Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

NHÂN TÍNH 38

 -Loài người tưởng mình khôn "ngoan" nhất, nhưng thật ra là khôn "hư"nhất!-Loài người thường cho rằng thú tính xấu xa hơn nhân tính, nhưng thật ra là loài vô đạo đức nhất, vì độc ác nhất, thủ đoạn bẩn thỉu nhất, trả thù hèn hạ nhất, sống đồi bại nhất...!
-Nhân tính như tấm huân chương với hai mặt của nó. Một mặt thể hiện ra xấu xa bao nhiêu thì mặt kia thể hiện ra tốt đẹp bấy nhiêu. Đó là hoạt động tinh thần tột đỉnh của giới sinh vật.
-Chỉ khi nhân tính hoàn toàn chuyển biến thành đẹp đẽ hơn thú tính, nghĩa là khi sự phân chia giàu - nghèo đã trở nên vô nghĩa, thì lúc đó mới có xã hội cộng sản đích thực, loài người mới sống đại đồng được! Thử hỏi: quá trình đó là tiến hóa hay thoái hóa!?
-Còn không, may ra chỉ có xã hội cộng sản tương đối thôi!
-Nhưng, mơ mộng thì...có quyền!...
--------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Tào Tháo từ nhỏ đã háo sắc

Cập nhật lúc: 19:09 11/12/2013

(Xã hội) - Xuất thân trong gia đình giàu có tại huyện Tiêu, nước Bái, ngay từ thuở nhỏ, Tào Tháo đã tỏ ra là người lanh lợi hoạt bát, quyền biến, tính tình phóng đãng, thung dung tự tại, ngao du chơi bời, nhưng ít bị ai than phiền, nhắc nhở.

Duy chỉ người chú ruột tỏ ra bất mãn với cách hành xử không thuận phép tắc của Tào Tháo, nên nhiều lần cáo tội với ông bố là Tào Tung. Ôm hận vì bị bêu xấu, một hôm, Tào Tháo bèn giả bị bệnh, mồm miệng méo xệch như trúng phong. Ông chú trông thấy hoảng sợ, bèn đi gọi Tào Tung. Khi hai người tới nơi, Tào Tháo đã tươi tỉnh như thường, thậm chí cứng giọng lý giải: “Chỉ vì chú không thích con nên bày trò lường gạt cha”. Từ đó về sau, Tào Tung luôn tỏ ra hoài nghi lời nói của người em. Ông chú vì bị vu oan cũng không một lần đả động thêm về Tào Tháo nữa.
Tào Tháo từ nhỏ đã háo sắc
Vẻ thung dung tự tại của Tào Tháo trong một bức họa.
Thói gian xảo, cơ mưu của Tào Tháo không chỉ “phát tiết” trong nhà, mà còn bộc lộ giữa chốn đông người. Hồi nhỏ, một lần Tháo cùng bạn đồng niên Viên Thiệu đi xem lễ rước dâu. Hai người rủ nhau lẻn vào khuôn viên trong nhà rồi đợi tới nửa đêm thanh vắng cất giọng hô hoán: “Có trộm!”. Gia chủ nghe thấy bỗng toán loạn bủa ra khắp nơi tìm người, Tào Tháo nhân lúc đó mò vào hỷ phòng, dùng dao găm hù dọa tân nương để trêu hoa ghẹo nguyệt, rồi cùng Viên Thiệu cao chạy xa bay. Kết cục là, hai người trong lúc hoảng loạn mà lạc đường, rơi vào bụi gai. Viên Thiệu không thể cựa quậy. Trong cơn nguy biến, Tào Tháo bèn hét lên “Trộm ở đây!. Viên Thiệu nghe thấy  cuống cuồng vùng chạy, nhờ thế mà thoát khỏi bụi gai. Tới lúc hoàn hồn, Viên Thiệu mới biết đó là kế ứng biến của gian hùng họ Tào.
Về sau, khi đã công danh vinh hiển, Tào Tháo vẫn không từ bỏ được thói dâm đãng, gian xảo của mình. Theo “Quan Vũ truyện”, tháng 9 năm 198, trong lần cùng Lưu Bị tấn công Từ Châu, trừ Lã Bố, Tào Tháo lại bày chiêu cướp vợ người.
Trong cơn quẫn bách vì bị truy sát, Lã Bố đem vợ mình là Đỗ thị tới chỗ Quan Vũ để lấy lòng. Chính nét đẹp thanh tú, nết na của Đỗ thị khiến Quan Vân Trường xiêu lòng. Nhưng đắn đo giữa tình và lý, ông đem chuyện kể với gian hùng họ Tào. Tào Tháo hứa hẹn sẽ dùng mưa kế giúp Quan Vũ chiếm Đỗ thị làm “của riêng”. Nhưng khi người đàn bà ấy xuất hiện trong phủ họ Tào, kẻ gian hùng đã mê mẩn nhan sắc của nàng, bèn dùng lời đường mật dụ dỗ, khiến Đỗ thị xiêu lòng lưu lại rồi dần biến nàng trở thành sở hữu của mình. Quan Vân Trường lúc này mới điếng người nhận ra thói gian ngoa, đa mưu và háo sắc của Tào Tháo.
Theo ý kiến của một số nhà sử học Trung Quốc, người đàn bà mang tên Đỗ thị ấy chính là nguyên nhân khiến tình cảm Quan Vũ – Tào Tháo bị sứt mẻ.
Theo Nguoiduatin

Số phận bi thương chung chồng của ba con gái Tào Tháo

Cập nhật lúc: 19:30 06/08/2015

(Khám phá) - Là con gái của Ngụy vương Tào Tháo, các nàng công chúa cũng không hạnh phúc hơn ai. Vì muốn củng cố vị trí quyền lực của mình, Tào Tháo đã dùng con gái mình thành “lễ vật”.

Những cô gái có phụ thân là vương thất là một hạnh phúc những cũng là một bi kịch. Những nàng công chúa của Tào Tháo đều là người có tài sắc và cá tính riêng. Vì muốn củng cố vị trí quyền lực, Tào Tháo đã biến con gái mình thành “lễ vật” để kết thân với hoàng thượng. 
Mô tả ảnh.
 Ảnh minh họa chân dung Tào Hoa
Năm thứ 18 Kiến An tức năm 213, Tào Tháo đã gả trưởng nữ Tào Hiến, Tào Tiết và Tào Hoa vào cung phong làm phu nhân hầu hạ Hán Hiến Đế Lưu Hiệp. Đến năm 214, Tào Hiến được phong làm quý nhân nhưng bất hạnh không có con.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa chân dung Tào Hiến.
Sau khi Tào Hiến qua đời được hợp táng cùng với Hán Hiến Đế và được truy phong làm Hiếu Hiến Tào hoàng hậu. Tào Hoa cũng trở thành phi tần trong cung của Hán Hiến Đế. Nàng thứ hai Tào Tiết được phong làm hoàng hậu. Hán Hiến Đế vốn đã có vị hoàng hậu tên là Phục Thọ. Phục Thọ vì bất mãn với Tào Tháo nên đã viết thư mật báo cho cha mình là Phục Hoàn không ngờ bị phát hiện. Tào Tháo đã ép Hán Hiến Đế phế Phục Thọ và lập Tào Tiết làm hoàng hậu. 
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa chân dung Phục Thọ hoàng hậu.
Chính vì thế, tuy là hoàng đế bù nhìn nhưng vì chuyện này mà Hán Hiến Đế Lưu Hiệp rất ghét Tào hoàng hậu. Tào Tháo cũng chả để ý đến điều đó. Mục đích đã đạt được, con gái đã gả cho Lưu Hiệp thì giờ là người nhà họ Lưu, chết cũng là ma nhà họ Lưu. 
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa chân dung Tào Tiết hoàng hậu.
Cuộc đời Tào hoàng hậu chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc thật sự. Khi Tào Phi ép Hán Hiến Đế nhường ngôi, bắt em gái là Tào hoàng hậu phải đưa ngọc ấn, nhưng nàng không chịu nên đã đập vỡ ngọc ấn.
Sau khi Hán Hiến Đế bị phế thành Sơn Dương Cung, Tào Tiết đã trở thành Sơn Dương phu nhân và cùng chồng sống nốt mấy năm cuối cùng. Cũng vì Tào Tiết không hợp tác với anh trai nên nàng và Tào Phi xung khắc với nhau vì thế cuộc sống càng ngày càng trở nên khó khăn, thê thảm.
Nhưng cũng còn vớt vát chút thể diện cuối cùng, khi Tào Tiết qua đời, Tào Phi vẫn lấy thân phận và lễ nghi của Hán triều hoàng hậu để tổ chức tang lễ cho em gái và cho hợp táng cùng với Hán Hiến Đế.
Cả đời Tào Tiết chả bao giờ được sống vui vẻ. Còn sống thì bị chồng ghẻ lạnh, căm ghét. Huynh trưởng cũng không ủng hộ vì nàng đã không chịu hợp táp. Người đời thì chửi nàng là gian tế của Tào Tháo. Một tài nữ cành vàng lá ngọc mà phải sống đầy bi thảm.
 

Bí ẩn về người phụ nữ làm Tào Tháo ân hận cả đời

Cập nhật lúc: 11:47 15/07/2015
 

(Khám phá) - Cả cuộc đời lừng lẫy, nhưng Tào Tháo đã phải trăn trở rằng thấy bại lớn nhất của ông là không thể giữ lại được người vợ hiền bên cạnh mình.

Mối tình ai oán Đinh - Tào
Không có nhiều sử sách viết về mối tình của kẻ gian hùng Tào Tháo với Đinh thị trước khi ông rước bà về làm vợ cả. Tuy nhiên, những câu chuyện kể về tình yêu của Tào Tháo dành cho người vợ này lại nhiều không kể xiết.
Là người phụ nữ đầu tiên bước vào nhà Tào Tháo với tư cách là vợ cả, Đinh phu nhân được nhận khá nhiều ưu ái từ chồng của mình.
Nhiều tài liệu ghi lại cho biết, dù Đinh phu nhân không thể có con nhưng không vì thế mà Tào Tháo sinh ghét bỏ. Mặc khác, kẻ gian hùng vẫn hết sưng cưng chiều và yêu thương vợ mình. Tào Tháo còn để Đinh phu nhân nuôi dưỡng đứa con trai của Tào Tháo cùng một phụ nữ họ Lưu do sinh khó mà chết ngay sau khi sinh.
dinh-phu-nhan-phunutoday-vn
Đinh phu nhân.
Mặc dù không phải con đẻ nhưng Đinh phu nhân hết sức yêu thương và chăm sóc đứa con Tào Ngang này. Không những thế, khả năng quán xuyến gia đình, quản lý mọi việc trong nhà chu đáo khiến cho Tào Tháo càng hết mực yên tâm.
Trong trận đánh năm 197, Tào Tháo đem quân đánh Trương Tú tạm thời chiến thắng nhưng lại bị "lật kèo" khiến trở tay không kịp. Sau trận này Tào Tháo thoát chết nhưng mất tướng yêu Điển Vi, con trai Tào Ngang và cháu ruột.
Sau khi đại bại. Tào Tháo lập đàn thờ và than vãn: “Ta mất con trưởng và đứa cháu yêu, không thương tiếc là mấy, chỉ khóc thương Điển Vi mà thôi”. Những điều này đến được tai Đinh phu nhân đang trong nỗi đau đớn mất con lại càng trở nên thống khổ hơn. Vì quá đau đớn, Đinh phu nhân đã mắng mỏ Tào Tháo thậm tệ vì việc ông quá vô tâm với nỗi đau mất con. Có lẽ, bà cũng là người phụ nữ đầu tiên dám mắng chửi Tào Tháo trước mặt ba quân thiên hạ.
Cảm thấy bị mất mặt trước thuộc hạ, Tào Tháo bèn quyết định đuổi Đinh phu nhân về nhà mẹ đẻ. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng đây lại là quyết định làm ông hối hận cả đời.
Ân hận đến lúc lìa đời
Cuộc đời Tào Tháo có không ít mỹ nhân, cũng không ít trong số đó trở thành vợ của kẻ phong lưu này. Tuy nhiên, chẳng mấy ai khiến Tào Tháo phải day dứt đến tận lúc chết như Đinh phu nhân. Nửa năm sau khi Đinh phu nhân về nhà mẹ đẻ, Tào Tháo nghĩ vợ mình đã nguôi bớt giận liền đi đón về nhưng với bản lĩnh có sẵn  Đinh phu nhân không mảy may xúc động.
Nhiều sử sách ghi lại rằng Tào Tháo đã dùng mọi cách từ ép buộc đến van nài và xuống nước với người vợ của mình nhưng Đinh phu nhân vẫn kiên quyết không trở lại. Dùng mọi cách Đinh phu nhân vẫn không trở lại, Tào bèn quay về dinh phủ và nghĩ rằng vợ mình đã tìm được người khác. Trái ngược hẳn với cá tính của Tào Tháo, nếu bình thường ai đó phản bội mình sẽ nhận kết thúc không mấy lại tốt đẹp. Tuy nhiên, vì thật sự yêu thương người vợ bản lĩnh này nên Tào quyết định cho Đinh phu nhân cải giá.
tao-thao-phunutoday-vn
Tào Tháo phải ân hận cả đời.
Tuy nhiên, Đinh phu nhân vẫn sống cùng bố mẹ dệt vải và qua đời bị bạo bệnh. Sau khi Đinh phu nhân mất, Tào Tháo tự tay chọn nơi chôn cất cho người vợ yêu của mình.
Tạm kết
Trong nhiều tài liệu viết về Tam quốc hay cuộc đời Tào Tháo của lịch sử Trung Quốc đều có ghi lại rằng cuối đời khi sắp lâm chung kẻ gian hùng một thời chia sẻ rất nhiều điều trăn trở về người vợ của mình. Tào nói rằng nỗi ân hận lớn nhất cuộc đời ông là để mất đi người vợ yêu Đinh phu nhân và đó là điều ông day dứt đến cả khi chết.
Trang điểm Tam quốc của sử gia Nguyễn Khanh còn ghi chép lại đoạn trăn trở của Tào Tháo: “Nhìn lại trong suốt cuộc đời ta, người khiến ta không nỡ rời xa nhất đó chính là Đinh phu nhân. Ta chưa bao giờ phụ bạc nàng nhưng những sai lầm đã khiến chúng ta không thể như xưa, khiến ta và nàng trở nên xa cách.”
Suy cho cùng, dù là kẻ gian hùng hay người dân áo vải thì trong cuộc đời họ cũng lưu giữ một hình ảnh ai đó mà suốt đời họ không thể nào quên.

Cuộc sống đọa đầy của những người phụ nữ trong nhà Tào Tháo

Cập nhật lúc: 19:00 29/04/2015

(Khám phá) - Tào Tháo là một con người nổi tiếng vì tính đa nghi. Chính vì vậy, những người phụ nữ trong nhà ông hầu hết đều có cuộc sống đọa đầy, bi thảm.

Ngoài việc là nhà chính trị, nhà , nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo còn là một con người nổi tiếng vì tính đa nghi. Sự cứng rắn, thiên về lý trí trong xử lý các mối quan hệ, nhất là trong cầm quân khiến ông nhận được nhiều luồng khen chê khác nhau của đương thời và hậu thế. Dĩ nhiên, nếu lấy luân lý thông thường sẽ không thể hiểu được tầm nhìn của một nhân vật xuất chúng trong thiên hạ như Tào Tháo. Và càng không thể hiểu, tại sao Tào Tháo lại có những thuộc hạ là những danh tướng sẵn sàng sống chết  vì chủ tướng như thế. Qua những số phận những người  vợ làm dâu họ Tào độc giả sẽ hiểu phần nào trong cách hành xử khác người của Tào Tháo.

Tiếc thương võ tướng hơn con đẻ

Năm 197, Tào Tháo đem quân đánh Trương Tú. Trương Tú sợ quân lực của Tào Tháo nên đầu hàng. Nhưng sau đó Tào Tháo lại tư thông với thím dâu của Trương Tú nên Trương Tú tức giận, muốn đánh Tháo nên bàn với mưu sĩ là Giả Hủ và tướng là Hồ Xích Nhi. Hồ Xích Nhi bảo Tào Tháo có Điển Vi bảo vệ rất khó đánh, nên dùng kế ăn cắp đôi thiết kích của Vi. Trương Tú mời Điển Vi đến uống rượu cho say mèm rồi ăn cắp đôi thiết kích của Vi rồi đêm đó đốt lửa tấn công Tháo. Tào Tháo vội vàng bỏ chạy. Điển Vi say rượu đang ngủ, trong mơ màng chợt nghe tiếng ngựa và tiếng người reo hò, giật mình vùng dậy, sờ đến đôi thiết kích thì không thấy đâu lại nghe tin Trương Tú kéo quân đến nên Vi vội vàng giật lấy cây kiếm của lính canh chạy ra ngoài thì thấy vô số quân mã, cầm chặt giáo dài đánh bừa vào trại. Trong trận đánh bất ngờ này, Tào Tháo nhờ có Điển Vi chặn cửa trước, quyết chết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng nên Tào Tháo thoát nạn chạy được về Hứa Đô nhưng mất người con trai trưởng là Tào Ngang và người cháu.
Mô tả ảnh.
Chân dung Tào Tháo qua .
Đinh phu nhân là vợ cả của Tào Tháo, tuy nhiên từ trước đó Tào Tháo đã có một người con trai với một cô gái họ Lưu, cô này do sinh nở khó khăn nên đã chết sớm. Là người vợ cả trên danh nghĩa, lại không thể có con nên Đinh phu nhân sau này đã nhận con của cô gái họ Lưu kia với Tào Tháo làm con trai của mình. Đứa bé này có tên Tào Ngang. Khi hay tin người con trai Tào Ngang chết trận cùng Điển Vi, Đinh phu nhân dường như hóa dại. Không những thế, sau trận đánh này, Tào Tháo đã sai lập đền thờ và bày bàn cúng tế rồi nói với các tướng rằng: "Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương là mấy, chỉ thương khóc Điển Vi mà thôi". Chính vì nghe được thông tin này mà Đinh phu nhân đã căm phẫn thốt lên rằng: "Con trai bị giết chết mà ông ấy không hề tỏ ra thương xót, như thế có quá nhẫn tâm hay không?".

Vinh quang và nỗi đau của người vợ xuất thân từ kỹ nữ

Trong những bà vợ của Tào Tháo thì Biện phu nhân có thể được đánh giá là người nổi bật nhất. Lịch sử không ghi rõ tên của người phụ nữ này, chỉ biết bà họ Khả và là mẹ của Tào Phi, Tào Chương, Tào Thực và Tào Hùng, những người con nổi bật nhất của Tào Tháo. Một điều đặc biệt nữa từ người phụ nữ này chính là việc bà có xuất thân từ một kỹ nữ. Năm Biện phu nhân 20 tuổi, trong một lần đi kỹ viện giải sầu, Tào Tháo đã mê đắm trước sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của cô kỹ nữ nổi tiếng bậc nhất tại kinh thành lúc bấy giờ. Chẳng lâu sau, bất chấp là người có vợ, Tào Tháo quyết định chuộc Biện phu nhân ra khỏi lầu xanh và kết hôn cùng bà không lâu sau đó.
Mô tả ảnh.
Biện phu nhân qua một bức vẽ chân dung.
Tuy không phải vợ cả, xuất thân hèn kém nhưng Biện phu nhân lại là người vợ có danh vọng nhất của Tào Tháo. Khi Tào Tháo được phong vương, bà trở thành Ngụy vương hậu. Con cả là Tào Phi kế nghiệp, bà được tôn là vương thái hậu, rồi thành hoàng thái hậu khi Tào Phi xưng đế, và là Thái hoàng Thái hậu khi cháu nội lên nối ngôi. Tuy là vợ thứ nhưng Biện phu nhân được chồng khâm phục vì bản lĩnh rất lớn. Khi Tào Tháo chạy trốn khỏi sự truy nã của Đổng Trác, do có tin đồn ông ta đã chết nên cả nhà hoảng sợ cuống cuồng. Riêng bà vẫn bình thản khuyên mọi người đừng vội tin khi chưa có bằng chứng. Quả nhiên sau đó, Tào Tháo bình an quay về.
Biện phu nhân cũng được khen là người ăn ở độ lượng, có trước có sau. Vợ cả của Tào Tháo là Đinh thị, sau khi con trai chết thường bất hòa với chồng, cuối cùng bỏ về nhà cha mẹ, Tháo năn nỉ thế nào cũng không về. Biện phu nhân nhiều lần làm người hòa giải cũng không xong nên những khi chồng vắng nhà thường đón Đinh thị về chơi, đối đãi rất tử tế. Sau này khi cháu nội là Tào Tuấn lên làm vua, bà còn bảo cháu phong vương cho con trai một vợ lẽ của chồng mình, vốn bị bỏ quên.
Mặc dù là một người ăn ở có trước có sau nhưng những ngày cuối đời của người phụ nữ này lại phải sống trong một tâm trạng bi thảm. Những người con của bà vì quyền lực mà giết hại lẫn nhau. Năm 213, để đạt được mục đích tranh ngôi của mình, Tào Phi- con trai cả của Tào Tháo và Biện phu nhân đã dùng táo độc để hạ sát em trai cùng cha cùng mẹ với mình là Tào Chương. Sách Ngụy Tấn thế thuyết cho rằng khi Tào Chương cùng Tào Phi đánh cờ trong lầu của Biện thái hậu, bị Tào Phi cho ăn táo có độc. Người hầu mang nước đến cho Tào Chương uống, nhưng bị Tào Phi sai đập vỡ bầu nước. Biện thái hậu vội đi chân không chạy ra giếng múc nước cho con thứ, nhưng không tìm được gàu múc, vì vậy Tào Chương trúng độc qua đời ngay trên tay của mẹ mình tức Biện thái hậu.

Số phận bi thảm của nàng dâu Chân Mật

Năm 204 khi Tào Tháo đánh Nghiệp Thành, thủ phủ của Ký Châu của Viên Thiệu đã bắt được người con dâu thứ ba của nhà họ Viên có tên là Chân Mật. Nhan sắc của người phụ nữ này lộng lẫy đến nỗi khi vừa nhìn thấy, con trai lớn mới 18 tuổi của Tào Tháo là Tào Phi lập tức si mê và nhanh chóng đoạt lấy nàng làm vợ. Theo Tam quốc diễn nghĩa, khi thắng trận, Tào Phi dẫn quân xông thẳng vào nhà họ Viên, thấy hai người đàn bà đang ôm nhau khóc, hỏi ra thì là vợ và con dâu thứ ba của Viên Thiệu. Phi kéo người phụ nữ trẻ lại gần, thấy tuy cố làm cho đầu bù, mặt nhọ nhưng quả là một trang quốc sắc, bèn dịu giọng hứa sẽ bảo toàn mạng sống cho cả gia đình. Khi gặp Thào Tháo, vợ Viên Thiệu biết ý Phi bèn dâng nàng dâu cho Phi, dù con trai bà ta lúc đó còn sống. Tháo nhìn dung nhan Chân thị, gật đầu nói: "Thật đáng là con dâu họ Tào".
Mô tả ảnh.
Chân dung của nàng Chân Mật, người con dâu có số phận bi thảm của Tào Tháo.
Nhiều sách khác lại kể rằng, vì nghe đồn về nhan sắc kiều diễm của Chân thị, chính Tào Tháo rất thèm khát nên khi đem quân triệt hạ họ Viên đã có ý định chiếm lấy nàng về mua vui cho mình. Vì thế, ông ta ra lệnh không ai được xâm phạm đến gia quyến nhà họ Viên. Thật không may là cậu con trai nhanh chân hơn đã chiếm được , khiến Tào Tháo tuy tiếc đứt ruột mà vẫn phải cưới nàng cho con trai mình. Mặc dù sở hữu một sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng cuộc đời Chân Mật cũng bất hạnh không ai bằng. 8 tháng sau khi kết hôn cùng Tào Phi, Chân Mật đã hạ sinh một đứa con trai đặt tên là Tào Tuấn. Vì sinh sớm nên nhiều phi tần của Tào Phi đã gièm pha rằng Tào Tuấn là con của Viên Hy chứ không phải máu mủ nhà họ Tào. Chính vì những lời gièm pha này, Chân Mật đã bị thất sủng và ngày càng bị chồng ghẻ lạnh.
Một trong những tình địch ghê gớm nhất của Chân Mật là Quách thị. Vì Chân Mật là vợ cả lại là người có sắc đẹp hơn người nên Quách thị luôn tỏ ra ghen tức quyết tâm tiêu diệt Chân Mật để trở thành bà chủ hậu cung. Bày mưu tính kế chán chê nhưng không hại được Chân Mật nên Quách thị đã sử dụng chiêu bài hiểm độc, để bùa trong phòng của Tào Phi rồi tố cáo Chân thị yểm bùa hãm hại chồng. Mặc dù ban đầu không tin lời của Quách thị, nhưng vốn tính đa nghi, Tào Phi đã cho điều tra và quả nhiên bắt được tượng gỗ đề tên mình trong phòng của Chân Mật. Sau khi tìm được vật chứng, Tào Phi đã ra lệnh cho Chân Mật uống thuốc độc tự tử. Không những thế, sau khi chết, Chân Mật còn bị nhét đầy cám vào mồm, rũ tóc che khuất mặt mới được mai táng.
Bi kịch người vợ cả của Tào Tháo
Sau cái chết của Tào Ngang, Đinh phu nhân đã lặng lẽ rời bỏ Tào Tháo trở về nhà mẹ đẻ mà không một lời nhắn nhủ. Sợ bị tai tiếng do vợ bỏ nhà ra đi, Tào Tháo đã đánh xe ngựa về tận nhà của Đinh phu nhân để đón bà về. Mặc dù nói hết lời nhưng Đinh phu nhân vẫn không hé môi nói một tiếng hay có bất kỳ biểu hiện gì trên khuôn mặt. Quá tức giận, Tào Tháo đã quát lên rằng: “Phu nhân muốn chia tay với tôi phải không, được, chia tay để phu nhân đi lấy người khác. Tuy nhiên, có ai dám lấy một người như phu nhân chứ". Nói xong câu này, Tào Tháo đùng đùng lên xe về và không bao giờ quay trở lại ngôi nhà đó nữa. Cũng từ đó, Đinh phu nhân sống đến hết đời tại nhà của cha mẹ đẻ mà không trở về phủ Tào sinh sống.
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét