Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 38

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-Không có KTNN sẽ không có CNXH! Nhưng KTNN phải hoạt động theo KTTT.
-Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!? 
-Như thế đã công bằng chưa? Định hướng XHCN là như thế à!?
-Không thể chối cãi: xã hội yếu kém phổ biến, là sai lầm của thể chế!
-Đừng nói rằng dân không biết, chỉ tại dân chưa dám nói mà thôi!

 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

Không tinh giản biên chế: Những “vòi bạch tuộc” tiếp tục bám hút tiền thuế của dân

tinh giản biên chế
Trong năm 2014, nhiều xã ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tận thu của nông dân, lập riêng một quỹ chuyên dùng để chi tiêu cho một số công tác ở địa phương. Mức huy động 350.000.000 - 1,7 tỷ đồng/xã, theo điều tra của báo Nông Nghiệp. Trong hình, một nông dân đang trộn phân urê và DAP bón cho lúa. (Ảnh: tintucnongnghiep.com)
Nếu tham nhũng đã trở thành virut dịch bệnh thì bộ máy quản lý không khác mấy một hệ thống đã suy giảm chức năng miễn dịch. Không chỉ tham nhũng, mà lạm quyền cũng sẽ nhanh chóng phát triển như các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Phần 1: Khi mối nguy đến từ lãnh đạo

Muốn tinh giản biên chế, trước hết phải tinh giản lãnh đạo
Trong 10 năm (2003-2013) tiến hành tinh giản, bộ máy hành chính không những không thu hẹp mà còn phình thêm 20%. Cũng trong 10 năm đó, “…tổng chi ngân sách tăng 4,9 lần, trong đó chi thường xuyên tăng 7 lần, chi đầu tư từ ngân sách tăng được 3 lần”, TS Lê Xuân Nghĩa cho hay.
Như vậy là chi thường xuyên tăng rất lớn, trong khi chi đầu tư tăng khiêm tốn và nếu như trừ đi lạm phát thì hầu như không còn”, ông cho biết trên báo Tuổi Trẻ.
Cuối tháng 12/2015, vấn đề tinh giản biên chế tiếp tục được nhắc lại. “Trong khi chúng ta kêu gọi tinh gin biên chế mà viên chc li tăng lên rt mnh. C nước có 55.851 đơn v s nghip, 2 triu viên chc. Bây giờ c Trung ương, c h thng chính tr có 300.000 người, chưa k công an, quân đi”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các tỉnh, thành.
Tinh giản biên chế muốn đạt hiệu quả, trước hết hãy xét ở cấp lãnh đạo cấp trung ương, tức Chính phủ, Bộ, Sở.
Ở cấp Sở, xét trường hợp của Bộ NN&PTNT. Theo Thông tư 14 của Bộ NN&PTNT, mỗi Sở NN&PTNT có số lượng Phó Giám đốc (PGĐ) quy định không quá 03 người.
Nhưng Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đang có tới 7 PGĐ, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An có 6 PGĐ, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình có 4 PGĐ.
Chánh văn phòng Sở Nội vụ Thanh Hóa thừa nhận việc Sở NN&PTNT Thanh Hóa có 7 PGĐ là sai, nhưng là cái sai do quyết định của các thế hệ Thường vụ Tỉnh ủy trước. Tỉnh cam kết sẽ không bổ nhiệm thêm (!).
PGĐ Sở Nội vụ Nghệ An cho biết, việc Sở NN&PTNT Nghệ An có 6 PGĐ là do trước sáp nhập nhiều sở với nhau. Hiện nay các sở đang sắp xếp lại (!).
Còn đối với tỉnh Hà Tĩnh, Chánh văn phòng Sở Nội vụ Bùi Khắc Phước cho hay: Bộ gửi về nên phải bổ nhiệm (!).
Vậy ở cấp Bộ thì sao? Theo Nghị định số 36/2012/NĐ-CP, số Thứ trưởng ở mỗi bộ không vượt quá 4 người, nhưng nhiều bộ vẫn dư vượt cấp thứ. Bộ Quốc phòng có 10 thứ trưởng. Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải có 7 thứ trưởng. Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 6 thứ trưởng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, mỗi bộ có 5 thứ trưởng.
Ngay cả Bộ Nội vụ, bộ chịu trách nhiệm quản lý chính về nhân sự, hành chính, địa giới hành chính…, cũng “vượt rào” khi có tới 6 Thứ trưởng.
Mục 3, Điều 3 của Nghị định 36 viết: “Số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 04 người. Đối với Bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng Thứ trưởng có thể nhiều hơn 04 người do Thủ tướng Chính phủ quyết định“.
Như vậy, việc các Bộ bị “lạm phát” cấp thứ thì trách nhiệm lại truy ngược về Chính phủ. Sự việc thành một vòng luẩn quẩn.
“Cỗ” bày trước mặt, sao lại không “lạm quyền”?
Theo báo Tầm Nhìn, báo Công Luận, Phó GĐ Sở NN&PTNT Thái Nguyên Bùi Tiến Chính vẫn giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Nguyên ngay cả khi đã được bổ nhiệm PGĐ. Một mình hai cương vị, ông Chính “vừa đá bóng vừa thổi còi”, một mặt ký các dự án xây dựng, gia cố đê điều… mặt khác ký các quyết định chọn nhà thầu, nghiệm thu…
Trong năm 2014, Chi Cục Thủy lợi Thái Nguyên đã đóng vai trò chủ đầu tư đối với hàng loạt dự án có tổng giá trị lên tới gần 50 tỷ đồng.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Phan Minh Nguyệt được bổ nhiệm từ năm 2014, tới 2015 mới phát hiện ra một loạt tội danh từ khi còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc một doanh nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp thành phố, theo Việt Nam Net. Từ 2011-2013, ông Nguyệt đã thu bất chính khoảng 25 tỷ đồng, đồng thời bỏ ngoài sổ sách 18 tỷ đồng.
Nói về quyết định bổ nhiệm năm 2014, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long giải thích: “Do chưa phát hiện được sai phạm nên vẫn bổ nhiệm […]“.
Tháng 8/2015, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên Lê Thanh Phương bị cách chức vì cố ý làm trái nguyên tắc tài chính gây thất thoát hơn 1 tỉ đồng, lãng phí hơn 320 triệu đồng. Trong đó, ông Phương đã thông đồng “rút ruột” dự án 268 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Phương chỉ đạo nhân viên cấp dưới lập khống, hợp thức hóa nhiều chứng từ để thanh toán sai thực tế hơn 240 triệu đồng; để một số nhân viên của Trung tâm Tích hợp dữ liệu Phú Yên tự ý nâng khống thanh toán, chiếm đoạt hơn 620 triệu đồng, theo báo Người Lao Động.
Trong vụ sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực, hai cá nhân nắm chức vụ cao nhất bị thanh tra TP quy trách nhiệm đều đã về hưu, gồm ông Nguyễn Quốc Tuấn – Phó giám đốc Sở Xây dựng và bà Lê Thị Nhung – trưởng phòng Quản lý cấp phép, Sở xây dựng.
Không tinh giản, tinh giản không hiệu quả, thậm chí càng tinh giản càng phình to với tình trạng “lạm phát” lãnh đạo thì đó là cái nguy đối với hệ thống.
Bởi vì bộ máy nhân sự đó không chỉ dư thừa mà còn sách nhiễu, không chỉ chi tiêu tốn ngân sách mà còn lạm quyền. Hệ thống đó như những “vòi bạch tuộc”, một bên cắm vào ngân sách của tỉnh, của trung ương, một bên tiếp tục theo các cấp hành chính từ tỉnh, huyện, xã… găm vào từng đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất để rồi tiếp tục lũng đoạn tài nguyên qua đủ loại thuế, phí từ dân chúng, doanh nghiệp.
Báo Người Lao Động cho hay, trong một thống kê về tình hình tham nhũng nội bộ hồi năm 2005, Ban Nội chính TW đã dẫn một phát biểu của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: “Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người”.
Phan A

Không tinh giản biên chế: Những “vòi bạch tuộc” tiếp tục bám hút tiền thuế của dân (P2)

tinh giản biên chế
Một trong số hàng chục cây cầu tại Quảng Trị chỉ xây được mố cầu và dầm bêtông rồi... dừng. (Nguồn: laodong.com.vn)
Nếu tham nhũng đã trở thành virut dịch bệnh thì bộ máy quản lý không khác mấy một hệ thống đã suy giảm chức năng miễn dịch. Không chỉ tham nhũng, mà lạm quyền cũng sẽ nhanh chóng phát triển như các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Phần 2: Sự tiếp tay của cơ chế

Cơ chế ‘xin-cho’
Cơ chế ‘xin-cho’ hiểu nôm na là Nhà nước có một định lượng chỉ tiêu dự án kinh tế, xã hội, nguồn vốn đầu tư, được giao về hàng năm cho các ban, ngành, tỉnh. Tháng 11/2015 vừa qua, dự án Quốc lộ 1A dư 14.000 tỷ đồng khiến các địa phương đua nhau xin dự án.
GS Trần Phương cho hay ‘xin-cho’ là sản phẩm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thậm chí đồng nhất với cơ chế này, do đó mà được gọi là cơ chế  ‘xin-cho’, theo Vneconomy.
Trên báo Lao động, TS Nguyễn Quang A viết: “Trong khoa học kinh tế (và có lẽ trong các khoa học xã hội khác) không có cái gọi là “cơ chế xin-cho”. Nó là thuần Việt. Chưa có ai định nghĩa cơ chế này một cách tường minh. Người ta thường hiểu là: “bên xin” (thường là cấp dưới, người dân, hay doanh nghiệp) xin “bên cho” (thường là cấp trên, các cơ quan nhà nước) cái gì đó mà “bên cho” có quyền quản lý (có thể lại là một “cơ chế” nào đó mà địa phương xin trung ương chẳng hạn, có thể là quyền kinh doanh, tài nguyên hay nguồn lực gì đó) và bên cho có thể cho hay không cho”.
Nên tồn tại cơ chế ‘xin-cho’ rồi, lại tiếp tục làm nảy sinh nhiều chi phí bất hợp lý khác, như chi phí “vẽ” dự án, chi phí đi xin, chi phí duyệt cho…  tóm lại là cơ chế đi cửa sau. Khi đã đi cửa sau được thì doanh nghiệp còn “sợ” gì mà không có những sai phạm.
‘Nước đục, cò cũng béo’
Trên chuyên trang Người đồng hành, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng nếu thành phố có quy hoạch phân khu, chi tiết thì không còn những hiện tượng như câu chuyện nhà 8B Lê Trực. Những sai phạm nghiêm trọng trong xây dựng tại tòa nhà số 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) bao gồm lấn khoảng không, xây cao vượt 16 m (tương đương 5 tầng), làm tăng diện tích sàn (vượt 6.126 m2) ngay giữa quận trung tâm.
Cũng theo trang Người đồng hành, cơ chế xin-cho kết hợp với tư duy nhiệm kỳ (hay còn gọi là “hoàng hôn nhiệm kỳ”) là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những nhà máy bỏ hoang, ký túc xá sinh viên không có người ở – tức vừa gây thâm hụt, vừa gây lãng phí ngân sách.
Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở… trước khi “hạ cánh”, trước khi về hưu, càng phải làm đơn xin dự án để tiền kịp giải ngân. Khi vốn rót về hết, quan chức cũng về, công trình bỏ hoang gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng.
Hiện ở tại tỉnh Quảng Trị có hàng chục cây cầu được khởi công xây dựng từ năm 2011 nhưng tới nay mới chỉ làm được phần trụ cầu, mố cầu… rồi bỏ để han gỉ. Lý do là đang xây thì trung ương ngừng rót vốn, dù số vốn đã được đưa về địa phương lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Tại Quảng Nam, Tiền Giang, Bình Phước…, nhiều tỷ đồng ngân sách đã được duyệt chi cho những quan chức sắp về hưu sang nước ngoài để khảo sát, học tập kinh nghiệm làm du lịch, làm xổ số.  “Mỗi đoàn đi nước ngoài mất một chiếc ôtô” (tương đương 700-800 triệu đồng), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, theo Vnexpress. Nhưng chỉ trong một năm 2015, số lượng các đoàn đi công tác nước ngoài trên cả nước đã lên tới con số 2.105.




Danh sách các quan chức sắp về hưu của tỉnh Quảng Nam đi Nam Phi học tập kinh nghiệm du lịch, tháng 8/2015. (Nguồn: motthegioi.vn)
Danh sách các quan chức sắp về hưu của tỉnh Quảng Nam đi Nam Phi học tập kinh nghiệm du lịch, tháng 8/2015. (Nguồn: motthegioi.vn)

TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cơ chế ‘xin-cho’ làm méo mó việc phân bổ nguồn lực.
Rõ ràng nếu có cơ hội để xin thì ai cũng sẽ cố gắng xin cả. Xin không phải lúc nào cũng được, nhưng không xin thì không bao giờ được. Muốn xin thì buộc người ta phải “vẽ” ra dự án. Mà như vậy thì cơ chế xin-cho, tự nó đã làm cho việc phân bổ nguồn lực bị méo mó…”, TS Nguyễn Sĩ Dũng trao đổi với báo Tiền Phong.
Thực tế, theo đà của cơ chế ‘xin-cho’, các đơn vị hành chính của tỉnh cũng đều cố gắng ‘xin’ cấp vốn từ xây nhà hành chính đến quảng trường tượng đài, xin từ dự án trường học tới tiền trả lương cho giáo viên. Trong vụ việc “vỡ ngân sách” do chi tiêu quá đà của TP Cà MauThành ủy Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và thành phố Bạc Liêu lại ứng ngân sách để chi lương và kinh phí hoạt động, yêu cầu hẹn ngày hoàn trả…
Phan A 

Không tinh giản biên chế: Những “vòi bạch tuộc” tiếp tục bám hút tiền thuế của dân (P3)

tinh giản biên chế
Tận thu thuế để bù chi tiêu công lãng phí không chỉ làm doanh nghiệp suy yếu và người dân nghèo đói, mà còn lấy đi cơ hội phát triển của những thế hệ tương lai. Bức ảnh: Hai thế hệ. (Ảnh: Rehahn Photography)
Một năm mỗi nông dân chỉ thu nhập vỏn vẹn 2,5 triệu đồng, nhưng một tối kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh đã chi đến hơn 5 tỷ đồng. Do đó, nếu nhắc lại câu hỏi vì sao tinh giản biên chế hơn 10 năm nhưng bộ máy đó thậm chí còn phình to hơn, hãy xét tới “thói quen” bội chi và tận thu mà bộ máy đó đã duy trì qua nhiều năm nay, với mức độ khủng khiếp như trên.

Phần 3: “Không ai muốn giảm biên chế cả”

Bộ máy ‘ngốn’ ngân sách khổng lồ
Theo Trung tâm Thông tin và dự báo KT-XH Quốc gia, năm 2013, Chính phủ bội chi, vượt 110.153 tỷ đồng (tương đương 11,3%) trong khi thu chỉ vượt 12.348 tỷ đồng (tương đương 1,5%), tức chi gấp 8,9 lần thu.
Năm 2014, bội chi ngân sách cả năm vào khoảng 153,9 nghìn tỷ đồng.
Năm 2015 chưa có công bố chính thức. Dự toán Ngân sách nhà nước với tổng số thu là 921,1 nghìn tỷ đồng, tổng chi ngân sách nhà nước là 1.147,1 nghìn tỷ đồng. Mức bội chi là 226 nghìn tỷ đồng, tương đương 5% GDP. Chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 17%. Chi thường xuyên chiếm tới 67%.
Năm 2016, dự toán tổng thu ngân sách nhà nước là 1.014,5 nghìn tỷ đồng, dự toán tổng chi 1.273,2 nghìn tỷ đồng. Kế hoạch bội chi ở mức 4,95% GDP, tương đương 254.000 tỷ đồng – tăng 28.000 tỷ đồng so với năm 2015. Trong đó, chi thường xuyên chiếm tới 65%, chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 20%.
Cần chú ý rằng chi thường xuyên bao gồm các khoản chi lương cho khối nhà nước, học bổng, mua sắm, sửa chữa công trình và dịch vụ công của các ngành, tức là chi không hoàn lại. Điều này khác với chi đầu tư phát triển.
Năm 2013, dư luận từng nóng lên trước thông tin 1 phút họp của các đại biểu tại hội trường tiêu tốn 2 triệu đồng ngân sách; bình quân một ngày họp mất 1 tỷ đồng. Tương tự, thông tin gần 40.000 xe ô tô công tiêu tốn 12.800 tỷ đồng ngân sách một năm công bố hồi cuối năm 2015 cũng khiến cộng đồng sửng sốt về mức độ tốn kém của chi tiêu công.
Tháng 10/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bùi Quang Vinh cho biết ngân sách nhà nước năm 2015 là 255.750 tỷ đồng, nhưng trong đó chi cho ngân sách địa phương là 131.500 tỷ đồng. Ngân sách trung ương còn lại là 154.000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài và các khoản chi khác thì còn 45.000 tỷ đồng.
Kinh phí tổ chức đại lễ 2/9 với cuộc diễu hành khổng lồ của 30.000 người trong năm 2015 hiện vẫn chưa được công bố. Chỉ riêng tỉnh Bắc Giang, kinh phí tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh cho một tối ngày 9/10/2015 là hơn 5 tỷ đồng.


“Cả nước ngân sách Trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả” - Bộ trưởng Vinh nói. (Đồ họa: VNnews07)
“Cả nước ngân sách Trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả” – Bộ trưởng Vinh nói. (Đồ họa: VNnews0
 
Thuế: vắt kiệt, tận thu

Chi như thế, vậy thu bao gồm những khoản nào? Tỷ lệ ra sao?
Nguồn thu ngân sách bao gồm thu nội địa (chủ yếu là thuế, phí, lệ phí từ doanh nghiệp và cá nhân), dầu thô, cân đối xuất nhập khẩu và viện trợ.
Theo dự toán ngân sách trong hai năm gần nhất, năm 2015 và 2016, thu nội địa (chủ yếu là thuế, phí, lệ phí từ doanh nghiệp và cá nhân) đều chiếm hơn 2/3 tổng nguồn thu. Năm 2015, 70% tổng thu đến từ thuế, phí, lệ phí. 30% đến từ dầu thô, từ cân đối xuất nhập khẩu và viện trợ. Sang năm 2016, thu nội địa dự kiến sẽ tăng lên đến 77,4%, do tăng tổng thu mà các khoản thu từ dầu thô, cân đối xuất nhập khẩu và viện trợ lại giảm.
Nhận định về tỷ lệ thuế, phí tại Việt Nam, tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015, PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biết, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.
Trung bình trong giai đoạn 2007-2012, tỷ lệ thuế và phí của Việt Nam là 21,6% GDP, trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là 15,5%, Indonesia là 12,1% và Ấn Độ chỉ là 7,8%, theo Trí thức trẻ.
Trong khi đó, thu nhập bình quân tính theo đầu người Việt Nam (GDP/người) năm 2015 là 2.109 USD. Mức thu nhập này thấp hơn Singapore 44 lần (92.632 USD), thấp hơn Malaysia hơn 14 lần (30.317 USD), nhỏ hơn Thái Lan 4,4 lần (9.311 USD), và thấp hơn gần 5 lần so với mức GDP/người trung bình của toàn thế giới.


Theo tính toán của chuyên viên kinh tế Nguyễn Văn Sơn, thu nhập của nông dân ĐBSCL năm 2011 chỉ 200.000 đồng/người/tháng, tức 2,4 triệu đồng/người/năm. (Ảnh: Liêu Thái)Thu nhập của nông dân ĐBSCL năm 2011 chỉ 200.000 đồng/người/tháng, tức 2,4 triệu đồng/người/năm, theo ông Nguyễn Văn Sơn. (Ảnh: Liêu Thái)

Theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố tháng 3/2014, thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2013 ước đạt khoảng gần 20 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 1,67 triệu đồng/người/tháng, hoặc 55.000 đồng/người/ngày.
Nhưng theo tính toán của ông Nguyễn Văn Sơn – chuyên viên kinh tế thuộc Trung tâm nghiên cứu Phát triển ĐBSCL trên Việt Nam Net, thu nhập của nông dân ĐBSCL năm 2011 chỉ 200.000 đồng/người/tháng, tức 2,4 triệu đồng/người/năm.
Một hạt cà phê của nông dân tỉnh Đắk Lắk phải “gánh” 17 khoản thu do công ty cà phê đặt ra, theo báo Người lao động tháng 9/2015. Một hạt thóc phải “cõng” hơn 100 khoản đóng góp; các loại phí chiếm tới 1/4 chi phí nuôi một con heo từ khi là con giống đến khi xuất chuồng, Viện Thị trường và Giá cả (Bộ Tài chính) nhận định.
Bà Nguyễn Thị Hằng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nuôi ong Việt Nam từng cho biết để vận chuyển ra khỏi huyện khoảng 45.000 tấn mật ong, phải cần tới 225.000 giấy phép kiểm dịch. “Nếu một ngày cấp phép 1 lần, phải mất 616 năm mới cấp hết số giấy phép trên…”, bà Hằng nói trên Tiền Phong.
Theo báo Người Lao Động, một khảo sát công bố hồi tháng 8/2015, 32% doanh nghiệp phải trả phí “bôi trơn” cho cán bộ thuế để được nộp thuế. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, theo một khảo sát của Ngân hàng Thế giới, chi phí mà DN Việt Nam phải trả cho các khoản phí và thuế chiếm tới 40,8% tổng số lợi nhuận, trong đó có rất nhiều loại thuế, phí không thể kiểm soát được. Tiền “bôi trơn” của DN Việt Nam chiếm 0,72-1,02 lần lợi nhuận.


DN làm ra 1 đồng lợi nhuận thì họ phải đóng ít nhất 0,72 đồng, thậm chí vượt thêm 0,2 đồng lợi nhuận vì những phí tham nhũng, bôi trơn. Kinh doanh lỗ, không còn tiền đầu tư là vì đây. (Hình biếm họa/Sưu tầm)
DN làm ra 1 đồng lợi nhuận thì họ phải đóng ít nhất 0,72 đồng, thậm chí vượt thêm 0,2 đồng lợi nhuận vì những phí tham nhũng, bôi trơn. Kinh doanh lỗ, không còn tiền đầu tư là vì đây. (Ảnh minh họa/Sưu tầm)

Thuế phải trên tinh thần nuôi dưỡng nguồn thu chứ không phải chỉ vắt kiệt khả năng đóng góp của doanh nghiệp và người dân. Thuế phí tăng cao thể hiện nguồn thu ngân sách đang khó khăn, cũng như là do nợ công tăng cao và thâm hụt ngân sách nặng nề – bà Lan cho biết trên Báo Đất Việt.
Mà về lâu dài, nợ càng thêm nợ. “Bởi vì các doanh nghiệp và người dân không còn sức để đóng thuế, không làm ăn có lời được nữa thì lấy đâu tiền mà đóng?” – chuyên gia kinh tế nói.
Nhưng, trở ngược lại, thì khả năng tận thu thuế và sức hấp dẫn của việc lạm dụng ngân sách cho đến lúc này chẳng phải vẫn là một trong những lý do chính khiến bộ máy khổng lồ ấy vẫn duy trì và không ai muốn giảm biên chế cả hay sao?
Đón đọc: Phần 4 – Vì sao “vòi bạch tuộc” không bị chặt đứt?
Phan A

Không tinh giản biên chế: Những “vòi bạch tuộc” tiếp tục bám hút tiền thuế của dân (P4)

tinh giản biên chế
Trân trọng lao động, trân trọng con người là điều mà bất cứ bộ máy chính phủ nào cũng cần nhận thức rõ để đảm bảo tính bền vững cho quốc gia, thay vì không ngừng áp đặt, tận thu thuế, phí bù đắp chi tiêu công. (Ảnh minh họa/Réhahn Photography)

Tóm tắt bài viết

Trong phần 1, vấn đề cần tinh giản bộ máy hành chính được nhìn nhận từ góc độ dư thừa lãnh đạo, tình trạng tham nhũng ở cấp lãnh đạo.
Mặt trái của bộ máy nhân sự này lại được phương thức quản lý dự án “xin-cho” kiểu tập trung bao cấp “tạo điều kiện”, khiến hàng nghìn tỷ đồng ngân sách tiêu pha lãng phí, tham nhũng được hợp thức hóa theo các chương trình xin cấp vốn đầu tư (phần 2).
Phần 3 chỉ ra tình trạng bội chi ngân sách và tận thu thuế với những “vòi bạch tuộc” hành chính bám sâu, nhũng nhiễu doanh nghiệp và người dân.
Phần kết sẽ trả lời cho câu hỏi: Vì sao việc tinh giản biên chế liên tục thất bại trong suốt hơn 10 năm qua?

Phần 4: Vì sao “vòi bạch tuộc” không bị chặt đứt?

Việt Nam đã chịu thâm hụt ngân sách cao tích tụ hàng chục năm. Nhưng dự toán chi thường xuyên cho bộ máy công năm 2016 vẫn chiếm 2/3 tổng chi ngân sách. Điều đó cho thấy tư duy chi ngân sách nhà nước của bộ máy này vẫn vậy, dù vẫn hô hào tinh giản biên chế hơn 10 năm qua. 
Vậy thì vì sao “vòi bạch tuộc” không bị chặt đứt?
Câu trả lời quay trở lại về khả năng tham nhũng trong bộ máy, với những cơ chế nhiều khe hở được tồn tại nhiều năm và tình trạng “nới cửa” để cùng nhau tham nhũng, như đã đề cập đến trong phần 1 và 2.
Không phải chỉ sau câu phát biểu của đại biểu Quốc hội Trần Trọng Dực hồi năm ngoái: “Để đỗ được công chức ở Hà Nội phải mất không dưới 100 triệu đồng”, thì những móc xích trong bộ máy hành chính mới được biết đến.
Năm 2014, Bộ Công Thương ồn ào với vụ gian lận thi công chức khi những thí sinh trúng tuyển là con, cháu của các lãnh đạo ngành Công Thương. “Vậy Cục Quản lý thị trường tổ chức thi làm gì khi biết trước người đỗ?” là câu hỏi không chỉ của một thí sinh tự do bị trượt trong kỳ thi trên đặt ra. Đó là câu hỏi chung của nhiều người đối với hệ thống công chức tuy tốn kém tiền thuế dân, mà đằng sau lại là đục khoét, cơ hội với tấm màn minh bạch được kéo căng.
Đã “chạy” rồi thì vào được là phải “gỡ”. Công chức khởi đầu cũng chỉ là người dân bình thường đi làm với tư tưởng ấy, để rồi nó thành cái nạn đạo đức của toàn xã hội.
Vậy nguồn “gỡ” là từ đâu? Vẫn là từ ngân sách và sách nhiễu người dân, doanh nghiệp. Dây chuyền này vận hành theo đúng kiểu “cá lớn nuốt cá bé” mà thiệt hại cuối cùng là người lao động khi “chi phí bôi trơn” được chia vào thuế, phí, giá tiêu dùng (điện, nước, xăng dầu, hàng hóa). Một mặt chịu thuế phí, một mặt tiếp tục phải trả những “khoản tiền không tên” mỗi khi bước chân vào cơ quan công.
Lớn như tầm thanh tra chính phủ – năm 2014, Nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền bị “khui” ra khối “tài sản nổi” tính sơ là 6 bất động sản (3 nhà đất ở Bến Tre và 3 nhà đất ở Sài Gòn), trị giá hàng chục triệu USD.
Nhỏ như tầm cấp xã, tháng 12/2015, hàng chục hộ nghèo ở xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn bị xã “ép” mua những con bò già, ốm yếu, bị gãy sừng, mòn răng… Giá mỗi con bò là 20 triệu đồng. Nhà nước hỗ trợ 5 triệu, người dân vay thêm 15 triệu. Người dân ý kiến thì ông Phó Chủ tịch Đạo Văn Sói hù dọa “nếu không bắt về sẽ chuyển nguồn hỗ trợ và vốn vay cho người khác”, theo VOV.
Ngày 9/1/2016, Nguyễn Tường Duy (SN 1968) – nhân viên tại Cục Hải quan TP HCM bị bắt khẩn cấp vì hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”. Chỉ trong 5 ngày đi du lịch Trung Quốc, ông Duy – một nhân viên hải quan bình thường đã nhận hơn 60 phong bì với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng được gửi đến nhà.
Tinh giản biên chế liên tục thất bại trong suốt hơn 10 năm qua còn bởi không ai trong bộ máy khổng lồ ấy muốn giảm biên chế cả.
Có một sự việc mà bà Phạm Chi Lan đã chỉ ra như sau: Năm 2015, cơ quan quản lý muốn đánh thuế với các hộ kinh doanh gia đình giống như với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trước đó, thủ tục hành chính trong ngành thuế vừa giảm từ 872 giờ xuống còn 171 giờ nộp thuế. Điều này “chắc chắn phải cắt giảm được biết bao công chức trong ngành thuế”, bà Lan nói.
Nhưng tôi ngờ rằng giảm được giờ nộp thuế cho doanh nghiệp lại tính chuyện đi thu thuế của các hộ gia đình – tức là họ vẫn muốn nuôi bộ máy thuế khổng lồ hiện nay.
Nhưng theo cách đó thì tất cả những cải cách hành chính thất bại. Một trong những nguyên nhân lâu nay chậm trễ và không đạt được kết quả bao nhiêu cũng là vì cả bộ máy khổng lồ vẫn muốn duy trì cả và không ai muốn giảm biên chế”, chuyên gia kinh tế nhận định.
Một chuyện khác mà ông Nguyễn Đình Quyền – Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp từng nêu trên Việt Nam Net: “Theo quy trình hiện nay, tinh giản biên chế không dễ dàng chút nào cả. Tôi đã làm vụ trưởng, tôi chỉ cần 2 vụ phó thôi nhưng ông thủ trưởng của tôi nói tôi phải cần 4 vụ phó. Tôi chưa cần lấy thêm người, ông thủ trưởng tôi đã bảo phải lấy thêm…”.
Theo đó, trong hơn 10 năm qua, từ Chính phủ, Bộ, Sở tới cấp tỉnh, huyện, xã, bộ máy cứ ngày càng phình to. Bổ nhiệm đúng “quy trình”, để rồi bộ máy đó cùng bàn tròn rút thêm tiền công, rồi lại thống nhất thông qua các khoản thuế, phí mới. Đó là lạm quyền để tham nhũng công khai.
Các chuyên gia kinh tế đã nói nhiều đến vấn đề cắt giảm chi tiêu công. Nhưng khi những sân vận động cả trăm tỷ bỏ không, tượng đài hàng trăm tỷ, nhà văn hóa tiền tỷ dù biết đóng cửa nhưng vẫn xây, thì đó là thể chế có vấn đề.
Do đó, tinh giản biên chế không chỉ là việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị hành chính công quyền, sa thải bớt viên chức thường thường để giảm chi lương. Đó là việc chặn đứng tham nhũng, đặt cơ chế giám sát để xóa bỏ lạm quyền, là thông qua tinh giản để nhân sự trở thành đội ngũ tinh hoa (elite) thực sự, thay vì chỉ đơn giản là giảm cơ học về số lượng trong khi những “vòi bạch tuộc” vẫn không ngừng vươn xuống từ trên.
Còn nếu không thực hiện được những điều đó, thì những tuyên bố tinh giản biên chế phát ra từ bộ máy đó chỉ là những lời chiếu lệ mà thôi.
Phan A

Bộ LĐ-TB-XH: 10 năm chưa phát hiện vụ việc nào có dấu hiệu tham nhũng

tham nhung tang qua
Ảnh minh họa. (Internet)
Qua tự kiểm tra từ năm 2006 đến 2015, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội chưa phát hiện vụ việc nào có dấu hiệu tham nhũng và quan chức nhận quà tặng sai quy định.
Theo báo Vnexpress đưa tin, ông Nguyễn Tiến Tùng – Chánh thanh tra kiêm Phó trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Bộ Lao động cho biết, từ năm 2006 đến 2015, đơn vị này đã tổ chức 42 cuộc thanh tra hành chính đối với đơn vị và 3 cuộc kiểm tra trách nhiệm đối với lãnh đạo.
Trong quá trình kiểm tra, Bộ ‘chưa phát hiện được vụ việc nào có dấu hiệu tham nhũng’, theo đó, ‘không có thiệt hại do tham nhũng gây ra và không có tài sản tham nhũng được thu hồi’. Kết quả thanh tra cũng cho thấy ‘không có trường hợp người đứng đầu nào phải xem xét, xử lý trách nhiệm vì để xảy ra tham nhũng’.
Về việc tặng, nhận quà và trả lại quà tặng, ông Tùng cho biết, tổng hợp báo cáo các đơn vị cho thấy chưa xảy ra tình trạng sử dụng tài sản công, tặng quà, nhận quà sai quy định. Trong 100% quan chức thuộc đối tượng phải kê khai tài sản đã tiến hành kê khai và công khai, chưa có cá nhân nào thuộc thẩm quyền Bộ phải giải trình về việc kê khai tài sản, thu nhập.
Kết quả thanh tra trong 10 năm từ 2006 đến 2015 tại Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội không khiến dư luận quá bất ngờ khi trước đó, một loạt các báo cáo thanh tra của các tỉnh thành như Hà Nội, Sài Gòn trong năm 2015 đều cho thấy, “không phát hiện được trường hợp tham nhũng nào”, hay tại các địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Bình, kết quả báo cáo thanh tra cho biết trong 10 năm qua không có công chức nào nhận quà.




tham nhung tang qua
Rất nhiều các tỉnh thành có kết quả thanh tra “qua 10 năm, không phát hiện tham nhũng”. (Ảnh minh họa/Internet)

Mới đây, công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng trong 10 năm từ 2006-2015 tại Quảng Ngãi lại gây bất ngờ với kết quả báo cáo cho thấy, địa phương này có 110 vụ tham nhũng với số người liên quan đến tham nhũng là 44 người. Các TAND trong tỉnh đã tiếp nhận thụ lý 42 vụ với 97 bị can, trong đó đã xét xử 37 vụ, 84 bị cáo, chuyển nơi khác xét xử 4 vụ, 11 bị cáo. Tổng số vụ việc tham nhũng đã được xử lý hành chính là 6 vụ, với 145 người, theo thông tin trên báo Quảng Ngãi.
Các vụ tham nhũng trên đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 11,7 tỷ đồng và 192.439 m2 đất. Đến nay, số tài sản tham nhũng đã được thu hồi là hơn 7 tỷ đồng.
Các kết quả từ báo cáo thanh tra này làm dấy lên nhiều nghi ngại của dư luận về tính chính xác bởi theo chỉ số nhận thức tham nhũng do Tổ chức Minh bạch thế giới công bố dựa trên ý kiến chuyên gia toàn thế giới về tham nhũng trong lĩnh vực công, năm 2014, Việt Nam xếp hạng 119/174 nước với 31 điểm.
Thứ hạng này khiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi chất vấn tiếp xúc với cử tri ngày 5/12 tại Sài Gòn đã phải nói: “Buồn, xấu hổ, nhục lắm… Bê bối quá, không chấp nhận được”, theo báo Vnexpress.
Tính xác thực của các báo cáo thanh tra nội bộ trên còn bị nghi vấn nhiều hơn khi chỉ 1 tháng sau khi có kết quả thanh tra tại Sài Gòn, một quan chức hoạt động trong lĩnh vực hải quan của thành phố đã khiến báo chí và dư luận xôn xao với thông tin chỉ trong 5 ngày đi du lịch Trung Quốc, quan chức này đã nhận hơn 60 phong bì với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng được gửi đến nhà.
Sáng ngày 9/12/2015, tại phiên thảo luận kỳ họp thứ 20 HĐND TPHCM, Phó Chánh thanh tra TP, bà Nguyễn Thị Ngọc Nga cho biết: “9 tháng đầu năm 2015 qua công tác thanh tra, chưa phát hiện trường hợp tham nhũng nào…; kiểm tra xử lý nội bộ cũng không phát hiện trường hợp tham nhũng nào”.
Bà Nga cho hay, trong 9 tháng đầu năm 2015, thành phố đã tổ chức 176 cuộc thanh tra, phát hiện 80/341 đơn vị có sai phạm, chủ yếu là sai phạm về kinh tế nhưng chưa phát hiện các hành vi tham nhũng.
Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau khi công bố kết luận thanh tra trên, sáng ngày 9/1, cơ quan an ninh đã bắt giữ ông Nguyễn Tường Duy (SN 1968) – quan chức tại Cục Hải quan TPHCM ngay khi người này vừa đáp chuyến bay sau 5 ngày đi du lịch Trung Quốc về sân bay Tân Sơn Nhất. Lực lượng chức năng khám xét nhà ông Duy và phát hiện hơn 60 phong bì, bên trong có chứa tổng cộng gần 1 tỷ đồng. Cơ quan chức năng xác định có khoảng 200 doanh nghiệp bị buộc phải chi tiền cho ông Duy.
Việc không phát hiện ra trường hợp tham nhũng hay quan chức nhận quà trong các cơ quan nhà nước tại các tỉnh thành trên được lý giải là do tình hình, phương thức, hành vi tham nhũng diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp,… rất khó phát hiện.
Hòa An tổng hợp

Nhiều doanh nghiệp bức xúc với giấy giới thiệu xin “tiền hỗ trợ” Tết của công an xã

Giấy giới thiệu cử công an viên tới doanh nghiệp “xin tiền”  - (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Giấy giới thiệu cử công an viên tới doanh nghiệp “xin tiền” - (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn xã An Đồng (huyện An Dương, TP Hải Phòng) bức xúc khi nhận được “giấy giới thiệu” từ công an xã, xin hỗ trợ kinh phí để phục vụ công tác giữ an ninh trật tự xã hội dịp Tết với số tiền 1 triệu đồng/doanh nghiệp.
Theo nội dung, giấy giới thiệu do ông Nguyễn Hữu Tạo – Trưởng công an xã An Đồng ký với lý do xin “tiền hỗ trợ” để phục vụ an ninh trật tự an toàn xã hội Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 với số tiền là 1 triệu đồng.
Hình ảnh giấy giới thiệu này trước đó cũng được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội Facebook, gây dư luận không tốt.
Theo báo Tuổi Trẻ, nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã An Đông rất bức xúc khi thấy công an xã cầm giấy giới thiệu trên để tới “xin” tiền với mức 1 triệu đồng/doanh nghiệp, giấy giới thiệu được ký vào ngày 20/1.
Liên quan tới vụ việc này, Phó trưởng công an huyện An Dương cho rằng phía công an huyện không có chủ trương và cũng không cho phép công an các xã đến doanh nghiệp xin tiền như trên.
Vào ngày 22/1, công an huyên An Dương đã về xã kiểm tra và yêu cầu thu hồi lại giấy giới thiệu trên.
Phó công an huyện An Dương cho biết rằng công an xã chưa thu tiền của đơn vị nào và công an huyện đã yêu cầu cấp dưới “rút kinh nghiệm, kiểm điểm nghiêm túc”, trong tháng này Trưởng công an xã An Đồng (người ký giấy giới thiệu) cũng nghỉ hưu theo quy định.
Hiện các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ, xử lý vụ việc.
Từ Ân tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét