Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 112


(ĐC sưu tầm trên NET)
                                     

Căn cứ chứng minh Rùa Hồ Gươm là "hậu duệ" thần rùa

Theo GS Lê Trần Bình, giả thuyết cho rằng, cụ Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Hoàn Kiếm cho rùa vàng được ghi trong Lam Sơn thực lục do chính Lê Thái Tổ viết (sau) khi lên ngôi vua 1428, tính đến nay đã 582 năm là hoàn toàn có cơ sở.
GS Lê Trần Bình, Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội và các cộng sự đã có một công trình nghiên cứu gần 10 năm về nguồn gốc Rùa Hồ Gươm.
Kết quả phân tích cho thấy, cụ Rùa hồ Gươm thuộc loài rùa lớn mai mềm nước ngọt ở Việt Nam, được phân bố tại nhiều điểm khác nhau trên sông Hồng, sông Mã, sông Đà... thuộc miền Bắc nước ta.

Cảnh vây bắt Rùa Hồ Gươm ngày 1/4
Cụ Rùa Hồ Gươm thuộc loài giải Thượng Hải, 1 trong số 5 loài của họ ba ba (gồm giải Thượng Hải, giải khổng lồ, ba ba gai, ba ba trơn và cua đinh). Việc giải mã ADN 3 mẫu rùa khổng lồ ở đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm, Hà Nội (nặng 200kg), ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa (nặng 150kg) và Bảo tàng tỉnh Hòa Bình (nặng 121kg) đã cho kết quả là cùng một giống.
Theo GS Lê Trần Bình, giả thuyết cho rằng, cụ Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Hoàn Kiếm cho rùa vàng được ghi trong Lam Sơn thực lục do chính Lê Thái Tổ viết (sau) khi lên ngôi vua 1428, tính đến nay đã 582 năm là hoàn toàn có cơ sở.
Tuy nhiên, trong tất cả những công trình nghiên cứu, rùa thọ nhất chỉ sống được 160 năm. Nhưng cũng có thể hiểu, cụ Rùa hồ Gươm dù không phải chính là cụ đã được vua Lê trả gươm, nhưng rất có thể đó là thế hệ con cháu của rùa thần trong truyền thuyết.
Theo nhiều tài liệu, Tháp Rùa được xây năm 1884. Đến nay, ngọn tháp này mới chỉ khoảng 119 - 120 tuổi. Giả sử khi xây Tháp Rùa xong (1885), nếu rùa có tiếp tục được thả mới xuống hồ, đến nay là 119 năm. Nếu rùa lúc thả khoảng 30 - 40 tuổi, thì đến nay rùa Hồ Gươm ít nhất sẽ phải trên 150 tuổi. Nếu cụ Rùa hồ Gươm đã khoảng 150 tuổi thì chắc hẳn thời gian sống của rùa sẽ không còn nhiều.
Ông Lê Đức Minh, cán bộ của Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên - Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích thêm, sông Hồng chính là hành lang di chuyển của loài rùa Hồ Gươm. Hàng vài trăm năm nay, nó đã theo đường sông Hồng để phát tán vào các ao, đầm, hồ quanh đó.
Tháng 12/2008, Trung tâm đã lấy mẫu ADN của rùa Đồng Mô để tiến hành phân tích. Kết quả bước đầu cho thấy, cá thể này có khá nhiều điểm giống với cụ Rùa Hồ Gươm. Mặc dù vẫn có những sai khác nhưng chỉ khác ở mức độ quần thể chứ không ở mức loài.
Cập nhật: 08/04/2011 Theo Bee.net


Cụ Rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi?

Y.Dương |
Cụ Rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi?
Cụ Rùa Hồ Gươm. (Ảnh: Tiền Phong)

Các nhà khoa học cho rằng, loài Rùa Hồ Gươm hiện chỉ còn 4 cá thể.


Hôm 30/3, PGS. TS Hà Đình Đức đã lên tiếng phản bác tin đồn thất thiệt trên mạng rằng cụ Rùa đã chết.
Tờ Người Đưa Tin ghi lại lời của PGS Hà Đình Đức như sau: "Hiện tại, sức khỏe của cụ rùa hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh, không có gì biến đổi".
Được biết, lần nổi gần đây nhất của cụ Rùa là ngày 27/3/2015. Ngày 20/3, cụ Rùa cũng đã nổi gần khu vực đền Ngọc Sơn.
"Năm 2011, cụ Rùa có cân nặng 169kg, chiều dài của mai Rùa 1,3m. Cũng trong năm này, Hà Nội đã đưa cụ Rùa lên khám bệnh và chữa trị trong hơn 3 tháng.
Theo các nhà khoa học, loài Rùa Hồ Gươm chỉ còn 4 cá thể, gồm một con sống ở hồ Hoàn Kiếm, một ở Đồng Mô và hai con còn lại ở Trung Quốc", theo thông tin trên tờ Tuổi trẻ Thủ đô.
Trước đó, báo giới trong nước đã từng đưa thông tin về tuổi của cụ Rùa. Tuy nhiên, các thông tin chưa nhất quán. Trong đó, có thông tin nói rằng cụ Rùa đã 700 tuổi song cũng lại có thông tin cho rằng cụ Rùa chỉ mới hơn 100 tuổi.
Trong bài viết có tựa đề "“Giáo sư rùa” Hà Đình Đức" đăng trên tờ Người Lao Động có viết: "Theo nghiên cứu của PGS Hà Đình Đức, cụ Rùa Hồ Gươm ước đã 700 tuổi, nặng chừng hai tạ".
Thế nhưng, tháng 4/2011, hội đồng chữa trị cho cụ Rùa Hồ Gươm đã tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa và khẳng định, Rùa Hồ Gươm là rùa cái, tuổi thọ có thể hơn 100 năm.
TS Bùi Quang Tề (trưởng nhóm chẩn đoán và chữa trị Rùa Hồ Gươm) thông tin trên tờ Tuổi Trẻ sau khi tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa như sau:
"Qua lấy mẫu phân tích, có thể khẳng định Rùa Hồ Gươm là một loài mới khác hoàn toàn với loài rùa Thượng Hải, đồng thời cũng không cùng loài với rùa Đồng Mô".
Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Sinh học khẳng định trên tờ Tiền Phong: "Cụ Rùa hiện sống tại Hồ Hoàn Kiếm là cùng loài với rùa thu thập tại Quảng Phú (Thanh Hóa), Suối Hai, Hương Ký (Hà Nội), đây là loại rùa lớn mai mềm nước ngọt đặc hữu của VN.
Trong Sách Đỏ Việt Nam, rùa Hoàn Kiếm được xếp vào giống Pelochelys và là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trong báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, rùa này được phân loại là loài Rafetus swinhoei. Một tên gọi khác là Rafetus Leloii được PGS Hà Đình Đức đưa ra trong một tạp chí khảo cổ học. (Theo Tiền Phong)
Những dấu mốc đáng nhớ của cụ Rùa
2014: Cụ Rùa khỏe mạnh, mãi nhẵn bóng.
2013: Cụ Rùa nổi đúng ngày tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
2012: Châu Âu muốn làm phim cụ Rùa.
2011: Chữa bệnh cho cụ Rùa.
2010: Cụ Rùa nổi dúng dịp Quốc Khánh và khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
 (Tổng hợp)
theo Trí Thức Trẻ

Rùa hồ Gươm chết

Người dân phát hiện xác rùa nổi lên khoảng 17h chiều nay và đưa vào đền Ngọc Sơn (Hà Nội).
    Một nguồn tin từ thành phố Hà Nội xác nhận với VnExpress rùa hồ Gươm đã chết chiều 19/1. Vị này cho hay các cơ quan liên quan của thành phố sẽ có cuộc họp để bàn về phương án xử lý.
    rua-ho-guom-chet
    Lực lượng chức năng đưa rùa lên đền Ngọc Sơn. Ảnh: Giang Huy.
    Theo người dân sống tại phố Lý Thái Tổ, khoảng 17h xác rùa được phát hiện nổi lên tại khu vực trước tòa nhà báo Hà Nội mới. Hàng trăm người dân hiếu kỳ đã tụ tập theo dõi. Lực lượng công an sau đó đã tiến hành phong tỏa khu vực phát hiện xác rùa.
    Xác rùa sau đó được di chuyển tới khu vực đền Ngọc Sơn. Nhiều lãnh đạo thành phố Hà Nội đã có mặt tại đây. Giáo sư Hà Đình Đức, người được gọi là nhà rùa học cũng được mời tới hiện trường.
    Lần nổi lên gần đây nhất của rùa hồ Gươm là vào trưa ngày 21/12/2015. Khi đó, "cụ"  rùa nổi lên ở gần khu vực đối diện đường Lê Thái Tổ.
    Rùa hồ Gươm là cá thể cái, được các nhà khoa học trong nước cho là loài hoàn toàn mới ở Việt Nam. Trong khi đó các nhà khoa học nước ngoài cho rằng rùa này có một đồng loại ở Đồng Mô (Hà Nội) và 2 con khác ở Thượng Hải (Trung Quốc).
    rua-ho-guom-chet-1
    Rùa hồ Gươm trong lần chữa trị vào năm 2011.
    Năm 2011 rùa hồ Gươm được đưa lên bờ để chữa trị các vết lở loét trên thân trong hơn ba tháng. Sau đó rùa được trả về môi trường tự nhiên trong hồ, nơi người ta đã thả nhiều cá để làm thức ăn. Khi đó rùa có chiều dài toàn thân là 185 cm, chiều rộng mai 100 cm, chiều dài đuôi là 35 cm, nặng 169 kg.
    20 năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, phó giáo sư Hà Đình Đức đề nghị thành phố Hà Nội trình lên Thủ tướng ra quyết định công nhận rùa hồ Gươm, tiêu bản rùa ở đền Ngọc Sơn và bộ xương rùa hồ Gươm ở bảo tàng là bảo vật quốc gia.
    Võ Hải - Phạm Hương

    Tiết lộ linh cảm kỳ diệu của “cụ” Rùa Hồ Gươm

    10:57 | 03/05/2015
    Đối với người dân cả nước, “cụ” Rùa Hồ Gươm được xem như linh vật, gắn với điển tích mượn gươm thần đánh giặc của vua Lê.

    Quá trình nghiên cứu về “cụ” Rùa Hồ Gươm, “nhà rùa học” - PGS Hà Đình Đức đã phát hiện ra khả năng linh cảm kỳ diệu không thể giải thích được của “cụ” Rùa. Không ít lần ông phải giật mình vì “cụ” Rùa nổi đúng vào những dịp trọng đại của dân tộc. Đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học nhằm lý giải khả năng này của “cụ” Rùa Hồ Gươm nhưng đến nay vẫn còn là một bí ẩn.

    Giao cảm kỳ lạ của “cụ” Rùa

    Bắt đầu nghiên cứu về “cụ” Rùa từ năm 1991 đến nay, PGS Hà Đình Đức đã nhiều lần trực tiếp thăm khám và chữa bệnh cho “cụ” Rùa. Không một ai ở Hà Nội lại có điều kiện tiếp xúc nhiều với “cụ” Rùa như ông. Liệu có phải vì lý do đó, mà giữa “nhà rùa học” với “cụ” Rùa Hồ Gươm lại có một sự giao tiếp thân thiện đến khó tin.

     

     

     

    Hình ảnh Nhà rùa học lần đầu tiết lộ linh cảm kỳ diệu của “cụ” Rùa số 1

    Nhiều lần “cụ” Rùa Hồ Gươm nổi trùng hợp với những sự kiện trọng đại của dân tộc.

    Trò chuyện với chúng tôi về “cụ” Rùa, “nhà rùa học” chia sẻ: “Có thể không ai tin, nhưng mỗi lần tôi ra Tháp Rùa hay chèo thuyền trên Hồ Gươm để tìm hiểu, nghiên cứu về điều kiện thuỷ văn của Hồ Gươm thì “cụ” Rùa nổi lên như thể chào đón tôi. Có những lúc, “cụ” bơi theo thuyền và bơi rất điệu như thể cổ vũ khi có tôi ngồi trên thuyền”. Điều này là một sự may mắn đặc biệt mà chỉ riêng PGS Hà Đình Đức có được.
    Cũng theo vị PGS này, “cụ” Rùa có linh cảm rất đặc biệt, dường như cụ đoán biết hết thảy mọi việc có liên quan đến bản thân cụ.
    Theo đó, ngày 26/12/1991, PGS Hà Đình Đức được Đài Truyền hình Hà Nội mời ghi hình bài nói chuyện về bảo vệ Rùa Hồ Gươm. Đúng 10h sáng hôm đó, “cụ” Rùa nổi lên và bài phát biểu tối hôm đó của ông đã được phát lên cùng với cảnh quay minh họa “cụ” nổi một cách sống động. Ngày 10/3/1992, sở Giao thông công chính Hà Nội tổ chức cuộc họp bàn phê duyệt phương án nạo vét hồ Hoàn Kiếm tại 14 Phan Đình Phùng.



    Hình ảnh Nhà rùa học lần đầu tiết lộ linh cảm kỳ diệu của “cụ” Rùa số 2
    PGS. Hà Đình Đức (ảnh nhân vật cung cấp).
    Đúng sáng sớm hôm đó, “cụ” Rùa lại nổi và các đại biểu đã được xem những bức ảnh ngay trước giờ khai mạc. Đúng một năm sau, ngày 10/3/1993, tại cuộc họp bàn phê duyệt phương án, “cụ” Rùa lại nổi lên lần nữa.
    Chính vì điều này nên PGS Hà Đình Đức cho rằng:““Cụ” Rùa có khả năng giao tiếp kỳ lạ rất khó để lý giải. Qua các sự việc trên tôi cho rằng còn nhiều điều bí ẩn liên quan đến “cụ” Rùa mà chúng ta chưa thể giải đáp một cách rõ ràng bằng khoa học. Đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học diễn ra nhưng vẫn chưa một ai giải thích được rõ ràng về vấn đề này. Tất cả chỉ thừa nhận khả năng giao cảm kỳ lạ của “cụ” Rùa là một việc có thật”.
    Những lần xuất hiện khó có thể lý giải
    Bước ra từ truyền thuyết, số phận “cụ” Rùa Hồ Gươm trải qua hàng trăm năm, được dệt thêm những câu chuyện vừa hư, vừa thực. Có những điều giải thích được bằng khoa học, lại có những điều giờ đây vẫn là truyền thuyết. Có một điều lạ, những lần nổi của “cụ” Rùa, không ít người giật mình vì nó gắn với một sự kiện lịch sử, văn hóa quan trọng nào đó.
    PGS Hà Đình Đức đã chọn và sắp xếp 37 trong tổng số hơn 200 lần “cụ” Rùa Hồ Gươm nổi lên kể từ năm 1991, ai cũng ngớ ra bởi nó trùng hợp một cách ngẫu nhiên với 37 sự kiện liên quan đến hoặc bản thân “cụ” hoặc của Thủ đô. Những ngày “cụ” Rùa nổi lên mặt nước xanh ngắt trùng với các sự kiện đáng chú ý ở Hà Nội, thời tiết, khí hậu đều không có gì bất thường. Đối với đông đảo người dân Việt Nam, “cụ” Rùa là một linh vật lịch sử sống, báu vật linh thiêng của đất nước, nên mỗi khi “cụ” nổi, người dân đều có niềm tin vào sự linh thiêng huyền bí, tốt lành.Đơn cử vào thời điểm 0h0’ ngày 1/1/2000, khi hàng vạn người dân Thủ đô tập trung quanh Hồ Gươm để cùng thế giới đón chào thiên niên kỷ mới, đúng lúc pháo hoa bắt đầu bắn thì “cụ” liên tục nổi lên mặt nước. Trong hoàn cảnh đó, không ít người đã rơi nước mắt vì hạnh phúc.
    Năm 2006, đúng vào ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (18/4) và ngày bế mạc Đại hội (26/4), “cụ” Rùa đều nổi lên. Tháng 11/2006, trong những ngày Thủ đô Hà Nội đang tổ chức nhiều hoạt động đón mừng hội nghị APEC và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, “cụ” Rùa cũng liên tiếp nổi, bơi sát bờ, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân Thủ đô và du khách quốc tế.
    Đối với những sự kiện trọng đại của Thủ đô, “cụ” Rùa cũng hiện diện và chứng kiến. Ngày 10/10/2002 (kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng Thủ đô), ngày 10/10/2009 (kỷ niệm 55 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 999 năm Thăng Long – Hà Nội), mọi người đều trông thấy “cụ” Rùa thảnh thơi bơi lội tung tăng dưới chân cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn 
    Rõ ràng, huyền thoại Hồ Gươm vừa hư vừa thực tồn tại suốt hàng ngàn năm qua. Và trong tận sâu thẳm tâm hồn người Việt, đâu đó trong lòng hồ trong xanh kia, thần Rùa vẫn đang ngày đêm canh giữ Gươm thần của tổ tiên. Dù thế nào, có lẽ trong tâm khảm mọi người Việt, Hồ Gươm mãi mãi thiêng liêng nhờ vào truyền thuyết Gươm thần và “cụ” Rùa Hồ Gươm mãi là biểu tượng sống động của truyền thuyết ấy.  
    Rùa Hồ Gươm từng cứu Lê Lợi thoát sự truy đuổi của giặc!?
    Theo PGS Hà Đình Đức, hiện nay trong huyền sử vẫn còn lưu lại câu chuyện khi Lê Lợi chạy giặc ở Lam Kinh (Thanh Hóa) bỗng xuất hiện một con ba ba (giống rùa của Hồ Gươm) rất to đi sau xoá dấu vết. Sau này Lê Lợi phong con ba ba đó là “thần ba ba”. Cũng chính điều này lý giải tại sao, nhà Lê xem rùa ba ba như một linh vật. Theo PGS Đức, rùa đá đội bia ở Vĩnh Lăng (Lam Kinh) là loài rùa mai mềm. Khi tiến hành so sánh, nó rất giống về hình thái với tiêu bản rùa ở Hồ Gươm đang được trưng bày trong tủ kính ở đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cũng như “cụ” Rùa đang sinh sống tại Hồ Gươm.
    Theo (ĐSS&PL)

    Hồ Hoàn Kiếm

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Hoàn Kiếm
    Hoan Kiem.jpg
    Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Địa lý
    Khu vực quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tọa độ 21°01′44″B 105°51′9″Đ
    Kiểu hồ Nước ngọt
    Quốc gia lưu vực Việt Nam
    Độ dài tối đa 700 m
    Độ rộng tối đa 250 m 
    Chu vi 1.750 m
    Độ sâu trung bình 1-1,4 m 
    Khu dân cư Hà Nội
    Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm - Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha . Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt)  Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.

    Vị trí

    Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

    Lịch sử


    Hồ Hoàn Kiếm với Tháp Rùa
    Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng  . Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.
    Thời Lê Trung hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng thành và trở thành một cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung  
    Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở mang Hà Nội

    Truyền thuyết


    Tượng Lê Lợi với thanh kiếm Thuận Thiên
    Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi có chép:
    Khi ấy Nhà vua cùng người ở trại Mục sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
    - Sắt nào đây?
    Thận nói:
    - Đêm trước quăng chài bắt được.
    Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi". Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
    - Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
    Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh. Tới hôm sau, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra. [9][10]
    Truyền thuyết này được đưa vào nội dung sách giáo khoa của Việt Nam và được viết tiếp đoạn sau, nói về việc Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua.
    Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Tả Vọng. Nhận lệnh Long Quân, rùa nổi lên mặt nước.
    Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm bên người tự nhiên động đậy.
    Rùa tiến về thuyền vua và nói
    - Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
    Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
    Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm  

    Di tích liên quan


    Tháp Rùa

    Cầu Thê Húc

    Tháp Hoà Phong
    • Tháp Rùa: nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886, trên gò Rùa và chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp . Tháp hình chữ nhật. Tầng một: chiều dài 6,28 mét (của 2 mặt hướng Đông và Tây), mỗi mặt có 3 cửa. Chiều rộng 4,54 mét, mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai: chiều dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và có kiến trúc giống như tầng một. Tầng ba: chiều dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét.
    • Đền Ngọc Sơn: nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra đền Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ (bị Lê Chiêu Thống cho người đốt năm 1787 để trả thù các chúa Trịnh)  Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo.
    • Tháp Bút: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, bao gồm năm tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời, phần thân có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí.
    • Đài Nghiên: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, là phần không thể thiếu của Tháp bút. Ba chân kê nghiên là hình tượng ba con cóc. Trên thân nghiên khắc một bài Minh, gồm 64 chữ Hán.
    • Tháp Hoà Phong: trên bờ hướng Đông hồ, là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân (bị dỡ bỏ năm 1898)  Tháp cao ba tầng, cửa theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, có các chữ Hán như: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Hoà Phong tháp, Báo Thiên tháp, ứng với mỗi cửa của tháp. Tầng một to và cao hơn hai tầng trên cùng. Bốn mặt của tầng hai hình Bát quái. Tầng ba ghi "Hòa Phong Tháp".
    • Đền Bà Kiệu: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, là một di tích hoàn chỉnh nhưng do việc mở đường nên đã tách làm hai phần, Tam quan ở sát bờ hồ, còn Đền thờ ở về phía bên này đường. Toạ lạc theo hướng Nam. Tam quan và Đền thờ (Nhà đại bái) đều có kiến trúc ba gian xây gạch, lợp mái ngói ta. Ngôi đền thờ ba vị nữ thần là Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc Nữ.
    • Nhà Thủy Tọa: được khởi công năm 1937 trên nền Tả Vọng đình thời chúa Trịnh Sâm, nằm ở mép hồ hướng Tây Bắc, là một loại hình kiến trúc đặc sắc trong kiến trúc cổ Việt Nam, là địa điểm thưởng ngoạn không gian hồ.
    • Đền thờ vua Lê: ở bờ Tây hồ, áp với đình Nam Hương. Đền có tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên trụ cao, tay cầm thanh kiếm như phóng xuống mặt hồ.

    Hệ sinh vật hồ


    Tiêu bản sinh vật (Rùa Hồ Gươm) được lưu trữ ở Đền Ngọc Sơn

    Rùa

    Rùa hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus leloii, họ Ba Ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudies), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn). Rùa hồ Gươm gồm có bốn cá thể, trong đó một cá thể còn sống trong hồ và ba cá thể đã chết (một được lưu trong đền Ngọc Sơn, một lưu trong kho của Bảo tàng Hà Nội và một đã bị giết thịt năm 1962 - 1963 khi bò lên vườn hoa Chí Linh)
    Là di sản vô giá gắn với những truyền thuyết lịch sử và văn hoá linh thiêng từ hàng ngàn năm nay, hiện rùa hồ Gươm thuộc diện động vật quý hiếm đang được nhà nước bảo vệ.
    Năm 2011, rùa hồ Gươm, được biết chỉ còn một cá thể sống sót, thường được gọi là "Cụ Rùa" đã được trục vớt và trị chữa các vết thương.
    Ngày 19 tháng 1 năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm cuối cùng đã chết.

    Cảm hứng nghệ thuật

    Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp.
    Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
    Hồ cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà nhiếp ảnh, trong đó nổi tiếng nhất là lão nghệ sĩ Võ An Ninh

    Thơ văn

    Nguyễn Khuyến xưa có bài thơ vịnh Hà Thành và Hồ Gươm biến dạng cách đây 100 năm như sau:
    Cảm-đề
    Ba chục năm nay trở lại hồ
    Bây giờ cảnh-sắc khác ngày xưa
    Nhà tranh đâu cả, toàn lầu gác
    Súng lạ đì-đòm tịt trúc tơ
    Chim-chóc đi về lầm lối cũ
    Cốc cò chiều tối ngủ sương mưa
    Đáng thương văn-vật trăm năm ấy
    Còn lại bên hồ một đá trơ!
    Nguyễn Khuyến
    Hà Nội
    ...
    Hà Nội có Hồ Gươm
    Nước xanh như pha mực
    Bên hồ ngọn Tháp Bút
    Viết thơ lên trời cao
    Trần Đăng Khoa - 1969
    Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ,
    Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
    Đài nghiên, tháp bút chưa mòn,
    Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
    Á Nam Trần Tuấn Khải
    Nghiên Bút Non Sông(Nhạc và lời: Đình Dương) Hãy viết lên trời cao hỡi Tháp bút kiêu hùng Kiêu hãnh ơi Việt Nam anh dũng kiên cường Khí phách đó Hồ Gươm xanh thắm đến muôn đời Chiến tích xưa còn ghi thanh kiếm vẫn sáng ngời...

    Âm nhạc

    Hà Nội niềm tin và hy vọng
    (Nhạc và lời: Phan Nhân)
    Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời
    Càng toả ngát hương thơm hoa thủ đô
    Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô
    Nghe tiếng cười không quên niềm thương đau...


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét