Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 55

-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Đường đời riêng đã không thấy thì làm sao thấy được đường đời chung, tức định mệnh của nhân loại?
-Chỉ toàn suy đoán và tưởng tượng thôi! Vì vậy, hãy thận trọng trước những " tiên tri" về xã hội!
-Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!
-Công và tội là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một!

-----------------------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cuộc đời tài hoa bạc mệnh của diễn viên phim “Vị đắng tình yêu”

TPO - Trở thành ngôi sao số 1 của làng điện ảnh sau vai diễn Quang “Đông ki sốt” trong phim “Vị đắng tình yêu” nhưng cuộc đời Lê Công Tuấn Anh không là “trái ngọt” như mong đợi, thậm chí bi đát.
Vào năm 1990, hàng triệu khán giả màn ảnh nhỏ thổn thức trước tình yêu của chàng Quang “Đông ki sốt” (Lê Công Tuấn Anh thủ vai) và cô tiểu thư giàu có tên Phương (Thủy Tiên đóng) trong phim “Vị đắng tình yêu”.
Cuộc đời tài hoa bạc mệnh của diễn viên phim “Vị đắng tình yêu” - ảnh 1 
Ngay sau khi ra mắt, “Vị đắng tình yêu” đoạt doanh thu phòng vé nửa tỷ đồng- con số kỷ lục thời điểm đó. Bộ phim cũng là bệ phóng biến Lê Công Tuấn Anh từ một diễn viên nghiệp dư trở thành ngôi sao.

 
Cuộc đời tài hoa bạc mệnh của diễn viên phim “Vị đắng tình yêu” - ảnh 2Lê Công Tuấn Anh trong phim "Vị đắng tình yêu".
“Vị đắng tình yêu” là câu chuyện tình yêu giữa chàng sinh viên trường Y nhà nghèo tên Quang và cô tiểu thư giàu có – Phương. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ bắt đầu bằng việc Quang giúp Phương thoát khỏi bọn du côn và bị đánh tơi tả. Tuy nhiên chuyện tình cảm của họ bị mẹ của Phương (nghệ sĩ Kim Xuân thủ vai) phản đối gay gắt. Cùng lúc đó, Phương đang có bạn trai tên Bình (Lê Tuấn Anh đóng) nhà giàu, đẹp trai và là thầy giáo dạy nhạc cho cô ở trường. 
Tai họa ập đến khi Phương phát hiện ra mình bị một mảnh đạn nhỏ găm vào đầu đã 20 năm. Biết được điều này Bình bỏ rơi Phương còn Quang thì luôn ở cạnh cô và làm cô quên đi mảnh đạn trong đầu.Cuối cùng anh quyết định nhờ thầy giáo mình (Lê Cung Bắc) thực hiện ca phẫu thuật tâm lý. Phương khỏi bệnh nhưng lúc này Bình đã dùng thủ đoạn và quyền lực của gia đình để đưa Quang ra chiến trường. 
Mười năm sau, Phương đã có một con gái và gia đình hạnh phúc với Bình, còn Quang vẫn yêu cô và không bỏ thói quen đứng nơi cửa sổ nhà cô. Lúc này, mảnh đạn trong đầu cô lại tái phát và cô được đưa vào bệnh viên nơi Quang làm việc, và lần này Quang là bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật thật giúp cô lấy mảnh đạn ra khỏi đầu.
“Vị đắng tình yêu” được đánh giá là tác phẩm điện ảnh thành công trong dòng phim “mì ăn liền” của Việt Nam những năm 90 một phần nhờ sự vào vai tài tình của nam diễn viên chính Lê Công Tuấn Anh.
Cuộc đời tài hoa bạc mệnh của diễn viên phim “Vị đắng tình yêu” - ảnh 3 
Cùng với đó, cụm từ Quang "Đông ki sốt" trở thành câu cửa miệng của giới trẻ khi nói về một anh chàng khù khờ nhưng mang trong mình trái tim yêu say đắm. Nhân vật trong phim trở thành một điển hình trong cuộc sống, cũng nhờ khả năng nhập vai của Lê Công Tuấn Anh. Tên tuổi của Lê Công Tuấn Anh nổi như cồn, hầu như có phim mới nào bấm máy anh cũng có vai, đều là vai chính. Một năm anh đóng tới 20 phim.
Ngoài vai Quang "Đông ki sốt" trong phim “Vị đắng tình yêu”, Lê Công Tuấn Anh còn ghi ấn tượng ở một số vai diễn khác như: Vòng hoa Champey, Chuyện tình hồ than thở, Anh chỉ có mình em, Xác chết trên cao nguyên, Em còn nhớ hay em đã quên, Sao phượng còn buồn, Tình ngỡ đã phôi pha, Trong vòng tay chờ đợi, Vĩnh biệt Cali, Tuổi thơ dữ dội, Giọt đắng tình say, Cô thủ môn tội nghiệp…
Là một diễn viên hạng A nhưng Lê Công Tuấn Anh sống hết sức bình dị. Diễn viên Lê Bình kể ông không quên được căn nhà trọ tồi tàn của Lê Công Tuấn Anh khi anh đã nổi tiếng: "Nhà lớp mái tôn, trong nhà chỉ có một chiếc ti vi, một chiếc quạt và một cassette cũ. Mùa mưa, thủy triều lên ngập sàn nhà, Lê Công Tuấn Anh phải vất vả tát nước ra ngoài".
Cuộc đời tài hoa bạc mệnh của diễn viên phim “Vị đắng tình yêu” - ảnh 4
Nam diễn viên phải sống trong cảnh nghèo nàn như vậy là do anh có tính hào sảng. Lĩnh được thù lao đóng phim, anh mời bạn bè tụ tập ăn uống hoặc cho những trẻ lang thang, cơ nhỡ gặp trên đường. Lê Bình lý giải Lê Công Tuấn Anh luôn hết lòng với bạn bè nên xem đó là gia đình và tìm niềm vui ở đó.
 "Hoặc cậu ấy tạo ra những cuộc vui để quên đi nỗi trống trải, cô đơn đã gắn vào thân phận. Cậu ấy từng mồ côi, sống lang thang vỉa hè nên rất thương những đứa trẻ ăn xin trên đường. Có khi dốc sạch túi cho tụi nhỏ", Lê Bình nói.
Và khi đang ở đỉnh cao vinh quang thì người hâm mộ cả nước choáng váng khi nhận tin Lê Công Tuấn Anh qua đời do tự tử.
Cái chết đầy bí ẩn của Lê Công Tuấn Anh
6 năm sau khi “Vị đắng tình yêu thành công”, dư luận hoàn toàn ngỡ ngàng khi nghe tin Lê Công Tuấn Anh tự sát vào năm 1996. Người hâm mộ khóc hết nước mắt tiễn đưa chàng "Quang Đông-ki-sốt" năm nào.
Lê Công Tuấn Anh, sinh năm 1967, xuất thân là trẻ mồ côi, từng sống trong trung tâm giáo dưỡng thanh thiếu niên. Khi đang làm thợ hàn, Lê Công Tuấn Anh tích cực tham gia các phong trào văn nghệ quần chúng tại Nhà văn hóa quận 3 (TP HCM). Diễn viên Lê Bình khi đó phụ trách xây dựng phong trào cho Nhà văn hóa đã phát hiện ra năng khiếu diễn xuất của chàng trai và khuyến khích anh đóng kịch.
Sau này khi Lê Công Tuấn Anh qua đời, diễn viên Lê Bình cho rằng anh tự vẫn vì cô đơn. Lê Công Tuấn Anh bị phát hiện uống thuốc sốt rét tự tử tại nhà của anh thuê trong tình trạng hôn mê.  Anh được cho là đã ngộ độc khi uống thuốc Quinine Sulfate 250mg đặc trị sốt rét. Lọ đầy đủ có 180 viên nhưng khi kiểm tra chỉ còn 107 viên. Lê Công Tuấn Anh qua đời không lâu sau khi được đưa đi cấp cứu.
Điều tra về cái chết bất thường của Lê Công Tuấn Anh, các khám nghiệm cho thấy vết chấn thương trên trán không thể dẫn tới tử vong, mà sau khi uống thuốc, có thể anh đã đập đầu vào tường do không làm chủ được hành vi. Tại hiện trường, ngoài một số vỉ thuốc đã uống hết, hoặc đang uống dở, một số là thư của người hâm mộ, có một tấm bìa cứng có chữ viết của Lê Công Tuấn Anh: “Phúc, điện thoại cho Minh Anh số…
Cái chết đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn và với những người thân thuộc và khán giả vẫn luôn mơ hồ về lý do thực sự đưa đến kết cục buồn thảm của nam diễn viên bạc mệnh.
Cuộc đời tài hoa bạc mệnh của diễn viên phim “Vị đắng tình yêu” - ảnh 5 Lê Công Tuấn Anh, Vân Anh và Minh Anh.
Nhiều năm sau, Minh Anh tâm sự trên trang cá nhân việc Lê Công Tuấn Anh là nghệ sĩ rất dễ động lòng. Anh có quan hệ với nữ diễn viên trẻ Vân Anh và đó là nguyên nhân khiến tình cảm họ đổ vỡ. Anh cũng từng nhiều lần dọa tự tử khi cô đòi chia tay vì mệt mỏi. Anh ra đi chỉ sau sinh nhật của Minh Anh 2 ngày và vẫn nói yêu cô sau bữa tiệc sinh nhật.
Còn qua lời kể của Vân Anh, thì Lê Công Tuấn Anh lại là một con người đa tình đến tội nghiệp. Biết Lê Công Tuấn Anh có bạn gái, cô chủ động tránh xa nhưng càng né, Lê Công Tuấn Anh càng để ý và quan tâm nhiều hơn. Và Vân Anh đã dành tình cảm cho Lê Công Tuấn Anh cùng lúc với những lời cảnh cáo và đe dọa của Minh Anh. Đã có lúc, Lê Công Tuấn Anh từng bảo nếu Vân Anh không tin tình cảm của mình, thì sẽ đốt cháy bàn tay và anh đã làm thật. Ngày Lê Công Tuấn Anh qua đời, vết thương trên bàn tay vẫn chưa lành.
Mối tình tay 3 Lê Công Tuấn Anh - Minh Anh - Lê Vân Anh và những câu chuyện hậu trường xung quanh nó vẫn chưa đủ để mọi người hiểu được tường tận mọi câu chuyện. Và câu hỏi này cũng là nghi hoặc và nỗi ám ảnh của những người ở lại.
Tổng hợp

Tình duyên lận đận của hai kiều nữ phim “Biệt động Sài Gòn”

TPO - Hà Xuyên và Thúy An là hai diễn viên trong nhóm kiều nữ phim “Biệt động Sài Gòn” trải qua hôn nhân sóng gió, nhiều trắc trở.
Hà Xuyên và Thúy An trong phim Biệt động Sài Gòn Hà Xuyên và Thúy An trong phim Biệt động Sài Gòn
Hà Xuyên – cơ cực làm mẹ đơn thân
Hà Xuyên là một trong số những nữ diễn viên điện ảnh nổi lên từ đầu thập niên 1980. Sau thành công vang dội với vai Hà trong bộ phim truyện nhựa “Xa và gần”, Hà Xuyên gây ấn tượng mạnh với khán giả cả nước khi vào vai bà vợ giả tư sản đài các Ngọc Mai cặp với trùm tình báo Tư Chung trong bộ phim “Biệt động Sài Gòn”.
Tình duyên lận đận của hai kiều nữ phim “Biệt động Sài Gòn” - ảnh 1 Hà Xuyên trong vai Ngọc Mai - vợ giả của Tư Chung.
Hà Xuyên sinh ra trong một gia đình thuần nông ở vùng chiêm trũng Tiền Hải, Thái Bình. Năm 14 tuổi, Hà Xuyên được Đoàn ca múa Thái Bình tuyển vào đào tạo làm diễn viên múa.
Có duyên với những vai người vợ trên phim nhưng cuộc sống hôn nhân của cô lại gặp nhiều sóng gió. NSƯT Hà Xuyên kết hôn năm 20 tuổi. Chồng cô ngày ấy là nhạc trưởng của ban nhạc thuộc Đoàn ca múa Thái Bình. Anh là người miền Nam tập kết, sau ngày đất nước thống nhất đã “hồi hương” và đem cô theo.
Tình duyên lận đận của hai kiều nữ phim “Biệt động Sài Gòn” - ảnh 2 Diễn viên Hà Xuyên.
Một năm sau, cô sinh con gái đầu lòng và sinh thêm con trai năm 1990. Nhưng số phận trớ trêu, vào lúc tưởng chừng sự nghiệp công danh, gia đình đang viên mãn nhất, vợ chồng cô ly hôn. Hà Xuyên trở thành bà mẹ đơn thân. Hiện tại, NSƯT Hà Xuyên đã nghỉ hưu, sau 13 năm công tác tại Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh. Cô sống bình an cùng hai con đã khôn lớn. Ngoài công việc đóng phim, NSƯT Hà Xuyên thường tham gia công tác từ thiện với nhóm bạn bè.
Thúy An – sống đời phiêu bạt
Có lẽ trong nhóm kiều nữ Biệt Động Sài Gòn, Thúy An là người có cuộc đời riêng lận đận nhất. Sinh ra ở vùng miền Tây Nam Bộ nhưng Thúy An đã sớm lên Sài Gòn mưu sinh với nghề bán nước mía. 17 tuổi, bà vô tình được đạo diễn Hồng Sến phát hiện và mời tham gia vào vai nữ chính trong phim “Cánh đồng hoang”.
Tình duyên lận đận của hai kiều nữ phim “Biệt động Sài Gòn” - ảnh 3 Diễn viên Thúy An
Sau phim này, Thúy An kết duyên với Hồng Sến. Để đến được với người đạo diễn nổi tiếng này, Thúy An đã phải đối diện với rất nhiều thị phi, thậm chí, có những lúc bà bị lên án một cách gay gắt là "kẻ cướp chồng". Tuy nhiên, nhờ là vợ Hồng Sến nên bà đã được vào vai cô gái bán cháo lòng, người yêu của Sáu Tâm trong phim “Biệt động Sài Gòn”.
Vào năm 1993, NSND Hồng Sến qua đời. Khi đó, Thúy An mới bước qua tuổi 30, cô con gái chung của hai người cũng chỉ mới lên 5 tuổi. Một lần nữa, những thị phi lại bủa vây. Người ta đồn thổi, Thúy An từ một diễn viên danh giá giờ không còn một đồng xu dính túi và hai mẹ con bà phải phiêu bạt sang tận bên Lào.
Tuy nhiên, thực tế không hẳn như thế. Sau khi chồng mất, Thúy An học làm nghề kim hoàn. Sau vài lần sang Lào bỏ mối, bà nhận thấy nơi đây có thể làm ăn được nên chuyển hẳn sang đó mở cửa hàng. Tại đây, bà có quen một người đàn ông Lào nhưng mối quan hệ của họ cũng chỉ kéo dài được một thời gian. Lý do cho sự tan vỡ theo lý giải của nữ diễn viên này là do "bởi sự khác biệt văn hóa".
Tình duyên lận đận của hai kiều nữ phim “Biệt động Sài Gòn” - ảnh 4 Thúy An và Hà Xuyên trong một lần hội ngộ
Sau đó, tình cờ bà gặp một khách hàng là anh Nguyễn Hồng Thanh, quê Bạc Liêu nhưng sống ở Đức, đi tìm địa điểm mở chi nhánh ở Lào cho công ty dệt len nơi anh công tác. Tình yêu nảy nở rồi bà theo anh sang Đức cho đến giờ... Bà làm đám cưới tại Đức và cũng không thông tin gì về nhà vì muốn có một cuộc sống yên ổn.
 Ở Đức, Thúy An làm trợ lý cho công ty của ông xã. Hồi đầu năm 2012, khi các thành viên trong đoàn làm phim “Biệt động Sài Gòn” tái ngộ sau hơn 25 năm, Thúy An mới tới tham dự. Bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ khi ấy mới có dịp biết về cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên tài danh này.

Số phận bi đát của 3 tài tử điện ảnh phim 'Ván bài lật ngửa'

TPO - Chánh Tín, Thương Tín và Thành Lũy là ba diễn viên góp nên sự thành công cho bộ phim “Ván bài lật ngửa” những năm 80. Tuy nhiên, cuộc đời của họ trải qua nhiều sóng gió, thậm chí cơ cực, cay đắng.
Hai nghệ sĩ Thương Tín và Chánh Tín trong bộ phim Ván bài lật ngửa Hai nghệ sĩ Thương Tín và Chánh Tín trong bộ phim Ván bài lật ngửa
Chánh Tín từng bán rau ngoài chợ kiếm sống
Những năm 1980, khi bộ phim “Ván bài lật ngửa” được công chiếu trên màn ảnh rộng khắp nước, Nguyễn Chánh Tín – với vai diễn Nguyễn Thành Luân trong bộ phim đã trở thành một hiện tượng của điện ảnh Việt.
Số phận bi đát của 3 tài tử điện ảnh phim 'Ván bài lật ngửa' - ảnh 1 Chánh Tín trong "Ván bài lật ngửa"
Nguyễn Chánh Tín sinh năm 1952, tại Bạc Liêu trong một gia đình có truyền thồng võ học. Từng bị bố cấm cản nhưng Chánh Tín quyết theo con đường nghệ thuật. Chánh Tín kết hôn khá sớm khi chỉ 22 tuổi với ca sĩ Bích Trâm nổi tiếng một thời. Trước những năm 1975, gia đình ông sống đủ đầy nếu không nói là dư dả. Cho đến những ngày sau giải phóng, Nguyễn Chánh Tín bỗng dưng trở thành một người thất nghiệp. Tết năm 1978 – 1979, gia đình Chánh Tín thậm chí không có tiền mua mỡ, cũng không có tiền mua bánh kẹo ăn Tết.
Năm 1977, hai vợ chồng Chánh Tín phải cắn răng ra chợ bán trái thơm, bán rau muống kiếm sống qua ngày. Là nghệ sĩ nghèo, anh chị chẳng thể mua nổi quần áo cho con, phải đi xin của họ hàng mỗi người một chút.
Cuối năm 2012, nam tài tử thành lập công ty TNHH Chánh Tín và táo bạo thực hiện thủ tục thuê đất lập dự án với diện tích lên tới 5ha. Các thủ tục tiến hành giấy tờ và thuê đất khiến nghệ sỹ tốn hàng tỷ đồng. Nhưng sau 3 năm, dự án vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan quản lý chính quyền. Dự án bị “ngâm” quá lâu cộng với tiền đầu tư làm phim bị thua lỗ khiến gia đình Chánh Tín đứng trên bờ vực phá sản.
Năm 2014, dư luận cả nước đang xôn xao trước thông tin Chánh Tín vỡ nợ 10 tỉ và có nguy cơ bị tịch thu nhà. Bên cạnh đó, nam diễn viên còn đang phải chống chọi với căn bệnh tiểu đường và tim mạch.
Tài sản của Thương Tín là cái nhà gạch cũ
Thương Tín tên thật là Bùi Thương Tín, sinh năm 1956 tại Phan Rang. Ông là con đầu, sau còn 8 người em cả trai lẫn gái, gia đình chỉ có mình ông theo nghệ thuật. Khi mới 13 tuổi, Thương Tín đã bỏ nhà trốn theo một gánh hát cải lương chỉ để được vào vai lính, vai tốt và theo đoàn lưu diễn ở khắp nơi.
Số phận bi đát của 3 tài tử điện ảnh phim 'Ván bài lật ngửa' - ảnh 2 Diễn viên Thương Tín trong vai thiếu tá Vọng của phim Ván bài lật ngửa
Thương Tín nổi tiếng khá sớm, 27 tuổi, ông từng được sách kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là nghệ sĩ đóng nhiều phim nhất trong năm (12 phim). Thương Tín từng chia sẻ về thời hoàng kim của mình: “Người hâm mộ lúc đó chen kín lối đi của anh. Anh ra Hải Phòng tham dự Liên hoan Phim toàn quốc, khán giả chặn anh lại, xé áo làm kỷ niệm. Dân giang hồ cho xe ô tô đỗ trước nhà anh, bắt cóc anh đi chơi. Những lần vui với bạn bè, những cơn say với chiến hữu”. Thương Tín rong chơi đúng kiểu, “vội ngày vội tháng vội năm, quên ngoài sân hoa hồng vẫn nở”.
Tuy nhiên, hào quang đến quá nhanh khiến Thương Tín mắc phải nhiều sai lầm vào thời tuổi trẻ. Nam tài tử từng bị bắt vì tội đánh bạc, sa vào những cuộc chơi thâu đêm bên các bóng hồng.
Thời đó nghề tôi đam mê không nuôi nổi tôi. Thường đóng một bộ phim, tôi nhận 1 chỉ vàng nhưng lại tiêu hết 2-3 cây vàng”- Thương Tín nói.
Sau vụ scandal đánh bạc năm 2007, sự nghiệp của ông như chìm khuất dưới những tin đồn kiểu như “xây dựng sự nghiệp 10 năm đốt một giờ trên chiếu bạc.” Thậm chí đã có lúc, Thương Tín từ bỏ nghiệp diễn, trở về quê và sống những chuỗi ngày cô đơn, mất phương hướng.
Bao nhiêu năm Thương Tín theo nghề diễn, bao nhiêu năm ông sống trên phù hoa danh vọng, của cải nhiều nhất mà ông dành dụm được chính là căn nhà gạch xây ở quê.
Thương Tín được mệnh danh là một nghệ sỹ đào hoa, ông đã có nhiều cuộc tình với nhiều nữ nghệ sỹ nhưng có lúc sống neo đơn một mình.
Mấy năm gần đây, Thương Tín bất ngờ tái xuất với màn ảnh nhỏ và phim điện ảnh, có lúc ông nhận 3 phim trong cùng một thời điểm. Ở tuổi 59, Thương Tín có con với một người phụ nữ kém ông 20 tuổi.
Thành Lũy bán nhà, bán xe hơi theo nghiệp diễn
Diễn viên Nguyễn Thành Luỹ - Trung tá Hoàng Đình Duyệt của “Ván bài lật ngửa” vừa qua đời cách đây 3 ngày vì mắc bệnh sơ gan, suy thận, hở van tim hai lá nặng.
Số phận bi đát của 3 tài tử điện ảnh phim 'Ván bài lật ngửa' - ảnh 3 Diễn viên Thành Lũy (áo đen) trong một cảnh quay của phim Mặn hơn muối, bộ phim cuối cùng ông tham gia. Ảnh: TL.
Ông sinh năm 1950 trong một gia đình gia công và buôn bán kim hoàn khá có tiếng ở Đồng Nai. Từ nhỏ, ông đã là một “cậu ấm” đúng nghĩa khi được bố mẹ bảo bọc trong sự đầy đủ của một gia đình có điều kiện. Những năm 1975, trong khi đất nước đang khó khăn thì ông đã có xe hơi để đi, xung quanh ông lúc nào cũng có những người đẹp sẵn sàng gật đầu làm vợ. Ông cũng thừa nhận mình là một người phá gia chi tử bởi có bao nhiêu tiền là phung phí chi tiêu. Tuy nhiên, số tiền đó ông tiêu xài để theo nghề chứ không phải đem cho gái như người ta đồn đại.
Năm 1970, một biến cố đã xảy đến khiến cho gia đình ông phải thất bát và ly tán. Dù vậy, vì đam mê điện ảnh nên Thành Lũy vẫn miệt mài theo chân các đoàn làm phim. Ông đã từng bán hai căn nhà lớn ở TP. HCM và cả chiếc xe hơi ông cưng như “vàng” để lấy tiền trang trải cuộc sống.
Năm 2004, hôn nhân của Thành Lũy đổ vỡ. Vợ ông dẫn người con đầu ra đi còn ông và con gái út thuê nhà trọ để sống. Thời gian đó, để có thời gian đi theo các đoàn làm phim ông phải gửi con nhờ cô giáo hoặc hàng xóm trong hộ. Đó là những ngày tháng ông sống chắt chiu và bần hàn nhất cuộc đời.
Trước khi ốm nặng nằm một chỗ, diễn viên Thành Lũy vẫn miệt mài đóng phim bất chấp tuổi cao và mang trong mình đủ thứ bệnh. Đến cuối đời, ông phải nhờ tới sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp để chữa bệnh.
Trong những năm tháng gắn đời mình với phim ảnh, diễn viên Nguyễn Thành Lũy từng tham gia hơn 30 phim lớn nhỏ, trong đó vai diễn Trung tá Hoàng Đình Duyệt ở bộ phim “Ván bài lật ngửa” được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp diễn xuất của ông.
Tổng hợp

Cuộc đời đắng cay của diễn viên phim “Ván bài lật ngửa”

Diễn viên Nguyễn Thành Luỹ - Trung tá Hoàng Đình Duyệt của “Ván bài lật ngửa” vừa qua đời cách đây 3 ngày. Kết thúc một cuộc đời với bao sóng gió, đắng cay… Sự ra đi của ông cũng tựa như sự sắp đặt của số mệnh.
Diễn viên Thành Lũy (áo đen) trong một cảnh quay của phim Mặn hơn muối, bộ phim cuối cùng ông tham gia. Ảnh: TL. Diễn viên Thành Lũy (áo đen) trong một cảnh quay của phim Mặn hơn muối, bộ phim cuối cùng ông tham gia. Ảnh: TL.
Những ngày đầu của tháng 11/2015, khi hay tin diễn viên Nguyễn Thành Lũy mắc bệnh sơ gan, suy thận, hở van tim hai lá nặng đang nằm điều trị ở bệnh viện Nguyễn Trãi (Q.5, TP.HCM), một số nghệ sỹđàn em như: Quyền Linh, Chi Bảo, Bình Minh, Minh Béo… đã đến thăm và kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ ông. Thời điểm này Trung tá Hoàng Đình Duyệt của phim “Ván bài lật ngửa” bụng đã trướng to, người chỉ còn da bọc xương. Tuy nhiên, ông vẫn không thôi hy vọng sự giúp đỡ bằng vật chất của mọi người sẽ giúp ông có điều kiện được điều trị ở bệnh viện Đại học Y - Dược TP.HCM và sẽ chữa được căn bệnh này để ông sớm khỏe trở lại còn đi đóng phim.
Nhưng mới đây, người thân của ông đã báo tin nam diễn viên qua đời vào 19h30 ngày 14/1 tại quê nhà Đồng Nai. Trước đó, vì thấy ông có dấu hiệu khỏe hơn nên bệnh viện đã cho gia đình đưa ông về quê nhà chăm sóc. Cách ngày mất không lâu, ông đột ngột tái phát và được gia đình đưa trở lại bệnh viện điều trị nhưng vì bệnh ung thư gan đã di căn khắp cơ thể, lại ở giai đoạn cuối nên bác sỹ đã khuyên gia đình nên chuẩn bị mọi thứ để đưa ông về quê.
Bán biệt thự, xe hơi… để theo nghiệp diễn
Nhiều người cho rằng, cuộc đời của nam diễn viên vừa quá cố là một chuỗi những thăng trầm khó gọi tên. Ông sinh năm 1950 trong một gia đình gia công và buôn bán kim hoàn khá có tiếng ở Đồng Nai. Từ nhỏ, ông đã là một “cậu ấm” đúng nghĩa khi được bố mẹ bảo bọc trong sự đầy đủ của một gia đình có điều kiện. Những năm 1975, trong khi đất nước đang khó khăn thì ông đã có xe hơi để đi, xung quanh ông lúc nào cũng có những người đẹp sẵn sàng gật đầu làm vợ. Trước khi đến với nghiệp diễn ông từng có ý định đi theo đoàn cải lương vì mê môn nghệ thuật này nhưng bị mẹ ông ngăn cản quyết liệt. Tuy nhiên, như số phận đã sắp đặt, cuối cùng ông cũng bỏ nghề gia truyền của gia đình, bất chấp sự ngăn cản của mẹ để đến với nghiệp diễn.
Diễn viên Thành Lũy từng chia sẻ rằng, nhiều người bảo ông dại vì nghề buôn bán kim hoàn của gia đình hái ra tiền không theo lại đi theo mấy cô đào đóng phim. Nhưng ông giải thích rằng, ông yêu nghề rồi theo chứ không yêu phải đóng phim để đi theo cô đào nào đó. Ông cũng thừa nhận mình là một người phá gia chi tử bởi có bao nhiêu tiền là phung phí chi tiêu. Tuy nhiên, số tiền đó ông tiêu xài để theo nghề chứ không phải đem cho gái như người ta đồn đại.
Một số bạn diễn cùng thời với ông cho biết, thời đó ông đóng phim nhưng chẳng bao giờ màng đến cát sê. Đạo diễn đưa cho ông bao nhiêu ông cầm bấy nhiêu chứ chưa bao giờ thấy ông đòi hỏi. Thậm chí, có nhiều bộ phim ông tham gia mà không thèm nhận tiền cát sê khi thấy kinh phí của nhà sản xuất quá eo hẹp.
Năm 1970, một biến cố đã xảy đến khiến cho gia đình ông phải thất bát và ly tán. Dù vậy, vì đam mê điện ảnh nên Thành Lũy vẫn miệt mài theo chân các đoàn làm phim. Những vai ông được giao đảm nhận thời đó phần lớn là những vai phụ hoặc vai rất nhỏ với vài phân cảnh nên thu nhập từ việc đóng phim của ông không cao. Ông đã từng bán hai căn nhà lớn ở TP. HCM và cả chiếc xe hơi ông cưng như “vàng” để lấy tiền trang trải cuộc sống.
Năm 2004, hôn nhân của Thành Lũy đổ vỡ. Vợ ông dẫn người con đầu ra đi còn ông và con gái út thuê nhà trọ để sống. Thời gian đó, để có thời gian đi theo các đoàn làm phim ông phải gửi con nhờ cô giáo hoặc hàng xóm trong hộ. Đó là những ngày tháng ông sống chắt chiu và bần hàn nhất cuộc đời.
Ông từ kể, có những lần ông nhớ con quá nên đêm giao thừa phi xe máy từ Đồng Nai về TPHCM thăm con. Nhưng vừa qua phà Cát Lại thì xe hỏng máy nên dắt bộ cả mấy cây số mà cũng không tìm được chỗ sửa. Báo hại ông đã không mang được niềm vui đến cho con trong giây phút đầu năm như dự định.
Tuổi già nghèo khó và bệnh tật
Trong những năm tháng gắn đời mình với phim ảnh, diễn viên Nguyễn Thành Lũy từng tham gia hơn 30 phim lớn bé. Những năm của thập niên 70 - 80, Thành Lũy nổi tiếng với nhiều vai diễn trong các phim:Ván bài lật ngửa, Duyên trầu cau, Khi cánh hạc bay về, Lê Thị Hồng Gấm, Cư xá màu xanh, Cái chết của nhà tỷ phú... Các phim gần đây nhất là: Mặn hơn muối, Máu lạnh, Trùm cỏ
Trong đó, bộ phim đánh giá đỉnh cao của ông chính là “Ván bài lật ngửa”. Bộ phim này ông tạo dấu ấn mạnh mẽ khi cùng lúc đóng 3 vai khác nhau là vai trung tá Hoàng Đình Duyệt thâm với những sự thâm độc và nham hiểm của một sĩ quan tình báo trong tập bốn và năm. Nam diễn viên còn xuất hiện với hai vai phản diện khác là sĩ quan Mạch Điền ở tập một và Tỉnh trưởng Thừa Thiên - Huế ở tập bảy. Đây cũng chính là bộ phim mở ra cho ông cơ hội chuyên đóng vai phản diện. Bộ phim ông tham gia trước khi nhập viện có tên Mặn hơn muối của đạo diễn Nhâm Minh Hiền.
Theo nhiều nghệ sỹ đã từng có dịp làm việc chung với diễn viên Nguyễn Thành Lũy thì sinh thời ông là một người điềm đạm, hiền lành và ít nói. Ở ông có một sự say mê nghiệp diễn đến kỳ lạ. Ông chấp nhận hy sinh nhiều thứ để được sống trọn với đam mê và nghiêm túc trong từng vai diễn.
Trước khi ốm nặng nằm một chỗ, diễn viên Thành Lũy vẫn miệt mài đóng phim bất chấp tuổi cao và mang trong mình đủ thứ bệnh. Ông từng tâm sự rằng, nghiệp diễn như vận vào cuộc đời ông từ khi ông vừa lọt lòng. Và mặc dù “Ván bài lật ngửa” được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp diễn xuất của ông nhưng ông sau khi đóng bộ phim ấy cuộc đời ông không ngẩng mặt lên được. Biết là thế nhưng ông vẫn không bỏ phim ảnh. Cứ hễ ai gọi ông đóng phim là ông lại đi, không quản ngại xa xôi, nắng gió. Chỉ có điều, khổ nhất là việc đi đóng phim không thể giúp ông duy trì chế độ ăn uống kiêng khem nên bệnh tình của ông ngày càng trở nặng.
Thời điểm ông đóng bộ phim Mặn hơi muối, sức khỏe của ông đã có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Tuy nhiên, vì đã nhận lời nên ông vẫn cố gắng hoàn thành vai diễn mới chịu vào bệnh viện. Khi ông báo cho người nhà đến đưa vào bệnh viện cũng là khi sức khỏe của ông đã suy kiệt.
Những ngày tháng điều trị tại bệnh viện, các đồng nghiệp đã tổ chức nhiều sự kiện và ra sức kêu gọi các mạnh thường quân quyên góp tiền giúp ông chữa bệnh. Từ khi có số tiền giúp đỡ, bệnh tình của nam diễn viên có dấu hiệu khả quan hơn nên vào đầu tháng 12, bệnh viện cho người nhà đón ông về quê chăm sóc. Những tưởng sức khỏe của ông sẽ hồi phục hoàn toàn và ông sẽ sớm trở lại với phim trường nhưng vì căn bệnh ung thư đã di căn nên ông trút hơi thở trong vòng tay của gia đình.
Theo Dân trí

Điều ít biết về tướng cướp Trương Sỏi trong phim “Người không mang họ”

TPO - Khi đóng “Người không mang họ”, Lý Hùng mới 17 tuổi, nhưng đã thủ vai Trương Sỏi - một nhân vật được xây dựng từ hình ảnh tên tướng cướp khét tiếng đa tình Hoàng Lạng.
Lý Hùng sinh năm 1969, là con trai NSND Lý Huỳnh, anh trai là đạo diễn Lý Sơn, em gái là diễn viên Lý Hương. Từ khi 13 tuổi Lý Hùng đã đóng một vai nhỏ trong phim “Phượng”, sau đó anh được bố khuyên thi vào trường Điện ảnh Việt Nam phân hiệu 2 tại TP HCM, học cùng lớp Diễm Hương, Ngọc Hiệp...
Chỉ trong vòng 10 năm của thập niên 90, Lý Hùng đóng hơn 90 bộ phim. Đây có thể xem là con số kỷ lục với sự nghiệp của một diễn viên Việt Nam. 
Lý Hùng từng nhận thù lao 60 cây vàng một phim
Một trong những bộ phim ghi dấu ấn mạnh mẽ của Lý Hùng như: “Phạm Công - Cúc Hoa”, “Nước mắt học trò”, “Lá sầu riêng”, “Bông hồng đẫm lệ”, “Sau những giấc mơ hồng”, “Lệnh truy nã”... Trong đó phải kể đến tác phẩm điện ảnh đình đám một thời “Người không mang họ”.
Trong số đó có những vai chính diện, vai diễn phản diện nhưng dù ở vai nào thì Lý Hùng vẫn được khán giả nồng nhiệt đón nhận.
Điều ít biết về tướng cướp Trương Sỏi trong phim “Người không mang họ” - ảnh 1 Lý Hùng trong phim Người không mang họ
Trong vai tướng cướp Trương Sỏi, Lý Hùng xuất hiện với hình mẫu một đại ca giỏi võ nghệ, ẩn phía sau những vụ trấn cướp là chất nhân văn sâu thẳm trong tâm hồn, là một khát vọng lương thiện mạnh mẽ. Trong một chia sẻ sau này, Lý Hùng từng nói về những kỉ niệm gắn với bộ phim “Người không mang họ”. Điều kiện điện ảnh lúc đó còn thiếu thốn, người ta yêu cầu anh phải dùng tay không để chặt một chai rượu thật. Sau cảnh này anh phải khâu 9 mũi ở tay. Có lần diễn cảnh bay qua xe ô tô, bị đập vào kính cũng phải khâu ở đùi. Đó là những kỷ niệm mà anh không bao giờ quên được.
Vào vai tướng cướp đa tình khét tiếng, Lý Hùng đóng cặp cùng 2 diễn viên Lan Hương (đoàn kịch Công an Nhân dân) và nữ võ sư Kim Chi khi đó đều đã ngoài 30 tuổi. Lý Hùng đều gọi họ là cô ở ngoài đời, nhưng trong phim thì lại nhập vai tình nhân rất đạt.
Điều ít biết về tướng cướp Trương Sỏi trong phim “Người không mang họ” - ảnh 2
“Người không mang họ” được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh khẳng định tên tuổi của Lý Hùng thời điểm đó. Lý Hùng trở thành nam diễn viên sáng giá nhất trong làng điện ảnh Việt lúc bấy giờ với mức cát-xê “khủng”.
Thời kỳ tên tuổi của anh nổi như cồn, có phim anh được trả thù lao rất cao, tính ra tiền hiện tại tới 60 cây vàng một phim. Cuộc sống của anh lúc bấy giờ không thua kém các sao Hollywood. Đóng 2 phim có thể mua một chiếc ôtô xịn. Đó là lý do anh được gọi bằng danh hiệu “ông hoàng phòng vé”.
Điều ít biết về tướng cướp Trương Sỏi trong phim “Người không mang họ” - ảnh 3
Trong sự nghiệp diễn xuất của mình, Lý Hùng từng đóng cặp và chụp ảnh với vô số người đẹp như Diễm Hương, Việt Trinh, Thu Hà, Mộng Vân, Hồng Đào... Trong đó, đẹp đôi nhất là với Diễm Hương khiến khán giả từng lầm tưởng Lý Hùng - Diễm Hương là một cặp, thực tế, người yêu một thời của anh lại là Y Phụng. Sau chuyện tình đình đám với biểu tượng sexy nhất của điện ảnh Việt thập niên 90, Lý Hùng không còn nhắc đến chuyện đời tư. Năm nay đã ở tuổi 47, Lý Hùng vẫn lẻ bóng. 
“Tướng cướp không mang họ” là ai?
Năm 1983, tiểu thuyết Người không mang họ của nhà văn Xuân Đức ra đời, số lượng xuất bản đạt con số kỷ lục ba vạn, rồi mười vạn bản. Người không mang họ xuất hiện trên sạp, lập tức gây sốt trong công chúng.
Nhân vật chính Trương Sỏi - còn có tên là Hoàng Lạng, Nguyễn Viết Lãm, Đệ nhị mãi võ - trong tiểu thuyết hình sự này là hiện thân của Toọng (Trương Hiền), tướng cướp khét tiếng thành Vinh!
Năm 1990, tác phẩm Người không mang họ chuyển thể thành phim, công chiếu rộng rãi trong cả nước.
Phía sau những pha hành động gay cấn, nhà văn Xuân Đức và đạo diễn Long Vân đi sâu khắc họa số phận con người. Trương Sỏi trong Người không mang họ, tuy thống lĩnh băng đảng giang hồ, nhưng là một nhân vật có chiều sâu nội tâm.
Tên tuổi của Toọng trở thành nỗi khiếp sợ của người dân thành phố Đỏ. Tối đến, nhà nhà cửa đóng then cài, không ai dám đi một mình trên những đoạn đường vắng.
Thay vì chỉ căm giận, oán trách, hầu hết độc giả - khán giả, khi tiếp cận tác phẩm này, đều có phần cảm thông với cảnh ngộ éo le của Trương Sỏi. Người dân thành phố Vinh, nơi Trương Sỏi và các đệ tử từng tác oai tác quái, cũng chung tâm trạng như vậy.
Văn học, phim ảnh kết hợp những lời đồn đại, đã thêu dệt nhiều huyền thoại ly kỳ xung quanh Toọng - Trương Sỏi: Võ nghệ siêu quần, xuất quỉ nhập thần, bắn súng bằng hai tay bách phát bách trúng. Thậm chí, có người còn cho rằng, Toọng chuyên đi cướp của nhà giàu, chia cho người nghèo!
Tiểu thuyết “Người không mang họ” và bộ phim cùng tên, xin tóm tắt như sau:
Trước năm 1975, Hoàng Lạng, một thanh niên ở Vĩnh Linh, Quảng Trị vượt tuyến vào Nam. Anh ta có nhiều tên và mang họ không rõ ràng.
Sau nhiều năm lang bạt kỳ hồ, anh ta “đầu quân” vào Sơn Nam mãi võ, chuyên đi biểu diễn võ thuật, bán thuốc rong kiếm sống, do một võ sư lừng danh làm Băng chủ và được thầy truyền thụ võ nghệ.
Vướng vào cạm bẫy tình, bị Băng chủ Sơn Nam hạ đo ván trong cuộc quyết đấu tại kinh đô Huế, “Đệ nhị mãi võ” bật sới, lang thang ra đất Đông Hà (Quảng Trị). Điểm dừng chân cuối cùng trên bước đường lưu lạc tại thành Vinh, tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An).
Từ một thanh niên hiền lành, lương thiện, Nguyễn Viết Lãm (Lạng) rơi vào vòng xoáy tội lỗi, trở thành tướng cướp khét tiếng với biệt danh mới: Thái Đen, Trương Sỏi.
Sau 4 năm gieo rắc kinh hoàng tại thành Vinh, cuối cùng, Trương Sỏi sa lưới, bị cảnh sát bắt sống, lĩnh án tử hình. 
Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét