Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

SIÊU QUẬY 17

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 1)

Chủ Nhật, ngày 13/10/2013 04:00 AM (GMT+7)
John Dillinger, tên tội phạm lừng danh nhất nước Mỹ, "người anh hùng Robin Hood trong thời kỳ suy thoái Mỹ”
    Nước Mỹ thời kỳ suy thoái những năm 30
    Năm 1933 và 1934 được coi là một trong số những năm đen tối nhất trong thời kỳ Đại suy thoái của nước Mỹ. Kinh tế đất nước khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
    Các ngân hàng tồn tại quá nhiều nợ xấu, những mối quan hệ không tốt đẹp với khách hàng. Rất nhiều ngân hàng đã tuyên bố phá sản trong thời gian này, “cướp đi” những khoản tiết kiệm quý giá của những con người chăm chỉ. Một số ngân hàng khác luôn có nguy cơ đứng trên bờ vực phá sản bởi những món nợ xấu từ phía các doanh nghiệp, các xưởng sản xuất, các trang trại…
    Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vốn đã khó khăn do kinh tế suy thoái lại càng trở nên tồi tệ hơn trước những vụ cướp táo bạo.
    Thời kỳ đó, những tên cướp ngân hàng được mọi người nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau. Bản thân ngân hàng và bộ phận lớn người dân có mức thu nhập thấp coi chúng là loại tội phạm nguy hiểm nhất. Nhưng đối với một bộ phận nhỏ khác như các doanh nghiep, công ty… vốn là “con nợ” của ngân hàng, chúng được ví như “người anh hùng Robin Hood trong thời kỳ suy thoái” khi chúng hủy tất cả các hồ sơ thế chấp của họ tại ngân hàng trong quá trình gây án.
    Các vụ cướp ngân hàng liên tiếp xảy ra trong cả nước, càng ngày càng táo bạo với những thủ đoạn tinh vi, “khéo léo” của bọn tội phạm. Và đặc biệt, chúng gây được sự chú ý của người dân bởi những tên cướp đẹp trai, diện mạo vô cùng lịch sự.
     Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 1) - 1
    Cuốn sách viết về cuộc đời John Herbert Dillinger
    Tên tội phạm lừng danh nhất nước Mỹ
    Những vụ cướp ngân hàng nổi tiếng nhất trong những năm 1933- 1934 của Mỹ gắn liền với “tên tuổi” của John Herbert Dillinger, tên cướp được cho là lừng danh nhất nước Mỹ.
    Những cái tên như John Herbert Dillinger, Harry Pierpont, Baby Face Nelson… và những thành viên còn lại trong băng đảng của Dilliinger thực sự rất nổi tiếng, những vụ cướp táo bạo của chúng được người dân Mỹ, những người đang quá mệt mỏi với sự suy thoái đặc biệt quan tâm, những vụ cướp hàng ngày như những bộ phim truyền hình ăn khách đang được khởi chiếu.
    John Herbert Dillinger sinh ngày 22/6/1903 tại Oak Hill, Ấn Độ, kẻ cầm đầu băng cướp nổi tiếngDillinger, chuyên đi cướp các ngân hàng lớn. Băng đảng của hắn đã tiến hành cướp it nhất 20 ngân hàng và 4  trạm cảnh sát. John Dillinger cũng từng bị buộc tội giết người nhưng không bị kết án khi cảnh sát cho rằng hắn liên quan đến cái chết của một sĩ quan cảnh sát người Ấn Độ ở phía Đông Chicago trong một lần vượt ngục.
    John Dillinger đã từng bị bắt nhưng vượt ngục thành công 2 lần.
    Thời gian bang đảng của Dinllinger đang hoạt động, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các bang hỗ trợ nhau trong quá trình truy bắt Dillinger và băng đảng của hắn.
    Cảnh sát John Edgar Hoover đã phát triển văn phòng điều tra của một bang thành Cơ quan điều tra Liên Bang (tiền thân của FBI) với mục đích chống lại bọn tội phạm có tổ chức. Việc bắt giữ John Dillinger và xóa sổ cùng bang đảng Dinllinger của hắn được coi là chiến dịch nền tảng để xây dựng Cục điều tra liên bang (FBI) sau này.
    Một trong những lần vượt ngục của hắn được thực hiện khi hắn bị giam giữ tại nhà tù Crown Point, nơi vốn được mệnh danh là "nhà tù nội bất xuất".  Vu vượt ngục này được coi là một trong những vụ vượt ngục khó tin nhất trong lich sử, John Dillinger đã tiến hành với một khẩu súng giả làm bằng gỗ và si đánh giày.
    Giới truyền thông sau này khi nói về Dillinger, còn “ca ngợi” hắn với những lời lẽ phóng đại về sự liều lĩnh và táo báo trong từng vụ cướp cũng như trong hai lần vượt ngục.
    Trong thời gian một năm, sau khi thoát được sự truy nã của cảnh sát 4 tiểu bang, John Dillinger đã bị thương, hắn tìm cách trở về nhà của cha mình tại Oak Hill để phục hồi.
    Hắn trở lại Chicago vào tháng 7 năm 1934 và lánh nạn tại đó. Những hoạt động của hắn khi trở lại Mỹ không thoát khỉ sự theo dõi của Cơ quan điều tra liên bang.
    Ngày 22/7/1034, cảnh sát điều tra liên bang đã thực hiện việc bắt giữ hắn ta tại nhà hát Biograph. Cùng với một khẩu súng, hắn đã cố gắng trốn chạy nhưng không thành công và bị bắn chết tại chỗ bởi 4 phát đạn.
    Theo Mai Tân (Theo Trutv) (Khampha.vn)

    Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 2)

    Thứ Ba, ngày 15/10/2013 04:00 AM (GMT+7)
    Thiếu sự chăm sóc và dạy dỗ của mẹ, Johnnie sớm trở thành thủ lĩnh của đám trẻ trong khu phố và đặt tên “băng đảng” của mình là Dirty Dozen.
    Cậu bé Johnnie Dinllinger
    Khi còn bé, Johnnie Dillinger là một đứa hư, chuyên gây lỗi. Càng lớn, những hành vi phạm lỗi của Johnnie càng nghiêm trọng hơn.
    Sinh ngày 22/6/1903 tại trung tâm thành phố Indianapolis, Hoa Kỳ, cha của Johnnie là một người hiền lành, ông chuyên phục vụ các công việc trong nhà thờ, vì vậy ông luôn dạy cậu con trai của mình tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức, nhưng điều đó không tác động nhiều tới Johnnie khi cậu vô cùng ham chơi.
    Mẹ Johnnie qua đời khi Johnnie 3 tuổi, chị gái Audrey 16 tuổi trở thành người phụ nữ lớn trong gia đình lo lắng mọi chuyện, không lâu sau đó Audrey kết hôn. Năm Johnnie lên 9, cha cậu kết hôn vời người phụ nữ tên là  Elizabeth Fields. Cậu bé Johnnie luôn ghen tị với tình cảm mà cha mình dành cho người vợ hai này.
    Thiếu sự chăm sóc và dạy dỗ của mẹ và chị, Johnnie nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của đám trẻ trong khu vực. Johnnie đặt tên “băng đảng” của mình là Dirty Dozen, 12 đứa bé này bắt đầu ăn cắp than từ những chiếc xe chở than khi chúng đi qua thành phố.
    Nhóm này từng bị bắt và bị đưa ra tòa. Tại tòa, Johnnie là thằng bé duy nhất trong băng đảng không tỏ ra sợ hãi. Johnnie đứng khoanh tay trước tòa, chiếc mũ lưỡi trai che gần hết một mắt, nhìn chằm chằm về phía các vị thẩm phán, miệng không ngừng nhai kẹo. Khi vị thẩm phán yêu cầu Johnnie bỏ mũ và ngừng nhai kẹo, Johnnie nhả ngay bả kẹo ra và gắn lên chiếc mũ của mình.
    Fred Brewer là bạn thân của Johnnie ngày bé, hai đứa rất thân thiết và trung thành với nhau.
    Cha của Johnnie ngày càng quản lý chặt cậu con trai của mình, nhưng những hình phạt và trận đòn chỉ khiến Johnnie trở nên lỳ lợm, khó bảo hơn. Một buổi chiều, Johnnie và “băng đảng” đã bắt một cô bé, nhốt trong túp lều cũ rồi lần lượt hãm hiếp cô. Lúc đó Johnnie mới chỉ 13 tuổi.
    Johnnie bỏ học năm 16 tuổi, bất chấp sự phản đối của cha mình, và sau đó làm việc tại xưởng gỗ, rồi chuyển sang làm thợ cơ khí, nhưng chỉ một thời gian ngắn là bỏ việc.
    Cha của Johnnie quyết định về sống ở vùng nông thôn Mooresville, quê hương của người vợ hai Elizabeth Fields. Tại đây, Johnnie tiếp tục đi học, chẳng có môn học nào khiến Johnnie quan tâm trừ môn sinh học. Một thời gian ngắn trước kỳ nghỉ Giáng Sinh, Johnnie lại bỏ học.
    Cha của Johnnie vô cùng tức giận và đuổi Johnnie ra khỏi nhà. Sống một mình tại Martinsville, Johnnie thực sự tự do và bắt đầu quan tâm tới những cô gái.
    Johnnie thích người cháu nuôi của chú mình Frances Thornton, và sẵn sàng từ bỏ cuộc sống hoang dại của mình để kết hôn, nhưng việc này bị người chú phản đối gay gắt. Hai người chia tay nhau, điều này đã ảnh hưởng lớn tới thái độ của Johnnie trong mối quan hệ với phụ nữ sau này.
    Johnnie rất thích vùng đất hoang dã miền Tây với những câu chuyện về người anh hùng Jesse James. Jesse có những phẩm chất của Robin Hood khiến Johnnie rất ngưỡng mộ, táo bạo, mạnh mẽ và thực sự ga lăng với phụ nữ, trẻ em.
    Johnnie tôn trọng phụ nữ và luôn rõ ràng trong các mối quan hệ với họ. Nhưng một lần bị từ chối ở Martinsville  đã khiến Johnnie thay đổi, Johnnie quay trở lại Indianapolis và quan hệ qua lại với nhiều gái mại dâm. Sau này Johnnie bị bệnh lậu bởi những mối quan hệ này.
    Mối quan hệ của Johnnie và cha mình ngày càng tồi tệ, một lần cãi nhau, Johnnie đã rời khỏi nhà bằng một chiếc xe trộm ở gần đó, biết không thể trở về, Johnnie đã bỏ tới thành phố khác và gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ.
    Nhưng “sự nghiệp quân sự” của Johnnie chỉ kéo dài 5 tháng khi  Johnnie nhảy tàu trốn về Mooresville.
    Năm 1924 được coi là một năm quan trong đối với Johnnie với hàng loạt các sự kiện, Johnnie kết hôn, trở thành kẻ trộm 41 con gà, là ngôi sao bóng chày của địa, trở thành một tên cướp và bị bắt vào trại. Vợ của Johnnie là Hovias Beryl, 16 tuổi.
    Một tối thứ bảy đầu tháng 9/1924, Johnnie với một khẩu súng lục đã đột nhập vào cửa hàng bán thực phẩm địa phương cùng với gã bạn tên là Singleton, Singleton là bạn đồng hành đầu tiên trong quá trình phạm tội của Johnnie.
    Sau vụ đó, Johnnie bị đưa tới trại giáo dưỡng ở Pendleton, lúc đó Johnnie 24 tuổi. Với thái độ rất tự tin, Johnnie nói với giám đốc trại rằng, “tôi sẽ không gây bất kỳ rắc rối nào ở đây, ngoại trừ việc trốn thoát.”
    Học hỏi kinh nghiệm và kết bạn trong trại
    Để chứng minh cho điều mình nói, chưa đầy một tháng khi vào trại, Johnnie đã cố gắng trốn thoát, nhưng không thành công và bị phạt thêm 6 tháng nữa. Lần thứ 2 cũng thất bại khi cố gắng trốn thoát trên đường chuyển tới Pendleton. Và chưa đầy một tuần sau đó, Johnnie lại thất bại khi cố gắng trốn thoát lần thứ 3.
    Từ năm 1925 đến năm 1931, Johnnie bị phạt rất nhiều lần cho các hành vi vi pham nội quy trại giáo dưỡng, như đánh bài, đánh nhau, phá hoại tài sản trong trại, cố gắng trốn thoát…Tất cả những lần Johnnie trốn trại không thành công đều mang lại cho hắn những kinh nghiệm.
    Thời gian dài ở trại, Johnnie đã quen với Harry Pierpont, sau này trở thành bạn tốt của hắn, và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới cuộc đời của Johnnie sau này.
    Harry Pierpont là một thanh niên đẹp trai với đôi mắt màu xanh, mái tóc màu vàng cát, ăn nói nhỏ nhẹ và rất có duyên trong các mối quan hệ với người khác giới, điểm này rất giống Johnnie.
    Harry bị bắt vào trại trước Johnnie một năm vì tôi ăn trộm xe và gây thương tích cho chủ xe, sau đó dùng chiếc xe để đi cướp một ngân hàng ở Kokomo.
    Cũng tại đây, Johnnie quen với Homer Van Meter. Homer Van Meter là một kẻ vô cùng tinh quái, chuyên làm trò trong trại, cộng thêm dàng ngưới khá cao và mảnh, hắn đã gây được sự chú ý của Johnnie. Homer Van Meter bị bắt vào trại khi “hào phóng” cho một người lạ trên xe buýt một khoản tiền lớn mà hắn vừa cướp được.
    Theo Mai Tân (Theo Trutv) (Khampha.vn)

    Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 3)

    Thứ Năm, ngày 17/10/2013 03:55 AM (GMT+7)
    Johnnie từ chối được phóng thích và xin chuyển tới trại giam ở Michigan để gần Harry Pierpont và Home Van Meter.
    "Học nghề" trong trại giam
    Thời gian dài trong trại, tuy có hai tên Harry Pierpont và Home Van Meter làm bạn nhưng Johnnie luôn nghĩ về cô vợ trẻ của mình Beryl, hắn dành nhiều thời gian để viết những bức thư sướt mướt hẹn ngày về.
    Nhưng đối với một cô gái trẻ như Beryl, việc chờ đợi thật là khó khăn. Năm 1929, Beryl nộp đơn li hôn lên tòa và được xử vắng mặt Johnnie. Điều này thực sự khiến hắn chán nản, sống khép mình, thời gian sau đó hắn tham gia các hoạt động trong trại và nhanh chóng nổi tiếng.
    Cuối năm 1929, trong một trận bóng chày giữa các trại viên với câu lạc bộ bóng chày của địa phương, Johnnie đã gây được sự chú ý của Ngài Hary Leslie, Thống đốc bang Idiana, Hary Leslie trươc đây cũng là thành viên của câu lạc bộ này. Không lâu sau đó, Johnnie nhận được lệnh phóng thích của ngài Thống đốc.
    Tuy nhiên, Johnnie đã từ chối được phóng thích và xin chuyển tới trại giam ở thành phố Michigan, một nơi nổi tiếng nghiêm khắc. Lý do là hắn muốn được ở cùng với Harry Pieront và Van Meter, những người đã bị chuyển tới đây không lâu trước đó, và ngài thống đốc đồng ý.
    Thời gian trong trại, Johnnie được Harry Pierpont cho gia nhập băng nhóm chuyên đi cướp ngân hàng của hắn, những tên đầu sỏ của băng đảng hiện đang chịu án trong trại. Hắn được hướng dẫn những mánh khóe hiệu quả nhất bởi Walter Dietrich, “thầy” của Pierpont. Walter Dietrich từng là thân cân của Herman Lamm, một tên cướp khét tiếng trước đây từng là sỹ quan Đức. Trong thời gian ngắn, Johnnie đã thuộc làu các mánh khóe lý thuyết đó.
     Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 3) - 1
    Johnnie Dillinger và Mary Longnaker
    Kẻ cầm đầu là "Fat Charley" Makley, 44 tuổi, tên cướp cáo già nhất, nổi tiếng ở Ohio. John "Red " Hamilton, một kẻ tinh quái, 34 tuổi, Russell Clark, một gã thanh niên trẻ nhưng máu lạnh, và Dietrich.
    Cả băng đảng luôn tìm cách tẩu thoát vì thời gian cải tạo của chúng còn quá dài.
    "Fat Charley" Makley, kẻ già đời nhất đã đưa ra kế hoạch hối lộ nhân viên trong trại để trốn thoát, và điều cần thiết cho kế hoạch này là một khoản tiền rất lớn, một vài khẩu súng ngắn và một nơi an tòa để ẩn nấp sau đó.
    Biết Johnnie sắp được tại ngoại, Harry Pierpont đã bàn kế hoạch với Johnnie và thỏa thuận, nếu Johnnie có thể giúp chúng trốn thoát, hắn sẽ là chân lái xe trong băng đảng cộng thêm một khoản tiền vô cùng lớn.
    Johnnie trở thành nhân vật quan trọng của băng đảng trong kế hoạch tẩu thoát. Hắn được Harry Pierpont cung cấp tên những thân cận của chúng bên ngoài để Johnnie có thể hợp tác và một loạt các ngân hàng có khả năng cướp được nhiều.
    "Khởi nghiệp" ngay khi ra tù
    Ngày 22/5/1933, sau 4 năm trong trại giam Michigan, Johnnie được tạm tha khi người nhà thông báo mẹ kế của hắn, Elizabeth Fileds qua đời. Johnnie rời khỏi trại giam ở Michigan.
    Sau tang lễ của mẹ kế tại nhà thờ, Johnnie từng bày tỏ với cha mình rằng hắn muốn trở thành người dân sống tuân thủ theo pháp luật.
    Nhưng chỉ vài tuần sau đó, Johnnie tìm đến hai tên trong danh sách mà Pieront cung cấp khi ở trong trại, William Shaw và  Paul Parker, hắn khai tên là Dan Dillinger. William Shaw lúc đó cùng một tên nữa là Noble Claycomb đang là thủ lĩnh của băng đảng White Cap, chuyên đi cướp các của hàng, siêu thị...
    Nơi đầu tiên Johnnie tham gia cướp là một siêu thị, tất cả số tiền chúng cướp được chỉ là 100 đôla.
    Số tiền quá bé không khiến Johnnie hài lòng. Hắn muốn đột nhập nơi nào đó hoành tráng hơn và chủ động lên kế hoạch cho Shaw và Claycomb. Chúng đã có một khởi đầu đầy may mắn khi tấn công chi nhánh New Carlisle của ngân hàng nhà nước tại New Carlisle, số tiền cướp được là 10 nghìn đôla.
    Tiếp đó là một cửa hàng thuốc, số tiền cướp được gần 4 nghìn đôla.
    Sau vài phi vụ, Johnnie không đánh giá cao khả năng của Claycomb và Shaw. Ngay khi hai tên này bị bắt sau, Johnnie đã liên hệ với những tên khác trong danh sach Pierpont cung cấp.
    Ngày 17/7, Johnnie và đồng bọn mới Harry Copeland đột nhập một ngân hàng nhỏ tại thị trấn Daleville, dễ dàng khống chế nhân viên nữ ở đó, lấy đi gần 4 nghìn đôla.
    Cảnh sát trưởng Matt Leach của tiểu bang Indiana, Matt Leach đã chú ý tới Johnnie sau vụ đó và nhanh chóng điều tra được Dan Dillinger chính là Johnnie Dillinger.
    Johnnie đến Dayton, nhà một kẻ trong băng đảng đang mắc kẹt trong trại để bàn về việc tẩu thoát và tò mò về cô em gái mà tên này hay nhắc đến, Mary Longnaker. Bà mẹ một con 23 tuổi đã ly dị chồng khiến Johnnie mê mẩn ngay lần đầu và sau đó luôn kèm theo những lời tán tỉnh mỗi khi hắn viết thư cho cô bàn về kế hoạch tẩu thoát.
    Với vẻ ngoài hào nhoáng và lời lẽ có cánh, Johnnie không khiến Mary Longnaker để ý. Tuy nhiên, vì kế hoạch tẩu thoát của anh trai mình, Mary duy trì mối quan hệ tốt với Johnnie và nhận làm người yêu của hắn.
    Cảnh sát trưởng Matt Leach nhanh chóng điều tra được rằng Johnnie thường hay tới Dayton thăm Mary.
    Đầu tháng 9/1933, khi biết Johnnie sẽ tới Dayton trong vài ngày nữa, Matt Leach đã tới đấy cùng với một đồng nghiệp của mình, họ thuê căn nhà đối diện với nơi Johnnie hay lui tới.
    Trong khi đó, Dillinger và Harry Copeland liên tiếp gây ra những vụ cướp ngân hàng tại bang Ohio và Indiana để gom đủ số tiền cần thiết cho việc tẩu thoát của những kẻ mắc kẹt trong tù. Vụ may mắn nhất của chúng là tấn công chi nhánh Massachusetts của ngân hàng nhà nước ở Indianapolis ngày 6/9/1933. Số tiền chúng cướp được lên tới 25 nghìn đôla.
    Bây giờ Johnnir Dilliger đã có đủ số tiền cho kê hoạch đào tẩu của đồng bọn.
    Theo Mai Tân (Theo Trutv) (Khampha.vn)

    Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 4)

    Thứ Bảy, ngày 19/10/2013 04:00 AM (GMT+7)
    Cuộc vượt ngục lớn nhất trong lịch sử Indiana đã được thực hiện và nhà tù Michigan trở thành “Nhà tù giấy”.
    Lên kế hoạch đào tẩu
    Sau khi gom đủ số tiền cho kế hoạch vượt ngục, Johnnie nhanh chóng bắt tay vào những việc cần thiết với sự giúp đỡ của Pearl Elliott và Mary Kinder, từng là thân cận của Pierpont.
    Pearl Elliott gửi thư cho Pierpont trong tù và chuyển các khoản hối lộ tới những nơi cần thiết. Mary Kinder tìm mua một ngôi nhà an toàn cho những kẻ vượt ngục lẩn tránh sau này. Johnnie mua súng và ném những khẩu súng được bọc cẩn thận vào bên trong trại giam, gần với sân thể thao. Nhưng không may mắn cho hắn, một tù nhân khác đã nhặt được và đem nộp cho quản lý trại. Nghi ngờ một số đối tượng, trong đó có những thành viên trong kế hoạch của Johnnie, quản lý đã sắp xếp biệt giam chúng.
    Qua Pearl Elliott, Pierpont  đã khéo léo hướng dẫn Johnnie cách chuyển những khẩu súng vào trong tù thông qua những người làm việc trong xưởng may quần áo cho tù nhân. Johnnie đã làm tốt điều đó và kế hoach tẩu thoát được dự kiến vào ngày 27/9.
    Ngày 22/9, như đã hứa, Johnnie quay lại Dayton thăm Mary Longnaker.
    Cảnh sát Matt Leach đã rời khỏi Dayton sau khi chờ đợi nhiều ngày, ông yêu cầu chủ nhà gọi cho ông nêu Johnnie xuất hiện.
    Ngay khi Johnnie xuất hiện, với sự thông báo của chủ nhà, cảnh sát Dayton đã nhanh chóng đột nhập nhà Mary Longnaker và bắt được Johnnie.
    Johnnie bị giam tại nhà giam Lima, Ohio. Trong thời gian đó, một kế hoạch vượt ngục mạo hiểm chuẩn bị được thực hiện.
    Một chiếc hộp lớn từ xưởng may quần áo tù được chuyển tới nhà tù Michigan. Tên Walter Dietrich, đệ tử của kẻ chuyên cướp ngân hàng "Baron" Lamm đã nhận được 4 khẩu súng ngắn cùng những hộp đạn trong chiếc hộp đựng quần áo mà Johnnie đã sắp xếp trước đó.
    Kế hoạch lại được dự kiến ngày 25/9, nhưng Pierpont lo sợ kế hoạch có nguy bị rò gỉ ra ngoài, nên chúng thông nhất hành động ngày 26/9.
    Nhưng trên thực tế, tên quản ngục mới Louis Kunkel, không hề biết gì về kế hoạch này.
    Thoát khỏi nhà tù Michigan
    Chiều 26/9, 10 tên tụ tập lại với trang phục của nhà máy sản xuất quần áo tù. Súng được giao cho Makley, Pierpont và Hamilton, những người khác dùng súng giả. Một tên cầm đầu dùng khẩu súng thứ 4 khống chế giám đốc xưởng may để ép ông dẫn chúng ra khỏi nhà tù.
    Khi bọn chúng gần tới cổng chính, Kunkel mới bắt đầu nghi ngờ, có ai đó hét lên “Tù nhân vượt ngục”. Pierpont nhanh chóng hướng khẩu súng về phía Kunkel và bắn một phát vào bụng hắn.
    Tất cả thoát ra ngoài, trời đổ mưa lớn. Ba tên cướp chiếc xe của cảnh sát và lái thẳng về phía Chicago. Những tên còn lại bao gồm Pierpont và Makley cướp xe tại trạm xăng gần đó và lái xe tới Indianapolis.
    Vụ vượt ngục lớn nhất trong lịch sử Indiana vừa được thực hiện. Cùng với một vài vụ khác sau này, nhà tù nổi tiếng nghiêm ngặt tại thành phố Michigan có cái tên mới “Nhà tù giấy”.
    Những kẻ vượt ngục tìm đến căn nhà được chuẩn bị sẵn bởi Mary Kinder ở Hamilton, Ohio, thoát khỏi cuộc phong tỏa của cảnh sát Matt Leach.
    Trong quá trình chạy trốn, Jim Jenkins, anh trai của Mary Longnaker đã bị bắn chết.
    Mary Kinder, tình nhân của Pierpont, tái gia nhập băng đảng và đồng ý làm “người giao dịch” cho những vụ cướp ngân hàng tiếp theo.
    Makley hướng băng đảng của mình cướp những ngân hàng tại quê hắn St Marys, Ohio. Mặc dù các ngân hàng này đã bị đóng cửa bởi Bộ tài chính, và chỉ còn một khoản tiền nhỏ cho việc tái mở cửa những lại là những nơi dễ đột nhập nhất.
    Sau những vụ cướp tại đây, chúng cướp được hơn 11 nghìn đôla, nhiều hơn số tiền chúng cần để tấn công nhà tù Lima, nơi Johnnie đang bị giam giữ.
    Trong thời gian bị giam tai Lima, Johnnie viết thư cho cha mình và lần đầu tiên hắn nói lên những suy nghĩ về những gì hắn đang làm, ví như tham gia một trò chơi và nhất định hắn sẽ thắng.
    Tại nhà tù Kima, Johnnie được đối xử rất tốt bởi cảnh sát trưởng Jess Sarber và vợ ông. Hai người cùng sống trong trại.
    Theo như yêu cầu của Johnnie, Pierpont đưa Evelyn Billie Fréchette, một phụ nữ Ấn Độ lai Mỹ xinh đẹp tới thăm Johnnie trong tù với mục đích quan sát kỹ khu vực trước khi chúng thực hiện cuộc vượt ngục. Họ trao đổi với luật sư địa phương về việc Evelyn Billie Fréchette, "chị gái” của Johnnie muốn thăm hắn,  vị luật sư nói sẽ thông báo cho cảnh sát trưởng Sarber vào ngày hôm sau.
    Lo ngại cảnh sát Sarber sẽ gây khó dễ, Pierpont quyết định cướp ngục ngay hôm đó.
    6h20 tối, Pierpont, Makley và Clark tay lăm lăm súng tiến về phía nhà tù.
    Cảnh sát Saber và vợ mình đang ăn tối, Pierpont nói với họ rằng, "Chúng tôi là nhân viên điều tra của thành phố Michigan, chúng tôi muốn thăm Johnnie.”
    Cảnh sát Saber nhanh chóng hiểu ra vấn đề và hỏi chúng vài thông tin, Pierpont mất bình tĩnh bắn thẳng về phía Saber khiến ông loạng choạng. Makley dùng súng đánh thêm một phát vào đầu khiền Saber quỵ hẳn. Vợ ông sợ hãi giao chià khóa cho chúng giải thoát Johnnie.
    Cảnh sát trưởng Saber mất sau đó một tiêng rưỡi. Johnie đã thoát khỏi nhà tù cùng đồng bọn.
    Theo Mai Tân (Theo Trutv) (Khampha.vn)

    Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 5)

    Thứ Hai, ngày 21/10/2013 03:55 AM (GMT+7)
    Johnnie và đồng bọn thành lập băng đảng mới. Tất cả đã sẵn sàng cho cho việc “thốn tính” các ngân hàng.
    Lên kế hoạch “thôn tính” các ngân hàng
    Sau khi vượt ngục thành công, Johnnie và đồng bọn thành lập một băng đảng mới. Chúng quay trở về Chicago, lên kế hoạch đột nhập những ngân hàng lớn nhất. Trong kế hoạch, chúng thấy cần thiết phải có súng, đạn và áo chống đạn. Và nơi tốt nhất để lấy được những thứ đó chính là kho vũ khí của cảnh sát.
    Một tuần sau khi thoát khỏi nhà tù Lima, Ohio, tối 20/10/1933 Johnnie và Pierpont quyết định đột nhập kho vũ khí của cảnh sát ở Peru, Indiana và lấy được những gì chúng muốn.
    Tất cả đã sẵn sàng cho cho việc “thôn tính” các ngân hàng.
    Giới chức trách vô cùng tức giận vì hành động táo bạo này của chúng.
    Cảnh sát trưởng Matt Leach biết cả Johnnie và Pierpont đều là những kẻ có cái tôi rất lớn. Thường thì các các vụ cướp của băng đảng này được báo chí nhắc đến với cái tên “Băng đảng của Pierpont”, ông yêu cầu giới báo chí thay cái tên đó thành “Băng đảng của Dinllinger” nhằm tạo ra sự bất đồng nôị bộ giữa Pierpont và Johnnie. Lời đề nghị của ông được báo chí chấp nhận.
    Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến nội bộ của băng đảng. Mục đích của chúng là thành công trong những vụ cướp chứ không phải tên gọi của báo chí.
    Pierpont là một kẻ táo bạo trong suy nghĩ và hành động, những đôi khi hơi bốc đồng. Vì thế Pierpont khuyến khích vai trò lãnh đạo của Johnnie. Theo Pierpont, cái tên Dillinger phát âm giống Derringer, mang ý nghĩa khẩu súng lục, và tên đó phù hợp cho băng đảng của chúng.
    Mục tiêu đầu tiên là Ngân hàng quốc gia Greencastle, ở Indiania vào ngày 23/10.
    Johnnie tấn công vào quầy giao dịch và thu gom tiền tại các quầy, trong khi Pierpont và Markey kiểm soát mọi người. Hamilton đứng ở cửa bấm giờ để cho mọi hoạt động kéo dài không quá 5 phút.
    Một nhân viên giao dịch sau vụ cướp kể lại, Johnnie đang gom tiền tại các quầy, hắn thấy một người nông dân đứng chết chân với một chồng hóa đơn và ít tiền trước mắt tại quầy, Johnnie đã hỏi người đó. “Tiền của ngân hàng hay tiền của anh”.
    Sau khi nghe người đó trả lời “của tôi”, Johnnie đã nói, “Giữ lấy tiền của mình, chúng tao chỉ lấy tiền của ngân hàng.”
    Không có  bất kỳ tiếng súng nào trong vụ cướp đó, số tiền chúng cướp được gần 75 nghìn đôla, một số tiền vô cùng lớn trong những năm suy thoái.
    Johnnie có sở thích “tạo niềm vui” với những ai muôn săn lùng hắn, không loại trừ cảnh sát.
    Mùa hè năm 1933, hắn đưa Mary Longnaker đến hội chợ thế giới ở Chicago, tại đây hắn sẵn sàng cho giới báo chí chụp ảnh mặc dù hắn biết mình đang bị truy nã trong nhiều vụ cướp. Biết cảng sát trưởng Matt Leach mắc chứng nói lắp, nhiều lần hắn chủ động gọi điện cho ông để chế giễu.
    Tháng 11/1933, Johnnie suýt bị cảnh sát bắt giữ tại một phòng khám mắt khi Johnnie đên đây điều trị. Hắn đã may mắn thoát khỏi cảnh sát. Sau vụ đó, cảnh sát cũng phải nể tài lái xe của Johnnie.
    Không lâu sau, băng đảng này chuyển đến Milwaukee, và lên kế hoạch tấn công ngân hàng Trust ở Racine, Wisconsin.
    Ngày 20/11/1933, Henry Pierpont trong bước vào ngân hàng, dán lên cửa sổ lớn một tám áp phích lớn của Hội chữ thập đỏ để ngăn người bên ngoài có thể nhìn vào quầy giao dịch. Sau đó, Johnnie, Makley và Hamilton bắt đầu đột nhập.
    Cảnh sát bất ngờ kéo tới. Makey nổ súng bắn cảnh cáo trung sĩ Hansen của phòng điều tra,  nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng Hansen.
    Mọi người hoảng loạn, chúng nhanh chóng túm lấy một người phụ nữ và chủ tịch của ngân hàng làm con tin, lôi ra xe và tẩu thoát. Không lâu sau, cả hai người này thả an toàn.
    Năm ngày sau đó, chúng lại thực hiện một vụ cướp ngoạn vào một ngân hàng khác tại Racine, Wisconsin, và số tiền chúng cướp được là 27 nghìn đôla.
    Sau hơn một tháng ở Chicago, chúng kéo xuống  vùng Daytona, Florida,  để tổ chức lễ Giáng Sinh và đón năm mới.
    Trước khi di chuyển, cảnh sát nhận được tin báo một trong những chiếc xe của chúng đang được sửa tại một gara ở địa phương. Khi Red Hamiton và bạn gái của hắn đến lây xe đã đụng độ cảnh sát. Hamilton đã bắn trọng thương một trung sĩ cảnh sát ở Chicago.
    Phòng cảnh sát ở Chicago quyết định thành lập một tổ đặc biệt Squad Dillinger để theo dõi băng đảng này, đứng đầu là đội trưởng John Stege.
    Sa lưới
    Sau khi đón năm mới, Pierpont quyết định chuyển tới Tucson, Arizona. Cảnh sát khắp vùng Trung Tây vẫn đang truy tìm họ.
    Johnnie quay trở lại Chicago giải quyết một số vấn đề riêng, Hamilton cùng đi với hắn. Trên đường đi, ngày 15/1/1934 hai tên này đã tiến hành cướp ngân hàng quốc gia đầu tiên tại Gary, Indiana. Kế hoạch bột phát này đã khiến Hamilton bị thương, và Johnnie Dillinger đã bắn chết cảnh sát William Patrick Omalley trong quá trình trốn thoát.
     Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 5) - 1
    Băng nhóm Dillinger khi bị bắt
    Các tên còn lại của băng đảng nhanh chóng bị bắt khi chuyển tới Tucson. Ngày 23/1, khách sạn nơi Makley và Clark ở bị cháy, một nhân viên cứu hỏa đã nhân ra Clark và thông báo cho cảnh sát.
    Johnnie, một tên đồng bọn là Bille, cùng với  Pierpont và bạn gái của hắn Mary Kinder đến sau đó một ngày nhưng cũng không thoát được, trong vòng 5 tiếng đồng hổ đột kích, cảnh sát đã tóm gọn 4 tên này. Cảnh sát Tucson đã làm được điều mà cảnh sát khắp vùng Trung Tây không làm được trong vòng 4 tháng.
    Các bang giành nhau băng đảng này. Bang Ohio muốn Pierpont, Makley và Clark vì chúng đã giết chết cảnh sát Saber khi giải thoát Johnnie, Indiana muốn Johnnie vì tội giết cảnh sát Omalley, còn Wisconsin thì muốn tất cả những tên cướp này vì vụ tấn công các ngân hàng ở Racine. Còn cả băng đảng đều muốn được dẫn độ về Wisconsin, nơi mà chúng sẽ không bị xét xử về tội giết người.
    Cảnh sát trưởng Matt Leach xuất hiện ở Tucson với bằng chứng chứng minh Johnnie đã giết cảnh sát Omalley, Johnnie bị giải ra xe chuyên dụng và chuyển tới sân bay Tucson cho chuyến máy bay tới Chicago.
    Các thành viên còn lại như Pierpont, Makley và Clark được dẫn độ tới Ohio bằng tàu hỏa, nơi họ sẽ bị xét xử vì tội giết cảnh sát trưởng Jess Sarber.
    Theo Mai Tân (Theo Trutv) (Khampha.vn

    Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 6)

    Thứ Tư, ngày 23/10/2013 04:00 AM (GMT+7)
    Công tố viên mất đi cơ hội thành Thống đốc bang Indiana vì bức ảnh chụp cùng Johnnie với phong cách thân mật và ngang hàng.
    Xuất hiện như một nhân vật nổi tiếng
    Sau khi bị bắt cùng đồng bọn tại Tucson, Johnnie bị đích thân cảnh sát Matt Leach giải về Chicago.
    Khi tới sân bay Midway, Chicago, toàn bộ tổ đặc nhiệm Squad Dillinger của phòng cảnh sát Chicago trực tiếp dẫn giải hắn một cách sát sao.
    Johnnie được đưa đến văn phòng cảnh sát trưởng Lillian Holley, quận Lake. Phóng viên đã bao quanh văn phòng từ lâu để săn lùng Johnnie như một nhân vật nổi tiếng. Điều này khiến Johnnie tự cho mình hơn nhưng người khác và luôn cười một cách đầy tự mãn.
    Trong một bức ảnh chụp chung Johnnie với bà cảnh sát trưởng Lillian Hollay và công tố viên Robert Estill của bang Indiana, phóng viên "vô tình" yêu cầu Robert Estill vòng tay sau lưng Johnnie khi hắn đặt khuỷu tay mình lên vai Robert Estill, tỏ ra ngang hàng chính khách này. Bức ảnh nhanh chóng được truyền đi trên tất cả các báo, phim thời sự... Điều này khiến công tố viên Robert Estill mất đi cơ hội trở thành Thống đốc bang Indiana sau này.
     Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 6) - 1
    Bức ảnh gây tranh cãi chụp Công tố viên Robert Estill (giữa) và John Dillinger (phải) 
    Thêm một lần đào tẩu
    Bỏ qua những lời chỉ trích của báo chí, Estill nhanh chóng hoàn thành hồ sơ khởi tố Johnnie. Ngày 9/2/1934, phiên xét xử dự kiến sẽ được mở công khai và vệ binh quốc gia cũng đã được huy động trong phiên tòa xét xử tên tội phạm được nhiều người hâm mộ này.
    Thẩm phán William Murray được phân công xét xử vụ này. Nhưng do một vài lý do, phiên xét xử bị lùi lại hơn một tháng, dự kiến mở trở lại vào ngày 12/3.
    Thời gian chờ phiên tòa mở lại, công tố viên Estill yêu cầu chuyển Johnnie tới nhà tù ở Chicago vì hệ thống nhà tù ở đấy đảm bảo cho việc giam giữ những tên tội phạm từng đào tẩu thành công, nhưng thẩm phán Murray đã từ chối đề nghị này, không cho chuyển Johnnie khỏi nhà tù Crown Point . Và đó là một quyết định sai lầm khiến thẩm phán Murray day dứt mãi sau này.
    Trong thời gian bị giam giữ, Johnnie đã lên kế hoạch chi tiết cho lần vượt ngục tiếp theo của mình.
    Nhà tù Crown Point từng nổi tiếng "nội bất xuất" như nhà tù ở Michigan, ngay cả huyền thoại một thời chuyên đào tẩu Houdini cũng không thoát khỏi nhà tù này. Những Johnnie đã làm được điều đó.
    9 giờ sáng 3/3, bằng một khẩu súng làm bằng gỗ, quét ngoài lớp si đánh giày, Johnnie đã khống chế được nhiều cảnh sát.
    Johnnie sau khi thoát khỏi buồng giam của mình đã hỏi tên tội phạm buồng giam bên cạnh có muốn trốn thoát cùng hắn ta không. Herbert Youngblood, một tên tội phạm da đen đang chờ xét xử vì tội giết và hai tên tội phạm khác đã đồng ý theo Johnnie. Chúng nhanh chóng tiến ra phía nhà để xe.
    Trong khi Youngblood và hai tên kia dùng súng khống chế cảnh sát, Johnnie nhanh chóng tìm kiếm một chiếc xe để tẩu thoát.
    Hắn yêu cầu người trông xe Edward Saager tìm cho hắn một chiếc xe tốt nhất, và đó là chiếc xe của cảnh sát trưởng. Johnnie, Youngblood và đồng bọn khống chế một cảnh sát tên là Blunk và Saager lên xe rồi nhanh chóng phóng đi.
    Tên tội phạm nổi danh nhất đã trốn thoát khỏi nhà tù Crown Point mà không có bất cứ ai bị bắn. Sau khi rời khỏi thành phố, Johnnie yêu cầu Blunk dừng xe lại, hắn đưa cho Saager 4 đôla để Saager và Blunk có thể bắt xe quay lại, Johnnie không quên xin lỗi vì không thể có nhiều tiền hơn.
    Trước khi lái xe đi, Johnnie quay đầu lại con đường hắn vừa đi qua, mỉm cười và nói "Nhất định tao sẽ quay lại vào dịp Giáng sinh". Nhưng Johnnie đã không làm được điều đó.
    Trong vụ tẩu thoát đó, Johnnie đã phạm một sai lầm lớn, do lái chiếc xe  mà hắn đánh cắp của cảnh sát trưởng Lillian Holleys đi khắp các tiểu bang, từ Indiana đến Illinois, hắn đã vi phạm luật liên bang.  Do đó FBI đã chú ý đến hắn, J. Edgar Hoovers, một đặc phái viên của FBI đã nhập cuộc tham gia truy lung Johnnie.
    Ở Chicago lúc đó, cảnh sát trưởng John Stege đã giải tán tổ đặc nhiệm Squad Dillinger.
    Sau khi Johnnie thoát khỏi nhà tù Crown Point, thẩm phán Murray đã khẩn cấp thành lập một bồi thẩm đoàn điều tra vụ đào tẩu. Ông thừa nhận sai lầm lớn nhất của mình đó là phản đối việc chuyển Johnnie từ nhà tù Crown Point tới nhà tù thành phố Michigan.
    Xung quanh vụ tẩu bất ngờ của Johnnie, xuất hiện những giả thuyết nghi ngờ có sự giúp đỡ của thành viên trong chính Bộ Tư pháp. Cảnh sát Blunk cũng bị liên quan. Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí, một phóng viên đã thẳng thắn yêu cầu thẩm phán Murray giải thích tại sao một công tố viên nổi tiếng như Robert Estill lại có thể ôm một tên tội phạm như Johnnie.
    Về phía Johnnie, sau khi tẩu thoát đã quay trở lại Chicago, hắn nhanh chóng lên kế hoạch chọn lựa những đàn em triển vọng, phù hợp với mình để tạo nên một băng đảng mới.
    Theo Mai Tân (Theo Trutv) (Khampha.vn)

    Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 7)

    Thứ Sáu, ngày 25/10/2013 04:00 AM (GMT+7)
    Quay trở lại Chicago, Johnnie nhanh chóng lên kế hoạch thành lập băng đảng mới.
    Johnnie và băng đảng mới
    Quay trở lại Chicago, Johnnie nhanh chóng lên kế hoạch thành lập băng đảng mới.
    Johnnie cần những người nhanh nhẹn. John Hamiton, hay “ Red” Hamiton, một kẻ tính quái trong băng nhóm mà hắn quen tại nhà tù Michigan là người đứng đầu danh sách đó.
    Tiếp đến là Lester Gillis, một tên cướp nổi tiếng với tên gọi khác là Nelson baby. Nelson từng là thành viên của băng cướp nổi tiếng Capone. Rồi Homer Van Meter, bạn của Johnnie hồi còn ở trại giáo dưỡng Pendleton và nhà tù Michigan. Cùng gia nhập băng nhóm với Van Meter là Eddie Green, một tên vô cùng  kinh nghiệm trong các vụ cướp ngân hàng và Tommy Carroll, tay súng thiện nghệ.
    Băng nhóm của Johnnie chuyển đến thành phố Twin, tiểu bang Minnesota, chuẩn bị cho một cuộc “thôn tính” mới. Eddie Green luôn có những nhận định chuẩn xác về khả năng của các ngân hàng mà băng nhóm hướng đến.
    Mục tiêu đầu tiên của chúng là Ngân hàng An Ninh Quốc Gia ở Sioux Falls, phía Nam Dakota.
    Đó là một vụ cướp nổi tiếng. Trong khi Johnnie và một vài tên khác cướp ngân hàng, Tommy Carroll canh chừng phía bên ngoài. Chỉ với một khẩu súng, Tommy Carroll đã "xếp hàng" toàn bộ nhân viên cảnh sát Sioux Falls tham gia vây bắt, bao gồm cả cảnh sát trưởng.
    Người dân đứng đầy hai bên đường coi vụ cướp, họ nghĩ đó là một cảnh quay trong một bộ phim nào đó.
    Cuộc đột nhập mang về cho  băng nhóm 49 nghìn đôla Mỹ.
    Đây là vụ cướp đầu tiên mà Johnnie Dillinger trong vai trò thủ lĩnh. Nhưng đối với nhữnng nhà lãnh đạo ở Sioux Falls, họ không tin rằng thủ lĩnh là Johnnie.
    Sau khi nhận được một khoản tiền lớn từ vụ cướp, Johnnie gọi cho luật sư của mình là Louis Piquett, yêu cầu ông dùng số tiền này trả cho luật sư của  Pierpont, Makley và Clark thay cho người nhà của chúng. Người đứng ra nhận số tiền này là Mary Kinder. Nhận khoản tiền lớn từ luật sư Louis Piquett nhưng Mary không hề biết số tiền đó là của Johnnie, và cũng không biết Johnnie ở đâu.
    Tháng 3/1934, phiên tòa xét xử Harry Pierpont về tội danh giết cảnh sát trưởng Jess Sarber ở nhà tù Lima, Ohio được mở công khai. Khu vực xét xử trong tình trạng được bảo vệ nghiêm ngặt với sự có mặt của vệ binh quốc gia vì có tin đồn Johnnie và Hamilton đang trên đường tới đấy để giải cứu cho đồng bọn.
    Pierpont được giải tới phòng xử án với chiếc xích to khóa dưới chân, rất nhiều cảnh sát cầm súng áp giải theo. Mẹ của Pierpont là chứng trước tòa rằng thời điểm xảy ra vụ án, con trai bà ở nhà cùng với bà, nhưng bằng chứng không hề thuyết phục.
    Án tử hình được đề nghị dành cho Harry Pierpont tại phiên tòa.
    Sau nhiều phiên tòa xét xử, Pierpont và Makley bị kết án tử hình bằng ghế điện tại bang Ohio, còn Clark nhận án chung thân.
    Những thất bại đầu tiên
    Quay trở lại với băng chóm của Johnnie tại thành phố Twin, Eddie Green tiếp tục lên kế hoạch cho vụ tấn công ngân hàng quốc gia đầu tiên ở Mason. Tuy nhiên, vụ cướp không thành công bởi an ninh tại ngân hàng này rất nghiêm ngặt. Johnnie và Hamilton bị bắn vào vai và Nelson vô tình bắn bị thương một người vô tội.
    Liên tiếp gặp những bất lợi trong những vụ cướp tại Mason, Johnnie ý thức được rằng may mắn của mình sẽ không kéo dài được lâu. Johnnie không muốn có một kết thúc bi thảm như Pierpont, Makley và Clark. Chúng bị giam giữ tại nhà tù Fort Knox, nhà tù kiên cố nhất,  điều đó có nghĩa Johnnie ko thể cứu họ. Johnnie nhanh chóng lên những kê hoạch cần thiết để gom đủ số tiền trốn ra nước ngoài.
    Ngày 31/3/1034, nhận được tin báo từ một người đàn ông giấu tên, thông báo một người đàn ông tên là Carl Hellman giống như Johnnie đang sống cùng một ngời phụ nữ tại khu vực ngoại thành, các nhân viên FBI nhanh chóng tìm đến ngôi nhà đó. Đó chình là ngôi nhà mà Johnnie, và người tình của hắn Billie Fréchette đang sống. Một số thành viên của băng nhóm hay lui đến đấy.
    Billie Fréchette tiếp các nhân viên FBI, cô nói với họ rằng chồng cô “Carl Hellman” đang ngủ, và nhanh chóng thông báo với Johnnie. Hắn lao ra khỏi giường với một khẩu súng.
    Van Meter xuất hiện, bị bất ngờ, hắn khai nhận mình là nhân viên giao hàng. Các nhân viên FBI lập tức nghi ngờ và yêu cầu hắn dẫn ra xe kiểm tra. Sau một vài phút bối rối, Van Metter rút súng bắn trả và quay trở vào ngôi nhà để hòng thoát ra theo lối cửa sau. Lúc đó Johnnie cũng đã sẵn sàng để bỏ trốn.
    Billie Fréchette thoát ra trước với một chiếc vali xách tay, theo sau là Johnnie. Hai người nhảy lên một chiếc xe chờ sẵn và phóng đi, trong quá trình trốn thoát, Johnnie đã bị bắn vào chân, vết thương trên vai hắn vẫn chưa phục hồi. Van Meter cũng cướp được một chiếc xe tải. Cả hai chiếc xe lao nhanh tới căn hộ của Eddie Green ở Minneapolis.
    Để tránh sự theo dõi của cảnh sát, Johnnie và Bille Fréchette rời khỏi Minneapolis ngay ngày hôm sau.
    Eddie Green vẫn ở lại ngôi nhà đó, cảnh sát và các nhân viên FBI nhanh chóng tìm đến. Một cuộc đối đầu đã diễn ra. Eddie Green bị thương rất nặng. Một tuần sau, hắn qua đời trong sự đau đớn vì nhiễm trùng vết thương. Có lần, để đổi lấy thuốc giảm đau, Eddie Green đã phải trao đổi bằng tên của một vài thành viên trong băng nhóm.
    Ngày 5/4, Johnnie khiến cha mình vô cùng bất ngờ khi xuất hiện tại trang trại Mooresville cùng với Bille Fréchette. Sau đó đôi này tới thăm cha mẹ Pierpont, nhưng trang trại nhà Pierpont hoàn toàn bị bỏ hoang.
    Ngày 8/4, Johnnie và Bille Fréchette tham gia một buổi tiệc tại gia đình trong sự giám sát bí mật của các nhân viên FBI.
    Thời gian trở về thăm nhà, Johnnie tìm các liên hệ với Van Meter để tiếp tục lên kế hoạch cho những vụ cướp mới.
    Theo Mai Tân (Theo TruTV) (Khampha.vn)

    Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 8)

    Chủ Nhật, ngày 27/10/2013 04:00 AM (GMT+7)
    Khó khăn trong việc lẩn trốn cảnh sát, Johnnie Dillinger trả tới 5.000 đôla Mỹ cho phẫu thuật thẩm mỹ.
    Johnnie và diện mạo mới
    Trong thời gian về thăm nhà, Johnnie đã liên hệ với Van Meter và những tên khác trong băng nhóm để tiếp tục công việc của mình.
    Ngày 12/4, chúng đột nhập đồn cảnh sát Warsaw, Indiana lấy đi 2 khẩu súng lục, 4 áo chống đạn.
    Trong một tuần từ 13/4 đến 20/4, băng nhóm Dillinger xuất hiện ở rất nhiều nơi, từ Pittsburgh, Pennsylvania, South Bend, Elkhart và Fort Wayne, Indiana, tới Niles, Michigan. Sau đó rời Chicago trên 3 chiếc xe, hướng tới miền Bắc Winconsin.
    Trong cuộc trốn chạy đó, Hamilton, một thành viên chủ chốt của băng nhóm đã bị thương nặng. Hamilton chết sau vài ngày. Hiện nay có rất nhiều giả thiết liên quan đến cái chết của Hamilton.
    Theo một nguồn tin cậy, cuối tháng 4, sau khi chôn cất Hamilton, Johnnie và Van Meter đã quay trở lại Chicago trên một chiếc xe tải màu đỏ. Trong thời gian quay trở lại, chúng kết nạp thêm Tommy Carroll vào băng nhóm của mình.
    Bọn chúng sống tạm thời trên chiếc xe tải vài tuần cho đến khi luật sư riêng của Johnnie, Piquette tìm được một ngôi nhà an toàn.
    Khó khăn trong việc lẩn trốn cảnh sát, để tránh bị phát hiện, Johnnie nghĩ tới việc phẫu thuật thẩm mỹ. Một bác sĩ giỏi người Đức tên là Wilhelm Loeser, từng chịu án tù 3 năm vì liên quan đến ma túy được luật sư Piquette trực tiếp lựa chọn làm công việc này. Người trợ lý cho cuộc phẫu thuật là tiến sĩ Harold Bernard Cassidy.
    Johnnie đồng ý trả tận 5 nghìn đôla Mỹ cho cuộc phẫu thuật này. Harold Cassidy sẽ nhận 600 đôla, và số tiền còn lại chia đều cho Loeser, Piquette và OLeary, một thân cận của Johnnie, người hỗ trợ trực tiếp luật sư Piquette.
    Cuộc phẫu thuật làm biến mất 3 nốt ruồi trên trán, xóa vết sẹo trên môi, thu gon cằm và chỉnh sửa mũi.
    Johnnie rất hài lòng về cuộc phẫu thuật mà hắn suýt trả giá bằng tính mạng. Sau đó hắn nhuộm tóc đen, bắt đầu để ria mép và đeo kính.
    Ngày 7/6, cảnh sát thông báo cái chết của Tommy Carroll, thành viên mới của băng nhóm. Điều này khiến Johnnie và Van Meter vô cùng buồn bã. Chúng cảm thấy điều gì đó bất ổn đang tới.
    Ngày 30/6, những thành viên còn lại của băng nhóm Dillinger tiếp tục hành động. Mục tiêu là ngân hàng Quốc gia ở phía Nam thành phố Bend, Indiana. Đây là phi vụ cuối cùng và là phi vụ đẫm máu nhất trong cuộc đời của Johnnie cùng băng nhóm của mình.
    Nelson bắn trọng thương hai người đi đường khi đọ súng với cảnh sát. Tên bảo vệ ngân hàng bị Van Mater cứa cổ khi ngắn hắn chạy thoát. Bản thân Van Meter cũng bị một phát súng chí mạng.
    Johnnie và những tên khác rời khỏi ngân hàng an toàn cùng với con tin.
    Cả băng nhóm may mắn thoát chết, chạy về nơi ẩn náu tại một ngôi nhà bên ngoài thành phố. Số tiền cướp được trong vụ này là 4.800 đôla Mỹ.
    Bị một viên đạn “vô tình” găm vào trán, Van Meter may mắn thoát chết những bị thương khá nặng. Một bác sĩ thú ý đã phải cấp cứu cho hắn trước khi Tiến sĩ Cassidy tới.
    Sau khi phục hồi vết thương, ngày 4/7, Johnnie và Van Meter lặng lẽ rời khỏi ngôi nhà mà không thông báo cho luật sư Piquette.
    Lệnh truy nã Johnnie Dillinger được dán khắp nơi tại nhiều bang, số tiền thưởng lên tới 15 nghìn đôla Mỹ.
     Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 8) - 1
    Anna Sage, người tình cuối cùng của John Dillinger 
    Anna Sage -  Quý bà trong chiếc đầm đỏ
    Trong thời gian hồi phục sau cuộc thẩm mỹ giá 5 nghìn đôla. Johnnie tự tin với diện mạo mới của mình, hắn không còn lo ngại nhiều về sự truy đuổi của cảnh sát và bắt đầu mạo hiểm xuất hiện trước đám đông.
    Johnnie tới Wrigley Field chơi bóng chày, tham gia các hội chợ ở Chicago, tới các rạp chiếu phim và tìm đến các hộp đêm, thậm chí quan hệ gắn bó với một số gái mại dâm. Một trong số đó là Anna Sage. Người phụ nữ với cái tên rất cuốn hút “Quý bà trong chiếc đầm đỏ”.
    Anna Sage sinh năm 1889 tại một ngôi làng nhỏ ở Rumania. Sau khi kết hôn, cô chuyển đến Mỹ vào năm 1909, định cư ở khu phố Slovenia, phía Đông Chicago, Indiana. Hai năm sau đó, Sage li dị chồng và bắt đầu các hoạt động mại dâm, làm chủ một cơ sở mại dâm lớn tên là Bill Subotichs.
    Năm 1923, Sage tiếp tục mở cơ sơ kinh doanh thứ 2, dưới tên gọi “Khách sạn Kostur” ở Gary, Indiana và trở nên nổi tiếng.trong làng “giải trí đen” .
    Johnnie bị thu hút bởi Anna Sage và thường xuyên lui tới căn hộ của cô như nhà của mình. Trong ngôi nhà của Anna Sage, có hẳn một chiếc ghế dành riêng cho Johnnie mỗi khi hắn tới đây thư giãn. Vậy nên khi bị truy nã, và những ngày cuối cùng trước khi bị cảnh sát hạ gục, Johnnie vẫn qua lại với Sage.
    Thời gian tới Chicago làm ăn, Anna Sage quen và hay đi lại với Martin Zarkovich, một sĩ quan cảnh sát tại phòng cảnh sát phía Dông Chicago. Mối quan hệ đặc biệt này giúp cho Sage rất nhiều trong việc làm ăn của mình.
    Chính cặp đôi Ana Sage và Martin Zarkovich  này đóng một vai trò quan trọng trong sự “sụp đổ” của John Dillinger bên ngoài Nhà hát Biograph ngày 22/7/1934.
    Theo Mai Tân ( Theo Trutv) (Khampha.vn)

    Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ cuối)

    Thứ Ba, ngày 29/10/2013 04:00 AM (GMT+7)
    Chính quyền mở cửa nhà xác để hơn 15.000 người xếp hàng vào viếng xác John Dillinger.
    “Quý bà trong chiếc đầm đỏ”, Anna Sage là một công dân nhập cư trái phép vào Mỹ và có nguy cơ bị trục xuất vì “tư cách đạo đức thấp”. Sage tìm mọi cách để tự cứu mình, và Johnnie sẽ là "công cụ" để Sage đạt được mục đích
    Ngày 21/7, Anna Sage liện hệ với phòng cảnh sát Chicago. Cô thương lượng với cảnh sát sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng về Johnnie nếu phòng cảnh sát hỗ trợ cô trong việc nhập cư. Phía phòng cảnh sát đã đồng ý.
    Theo lời kẻ phản bạn này, Johnnie sẽ có cuộc hẹn với Polly Hamilton, một gái mại dâm nổi tiếng trong làng “giải trí đen” vào ngày 22/7. Cặp đôi này sẽ đi xem phim tại một trong hai nhà hát Biograph hoặc Marbro.  Anna Sage sẽ đi cùng và mặc chiếc váy màu cam để cảnh sát dễ dàng nhận ra.
    Ngay lập tức, một tổ đặc biệt gồm các thành viên FBI và cảnh sát Chicago được thành lập, trong đó có trung sĩ Martin Zarkovich. Tổ đặc biệt chia thành hai nhóm phục kích tại hai nhà hát trên.
    Đúng như lời Sage, Johnnie đã có mặt ở nhà hát Biograph cùng với cô ta và Polly Hamilton.
    Khi xác định được mục tiêu, cảnh sát trưởng Samuel P. Cowley thông báo với toàn nhóm sẵn sàng cho việc “hạ gục” Johnnie, thậm chí sẽ bắn hạ nếu tên cướp manh động.
    Hơn 10h, Johnnie rời khỏi nhà hát. Bằng sự nhạy bén của một tên cướp đầy kinh nghiệm, Johnnie nhận ra sự có mặt của cảnh sát quanh mình. Hắn lập tức chạy vào một con hẻm bên cạnh.
    Cảnh sát theo sát Johnnie, và liên tiếp nổ súng.
     Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ cuối) - 1
    Nhà hát Biograp, nơi John Dillinger bị bắn hạ
    John Dillinger bị hạ gục trên một con hẻm nhỏ bên ngoài nhà hát Biograph. Lúc đó là 10h40, chủ nhật ngày 22/7/1934, cảnh sát đã bắn hạ Jonnie từ nhiều phía. Bốn viên đạn trúng Johnnie, hai viên sượt qua mặt hắn, viên thứ ba trúng gáy, viên thứ tư trúng vào xương đòn trái. Hắn gục tại chỗ trên vũng máu.
    Johnnie được chuyển đến bệnh viện Alexian Brothers và đặt trên bãi cỏ cho đến khi Phó văn phòng điều tra FBI tới. Chính thức được xác nhận Johnnie đã chết, cảnh sát và nhân viên bệnh viện chuyển cái xác tới nhà xác ở quận Cook. Rất đông phóng viên, những người dân đã chờ sẵn để một lần được nhìn thấy tên tội phạm khét tiếng này.
    Cảnh sát thu được hơn 7 đôla trong túi Johnnie. Có giả thiết cho rằng nhiều kẻ đã lợi dụng tình cảnh để trộm tiền của Johnnie.
    Một chiếc đồng hồ bỏ túi cũng đã được tìm thấy, bên trong có ảnh một người phụ nữ trẻ. Người ta đoán đó là hình của Mary Longnaker, bạn gái của Johnnie từ hồi ở Dayton, có người lại bảo đó là hình của Billie Fréchette. Báo chí thì cho rằng đó là hình của Polly Hamilton.
    Tại nhà xác, đông nghẹt bác sĩ, y tá, thực tập sinh, cảnh sát… đa phần là những người tò mò.
    Giới chức trách Chicago quyết định mở cửa nhà xác để mọi người có thể tới “thăm” Johnnie.
    Đủ các thành phần, từ các chính trị gia, quan chức, doanh nhân đến các bà nội trợ, học sinh.. Ước tính khoảng 15 nghìn người xếp hàng xem xác Johnnie trước khi cái xác được chuyển tới nhà tang lễ McCready.
     Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ cuối) - 2
    Dòng người xếp hàng xem xác John Dillinger
    Cảnh sát Chicago đã cho xe hộ tống xác Johnnie tới tận biên giới Indiana. Cha của Johnnie và người em cùng cha khác mẹ Audrey Dillinger Hancock cũng có mặt tại nhà tang lễ. Audrey Dillinger Hancock không tin cái xác kia là người anh “huyền thoại” của mình. Sau khi kiểm tra vết sẹo trên đùi phải của cái xác, Audrey đã xác nhận đó chính là John Dillinger.
    Johnnie được chôn tại nghĩa trang Crown Hill ở Indianapolis. Nghĩa trang này là nơi an nghỉ của Tổng thống thứ 23 của Hoa Kỳ là Benjamin Harrison. Bia mộ của Johnnie đã được thay thế nhiều lần do khách tham quan và những người dân hiếu kì muốn có một mảnh bia mộ của tên tội phạm khét tiếng nhất này về làm kỉ niệm.
    Theo Mai Tân (Theo TruTV) (Khampha.vn)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét