Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

NHÂN TÍNH 39

-Loài người tưởng mình khôn "ngoan" nhất, nhưng thật ra là khôn "hư"nhất!-Loài người thường cho rằng thú tính xấu xa hơn nhân tính, nhưng thật ra là loài vô đạo đức nhất, vì độc ác nhất, thủ đoạn bẩn thỉu nhất, trả thù hèn hạ nhất, sống đồi bại nhất, lãng phí nhất, thèm muốn quyền lực nhất,...!
-Nhân tính như tấm huân chương với hai mặt của nó. Một mặt thể hiện ra xấu xa bao nhiêu thì mặt kia thể hiện ra tốt đẹp bấy nhiêu. Đó là hoạt động tinh thần tột đỉnh của giới sinh vật.
-Chỉ khi nhân tính hoàn toàn chuyển biến thành đẹp đẽ hơn thú tính, nghĩa là khi sự phân chia giàu - nghèo đã trở nên vô nghĩa, thì lúc đó mới có xã hội cộng sản đích thực, loài người mới sống đại đồng được! Thử hỏi: quá trình đó là tiến hóa hay thoái hóa!?
-Còn không, may ra chỉ có xã hội cộng sản tương đối thôi!
-Nhưng, mơ mộng thì...có quyền!...
--------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

[Infographic] Con người đang sống lãng phí như thế nào?

Khi bỏ tiền ra mua 1 món đồ, bạn có biết rằng 1 phần trong số tiền đó sẽ đi thẳng vào thùng rác?

    Một điều trớ trêu ai cũng biết và chứng kiến nhưng lại không muốn thừa nhận: Chúng ta đang không ngừng "ném tiền qua cửa sổ" khi vứt vào thùng rác phân nửa số thực phẩm, vật dụng,... đã mua. Bằng cách nào ư? Các chương trình khuyến mại giá rẻ, thông tin hạn sử dụng mập mờ đã khiến phần lớn các gia đình phải chi thêm khoảng 15 triệu đồng mỗi năm cho những món đồ họ chưa từng đụng tới.
    Tuy nhiên, khách quan mà nói, sự lãng phí đa phần đến từ chính những người tiêu dùng. Một báo cáo mới đây cho biết, có đến một nửa lượng thực phẩm mua từ siêu thị bị người dùng vứt thẳng vào thùng rác, cho dù phần lớn chúng đều có thể chế biến lại và ăn được. Các chuyên gia cho rằng, chính "văn hóa" tiêu dùng thải bỏ này của đại đa số người dân đã và đang biến thực phẩm trở thành một... đống chất thải khổng lồ của thế giới.
    Hãy thử nhớ lại, bạn có thường xuyên tặc lưỡi cho qua mỗi khi bỏ thừa đồ ăn tại nhà hàng hay "tiện tay" xả rác dù thùng rác chỉ cách vài bước chân? Có lẽ bạn chưa hình dung được hậu quả tiềm tàng của những hành động nhỏ đó. Khai thác, thừa mứa, bỏ phí, thiếu thốn rồi lại khai thác... Có lẽ đây chính là một vòng quay lẩn quẩn của nhân loại thế kỷ 20, nơi các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt trước cộng đồng dân cư đang ngày một phình to của Trái đất.
    Tham khảo InfographicJournal

    Tài nguyên thiên nhiên đang bị lãng phí nghiêm trọng

    Đất Việt

    Với gần 14.000 loài thực vật được ghi nhận, Việt Nam được quốc tế đánh giá là một nước có đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
    Theo PGS.TS Nguyễn Thượng Dong, viện Dược liệu Trung ương, lịch sử phát triển của loài người gắn liền với khả năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và chất nhuộm màu, Việt Nam có lợi thế rất lớn để phát triển tiềm năng tự nhiên đó. Tiềm năng lớn Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học đã được đẩy mạnh với những kết quả đáng khích lệ, tự hào. Chỉ tính riêng lĩnh vực y dược học, đến nay Việt Nam đã sản xuất được gần 400 loại dược liệu có nguồn gốc tự nhiên dưới dạng thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe như Salamin từ côn bố và hải tảo có khả năng ức chế các dòng tế bào gây ung thư biểu mô, tử cung và màng tim; Omega-3, Omega-6 có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa, kháng histamin, chống oxy hóa, chống phân bào, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường. Nhiều loại cây cỏ có tác dụng làm đồ gia vị, đồ uống và mỹ phẩm rất rất hiệu quả như dưa leo, giảo cổ lam, kim tiền thảo, lô hội, nghệ…. Nghiên cứu, bào chế hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư từ thực vật tại viện Công nghệ sinh học (Viện KH-CN Việt Nam) (Ảnh: Minh Cường) Ngoài ra, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tách chiết thành công một số loài thực vật như lá cẩm đỏ, cẩm tím làm chất nhuộm màu thực phẩm (như xôi, chè, thạch, sữa chua); lá bàng, lá sim, lá dứa để nhuộm vải, quần áo trên nhiều chất liệu khác nhau góp phần thay thế cho các loại phẩm màu, hóa chất nguy hiểm gây độc hại cho sức khỏe con người. PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh, khoa Công nghệ dệt may thời trang, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết chất màu được chiết tách từ thực vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng có thể thay thế hàng loạt các gam màu trầm mà khi nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp phải phối từ nhiều loại khác nhau. ...Nhưng chưa nghiên cứu đúng mức Mặc dù vậy, PGS.TS Nguyễn Thượng Dong cho rằng, chỉ tính riêng lĩnh vực dược liệu, nguồn cung cấp từ khai thác tự nhiên và trồng trọt mới chỉ đáp ứng được chưa tới 46% nhu cầu. Còn lại, phần lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên dùng làm nguyên liệu, dược liệu, Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài (chiếm 54%). Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nguồn tài nguyên quý giá đó chủ yếu tập trung ở các vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên lâu nay vẫn bị lãng quên. Công tác nghiên cứu tách chiết và phát triển thành các sản phẩm hàng hóa chưa được chú ý đúng mức. Theo sách đỏ Việt Nam năm 2007, riêng thực vật có 464 loài đang bị đe dọa, trong đó có 37 loài rất nguy cấp, 178 loài nguy cấp, 210 loài sẽ nguy cấp và 1 loài đã tuyệt chủng. Ngoài ra, việc thiếu thốn các trang thiết bị nghiên cứu hiện đại cũng là một cản trở rất lớn cho nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên. Các nghiên cứu chưa sâu, chưa nhiều và chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học. Theo PGS.TS Trịnh Thị Thủy, viện Hóa học (viện KH-CN Việt Nam) kỹ thuật chiết tách và sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí cho công nghệ khá tốn kém. Hiện tại, chỉ có một số trường đại học, viện nghiên cứu lớn mới có thể gọi là trang bị tạm đủ để thực hiện mọi quy trình. Do đó, nếu không có sự đầu tư nhiều hơn nữa thì sẽ rất khó để có thể phát triển rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, điều đáng báo động là “Nhiều loài thực vật có giá trị dùng làm thức ăn, chất đốt, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng hay nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ đều bị khai thác ồ ạt nhằm phục vụ tiêu thụ tại chỗ hoặc trao đổi thương mại chứ phục vụ cho nghiên cứu khoa học chưa nhiều...” TS Lê Xuân Cảnh, viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật nói. Th.S Nguyễn Thị Thanh Hương, trường Đại học Kỹ thuật Thái Nguyên kiến nghị đã đến lúc cần phải quyết liệt bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá bằng cách xây dựng các mô hình bảo vệ tại cộng đồng. Điều đó vừa góp phần bảo tồn, phát triển nguồn gene các loài thực vật có giá trị, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

    Khai thác đá bừa bãi: sự lãng phí tài nguyên khủng khiếp


    Từ lâu, khai thác đá bừa bãi để sản xuất VLXD đã trở thành vấn nạn bức bối. Chúng gây ra sự lãng phí khủng khiếp đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn dĩ không thể tái hồi. Chưa kể công nghệ thấp kém luôn đi đôi với sự tàn phá môi sinh, môi trường, nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
    “Ăn xổi ở thì” - lãng phí đủ đường
    Chỉ trong 6 năm 2005 - 2010 đã có hơn 3,2 tỷ tấn nguyên liệu khai thác và đưa vào sản xuất để sản xuất VLXD. Đương nhiên rằng, theo đó hàng trăm núi đá vôi, đá granit, đá cẩm thạch, đá bazan, đôlômit, fenspat, hơn 10 nghìn héc-ta đất canh tác đã được khai thác không có tái tạo. Trong đó có không ít mỏ khai thác không có thiết kế được duyệt, khai thác không theo đúng quy trình, quy phạm, hoặc khai thác theo lối ăn xổi, dễ làm, khó bỏ, lãng phí lớn tài nguyên.
    Theo Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 cũng như Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 cho thấy: Trong vòng 10 năm tới 2011 - 2020 sẽ phải khai thác một khối lượng rất lớn nguyên liệu: Gần 10 tỷ tấn! Rõ ràng đã đến lúc phải có giải pháp đồng bộ nhằm rộng đường chấn chỉnh, sắp xếp lại tổ chức quản lý sản xuất.
    Cụ thể, đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ kỹ thuật khai thác, chế biến, bảo đảm sản xuất đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao. Chỉ có vậy mới mong tiết kiệm được tài nguyên khoáng sản, bảo vệ được môi trường sinh thái, hài hòa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
    Đáng buồn thay, hiện còn tồn tại không biết bao nhiêu mỏ đá khai thác bằng công nghệ cũ, chủ yếu là nổ mìn phá đá chân núi, đá bị om, vỡ vụn, kích cỡ không đều, hiệu quả kinh tế thấp kém. Lý do những chủ mỏ ở đây dùng để biện minh cho cách làm lỗi thời ấy là cuộc chơi công nghệ cao phải là cuộc chơi của giới nhà giàu, thuộc về những “ông lớn” lắm tiền nhiều của, quy mô sản xuất lớn, nhiều ước vọng thôn tính thị trường lâu dài…
    Bức thông điệp của những người yêu mỏ
    Tuy nhiên, cách nghĩ như vậy không nhận được sự đồng tình của những người đã có thâm niên hơn chục năm trong nghề khai thác đá. Ông Phạm Văn Toản (Giám đốc Xí nghiệp khai thác mỏ - Cty Xi măng VICEM Bút Sơn), cho rằng tuy quy mô sản xuất có thể khác nhau, nhưng dứt khoát không được “ăn xổi” trong nghề khai thác khoáng sản, vì “ăn xổi” không chỉ đồng nghĩa với “ăn ít” mà còn phá hủy hệ thống môi sinh, đó là sự lãng phí tài nguyên ghê gớm - một lối tư duy hết sức bảo thủ, ích kỷ! Thế nên các DN quy mô nhỏ cũng nên đầu tư cho khâu khai thác mỏ một cách thích đáng.
    Điều này ông Nguyễn Xuân Hùng - Tổng giám đốc Cty CP Khai thác khoáng sản và Luyện kim - đơn vị hiện đang khai thác mỏ đá trắng cẩm thạch mang tên mỏ Bến Nghè 2 (Lục Yên - Yên Bái) cũng đồng tình. Ông Hùng cho hay, mới chính thức nhập cuộc một năm rưỡi, bỏ ra 30 tỷ đồng, Cty ông đã cơ bản làm xong con đường ôtô dài 3km, đường ống dẫn nước, dẫn điện lên đến đỉnh núi có độ cao 560m. Nhập thiết bị cưa, khoan cắt bằng dây kim cương công nghệ Tây Ban Nha. Ông Hùng bảo đá tại mỏ này được khai thác theo nguyên tắc lấy từ trên xuống chứ không nổ mìn phá đá chân núi. Lợi ích là, đá được khai thác triệt để, không rơi đá từ trên xuống, nói chung rất an toàn. Công nghệ này đã được các nước trên thế giới áp dụng từ lâu.
    Đến nay, những vỉa đá lớn trên đỉnh mỏ Bến Nghè 2 đã lộ diện. Hãy hình dung từ trên ngọn cao nhất của đỉnh núi, không cần nổ mìn phá hủy mà dùng dây cưa kim cương khoan cắt, từng lớp đá kích thước lớn cứ dần hiện hữu, cao 8m, dài 15m, tổng diện tích 120m2. Điều này hứa hẹn cho phép Cty của ông Hùng có thể sản xuất những khối đá có giá bán tới 15 - 17 triệu đ/m3 ngay tại chân mỏ. Cả một mỏ đá trữ lượng 200 triệu m3 hứa hẹn một tương lai đáng giá với sự đầu tư công sức tiền của, dù không phải là mức chi phí quá lớn.
    Và thử hình dung, nếu ông Hùng không đầu tư công nghệ mới mà dùng mìn phá đá, chắc chắn là ông cũng như những người khác, ngày ngày thu gom về những xe đá vụn để đập, nghiền, sàng tuyển công phu nhưng giá trị kinh tế không cao.
    Ông Phạm Văn Toản (mỏ đá Xi măng Bút Sơn) chỉ rõ: Nổ mìn visai phi điện và công nghệ khoan cắt tầng đá cho phép bóc lớp rất gọn gàng, tận thu từng tầng đá phục vụ đủ cho việc sản xuất xi măng của một nhà máy 2 dây chuyền, công suất 3 triệu tấn/năm, đường đi lối lại vận chuyển xênh xang, an toàn. Đá nổ đồng đều kích cỡ nên cũng rất tiết kiệm điện năng của máy nghiền. Giá thành rẻ nên chỉ 5 - 6 năm, Cty đã hết khấu hao cho dây chuyền 1. Khấu hao hết thì cơ hội cạnh tranh sản phẩm của Bút Sơn lại ngày càng tốt hơn. “Bài toán đầu tư tài chính tuy cao nhưng có logic của nó”, ông Toản nhấn mạnh.
    Còn ở khai trường mỏ đá của Cty Xi măng Chinfon và Xi măng Nghi Sơn, nhờ áp dụng kỹ thuật cao trong nổ mìn và tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi tấn đá vôi khai thác chỉ tiêu hao có 0,1kg thuốc nổ, một con số quá thấp so với các nhà máy xi măng khác hiện nay. Thế nhưng chất lượng đá vẫn ổn định, đồng đều, núi đá không bị om gây nguy cơ rơi đá, dư chấn nổ giảm thiểu, đặc biệt là môi trường sống xung quanh đó không bị ảnh hưởng. Tất cả nếu nói “quy ra thóc” thì đều đáng “đồng tiền bát gạo” với chi phí đầu tư ban đầu.
    Nhưng cái sự đáng giá ấy, suy cho cùng phải được khởi nguồn từ một mong muốn làm ăn nghiêm túc, không “ăn xổi ở thì”. Và khi đã bắt tay vào làm, phải chấp nhận thực thi thường xuyên những quy định “kỷ luật sắt” để duy trì hiệu quả khai thác mỏ đá ở mức cao nhất, nhưng mức độ ảnh hưởng đến môi trường lại giảm thiểu tối đa.
    Đi trên khai trường Nghi Sơn, những cung đường dài và rộng, chỉ có đất đá là đất đá. Nhưng không hề bụi bặm. Vì xe tưới nước chạy từng giờ. Một chiếc cầu bê tông được làm riêng cho xe mỏ, tách biệt hẳn với đường dân sinh. Một băng tải 12km chở đá từ trạm nghiền về thẳng nhà máy thay cho việc phải chở đường ô tô mà nếu áp dụng sẽ phải đi vòng tới 40km, lại bị chi phối giá thành thường xuyên theo sự biến động giá xăng dầu!
    Những nét “chấm phá” này tuy còn sơ lược, nhưng hy vọng chuyển đến các nhà khai thác khoáng sản một thông điệp hết sức rõ ràng: Đừng đợi 50 năm sau khi khai thác mỏ mới hoàn trả môi trường, mà việc ấy cần phải làm hàng ngày nhờ sự hỗ trợ bằng công nghệ khai thác đá hiện đại để có một khai trường hạn chế bụi bặm, hạn chế lãng phí đá tài nguyên. Và quan trọng là để có một nền tảng tốt ngay từ hôm nay, từng giây từng phút để sau này không quá nhọc nhằn “hoàn trả” môi sinh. Làm điều ấy từ hôm nay, nhất định kết quả kinh tế cũng sẽ được đền đáp xứng đáng.
    Minh Ngọc (BaoXayDung)

     

    Những tài nguyên thiên nhiên nào đang bị sử dụng lãng phí ?bạn nào biết xin cung cấp rỏ thông tin


    Câu trả lời

    Xếp hạng
    Câu trả lời hay nhất:  Các tài nguyên thiên nhiên là những cái có sẵn, người ta chỉ việc khai thác và sử dụng và nếu làm sai và ko hợp lý thì gọi là lãng phí. Còn những tài nguyên ko có sẵn như USD, nhà nước Vn phải cố sức làm sao chứng minh cho thế giới thấy Vn đang phát triển mặc dù chỉ là ảo, làm mọi cách để lấy lòng tin của bạn bè quốc tế, đôi khi phải luồn cúi xin xỏ và vay mượn ngân hàng thế giới để có USD đem về nước làm ra những công trình, xây dựng đô thị, phát triển các ngành khác của xã hội mà còn bị lãng phí như nhà máy lọc dầu Dung Quất, xây xong bỏ thí, một số trường học, nhà cửa xây để phục vụ công cộng rồi cũng có dùng đến đâu. Sắp tới chính phủ đang có đề án xây dựng nhà máy thủy điện nào đó lại cần phải vay thêm một mớ của ngân hàng thế giới nữa… cũng chưa biết có thực sự hữu ích cho người dân hay ko, hay các vị lãnh đạo Vn chỉ muốn kiếm cớ để kiếm chác vô tội vạ nguồn tiền công này để đưa các quý tử đi du hí tại nước ngoài, tăng thêm nhiều loại thuế bắt người dân đóng nhiều vào nhằm tích trữ tiền để trả lại các khoản vay vô tội vạ của lãnh đạo nhà nước Vn.

    BT Vinh: “Thất thoát, lãng phí nghiêm trọng, chưa kiềm chế được”

    Thứ tư, 2015-11-18 - Nguồn: Internet Yêu cầu xóa tin
    BT Vinh: “Thất thoát, lãng phí nghiêm trọng, chưa kiềm chế được” Tư Hoàng ...
    BT Vinh: “Thất thoát, lãng phí nghiêm trọng, chưa kiềm chế được”
    Tư Hoàng
    Bộ trưởng Bùi Quang Vinh - Ảnh chụp qua màn hình VTV
    (TBKTSG Online) - “Chúng ta đồng ý là thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình vốn nhà nước còn nghiêm trọng mà chúng ta chưa kiềm chế được,” Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thừa nhận trước Quốc hội sáng nay 18-11.
    Ông Vinh khẳng định như vậy khi trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Phúc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông Phúc đặt câu hỏi: “Xin gửi đến Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xây dựng như sau: Các bộ có thể giúp Chính phủ tính toán định lượng được những thất thoát, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, nhất là thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước. Có thể ước tính được những thất thoát, lãng phí đó chiếm bao nhiêu phần trăm GDP trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, từ năm 2011 đến nay?”
    Câu hỏi của ông Phúc là “chí mạng” khi thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn nhà nước bị coi là nghiêm trọng lâu nay. Trong Quốc hội khóa 12, những câu hỏi tương tự như vậy đã được đặt ra, kèm theo nghi vấn rằng tới 30% vốn công trình là bị “thất thoát”.
    Bộ trưởng Vinh trả lời: “Câu hỏi là ba bộ này có tính định lượng được hay không? Tôi xin trả lời là có thể, nhưng chính xác là khó vì mọi người đều biết câu hỏi rất rộng liên quan đến lãng phí, thất thoát, và hiệu quả trong quản lý, sử dụng các nguồn kinh tế của nhà nước, từ tài nguyên khoáng sản, vốn, nhân lực”.
    Tuy nhiên, ông thừa nhận: “Chúng ta đồng ý là thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình vốn nhà nước còn nghiêm trọng mà chúng ta chưa kiềm chế được. Quốc hội và Chính phủ làm rất quyết liệt, địa phương cũng vào cuộc mà vẫn còn lớn.”
    Đề cập đến lãng phí cụ thể ở công trình nhà máy thép Thái Nguyên mà các đại biểu Quốc hội chất vấn suốt hai ngày qua, ở nhiều doanh nghiệp nhà nước, và trong sử dụng vốn nhà nước nói chung, ông nói: “Chúng ta đều thống nhất với nhau cái này (thất thoát, lãng phí) là lớn, còn lớn là bao nhiêu, định lượng được nó thì không đơn giản.”
    Ông Vinh nhắc lại chuyện tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII cách đây hai năm, đại biểu Đỗ Văn Đương, TP.HCM có câu hỏi tương tự với ông rằng, thất thoát, lãng phí của các dự án công trình vốn nhà nước trong nhiệm kỳ này tính đến 2012 ở địa phương là như thế nào.
    Ông Vinh kể lại, ông đã “rất nghiêm túc” làm công văn đề nghị các bộ, các địa phương sử dụng vốn nhà nước báo cáo lại chuyện này để trả lời cho đại biểu Đương.
    “Tuy nhiên, sau khoảng bảy tháng đôn đốc rất nhiều lần tôi nhận được văn bản chỉ từ 7 địa phương và 5 tập đoàn lớn có kê khai danh mục công trình có lãng phí thất thoát kém hiệu quả,” ông phân bua, và khẳng định thêm: “Nhưng con số đó không phản ánh tất cả.”
    Thực tế này phản ánh rất rõ trong một báo cáo do Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thay mặt Chính phủ gửi tới Quốc hội về việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012.
    Chỉ có bốn bộ và 22 địa phương gửi báo cáo cho Chính phủ về thực tế này. Trong số bốn bộ và 22 địa phương gửi báo cáo, có ba bộ và 15 địa phương báo cáo không có thiếu sót.
    Còn lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và bảy địa phương báo cáo có sai phạm nhưng biện pháp xử lý phổ biến chỉ là ”tiến hành họp kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm đối với các cá nhân”.
    Ông Vinh thừa nhận, câu hỏi của đại biểu Phúc là rất rộng, và đòi hỏi thời gian để ba bộ tính toán.
    Trong khi đó, theo Bộ trưởng, thất thoát ở các dự án vốn nhà nước muôn hình vạn trạng.
    Ông kể, tại Quốc lộ 70 nối Hà Nội – Lào Cai do Bộ Giao thông quản lý, thì Bộ Công an bắt được vụ đội trưởng đội thi công cầu Bản Phiệt rút bớt thép trên cầu. Đội trưởng là kỹ sư xây dựng khai, tôi lấy đi vì trong thiết kế thừa, thiết kế quá an toàn cho nên tôi rút đi ngần ấy cũng chả làm sao cả.
    Ông Vinh bình luận: “Ở đây có vấn đề, cậu ấy trả lời rằng ông thiết kế đã được ăn theo giá trị công trình, tổng công trình trị giá bao nhiêu thì ông ấy ăn theo phần trăm trên cái đó, nên họ cứ kê lớn lên. Tổng mức to nên phần trăm lớn. Cơ quan thẩm định không phát hiện ra, nên ông ta rút mà vẫn đảm bảo không sập”.
    “Cho nên lãng phí, thất thoát ngay từ khâu thẩm định trong các dự án đầu tư, không chỉ trong thi công bòn rút đâu,” ông nói.
    Ông khẳng định, dùng vốn nhà nước đi học tập nước ngoài mà không hiệu quả cũng là thất thoát, lãng phí. Trong mua sắm mà gửi giá cũng là thất thoát.
    “Đây là vấn đề chúng ta phải ngăn chặn nếu muốn đất nước phát triển. Đây là công việc lâu dài và khó khăn, nhưng chúng ta phải làm,” ông nói.
    Liên quan đến ý kiến của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều vấn đề, và đây là trách nhiệm thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Vinh xin Quốc hội cơ hội để “nói lại cho đầy đủ”.
    Ông nói: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ quản lý nhà nước thôi, còn các bộ chủ quản quản lý công trình, tiêu tiền ấy phải chịu trách nhiệm đồng tiền ấy có lãng phí hay không. Tôi nói lại thế.”
    Nhắc lại lo ngại của đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Thái Nguyên nói công trình ký túc xá sinh viên trên Đà Lạt chỉ thu hút có vài sinh viên vào ở là lãng phí, ông Vinh chỉ thẳng công trình này là Bộ Xây dựng và tỉnh Lâm Đồng quản lý.
    Ông đề nghị các bộ, chính quyền địa phương cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đấu thầu tốt, thi công tốt để hạn chế bớt lãng phí.

    Năm 2002, đọc lại bài thơ "Chống tham ô lãng phí" Phùng Quán viết năm 1956
    17:11 | 09/09/2008
    NGUYỄN BÙI VỢI"Chống tham ô lãng phí" là một bài thơ về đề tài chính trị xã hội, một vấn đề bức xúc của cuộc sống. Nó được viết ra năm 1956 khi miền Bắc sau chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ đang hàn gắn vết thương chiến tranh, khai hoang, phục hoá, tìm công ăn việc làm...
    Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 chưa ráo mực thì bên kia giới tuyến tạm thời những lực lượng phản động chính trị đã âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước, hô hào "Bắc tiến", lấp sông Bến Hải. Năm ấy, Đảng lại phát hiện ra những sai lầm trong cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức cần phải sửa sai...
    Khó khăn trăm bề như thế, nhưng những cán bộ thoái hoá mất phẩm chất, vô trách nhiệm vẫn quan liêu, tham ô, lãng phí tiền bạc của Nhà nước và nhân dân.
    Sau chín năm chiến tranh, nhiều người mệt mỏi, muốn "an phận thủ thường" hoặc muốn an nhàn hưởng thụ nhưng Phùng Quán thì không. Tiếp xúc với cuộc sống bề bộn, khó khăn trăm bề của đất nước sau chiến tranh, nhìn thấy đời sống nhọc nhằn của nhân dân lao động, không chịu được thói quan liêu, tham ô, lãng phí của một số cán bộ nhà nước thoái hoá, Phùng Quán thấy thơ không chỉ có nhiệm vụ ngợi ca, cổ vũ mà quan trọng hơn là phát hiện và chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác. Là người lính đã đổ máu ở chiến trường, trong xây dựng hoà bình, anh sẵn sàng đổ máu. Anh viết bài thơ "Chống tham ô lãng phí" một cách quyết liệt. Anh viết theo mệnh lệnh của trái tim và tin như Mai-a-kốpsky: "Trái tim tôi thuộc về Đảng".
    Là một nhà văn có tài, anh rất giỏi khai thác đời sống và tìm được những chi tiết rất đắt, rất động lòng:
    Tôi đã gặp
    Những bà mẹ quấn giẻ rách
    Da đen như củi cháy giữa rừng
    Kéo dây thép gai tay máu ròng ròng
    Bới đồn giặc trồng ngô, trỉa lúa
    Có những nơi:
    Hai mùa rồi lúa không có một bông
    Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ
    Và thương sao "Những em thơ còm cõi/ lên năm lên sáu tuổi đầu/ cơm thòm thèm độn cám và rau/ Mới tháng ba đã ngóng mong đến Tết/ để được ăn no có thịt..."Nông thôn thì thế, ở thành phố thì 'Những đêm mưa lất phất/ Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm/ Chị em công nhân đổ thùng/ Run lẩy bẩy chui hầm xí tối/ Vác những thùng phân/ Thuê một vạn một thùng/ Mấy ai dám vác/ Các chị suốt đêm quần quật/ sáng ngày vừa đủ nuôi con..."
    Cách nhìn hiện thực đời sống một cách trần trụi như thế đã làm nổi đoá nhiều người. Họ thích cái thứ văn chương tô vẽ, đèm đẹp mà Xuân Diệu cho là "nước đường pha loãng". Có nói đến khó khăn, gian khổ thì cũng chỉ tí ti khó khăn, tí ti gian khổ, còn thuận lợi là chính, tốt đẹp là chính. Lối viết ấy người ta gọi là "tô hồng", còn viết như Phùng Quán thì bị chụp mũ là "bôi đen ", là phủ nhận thành quả của cách mạng.
    Cùng lứa viết với Phùng Quán, năm 1956 tôi đọc bài thơ "Chống tham ô lãng phí " một cách thích thú và khâm phục. Tôi kính trọng sự dấn thân của anh như sau này (1982) khi đã phục hồi hội tịch Hội Nhà văn, anh đã viết:
    Đã đi với nhân dân
    Thì thơ không thể khác
    Dân máu lệ khốn cùng
    Thơ chết áo đắp mặt
                            (Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe)
    Những năm ấy thơ phản ánh kịp thời các vụ việc: khai hoang, làm thuỷ lợi, làm bèo dâu, đắp đê chống lụt, vào tổ đổi công, vào hợp tác xã, nuôi lợn tập thể, tín dụng, ngân hàng, sinh đẻ có kế hoạch v..v. và v.v.Những bài có vần nhạt nhẽo ấy, in xong là quên ngay nhưng được an ủi là loại thơ... có ích! Người ta chỉ cần nhà thơ phản ánh, cổ vũ, động viên, không ai khiến nhà thơ phát hiện!
    Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn
    Của nhân dân lao động
    Đang buộc bụng thắt lưng để sống
    Để dựng xây kiến thiết, nước nhà
    Để yêu thương nuôi nấng chúng ta
    Trước sau như một, nhà thơ quan tâm đến đời sống, đến giọt mồ hôi của nhân dân lao động. Những câu thơ không làm duyên làm dáng mà hộc lên từ những nỗi đời, những niềm thương cảm. Phùng quán nói có sách, mách có chứng:
    Về Định mà xem
    "Đài Xem Lễ" họ cao hứng dựng lên
    Nửa chừng bỏ dở
    Mười một triệu đồng giầm mưa giãi gió
    Mồ hôi máu đỏ mốc rêu.
    Mười một triệu đồng thời ấy, tính ra gạo, so với bây giờ là hơn 1 tỷ đồng, vâng hơn một nghìn triệu! Thì ra cái khái niệm "tiền chùa" xuất hiện trong cơ chế thị trường sau 1986 đã phục kích từ lâu trong xã hội ta.
    Đất nước đêm nay không đếm hết người nghèo
    Thiếu cơm, thiếu áo
    Theo công bố năm 2002 của Unesco thì nước Việt ta sau nhiều năm phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, số người nghèo khổ hiện nay chiếm 32% dân số. Năm ấy ở tuổi ngoài 20, tôi đọc câu thơ tận đáy lòng của Phùng Quán, thấy nổi gai lên và bây giờ thấy Đảng và Nhà nước lo đau đáu việc "Xoá đói giảm nghèo" tôi mới thấy Phùng Quán là... tiên tri!
    Đoạn cuối của bài thơ, tác giả như gầm lên gọi:"Bọn tham ô, lãng phí, quan liêu/...Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo gầy/ Chúng nảy nòi sinh sôi như dòi bọ", gọi "những con chuột mặc áo quần bộ đội/ đục cơm khoét áo chúng ta/ ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ... Có người trách anh nặng lời nhưng tôi cho rằng nói như thế còn là nhẹ với bọn tham nhũng!
    Năm 1956, năm Phùng Quán viết bài thơ này, nạn tham ô, lãng phí, quan liêu chưa trầm trọng và phổ biến như bây giờ. Mười ông cán bộ cụ Hồ thì chỉ một, hai người tha hoá, mất phẩm chất.
    Còn bây giờ, tham nhũng đã trở thành quốc nạn. Nó hoành hành ở các ngành các cấp và chúng ta chưa có những biện pháp chống trả hữu hiệu. Hơn lúc nào hết, đồng tiền có sức mạnh tác oai, tác quái, chi phối xã hội, làm sai lệch lẽ phải, rối loạn kỷ cương. Một số cán bộ cao cấp ngoạm những đồng tiền vấy máu của băng đảng xã hội đen Năm Cam, cam tâm làm cái việc bảo kê, hèn mạt cho chúng nó giết người, cướp của, đánh bạc, cho vay nặng lãi, trừ khử lẫn nhau và phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của người nghèo.
    Từ 46 năm trước, bài thơ "Chống tham ô lãng phí" đã là lời cảnh báo nghiêm khắc và chính xác của một nhà thơ tài năng và dũng cảm, đáng tiếc là nó đã bị xuyên tạc, bị vô hiệu hoá và tác giả của nó nhận đủ mọi oan khuất, thiệt thòi.
    Năm 2002 đọc lại bài thơ "Chống tham ô lãng phí" thấy bài thơ vẫn nóng hổi tính thời sự, tính chiến đấu. Điểm tựa vững chắc của bài thơ là của nhân dân và Đảng.
                                                                                                     N.B.V
    (nguồn: TCSH số 166 - 12 - 2002)
    Bạn đọc viết: Sinh viên ngày nay đang lãng phí nhiều thứ

    Quote:
    (Dân trí) - Sinh viên là lớp trí thức trẻ tuổi được xã hội đặt nhiều hy vọng sẽ đóng góp nhiều vào sự nghiệp phát triển đất nước trong tương lai gần. Thế nhưng, một bộ phận không nhỏ sinh viên đang lãng phí nhiều thứ…
    Lãng phí thời gian

    Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng. nó sẽ qua đi rất nhanh, đúng như lời răn của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi đưa / Nó đi… đi mãi có chờ ai đâu!”

    Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở giới sinh viên. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa? Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?

    Đáng tiếc là phần lớn sinh viên chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số sinh viên sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học.

    Do học theo hệ tín chỉ nên giờ đây sinh viên còn có nhiều “thời gian rỗi” hơn so với thời học theo chế độ niên chế. Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho sinh viên tự sắp xếp thời gian để tự học và nghiên cứu. Lên lớp, giáo viên chỉ có vai trò dẫn dắt và định hướng, còn lại sinh viên phải tự tìm hiểu và nghiên cứu, mà sinh viên Việt Nam bây giờ ý thức tự học, tự nghiên cứu rất kém.

    Theo cách tín chỉ, giờ lên lớp ít hơn thay vào đó là thời gian tự học tự nghiên cứu. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số sinh viên dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho “ khỏe” . Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.

    Bạn Nguyễn Văn Sơn ( sinh viên Học viện âm nhạc Huế) cho biết: “ thời gian rảnh có biết làm gì đâu, thôi thì cứ ngủ cho đỡ tiêu tốn năng lượng, đỡ đói bụng!”. Mọi người trong xóm trọ của Sơn cho biết, có ngày Sơn ngủ bỏ ăn, bỏ cả đến lớp và tất nhiên sách vở chẳng bao giờ đụng vào.

    Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog, bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh.
    Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí hoài như vậy các bạn nhé!

    Lãng phí sức khỏe

    Bên cạnh những bạn sinh viên hăng hái tham gia các cuộc hiến máu tự nguyện để cứu đồng bào lúc hiểm nguy đến tính mạng thì còn không ít sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho trong khi phần lớn sinh viên phải đi trọ học xa nhà, không được bố mẹ giúp đỡ, nhắc nhở.

    Đa số sinh viên nam sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, nhất là nhậu nhẹt. Lúc nào có chút tiền hoặc có cớ vui nào đó là rủ nhau nhậu, thậm chí vay tiền để nhậu, mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, cứ đua nhau uống nhiều, uống đến say mới thích.

    Sinh viên hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Các bạn có biết rằng nhậu nhẹt làm sút giảm toàn thể từ thể lực, tinh thần, trí tuệ và thoái hóa giống nòi.

    Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. Nếu chơi games chỉ để giải trí một lúc, hay để thư giãn đầu óc thì không sao. Nhưng nghiện games đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ thì là điều hết sức đáng lo ngại. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.

    Không ít bạn trẻ đỗ điểm cao vào đại học nhưng rồi học không nổi phải bỏ giữa chừng vì mê trò chơi này, thậm chí có người gục chết trên bàn game nhưng vẫn chưa làm nhiều người thức tỉnh. Họ vẫn đam mê , đốt thời gian và sức khỏe với những trò vô bổ như vậy. Ngoài ra, việc xem phim hay chat chit thâu đêm cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn lại đang rất thờ ơ với điều đó.

    Lãng phí tài nguyên và tiền bạc

    Tài nguyên mà sinh viên thường xuyên lãng phí là điện và nước.

    Dù nhà trường và Đoàn TN kêu gọi hưởng ứng “giờ trái đất”, dù bản thân tham gia nhiều phong trào cổ động cho giờ trái đất nhưng không ít sinh viên sau khi rời khỏi phòng học vẫn không tắt quạt, không tắt điện, máy tính. Sau khi hết giờ học, có lẽ ít thấy phòng học nào mà sinh viên tự giác làm những điều trên, mà họ để mặc những người lao công làm điều đó.

    Hay một việc như để bóng điện hành lang của dãy phòng trọ suốt cả ngày lẫn đêm, họ cho đó là chuyện nhỏ nên tình trạng này cứ diễn ra như “ chuyện thường ngày ở huyện”. Vì điện ở hành lang thường không bị chủ trọ tính tiền nên sinh viên để tháo khoán mà không mảy may suy nghĩ, vì cho rằng nó không gây thiệt hại gì cho mình.

    Bên cạnh đó là lãng phí nước. Nước ở nơi công cộng như trường học, công viên… thì sinh viên cứ “xả” thoải mái mà không hề đắn đo, cứ nghĩ rằng “của chùa” thì dùng bao nhiêu cũng được. Và nhiều sinh viên còn có lối suy nghĩ rất “ hẹp” khi đáp lại hành động tăng giá tiền nước hàng tháng của chủ trọ là phải xả nước thật nhiều, không dùng cũng xả lênh láng cho xứng với số tiền mà mình phải trả và cho bõ tức khi chủ trọ cứ tăng tiền nước hằng tháng.

    Những việc làm mà các bạn cho là rất nhỏ, các bạn cho là chuyện thường lại là một sự phung phí tài nguyên quá lớn mà các bạn không hề để ý, hay biết, và cũng không hề quan tâm.

    Trong lúc các bạn không tắt điện phòng học, các bạn hãy nghĩ đến nơi khó khăn vẫn chưa có điện, nếu mỗi chúng ta biết tiết kiệm một tí thì sẽ rất có lợi cho nhiều người khác. Lúc các bạn xả nước một cách vô tội vạ chỉ vì tức chủ trọ tăng tiền nước, các bạn hãy nghĩ đến những nơi vùng sâu, vùng xa chưa một lần được sử dụng nước sạch…

    Đang là sinh viên nên chi tiêu hàng tháng chủ yếu là do bố mẹ cấp, thế nhưng một số các bạn đang tiêu tiền hết sức phung phí. Trong khi nhiều sinh viên tiêu tiền rất tiết kiệm, và còn đi làm thêm để tự trang trải cho cuộc sống thì một số khác lại đang làm ngược lại.
    Rất nhiều bạn phung phí tiền bạc trong những việc như nhậu nhẹt, chơi game, cá độ , chơi số đề hay tặng quà bạn khác giới một cách lãng phí…

    Nguyễn Đức Trung ( sinh năm 1988, sinh viên Cao đẳng công nghiệp Huế) làm cho mọi người trong xóm trọ phải sợ với cách tiêu tiền của bạn. Bố Trung là chủ thầu xây dựng trong Đà Nẵng, cậy gia đình mình khá giả, Trung luôn tiêu tiền không biết tiếc. Trung cho biết một tháng tiêu hết khoảng 6 triệu, tiêu còn nhiều hơn một gia đình bình thường trong một tháng. Mà số tiền đó là để cá độ bóng đá, chơi lô đề và nhậu nhẹt với đám bạn. Một tuần ít nhất cũng nhậu bốn buổi, mà toàn những món sinh viên không dám mơ như baba, thịt thỏ hay thịt trăn…Trung vừa cười vừa nói : “bố mẹ nhiều tiền mà, mình phải tiêu bớt chứ”.

    Không phải ai cũng có tiền để tiêu khủng như Trung, nhưng cũng không ít bạn sinh viên đang ném tiền vào những trò cá độ, nhậu nhẹt, lô đề…để rồi đến lúc hết tiền lại vay mượn, mang máy tính, xe đi cắm hay thậm chí cả trộm cắp…

    Một số bạn thích chơi trội, thích chứng tỏ mình qua việc nhân dịp sinh nhật hoặc ngày lễ nào đó mua tặng cho bạn gái những món quà đắt tiền, độc đáo mà không ai có. Như một số bạn tặng vòng tay, nhẫn vàng hay một số bạn khác thì mua một trăm bông hồng xếp hình trái tim, hay là một trăm thỏi sôcôla…

    Các bạn tiêu tiền mà không hề nghĩ đến bố mẹ mình đã phải vất vả như thế nào để làm ra những đồng tiền đó, mà lại tiêu vào những việc không đáng. Trong khi bố me đang oằn lưng ra để kiếm tiền nuôi các bạn ăn học, hy vọng nhiều ở các bạn thì các bạn lại tiêu tiền một cách vô tội vạ...

    Hiện nay, các bạn sinh viên đang lãng phí quá nhiều thứ mà dường như các bạn không hề quan tâm. Là chủ nhân tương lại của đất nước, các bạn không nên lãng phí thời gian vào những trò vô bổ mà hãy chuyên tâm học hành, nghiên cứu, dành thời gian rỗi cho các hoạt động tình nguyện, xã hội.

    Hãy biết quý trọng sức khỏe của mình, hãy giữ sức khỏe để có đủ sức học tập và cống hiến lâu dài, giúp ích cho gia đình và xã hội. Đừng phung phí tài nguyên, bởi chúng sẽ cạn kiệt nhanh chóng nếu bạn không biết sử dụng hợp lý; nếu mỗi người biết tiết kiệm một chút sẽ giúp cho cuộc sống bao người khác ở những vùng khó khăn sẽ được cải thiện hơn.

    Đừng lãng phí tiền bạc vì để có được số tiền đó, bố mẹ bạn đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức, nước mắt …Và trên hết, các bạn hãy biết quý trọng, đừng lãng phí tất cả những điều trên vì chính bản thân bạn, vì tương lai của bạn, gia đình và cả tương lai của xã hội và đất nước…

    Bạn cũng đang là sinh viên, bạn đã lãng phí gì trong những điều đã nói ở trên hay bạn đã lãng phí tất cả ?

    Vương Diệm My
    Lớp báo k33A, Trường đại học Khoa học Huế

    LTS Dân trí-Bản thân tác giả bài viết trên đây đang là sinh viên, cho nên phản ảnh khá rõ những hiện tượng lãng phí đang trở thành phổ biến trong giới sinh viên.

    Những lãng phí có tính phổ biến đó, nhất là lãng phí thời gian, cho thấy không ít sinh viên thời nay không đam mê học tập, nghiên cứu, cũng có nghĩa là không có mục tiêu phấn đấu cũng như hoài bão trong cuộc sống. Và nếu môi trường giáo dục đại học có tình trạng phổ biến như vậy thì còn đâu là nơi ươm mầm tài năng tương lai cho đất nước.

    Đây chính là điều thật sự đáng quan tâm đối với môi trường giáo dục đại học. Không chỉ bản thân mỗi sinh viên phải nhận ra điều này để tự khắc phục, mà các cấp quản lý giáo dục đại học cũng như các đoàn thể trong nhà trường có trách nhiệm tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh có sức thu hút sinh viên tham gia những hoạt động có ích cho việc trau dồi tri thức, rèn luyện kỹ năng, nuôi ước mơ, hoài bão và có nếp sống văn minh.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét