Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 103

 
Tình Người Đầu Non - Nhạc Lính VNCH Bất Hủ | Vì Tương Lai Anh Nào Đâu Có Gì Em Ước Mơ
 
Mùa Xuân Lá Khô - Nhạc Lính VNCH Bất Hủ | Kiếp Chúng Tôi Như Kiếp Sông Dài

-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.

-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.

-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).

-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.

-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.

-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".

-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.

-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!

-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.

 
SABATON - The Attack of the Dead Men
 
Attack of the Dead men | RADIO TAPO

------------------------------------------------

 (ĐC sưu tầm trên NET)

 
KINH HOÀNG 10 Trận Đánh Khốc Liệt Nhất Trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ II

 

 

'Trung tá điên' từng hạ phát xít Đức bằng cung tên

John Churchill, trung tá Anh chiến đấu bằng cung tên thời Thế chiến II, cho rằng bất cứ ai ra trận mà thiếu gươm đều "không chỉnh tề".

Cuộc đời của Churchill, người còn có biệt danh "Jack Điên", đã khác thường từ khi ông chào đời tại Hong Kong vào năm 1906. Alec Churchill, cha của ông, được bổ nhiệm làm Giám đốc Công chính ở Hong Kong, nên gia đình này sống tại châu Á cho tới năm 1917.

Đây là khoảng thời gian Churchill lần đầu tiên được nếm trải cảm giác phiêu lưu. Ông thường đi khám phá những vùng nông thôn xung quanh thành phố. Khi gia đình trở về Anh, ông vẫn không ngừng khao khát trải nghiệm.

Churchill được đào tạo tại Đại học Quân sự Hoàng gia Anh và tốt nghiệp năm 1926, sau đó được triển khai tới Myanmar cùng Trung đoàn Manchester. Trong thời gian ở Myanmar, ông lái xe máy gần như khắp đất nước để khám phá, đồng thời học chơi kèn túi.

Trung tá John Churchill làm việc tại văn phòng cho quân đội Anh sau khi nghỉ hưu. Ảnh: Wikimedia Commons.

Trung tá John Churchill làm việc tại văn phòng cho quân đội Anh sau khi nghỉ hưu. Ảnh: Wikimedia Commons.

Năm 1936, khao khát phiêu lưu của Churchill trở nên lớn đến mức quân đội trở thành sự bó buộc. Vì vậy, ông quyết định giải ngũ và di chuyển đến thành phố Nairobi ở Kenya. Tại đây, Churchill làm biên tập viên cho một tờ báo, kiêm người mẫu nam.

Kỹ năng bắn cung và chơi kèn túi của ông cũng giúp ích cho sự nghiệp diễn viên. Churchill từng xuất hiện trong hai bộ phim là "The Thief of Bagdad" và "A Yank At Oxford", trước khi rời lĩnh vực điện ảnh.

Tuy nhiên, Churchill không "để phí" tài năng của mình khi tham gia một cuộc thi thổi kèn túi của quân đội và giành vị trí thứ hai. Năm 1939, ông đại diện nước Anh tham gia Giải vô địch Bắn cung Thế giới ở Oslo, Na Uy.

Sau khi Đức xâm lược Ba Lan, Churchill quyết định gác lại những chuyến phiêu lưu và tái ngũ, gia nhập Lực lượng Viễn chinh Anh tại Pháp. Trong khi các đồng đội đều dùng súng để tấn công, Churchill lại nằng nặc mang theo kiếm khi ra trận, thỉnh thoảng dùng cả cung tên giữa chiến trường.

Ngày 27/5/1940, từ ngọn đồi trong làng L'Epinette, gần Richebourg, Pháp, Churchill cùng hai đồng đội quan sát 5 lính Đức tiến đến cách họ chưa đầy 27 m. Churchill giương cung, bắn trúng một lính phát xít, trở thành lính Anh duy nhất từng hạ quân địch bằng mũi tên trong thời chiến tranh hiện đại.

Sau thời gian phục vụ trong Lực lượng Viễn chinh Anh, Churchill tình nguyện tham gia Commandos, đơn vị đặc nhiệm chuyên thực hiện các cuộc đột kích vào những khu vực Đức chiếm đóng tại châu Âu. Ở vị trí mới này, Churchill nổi tiếng nhờ tinh thần xông pha, kỹ năng ném lựu đạn và chơi kèn túi.

Churchill đã cùng lực lượng Commandos tham chiến khắp châu Âu, từ Na Uy đến Italy hay Nam Tư. Lúc nào ông cũng mang theo cung tên, thanh kiếm và chiếc kèn túi. Trong một đợt hành quân qua vùng Sicily, Italy, chỉ với thanh kiếm của mình, Churchill và một hạ sĩ bắt được 42 lính Đức làm tù binh.

Tuy nhiên, nhóm của Churchill trong một lần thực hiện nhiệm vụ đã bị phục kích, khi quân Đức nã một quả đạn cối khiến toàn bộ thành viên trong đội thương vong. Churchill thoát chết một cách thần kỳ, nhưng bị lính Đức bắt và đưa tới trại tập trung Sachsenhausen.

Chỉ vài ngày sau khi bị đưa vào trại tập trung, "Jack Điên" và một sĩ quan khác bò qua hàng rào dây thép gai, chui qua đường ống thoát nước và trốn ra ngoài. Họ chạy được tới bờ biển, nhưng bị quân Đức bắt lại gần thành phố Rostock.

Cuối tháng 4/1945, "Jack Điên" cùng khoảng 140 tù binh trong trại được chuyển tới Tyrol, do một nhóm lính SS canh gác. Các tù binh đã gặp chỉ huy một đơn vị quân đội Đức gần đó và bày tỏ lo ngại rằng họ có thể bị lính SS hành quyết.

Sau khi nhận được thông tin, đại úy Wichard von Alvensleben chỉ huy một đơn vị quân đội Đức tới bảo vệ nhóm tù binh và gây sức ép buộc lính SS rời đi. Các tù binh này được đơn vị của Alvensleben thả tự do.

Ngay khi được phóng thích, Churchill đi bộ 150 km tới Verona, Italy, và gặp quân đội Mỹ. Sau khi phát xít Đức đầu hàng, Churchill được điều tới Myanmar để tham gia các trận đánh với quân Nhật. Tuy nhiên, tại thời điểm ông đến nơi, chiến tranh đã dần tới hồi kết, khi Mỹ ném hai quả bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki.

Theo lời kể của các đồng đội, Churchill thất vọng vì chiến tranh đột ngột kết thúc. Do đó, để tiếp tục phong cách sống phiêu lưu của mình, ông trở thành một lính nhảy dù, gia nhập Trung đoàn Bộ binh Ánh sáng Cao nguyên và đến Palestine hoạt động.

Churchill sau đó chuyển đến Australia và làm giảng viên cho trường quân sự tại đây. Australia cũng là nơi ông bắt đầu học lướt sóng, nghiên cứu các kỹ thuật của bộ môn này. Khi trở về Anh, vào ngày 21/7/1955, Churchill trở thành người đầu tiên lướt sóng trên sông Severn, con sông dài nhất Vương quốc Anh.

Năm 1959, ở tuổi 53, Churchill dường như nhận thấy đã đến lúc cần sống chậm lại, nên quyết định rời quân đội. Ông dành những năm nghỉ hưu để chèo thuyền trên sông Thames, chơi mô hình tàu chiến điều khiển bằng vô tuyến.

Năm 1996, Churchill qua đời ở tuổi 89.

Ánh Ngọc (Theo ATI, War History)

 

Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại

Thứ năm, ngày 22/10/2020 06:48 AM (GMT+7)
Aa Aa+
Một khi hai quốc gia sát cạnh nhau vốn dĩ đã không ưa gì nhau thì chỉ vì một lý do rất "giời ơi đất hỡi" họ cũng có thể xông vào đánh nhau đến chết thì thôi.
Bình luận 0
Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại - Ảnh 1.

Đầu tiên là cuộc chiến vì một cái... xô. Đây là một cuộc chiến tranh thực sự diễn ra giữa hai xứ Bologna và Modena của Italia vào năm 1325, kết quả là 2000 người đã thiệt mạng và bằng ấy người bị thương chỉ vì một cái xô. Nguồn ảnh: WATM.

Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại - Ảnh 2.

Nguyên nhân của cuộc chiến tranh vô lý này rất đơn giản, chỉ là do một người lính xứ Modena ăn cắp một cái xô từ xứ Bologna. Phía Bologna đòi Modena trả lại cái xô cho mình nhưng không thành. Hai xứ này trong quá khứ vốn không ưa gì nhau và câu chuyện cái xô như một giọt nước tràn ly. Nguồn ảnh: WATM.

Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại - Ảnh 3.

Kết quả là một cuộc chiến tranh đã xảy ra, Bologna huy động tới... 32.000 quân để đi đòi lại cái xô trong khi đó Modena sử dụng 7000 lính được đào tạo chuyên nghiệp để... bảo vệ cái xô. Nguồn ảnh: WATM.

Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại - Ảnh 4.

Kết quả là một trận thư hùng ở Zappolino đã diễn ra, người Modena dù chịu tổn thất nặng nhưng vẫn giữ được "cái xô danh dự" và ngày nay, cái xô tội đồ dẫn đến cái chết của hơn 2000 người này vẫn được bảo quản trong một viện bảo tàng ở Italia. Nguồn ảnh: WATM.

Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại - Ảnh 5.

Sau cái xô tiếp đến là cuộc chiến tranh vì con heo rừng. Nguyên nhân của cuộc chiến cũng rất đơn giản, chỉ vì một người nông dân Mỹ bắn chết một con heo rừng của người Anh khi con heo này đang ăn cà chua trong vườn của ông ta. Nguồn ảnh: WATM.

Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại - Ảnh 6.

Sự việc diễn ra trên hòn đảo đang bị tranh chấp giữa Anh và Mỹ. Điều này khiến cả hai quốc gia "xông xáo" xung phong xử lý vụ việc để khẳng định chủ quyền trên hòn đảo của mình. Người Anh đã suýt bắt giữ ông nông dân nóng tính kia trong khi người Mỹ đưa thuyền chiến tới đây để bảo vệ công dân của mình và khẳng định con heo rừng đã "xâm phạm đất tư bất hợp pháp". Nguồn ảnh: WATM.

Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại - Ảnh 7.

Rất may, sau một tuần phô diễn sức mạnh của cả hai bên, cuộc chiến tranh đã không nổ ra và cả Anh lẫn Mỹ đều quyết định "chung quyền sở hữu" hòn đảo này, sự việc người nông dân và con heo rừng cũng chìm vào quên lãng từ đây. Nguồn ảnh: WATM.

Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại - Ảnh 8.

Mới đây nhất trong lịch sử, vào năm 1925, 20.000 người Hy Lạp và 10.000 người Bulgaria đã "nói chuyện" với nhau trên chiến trường vì một con chó đi lạc. Nguồn ảnh: WATM.

Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại - Ảnh 9.

Sự việc xảy ra khi một lính Hy Lạp đuổi theo một con chó và vô tình chú chó đã chạy sang đất Bulgaria mà người lính Hy Lạp vẫn mải mê đuổi theo không hề hay biết. Biên phòng Bulgaria sau đó đã nổ súng bắn chết người Hy Lạp này vì lý do anh ta vượt biên. Nguồn ảnh: WATM.

Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại - Ảnh 10.

Hy Lạp với sức mạnh quân sự khá kinh khủng vào thời điểm đó đã cho quân tràn qua biên giới để trả thù, chiếm được một thị trấn của Bulgaria gần với biên giới nước này. Nguồn ảnh: WATM.

Ba cuộc chiến tranh ngớ ngẩn nhất trong lịch sử nhân loại - Ảnh 11.

Thậm chí, Hy Lạp còn tính xâm lược luôn Bulgaria nhưng Hội quốc Liên đã can thiệp, yêu cầu hai nước hoà giải. Kết quả là có khoảng 20 lính Bulgaria và 122 lính Hy Lạp chết trong giao tranh, không ai biết cuối cùng con chó tội đồ đã chạy đi đâu mất. Nguồn ảnh: WATM.

 

Tuấn Anh (Theo Kiến Thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét