Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

HIỆN THỰC KỲ ẢO 113

(ĐC sưu tầm trên NET)

“Sự kiện hồn ma” lảng vảng tại Cố cung giữa đời thực chấn động TQ

Nguyễn Nhung | 10/10/2015 14:20
“Sự kiện hồn ma” lảng vảng tại Cố cung giữa đời thực chấn động TQ

Nhiều người dân Trung Quốc tin rằng, việc hồn ma lởn vởn bên trong Cố cung – một công trình xây dựng đồ sộ phục vụ triều đình phong kiến Minh, Thanh là có thật.


Nguồn cơn của “sự kiện hồn ma” tại Cố cung
Một ngày cách đây 23 năm (1992), đó là một ngày mưa gió sấm chớp bao phủ khắp bầu trời. Khi đó, các du khách tham quan du ngoạn Cố cung vội vội vàng vàng tìm nơi trú mưa.
Đột nhiên, một tiếng sét đánh ngang trời, khiến tất cả đều sợ hãi. Cũng chính lúc đó, “sự kiện hồn ma” xuất hiện.
Cạnh bức tường màu đỏ bên trong Cố cung, tất cả những người đứng gần đó đều tận mắt nhìn thấy những cung nữ đang đi ngang qua. Ngay lập tức, du khách dùng những thiết bị chụp hình mang theo bên mình chụp lại hình ảnh này.
Rất nhiều người sau khi nghe kể lại câu chuyện hồn ma xuất hiện tại Cố cung đã không thoát khỏi cảm giác ghê rợn, sợ hãi.

Ảnh hồn ma các cung nữ dưới thời nhà Thanh được lan truyền trên mạng internet ở Trung Quốc.
Ảnh hồn ma các cung nữ dưới thời nhà Thanh được lan truyền trên mạng internet ở Trung Quốc.
Công trình kiến trúc cổ kính – địa điểm du lịch vàng tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc này từng là nơi ở của các Hoàng tộc Minh triều và Thanh triều.
Không chỉ có vậy, đây còn là nơi sinh sống của nhiều phi tần, thái giám và nhiều cung nữ, những người sẵn sàng phản bội, hãm hại nhau để tranh giành địa vị và quyền lực.
Chính vì lẽ đó mà trong Cố cung, đã có vô số câu chuyện bi thảm mà người đời chưa bao giờ được biết đến.
Với lịch sử “đẫm máu” như vậy, nên người đời càng trở nên mẫn cảm hơn với câu chuyện hồn ma lởn vởn trong Cố cung giữa đời thực, được truyền tai nhau trong suốt hơn 20 năm qua.
Các chuyên gia đã từng giải thích hiện tượng này dưới góc nhìn của khoa học. Theo đó, việc du khách có thể nhìn thấy cung nữ tại Cố cung là có căn cứ khoa học, bởi bức tường trong cung màu đỏ, có chứa oxit sắt.
Dòng sét đánh ngang trời có thể phóng điện xuống, nếu đúng lúc đó, nó gặp đoàn cung nữ đi ngang qua, bức tường Cố cung sẽ có chức năng như băng ghi hình, ghi lại hình ảnh đó.
Nếu sau đó tiếp tục xuất hiện hiện tượng sét đánh tại khu vực này, rất có khả năng, nó sẽ khiến cho bức tường phát ra hình ảnh cung nữ đã lưu trước đó.
Tuy nhiên, giải thích này không làm những người dân tò mò thỏa mãn. Họ có cơ sở để nghi ngờ hơn khi Cố cung hiện nay có rất nhiều khu vực từ trước tới nay bị niêm phong, không mở cửa cho du khách tham quan.
Thực ra, mỗi phủ trong Cố cung đều đã từng phát sinh những hiện tượng mà khoa học không thể giải thích được.
Trước khi Trung Quốc giải phóng, trước khi những nơi này chưa bị niêm phong, không biết đã có bao nhiêu người chết tại đó, nếu không phải là vô duyên vô cớ mất tích. Và ly kỳ hơn, những vụ việc này, không bao giờ tìm được nguyên nhân.
Có một điểm chung vô cùng rùng rợn: nếu nạn nhân sau khi chết còn lưu lại thi thể, thi thể đó sẽ không có da mặt.
Càng đáng sợ hơn là, trong Cố cung có một cái giếng. Ban ngày nếu nhìn xuống đáy giếng sẽ thấy có một ít đá cuội và một số tạp vật.
Tuy nhiên cứ đến 12h đêm trở ra, chỉ cần trời hôm đó có trăng sáng, người ta sẽ nhìn thấy bên dưới đáy giếng không phải là đá cuội và tạp vật, mà là gương mặt của chính người đó…

Bức tượng một người đàn ông và một người đàn bà ôm nhau bên trong Cố cung.
Bức tượng một người đàn ông và một người đàn bà ôm nhau bên trong Cố cung.
Cố cung lần đầu công khai lên tiếng về hiện tượng lạ được truyền miệng hơn hai thập kỷ
Tất cả những thông tin liên quan đến hồn ma và hiện tượng quái đản trong Cố cung chẳng phải mất nhiều công sức tuyên truyền cũng nhanh chóng trở thành đề tài “sốt dẻo” được người dân Trung Quốc đem ra bàn tán, bình luận.
Trang tin Sohu (Trung Quốc) ngày 9/10 đưa tin cho hay, sau 23 năm im lặng, cuối cùng Cố cung đã lần đầu tiên công khai lên tiếng về sự việc này.
Theo đó, tất cả những gì bất bình thường, được dân chúng truyền tai nhau đều không có thật. Đại diện Cố cung cũng khẳng định rằng, những người nói đã nhìn thấy sự kiện hồn ma, hầu hết là những người bị “thần hồn nát thần tính”.
“Cái gọi là ‘sự kiện hồn ma’ đơn thuần chỉ là những tin đồn thổi. Sở dĩ nó bị xuyên tạc, suy diễn như vậy là vì mọi người không thông thuộc khu vực này.”

Nhưng với khách du lịch đến với Cố cung, những tin đồn xung quanh chuyện ma quỷ vẫn khiến họ tò mò.
Nhưng với khách du lịch đến với Cố cung, những tin đồn xung quanh chuyện ma quỷ vẫn khiến họ tò mò.
Các chuyên gia về Cố cung cũng khẳng định, “người cố cung” từ trước tới nay chưa bao giờ được nhìn thấy tại Tử Cấm Thành, càng không có chuyện hồn ma lảng vảng chốn này.
Bắt đầu từ ngày 10/10, cùng với việc mở rộng bảo tàng Cố cung, nhiều khu vực chưa từng mở cửa trong 90 năm qua sẽ lần đầu tiên được mở cửa, phục vụ nhu cầu tham quan của quần chúng.
Những khu vực được niêm phong, nay cũng được hóa thân thành không gian công cộng để trưng bày các vật phẩm.
Đây là động thái đi kèm với tuyên bố của Cố cung, nhằm xóa tan mọi nghi ngờ về vụ hồn ma cũng như những thắc mắc vì sao nhiều khu vực tại Cố cung phải niêm phong.
Nhưng dù vậy, những tin đồn về hồn ma xuất hiện tại Cố cung có lẽ cũng khó có thể bị “xóa sổ” trong ngày một ngày hai, nhất là khi nó đã tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua.
theo Trí Thức Trẻ

Ly kỳ xác chết không phân hủy của Từ Hy Thái hậu

Trần Quỳnh | 01/10/2015 19:46
Ly kỳ xác chết không phân hủy của Từ Hy Thái hậu

Đi giày cao gót, dưỡng da bằng phân chim, ăn 200 món mỗi bữa… là những cách dưỡng sinh, dưỡng nhan khó tin của Từ Hy Thái hậu.

Cầu kỳ từ việc… đi vệ sinh!
Ngay từ khi còn trẻ, Từ Hy Thái hậu đã rất quan tâm tới việc dưỡng sinh, dưỡng nhan. Chính vì vậy những thói quen sinh hoạt thường ngày của bà đều rất tinh tế, cẩn trọng.
Khi mở nắp quan tài của vị Tây Thái hậu này, Tôn Điện Anh và quan quân Quốc dân Đảng đều bị bất ngờ khi thấy thi thể được bảo quản hoàn hảo tới kỳ lạ.
Sở dĩ thi thể con người bị hư thối là do những thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài sau khi hệ tiêu hóa ngừng hoạt động. Tuy nhiên thi thể của Từ Hy không hề có mùi phân hủy, đó chính là nhờ thói quen sinh hoạt cá nhân cẩn trọng của bà khi còn sống.
Thời phong kiến không có nhà xí cố định. Thái hậu mỗi lần muốn đi vệ sinh đều phải truyền gọi “quan phòng” (một loại bồn cầu không cố định).
“Quan phòng” của Thái hậu được làm từ gỗ bạch đàn thơm, bên ngoài khắc một con thằn lẳn lớn, bốn chân của nó chạm xuống đất và cũng chính là chân đế của bồn cầu.
Miệng thằn lằn mở rộng để ngậm giấy, đuôi cuộn tròn lại làm tay nắm, bụng thằn lằn chính là đồ đựng, bên trong đặt rất nhiều vụn gỗ thơm sạch sẽ.
Khi Từ Hy đại tiện, tiện vật liền bị vùi lấp vào trong dòng vụn gỗ đó, bị vụn gỗ đó bọc chặt, vì thế mà không thể nhìn thấy vật bẩn, đương nhiên cũng sẽ không có mùi hôi thối.
Khi Thái hậu đi vệ sinh, trước và sau đều có rất nhiều thái giám cung nữ lo việc xử lý quan phòng, thay y phục, rửa tay …
Thái hậu chuộng “giày cao gót”

Khán giả truyền hình Việt Nam đã quá quen thuộc với loại giày cao gót này thông qua các bộ phim dã sử như Hoàn Châu cách cách, Công chúa Hoài Ngọc...
 
Khán giả truyền hình Việt Nam đã quá quen thuộc với loại giày cao gót này thông qua các bộ phim dã sử như Hoàn Châu cách cách, Công chúa Hoài Ngọc...

Khi Tôn Điện Anh mở nắp quan tài, thấy Từ Hy vẻ mặt vẫn hồng hào như lúc còn sống, phía trên đầu có phỉ thúy hình lá sen, trên kê miếng ngọc hoa sen.
Đặc biệt, chân của Thái hậu tương đối nhỏ (cỡ giày 38), tuy nhiên lại đi một đôi giày có đế rất cao.
Sinh thời, Từ Hy có niềm yêu thích đặc biệt với “hoa bồn để”. Đây là loại giày đế cao phổ biến trong hậu cung Thanh triều, có phần đế gỗ giống như chậu hoa.
Khác với kiểu giày có dáng đổ dốc của phụ nữ hiện đại, giày đế cao thời Thanh có gót ở chính giữa.
Kiểu giày “hoa bồn để” sẽ không làm bàn chân bị biến dạng. Khi "diện" loại giày này, người phụ nữ buộc phải thẳng lưng, chân bước khoan thai, toàn thân toát lên vẻ phong nhã nhẹ nhàng. Nếu gấp gáp lắm, chỉ có thể đi từng bước ngắn mới giữ được thăng bằng.
Loại giày này được làm bằng gỗ, bên ngoài bao bằng các loại vải thêu tinh xảo. Phía trên mũi giày thường đính đá quý hay bảo thạch.
Phụ nữ Mãn Châu thường không có tục bó chân nên mới sử dụng được “Hoa bồn để”. Đối với phụ nữ người Hán có tục bó chân, việc đi giày cao gót thường không phổ biến
Điều này cũng bắt nguồn từ quê hương của người Mãn. Ở vùng quan ngoại (Sơn Hải Quan, Gia Cốc Quan), vì khí hậu quanh núi Trường Bạch tương đối ẩm ướt, nên phụ nữ Mãn Châu đã sử dụng giày đế cao như một cách để tránh ướt ống quần.
Sau này, “hoa bồn để” dần trở thành thứ giày dành riêng cho phụ nữ quý tộc. Loại giày này đi lại tương đối bất tiện, nên dần trở nên không phổ biến, tới triều Thanh chỉ còn được sử dụng trong hoàng gia.
Bản thân Từ Hy khi vua Văn Tông còn tại thế cũng không hay sử dụng loại giày này. Chỉ khi Văn Tông qua đời, Thái hậu làm chủ hoàng cung, Từ Hy mới phổ biến hóa giày cao gót trong triều đình.
Cho tới những năm cuối đời, Từ Hy vẫn sử dụng loại giày này. Trong các bức ảnh chụp cho thấy, “Lão Phật gia” không chỉ ưa chuộng giày cao gót, mà còn sử dụng loại đế rất cao.
Dựa theo tính cách của Từ Hy, việc chuộng giày cao gót rất có thể là do bà muốn tận hưởng cảm giác từ trên cao nhìn xuống soi xét xuống quần thần.
Bí quyết chăm sóc da từ đá quý và phân chim
Thuở thiếu thời, Từ Hy có làn da vô cùng thô ráp. Nhưng sau này, làn da của Thái hậu lại nổi tiếng trắng trẻo, mềm mịn. Thậm chí tới lúc lớn tuổi, bà vẫn sở hữu nước da căng mịn như thiếu nữ đôi mươi.
Để có được làn da như vậy, Từ Hy phải sử dụng cách thức dưỡng da vô cùng cầu kỳ.
Mỗi khi rảnh rỗi, Thái hậu thường dùng các loại bảo ngọc, cẩm thạch hình tròn lăn qua lăn lại trên da mặt. Bà còn kết hợp với loại kem dưỡng da đặc biệt làm từ bạch đinh hương, ưng điều bạch, cáp điều bạch.
Thực chất, bạch đinh hương, ưng điều bạch và cáp điều bạch là phân của chim ma tước, chim ưng và chim bồ câu. Từ Hy đã dùng 3 loại phân chim này để tiêu trừ các vết nám hoặc đồi mồi trên da và ngăn ngừa hữu hiệu các nếp nhăn.
Ngoài ra, Từ Hy còn dùng một loại phấn do ngự y trong cung đặc chế là hoắc hương phấn, đinh hương phấn… Những thứ phấn này không chỉ có công dụng làm đẹp mà còn dưỡng nhan rất tốt.

Từ Hy Thái hậu nổi tiếng vì sự xa xỉ trong ăn, mặc và hưởng thụ khi còn sống.
Từ Hy Thái hậu nổi tiếng vì sự xa xỉ trong ăn, mặc và hưởng thụ khi còn sống.
Làm đẹp từ thiên nhiên
Trong cuốn hồi ký “Nhớ hai năm ở Thanh cung”, công chúa người Mỹ gốc Hoa Der - ling từng kể lại:
Từ Hy đặc biệt yêu thích hoa tươi. Bà thường cắt cử nhiều thái giám chăm sóc hoa trong vườn thượng uyển. Chỉ tính riêng trong Di Hòa viên, số lượng hoa có thể lên tới ba, bốn nghìn loại.
Bản thân Thái hậu cũng thường sử dụng các loại hoa này. Vào mùa hạ sen nở, bà thường yêu cầu ngự thiện phòng chế biến các món từ sen,
“Thanh cung y án” ghi chép về “mỹ dung mỹ phu” của Tây Thái hậu cho biết: bà chủ yếu dùng nước hoa làm từ cây kim ngân, khi tắm còn dùng vô số hoa hồng hoặc hoa nhài làm hương liệu.
Chú trọng tới cả “chân răng kẽ tóc”
Khi khai quật mộ của Từ Hy, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong tay phải của bà có một chiếc túi nhỏ, trong đó đựng một chiếc răng và hai chiếc móng tay.
Tây Thái hậu có thói quen nuôi móng tay, nhưng mỗi bàn tay chỉ nuôi ba móng ở ngón cái, ngón út và áp út. Mỗi chiếc móng tay của bà đều có riêng một cung nữ phụ trách chăm sóc.
Tuy nhiên khi đến một độ dài nhất định, móng tay sẽ tự gãy. Vì vậy Từ Hy đã đặc biệt yêu cầu ngự y đặc chế một loại thuốc dưỡng móng đặc biệt. Loại thuốc này khiến móng tay mềm hơn và khó gãy.
Ngoài ra việc dũa, tỉa móng tay cho Thái hậu cũng vô cùng công phu. Bên cạnh một loạt các dụng cụ như kim móc, bàn chải, kéo nhỏ… mọi loại tinh dầu từ phương Tây du nhập đều được chuyển tới cung Thái hậu trước tiên.
Từ Hy còn có thói quen dùng những chiếc ống nhỏ như tháp bút chụp lên đầu các ngón tay để bảo vệ móng tay. Những chiếc ống này được thay đổi tùy theo thời tiết: mùa đông dùng gấm, mùa hè dùng cẩm thạch, còn lại hầu hết đều dùng vàng khảm ngọc thạch, đá quý.
Nhờ dốc lòng bảo dưỡng, móng tay của Từ Hy có thể dài tới hơn 15cm (5 thốn).
Tuy nhiên khi liên quân tám nước đế quốc đánh vào Bắc Kinh, móng tay dài đã trở thành đặc điểm nhận diện để truy bắt Từ Hy thái hậu. Vì muốn an toàn, Từ Hy phải đổi thường phục, đồng thời cũng phải đem móng tay cắt bỏ.
Cung nữ thân cận khi cắt móng tay cho bà còn không khỏi rơi nước mắt. Sau này những chiếc móng tay được an táng cùng Thái hậu.
Sinh thời, Từ Hy vô cùng quý trọng mái tóc của mình, cũng rất kiêng kỵ việc chải đứt tóc. Lý Liên Anh trước kia trở thành tâm phúc của Thái hậu chính là nhờ công phu chải đầu không rụng một sợi tóc của mình.
Từ Hy thường xuyên yêu cầu ngự y chế ra các thứ cao, bột để gội đầu, đồng thời còn hay xoa bóp da đầu, cũng rất hạn chế để tóc bị gãy rụng.
Tương truyền rằng mỗi lần nhìn thấy tóc rụng, Từ Hy đều rất buồn vì cảm thấy bản thân già đi từng ngày. Thái giám cung nữ trong cung đều cẩn thận lặng lẽ thu từng sợi tóc rụng để Thái hậu bớt u sầu.
Hàm răng cũng được Từ Hy chú ý chăm sóc. Trước khi ăn cơm Thái hậu có thói quen nhai cau để tránh răng ê buốt. Sau khi ăn xong, bà thường uống nước trà. Nhờ vậy mà tới lúc qua đời, hàm răng của Từ Hy vẫn rất chắc khỏe.

Dù hậu thế biết đến Từ Hy Thái hậu qua các tai tiếng hơn là tiếng thơm, song nhan sắc của bà luôn đời sau ghi nhận và trở thành niềm ngưỡng vọng của phái đẹp.
 
Dù hậu thế biết đến Từ Hy Thái hậu qua các tai tiếng hơn là tiếng thơm, song nhan sắc của bà luôn đời sau ghi nhận và trở thành niềm ngưỡng vọng của phái đẹp.

Một bữa ăn của Thái hậu bằng vạn bữa ăn của dân thường
Từ Hy nổi danh là vị Thái hậu có đời sống sinh hoạt vô cùng xa xỉ, đặc biệt trên phương diện ăn uống.
Thông thường đồ ăn của vua và hoàng hậu đều do ngự thiện phòng đảm nhiệm. Riêng Từ Hy lại mở riêng một ngự thiện trong cung gồm nhiều bộ như Diện điểm bộ, Thái phẩm bộ, Thiện thực bộ... nơi những món ăn nổi tiếng đông tây đều có thể làm được.
Theo ngự thiện phòng trong Thanh cung, khu vực bếp trong Di Hòa viên có tới 108 gian, trải dài 8 sân, có 128 người đảm nhiệm ngự trù.
Mỗi bữa ăn của Thái hậu có tới hơn 200 món, nhưng thực chất Từ Hy lại ăn rất ít, còn lại đều đem đi ban thưởng. Hậu thế thường nói “Nhất xan chi phí, bách tính vạn gia chi xuy” (Một bữa của Thái hậu bằng vạn bữa của dân thường) cũng không phải không có cơ sở.
Từ Hy còn quan niệm “đi bộ sau khi ăn, sống thọ tới 99 tuổi”. Chính vì vậy bà cũng có thói quen tản bộ sau khi ăn, nhưng việc “tản bộ” này cũng vô cùng khoa trương.
Sau bữa ăn thứ hai trong ngày, Thái hậu sẽ truyền các cung nữ trong cung hộ giá để đi tản bộ. Sau đó, các công chúa, phi tần có mặt trong vườn thượng uyển sẽ nhập vào đoàn người để đi cùng “Lão Phật gia”.
Các chuyên gia đánh giá rằng: việc tản bộ sau bữa ăn không chỉ giúp dưỡng tâm, an thần, mà còn là biện pháp dưỡng sinh, dưỡng nhan rất hiệu quả.
Năm 1928, Tôn Điện Anh và quân Quốc Dân Đảng trong khi đào trộm mộ Thái hậu đã không khỏi bất ngờ: Thi thể của Thái hậu không hề bị phân hủy, dung nhan vẫn hồng hào như đang ngủ.
Rất có thể nhờ lối sống và các biện pháp chăm sóc cầu kỳ như vậy, Từ Hy không chỉ giữ được nhan sắc trẻ đẹp khi đã lớn tuổi, mà thi thể của bà cũng được bảo quản một cách hoàn hảo đến khó tin!
theo Trí Thức Trẻ

Nhân vật sở hữu khối "tiền chùa" khủng nhất lịch sử Thanh triều

Trần Quỳnh | 09/10/2015 19:45
Nhân vật sở hữu khối "tiền chùa" khủng nhất lịch sử Thanh triều

Sinh thời, Tây Thái hậu từng sở hữu quỹ đen lên tới “con số thiên văn”. Cho tới nay, sự biến mất của kho báu bạc tỷ này vẫn là một bí ẩn đối với hậu thế.


“Tiểu kim khố” là một loại quỹ đen phổ biến tồn tại dưới thời nhà Thanh. Từ quan lại địa phương cho tới hoàng thân quốc thích đều rút lõi quốc khố, “hút máu” bách tính để tích trữ kiểu quỹ đen này.
Dưới thời nhà Thanh, các tiểu kim khố được dự trữ công khai. Quan lại triều đình ngoài mặt cam chịu hưởng số lương bổng ít ỏi để chứng tỏ mình là thanh liêm, nhưng bên trong lại luôn bày ra trăm phương ngàn kế để dự trữ quỹ đen cho mình.

Tiểu kim khố là một loại quỹ đen tồn tại phổ biến dưới thời nhà Thanh.
"Tiểu kim khố" là một loại quỹ đen tồn tại phổ biến dưới thời nhà Thanh.
Các quỹ đen này thậm chí lên tới những con số không tưởng. Ngay tới chức quan thấp nhất lúc bấy giờ là tri huyện cũng phải có ít nhất vài nghìn lượng bạc được cất giữ trong “tiểu kim khố”.
Sự tồn tại của các tiểu kim khố đã làm nảy sinh hàng loạt các tệ nạn như tham ô, hối lộ, buôn hàng quốc cấp…Điều này dẫn tới hậu quả tất yếu là bách tính lầm than, nước nhà lụi bại.
Ngân sách của Thanh triều phục vụ thu chi chủ yếu cho hai hệ thống tài chính là triều đình và hoàng thất. Trên thực tế, tài sản của hoàng thất chính là một loại quỹ đen khổng lồ.
Chính sử Thanh triều ghi chép: vào năm Đồng Trị, Bộ Hộ cấp cho phủ Nội Vụ 30 vạn lượng bạc để cống tiến vào “tiểu kim khố” của hoàng thất.
Tới năm 1893 dưới thời vua Quang Tự, con số cống tiến này đã tăng lên gấp ba (110 vạn lượng). Trong đó, “ bộ Hộ dâng cho Phụng Hiếu Khâm hậu (Từ Hy) 18 vạn lượng, Đức Tông Hoàng đế (Quang Tự) 20 vạn lượng”.
“Thanh bại loại sao” có ghi chép: tiểu kim khố của hoàng gia “tồn hơn 1600 vạn lượng bạc”. Nhưng trên thực tế, chỉ tính riêng quỹ đen của Từ Hy Thái hậu cũng đã vượt xa con số này.

Quỹ đen được Từ Hy dùng để cấp dưỡng cho lối sống xa hoa, phung phí của mình
Quỹ đen được Từ Hy dùng để cấp dưỡng cho lối sống xa hoa, phung phí của mình
Theo một số nguồn sử liệu, thì tới cuối thời nhà Thanh, “tiểu kim khố” của Tây Thái hậu “chỉ có 3 vạn lượng”. Tuy nhiên con số “chỉ ba vạn lượng” này lại được tính bằng vàng nguyên khối.
“Dị từ lục” từng khẳng định: “Thái hậu tích trữ tới ba chục triệu lượng bạc”. Tác giả cuốn sách cũng từng đề cập tới nơi cất giấu quỹ đen của Từ Hy: “một nửa ở Nam Uyển, một nửa trong đại nội.”
Hứa Chỉ Khiêm trong “Thập diệp dã văn” thậm chí đã phải dùng tới “con số thiên văn” để miêu tả về khối tài sản đồ sộ của vị Thái hậu này: “Từ Hy tự tích trữ, trước sau đều không có sổ sách ghi lại cụ thể, nhưng ước chừng có thể lên tới con số 200 triệu lượng bạc.”

Quỹ đen của Từ Hy phải dùng tới con số thiên văn để hình dung.
Quỹ đen của Từ Hy phải dùng tới "con số thiên văn" để hình dung.
Tuy nhiên khi liên minh tám nước đánh vào Bắc Kinh, Từ Hy vì bảo toàn mạng sống đã “bỏ của chạy lấy người”, căn bản không để ý tới quỹ đen bạc tỷ của mình.
Khi ấy, quan đại thần trấn giữ nội vụ đã đàm phán cùng quân Nhật Bản để trông coi nghiêm ngặt số bạc của Thái hậu.
Sau ngày “Hiệp ước Tân Sửu” được ký kết, Từ Hy cùng Quang Tự quay về Bắc Kinh, người này đã được phong làm “Lại bộ Thượng thư kiêm Đô thống” nhờ có công bảo vệ quỹ đen cho Thái hậu.
Vậy nhưng số tài sản bạc tỷ của Tây Thái hậu về sau vẫn “không cánh mà bay”. Có hai giả thiết giải thích cho sự biến mất của số bạc trắng khổng lồ ấy.
Giả thiết thứ nhất cho rằng: liên quân Nhật Bản vì biết được vị trí của kho báu này, sau đó đã lên kế hoạch hòng chiếm đoạt từ tay Thanh triều.
Giả thiết thứ hai lại khẳng định, số tiền này bị trộm bởi thuộc hạ của Lý Liên Anh – thái giám tâm phúc bên cạnh Từ Hy.
Cho tới mãi về sau, hậu thế vẫn luôn đi tìm câu trả lời về gốc tích của kho báu khổng lồ.
Sau này, Thái hậu Long Dụ (mẫu thân của Hoàng đế Phổ Nghi) cũng học theo Từ Hy tích trữ “tiểu kim khố”. Dù không thể so sánh với số bạc nghìn tỷ của Tây Thái hậu, nhưng “quỹ đen” của Long Dụ cũng lên tới con số 9600 vạn lượng.
Rút kinh nghiệm từ sự “bốc hơi” của kho báu trong tay Từ Hy, vị Thái hậu kế nhiệm này đã lên kế hoạch đầu tư rất thông minh cho quỹ đen của mình bằng cách gửi ngân hàng ngoại quốc để lấy lãi.
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét