Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 33

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xã hội Trung Quốc trước và sau năm 1949, người dân mất những gì?

Bắc Kinh năm 1948 (Ảnh: Monsieur Cartier-Bresson)
Bắc Kinh năm 1948 (Ảnh: Monsieur Cartier-Bresson)
Năm 1949, ĐCSTQ Trung Quốc (ĐCSTQ) có lực lượng hùng mạnh nhờ tránh được cuộc đại chiến với quân Nhật để tích lũy binh lực và nhận được sự yểm trợ của Liên Xô. Sau khi vừa kết thúc cuộc chiến tranh với Nhật họ tranh thủ cơ hội cướp chính quyền đại lục trong tay Quốc Dân Đảng. ĐCSTQ tuyên bố nhân dân Trung Quốc “đã được đứng thẳng”, “đã được giải phóng”. Nhưng sự thực là cùng với tấm màn sắt màu đỏ, cuộc sống người dân càng ngày càng bị áp bức nhục nhã, không còn sự tôn nghiêm, bao nhiêu quyền lợi trước đây có thì đều bị ĐCSTQ tước đoạt.
Sau năm 1949, ĐCSTQ nắm quyền, người dân Trung Quốc đại lục đã bị mất những quyền lợi gì? Xin liệt kê sơ bộ như sau:
1. Tự do ngôn luận
Trước năm 1949 (1912 – 1949), mọi người bàn luận việc nước vô cùng hăng hái, nói chung không bao giờ phải lo lắng bị những hậu quả nghiêm trọng vì lời nói. Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, vừa mới khởi đầu là mọi người tố giác lẫn nhau, gia đình bất hòa, đến nay mọi người có thể chỉ vì vài lời nói nhạy cảm là bị “Quốc bảo”, “Quốc an” mời “uống trà”, không chỉ hạn chế quyền tự do thân thể mà còn bị chửi rủa, tra tấn, tạm giam.
2. Tự do biểu tình, thị uy
Trước năm 1949, các hoạt động biểu tình, thị uy, kháng nghị do mọi người tổ chức mỗi khi người dân bất đồng với chính phủ là chuyện thường xuyên, đến cả trong các tác phẩm điện ảnh mà ĐCSTQ tô vẽ cho mình gọi là lịch sử “cách mạng” cũng sử dụng nhiều hình ảnh biểu tình, thị uy quy mô lớn. Có thể thấy thời đó mọi người được hưởng quyền tự do biểu tình, thị uy đầy đủ. Trong nhiều phim tư liệu lịch sử có thể thấy rất nhiều hoạt động biểu tình thị uy diễn ra ngay bên cạnh phủ Tổng thống và được đích thân Tổng thống ra gặp gỡ đối thoại.
Nhưng sau khi ĐCSTQ nắm quyền, mọi người còn dám biểu tình, thị uy không? Sau hơn 60 năm, cho đến tận thế kỷ 21 ngày nay nhưng giấc mơ này với người dân thật xa vời.
ĐCSTQ vì biết họ giành quyền một cách phi pháp nên lo ngại hoạt động kháng nghị của mọi người sẽ lật đổ họ, vì thế mà xưa nay bất cứ hoạt động biểu tình thị uy nào cũng bị đàn áp dữ dội. ĐCSTQ áp dụng chính sách lấy cớ “gây bất ổn định để dập tắt ngay từ trong trứng nước”, vì thế đừng nói đến biểu tình thị uy, chỉ cần thoáng thấy có biểu hiện là những người liên quan lập tức bị bắt bớ và bức hại.

Cuộc biểu tình của sinh viên vào năm 1919 tại Bắc Kinh (Ảnh: Wiki)
Cuộc biểu tình của sinh viên vào năm 1919 tại Bắc Kinh (Ảnh: Wiki)

3. Tự do lập hội
Trước năm 1949, các đảng phái mọc lên như rừng, ngay cả tổ chức được xem là phản loạn khi đó là ĐCSTQ cũng có thể tồn tại, từ đó cho thấy thời đó người dân có đầy đủ quyền tự do lập hội. Nhưng sau khi ĐCSTQ nắm quyền, ngoài mấy tổ chức tồn tại mang tính trang điểm hòng che tai mắt đánh lừa mọi người thì không có bất cứ tổ chức nào khác. Chỉ cần trong dân vừa xuất hiện khuynh hướng lập hội là ĐCSTQ lập tức khẩn trương, nhanh chóng huy động cảnh sát bắt bớ những nhân sĩ liên quan và xử tội. Hài hước là nhiều thành viên của những tổ chức lập nên làm bình phong để che tai mắt thiên hạ thì lãnh đạo đều là Đảng viên ngầm của ĐCSTQ.
4. Tự do xuất bản:
Trước năm 1949, hoạt động tự do xuất bản sách, báo của giới trí thức là chuyện bình thường, khi đó xã hội có nhiều tác phẩm văn chương xuất sắc. Hồ Thích, Lỗ Tấn đều là những người nổi bật thời đó. Họ có thể xuất bản các sách “ý kiến khác biệt” với chính phủ mang bán công khai. Báo chí của tổ chức ĐCSTQ như «Tân Hoa nhật báo» cũng công khai phát hành ở hai trung tâm lớn của cả nước khi đó là Nam Kinh và Trùng Khánh. Đây có lẽ là việc mà ngày nay không thể tưởng tượng được! Nhưng là một sự thực.
Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, quyền tự do xuất bản đều bị triệt tiêu, các tác phẩm xuất bản tự do bị tiêu hủy, không chừa một ai. Vô số trí thức trước đây từng ủng hộ ĐCSTQ, sau khi trải qua các loại vận động chỉnh đốn của Đảng nhiều người hoặc tự sát, hoặc bị xử bắn, hoặc phát điên dại… tóm lại là không chết cũng bị thương tích. Một số ít tồn tại được thì sống thoi thóp, không còn dám phát biểu gì thẳng thắn nữa. Ngày nay có báo hay tạp chí nào ở Trung Quốc đại lục nằm ngoài kiểm soát của ĐCSTQ không? Có bản “sách cấm” nào được tự do phát hành không? Những nhà báo, biên tập viên vì nói “không cẩn thận” mà bị chỉnh đốn có ít không?

Tự do báo chí (Ảnh: flickr)
(Ảnh: flickr)

5. Tự do học thuật
Trước năm 1949, đại học không bị chính phủ điều khiển mà quyền này thuộc về các giáo sư, học giả, thậm chí là sinh viên. Chính phủ ngoài chi tiền ra, còn những mặt khác họ không xen vào nhiều. Vì thế mà mới có sự tranh đua về học thuật. Thậm chí trong 8 năm kháng Nhật, giới học thuật vẫn đạt được nhiều thành quả to lớn. Khi đó các giáo sư, học giả là lương tâm của học thuật, được các giới tôn trọng. Nếu họ không đồng tình với chính phủ là họ tự do bãi khóa kháng nghị. Thời đó công dân được tự do mở trường, vì thế xuất hiện nhiều trường tư nổi tiếng trên tất cả các cấp học.
Sau khi ĐCSTQ nắm quyền thì kết quả như thế nào? Nhiều giáo sư học giả bị hạ nhục nhân cách. Học trò bị nhồi nhét, tẩy não về chính trị. Ngày nay ĐCSTQ nói rằng phải xây dựng đại học hàng đầu thế giới, nhưng các giáo sư học giả nếu không phải cam chịu làm “khuyển nho” để tô vẽ cho ĐCSTQ thì cũng là bận rộn chạy theo các hạng mục, tìm tài trợ, hoặc bận bình bầu, chạy quan chức…
Còn học sinh bị kiểm soát chặt chẽ trong nhà trường, họ không thể tổ chức được hội học sinh cũng như các đoàn thể chân chính khác, họ không có nhân cách và tư tưởng độc lập, nếu không phải nói chuyện với nhau về yêu đương thì là vào Đảng, họ không hiểu mấy về quyền kháng nghị, biểu tình, thị uy, bãi khóa. Để họ có tư duy độc lập trong học tập trở thành việc vô cùng khó khăn.

Đăng bởi Anh on Thứ Năm, ngày 20 tháng 8 năm 2015 | 20.8.15

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, phái “cách mạng” tự ý tàn sát quần chúng. Đây là một bức ảnh chụp hiện trường của một vụ hành quyết (Ảnh mạng)


Dương Nhất Phàm
Daniel Nguyen dịch

Cuộc Cách mạng Văn hóa (Văn Cách) là một hoạt động chính trị kéo dài 10 năm do Mao Trạch Đông phát động nhằm thanh trừ các thành phần đối lập trong nội bộ đảng, được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi là “Thảm họa mười năm Văn Cách”. Nguyên soái quân đội ĐCSTQ trong một cuộc hội nghị nội bộ từng tiết lộ số người chết trong thời kỳ này, con số quá sức khủng khiếp khiến ai cũng phải vã mồ hôi lạnh.

Phóng viên cao cấp của Tân Hoa Xã kiêm cựu tổng biên tập tờ báo Viêm Hoàng Xuân Thu Dương Tục Thằng trong bài viết có tựa đề “Con đường – Lý luận – Chế độ: suy nghĩ của tôi đối với Cách mạng Văn hóa”, được xuất bản trong kỳ thứ 104 của loạt bài “Ký ức” vào ngày 30 tháng 11 năm 2013. Đây cũng là bài tham luận của ông trong hội thảo “Viết về thời đại Mao Trạch Đông” do trung tâm Stanford tại Đại học Bắc Kinh tổ chức vào ngày 25 tháng 10 năm 2013.

Bài viết nói rằng, “con đường Trung Quốc” do Mao Trạch Đông chỉ dẫn đã tạo ra một địa ngục trần gian thật sự trong những tháng năm đói kém. Mục đích của cuộc Văn Cách là quét sạch chướng ngại trên con đường này, lại một lần nữa đọa đày nhân thế, tạo ra một địa ngục khủng khiếp hơn nữa. Nếu nhìn nhận theo quan niệm truyền thống, đạo đức xã hội trong thời kỳ ấy đã bị rớt xuống tận giới hạn.

Văn Cách phê phán tất cả, phủ định tất cả, cổ động trào lưu phản kháng, phá vỡ những trật tự cũ. Trong toàn bộ quá trình Văn Cách, các cơ tầng cao cấp của trung ương sung mãn khí thế đấu đá quyền lực, mức độ tàn khốc, tính dã man của những cuộc thành trừng chính trị đều biểu hiện vô cùng ác liệt.

Quảng cáo

Trong cuộc Văn Cách, hình thái ý thức của ĐCSTQ đã mê hoặc toàn thể dân chúng, đầu độc tâm lý cả xã hội, phủ định đạo đức truyền thống. Hình thái ý thức đó cổ vũ cho những hoạt động quần thể cuồng loạn, toàn dân như phát điên, biến thành một cỗ máy xay đối với những “tiện dân chính trị” và những người bất đồng chính kiến.

Dưới thì quét “tiện dân chính trị”, trên thì đánh “tập đoàn quan liêu”. Từng giai tầng, từng đơn vị, từng địa phương, từng gia đình đều bị cuốn vào cỗ máy xay khổng lồ đó. Vợ chồng chửi mắng nhau vì bất đồng quan điểm, cha con trở mặt vì không chung cách nhìn, bạn bè hại nhau vì không cùng chí hướng. Bất cứ kẻ “điên cuồng” nào không theo phương hướng của thứ hình thái ý thức này đều bị đám động cuồng loạn xay nát như tương.

Dưới thứ hình thái ý thức này của ĐCSTQ, những hành động chỉ điểm và bán rẻ lẫn nhau đều là quang vinh: con bán rẻ cha, vợ bán rẻ chồng là “vì đại nghĩa quên thân”, trò đánh chết thầy bởi “tôi yêu thầy tôi nhưng tôi còn yêu chân lý hơn!”. Thứ hình thái ý thức này thổi bùng lên tất cả những gì hung ác nhất trong nhân tính con người lại còn khoác bên ngoài tấm áo chính nghĩa tối cao. Sự tàn sát các “tiện dân chính trị” không được coi là phạm tội trong thời kỳ Văn Cách.

Bài viết còn nói, người Trung Quốc đã trả một cái giá quá nặng nề cho Văn Cách.
Trong Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương nhiệm kỳ thứ 12, ông Diệp Kiếm Anh đã báo cáo về số người thiệt mạng trong Cách Mạng văn hóa như sau:

  1. Các sự kiện đấu tố quy mô có hơn 4.300 sự kiện, số người chết 123.700 người;
  2. 500.000 cán bộ bị đấu tố, hơn 302.700 cán bộ bị bắt bớ phi pháp, hơn 115.500 cán bộ tử vong bất bình thường.
  3. Ở thành thị có 4.180.000 nhân sĩ các giới bị chụp mũ là từng phản cách mạng, đang phản cách mạng, phần tử chống đối giai cấp, phần tử chủ nghĩa xét lại, phản động học thuật, số người tử vong bất bình thường có hơn 630.000 người.
  4. Nông thôn có hơn 5.200.000 gia đình địa chủ, phú nông (bao gồm cả bộ phận thượng – trung nông) bị bức hại, có 1.200.000 địa chủ, phú nông cùng gia đình tử vong bất bình thường.
  1. Có tới hơn 130.000.000 người hứng chịu các xâm hại mang tính chất chính trị theo nhiều mức độ khác nhau, hơn 557.000 người mất tích.
Bài viết còn nói, những con số về các nạn nhân tử vong trong cuộc Cách mạng Văn hóa  có nhiều nguồn khác nhau, trên thực tế không có cách nào thống kê hết những người bị hại trong cuộc vận động chính trị này, nhưng chúng ta vẫn có thể chắc chắn một điều, đây chính là một đại kiếp nạn khủng khiếp đối với dân chúng Trung Quốc.

Giản lược về “thảm họa mười năm Văn Cách”

Đây là cuộc vận động chính trị do lãnh đạo ĐCSTQ đương thời Mao Trạch Đông phát khởi, nhằm thanh trừ những thành phần bất đồng chính kiến trong nội bộ đảng. Về sau, cuộc vận động này được ĐCSTQ gọi là “Thảm họa mười năm Văn Cách”. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, hàng trăm triệu công dân Trung Quốc, đặc biệt là phần tử tri thức, quan chức cấp cao trong đảng đã bị bức hại, bị cưỡng chế lao động hoặc bị hành quyết. Số người chết trong sự kiện này cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn, các nhà sử học dự tính con số có thể đạt đến 2 triệu người. Cố Tổng Bí thư Trung ương Đảng Hồ Diệu Bang từng trả lời phỏng vấn của phóng viên Nam Tư rằng: “Lúc đó có khoảng 100 triệu người bị liên lụy, chiếm gầm 1/10 dân số Trung Quốc”.

Trong cuốn sách “Sự thật về vận động chính trị từ lúc kiến quốc cho đến nay” do Phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng của Trung ương Đảng tiết lộ: “Tháng 5 năm 1984, Trung ương Đảng đã từng có cuộc điều tra kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm 7 tháng, một lần nữa thống kê, xác nhận những con số liên quan đến Cách mạng Văn hóa: hơn 4.200.000 người bị bắt giữ và thẩm tra; hơn 1.728.000 người tử vong bất bình thường; hơn 135.000 người bị hành quyết vì bị khép tội phản cách mạng; số người chết trong những cuộc đấu tố có hơn 237.000 người, hơn 7.030.000 người bị tàn phế; hơn 71.200 gia đình tan nát”. Các chuyên gia còn căn cứ trên những ghi chép tại các huyện thị địa phương, ước đoán những các trường hợp tử vong bất bình thường ít nhất cũng đạt đến con số 7.730.000 người.

Trừ số người chết ra, lúc cuộc Cách mạng Văn hóa vừa mới bắt đầu, Trung Quốc còn nổi lên phong trào tự sát, rất nhiều phần tử tri thức nổi tiếng của Trung Quốc như Lão Xá, Phó Lôi, Tiễn Bá Tán, Ngô Hàm, Chư An Bình đều bị dồn đến đường cùng trong thời kỳ đầu Văn Cách. Cách mạng Văn hóa là thời kỳ phe “cực tả” điên cuồng nhất, tàn sát những “kẻ địch của giai cấp” một cách dã man nhất.

D.N.P.
Nguồn: http://vietdaikynguyen.com/v3/72871-nguyen-soai-diep-kiem-anh-tiet-lo-so-nguoi-tu-vong-trong-canh-mang-van-hoa-qua-suc-kinh-hoang/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét