Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 67

(ĐC sưu tầm triê NET)

5 thiên tài tình báo lừng danh lịch sử nhân loại

Cập nhật lúc: 19:00 12/09/2014

(Kiến Thức) - Diện mạo xinh đẹp, cuốn hút, thông minh, gan dạ, xảo quyệt... là những đặc điểm nổi trội thường thấy ở các điệp viên xuất sắc thế giới. 
1. Belle Boyd là một trong những gián điệp nổi tiếng nhất của Liên bang. Bà sinh ra trong một gia đình chủ nô giàu có ở gần Martinsburg, tiểu bang Virginia, Mỹ
Năm 17 tuổi, Boyd bị bắt giữ vì bắn một binh sĩ Liên minh miền Nam khi người lính này đột nhập vào nhà và xúc phạm mẹ mình
Sau khi được thả tự do, Boyd đã sử dụng nhan sắc trời cho của mình để lấy thông tin từ các quan chức Liên minh chuyển cho phe Liên bang. Bà đã giúp tướng Jackson giành thắng lợi trong chiến dịch đồi Shenandoah năm 1862 nhờ cung cấp tin tình báo giá trị
2. Richard Sorge sinh năm 1895 tại Baku, Nga, từng được mệnh danh là James Bond của nước Nga. Đây là một trong những điệp viên lớn, được đánh giá có ảnh hưởng tới lịch sử thế giới. Sau khi đến Đức sinh sống, Richard gia nhập quân đội Đức chiến đấu trong Chiến tranh thế giới 1. 
Sau đó, Sorge sang Liên Xô và bắt đầu làm gián điệp cho cơ quan Tình báo Liên Xô. Sử dụng vỏ bọc là một nhà báo, điệp viên Richard được gửi đi nhiều nước châu Âu để thu thập tình hình gửi về cho phía Liên Xô. Trong Chiến tranh thế giới 2, Richard cũng gửi tin thu thập được từ Nhật Bản, Đức, Trung Quốc về cơ quan tình báo Liên Xô. Tuy nhiên, trong lần thực hiện nhiệm vụ ở Nhật Bản, Richard bị bắt và hành hình năm 1944. 
Tuy nhiên, Liên Xô đã phủ nhận Richard là điệp viên của phía mình. Mãi đến năm 1964, Liên Xô mới thừa nhận Richard Sorge là điệp viên làm việc cho xứ sở Bạch dương, được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô và được đặt tên cho một con phố tại thủ đô Moscow
3. Sidney Reilly là điệp viên người Anh nổi tiếng thế giới. Điệp viên này được cho là nguồn cảm hứng để nhà văn Ian Fleming hư cấu ra hình ảnh điệp viên James Bond huyền thoại. 
Được nhiều người mệnh danh là “Quý ông gián điệp”, Sidney Reilly là một bậc thầy về ngụy trang lừa dối.
 

Trong những năm 1920, Sidney Reilly bị cáo buộc làm gián điệp cho nhiều quốc gia ở cả châu Âu và châu Á, mặc dù chi tiết về các điệp vụ của ông chưa bao giờ được các nước tiết lộ đầy đủ.
4. Bộ "5 Cambridge" gồm 5 cựu sinh viên Đại học Cambridge làm gián điệp cho Liên Xô bao gồm: Anthony Blunt, Kim Philby, John Cairncross, Guy Burgess và Donald McLean.
5 điệp viên lừng danh thế giới này hoạt động trong Chiến tranh thế giới 2 với nhiệm vụ thâm nhập các đại sứ quán, các cơ quan tình báo để cung cấp thông tin bí mật cho Liên Xô.
Mạng lưới gián điệp trên đã cung cấp nhiều thông tin tình báo quý giá cho Liên Xô trong Chiến tranh thế giới 2 ít nhất là đến đầu những năm 1950
5. Điệp viên người Đức Klaus Emil Julius Fuchs làm gián điệp cho Liên Xô khi làm việc trong một dự án hạt nhân bom nguyên tử tại Anh. Đến năm 1943, ông được chuyển tới Mỹ để hỗ trợ dự án Manhattan.
Từ năm 1944, ông làm việc ở Los Alamos. Trong vòng 2 năm, ông cung cấp cho cơ quan tình báo KGB các kế hoạch trên lý thuyết việc chế tạo bom khinh khí và các dữ liệu sản xuất uranium.
Từ những thông tin đó, Liên Xô có thể ước tính số liệu bom nguyên tử mà chính quyền Mỹ sở hữu. Sau đó, gián điệp Klaus bị Mỹ bắt và kết án 14 năm tù. Ông được phóng thích năm 1959 và chuyển đến sinh sống tại Đông Đức. 

Khám phá thế giới bí ẩn của điệp viên xưa

Cập nhật lúc: 20:30 28/11/2013

(Kiến Thức) - Bảo tàng Gián điệp Quốc tế nằm ở Washington DC, Mỹ trưng bày những hiện vật từng hỗ trợ đắc lực các nhiệm vụ của điệp viên xưa. 

Bảo tàng Gián điệp Quốc tế là một trong số rất ít bảo tàng trưng bày các hiện vật về hoạt động gián điệp trên thế giới.

Đằng sau quầy tiếp tân trong Bảo tàng Gián điệp Quốc tế là tấm bản đồ gồm những hình ảnh của các điệp viên trong lịch sử.

Để có thể tìm hiểu kỹ bảo tàng, du khách cần mua vé và bản đồ hướng dẫn tham quan bảo tàng

Đây là một chiếc xe ô tô có gắn một khẩu súng nhỏ xuất hiện trong series phim điện ảnh về điệp viên Jame Bond

Sau khi đi thang máy lên tầng, bạn sẽ được quản lý bảo tàng hướng dẫn thăm quan

Trong số những hiện vật có tấm bảng viết về "Colin Walker", một sinh viên nghệ thuật người Anh đã đến Thổ Nhĩ Kỳ. 

Căn phòng này là nơi trưng bày những kỷ vật đáng nhớ của điệp viên trong lịch sử. Trong ảnh là biểu tượng của các cơ quan gián điệp quốc tế.

Huân chương của điệp viên Antonio Mendez được trao tặng sau khi giải cứu những nhà ngoại giao Mỹ ở Iran. Huân chương này từng xuất hiện trong bộ phim Argo.

Khi đến đây, du khách sẽ có cơ hội xem một bộ phim ngắn nói về hoạt động gián điệp và tình báo bí mật.

Sau khi rời phòng chiếu phim, mọi người sẽ được thăm quan trường học gián điệp

Bảo tàng có rất nhiều hiện vật lịch sử của Ninja và những điệp viên khác. 

Đây là bức ảnh chụp điệp viên Lampoon Leslie Neilson.

Bên cạnh đó là tấm ảnh chụp một Ninja trong trang phục màu đen.

Bộ sưu tập các loại kính đặc biệt cũng như vũ khí bí mật của điệp viên sử dụng khi thực hiện các nhiệm vụ.

Đây là những dụng cụ "tác nghiệp" khác của điệp viên. Trong đó có bẫy khởi động giống như một đôi giày bình thường. 

Sự thực xót xa về điệp viên tài sắc bậc nhất TQ

Cập nhật lúc: 07:00 01/08/2014

(Kiến Thức) - Được lấy làm hình tượng nhân vật nữ chính Vương Giai Chi trong bộ phim "Sắc giới", nhưng sự thật về nữ điệp viên này thì ít ai biết đến.
Trịnh Bình Như sinh năm 1918, người Lan Khê Chiết Giang. Bố là Trịnh Việt, hay còn gọi là Trịnh Anh Bá. Ông từng học tại trường Đại học Pháp Chính Nhật Bản, ông theo đuổi học thuyết cách mạng của Tôn Trung Sơn, gia nhập hội Đồng Minh, có thể nói ông là vị nguyên lão của Quốc Dân Đảng.
Mẹ bà là Hanako vốn là tiếu thư đài các của dòng họ Kimura nổi tiếng ở Nhật Bản. Hanako rất đồng tình với cách mạng Trung Quốc, hai người kết hôn với nhau rồi bà theo ông về nước, đổi tên thành Trịnh Hoa Quân. Hai người có 5 người con, Trịnh Bình Như là thứ nữ, từ nhỏ đã thông minh hơn người, khéo léo tài tình, lại theo mẹ học tiếng Nhật. Sau này, khi kháng chiến bùng nổ, Trịnh Bình Như kiên quyết tham gia vận động kháng Nhật cứu nước. Sau khi Thượng Hải thất thủ, vì có điều kiện ưu việt (có quan hệ xã hội và vốn tiếng Nhật tốt), bà bí mật tham gia tổ chức tình báo “Trung Thống” của Quốc Dân Đảng, khi đó bà mới 19 tuổi. 
Bà là người thông minh sắc sảo, phong thái trang nhã, là người đẹp nổi tiếng của bến Thượng Hải thời bấy giờ. Bà được chọn làm người mẫu ảnh bìa của tạp chí “Lương Hữu” số 130 ra tháng 7 năm 1937, một tạp chí quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc thời đó. Nhưng vì thân phận đặc biệt của bà nên tên của bà chỉ được ghi chú là “Cô Trịnh”. Năm 2007, Lý An đã cho ra đời bộ phim “Sắc giới” dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trương Ái Linh, nhân vật nữ chính của bộ phim Vương Giai Chi được khắc họa theo hình tượng của Trịnh Bình Như.
Trịnh Bình Như là một nhân viên tình báo xuất sắc, bà dựa vào các mối quan hệ của mẹ để giao thiệp các sĩ quan cấp cao của Nhật. Bà từng gặp gỡ thủ tướng Nhật Bản Fumimaro Konoe và được giới thiệu với con trai của thủ tướng. Konoe đã trúng tiếng sét ái tình khi gặp Trịnh Bình Như. Khi ấy, Trịnh Bình Như nghĩ, nếu bắt cóc thành công Konoe, thủ tướng Nhật sẽ phải nhượng bộ đình chiến, nhờ đó kết thúc chiến tranh giữa 2 nước. 

  Sau khi cuộc chiến bùng phát rộng, ủy viên Quân ủy Trung ương Quốc dân đảng, Thiếu tướng Đinh Mặc Thôn chạy về Thượng Hải, xây dựng một cơ quan mật vụ với mục tiêu phá hoại kháng chiến, tự xưng là đặc vụ Tổng bộ 76. Vì xuất thân từ cơ quan đặc vụ của Quốc dân đảng nên hắn nắm rất vững hoạt động của cơ quan quân sự cấp cao Trung Quốc và Quốc dân đảng. Vì vậy, tổ chức Trung Thống ở Thượng Hải quyết định đánh vào điểm yếu của hắn, dùng “mỹ nhân kế” tiêu diệt hắn.

Đinh Mặc Thôn vốn là một kẻ háo sắc, nên khi được gặp Trịnh Bình Như xinh đẹp tuyệt trần hắn vui mừng khôn xiết, còn Trịnh Bình Như thì cải trang thành một thiếu nữ chưa từng trải, được cưng chiều nên rất cao ngạo, lúc gần lúc xa với Đinh Mặc Thôn, khiến Đinh Mặc Thôn càng chết mê chết mệt bà. Tổ chức Trung Thống thấy thời cơ đã chín muồi, liền chuẩn bị hành động. Lần đầu tiên, Trịnh Bình Như mời Đinh Mặc Thôn đến thăm nhà. Tổ chức bố trí vài nhân viên đánh úp gần nhà Trịnh Bình Như, nhưng Đinh Mặc Thôn vốn là một kẻ đa nghi, nên khi xe gần đến nhà Trịnh Bình Như hắn đã đổi ý quay xe bỏ đi. Nhiệm vụ ám sát thất bại. 

Cũng vào lúc này, tổ chức Trung Thống ở Thượng Hải đã đưa Trương Thụy Kinh lên làm chỉ huy, ông lập kế hoạch “thích Đinh” lần 2. Ông ra lệnh cho Trịnh Bình Như mua áo khoác mới và muốn ám sát Đinh Mặc Thôn ở cửa hàng đồ da Siberia. Thật không ngờ, lúc này Trương Thụy Kinh lại bị Lý Sỹ Quần "bắt giữ". Hai người từng là bạn bè với nhau, khi Trương Thụy Kinh và tổ chức đề ra kế hoạch “thích Đinh”, theo ý nguyện của phu nhân Lý Sỹ Quần, để đề phòng kế hoạch bị lộ, họ đã bảo vệ Trương Thụy Kinh, còn tổ chức Trung Thống Thượng Hải không thấy gì bất thường bèn theo kế hoạch đã bàn. 

Ngày 21/12/1939 Đinh Mặc Thôn đến ăn cơm ở nhà một người bạn ở Hộ Tây, hắn gọi điện mời Trịnh Bình Như tham gia, ngay lập tức, bà đến Hộ Tây “hộ tống” Đinh Mặc Thôn đến tối. Sau bữa tối, Đinh muốn đến Hồng Khẩu, bà lại muốn đến đường Nam Kinh, hai người ngồi cùng xe, khi xe chạy qua cửa hàng đồ da Siberia ở đường Tịnh An, Trịnh Bình Như đột nhiên muốn mua một chiếc áo khoác và nài nỉ Đinh vào chọn giúp bà.

Theo phản ứng nghề nghiệp Đinh Mặc Thôn thấy đây không phải là địa điểm hẹn trước, bèn dừng lại nửa tiếng, thấy không có gì nguy hiểm cả. Hơn nữa Trịnh Bình Như rất muốn hắn đi cùng, nên hắn liền xuống xe với cô. Khi Trịnh Bình Như đang chọn áo, Đinh Mặc Thôn đột nhiên phát hiện bên ngoài cửa kính có hai người khả nghi đang đánh giá hắn. Biết có chuyện chẳng lành, hắn rút từ trong túi ra một nắm tiền đưa cho nhân viên thu ngân rồi nói với bà: “Em cứ chọn thoải mái, anh đi trước đây.” Nói xong, hắn chạy vội ra cửa. Trịnh Bình Như thấy Đinh Mặc Thôn đột nhiên chạy ra ngoài thì chết trân một lúc, bà muốn đuổi theo hắn nhưng lại thôi.

Những đặc vụ Trung Thống đang lang thang ngoài cửa tiệm không ngờ Đinh Mặc Thôn chạy trốn trước khi Trịnh Bình Như chọn xong áo, nên hơi do dự một lúc. Lợi dụng sơ hở đó hắn chạy qua đường. Lái xe của Đinh Mặc Thôn thấy hắn chạy ra đã nổ máy, mở cửa chờ sẵn. Khi tiếng súng vang lên thì hắn đã chui vào trong xe chống đạn. Mấy người đánh lén do Lý Sỹ Quần phái đến với danh nghĩa “trợ giúp” nên cũng không giúp được gì, việc ám sát thất bại. Nhưng Trịnh Bình Như không cam tâm, bà quyết định đột nhập vào hang ổ địch, đơn thân giết địch. Bà tiếp tục giả vờ niềm nở với Đinh Mặc Thôn, nhưng lại giấu một khẩu súng lục trong người, chờ thời cơ ra tay. Nhưng bà đâu biết Đinh Mặc Thôn đã giăng lưới chờ bà cắn câu. Ngày thứ 3 khi Trịnh Bình Như lái xe vào khu 76 thăm Đinh Mặc Thôn đã bị Lâm Chi Giang, một kẻ thân cận với Đinh Mặc Thôn bắt giữ nhốt vào nhà lao khu 76.

Diệp Cát Khanh vợ của Lý Sỹ Quần sau khi biết tin liền cử Xa Ái Trân, Thẩm Canh Mai đến thẩm vấn, Đinh Mặc Thôn không thể ngăn cản. Trịnh Bình Như phủ nhận quan hệ của bà với Trung Thống, chỉ thừa nhận việc ám sát Đinh Mặc Thôn vì bà quá chán việc bị chơi đùa. Tuy Đinh Mặc Thôn rất tức giận việc bà ám sát mình, nhưng mặt khác lại rất ái mộ sắc đẹp của bà, hắn không muốn giết bà mà chỉ muốn giam cầm bà một thời gian rồi thả ra

Nhưng vợ của Đinh Mặc Thôn mà Triệu Huệ Mẫn lại bí mật tìm Lâm Chi Giang, trao quyền cho y. Liền đó, Trịnh Bình Như được bí mật chuyển đến số 37 đường Ức Định Bàn. Đinh Mặc Thôn và Lý Sỹ Quần đều không hay biết gì. Trần Bích Quân vợ của Uông Tinh Vệ khuyên bà nên đầu quân cho Nhật nhưng bà không đồng ý. Sau này, chính phủ bù nhìn được Nhật lập nên ở Trung Quốc đề nghị ông Trịnh Anh Bá ra làm quan để đổi lại mạng sống của Bình Như, nhưng ông kiên quyết từ chối dù rất thương con. Người đứng đầu chính phủ bù nhìn rất tức giận kiên quyết đòi giết Trịnh Bình Như. Dù Đinh Mặc Thôn rất thương tiếc bà nhưng cũng không làm gì được. 

Tháng 2 năm 1940, chính quyền bù nhìn hạ lệnh bí mật xử bắn Trịnh Bình Như. Một đêm không trăng vào tháng 5, Lâm Chi Giang đảm nhiệm vai trò hành hình áp giải bà ra mảnh đất hoang gần đường Hộ Tây để chấp hành mệnh lệnh. Lúc áp giải bà lên xe, hắn còn lừa bà là áp giải đến Nam Kinh, không lâu sau sẽ được phóng thích. Lúc đến bãi đất hoang, bà đã biết đây là nơi chôn thân của mình

Nhưng bà vẫn rất ung dung, xuống xe, ngẩng cao đầu nhìn trời xanh, thở dài nói với Lâm Chi Giang: “Thanh thiên bạch nhật, hồng nhan bạc phận. Tôi và anh có duyên hội ngộ, nay nếu anh có lòng thì chúng ta cùng trốn đi chẳng muộn. Còn nếu không thì tôi chỉ có đường chết, xin chỉ thương lấy dung mạo này mà đừng bắn vào mặt.” Lâm Chi Giang nhìn hồng nhan một thuở đứng trước mặt mình mà động lòng không ra tay được bèn quay mặt đi ra lệnh cho đội vệ binh tiến lên. Tiếng súng vang lên, Trịnh Bình Như trúng liền ba phát, máu thấm xuống bãi đất hoang vu. Người phụ nữ dịu dàng này đã hy sinh vì nước ở tuổi 23. Trịnh Chấn Đạc tiên sinh đã từng ca ngợi bà là: “Còn oanh liệt hơn cả chết trên chiến trường!”. 

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét