Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

NHÂN TÍNH 40

 -Loài người tưởng mình khôn "ngoan" nhất, nhưng thật ra là khôn "hư"nhất!-Loài người thường cho rằng thú tính xấu xa hơn nhân tính, nhưng thật ra là loài vô đạo đức nhất, vì độc ác nhất, thủ đoạn bẩn thỉu nhất, trả thù hèn hạ nhất, sống đồi bại nhất, lãng phí nhất, thèm muốn quyền lực nhất,...!
-Nhân tính như tấm huân chương với hai mặt của nó. Một mặt thể hiện ra xấu xa bao nhiêu thì mặt kia thể hiện ra tốt đẹp bấy nhiêu. Đó là hoạt động tinh thần tột đỉnh của giới sinh vật.
-Chỉ khi nhân tính hoàn toàn chuyển biến thành đẹp đẽ hơn thú tính, nghĩa là khi sự phân chia giàu - nghèo đã trở nên vô nghĩa, thì lúc đó mới có xã hội cộng sản đích thực, loài người mới sống đại đồng được! Thử hỏi: quá trình đó là tiến hóa hay thoái hóa!?
-Còn không, may ra chỉ có xã hội cộng sản tương đối thôi!
-Nhưng, mơ mộng thì...có quyền!...
--------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Bản chất độc ác của con người

"Nhân chi sơ, tính bản thiện"
- Tam tự kinh -

Có bao giờ bạn đặt nghi ngờ vào câu “nhân chi sơ tính bản thiện” (con người sinh ra vốn có bản tính lương thiện)? Hay bạn nghĩ rằng con người có bản chất xấu, nhưng bản chất đó có thể cải tạo được nhờ cái thiện do con người tạo ra – cái thiện ấy là sản phẩm của giáo dục, lễ nghĩa và hình pháp?

 “Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy dã
(Bản tính của người là ác, những điều thiện là do con người đặt ra)
- Tuân Tử -

Tiến trình đi đến hành động ác gồm có ba giai đoạn:

1. Khích động: một tình huống khó chịu.

2. Ảnh hưởng: phát sinh cảm tính tức giận, ghen ghét, thù hận, báo thù.

3. Giải pháp: thăng hóa, lựa chọn một vật yêu thích khác, hoặc trở nên ác đối với bản thân, có những hành động hung dữ đối với bản thân giống như tự quyên sinh ; hoặc ác đối với người khác dùng những lời lẽ hoặc những hành động hung dữ nhắm vào kẻ khác.

Một số thí nghiệm khoa học về sự xấu xa của con người

1. Thí nghiệm búp bê Bobo (BDE - Bobo Doll Experiment)

BDE là cuộc thử nghiệm do nhà khoa học tâm thần Albert Banduara ở Đại học Stanford, Mỹ thực hiện năm 1961 ở trẻ em. Mục đích tìm hiểu về hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khả năng bắt chước hành vi ở người lớn.

Trong thử nghiệm này Banduara đã chọn 72 đứa trẻ trong độ tuổi từ 3-4 tuổi tham gia. Chúng được chia thành nhiều nhóm; một nhóm chơi trò ghép hình, còn nhóm lớn hơn chơi các trò khác. Sau đó vài phút nhóm lớn tuổi bắt đầu có hành động hành hung búp bê Bobo Doll (búp bê cao tới 1,5 mét) như cào xước mặt, đánh đập. Ngoài ra, nhóm trẻ này còn lăng mạ búp bê theo cách của chúng.



Sau đó, nhóm tiếp tục được dẫn vào phòng mới cũng có búp bê Bobo Doll. Tại đây, chúng được phép tháo búp bê để “nghiên cứu” và trong khi cuộc chơi đang hào hứng, người ta đã bắt chúng phải dừng lại và từ bỏ đồ chơi, tất cả đều tức giận và kết quả người ta đã phát hiện thấy trên 400 hành vi bạo lực đối với búp bê Bobo Doll, phần lớn là học được từ những đứa trẻ có cá tính hung hãn.

2. Thử nghiệm về lòng tin của con người của Marina Abramović.

Đây là một tác phẩm, cũng là một cuộc thử nghiệm về lòng tin của con người. Marina bảo với khán giả rằng cô sẽ không cử động, không chống cự trong suốt 6 tiếng đồng hồ, khán giả muốn làm gì cô cũng được. Cô đặt 72 thứ khác nhau trên bàn, từ những thứ nhẹ nhàng, vui tươi như bông hoa cài tóc, dải lụa, lông chim v..v.. cho đến những thứ có thể gây đau đớn, thương tích cho cô như lược, gai bông hồng, roi da, kéo, chai rượu, dao mổ và cả một cây súng đã lên nòng.

Khán giả tùy nghi sử dụng 72 thứ đó lên người cô.



"Ban đầu," - Abramovic bảo - "khán giả đã rất nhẹ nhàng, có phần nhút nhát, nhưng chiều hướng bạo lực càng ngày càng nhanh chóng. " Kinh nghiệm mà tôi học được là ... nếu như bạn để mặc sự quyết định cho công chúng, họ có thể giết chết bạn... Tôi cảm thấy bị xúc phạm: Họ dùng kéo cắt phăng quần áo của tôi, ghim gai hoa hồng vào bụng tôi, nhục mạ tôi, một người đã chĩa súng vào đầu tôi, và một người đã lấy nó đi."

Tác phẩm đã tạo nên một bầu không khí tràn ngập sự hung hãn, đáng sợ. 

"Sau đúng 6 tiếng, như kế hoạch, tôi đứng dậy và bắt đầu đi về phía đám đông. Mọi người đã bỏ chạy, bỏ chạy khỏi một cuộc đối đầu thật sự."

Họ được quyền "chọn" cách đối xử với người đàn bà này, và họ đã chọn những cách vô nhân đạo để hạ nhuc cô ấy.

Họ biết cô ấy sẽ không chống cự, họ cũng biết rằng dao, gai sẽ làm cô ấy đau.

Và họ vẫn chọn những cách tàn bạo ấy.

Thí nghiệm cho thấy, con người sẽ dễ dàng hãm hại nhau đến mức nào khi họ có cơ hội.

Tác phẩm này cũng cho thấy: Rất dễ dàng để hạ nhục một con người không dám đứng lên chống lại. 


 Marina Abramović sau thí nghiệm.

3. Nghiên cứu OTA (Obedience-to-Authority - nghiên cứu về sự tuân lệnh thượng cấp)

Mục đích nghiên cứu OTA của nhà tâm lý học Stanley Milgram là nhằm tìm câu trả lời tại sao con người lại phải chấp hành mệnh lệnh mặc dù có thể những lệnh đó dẫn tới việc làm tội ác, vô nhân đạo.

Những người tham gia trong cuộc thử nghiệm có độ tuổi từ 20-50 với trình độ văn hóa khác nhau, mỗi người được phát một tờ giấy trong đó ghi là "giáo viên" hoặc "học viên".

Những "học viên" có nhiệm vụ nhớ lại một số cụm từ được đưa ra trước đó và được gắn vào các điện cực. Với mỗi câu trả lời sai thì "giáo viên" được yêu cầu tăng lên 15 volt. Những “giáo viên” tham gia thử nghiệm được yêu cầu không được ngừng tra tấn, mặc dù họ thấy người "sinh viên" phải chịu sự khổ sở cùng cực.  Thực ra "học viên" chỉ là các diễn viên giả vờ đau đớn.

Máy giật điện có 30 công tắc, giữa hai mức cuối có ghi ký hiệu cảnh báo "nguy hiểm".



Chỉ có 4% người thú nhận về mối nguy hiểm của điện giật gây chết người nhưng không có ai dừng lại trước mức 300 volt. 27 trong số 40 người thuộc nhóm "giáo viên" đẩy điện giật đến mức 450 volt mặc dù biết rất nguy hiểm.

Điều này cho thấy, khi con người bị đặt vào những tình huống phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, họ có thể bất chấp, làm điều đi ngược lại đạo đức của chính mình.

4. Cuộc thử nghiệm SPE - Stanford Prison Experiment (Thí nghiệm nhà tù Stanford)

Thí nghiệm được bắt đầu bằng sêri quảng cáo chiêu sinh trên tờ Philip G.Zimbado (Mỹ) với nội dung như sau: “Cần tìm các sinh viên nam để phục vụ cho một nghiên cứu về cuộc sống trong tù, thù lao 15 USD/ngày trong thời gian 2 tuần, bắt đầu từ 14-8". Sau khi đăng tin đã có trên 70 thí sinh nộp đơn, tất cả đều được phỏng vấn và qua bước kiểm tra tâm lý để phát hiện ra những hiện tượng không bình thường.

Cuối cùng, 24 thí sinh trúng tuyển, và được phân thành 2 nhóm, 12 người có nhiệm vụ làm cai ngục, 9 người được phân làm tù nhân và 3 dự phòng khi cần thiết.

Sáng sớm ngày 14/8/1971, 9 người trong nhóm tù nhân đã được cảnh sát bắt giữ bằng xe chuyên dụng và dẫn thẳng về đồn. Tại đây, họ được lấy dấu vân tay, chụp ảnh và đưa vào nhà giam, được thông báo lý do bị bắt về tội ăn cướp và trộm cắp có vũ trang. Về "nhà giam", họ cũng phải trải qua các công đoạn nhập môn, giống phạm nhân thực sự như bị lột hết quần áo, đứng giữa sân nhà lao, không được kêu ca phàn nàn.

Sau đó họ còn bị chụp hình, mặc trang phục nhà tù, không có quần áo lót, đánh số tù nhân ghi trước ngực và sau lưng. Từ đây, tên thật của họ được thay bằng số tù và cắt tóc theo quy định nhà tù, ngoài ra chân bị cùm xích sắt, 3 người phải ở chung một buồng rộng 1,8 x 2,7 mét.

Những người được phân làm cai ngục có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ nhà tù và tù nhân, nhóm người này được chỉ dẫn cách đối xử với tù nhân, với quy định không được phép lạm dụng thể xác nhưng lại được làm cho tù nhân cảm thấy đau khổ và sợ họ thực sự, thực sự thấy bất công và cuộc đời đang nằm trong tay những người khác và không có bất kỳ một đặc ân nào. Tóm lại, cai ngục là người có quyền còn tù nhân thì ngược lại.

Ngay trong ngày đầu tiên, cai tù đã lùa các tù nhân ra khỏi nhà lao và điểm danh vào lúc 2 giờ 30 phút. Đến sáng tất cả tù nhân nổi dậy, dùng giường, đồ đạc trong phòng chắn hết cửa nhà lao, còn cai ngục thì dùng bình cứu hỏa CO2 xịt, sau đó lột bỏ quần áo tù nhân, đưa hết giường chiếu ra ngoài để cảnh cáo. Ngoài ra, tù nhân còn không được phép dùng bồn tắm vệ sinh, chỉ được phép dùng thùng chứa rác. Sau 22 giờ, tất cả phải đi ngủ.

Sau một ngày rưỡi thử nghiệm, tù nhân 8612 bắt đầu kêu khóc thảm thiết, buộc người ta phải thả, đến ngày thứ 3 một tù nhân nữa được phóng thích, còn phía cai ngục thì có vẻ hung hăng hơn và làm những điều vô lý hơn. Do quá khổ, tù nhân số 416, tên thật là Clay đã tuyệt thực với hy vọng được thả và đây là bằng chứng rất tích cực phục vụ cho nghiên cứu nói về những tác hại của cuộc sống trong tù với con người, và theo tù nhân 416 thú nhận thì anh ta bắt đầu cảm thấy bị mất lòng tự trọng, không còn nhận thức được mình đang tham gia một cuộc thử nghiệm mà là một tù nhân thực sự. Cuộc thử nghiệm này phải dừng vào ngày 20/8/1971, có nghĩa là mới được 5 ngày sau khi một người bạn gái tù nhân có tên là Zimbardo đã tận mắt chứng kiến cảnh khổ của bạn mình.

Tiếp đó 5 trong số 9 tù nhân đã được ra tù, 4 người phải phá vỡ hợp đồng, đặc biệt có một người phát bệnh dẫn đến chứng giảm thị lực và 1/3 số cai tù xuất hiện hội chứng “buồn chán”, một người trong số họ tên là John Wayne đã mắc bệnh thần kinh nói năng lảm nhảm và hầu hết những người trong cuộc cảm thấy bị bệnh tâm thần quá nặng và có cảm giác như kẻ có lỗi giống như binh lính của Hitler.

5. Thí nghiệm về sự thờ ơ của con người

Để chỉ ra sự thật này, 2 nhà khoa học John Darley và C. Daniel Batson đã tiến hành một thí nghiệm. Họ đã tuyển hai nhóm sinh viên tham gia một bài trắc nghiệm rồi yêu cầu họ đi bộ sang khu nhà khác để làm tiếp phần hai. Trên đường đi, một diễn viên sẽ đóng vai người ốm nặng nằm trên phố.



Những thành viên của nhóm 1 được yêu cầu sang ngay tòa nhà kia vì đã bị muộn giờ, còn nhóm 2 được nói rằng, họ vẫn còn thời gian. Kết quả thật bất ngờ, khi có 40% người ở nhóm 2 đã nán lại chút thời gian để giúp đỡ nạn nhân, còn ở nhóm 1, do quá vội vàng, chỉ có 10% số người ở lại giúp đỡ người ốm đó.

Ở một thí nghiệm khác, nhà tâm lý học Stanley Milgram đã nhờ 1 đứa trẻ 6 - 10 tuổi kêu khóc ở đường và nói với người qua đường rằng nó đang bị lạc mất bố mẹ và nhờ sự giúp đỡ.

Kết quả là, chỉ có khoảng 40% người đứng lại hỏi thăm, trong số đó có ít người đi tìm cùng. Con số này ở thị trấn nhỏ lại càng ít hơn. Ở thành phố, có không ít người đã cho đứa bé tiền và bảo chúng vào nhà hàng gần đó để đợi cha mẹ rồi sau đó tiếp tục công việc của mình.

Blue.

Thí nghiệm cho thấy con người xấu xa, độc ác đến đáng sợ

Điều đáng buôn là kết quả của nhưng cuộc thí nghiệm dưới đây chứng tỏ sâu thẳm trong con người chúng ta là sự xấu xa, độc ác nếu đặt chúng vào môi trường có điều kiện thì tất cả điều đó điều đồng loạt trỗi dậy một cách trần trụi

Sự vô cảm đến ớn lạnh
Nhà khoa học John Darley và C. Daniel Batson đã tuyển hai nhóm sinh viên tham gia một bài trắc nghiệm rồi yêu cầu họ đi bộ sang khu nhà khác để làm tiếp phần hai. Trên đường đi, một diễn viên sẽ đóng vai người ốm nặng nằm trên phố.
Những thành viên của nhóm 1 được yêu cầu sang ngay tòa nhà kia vì đã bị muộn giờ, còn nhóm 2 được nói rằng, họ vẫn còn thời gian. Kết quả thật bất ngờ, khi có 40% người ở nhóm 2 đã nán lại chút thời gian để giúp đỡ nạn nhân, còn ở nhóm 1, do quá vội vàng, chỉ có 10% số người ở lại giúp đỡ người ốm đó.
Nhà tâm lý học Stanley Milgram đã nhờ 1 đứa trẻ 6 - 10 tuổi kêu khóc ở đường và nói với người qua đường rằng nó đang bị lạc mất bố mẹ và nhờ sự giúp đỡ. Kết quả là, chỉ có khoảng 40% người đứng lại hỏi thăm, trong số đó có ít người đi tìm cùng. Con số này ở thị trấn nhỏ lại càng ít hơn. Ở thành phố, có không ít người đã cho đứa bé tiền và bảo chúng vào nhà hàng gần đó để đợi cha mẹ rồi sau đó tiếp tục công việc của mình
Hung hãn, bạo lực đến đáng sợ
Mỗi con người chúng ta sinh ra đều có tiềm thức đấu đá, tranh giành lẫn nhau. Gene này được di truyền từ thời xa xưa, có tên khoa học là monoamine oxidase (MAOA). Càng tiến hóa, con người càng có xu hướng "nghiện" bạo lực.
Vào năm 1961, nhà khoa học tâm thần Albert Banduara thuộc ĐH Stanford, Mỹ đã tiến hành thí nghiệm BDE (Bobo Doll Experiment - tạm dịch Cuộc thử nghiệm bằng búp bê Bobo) với những đứa trẻ nhỏ. Mục đích của nhà nghiên cứu là tìm hiểu về hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khả năng bắt chước hành vi người lớn.
Thí nghiệm cho thấy con người xấu xa, độc ác đến đáng sợ - 1
Nhóm trẻ trở nên bạo lực đặc biệt là bắt chước hành vi của người lớn khi thí nghiệm
Trong thí nghiệm, ông đã chọn 72 đứa trẻ ở độ tuổi 3 - 4 tuổi tham gia, chúng được chia thành nhiều nhóm: nhóm chơi ghép hình, còn lại chơi nhiều trò chơi khác. Không lâu sau đó, nhóm lớn tuổi hơn đã bắt đầu có hành vi hành hung búp bê Bobo (có chiều cao khoảng 1,5m) như cào mặt, đánh đập... đi kèm với đó là lời nói lăng mạ búp bê.
Sau đó, nhóm được đưa vào phòng khác cũng có búp bê Bobo, nhưng ở đây, các em được phép đùa nghịch, lắp ghép, tháo dỡ Bobo nếu muốn. Khi chúng đang hào hứng chơi, bất ngờ, những người lớn bắt các đứa trẻ dừng chơi, bỏ lại tất cả đồ và đi ra ngoài. Kết quả là, họ đã phát hiện ra rất nhiều hành vi bạo lực với búp bê như hành hạ, "khám phá" bên trong búp bê Bobo.
Giáo sư Craig Kennedy tại trường ĐH Vanderbilt (Mỹ) giải thích: “Tính hiếu chiến có ở hầu hết các sinh vật có xương sống. Nó cần thiết cho việc tìm kiếm và chiếm giữ nguồn tài nguyên quan trọng như bạn tình, lãnh thổ và thức ăn”. Nhà sinh vật học David Carrier thuộc ĐH Utah (Mỹ) nói thêm: "Có thể nói, loài người chắc chắn được xếp hạng là một trong những loài hiếu chiến nhất trên Trái đất".
Thí nghiệm về người ngoài cuộc
Thí nghiệm cho thấy con người xấu xa, độc ác đến đáng sợ - 2
Họ luôn cho rằng mình không liên quan, hoặc sẽ có người khác đến giúp vì vậy mọi chuyện vẫn cứ như cũ
Năm 1968, hai nhà khoa học John Darley và Bibb Latané yêu cầu một nữ diễn viên thể hiện sự đau đớn trong một căn phòng với các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm. Kỳ lạ là phòng càng đông người thì số lần người phụ nữ nhận được sự giúp đỡ càng ít đi.
Hiện tượng trên được biết đến với tên gọi “hiệu ứng người ngoài cuộc” trong tâm lý học. Khi có người bị nạn, những người chứng kiến có ý nghĩ “ai đó sẽ giúp chứ không phải tôi”. Suy nghĩ này càng được củng cố ở những nơi đông người và hậu quả là “sự vô cảm của xã hội”, người bị nạn không được cứu dù có rất nhiều người xung quanh.
Ỷ lại vào sức mạnh bản thân
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2009 với 159 học sinh phổ thông đã cho thấy, những đứa trẻ hay bắt nạt bạn bè ở trường thì cũng bắt nạt người thân, đặc biệt là anh em trong nhà.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, 30% nhân viên văn phòng cũng bị đồng nghiệp chơi xấu hoặc bị sếp miệt thị, chỉ trích, gây tổn hại đến danh dự. Sarah Tracy - người tham gia nghiên cứu chia sẻ: "Hành vi bắt nạt, ỷ mạnh ức hiếp yếu thường có tính chất leo thang, một khi bắt đầu, nó sẽ càng lúc một nhiều thêm".
Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này chính là thái độ muốn thống trị, điều hành người khác, "lên lớp" người đối diện như 1 cách để khẳng định vị thế và quyền lực của mình.
Tâm lý đám đông
Tâm lý đám đông là hiện tượng con người nói theo hoặc bắt chước hành động của những người xung quanh. Vào thập niên 1950, nhà tâm lý học Solomon Asch đã tiến hành một thí nghiệm thú vị về hiện tượng này. Thí nghiệm tâm lý bộc lộ sự xấu xa của con người 1 Câu trả lời của người tình nguyện viên bị ảnh hưởng bởi các "diễn viên" ngồi bên cạnh.
Thí nghiệm cho thấy con người xấu xa, độc ác đến đáng sợ - 3
Tâm lý đám đông là hiện tượng con người không còn tính quyết đoán của chính mình nữa mà nghiêng theo ý kiến của số đông
Ông yêu cầu một nam sinh viên cùng những người bạn của anh ta bước vào một căn phòng và trả lời các câu hỏi đơn giản. Người tham gia thử nghiệm không hề biết rằng, Asch sẽ ra hiệu cho tất cả những sinh viên khác thỉnh thoảng cùng đưa ra các đáp án sai cho một câu hỏi tưởng chừng rất dễ.
Kết quả thật bất ngờ, những người sinh viên tham gia thí nghiệm đã trả lời sai 1/3 số câu hỏi, trong khi cùng bộ câu hỏi ấy, những người không ở trong “căn phòng diễn viên” chỉ làm sai với tỉ lệ 1/35.
Khăng khăng làm theo chỉ thị được giao
Những người tham gia trong cuộc thử nghiệm có độ tuổi từ 20-50 với trình độ văn hóa khác nhau, mỗi người được phát một tờ giấy trong đó ghi là “giáo viên” hoặc “học viên”. Những "học viên" có nhiệm vụ nhớ lại một số cụm từ được đưa ra trước đó, còn "giáo viên" được gắn vào các điện cực và với mỗi câu trả lời sai thì điện cực lại giật và tăng lên 15 volt. Nếu câu tiếp theo mà sai thì dòng điện lại tăng tiếp, cao nhất là 450 volt - mức nguy hiểm. "Giáo viên" được yêu cầu không được ngừng sự tra tấn mặc dù "học viên" có gào khóc vì đau đớn.
Thí nghiệm cho thấy con người xấu xa, độc ác đến đáng sợ - 4
Đa số 30 công tắc điện được bật lên đến mức mù quáng khi tin vào chỉ thị
Máy giật điện có 30 công tắc, giữa hai mức cuối - mức nguy hiểm có ghi ký hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy, có tới 4% người thú nhận về mối nguy hiểm của điện giật gây chết người nhưng không có ai dừng lại trước mức 300 volt. 27 trong số 40 người thuộc nhóm "giáo viên" đẩy điện giật đến mức 450 volt mặc dù biết rất nguy hiểm, thậm chí có người khi ra vẫn không dám thú nhận sự thật.
Điều này cho thấy, khi con người bị đặt vào những tình huống phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, họ có thể bất chấp, làm điều đi ngược lại đạo đức của chính mình
Tạm kết: Các thử nghiệm, thí nghiệm và nghiên cứu trên cho thấy, trong một số hoàn cảnh/trường hợp nhất định, con người có thể sẽ bộc lộ bản tính xấu xa với đồng loại.
Thiên Phong (TT&VH)
Có bao giờ sự tàn ác không còn nữa?
NHIỀU người đồng ý rằng tính ích kỷ là nguyên nhân chính dẫn đến sự tàn ác trên thế giới ngày nay. Hậu quả của lối sống ích kỷ từ nhiều thập niên trước đã tạo ra một xã hội phần lớn là những người chỉ biết nghĩ đến bản thân họ trước hết. Nhiều người sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đạt được cái họ muốn, thường dẫn đến hành động tàn ác. Điều này không những chỉ đúng với từng cá nhân mà còn trên cả bình diện một quốc gia.
Người ta dường như không còn coi trọng mạng sống của người khác. Một số người thậm chí còn thích sự tàn ác. Họ xem đó là cách để giải trí, chẳng hạn như nhiều tên tội phạm đã thú nhận rằng chúng hại người khác chỉ để mua vui. Còn nói sao về việc hàng triệu người thích xem những phim hung bạo và tàn ác, khiến cho ngành công nghiệp điện ảnh ngày càng sản xuất thêm nhiều bộ phim như vậy? Những hình ảnh hung bạo thường được trình chiếu trên phương tiện truyền thông và giải trí khiến người xem gần như không còn nhạy cảm.
Sự tàn bạo thường gây tổn thương về tâm lý và tinh thần, đồng thời khiến người bị hại lại trở thành người đối xử độc ác với người khác. Về vấn đề tàn ác dẫn đến sự bạo động, bà Noemí Díaz Marroquín, giáo sư trường đại học National Autonomous University của Mexico, cho biết: “Hung bạo là một hành vi mà người ta bắt chước, nó là một lối sống. . . Khi môi trường cho phép và cổ vũ sự hung bạo, dần dần chúng ta cũng cư xử như thế”. Vì thế, những ai là nạn nhân của sự ngược đãi có thể cuối cùng cũng lại ngược đãi người khác, và có lẽ ngay cả làm giống y như cách họ bị đối xử.
Trong những trường hợp khác, những người lạm dụng các chất như rượu và ma túy có thể hành động hung bạo. Cũng không thể bỏ qua trường hợp những người bất mãn với chính phủ không đáp ứng đúng nhu cầu của người dân. Một vài người trong số họ quyết tâm cho mọi người biết quan điểm của mình, nên đã hành động một cách tàn ác và cổ vũ chủ nghĩa khủng bố, thường hại đến những người vô tội.
Bạn có lẽ thắc mắc: ‘Người ta có tự nhiên làm điều gian ác không? Điều gì ảnh hưởng đến tình trạng hiện nay?’
Ai thật sự đứng đằng sau sự tàn ác?
Kinh Thánh cho chúng ta biết Sa-tan Ma-quỉ đang gây ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới, và gọi hắn là “chúa đời nầy”. (2 Cô-rinh-tô 4:4) Hắn là kẻ ích kỷ và ác độc nhất trong vũ trụ. Chúa Giê-su đã mô tả hắn một cách thích đáng là “kẻ giết người” và “cha sự nói dối”.—Giăng 8:44.
Ngay từ khi A-đam và Ê-va bất tuân với Đức Chúa Trời, nhân loại đã nằm trong tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Sa-tan. (Sáng-thế Ký 3:1-7, 16-19) Khoảng 15 thế kỷ sau khi cặp vợ chồng đầu tiên quay lưng lại với Đức Giê-hô-va, các thiên sứ phản nghịch đã mặc lấy hình người, quan hệ với các người nữ và sinh ra giống người lai gọi là Nê-phi-lim, được dịch là “người cao-lớn” trong bản Liên Hiệp Thánh Kinh Hội. Chúng có đặc điểm gì? “Người cao-lớn” theo nguyên ngữ có nghĩa “kẻ đánh ngã” hoặc “kẻ làm cho người khác ngã”. Hiển nhiên, chúng là những kẻ hung bạo và làm cho thế giới thời bấy giờ đầy dẫy sự hung ác, đồi bại đến độ chỉ có Trận Nước Lụt của Đức Chúa Trời mới có thể chấm dứt tình trạng đó. (Sáng-thế Ký 6:4, 5, 17) Mặc dù giống người cao lớn đó đã bị tuyệt diệt trong Trận Nước Lụt, nhưng cha của chúng đã quay về lãnh vực vô hình và trở thành những “thần linh”, tức các quỉ vô hình.—1 Phi-e-rơ (1 Phêrô) 3:19, 20, Nguyễn Thế Thuấn.
Tính ác độc của những thiên sứ phản nghịch được thấy rõ trong trường hợp đứa trẻ bị quỉ ám vào thời Chúa Giê-su. Quỉ liên tục làm đứa trẻ nổi cơn kinh phong, quăng em vào lửa và nước để giết em. (Mác 9:17-22) Rõ ràng, “các thần dữ” đó phản ánh tính tàn ác, nhẫn tâm của kẻ cầm đầu chúng, là Sa-tan Ma-quỉ.—Ê-phê-sô 6:12.
Ngày nay, các quỉ tiếp tục gây ảnh hưởng, khiến loài người làm điều tàn ác, như Kinh Thánh đã nói trước: “Trong ngày sau-rốt, sẽ có những thời-kỳ khó-khăn. Vì người ta đều tư-kỷ. . . khoe-khoang, xấc-xược. . . bội-bạc, không tin-kính, vô-tình, khó hòa-thuận, hay phao-vu, không tiết-độ, dữ-tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu-ngạo, ưa-thích sự vui chơi hơn là yêu-mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân-đức, nhưng chối-bỏ quyền-phép của nhân-đức đó”.—2 Ti-mô-thê 3:1-5.
Những lời tiên tri trong Kinh Thánh cho thấy thời kỳ của chúng ta đặc biệt khó khăn, vì Sa-tan và các quỉ của hắn đã bị quăng khỏi các từng trời sau khi Nước Trời do Chúa Giê-su cai trị được thiết lập vào năm 1914. Kinh Thánh nói rõ: “Khốn-nạn cho đất và biển! Vì ma-quỉ biết thì-giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi”.—Khải-huyền 12:5-9, 12.
Phải chăng tình trạng này không thể cải thiện được hay sao? Bà Díaz Marroquín, được đề cập ở trên, cho biết “người ta có khả năng dần dần bỏ đi” các hành vi xấu xa đã bị tiêm nhiễm trước kia. Tuy nhiên, vì Sa-tan ảnh hưởng toàn thể thế giới ngày nay, một người rất khó làm điều này nếu không để cho một lực khác mạnh hơn tác động đến lối suy nghĩ và hành động của mình. Lực này là gì?
Có thể thay đổi tính xấu xa—Như thế nào?
Tốt thay, thánh linh của Đức Chúa Trời là lực mạnh mẽ nhất trong vũ trụ, và có thể phá tan ảnh hưởng của các quỉ. Lực này thúc đẩy người ta yêu thương nhau và đem lại hạnh phúc cho họ. Để nhận được thánh linh Đức Chúa Trời, những ai muốn làm hài lòng Ngài phải tránh ngay cả những hành vi có vẻ như là độc ác. Điều này đòi hỏi phải thay đổi các tính nết sao cho phù hợp với ý muốn Đức Chúa Trời. Ý muốn đó là gì? Đức Chúa Trời muốn chúng ta hết sức đi theo đường lối Ngài, bao gồm việc chúng ta xem người khác theo quan điểm của Ngài.—Ê-phê-sô 5:1, 2; Cô-lô-se 3:7-10.
Tìm hiểu cách Đức Giê-hô-va hành động sẽ giúp bạn tin chắc Ngài luôn luôn quan tâm đến con người. Ngài không đối xử một cách bất công đối với loài người, và ngay cả loài vật.* (Phục-truyền Luật-lệ Ký 22:10; Thi-thiên 36:7; Châm-ngôn 12:10) Ngài không chấp nhận sự tàn ác và tất cả những kẻ làm điều đó. (Châm-ngôn 3:31, 32) Nhân cách mới mà Đức Giê-hô-va đòi hỏi tín đồ Đấng Christ phải vun trồng sẽ giúp họ tôn trọng người khác. (Phi-líp 2:2-4) Nhân cách đó bao gồm “lòng thương-xót. . . nhân-từ, khiêm-nhượng, mềm-mại, nhịn-nhục” và kể cả tình yêu thương “vì là dây liên-lạc của sự trọn-lành”. (Cô-lô-se 3:12-14) Bạn có đồng ý rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu mọi người đều có những đức tính như thế không?
Tuy nhiên, bạn có lẽ thắc mắc liệu người ta có thể hoàn toàn thay đổi nhân cách không? Chúng ta hãy xem một trường hợp có thật. Trước kia, Martín* quát tháo vợ trước mặt con cái và đánh đập vợ một cách tàn nhẫn. Một ngày nọ, vì sợ nguy hiểm cho tính mạng của mẹ nên các con phải chạy qua nhà hàng xóm kêu cứu. Sau nhiều năm, cả gia đình bắt đầu học hỏi Kinh Thánh với Nhân Chứng Giê-hô-va. Martín biết được mình phải trở thành người như thế nào và nên cư xử với người khác ra sao. Ông có thể thay đổi được không? Vợ ông cho biết: “Trước đây khi nổi nóng, ông xã tôi biến thành một người hoàn toàn khác. Vì vậy, suốt một thời gian dài, gia đình tôi luôn luôn lục đục. Tôi không biết nói sao để cám ơn Đức Giê-hô-va đã giúp ông xã tôi thay đổi. Giờ đây anh ấy là một người cha tốt và một người chồng gương mẫu”.
Đó chỉ là một trường hợp mà thôi. Trên khắp thế giới, hàng triệu người tìm hiểu Kinh Thánh với Nhân Chứng Giê-hô-va đã từ bỏ những tính tàn ác. Thật thế, người ta có thể hoàn toàn thay đổi.
Không lâu nữa sự tàn ác sẽ không còn
Trong tương lai gần đây, Nước của Đức Chúa Trời sẽ cai trị toàn thể trái đất. Đây là một chính phủ đã được thiết lập ở trên trời dưới quyền của một vị vua đầy thương xót, Chúa Giê-su Christ. Nước này đã đuổi sạch các quỉ cùng với Sa-tan, là nguồn mọi sự tàn ác, ra khỏi trời. Không lâu nữa, Nước Trời sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của các thần dân yêu hòa bình trên đất. (Thi-thiên 37:10, 11; Ê-sai 11:2-5) Đó là cách duy nhất để giải quyết mọi vấn đề trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi Nước Trời, nếu bạn là nạn nhân của sự tàn ác thì sao?
Lấy ác trả ác không giải quyết được gì mà chỉ gây ra thêm sự tàn ác. Kinh Thánh khuyên chúng ta tin cậy nơi Đức Giê-hô-va vì vào đúng thời điểm, Ngài sẽ “báo cho mỗi người tùy đường họ đi, tùy kết-quả của việc họ làm”. (Giê-rê-mi 17:10) (Xin xem phần “Cách đối phó với sự tàn ác”). Có lẽ bạn phải chịu đựng đau khổ vì là nạn nhân của một tội ác, nhưng Đức Chúa Trời có thể sửa đổi những gì mà sự tàn ác gây ra, kể cả cái chết. Theo lời Đức Chúa Trời hứa, những ai bị thiệt mạng vì các hành động tàn ác và ở trong ký ức của Ngài sẽ được sống lại.—Truyền-đạo 9:11; Giăng 5:28, 29.
Dù có thể là nạn nhân của sự tàn ác sau này, chúng ta được an ủi khi có mối liên hệ mật thiết với Đức Chúa Trời và hoàn toàn tin tưởng nơi lời hứa của Ngài. Hãy xem trường hợp của bà Sara, người một thân một mình nuôi nấng và cho hai con trai ăn học thành tài. Nhưng hai con trai này lại bỏ bê bà khi bà về già, không chu cấp cũng không chăm sóc khi bà bệnh. Bà Sara nay đã là một tín đồ Đấng Christ. Bà tâm sự: “Dù hai đứa con làm tôi buồn, nhưng Đức Giê-hô-va đã không bỏ rơi tôi. Tôi cảm nhận được Ngài nâng đỡ qua các anh chị em thiêng liêng, những người luôn chăm sóc tôi. Tôi tin chắc rằng không lâu nữa, Ngài sẽ giải quyết không những các khó khăn của tôi mà còn của cả những ai tin cậy nơi quyền năng của Ngài và làm những gì Ngài đòi hỏi”.
Ai là những anh chị em thiêng liêng mà bà Sara nói đến? Đó là những người đồng đạo với bà, là Nhân Chứng Giê-hô-va. Họ hợp thành một đoàn thể anh em quốc tế, gồm những người đầy lòng yêu thương. Họ tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt sự tàn ác trong một ngày gần đây. (1 Phi-e-rơ 2:17) Cả Sa-tan Ma-quỉ, kẻ đứng đầu sự tàn ác, và bất cứ ai có hành động tàn ác như hắn đều sẽ bị hủy diệt. “Thời buổi hung ác” này—cách một nhà văn miêu tả thời kỳ chúng ta đang sống—sẽ bị chìm vào quên lãng. Bạn có muốn tìm hiểu thêm về hy vọng này không? Xin hãy liên hệ với Nhân Chứng Giê-hô-va.

Nhìn lại nguyên nhân thực sự của độc ác


[Image: 127570-126541.jpg]Nguyên nhân thực sự đằng sau việc con người đối xử tàn ác với nhau.
Xuất bản ngày 23/06/2013 của tác giả Alex Lickerman, M.D. trong Hạnh phúc trong thế giới này (Happiness in this World) Hồi học lớp bảy, có một lần, khi đang ở trong phòng thay đồ trước giờ thể dục, tôi bắt gặp một nhóm bạn cùng lớp đang bắt nạt một cậu bạn tên Pino chỉ vì cậu ta có ngực (hội chứng có tên gynecomastia – đôi khi xuất hiện ở các cậu bé vào tuổi dậy thì, thông thường sẽ tự biến mất). Tôi đã không dám đứng ra bảo vệ cậu ấy, bởi tôi sợ rằng chúng sẽ chĩa mũi dùi sang mình, nhưng tôi vẫn nhớ cái cảm giác tội lỗi với Pino và luôn tự hỏi tại sao con người ta có thể đối xử tàn ác với người khác dễ dàng đến thế.
Một điều thường thấy là trẻ con có thể hành xử tệ hại với đứa này đứa kia trong những giai đoạn phát triển nhất định của chúng, có thể nhẫn tâm bắt nạt những đứa bé khác nhưng bằng cách nào đó mà khi trưởng thành đứa trẻ đó vẫn có thể trở thành một người biết cư xử, biết bỏ lại sau lưng quá khứ xấu xa của bản thân khi còn ở thủa thiếu thời (đương nhiên, đáng tiếc là không phải đứa trẻ nào cũng làm được điều đó, nhiều đứa đã không thể cứ như vậy mà bỏ lại mọi thứ sau lưng được, thường là do xung động tuổi trẻ, tính độc ác hay do chúng bị người lớn bỏ bê, thiếu quan tâm). Phần lớn chúng ta đều cho rằng trẻ nhỏ mà có hành vi tàn ác là không thể chấp nhận được vì khi đã trưởng thành, chúng ta thường có xu hướng trấn áp, chấm dứt hành vi đó ngay khi ta nhận biết được về chúng. Và ngay cả khi ta đã biết được nguồn cơn của những hành vi độc ác ấy, chúng ta vẫn cứ cố áp đặt rằng bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của hành vi đó, và hơn thế nữa, cho rằng về cơ bản thì giết người hay chiến tranh đều gây ra phản ứng tương tự nhau.
SỨC MẠNH CỦA ĐỊNH KIẾN (HAY LUNG LẠC NHẬN THỨC -THE SPIRIT OF ABSTRACTION )
Được gọi là sức mạnh của định kiến, là khái niệm do Gabriel Marcel đưa ra trong bài luận về “ sức mạnh của định kiến – nguyên nhân gây ra chiến tranh” (The Spirit of Abstraction as a Factor Making for War) của mình, nó được miêu tả như là hệ quả của thói quen nhìn nhận con người ở mặt chức năng hơn là một thực thể sống. Vào những năm đầu trong lịch sử của Hoa Kì, trong một thời gian dài, những người Mĩ gốc Phi bị coi là “nô lệ”, họ không được xem là con người mà bị coi như đồ vật, nhờ vậy mà những chủ nô có thể xem họ như tài sản của mình. Hilter đã thuyết phục được phần đông dân số Đức tin rằng: một phần trong dân số thế giới – “những người Do Thái” vốn là những con người bình thường trở thành những kẻ hèn kém trong mắt người dân Đức đến mức hắn có thể dễ dàng xóa sổ 6 triệu người Do Thái ( chưa kể đến gần nửa triệu người dân Gypsies chịu chung số phận).Và khi đến lượt mình, thì người Mĩ cũng xem người Nhật Bản (Japanese) là những “Japs” – biến họ từ những con người có hi vọng, tình thương, gia đình và nỗi sợ hãi trở thành “kẻ thù”, và từ đó hợp thức hóa việc ném hai quả bom nguyên tử xuống nước Nhật.
KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ LẦN Đó HAY MỘT NƠI NÀO KHÁC
Khi George H. Bush tuyên bố bắt đầu cuộc chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1990, người ta vẫn đưa tin vui về một trận bóng chày chuyên nghiệp, dù cho cuộc chiến đó là cần thiết, tôi vẫn cho rằng nếu những người tham chiến mà không mang theo một trái tim trĩu nặng thì quả thực là hết sức tàn bạo. Dù vậy thì giờ tôi cũng đã hiểu tại sao cái tin vui kia lại cần thiết đến vậy. Đó chính là sức mạnh của định kiến.
Ngày nay, có những loại dịch vụ quảng cáo qua điện thoại bàn khiến chúng ta phải bắt máy rồi lại cáu kỉnh cúp máy. Lại có cả những chế độ hậu mãi khiến chúng ta mệt mỏi: “không có hóa đơn thì không trả hàng”. Rồi có cả những tay lái xe trên đường khiến ta phải nguyền rủa mỗi lần họ chẹn đường ta đi (một dạng của thói quen đưa ra định kiến mà tôi thường xuyên mắc phải). Những ví dụ trên đây là một trong nhiều cách khiến chúng ta trở thành nạn nhân của định kiến trong cuộc sống thường nhật.
Sức mạnh của định kiến là nguyên nhân chính khiến tôi từ chối tham gia vào bất cứ hội, nhóm nào. Mỗi nền văn hóa hay truyền thống khác nhau đều có cấu trúc vững chắc và sự lôi cuốn nhất định, nhưng lại quá mức dễ dàng khi hình thành định kiến về một ai đó (người Mĩ, người Canada, tín đồ Hồi giáo, người Do Thái, các phật tử, phụ nữ, trẻ em, bác sĩ, phục vụ phòng, thợ cắt tóc) nếu ta gán cho họ quá nhiều thứ quan trọng. Việc đánh giá một con người ở một khía cạnh nhất định nào đó không hoàn toàn là sai trái (trừ khi đó là công việc của bạn), nhưng bất cứ hội nhóm nào – trừ hội lớn nhất ra, tức là cả nhân loại chúng ta (ngay cả như vậy thì vẫn còn quá hẹp) – bằng nhận định của mình mà bài trừ người khác. Chúng ta thường thích giao thiệp với những người có hoàn cảnh và tính tình tương tự nhau để có thể cảm thấy thoải mái và an toàn, nhưng theo tôi, cái giá phải trả quá đắt: đó là thúc đẩy định kiến cho rằng một người phải thuộc về một người hay một nhóm nào đó.
Ngay cả với người bạn đời của mình, bạn có thường xuyên nghĩ về họ với tư cách là một người trưởng thành, có nhu cầu, có ham muốn và có những thú vui mà hoàn toàn không liên quan đến nhu cầu, ham muốn hay thú vui của bạn? Bạn có thường xuyên nghĩ về con mình theo hướng đó không, bỏ qua lối suy nghĩ rằng chúng chỉ đơn thuần là “phần mở rộng hơn” của bạn, từ trong suy nghĩ của mình hãy cho chúng cơ hội để phát triển như một cá thể riêng biệt có vận mệnh của chính mình – thứ vận mệnh mà mới nhìn tưởng như gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của bạn nhưng cuối cùng thì mỗi đứa trẻ đều phải có trách nhiệm với vận mệnh của riêng mình, giống như bạn có trách nhiệm với chính vận mệnh của bạn thôi.
VẬY TA CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ?
Tôi tin chắc rằng nếu ta rèn luyện bản thân để hạn chế việc đưa ra định kiến về người khác, thì sự độc ác hay bất kì hình thái nào của nó sẽ giảm đi rất nhiều so với hiện nay. Vậy thì bằng cách nào để chúng ta có thể kiên định nâng cao khả năng này?
1, Thừa nhận rằng, giống như bạn, bất kì ai khi làm gì cũng đều có lý do của mình. Có thể với bạn thì lý do đó là không hẳn là tốt (và có thể thật sự là như vậy), nhưng không có ai lại tự thấy bản thân mình vô lý khi làm điều gì đó. Cố gắng hiểu lý do cuả họ trước khi bạn đánh giá ai đó. Một đánh giá tiêu cực đương nhiên vẫn có thể được chứng minh là đúng, nhưng nếu ngay từ đầu bạn thử tìm cách để hiểu hoàn cảnh của người đó, bạn đã bước được một chân ra khỏi định kiến, và tiến thêm một bước tới sự cảm thông.
2, Theo dõi tần suất bạn đặt ra định kiến với người khác trong một ngày. Khi bạn thấy người bưu tá đưa thư cho mình, thì trong tâm tưởng của mình, bạn có thường xuyên nghĩ về cô ấy như mọi con người có hoàn cảnh nhất định, có thắc mắc về mẹ cô ấy, con cái của cô ấy, liệu cô ấy có vấn đề nào về sức khỏe không, hay hy vọng và ước mơ của cô ấy thế nào? Bạn có thường xuyên nghĩ xem người lái taxi phải vất vả thế nào để có được visa, rằng anh ta sợ sẽ không thể tiếp tục sống tại đất nước tuyệt vời này – điều không ngừng dày xéo ruột gan anh ta, tưởng như anh ta thà nghe điện thoại còn hơn là tập trung đưa bạn đến nơi an toàn. Khi tự theo dõi mình như vậy, tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy ít ai được tôi nhìn nhận đầy đủ như một con người.
3, Tập thói quen thắc mắc tại sao mọi người không mở lòng với bạn. Có thể bạn là một trong số ít những người có để nhìn nhận mỗi người đến và đi trong cuộc sống của mình một cách toàn diện. Tuy nhiên, phần đông còn lại trong chúng ta, cần tập cách vượt qua những cái “mác” bề ngoài, luôn ghi nhớ rằng mỗi người trong chúng ta từng là một đứa trẻ bé nhỏ, bơ vơ, cần có sự bảo vệ từ những người chăm sóc và nuôi dưỡng mình (tôi từng tham gia một buổi nói chuyện của Bernie Siegel, tác giả của “Tình yêu, thuốc và điều kì diệu” (Love, Medicine and Miracles) ông đã đưa ra bức ảnh về đứa bé đáng yêu nhất mà bất cứ ai trong số chúng tôi từng thấy, khiến khán giả phải thốt lên một tràng dài “Ahhhhhhhhhhhh….”. Sau đó ông đưa ra bức ảnh về một ông lão già nua, và đám đông phía dưới đều co lại. “Sao các bạn lại phản ứng như vậy?” Bernie hỏi. “ Họ là cùng một người cơ mà”. Nguyên nhân nào khiến những khán giả này có phản ứng như vậy? Là bởi định kiến cũng gắn liền với tuổi tác).
Đối với những đứa bạn cùng lớp ở phòng thay đồ nọ từ rất lâu trước đây, Pino chẳng là gì ngoài một thằng nhóc có ngực trông đến ngớ ngẩn, định kiến đó cho phép chúng hành hạ cậu ấy không thương tiếc.Tuy nhiên, đối với tôi, cậu ấy là cậu bé dịu dàng, là người khiến tôi cảm thấy tội lỗi vì đã không dám đứng ra bảo vệ cậu, là một con người thấy ngượng ngùng, xấu hổ khi bị trêu chọc (mặc dù cậu ta vờ như không thấy). Giá như tôi có thể quay ngược thời gian, dũng cảm đứng ra bảo vệ cậu ấy. Giá như tôi nói với cậu rằng trông cậu không ngớ ngẩn chút nào. Tôi không thể tưởng tượng cậu ấy đã phải khổ sở đến mức nào khi bị bắt nạt hết lần này đến lần khác, nhưng bản thân tôi hy vọng rằng ngay cả khi cậu ấy đau khổ vì bị bắt nạt, thì thay vì phải mang theo vết sẹo đó suốt cuộc đời, cậu có thể cảm thông được với nỗi đau của người khác (như cách người ngoài cuộc thường làm) – sự cảm thông giúp cậu khôn lớn và trở thành người không bao giờ lùi bước trước bất cứ sự tàn ác nào.
Lily Chan dịch
Nguồn: http://www.psychologytoday.com/blog/happ…elty-redux

Liên tiếp các vụ thảm sát kinh hoàng: Tội ác đến từ đâu ?

Chưa bao giờ người dân cảm thấy bất an như hiện nay. Mạng sống của con người rất dễ bị tước đoạt vì những lý do rất vu vơ.

Tội phạm hình sự ngày càng man rợ và trẻ hóa


Liên tục xảy ra nhiều vụ giết người man rợ, hạ thủ nhiều nạn nhân cùng một lúc, cách giết người thì tàn độc. Giải pháp nào để con người đối xử với nhau trong tình nhân ái? 40 ngày - 3 thảm án chấn động, giết người
Chỉ trong vòng 40 ngày, 3 vụ thảm án xảy ra ở Nghệ An, Bình Phước, Yên Bái khiến khiến dư luận không khỏi hoang mang
Ngày 2/7, vụ án nghiêm trọng xảy ra ở bản Phồng, xã Tam Hợp, Tương Dương (Nghệ An) khiến 4 người tử vong gây chấn động dư luận. Nạn nhân đều là người trong một gia đình nhà anh Lô Văn Thọ (SN 1987), đặc biệt có cả con trai 1 tuổi của anh.
Cơ quan công an lập tức vào hiện trường để điều tra vụ án mạng. Tuy nhiên, khu vực xảy ra thảm án rừng núi heo hút, dân cư thưa thớt; từ bản Phồng vào địa điểm phát hiện 4 người chết mất gần 2 giờ đi bộ đường rừng.
Hơn nửa tháng sau khi xảy ra vụ án, người dân bản Phồng như trút được nỗi lo khi công an tìm ra nghi phạm, là Vi Văn Mằn (còn gọi là Hai, trú tại bản Phồng).
Trong khi thảm án ở bản Phồng chưa kịp dịu xuống thì 5 ngày sau (ngày 7/7), dư luận bàng hoàng với thông tin 6 người bị sát hại tại căn biệt thự, đồng thời là trụ sở công ty TNHH khai thác chế biến - xuất khẩu gỗ Quốc Anh (tổ 3, ấp 2, xã Minh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước).
Những nạn nhân cũng đều là người trong một gia đình của ông chủ căn biệt thự Lê Văn Mỹ (SN 1968).
Vụ án gây xôn xao dư luận bởi mức độ tàn ác của kẻ sát nhân. Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang đích thân xuống hiện trường chỉ đạo điều tra phá án. Những thông tin về quá trình điều tra của các lực lượng chức năng nóng từng giờ, từng phút trên truyền thông.
Và 4 ngày sau (10/7), 2 nghi can Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê ở An Giang, trú tại Hóc Môn, TP.HCM) và Vũ Văn Tiến (24 tuổi, cùng trú Hóc Môn) bị cơ quan điều tra bắt giữ.
Chưa dừng lại, ngày 12/8, dư luận lại sững sờ với vụ thảm án giết 4 người xảy ra cũng nơi vùng núi cao heo hút ở thôn 16, xã Lâm Giang, Văn Yên, Yên Bái. Điều đáng nói là, 4 người bị sát hại cũng trong một gia đình, chủ nhà là anh Trần Văn Long.
Lần này, nghi phạm được xác định từ đầu, là Đặng Văn Hùng (SN 1989, có họ hàng với các nạn nhân), sau khi gây án đã dắt theo người yêu là Nguyễn Thị Hán (SN 1979, trú xã Tân Hợp) bỏ chạy trốn vào rừng.
Khoảng 500 chiến sĩ trinh sát, công an, dân phòng... và tất cả người dân được huy động để chốt chặn các ngả đường núi rừng, vây bắt hung thủ. Và chỉ 63 tiếng sau, 2 nghi phạm trên đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ.
Thảm sát nối tiếp thảm sát đặc biệt nghiêm trọng chỉ trong vòng hơn 1 tháng khiến những trái tim sắt đá cũng rung lên, những lòng dạ thờ ơ vô cảm cũng dâng trào phẫn nộ và cái đầu trăn trở nghĩ ngợi phải đặt ra câu hỏi: Tội ác đến từ đâu?
thảm án, bình Phước, Yên Bái, Nghệ An, nghi can
3 nghi can Nguyễn Hải Dương, Vi Văn Hai, Đặng Văn Hùng (từ trái sang) trong các vụ thảm án gây chấn động Bình Dương, Nghệ An, Yên Bái trong hơn 40 ngày qua. ( Ảnh VietNamNet )

Đi tìm lời giải cho những vụ thảm sát
Trên cả nước liên tiếp xuất hiện nhiều vụ giết người hết sức man rợ gây xôn xao dư luận. Những kẻ gây án có tuổi đời từ 20 đến trên 40 tuổi và đều tự mình gây án với một thái độ hết sức thản nhiên. Chính điều này đã khiến dư luận đặt câu hỏi: tại sao cái ác lại dễ bộc phát đến như thế? Vì sao các vụ án giết người đang ngày càng gia tăng và rất dã man?
Nhìn bề ngoài thì chẳng có liên quan gì, mỗi vụ đều xuất phát từ những động cơ khác nhau. Nhưng không phải tự nhiên mà lại có chuyện dồn dập những vụ giết cùng lúc nhiều người.
Từ Lê Văn Luyện, đến vụ án Bình Phước, Nghệ An, rồi nay là Yên Bái, thực sự những vụ thảm sát đã gây hoang mang dư luận cả nước. Cứ đà này, liệu có còn thêm những vụ thảm sát nữa hay không? Ai sẽ bảo vệ người dân? Người dân sẽ bảo vệ chính họ bằng cách nào? Rất nhiều câu hỏi đặt ra. Tóm lại, làm sao để phòng ngừa thảm án?
Những câu hỏi quá khó lời giải. Chúng ta phải thừa nhận một điều: ngày xưa, án giết người tàn độc không thiếu, nhưng tỷ lệ những vụ thảm sát gia tăng mạnh với tính chất lạnh lùng, man rợ trong vài ba năm qua, là điều bất thường.
Trước hết, qua các vụ trọng án giết người xảy ra vừa qua, đặc biệt là các vụ án xảy ra ở Bình Phước, Nghệ An và Yên Bái, có thể thấy, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, chỉ vì lý do không đáng có mà người ta đã giết hại nhau. Đó là điều báo động về văn hóa, cách ứng xử giữa con người với nhau đang xuống cấp nghiêm trọng.
Văn hóa ứng xử chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ thảm án đau lòng này.
Các đối tượng gây án ở đây còn là biểu hiện sự thiếu hiểu biết, thiếu tu dưỡng, rèn luyện nhân cách đạo đức. Có thể thấy, các nghi phạm gây ra 3 vụ án nghiêm trọng ở Bình Phước, Nghệ An và Yên Bái đều còn rất trẻ, hầu hết đều không có công ăn việc làm ổn định, học thức hạn chế.
Có những điểm chung: sát thủ ngày càng trẻ. Gần 70 % vụ án hình sự có đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên. Đó là công bố của Viện Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm của Học viện Cảnh sát Nhân dân, Bộ công an. Hành vi phạm tội ngày càng lạnh lùng và man rợ hơn.
Diễn đàn: Máu lạnh đến từ đâu?
Gần đây, hiện tượng người trẻ tuổi phạm tội tăng lên bất thường
Người ta băn khoăn bởi những tên giết người tàn độc như Vi Văn Hai tức Mằn, Đặng Văn Hùng, Nguyễn Hải Dương đều là các chàng trai không xăm trổ, không có vẻ bặm trợn dao búa, không tiền án tiền sự... Vi Văn Mằn được tiếng “rất hòa đồng với mọi người, chưa khi nào thấy anh ta to tiếng đập đánh hay chửi bới bất cứ ai”, lại “được tiếng là ngoan”. 
Đặng Văn Hùng dù là có vẻ nghênh ngáo, nhưng vẫn chưa có tiền sự, chưa đưa vào diện công an theo dõi. Ông Nguyễn Hải - bố kẻ thủ ác Nguyễn Hải Dương, nói: “Thằng Dương và thằng Tiến là bạn bè thân thiết, hiền lành, ai cũng mến, vậy sao giết người được? Lại giết cái Linh, người mà thằng Dương thương yêu nhất".
Vụ thảm sát cả gia đình ở Chơn Thành, Bình Phước thật sự đã dấy lên một không khí đau thương, bàng hoàng trong xã hội. Đó không còn là nỗi đau của gia đình nạn nhân mà còn là nỗi đau của toàn xã hội, đó là tội ác tày trời khiến dư luận bàng hoàng đau xót.
Ở đây, vấn đề không phải là số lượng người chết mà còn là phương thức gây án quá tàn bạo, hầu như chưa hề có tiền lệ trong suốt lịch sử các vụ trọng án ở nước ta. Phải chăng chính vì sự bất an trong xã hội nên ngành công an mới huy động tới cả cấp cao nhất và cả lực lượng tinh nhuệ nhất để truy bắt các hung thủ?.
Khi vụ án mới xảy ra, dư luận đoán già đoán non chắc là do mâu thuẫn trong làm ăn, chắc giết người cướp tài sản,… Khi 2 nghi phạm bị bắt giữ, cả xã hội cũng lại một phen rúng động, nhiều người còn hụt hẫng vì không nghĩ rằng 6 mạng người chết chỉ vì... một mối hận tình của tuổi trẻ.
Các đối tượng này ra tay tàn độc, man rợ mặc dù tuổi còn rất trẻ, đơn giản chỉ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân một cách bản năng mà không suy nghĩ đến những hậu quả đối với nạn nhân, xã hội và ngay chính đối tượng cùng gia đình mình.
Mỗi vụ án có tính chất, mức độ và hậu quả khác nhau, xuất phát từ động cơ, mục đích gây án của đối tượng. Nhưng nhìn chung, xu hướng của tội phạm là hành động ngày càng liều lĩnh, manh động và có tính toán kỹ lưỡng; thể hiện sự lạnh lùng, chai sạn, quyết tâm thực hiện phạm tội đến cùng, phương thức che giấu tội phạm hết sức tinh vi. Ví dụ trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa trước đây, thủ đoạn giết người rất tàn nhẫn, còn dựng hiện trường giả để đánh lạc hướng điều tra. Trong vụ án thảm sát 6 người ở Bình Phước, thủ đoạn của Nguyễn Hải Dương độc ác không kém, nhưng không "cao tay" bằng Nghĩa. Còn hai đối tượng giết người ở Nghệ An, Yên Bái thì ra tay tàn độc, man rợ, có tính chất côn đồ.
Trước đây, khi xảy ra một vụ giết người đã là cú sốc với xã hội. Nhưng càng ngày, số vụ bất thường càng tăng và tội phạm ngày càng trẻ hoá đồng nghĩa với việc tác động nền tảng lệch chuẩn vào một bộ phận dân chúng gia tăng. Những hình ảnh bạo lực, phim xã hội đen; lối sống nặng về tranh đoạt vật chất, ăn chơi sa đọa, lười biếng, thích hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá… lan tràn trên sách báo, phim ảnh, internet, mạng xã hội đang hàng ngày hàng giờ tác động vào nhận thức, lối sống, hành vi của không ít người. Con người học cái hay thì chậm, học cải dở thì nhanh.
Bên cạnh đó, việc truyền thông tạo ra mặt trái khi miêu tả quá chi tiết và rùng rợn các vụ thảm sát chấn động cũng đã tác động xấu tới tâm lý của các đối tượng phạm tội.
Thêm một vụ thảm sát là thêm một nỗi đau của xã hội. Phải chăng, có điều gì đó bất thường đang xảy ra trong cuộc sống tươi đẹp này? Con người – hai tiếng ấy kỳ diệu và thiêng liêng lắm. Tạo hóa sinh ra con người là để sống và yêu thương, ai cũng có quyền tận hưởng cuộc đời đầy màu sắc. Mỗi người được sinh ra đã là một tuyệt tác của số phận. Vì sao, nhiều người tự cho mình quyền tước đoạt đi mạng sống của người khác như vậy?
Hung thủ thật sự rồi sẽ đền tội nhưng dù bản án có thích đáng đến mấy cũng không thể nào bù lại được những mất mát của phía bị hại cũng như những sang chấn tâm lý nặng nề mà xã hội gánh chịu.
thanh niên, trẻ phạm tội, luật sư, câu chuyện, chia sẻ, hoàn cảnh, gia đình, xã hội, thảm sát
Việc giáo dục thanh thiếu niên cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và gia đình, xã hội. Ảnh minh họa

Làm gì để có cuộc sống an lành
Mặc dù cơ quan chức năng đã nhanh chóng đưa những vụ án ra ánh sáng và những con quỷ dữ gây ra tội ác tày trời này sẽ bị pháp luật nghiêm trị. Nhưng nỗi ám ảnh về hành động dã man của những kẻ mất hết nhân tính vẫn làm nhiều người rùng mình chưa thể nguôi ngoai.
Nhất là đối với các gia đình nạn nhân, đó không chỉ là nỗi đau tột cùng mất người thân mà còn là sự ám ảnh rùng rợn trước cái chết của họ. Nỗi ám ảnh có thể đeo đẳng suốt cả cuộc đời. Đấy là vết thương lòng chẳng bao giờ liền sẹo, bất cứ lúc nào cũng làm rỉ máu con tim. Là nỗi bất an của toàn xã hội, bởi tội ác hoành hành, tai họa luôn rập rình trên đầu dân vô tội. Là nỗi sợ trước sự xuống cấp của đạo lý làm người ở một bộ phận dân cư đang tự đánh mất tính người, hành động như thú tính, coi tội ác là trò tiêu khiển…
Chính vì thế dư luận đặt ra một số câu hỏi: Tại sao những năm gần đây xảy ra không ít vụ giết người, cướp của dã man, tàn bạo? Làm thế nào để giảm bớt và đi đến chỗ triệt tiêu tội ác? Làm thế nào để con người không bị mất nhân tính? Làm thế nào để cuộc sống được yên bình?
Nhìn nhận từ các vụ trọng án liên tiếp xảy ra gần đây dưới góc độ tâm lý tội phạm có thể thấy các vụ án ngày càng có tính chất gây án tinh vi, xảo quyệt và hết sức dã man. Đặc biệt, trong vụ án tiêu biểu như ở Bình Phước vừa qua có thể thấy các đối tượng này có sự tính toán, học hỏi, chắt lọc các yếu tố để xoá dấu vết gây khó khăn cho cơ quan điều tra.
Điều này cho thấy, các đối tượng tội phạm đang ngày càng khôn ngoan hơn chứ không chỉ đơn giản là bột phát. Các phương thức thủ đoạn của tội phạm trong nước thực tế đang có những biến tướng phức tạp ảnh hưởng từ cả thế giới. Qua thực tế, qua phim ảnh, sách báo, nhiều đối tượng khi gây án thường nghiên cứu, hành động rất chuyên nghiệp và lạnh lùng khi gây ra những vụ án đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội.
Bởi, rõ ràng, cách ra tay tàn độc với tổng cộng 14 mạng người tại Nghệ An, Bình Phước và Yên Bái vẫn là một câu chuyện vượt quá sức tưởng tượng của rất nhiều người trong mỗi chúng ta.
Tội ác leo thang rất đáng sợ. Nhưng đáng sợ hơn cả, cũng là nguồn gốc của tất cả sự tha hóa đạo đức, chính là sự vô cảm của con người.
Tại Việt Nam, kinh tế phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, con người ngày được giáo dục nhiều hơn nhưng lối sống chưa hẳn đã tốt hơn. Chỉ vì xe máy va quệt nhẹ trên phố đông, chỉ cần một ánh nhìn khó chịu bị cho là “nhìn đểu”, chỉ cần to tiếng trên bàn nhậu... là người ta quên mất tình đồng loại, sẵn sàng xông vào đoạt mạng nhau. Rõ ràng, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động rất lớn đến văn hóa, giáo dục và tạo ra lối sống thực dụng, ích kỷ, thờ ơ trong một bộ phận người trẻ hiện nay. Trong khi đó, những quy định về pháp luật hiện hành còn nhiều lỗ hổng để ngăn ngừa tội phạm hữu hiệu.
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt vụ thảm sát cả gia đình đã xảy ra, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cả cộng đồng. Các gia đình nạn nhân đều bị sát hại ngay tại nhà riêng bằng thủ đoạn tàn nhẫn càng khiến người ta khiếp sợ. Tình hình tội phạm hiện nay ngày càng trở nên manh động, nguyên nhân ban đầu có thể chỉ từ những mâu thuẫn rất nhỏ nhưng hậu quả cuối cùng lại rất thảm khốc. Ngoài việc nâng cao cảnh giác, từng gia đình phải tăng cường các biện pháp an ninh, gia cố hàng rào, cửa khóa để có thể phòng tránh kẻ gian.
Hình phạt không phải là biện pháp hữu hiệu để áp dụng đối với những đối tượng “máu lạnh” như vậy. Nhiều đối tượng dù rất am hiểu pháp luật nhưng vẫn hành động giết người man rợ. Vậy nên, chúng ta cần một giải pháp mang tính đột phá, đòi hỏi nỗ lực của các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội, đặc biệt là từ giáo dục.
Ngoài ra, luật nên quy định theo hướng mở, nghĩa là đối với những vụ án dã man, đặc biệt nghiêm trọng, người chưa thành niên gây cái chết với nhiều người thì quy định mức hình phạt cụ thể cho trường hợp đó, mà không theo quy định chung để đủ sức răn đe.
Chúng ta cần khẳng định Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn đang quyết liệt đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng tội phạm - trong đó có những tội phạm đặc biệt nguy hiểm - không thể loại bỏ trong một sớm một chiều. Trong tương lai, cùng với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa (trong đó có toàn cầu hóa tội phạm), thậm chí còn có nhiều loại tội phạm mới xuất hiện.
Để hạn chế tình trạng này, cần "nâng cao sức đề kháng cho xã hội" đối với tội phạm bằng nhiều giải pháp. Trong đó cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đạo đức, các chuẩn mực xã hội cho người dân, nhất là người trẻ. Khi người ta nhận định rõ hành vi sai trái bị lên án, nhất định bị xử lý, bị trừng phạt… hẳn người đó sẽ có những điều chỉnh hành vi của mình.
Đã có nhiều phân tích, lý giải, quy trách nhiệm: gia đình, xã hội, giáo dục, cả pháp luật chưa nghiêm minh… Tất cả vẫn không thể ngăn ngừa được thực trạng thảm án vẫn đã và đang xảy ra.
Có gì đó đau lòng, khi đọc một thông tin có thêm vụ thảm sát, sau bức xúc, căm phẫn, hoang mang…, người tiếp nhận thông tin dường như khó tránh khỏi cảm giác đã “quen quen”. Từ cảm giác quen quen đến trạng thái cảm xúc rồi hoang mang, rồi thiếu niềm tin…chỉ xảy ra khi sự việc, hiện tượng lặp đi lặp lại với tần suất nhiều hơn bình thường.  
Khi thực nghiệm hiện trường vụ thảm án Bình Phước, sát thủ vẫn bình tĩnh, lạnh lùng đến vô cảm. Điều đó khiến nỗi đau càng nhân lên. Nó không chỉ là nỗi lo chung của toàn xã hội mà còn là một vấn đề nhức nhối, tiềm ẩn nguy cơ lớn về sự suy đồi nghiêm trọng của các giá trị đạo đức.
Từ những vụ án rúng động xã hội vừa qua, rõ ràng đã đến lúc gióng lên hồi chuông mạnh mẽ, cần sự vào cuộc của toàn xã hội để tránh những hậu quả nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần. Trong đó việc cần làm ngay là phải chú trọng nhiều hơn nữa tới công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Cùng với đó, các cơ quan chức năng phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, huy động sự tham gia của hệ thống chính trị, nhất là để mỗi người dân nêu cao tình thần cảnh giác, tự phòng ngừa, tự bảo vệ tài sản, bảo vệ tính mạng của chính mình và người thân trong gia đình.

Chuyên gia mách "kế" đối phó với đối tượng
Với tính chất manh động, côn đồ của đối tượng phạm tội hiện nay,  chúng ta cũng nên thay đổi phương thức phòng ngừa, chống trả. Điều quan trọng nhất là phải thật bình tĩnh để tính toán cách đối phó trong từng tình huống cụ thể. Với quan điểm “còn người thì còn của”, nên cách cơ bản nhất vẫn là khi thấy đối tượng, trước mắt chúng ta phải tìm chỗ ẩn nấp an toàn để bảo toàn tính mạng, sau đó quan sát, theo dõi và tìm cách thông báo cho cơ quan chức năng, người xung quanh. Vì với tâm lý tội phạm gần đây, khi chúng bị phát hiện, bị truy đuổi thường thúc đẩy tính liều lĩnh, dã man khiến đối tượng ra tay ngoài mục đích ban đầu, ngay cả bản thân đối tượng cũng không ý thức được hậu quả xảy ra như có thể đâm, chém, giết nạn nhân.
Ngoài ra, trong gia đình có thể để nhiều vật dụng như gậy, thước, dao... ở nhiều nơi, khi có điều kiện, hãy lợi dụng những vật đó để chống trả, khống chế đối tượng. Mỗi gia đình nên có số điện thoại của cơ quan công an, của những gia đình xung quanh.
Bên cạnh đó, cần chủ động trang bị các kỹ năng ứng phó, thoát nạn khi rơi vào các trường hợp cấp thiết. Chẳng hạn khi bị tội phạm thâm nhập vào nhà và tấn công cần phải sẵn sàng cho nơi trú ẩn an toàn, chuẩn bị sẵn phương án thoát nạn, cấp báo cho người thân, công an...
Đừng quên điện thoại khẩn, bấm trực tiếp: 113, 114, 115
Trong tình huống cần trợ giúp, dùng điện thoại di động hoặc điện thoại cố định bấm trực tiếp các số điện thoại 113, 114, 115 (không cần bấm mã vùng) để yêu cầu công an giúp đỡ, cứu hộ và cứu nạn.
113 là số điện thoại gọi đến lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh trong các tình huống nguy hiểm như: tội phạm đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, phát hiện một người bị nghi là tội phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội…
114 là số điện thoại khẩn chữa cháy, đuối nước, sập nhà, kẹt thang máy, điện giật…
115 là số điện thoại khẩn khi cần gặp hoặc phát hiện vấn đề về chấn thương, bệnh tật, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…
Khi gọi đến các số điện thoại khẩn này, hệ thống tổng đài sẽ tự động chuyển cuộc gọi đến địa phương gần nhất để tiếp nhấn xử lý.
Cố gắng bình tĩnh cung cấp những thông tin một cách rõ ràng, rành mạch. Thông tin rõ ràng sẽ giúp cho việc cứu hộ, cứu nạn diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. 

Viet Bao.vn (Tổng hợp >>>)

Xã hội càng phát triển, tính tàn độc, sự tinh vi của tội phạm càng cao hơn

Đó là nhận định của luật sư Phạm Công Út khi chia sẻ về những vụ trọng án liên tục xảy ra gần đây trên nhiều địa bàn... TIN LIÊN QUAN 40 ngày - 3 thảm án chấn động, giết người chỉ vì tức 63 giờ chạy đua phá thảm án của 500 cảnh sát Thảm án ở Yên Bái: Đáng sợ vì lối sống lệch chuẩn! Những vụ thảm án giết cả gia đình nạn nhân kinh hoàng chấn động Thảm sát 4 người trong một gia đình tại Yên Bái Những vụ án này, nạn nhân bị giết là cả gia đình, có cả những đứa trẻ ngây thơ vô tội. Có những người già, phụ nữ không một tấc sắt. Cách hạ thủ hèn hạ, tàn độc, có vụ lập mưu tinh vi, sau khi giết lạnh lùng như không có chuyện gì… Vậy nguyên nhân vì sao có hiện tượng này? Làm thế nào để hạn chế tình trạng này? PV đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia về vấn đề này. Dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa PV và Cựu thẩm phán - Luật sư Phạm Công Út. Ông Phạm Công Út đã có nhiều năm làm thẩm phán tại Tp Hồ Chí Minh, hiện giờ ông là Trưởng Văn phòng luật sư Phạm Nghiêm (Đoàn Luật sư Tp HCM). Thưa ông, chắc ông sẽ rất quan tâm đến thông tin về những vụ thảm sát gần đây như Bình Phước, Nghệ An, giờ là Yên Bái. Ông có suy nghĩ, bình luận gì về tần suất xuất hiện của những vụ thảm sát như thế này? Theo tôi, khi xã hội càng phát triển, sự phân hóa xã hội càng rõ rệt, thì tội phạm sẽ càng bùng phát như một tất yếu. Tính tàn độc của tội phạm sẽ cao hơn, sự chuẩn bị tinh vi của những những tội ác cũng nhiều nguy cơ tiềm ẩn hơn, đòi hỏi việc trị an của luật pháp phải cao hơn, quyết liệt hơn để trấn áp những loại tội phạm. Nhất là những tội ác mang tính bạo lực tàn độc nhằm giết người để trả thù, thủ phạm không chỉ giết chết một người mà giết chết cả gia đình, không từ phụ nữ, trẻ em, người già. Ví dụ, cùng thời điểm này cách đây 10 năm thì số lượng án hình sự của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát hay tòa án ở trong nước chắc chắn thụ lý ít hơn hiện nay. Hoặc 20 năm, 30 năm trước đây thì số lượng án hình sự được thụ lý lại càng ít hơn nữa. Điều đó là một minh chứng cho thấy, việc phát triển xã hội hoặc phát triển không đồng đều trên các mặt văn hóa, kinh tế, xã hội… là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ thảm sát ở nhiều địa phương có nguồn gốc vì tiền, vì tình, hoặc vì các xung đột mâu thuẩn từ quan hệ xã hội, quan hệ gia đình… Xa hoi cang phat trien tinh tan doc su tinh vi cua toi pham cang cao hon Hình ảnh đau sót thảm sát tại Yên Bái (ảnh VTC) Phải chăng tội phạm bây giờ tàn độc hơn, máu lạnh và manh động hơn? Ngoài sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, thì những cơn bùng nổ về phương tiện truyền thông hay công nghệ thông tin ngày nay cũng là một phần tương tác với sự phát triển của tội phạm. Có những người từ nhỏ đến lớn từng không dám… cắt cổ gà, nhưng khi xung đột trong quan hệ xã hội nổ ra thì họ lạnh lùng hạ thủ để cắt cổ không chỉ một người, mà cắt cổ nhiều người trong cùng một gia đình “kẻ thù” của mình bằng thái độ quyết tâm đến độ lạnh lùng như những diễn viên điện ảnh mà họ từng được xem, thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại của thời đại ngày nay. Dù rằng, mức độ “hận thù” ấy chưa đến mức phải thực hiện hành vi tàn ác đến như vậy. Theo quan điểm của ông, tại sao gần đây tần suất xuất hiện những vụ như này tăng cao như vậy? Ngoại trừ nghi ngờ sự trùng hợp ngẫu nhiên về các vụ trọng án có hậu quả tương tự ở nhiều địa phương trong nước là loại tội phạm giết người, không chỉ giết một người, mà là giết chết cả gia đình, bất kể người bị giết là có tư thù hay không có tư thù mà chỉ là thân nhân của đối tượng thù hận; Thì nhà nước, xã hội và gia đình cũng phải có những biện pháp tích cực để nhìn nhận, sự phát triển kinh tế phải đi kèm sự phát triển về văn hóa theo hướng tích cực, đồng thời đề cao tính công bằng và sự nghiêm minh của luật pháp, không chỉ ở cấp trung ương, ở các đô thị lớn, mà phải lan tỏa đến những vùng sâu, vùng xa, thôn, bản… Nếu việc nhận diện mà tôi vừa nói ở trên không được coi trọng thì có thể tần suất về những vụ giết người man rợ như vừa qua sẽ khó giảm đi hoặc bị chặn đứng trong tương lai. Xa hoi cang phat trien tinh tan doc su tinh vi cua toi pham cang cao hon Hung thủ vụ thảm án tại Bình Phước tham-sat-tai-nha-dai-gia:-loi-ke-rung-dong-cua-nghi-pham >> Những vụ thảm sát cả gia đình gây chấn động xã hội 4 người trong một gia đình ở Yên Bái bị sát hại; Thảm sát 6 người tại Bình Phước; Cả gia đình bị sát hại tại Nghệ An... là những vụ thảm án gây chấn động xã hội. Có ý kiến cho rằng một phần trong đó là do công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa hiệu quả, cũng có ý kiến cho rằng do tác động của việc lan tràn thông tin bạo lực, phim và game bạo lực. Ý kiến của ông như thế nào? Tôi cho rằng, nếu được lựa chọn giữa những thông tin tuyên truyền pháp luật với việc đưa ra các chuyên mục trò chơi giải trí có mang tính bạo lực thì giới trẻ luôn luôn có nhu cầu được giải trí. Trong đó, trò chơi mang tính bạo lực sẽ chiếm số lượng áp đảo. Như vậy, việc tuyên truyền pháp luật của Nhà nước, của các tổ chức trong xã hội sẽ khó tiếp cận với mọi giới, nhất là giới trẻ. Chỉ còn lại là gia đình, là các tế bào của xã hội kết hợp với cộng đồng khu dân cư. Đó là chiếc “áo giáp” giúp người ta lựa chọn cách sống phù hợp với đạo lý, với pháp luật. Khi một quan hệ xung đột xảy ra, chính gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, hoặc chính quyền địa phương cấp cơ sở, không chỉ là những đơn vị tốt nhất góp phần ngăn chặn tội phạm, mà còn là nơi giải quyết tốt các xung đột ấy để những hậu quả nghiêm trọng không thể xảy ra tại địa phương của mình. Vậy theo ông, cần phải đặt vấn đề gì về trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của nhà quản lý để tìm cách hạn chế tình trạng này? Không phải các quốc gia đang phát triển đều gặp phải tình trạng phát triển tương ứng về tình hình tội phạm trong nước. Điều đó cho thấy, vấn đề áp dụng việc quản lý xã hội bằng các hành lang pháp lý tạo sự an toàn cho người dân là một trong những điều kiện then chốt để ngăn chặn tội phạm, nhất là loại tội phạm giết người hàng loạt như vừa qua ở các tỉnh Bình Phước, Nghệ An, Yên Bái. Nhưng trên hết, ngoài tính nghiêm minh của pháp luật còn phải giữ được sự công bằng trong xã hội, nhà nước không nên để sự phát triển không đồng đều về các mặt kinh tế, văn hóa trong xã hội có sự phân hóa quá lớn. Đồng thời, mỗi gia đình, mỗi địa phương ở cấp cơ sở nhỏ nhất không nên nhờ đến nhà nước xử lý các hậu quả đã xảy ra, mà nên có biện pháp giáo dục vừa về pháp lý, vừa về đạo lý nhiều hơn sự trừng phạt của các nhà quản lý. Tôi tin, dù xã hội có phát triển thì cái ác cũng sẽ bị chặn đứng. Xin cảm ơn ông!
------------
  Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn

Những thói u mê tàn độc của các hoạn quan xưa

Hàng loạt trẻ nhỏ đột nhiên biến mất, sau đó bị sát hại thảm khốc chỉ để phục vụ cho món ăn mang tên “của quý” của các tên thái giám đời nhà Minh, Trung Quốc. Những tên thái giám này cho rằng ăn não trẻ con và bộ phận sinh dục nam giới có thể giúp cho chúng phục hồi lại bản năng đàn ông với hi vọng một ngày “vật báu” này sẽ mọc lại.

Món ăn rợn người mang tên “của quý”

Không phải là vua chúa, không phải là thành phần danh gia vọng tộc nhưng cuộc sống của những tên thái giám từ lâu đã gắn liền với chốn hoàng cung và thuộc về một phần của những câu chuyện bí mật chốn thâm cung.

Hoạn quan vốn chỉ là quan trong nội đình, không có quyền can dự chính sự, nhưng là người hầu cận thường ngày gần nhất của hoàng đế, được hoàng đế tin dùng, nên có khả năng lộng quyền, nắm được đại quyền chính trị, thậm chí có thể phế lập hoàng đế.

Dưới các triều Đông Hán, Đường, Minh đều từng xảy ra những việc hoạn quan chuyên quyền làm bậy.

Trong lịch sử Trung Quốc, hoạn quan đã có từ thời Tây Chu, đương thời gọi là tự nhân, hoặc hạng nhân, yêm doãn, nội tiểu thần. Vào thời Tây Chu các nước Tề, Sở, Tần, đều có hoạn quan, và gọi bằng các tên như hình thần, ty cung.

Lịch sử và vai trò của hoạn quan tăng dần theo các thời kì. Sau khi Tần thống nhất Trung nguyên, hoạn quan có người làm đến Thừa tướng, gọi là Trung thừa lệnh.

Thời Tây Hán có những hoạn quan đảm nhận các chức Hoàng môn lệnh, Dịch đình lệnh. Tại các triều nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống đặt ra cơ cấu Nội thị tỉnh do hoạn quan đảm nhiệm, trông coi các việc nội bộ ở trong cung đình. Hoạn quan ở hai triều Đường, Tống có người trực tiếp thống lãnh quân đội.

Đến đời nhà Minh thiết lập "Nhị thập tứ nha môn", mỗi nha môn đặt ra một thái giám giữ ấn tín phục dịch hoàng đế cùng gia thuộc, và người được giữ chức thái giám tất yếu phải là hoạn quan. Từ đấy "thái giám" thành danh xưng chuyên chỉ hoạn quan.

Đến giữa thời kỳ nhà Minh, quyền thế của thái giám được mở rộng thêm ra. Thái giám có quyền làm sứ giả, trông coi quân đội, coi xét quan lại, dân tình nên trở thành lộng quyền.

Đây cũng là một trong những thời kì mà việc hoạn quan chuyên quyền làm bậy diễn ra nhiều nhất. Trong đó, những bí mật động trời về cuộc sống chốn hoàng cung của những hoạn quan triều Minh được mô tả khá tỉ mỉ trong cuốn “Minh sử hỏa tập”, với những câu chuyện rùng rợn mất hết cả nhân tính con người.

Một trong những câu chuyện đáng kinh sợ nhất được chép lại đó là chuyện về món ăn mang tên “của quý” của thái giám đời Minh. Thời đó, trong dân chúng thường xuyên ca thán về chuyện bắt bớ trẻ con. Những đứa trẻ đột nhiên biến mất rồi không bao giờ được đưa trở lại gia đình.

Dân chúng gần xa đều oán thán khi nghe tin chúng được bắt đưa vào cung để cắt lấy bộ phận sinh dục làm món ăn cho các thái giám.

Đặc biệt, những đứa trẻ sơ sinh bị bắt giết nhiều vô kể, vì “của quý” của những bé trai này được cho là bổ nhất và nhiều dương khí nhất. Không chỉ dừng lại ở đó, “Minh sử hỏa tập” cũng ghi chép chuyện các thái giám ăn não trẻ con. Những đứa trẻ ngay sau khi được đưa vào cung trước hết bị cắt bộ phận sinh dục.

Sau đó, những tên thái giám tàn độc còn giết chúng để lấy não làm món ăn bồi bổ cho mình. Những tên thái giám quan niệm rằng, ăn não trẻ và bộ phận sinh dục nam giới của những đứa trẻ - nhất là trẻ sơ sinh - có thể giúp chúng phục hồi dương khí một cách nhanh chóng nhất.

Mặc dù sự việc diễn ra khiến dân chúng gần xa oán thán nhưng thái giám vốn là người hầu tin cẩn của hoàng đế.

Chúng có quyền làm quàn, hô mưa gọi gió khiến nhiều người trong triều chính cũng không thể can ngăn. Thậm chí, từng lộng quyền qua mặt hoàng đế.

Một trong những đại diện của thái giám chuyên quyền trong thời kì nhà Minh phải kể đến Lưu Cẩn thời Minh Vũ Tông. Lưu Cẩn được phong làm Tư lễ giám, chuyên phê duyệt sớ tấu trong triều.

Hoạn quan Trung Quốc
Với tất cả sự khôn khéo và mưu mô của mình, Lưu Cẩn trở thành một trong 8 người hầu thân cận với hoàng đế, tự tung tự tác trong hoàng cung.

Thậm chí, trong dân gian, vì quá bức xúc trước thói xảo quyệt, hống hách làm càn của Lưu Cẩn, và sự u mê tin thái giám của hoàng đế, đã rỉ tai nhau câu chuyện về việc thái giám qua mặt vua.

Họ gọi Minh Vũ Tông là “Hoàng đế ngồi” – ý chỉ việc ngồi trên ngai vàng của nhà vua, còn gọi Lưu Cẩn là “Hoàng đế đứng” – chỉ những thói lộng quyền, qua mặt vua của tay thái giám xảo quyệt, mưu mô này.

Ngoài việc can dự triều chính, Lưu Cẩn còn xây dựng từ đường và lăng mộ hoành tráng cho phụ mẫu tại Hưng Bình, Thiểm Tây, tự động cất Huyền Minh cung ngoài Triều Dương môn, cúng tế Huyền Thiên Hoàng đế.

Sự việc xảy ra khiến không ít quan lại trong cung bức xúc và sau này họ đã lật đổ quyền lực của tên thái giám nay.

Chính vì việc các tay thái giám có thể leo lên đến đỉnh chóp bu của quyền lực trong hoàng cung nên việc chúng ra yêu sách, đòi bắt trẻ con mang vào cung để phục vụ cho món ăn rùng rợn của chúng là điều khó có thể ngăn cản được. Điều này đã cướp đi sinh mạng của hàng loạt đứa trẻ dưới thời nhà Minh.

Những thói u mê tàn độc

Sự việc xảy ra cho thấy sự tàn độc, mất hết nhân tính của các tên hoạn quan trong thời kì nhà Minh. Một trong những nguyên nhân dẫn tới điều đó xuất phát từ bản tính hung dữ, độc ác của chúng.

Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc hoạn quan ở Trung Quốc, có ba nguyên nhân chủ yếu: Hoạn quan là những tội phạm, tù binh hoặc phản nghịch bị cắt sinh thực khí; Hoạn quan là cống phẩm của địa phương tiến cống vào cung đình hay còn có loại hoạn quan tự nguyện xin thiến để mưu cầu phú quý.

Về cơ bản, nguồn gốc xuất thân của những tên thái giám này đều thấp hèn và phần nhiều trong số chúng đều mang bản chất không tốt. Sau khi nhập cung, chúng sẽ phải trải qua những cực hình đau đớn để trở thành một thái giám thực thụ.

Loại trừ những người đã khiếm khuyết khi sinh ra, một hoạn quan phải qua một "thủ thuật" hết sức đau đớn gọi là "yêm cát", "cung hình", "tàm thất", "hủ hình" hay "âm hình".

Theo “Nam tinh thái giám khốc hình” thì ghi lại có 4 phương pháp để thiến con trai: Cắt toàn bộ âm kinh và dịch hoàn; Chỉ cắt bỏ dịch hoàn; Đè cho vỡ nát dịch hoàn, và cắt bỏ ống dẫn tinh.

Một số tài liệu còn ghi chép lại câu chuyện về quá trình để trở thành một hoạn quan vào cuối đời Mãn Thanh vô cùng đau đớn: “Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê, bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt.

Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt.

Người thái giám lập tức được những "đao tử tượng" dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày.

Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm.

Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết”. Sau những thủ thuật tàn khốc đó, phần lớn thái giám đều có sự biến đổi khác thường trong cơ thể. Dương khí bị mất đi rất nhiều trong khi phần nữ tính được tăng lên.

Giọng nói của chúng trở nên bị méo đi, the thé không ra nam cũng không ra nữ. Dáng đi, điệu bộ cũng trở nên ẻo lả và trở thành “ái nam, ái nữ”.

Sự đau đớn cũng tác động đến tâm tính của các hoạn quan, khiến cho chúng trở nên tàn độc, ma mãnh hơn rất nhiều. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến thái giám đời Minh ăn não trẻ và “của quý” của đàn ông mà không ghê miệng.

Một nguyên nhân khác nữa dẫn đến sự xuất hiện của món ăn mang tên “của quý” đó là do mê tín. Không chỉ riêng đời Minh, phần lớn các thái giám trong các triều đại phong kiến Trung Quốc đều có thói mê tín khác người. Chúng tin vào một thế lực siêu nhiên có thể điều khiển được vạn vật.

Thậm chí, chúng luôn quan niệm, những giếng cổ, cây hoa, tượng đồng, chum nước, thậm chí hòn đá trong cung cũng có thể thành tinh hiển linh.

Chính vì sự mê muội đó mà nhiều tên thái giám ấp ủ hi vọng rằng chúng có thể lấy lại được bộ phận sinh dục của mình.

Chính vì niềm tin đó, đời Thanh đã có luật lệ rằng tiểu thái giám nhập cung rồi sau ba năm sẽ phải qua một kỳ "tiểu tu", năm năm qua một kỳ "đại tu" để những thái giám chuyên môn xét lại xem ngọc hành có "trùng sinh" hay không.

Theo sách “Thần Viên Tạp Thức”, thái giám thường thích ăn các loại thức ăn tráng dương và dùng những toa thuốc như Mẫu cẩu cảnh tán, Thiên khẩu nhất bôi ẩm, Ngọc cảnh trùng sinh phương... để mong trở lại bình thường.

Sau khi nghe phán rằng chỉ có ăn não trẻ và sinh thực khí của đàn ông mới có thể giúp phục hồi dương khí, những tên thái giám đời Minh liền bắt bớ giết hại hàng loạt trẻ nhỏ về phục vụ cho món ăn của mình.

Thậm chí, chúng còn tin rằng một ngày bộ phận sinh dục mà chúng đã bị cắt bỏ đi có thể phục hồi lại được nguyên vẹn như cũ.

Bên cạnh những mưu mô thoán quyền đoạt vị, nhiều tên thái giám vẫn luôn mơ tưởng đến một ngày chúng sẽ trở lại nguyên vẹn như một người đàn ông thực thụ.
> Đọc thêm: Chuyện phong thủy, âm dương của người nổi tiếng thế giới
Anh Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét