã dốc tận lực để hủy hoại toàn bộ văn hóa, văn vật, di tích của Trung Quốc. Cả đời ông tôn Nga và Đức với Marx, Engels, Lenin, Stalin làm thầy, trước lúc chết còn không quên lải nhải “muốn được gặp Marx”. Câu nói này giờ đã trở thành câu kinh cửa miệng của tập đoàn quan chức ĐCSTQ.
Thứ “triết học” đấu tranh mà Mao theo đuổi là loại triết học bạo lực, triết học thù hận. Để thu lấy quyền lực, ông ta quen nhìn mọi người như kẻ thù, vì thế không chỉ xem Quốc dân Đảng là kẻ thù mà còn xem chính người của mình như kẻ thù, hoặc là kẻ thù tiềm ẩn. Bất cứ ai chỉ cần hơi kín đáo phê bình ông ta là sẽ bị xếp vào đối tượng để thanh trừng.
Sau “Cách mạng Văn hóa”, ông Hồ Diệu Bang từng phụ trách công tác tổ chức của ĐCSTQ, đã tổng kết về “Đại Cách mạng Văn hóa” của ông Mao Trạch Đông với 100 triệu người bị đấu tố, 80 nghìn gia đình bị hủy hoại, 5 triệu người bị kết án, 7.030.000 người bị tàn phế, số người tự sát lên đến 2 triệu người, gần 200 nghìn người bị xử bắn vì tội danh chính trị.
Đảng Cộng sản Trung Quốc thống trị quốc gia đã thực hiện nền chính trị giết người. Trên thế giới, nhiều người đã ví ông Mao Trạch Đông với Hitler và Stalin, mệnh danh là “ba đại đồ tể” của thế kỷ 20. Nhưng theo thống kê ghi chép lại thì ông Mao chính là kẻ giết người kinh khủng nhất, Hitler và Stalin không thể sánh bằng được.

Hitler giết 6 triệu người Do Thái, Stalin giết 12 triệu người Nga, còn Mao Trạch Đông giết ít nhất cũng lên đến 30 triệu người Trung Quốc, tính cả người bị đói mà chết thì con số lên đến 70 triệu người. Mao nghiện giết người, bất kể thời chiến hay thời bình, có bao nhiêu người chết ông ta không bao giờ quan tâm.

Nội tâm Mao Trạch Đông khinh rẻ nhân dân Trung Quốc, không chỉ giết người hàng loạt, ông ta còn luôn xem dân Trung Quốc như kẻ thù, còn nói ngông cuồng muốn có chiến tranh hạt nhân, không tiếc “hy sinh một nửa dân số Trung Quốc”. Để phát triển quân sự, bất chấp dân chúng phản đối, ông ta tước đoạt lương thực của dân chúng khiến vô số người bị chết đói, thế nhưng vẫn xuất khẩu ồ ạt lương thực để đổi lấy trang bị vũ khí.
Trong tác phẩm tiểu sử Mao Trạch Đông của nữ nhà văn nổi tiếng người Anh gốc Trung Quốc là Trương Nhung, đã viết: “ĐCSTQ chế tạo ra một quả bom nguyên tử tốn 4,1 triệu Mỹ kim. Tính theo vật giá thời đó, có thể cứu được 38 triệu người chết đói”. Nhà văn đau xót nói:

“Số người Trung Quốc chết vì một quả bom nguyên tử của Mao gấp trăm lần số người chết vì hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản.”

20151009110729916_small
Là kẻ cầm quyền mà không quan tâm đến quốc kế dân sinh, thản nhiên phá hoại nền kinh tế, có lẽ xưa nay không ai sánh bằng cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.
Ông ta cao giọng: “Thà lấy cỏ của Chủ nghĩa Xã hội, không lấy mạ của Chủ nghĩa Tư bản”. Trong 26 năm cầm quyền, nền kinh tế Trung Quốc bại hoại, nhân dân sống tạm cho qua ngày, hàng chục triệu người dân bị chết đói. Điều này có lẽ suốt các thời đại trong lịch sử Trung Quốc, hoặc bất kể một quốc gia trên thế giới nào khác, cũng tuyệt không thể có.
Ông Mao Trạch Đông xem thường giáo dục, chửi rủa tri thức là “cục phân”, đại đa số tri thức bị sỉ nhục hoặc dày vò cho đến chết. Ông ta tuyên bố “chế độ giáo dục phải rút ngắn lại, phải làm cách mạng giáo dục”. Vào thời “Cách mạng Văn hóa“, giáo dục bậc cao của Trung Quốc hoàn toàn bị triệt tiêu, giáo dục trung và tiểu học cũng hoàn toàn hoang phế.
Cách mạng kiểu Mao tóm lại là: Lấy nông dân thay cho trí thức, lấy văn mù thay cho văn nhân, nếu ta nói không bằng ngươi thì ta không cần nói nữa mà dùng vũ lực, kẻ nào thắng kẻ đó chuyên chính, ta là lưu manh mặt dày tâm đen thì còn sợ ai.
Lý Nhuệ, một thư ký của ông Mao Trạch Đông tiết lộ, khẩu hiệu “Mao Chủ tịch vạn tuế” có từ năm 1950. Vào năm đó khi ông ta phê duyệt khẩu hiệu chào mừng ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã tự mình bổ sung thêm vào, hơn chục năm sau thì khẩu hiệu này phổ biến khắp Trung Quốc.
Ông Mao Trạch Đông và ĐCSTQ tự xưng là tin vào “Chủ nghĩa Duy vật“, nhưng hành động lại tự mâu thuẫn, khiến người ta phải dở khóc dở cười. Ví như vừa ca lên một câu rằng xưa nay không tồn tại Chúa cứu thế, không có thần thánh, nhưng lại ngay lập tức lại tung hô ta chính là thần thánh của nhân dân!
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch

Xã hội Trung Quốc trước và sau năm 1949, người dân mất những gì?

Bắc Kinh năm 1948 (Ảnh: Monsieur Cartier-Bresson)
Bắc Kinh năm 1948 (Ảnh: Monsieur Cartier-Bresson)
Năm 1949, ĐCSTQ Trung Quốc (ĐCSTQ) có lực lượng hùng mạnh nhờ tránh được cuộc đại chiến với quân Nhật để tích lũy binh lực và nhận được sự yểm trợ của Liên Xô. Sau khi vừa kết thúc cuộc chiến tranh với Nhật họ tranh thủ cơ hội cướp chính quyền đại lục trong tay Quốc Dân Đảng. ĐCSTQ tuyên bố nhân dân Trung Quốc “đã được đứng thẳng”, “đã được giải phóng”. Nhưng sự thực là cùng với tấm màn sắt màu đỏ, cuộc sống người dân càng ngày càng bị áp bức nhục nhã, không còn sự tôn nghiêm, bao nhiêu quyền lợi trước đây có thì đều bị ĐCSTQ tước đoạt.
Sau năm 1949, ĐCSTQ nắm quyền, người dân Trung Quốc đại lục đã bị mất những quyền lợi gì? Xin liệt kê sơ bộ như sau:
1. Tự do ngôn luận
Trước năm 1949 (1912 – 1949), mọi người bàn luận việc nước vô cùng hăng hái, nói chung không bao giờ phải lo lắng bị những hậu quả nghiêm trọng vì lời nói. Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, vừa mới khởi đầu là mọi người tố giác lẫn nhau, gia đình bất hòa, đến nay mọi người có thể chỉ vì vài lời nói nhạy cảm là bị “Quốc bảo”, “Quốc an” mời “uống trà”, không chỉ hạn chế quyền tự do thân thể mà còn bị chửi rủa, tra tấn, tạm giam.
2. Tự do biểu tình, thị uy
Trước năm 1949, các hoạt động biểu tình, thị uy, kháng nghị do mọi người tổ chức mỗi khi người dân bất đồng với chính phủ là chuyện thường xuyên, đến cả trong các tác phẩm điện ảnh mà ĐCSTQ tô vẽ cho mình gọi là lịch sử “cách mạng” cũng sử dụng nhiều hình ảnh biểu tình, thị uy quy mô lớn. Có thể thấy thời đó mọi người được hưởng quyền tự do biểu tình, thị uy đầy đủ. Trong nhiều phim tư liệu lịch sử có thể thấy rất nhiều hoạt động biểu tình thị uy diễn ra ngay bên cạnh phủ Tổng thống và được đích thân Tổng thống ra gặp gỡ đối thoại.
Nhưng sau khi ĐCSTQ nắm quyền, mọi người còn dám biểu tình, thị uy không? Sau hơn 60 năm, cho đến tận thế kỷ 21 ngày nay nhưng giấc mơ này với người dân thật xa vời.
ĐCSTQ vì biết họ giành quyền một cách phi pháp nên lo ngại hoạt động kháng nghị của mọi người sẽ lật đổ họ, vì thế mà xưa nay bất cứ hoạt động biểu tình thị uy nào cũng bị đàn áp dữ dội. ĐCSTQ áp dụng chính sách lấy cớ “gây bất ổn định để dập tắt ngay từ trong trứng nước”, vì thế đừng nói đến biểu tình thị uy, chỉ cần thoáng thấy có biểu hiện là những người liên quan lập tức bị bắt bớ và bức hại.


Cuộc biểu tình của sinh viên vào năm 1919 tại Bắc Kinh (Ảnh: Wiki)
Cuộc biểu tình của sinh viên vào năm 1919 tại Bắc Kinh (Ảnh: Wiki)

3. Tự do lập hội
Trước năm 1949, các đảng phái mọc lên như rừng, ngay cả tổ chức được xem là phản loạn khi đó là ĐCSTQ cũng có thể tồn tại, từ đó cho thấy thời đó người dân có đầy đủ quyền tự do lập hội. Nhưng sau khi ĐCSTQ nắm quyền, ngoài mấy tổ chức tồn tại mang tính trang điểm hòng che tai mắt đánh lừa mọi người thì không có bất cứ tổ chức nào khác. Chỉ cần trong dân vừa xuất hiện khuynh hướng lập hội là ĐCSTQ lập tức khẩn trương, nhanh chóng huy động cảnh sát bắt bớ những nhân sĩ liên quan và xử tội. Hài hước là nhiều thành viên của những tổ chức lập nên làm bình phong để che tai mắt thiên hạ thì lãnh đạo đều là Đảng viên ngầm của ĐCSTQ.
4. Tự do xuất bản
Trước năm 1949, hoạt động tự do xuất bản sách, báo của giới trí thức là chuyện bình thường, khi đó xã hội có nhiều tác phẩm văn chương xuất sắc. Hồ Thích, Lỗ Tấn đều là những người nổi bật thời đó. Họ có thể xuất bản các sách “ý kiến khác biệt” với chính phủ mang bán công khai. Báo chí của tổ chức ĐCSTQ như «Tân Hoa nhật báo» cũng công khai phát hành ở hai trung tâm lớn của cả nước khi đó là Nam Kinh và Trùng Khánh. Đây có lẽ là việc mà ngày nay không thể tưởng tượng được! Nhưng là một sự thực.
Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, quyền tự do xuất bản đều bị triệt tiêu, các tác phẩm xuất bản tự do bị tiêu hủy, không chừa một ai. Vô số trí thức trước đây từng ủng hộ ĐCSTQ, sau khi trải qua các loại vận động chỉnh đốn của Đảng nhiều người hoặc tự sát, hoặc bị xử bắn, hoặc phát điên dại… tóm lại là không chết cũng bị thương tích. Một số ít tồn tại được thì sống thoi thóp, không còn dám phát biểu gì thẳng thắn nữa. Ngày nay có báo hay tạp chí nào ở Trung Quốc đại lục nằm ngoài kiểm soát của ĐCSTQ không? Có bản “sách cấm” nào được tự do phát hành không? Những nhà báo, biên tập viên vì nói “không cẩn thận” mà bị chỉnh đốn có ít không?


Tự do báo chí (Ảnh: flickr)
(Ảnh: flickr)

5. Tự do học thuật
Trước năm 1949, đại học không bị chính phủ điều khiển mà quyền này thuộc về các giáo sư, học giả, thậm chí là sinh viên. Chính phủ ngoài chi tiền ra, còn những mặt khác họ không xen vào nhiều. Vì thế mà mới có sự tranh đua về học thuật. Thậm chí trong 8 năm kháng Nhật, giới học thuật vẫn đạt được nhiều thành quả to lớn. Khi đó các giáo sư, học giả là lương tâm của học thuật, được các giới tôn trọng. Nếu họ không đồng tình với chính phủ là họ tự do bãi khóa kháng nghị. Thời đó công dân được tự do mở trường, vì thế xuất hiện nhiều trường tư nổi tiếng trên tất cả các cấp học.
Sau khi ĐCSTQ nắm quyền thì kết quả như thế nào? Nhiều giáo sư học giả bị hạ nhục nhân cách. Học trò bị nhồi nhét, tẩy não về chính trị. Ngày nay ĐCSTQ nói rằng phải xây dựng đại học hàng đầu thế giới, nhưng các giáo sư học giả nếu không phải cam chịu làm “khuyển nho” để tô vẽ cho ĐCSTQ thì cũng là bận rộn chạy theo các hạng mục, tìm tài trợ, hoặc bận bình bầu, chạy quan chức…
Còn học sinh bị kiểm soát chặt chẽ trong nhà trường, họ không thể tổ chức được hội học sinh cũng như các đoàn thể chân chính khác, họ không có nhân cách và tư tưởng độc lập, nếu không phải nói chuyện với nhau về yêu đương thì là vào Đảng, họ không hiểu mấy về quyền kháng nghị, biểu tình, thị uy, bãi khóa. Để họ có tư duy độc lập trong học tập trở thành việc vô cùng khó khăn.
6. Tự do tín ngưỡng
Trước năm 1949, mọi người theo Phật, Đạo, hay bất cứ tôn giáo nào cũng không ai can thiệp, gây trở ngại. Các chùa chiền, đạo quán, giáo đường đâu đâu cũng có. Còn sau khi ĐCSTQ giành chính quyền? Về vật chất, ĐCSTQ áp dụng thủ đoạn như “Phá tứ cựu” (tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ – ND), “Đại cách mạng văn hóa”, khiến nhiều tôn giáo bị hủy hoại; về tinh thần, ĐCSTQ tiến hành cưỡng chế giáo dục “vô thần luận”, khiến mọi người chỉ còn biết học thuyết Mác-Lênin, không biết Như Lai, Giêsu. ĐCSTQ còn dùng cơ quan chuyên trách là Cục Quản lý Tôn giáo và thông qua thành lập cái gọi là “Hội Phật giáo”, giáo hội yêu nước “Tam tự” để khống chế tín đồ tôn giáo. Những tín đồ không chịu để cho ĐCSTQ quản lý thì sẽ bị quấy nhiễu, bắt bớ.
7. Quyền tư hữu tài sản
Trước năm 1949, đất đai, nhà cửa và những tài sản tư hữu khác của mọi người đều được chính phủ và xã hội bảo vệ; chỉ cần mình không bán, không tặng cho người khác là tài sản luôn là của mình, có thể thừa hưởng nhiều đời.
Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, mọi tài sản tư hữu đều bị dùng danh nghĩa “quốc gia” để tước đoạt; những tòa nhà có giá trị lợi dụng đều bị “trưng thu” mà không có bất cứ bồi thường nào; nhiều loại tài sản khác nhau của mọi người cũng đều bị ĐCSTQ lấy các loại danh nghĩa khác nhau để tước đoạt, tịch biên. Cho đến ngày nay, người dân đi mua nhà ở nhưng cũng bị hạn chế “quyền sở hữu 70 năm”, sau 70 năm lại bị ĐCSTQ tịch thu… Không chỉ thế, bất kể khi nào Đảng cần nhà của bạn thì bạn không thể từ chối, nếu không sẽ bị cưỡng chế di dời. Nhiều tài sản khác cũng khó được bảo đảm an toàn, chỉ cần Đảng ngắm tài sản của bạn là bạn có thể bị quy vào các loại tội danh, sau đó dùng các loại thủ đoạn để làm “hợp pháp” hòng trưng thu tài sản của bạn (pháp luật do ĐCSTQ tùy ý làm ra). Hiện nay đang có phong trào di dân mới, một trong những nguyên nhân chính là vì mọi người phải tìm cách để bảo vệ tài sản của mình.
8. Tự do buôn bán, không có quản lý đô thị
Trước năm 1949, mọi người tự do lập quầy hàng của mình, dùng lao động vất vả của mình để kiếm sống mà không bị bất kỳ sự khống chế nào, không có tồn tại cái gọi là “quản lý đô thị”. Ngay cả Đài Loan ngày nay, nhiều quầy hàng ven đường vẫn là điểm sáng hấp dẫn vô số du khách.
Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, để che giấu sự thực về cuộc sống khó khăn của người dân, vì lo ngại sự phát triển của tự do thương mại sẽ uy hiếp quyền thống trị của mình, vì thế mà tự chế ra vô số các loại thuế trút vào người buôn bán, thành lập các loại tổ chức, nuôi một bọn thổ phỉ lưu manh gọi là “quản lý đô thị”, sách nhiễu cản trở hoạt động buôn bán kiếm sống của người dân, thậm chí còn hành hung, tước đoạt hàng hóa của họ tùy tiện.


Tự do buôn bán (Ảnh: internet)
Tự do buôn bán (Ảnh: internet)

9. Làm giàu công bằng, tự do chọn nghề kinh doanh
Trước năm 1949, chỉ cần chăm chỉ làm việc, cơ hội để mọi người trở nên giàu có là ngang nhau, con đường tiến thân lên thượng tầng xã hội không có trở ngại gì, mọi người có thể tự do chọn nghề kinh doanh, không bị xét duyệt qua vô số danh mục phức tạp. Nhưng sau khi ĐCSTQ nắm quyền, ban đầu là làm cơm tập thể, người giàu cũng biến thành người nghèo, còn người nghèo thì mãi mãi là người nghèo, không có cơ hội vươn lên, mọi người ăn không đủ no. Sau này xoay chuyển xu hướng chính trị và thực hiện cái gọi là cải cách mở cửa, nhưng có lợi nhất trong cải cách mở cửa cũng vẫn là giai cấp đặc quyền ĐCSTQ, người dân bình thường có rất ít cơ hội. Ngoài ra, ĐCSTQ vì kiểm soát mạch máu kinh tế quốc dân nên họ khống chế giới kinh doanh toàn xã hội, không có quyền tự do chọn lựa lĩnh vực kinh doanh. Những ngành nghề béo bở đều bị ĐCSTQ độc quyền thao túng, người dân thường chỉ có thể làm được những nghề vừa kiếm được ít tiền lại vừa khổ cực.
10. Tự do làm việc thiện
Trước năm 1949 có rất nhiều tổ chức từ thiện thuộc giáo hội, nhà chùa, phú hào, danh nhân, thân hào nông thôn. Người quá nghèo gặp bế tắc có thể tìm đến nhờ họ giúp đỡ. Nhưng sau khi ĐCSTQ nắm quyền, họ lo sợ các tổ chức từ thiện sẽ khiến ánh sáng của “Đảng và Chính phủ” bị lu mờ, vì thế mà họ đuổi cùng diệt tận. Vào thế kỷ 21 ngày nay, một người giàu có lòng lương thiện muốn mở một tổ chức từ thiện còn khó hơn lên trời. Đa số những quyên góp từ thiện phải thông qua chính quyền của Đảng và cái gọi là Tổ chức từ thiện chính phủ do ĐCSTQ thao túng. Bạn cảm thấy thế nào? Dưới sự thống trị biến thái như thế, ngay cả việc hành thiện cũng trở nên vô cùng khó khăn.
11. Tự do đi lại và hành nghề
Trước năm 1949, mọi người có thể tự do di dời, không phải làm giấy tạm trú, không có kiểu hộ khẩu nông thôn hay đô thị. Nông dân chỉ là một nghề nghiệp chứ không phải là biểu hiện của thân phận. Sau khi ĐCSTQ cầm quyền, vì muốn kiểm soát và theo dõi người dân một cách tối đa, họ đã bào chế ra cái gọi là “chế độ hộ tịch”, phân chia cao thấp sang hèn. Nông dân không còn là một nghề nghiệp mà biến thành vấn đề thân phận, từ đó họ phải chịu đủ loại kỳ thị. Hiện đã vào thế kỷ 21 rồi thế mà chế độ phi nhân tính này vẫn còn tồn tại, nguyên nhân chính là ĐCSTQ lo sợ sau khi bỏ đi sẽ ảnh hưởng đến sự thống trị của mình.
Trước năm 1949, mọi người cũng vô cùng tự do về nghề nghiệp, có thể tự do thay đổi, không có chế độ hồ sơ theo dõi công dân, không có kiểu quản lý hồ sơ biến thái này, không có cái gọi là “quan hệ tổ chức”. Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, một mặt, nếu không có cái gọi là “bố trí của tổ chức” mà muốn chuyển công tác thì khó hơn lên trời, ngoài ra còn có cái gọi là “hồ sơ” cả đời bám theo bạn, mãi mãi bạn không thể thoát khỏi bàn tay quỷ dữ của ĐCSTQ. Ở thế kỷ 21 ngày nay, sau khi bạn tốt nghiệp cao đẳng hay đại học xong bạn cũng vẫn phải đối diện với vấn đề hồ sơ kỳ dị này, ngoài việc nó khiến cuộc sống của bạn vô cùng bất tiện, hàng năm bạn còn phải tốn kém tiền do lao động khổ cực của bạn mới có được để chi phí cho nó.
12. Tự do lập công đoàn, bãi công
Trước năm 1949, việc bãi công là rất bình thường, trong đó có nhiều cuộc bãi công do chính ĐCSTQ âm mưu xúi giục. Ở các nước phương Tây ngày nay, chuyện bãi công của công nhân cũng là bình thường. Khi đó công nhân có thể tự do tổ chức công đoàn cho mình, không có chuyện chính phủ can thiệp vào. Sau khi ĐCSTQ cầm quyền, họ cũng lập “công đoàn” tại tất cả các đơn vị, nhưng thứ “công đoàn” này không phải là “công đoàn”. ĐCSTQ biến cái gọi là “công đoàn” thành một thứ công cụ của chính trị, mục đích tồn tại của nó chỉ đơn giản là để che mắt thiên hạ, lừa bịp công nhân và xã hội. Vì thứ công đoàn này không có công nhân thật sự được tham gia, miễn bàn đến bầu cử, xưa nay chưa bao giờ chúng ta được nghe nói đến thứ công đoàn này tự giác lộ diện đấu tranh vì lợi ích của công nhân.
Dưới sự thống trị của ĐCSTQ, chuyện bãi công của công nhân là chuyện “phù vân” xa xôi, trong tầm kiểm soát nghiêm mật của ĐCSTQ. Công nhân muốn bãi công sợ rằng chưa kịp hành động đã bị bắt nhốt toàn bộ! Người công dân khởi xướng hoặc do được chọn ra làm đại biểu sẽ phải đối diện với cực hình tàn khốc. Khi ĐCSTQ giành chính quyền, họ dùng những lời dối trá để được giới công nhân ủng hộ, nhưng sau khi giành được chính quyền họ lộ hoàn toàn bộ mặt thật, chưa bao giờ người công nhân phải khổ như hiện nay.
Trên đây chỉ là vài thống kê sơ bộ, thực sự so với hiện tại, vào thời đó những quyền lợi mà bách tính được hưởng không chỉ dừng lại ở đây. Việc liệt kê ra ở đây không phải để chứng minh hơn 60 năm trước có bao nhiêu thứ tốt đẹp, mà để mọi người thấy được, hơn 60 năm trước, tuy Trung Quốc cũng chưa phải hoàn thiện gì, nhưng ít nhất thời đó người Trung Quốc cũng còn có những quyền lợi như phần trên vừa kể. Ngoài ra, các hệ thống như lập pháp, hành chính, tư pháp là hoàn toàn độc lập với nhau; công lộ không có trạm thu phí; trường học và doanh nghiệp không có “Đảng ủy” “chi bộ Đảng”, Đảng không thể bao trùm lên quốc gia và dân tộc; thịt heo không có chất tạo nạc clenbuterol, gạo không có thạch lạp, nuôi cá không bỏ thuốc tránh thai, giá đỗ không có phân u-rê, rượu gạo không có methanol, bánh bao không có chất tạo màu…
Trải qua hơn 60 năm đến ngày nay, đáng lẽ Trung Quốc phải càng tiến bộ cùng với sự tiến bộ của nhân loại, giống như chuyên khu tự do Đài Loan ngày nay. Nhưng dưới sự cai trị ác nghiệt quái lạ của ĐCSTQ, toàn dân đều bị lừa dối, sau khi lợi dụng sự ủng hộ của mọi người để có thể đứng vững vàng, Đảng mới lộ ra bộ mặt thật của mình. Qua hơn 60 năm, xã hội Trung Quốc không những không tiến bộ mà còn thụt lùi nghiêm trọng.
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch

Đạo đức xã hội Trung Quốc trượt dốc không phanh

Có thể nói rằng, các bài báo nói về sự tha hóa đạo đức của xã hội, chỉ có thể nói lên một phần rất nhỏ của thực trạng xã hội Trung Quốc hiện nay. (Stephen Shaver/EPA)
Có thể nói rằng, các bài báo nói về sự tha hóa đạo đức của xã hội, chỉ có thể nói lên một phần rất nhỏ của thực trạng xã hội Trung Quốc hiện nay. (Stephen Shaver/EPA)
“Thà ngồi trong xe BMW khóc, còn hơn ngồi trên xe đạp mà cười.” Câu nói này đã trở thành châm ngôn sống của người Trung Quốc.
Hiện nay người Trung Quốc chạy theo tiền bạc, càng khiến cho “Quan chức đặt dâm lên hàng đầu, thương nhân lấy dâm để thể hiện địa vị, dân thì lấy dâm làm thú vui.”
Gần đây, một người tên là Vương Kiệt đã trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông.
Được biết, người này đã từng phải bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Vì muốn giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh tương tự, anh đã dùng tên của mình để thành lập “trang web khuyến học”, nhằm quyên góp tiền hỗ trợ cho các học sinh nghèo. Trang web đã thành lập được 9 năm nay, từ khi mới thành lập đến nay đã có hơn 10 nghìn người tham gia quyên góp. Đã có hơn 4 nghìn học sinh có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ, với tổng số tiền được quyên góp là hơn 7 triệu tệ ( tương đương khoảng 24,5 tỷ đồng). Vương Kiệt vì vậy đã được truyền thông địa phương gọi là “thiên sứ”.
Tuy nhiên, phóng viên của truyền hình Quảng Tây qua điều tra đã phát hiện, “trang web khuyến học” phải trích từ 10% đến 20% cho phí giới thiệu, phí vận hành, phí đứng tên trên danh nghĩa… Thực tế đó là hành vi tham nhũng của Vương Kiệt.
Điều khiến người nghe bị sốc hơn là, vì để được nhận tiền khuyến học, Vương kiệt đã nói với phóng viên điều tra rằng, anh ta có thể sắp xếp để cho học sinh nữ “phục vụ”, đồng thời còn nhấn mạnh rằng, những em học sinh tiểu học chưa tiếp xúc với xã hội bên ngoài nên rất dễ khống chế. Vì để chứng minh lời mình vừa nói, Vương Kiệt đã cho phóng viên xem một đoạn video bức hại một bé gái muốn nhận tiền khuyến học.
Một vài người bị hại đến tuổi trưởng thành đã kể lại với phóng viên, khi còn ở tuổi vị thành niên họ đã bị Vương Kiệt và những người ủng hộ tiền xâm hại tình dục. Khi đó do lo lắng đoạn video bị công bố sẽ khiến gia đình bị người đời coi thường, cũng vì Vương Kiệt là người có thế lực ở địa phương nên sợ rằng sẽ không có ai tin họ. Những bé gái này đành phải lựa chọn sự im lặng, họ đã bỏ học và thậm chí phải nạo thai, họ gọi Vương Kiệt với cái tên là “ác ma”.
Ngày 11/9/2014, Apple đã tung ra thị trường iPhone 6. Ai cũng không ngờ được là chiếc điện thoại này lại dẫn đến những sự kiện không ngờ.
Ngày 13/10/2014, tại huyện Long Châu, thành phố Sùng Tả, Quảng Tây, vào đêm khuya đột nhiên xuất hiện một cô gái trẻ, không một mảnh vải che thân chạy trên đường quốc lộ. Theo nguồn tin trên mạng cho biết, cô gái trẻ này, do được một người bạn thách đố, nếu như cởi quần áo chạy một vòng, thì sẽ tặng cô một chiếc iPhone 6. Kết quả cô gái này đã làm thật, liền cởi toàn bộ quần áo trên người không một chút xấu hổ và chạy trên đường.
Ngày 18/10/2014, tại Chiết Giang có cử hành một hoạt động mang tên “thách đấu hôn”. Đã có 40 cặp đôi tham gia tranh giành giải thưởng là chiếc iphone 6, các đôi hôn nhau ngay trước mặt dân chúng xung quanh, thậm chí có đôi còn nhanh chóng ghép đôi khi họ còn chưa quen nhau. Nhưng càng khiến người xem ngỡ ngàng hơn nữa, giành được chiến thắng lại là 2 đôi đồng tính, 1 đôi nữ và 1 đôi nam.
Sự tha hóa dâm loạn của giới quan chức
Bên cạnh hàng loạt vụ án tham nhũng động trời được chính quyền ông Tập Cận Bình phanh phui, các hành vi dâm loạn, ngoại tình của giới quan chức cũng thường xuyên được đưa lên trang nhất của truyền thông Trung Quốc. Một báo cáo được Học viện Quốc gia về Phát triển và Chiến lược tại Đại học Nhân dân cùng Viện Nghiên cứu và Sáng tạo Thâm Quyến, một viện chính sách ở Thâm Quyến công bố ngày 15/4 đã tiết lộ rằng gần nửa số quan chức quyền lực ở Trung Quốc bị thanh trừng từ năm 2000 có ít nhất một người tình – được hỗ trợ với những món lợi bất chính của họ. Nhưng một khi những người phụ nữ này trở thành gánh nặng như đòi được cưới hỏi chính thức, đòi hỏi tài chính quá đáng, hăm dọa công khai mối quan hệ và tống tiền…, thì tính mệnh của họ sẽ lập tức trở nên nguy hiểm.
Tháng 7/2014, cựu Chủ tịch của một cơ quan chính quyền tại thành phố Sán Đầu,Lai Yichen đã giết chết người tình của mình khi cô này đòi hỏi một số tiền lớn.
Tháng 2/2012,  Yu Kai, Trưởng ban Tuyên giáo ở một huyện thuộc tỉnh Giang Tây bị bắt vì đã đâm chết người tình một cách tàn bạo, 8 nhát dao vào bụng. Sinh năm 1985, cô này trở thành nhân tình của ông Yu từ khi còn là sinh viên đại học và đã phá thai nhiều lần vì ông này.
Vào giữa năm 2007, một người phụ nữ họ Lưu, người tình của Duan Yihe, một thành viên của Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ tại thành phố Tế Nam đã bị thiệt mạng khi chiếc xe của cô nổ tung – ông Duan đã thuê người cài bom trong xe của cô, theo mô tả trong lời tuyên án của tòa án tỉnh Sơn Đông hồi tháng 8/2007. Ông Duan đã bị kết án tử hình về tội giết người và tội nhận hối lộ.
Có thể nói rằng, các bài báo nói về sự tha hóa đạo đức của xã hội, chỉ có thể nói lên một phần rất nhỏ của thực trạng xã hội Trung Quốc hiện nay. Một cư dân mạng đã thốt lên rằng:
“Đây là một xã hội không bình thường, những người có địa vị nhất định lại ích kỷ và mất hết cả đạo đức.“
Thiên Minh biên dịch, Hồng Hoa tổng hợp

Vì sao đạo đức người Trung Quốc lại trở nên biến dị đến như vậy?

Chỉ vì có lòng tốt giúp đỡ một cụ bà bị ngã, Peng Yu đã bị cáo buộc là thủ phạm với lập luận “Nếu không có lỗi thì sao lại giúp?”
Chỉ vì có lòng tốt giúp đỡ một cụ bà bị ngã, Peng Yu đã bị cáo buộc là thủ phạm với lập luận “Nếu không có lỗi thì sao lại giúp?”
Ngày 13/10/2011 tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã xảy ra một vụ tai nạn gây chấn động cả nước Trung Quốc. Bé Duyệt Duyệt, 2 tuổi, vì mải chơi gần cửa hàng của cha mẹ mình đã vô tình chạy xuống phố và bị một chiếc xe van cán qua người.
Người lái xe dừng lại một lúc, dường như anh ta cảm thấy mình vừa đâm phải một ai đó nhưng rồi vẫn tiếp tục nhích lên và cán qua người Duyệt Duyệt một lần nữa bằng bánh xe sau. Không chỉ 18 người qua đường không dừng lại cứu giúp, mà một chiếc xe tải khác chạy qua và tiếp tục cán lên người em mà chạy. Mãi cho đến khi một phụ nữ nhặt rác tốt bụng nhìn thấy và kéo em vào bên trong.
Sự việc này nhanh chóng được truyền đi khắp các trang mạng xã hội không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Những người có lương tri khi biết chuyện đều cảm thấy sững sờ, đau đớn. Không ai có thể tưởng tượng nổi tại sao trên trái đất này lại có một dân tộc như thế.
Dưới đây là lời biện giải cho hành động thờ ơ vô cảm của những người qua đường buổi hôm đó:
Người tài xế xe tải cán qua người bé Duyệt Duyệt, trước khi ra đầu thú đã giải thích với báo chí lý do tại sao anh ta bỏ chạy:

“Nếu nó chết, tôi có thể chỉ phải bồi thường 20.000 nhân dân tệ (2.000 USD). Nhưng nếu nó bị thương có khi tôi phải mất hàng trăm nghìn tệ”.

Người đàn ông lái chiếc xe tay ga qua đường trả lời phóng viên với nụ cười khó chịu trên mặt rằng: “Nó không phải cháu tôi. Sao tôi phải quan tâm?”.
Trường hợp của Duyệt Duyệt không phải là hiếm gặp ở Trung Quốc. Đó chỉ là giọt nước tràn ly làm bùng nổ một loạt các vụ lên án sự vô cảm nhẫn tâm của dân chúng.
Một tháng trước khi xảy ra chuyện của Duyệt Duyệt, một cụ ông 88 tuổi bị ngã giữa chợ và chết do tắt thở vì bị chảy máu cam. Người qua lại rất đông, nhưng không một ai dừng lại giúp đỡ cụ. Người nhà của cụ khi tìm đến thì đã không thể làm được gì nữa. Con gái cụ nói “Nếu ai đó giúp ông một tay, để máu chảy ra ngoài thì có lẽ bố tôi đã không chết.”
Năm 2011 chiếc dầm từ một công trường xây dựng ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông bất ngờ lao xuống đất và rơi trúng vào một cậu bé 5 tuổi. Người mẹ của cậu bé đã van nài những người lái ô tô và xe máy qua đường giúp chở cậu tới bệnh viện nhưng tất cả đều từ chối, kể cả viên công an xã. Khi xe cứu thương được gọi đến thì đã quá muộn. Cậu bé đã chết trên đường tới bệnh viện.
Vì đâu người Trung Quốc trở nên vô cảm?
Tại sao người Trung Quốc lại vô cảm đến vậy, nick name 60sunsetred nói trên mạng xã hội: “Người Trung Quốc đã đạt tới ngưỡng vô đạo đức nhất của mình”.
Rất nhiều cư dân mạng khác bình luận rằng nếu là họ thì họ cũng làm như vậy, không thể ra tay giúp đỡ, vì rất có thể đó chỉ là dàn cảnh, nếu giúp có khi bị mắc bẫy.
Những cư dân mạng này nhắc lại vào năm 2006 tại Nam Kinh một thanh niên là Peng Yu giúp một cụ bà bị ngã trên phố và đưa cụ tới bệnh viện rồi ở đó chờ đợi xem cụ có sao không. Tuy nhiên, sau đó, thật ngược đời, các thành viên gia đình cụ đã cáo buộc Peng chính là người làm cho cụ bị ngã.
Thậm chí vụ án này khi đưa ra tòa án, thẩm phán đã đưa ra lập luận: “Peng phải có lỗi. Nếu không tại sao anh ta lại giúp đỡ bà cụ?”. Vị quan tòa này còn cho rằng Peng đã hành động trái với “quy luật thông thường”.
Sau khi tòa tuyên án Peng Yu có tội đã gây ra làm sóng phản ứng khắp Trung Quốc, cộng với việc rất nhiều kẻ dàn cảnh đã khiến người Trung Quốc cảnh giác, họ suy nghĩ rằng tốt nhất không làm gì hết nếu không muốn lại rước họa vào thân.

Ngay cả pháp luật cũng công nhiên tuyên án người đã ra tay giúp đỡ, còn cho rằng hành động giúp đỡ ấy là trái với quy luật thông thường. Vậy chẳng phải cũng ngang nhiên thừa nhận rằng vô cảm với người khác mới là điều bình thường?

Có thể nói rằng ở Trung Quốc ngày nay điều tốt và xấu đã bị đổi chỗ mất rồi, vậy nguyên nhân vì đâu mà ngày nay người Trung Quốc trở nên như vậy.
Nguyên nhân sâu xa
Người Trung Quốc xưa kia vốn có tín ngưỡng rất cao, có chuẩn mực đạo đức nhất định, đó là do văn hóa truyền thống còn in đậm trong tư tưởng như ‘’nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của Nho Gia. Người Trung Quốc kính ngưỡng thiên địa quân thân sư (tức trời đất, vua, cha mẹ và thầy). Nền văn hóa cổ truyền Trung Quốc tin rằng làm điều thiện có thiện báo, làm điều ác gặp ác báo.
Thế nhưng vào thời kỳ Cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đã chủ trương phá tan văn hóa truyền thống của Trung Quốc với ‘phá tứ cựu’ gồm: ‘cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán’.

Từ đó Trung Quốc đã quay lưng với văn hóa truyền thống dân tộc, cắt đứt liên hệ với trời và đất; từ đó mà người đấu với người, người đấu với trời, người đấu với đất.

Mao Trạch Đông đã từng nói là ông ta không theo Đạo cũng không theo Trời. Mà văn hóa truyền thống Trung Quốc kính trời và gần với Đạo.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 1966, ngọn lửa điên cuồng của “Phá Tứ Cựu” đã đốt cháy toàn bộ di sản tinh hoa của đất nước. Những di sản này bị khép vào tội là những vật thể của “chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xét lại” nên phải tiêu hủy. Các đền chùa của Phật giáo, Đạo giáo, các bức tượng Phật, các danh thắng cổ tích, các bức thư pháp, các tác phẩm mỹ thuật hội họa và đồ cổ đã trở thành những mục tiêu phá hoại của Hồng vệ binh. 1000 pho tượng Phật được chạm khắc ngọc lưu ly trên đỉnh Núi Vạn thọ trong Di Hòa Viên ở Bắc Kinh bị đập phá tan tành.
Chùa Bạch Mã là ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc, được xây dựng từ thời Đông Hán ở thành phố Lạc Dương. Trong chiến dịch ‘phá tứ cựu’ ngôi chùa này bị đập phá tan tành. Những bức tượng Mười tám vị La Hán bằng đất sét hơn 1000 năm tuổi được làm trong triều đại nhà Liêu đã bị phá hủy. Kinh Bối Diệp do một vị cao tăng người Ấn Độ mang đến Trung Quốc 2000 năm trước đã bị đốt.


Chùa Bạch Mã
Chùa Bạch Mã

Ở gần Thổ Lỗ Phiên, Tân Cương có một động Thiên Phật. Các bức bích họa trong động đều là những tác phẩm nghệ thuật quý giá, cuối cùng bị phá hoại toàn bộ. Điện chính của Viêm Đế Lăng và các kiến trúc phụ thuộc gặp phải phá hoại nghiêm trọng, ngoại trừ lăng mộ thì tất cả đều biến thành bình địa. Mộ Khổng Tử bị san phẳng, bia lớn “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Văn Tuyên Vương” bị hủy. Thân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong đền Jokhang ở Tây Tạng bị hủy mất khuôn mặt; thánh địa Đạo giáo lớn nhất toàn quốc, nơi Lão Tử từng giảng kinh và gần 100 đạo quán ở xung quanh bị phá hủy….


Đề tự “Thanh Hoa Viên” trong miếu thờ Đại học Thanh Hoa bị đập nát. Ảnh chanhkien
Đề tự “Thanh Hoa Viên” trong miếu thờ Đại học Thanh Hoa bị đập nát. Ảnh chanhkien
Cố cung bị hồng vệ binh sửa thành “huyết lệ cung”. Ảnh chanhkien
Cố cung bị hồng vệ binh sửa thành “huyết lệ cung”. Ảnh chanhkien
Hồng vệ binh tại nơi giảng kinh ở đền Jokhang, Tây Tạng.
Hồng vệ binh tại nơi giảng kinh ở đền Jokhang, Tây Tạng.

Văn hóa là linh hồn của dân tộc, sự phát triển văn hóa định ra nền văn minh của một đất nước. Sự phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó.

Chính vì thế mà sau khi ‘Cách mạng văn hóa’ tại Trung Quốc phá hủy văn hóa dân tộc, cắt liên hệ với trời đất, thì đạo đức người Trung Quốc càng ngày càng tụt trên dốc lớn, khiến người với người trở thành vô cảm.
Chủ trương ‘phá tứ cựu’ gồm: ‘cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán’ đã phá vỡ tan trái tim của người Trung Quốc khiến con người với nhau trở nên vô cảm.
Không chỉ quan hệ giữa con người với nhau là vô cảm, mà toàn bộ xã hội cũng đều trở thành giả tạo.
Một xã hội coi tiền bạc là tối thượng, mọi người đều chạy theo lợi, chỉ vì tiền mà bất chấp cả nhân cách và nhân tính; đây cũng chính là hiện tượng phổ biến tại Trung Quốc ngày nay. Dưới sự thống trị của ĐCS Trung Quốc những thứ giả lan tràn khắp nơi, nào là thương hiệu giả, thuốc lá giả, rượu giả, văn bằng giả, sữa giả, trứng gà cũng giả, thậm chí cả nghiên cứu khoa học cũng toàn là giả, rốt cuộc danh xưng “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” cũng là giả nốt.
Toàn bộ Trung Quốc biến thành một xã hội lừa đảo chạy theo tiền, chỉ để có tiền mà bất chấp lương tâm. Trước đây thuốc lá giả, rượu giả thì cũng chỉ là chất lượng sản phẩm không tốt, mạo nhận nhãn hiệu nổi tiếng, còn hiện tại thì nào là thuốc lá nhiễm độc, rượu nhiễm độc, thực phẩm nhiễm độc, thịt heo nhiễm thạch tín, sữa nhiễm melamine v.v. Tất cả chỉ là vì cầu tài mà hại mệnh.

Xét cho cùng, người dân Trung Quốc thật sự rất đáng thương. Họ cũng chỉ là nạn nhân của một xã hội mà chế độ cầm quyền là ĐCS Trung Quốc đã phá hủy đi văn hóa truyền thống và cũng là phá hủy luôn trái tim dân tộc của họ.

Ngọn Hải Đăng

Daily Mail của Anh đưa tin về tội ác mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản TQ

Gần đây tờ báo "Daily Mail" của Anh đã đăng tải một bộ phim lài liệu mang tên "Hard to Believe" miêu tả về việc mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Cắt từ video)
Gần đây tờ báo "Daily Mail" của Anh đã đăng tải một bộ phim lài liệu mang tên "Hard to Believe" miêu tả về việc mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Cắt từ video)
Gn đây trang báo “Daily Mail” ca Anh đã đăng ti mt b phim tài liu mang tên “Hard to Believe” (tm dch: Điu khó tin) miêu t v vic m cướp ni tng sng các hc viên Pháp Luân Công ca Đảng Cng sn Trung Quc (ĐCSTQ). B phim nêu ra vn đề vì sao một tội ác kinh hoàng thế này mà thế gii li không chú ý đến?
Bài báo nói rằng, bộ phim “Hard to Believe” công khai chỉ ra ĐCSTQ đã mổ cướp gan, thận, giác mạc và tim của những học viên Pháp Luân Công đang bị bắt giam phi pháp, thậm chí là mổ lấy nội tạng trong khi những người này vẫn còn sống. Nhưng xã hội quốc tế lại hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề này.
Theo “Hard to Believe”, vào năm 2006 thực trạng mổ cướp nội tạng sống tại Trung Quốc đã rất rõ ràng, đồng thời còn có luật sư nhân quyền, các nhân chứng, thậm chí là bác sĩ tham gia phẫu thuật đều đứng ra làm chứng. Tuy nhiên, các nước trên thế giới lại không chú ý đến việc ĐCSTQ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và đem bán ra nước ngoài. Bộ phim tài liệu này chỉ ra rằng tại sao thế giới đối với việc xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng bậc nhất này, lại coi như chưa từng nghe thấy?


Ảnh giới thiệu bộ phim "Hard to believe"
Ảnh giới thiệu bộ phim “Hard to believe”

Đạo diễn bộ phim, ông Ken Stone được “Daily Mail” phỏng vấn cho biết: “Chúng tôi làm bộ phim này với mục đích là để thăm dò xem tại sao những báo cáo, những bộ phim về tình hình tại Trung Quốc, lại giành được ít sự quan tâm đến thế. Có rất nhiều người cung cấp những bằng chứng hết sức rõ ràng, nhưng họ thường bị mọi người coi nhẹ.”
“Daily Mail” cho biết, Pháp Luân Công được thịnh hành vào niên đại 90 của thế kỷ trước, trong khoảng thời gian 7 năm những người luyện công đã lên đến con số 100 triệu người. Nhưng vào năm 1999, chỉ vì lo sợ có quá nhiều người có cùng chung một tín ngưỡng, chính quyền của ĐCSTQ đã tiến hành đàn áp một cách tàn khốc. Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ đã bắt cóc và giam giữ hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công. Sau đó bắt đầu tiến hành đàn áp tàn ác một cách có hệ thống, mục đích là tuyên truyền bôi nhọ, và giam giữ để tiêu diệt nhóm người tu luyện này. Cuộc đàn áp này vẫn tiếp diễn cho đến tận ngày nay.
Bộ phim tài liệu “Hard to Believe” nói về điều tra nghiên cứu của nhà báo Ethan Gutmann, cùng với luật sư nhân quyền ông David Matas, người từng được đề cử giải Nobel Hòa bình và cựu Ngoại trưởng Canada, ông David Kilgour.
Trong bộ phim còn có phỏng vấn những học viên Pháp Luân Công đã từng bị giam giữ trái phép, và những bác sĩ đã từng tận tay tham gia mổ cướp nội tạng sống những học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên những bằng chứng hết sức thuyết phục từ những người có địa vị cao trong xã hội này, lại không gây được sự chú ý của dư luận, cũng không có ai tiến hành điều tra đối với chính quyền Trung Quốc.
Phóng viên Ethan được “Daily Mail” phỏng vấn cho biết:

“Khi đứng trước những hành vi tàn ác, mọi người thường có thói quen không đối diện thẳng với nó. Chỉ khi đã qua đi thì chúng ta mới thừa nhận sự việc tàn ác này. Cũng giống như để thừa nhận việc thảm sát người Do Thái thì chúng ta phải cần bao nhiêu năm? Việc này cũng tương tự như vậy.”

Đạo diễn Ken Stone cho biết, bằng chứng có sức thuyết phục nhất là lời thú nhận của vị bác sĩ đến từ Tân Cương. Bác sĩ Enver Tohti trong bộ phim này đã tiết lộ bản thân ông đã trực tiếp tham gia vào việc mổ cướp nội tạng sống. Nhiều năm trước ông đã từng làm tại khoa ngoại của một bệnh viện tại Tân Cương. Năm 1994, ông bị điều động đến một nơi chuyên thi hành án tử hình, khi đó ông nhìn thấy một tù nhân nam do bị trúng đạn đã nằm gục xuống sàn nhà, vết thương hoàn toàn không thể lấy đi tính mạng của tù nhân này, anh hoàn toàn có thể bình phục. Nhưng cấp trên yêu cầu bác sĩ Tohti mổ lấy nội tạng của anh ta, sau đó cảnh sát nói với ông, “sự việc ngày hôm nay anh hãy coi như chưa từng xảy ra”. Hiện nay Bác sĩ Tohti đang làm tài xế lái xe taxi tại London, ông cũng đã từng tham gia làm chứng tại Nghị viện châu Âu.
Theo Daily Mail, điều tra viên của Canada cho biết, ĐCSTQ muốn tìm mọi cách để che dấu những báo cáo về việc mổ cướp nội tạng, vì đó là những phi vụ buôn bán hàng tỷ đô la.
Ông Matas và ông Kilgour phát biểu lần đầu tiên năm 2006 trong báo cáo điều tra về việc mổ cướp nội tạng sống cho biết, bệnh viện của ĐCSTQ thu về từ giác mạc là 30.000 đô, thận là 62.000 đô, đối với gan và tim thu về 130.000 đô. Ông Matas trong bộ phim nói: “Số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ là rất nhiều, họ bị đối xử một cách thậm tệ. Họ trở thành lượng lớn những người có thể bị hy sinh cho những ca ghép tạng.”
Chứng cứ chủ yếu của ông Matas và ông Kilgour đưa ra là số lượng lớn cơ quan nội tạng tại Trung Quốc không rõ nguồn gốc. Trong khi số ca phẫu thuật cấy ghép của Trung Quốc đứng thứ nhì trên thế giới, nhưng toàn quốc chỉ có 37 người đăng ký tình nguyện hiến tạng tại Hội Chữ thập đỏ.
ĐCSTQ thừa nhận rằng, mỗi năm có khoảng 10.000 ca phẫu thuật cấy ghép tạng, đồng thời giải thích rằng, những cơ quan nội tạng đó đến từ những tù nhân bị tử hình. Nhưng căn cứ theo báo cáo của Tổ chức Nhân quyền tại Mỹ, thì năm 2013, Trung Quốc chỉ có 2.400 trường hợp thi hành án tử hình. Báo cáo của ông Matas và Kilgour cho rằng, có khoảng 40.000 học viên Pháp Luân Công đã chết do bị mổ cướp nội tạng.
Nhà báo Ethan cho biết, con số thực tế có thể còn cao hơn, từ năm 2000 đến năm 2008 đã có hơn 65.000 người bị mổ cướp nội tạng sống. Năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, khi đó ông Ethan cũng đang ở Bắc Kinh, do đó ông đã tận mắt chứng kiến cuộc đàn áp của ĐCSTQ. Năm 2006 ông bắt đầu tiến hành điều tra. Khi ông phỏng vấn những học viên Pháp Luân Công đã từng bị bắt giữ, ông đã rất sốc khi các học viên đề cập đến việc mổ cướp nội tạng sống.
Ông Ethan cho biết, ông đã phát hiện điểm đáng nghi trong việc kiểm tra sức khỏe các học viên trong trại giam của ĐCSTQ. Vì mục đích của việc kiểm tra này không phải là để kiểm tra tình trạng sức khỏe của họ, mà là kiểm tra cơ quan nội tạng của họ có khỏe mạnh không. Ông nói: “Khi đó tôi cm thy lnh sng lưng, và t nghĩ: ‘đây chính là s tht’.”
Năm 1992 Pháp Luân Công được công khai truyền ra tại Trung Quốc, lập tức được rất nhiều người dân tiếp nhận. Tháng 7/1999 sau khi ĐCSTQ công khai phát động đàn áp Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công đã chịu rất nhiều hình thức bức hại khác nhau, bao gồm cả tra tấn cực hình hết sức dã man, và đã dẫn đến cái chết của hàng ngàn học viên. Con số thương vòng thực tế có thể còn lớn hơn rất nhiều.
Đới với bài báo này, các độc giả người Anh đã đưa ra rất nhiều bình luận, có người cho rằng: “Hành động ca quc gia này đối vi người và động vt, luôn khiến cho người ta cm thy đáng sợ. Có người còn trực tiếp kêu gọi Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne: “Ti Trung Quc phát sinh s vic này, chúng ta còn có th tiếp tc quan h thương mi vi h sao?”
“Daily Mail” là tờ báo lớn thứ 2 ở Anh Quốc, theo thống kê vào tháng 3/2014 cho thấy lượng phát hành của tờ báo này là hơn 1,7 triệu tờ trên ngày. Trang web của tờ báo này được cho là trang web tin tức được truy cập nhiều nhất trên thế giới, mỗi tháng có đến 100 triệu người truy cập (căn cứ theo thống kê truy cập theo địa chỉ IP, cùng một địa chỉ IP nhưng truy cập nhiều lần sẽ chỉ được tính là 1 lần).
Thiên Minh biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét