TT & HĐ - 21/g
Định Lý Bất Toàn là gì? Mà sánh ngang với Thuyết Tương Đối
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG X: THÁI CỰC
"Có những chân lý tầm thường và có những chân lý lớn lao. Đối lập với chân lý tầm thường là hoàn toàn sai lầm. Đối lập với chân lý lớn lao cũng là chân lý."
Niels Bohr
Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học.
Henri Frederic Amiel
"Không có khoa học vì
khoa học, không có nghệ thuật vì nghệ thuật. Khoa học nghệ thuật tồn tại
để phục vụ xã hội, để làm con người hạnh phúc hơn, cao thượng hớn, có
kiến thức phong phú hơn và có nhiều tiện nghi vật chất hơn trong đời
sống... ".
Khuyết danh
“Nếu
như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ
óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện
đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên
phía trước.”
L. Mandelstam
“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel
“Toán
học không phải là một quyển sách chỉ gói gọn giữa các tờ bìa mà người
ta chỉ cần kiên nhẫn đọc hết nội dung, toán học cũng không phải là một
vùng mỏ quý mà người ta chỉ cần có thời gian để khai thác; toán học
cũng không phải là một cánh đồng sẽ bị bạc màu vì những vụ thu hoạch;
toán học cũng không phải là lục địa hay đại dương mà ta có thể vẽ
chúng lại được. Toán học không có những giới hạn như không gian mà
trong đó nó cảm thấy quá chật chội cho những khát vọng của nó; khả năng
của toán học là vô hạn như bầu trời đầy các vì sao; ta không thể giới
hạn toán học trong những quy tắc hay định nghĩa vì nó cũng giống như
cuộc sống luôn luôn tiến hóa”.
Cayley
“Toán
học chỉ cho ta những phương pháp hoặc những con đường dẫn tới chân
lý. Toán học làm cho những chân lý ấy khuất nhất trở thành minh bạch và
phơi bày chúng ra trước ánh sáng. Một mặt toán học làm giàu sự hiểu
biết của chúng ta, mặt khác nó làm cho suy nghĩ của chúng ta thêm sâu
sắc”.
Sylvester
"Toán
học như con chiến mã quí độc nhất vô nhị đưa ta qua những cuộc chiến
ác liệt để giành những thành quả khoa học oai hùng hơn bao giờ hết!
Nhưng nó cũng là con ngựa bất kham đưa ta lạc vào Bát quái trận đồ của
sự giả tưởng quá đà."
Ba Đá
(Tiếp theo)
Nhờ
nhặt nhạnh được rất nhiều ngọc quí, hít thở trong bầu không khí tinh
hoa tỏa ra từ những viên ngọc đó và cũng có chút ít khả năng sáng tạo
riêng tư nhờ sở hữu được một bộ não mang nhiều hoang tưởng; bằng cách
kết hợp hai cái ấy (một bác học cộng với một điên rồ!), chúng ta liều
mạng đưa ra một cách sơ bộ hình bóng của không gian Vũ Trụ thực tại bằng
những gạch đầu dòng sau đây:
-Vũ Trụ thực tại là một tồn tại và chuyển hóa vô thủy vô chung, tồn tại một cách tự nhiên, nghĩa là tồn tại một cách tự do, không theo bất cứ lý trí hay ý chí thần thánh nào (vô thần!) và lại cũng bị ràng buộc một cách tuyệt đối (không được xuất hiện Hư Vô!). Nếu loại bỏ những hoang tưởng quá đà đi (những tưởng tượng khoa học chứa chấp mâu thuẫn!), thì Vũ Trụ thực tại là duy nhất, là bình dị và câu trả lời vạn năng cho câu hỏi về nguồn gốc của Vũ Trụ thực tại một cách ngắn gọn nhất mà bao hàm nhất, không đẻ ra bất cứ mâu thuẫn nào chính là: "Vốn dĩ thế!".
-
Không gian thực tại phải có tính phổ quát nhất, hàm chứa được tất cả
các đặc tính của mọi không gian siêu hình mà con người có thể tưởng
tượng ra được. Một cách siêu hình, không gian thực tại cũng có thể được
cho là sự hợp thành của vô số điểm và mối quan hệ của vô số điểm đó sẽ
làm hình thành nên các thành tố, các bộ phận không gian là đường, mặt,
khối (với điểm, đường, mặt, khối được quan niệm theo Ơclít).
-
Không gian thực tại là đa tạp: vì nó phải hàm chứa được tất cả các kiểu
loại không gian ảo có thể có mà toán học đã hình dung ra (sự suy tưởng phi hiện thự, miễn thỏa mãn nguyên lý Tự Nhiên!) và cũng vì
mang đặc tính nước đôi nên nó không chỉ là dứt khoát một không gian nào
mà đồng thời cũng biểu hiện được như là không gian đó, do đó nó phải đa
tạp. Đa tạp không gian là biểu hiện của mối quan hệ chuyển hóa lưỡng
nghi giữa hai tương phản là “thẳng” và “cong” với nhau. Sự chuyển hóa ấy ấn định nên tính phương chiều
làm hình thành nên bốn trạng thái không gian cơ bản (mà về mặt hình
thức) là: thuần thẳng, thẳng - cong (thẳng nhiều!), cong - thẳng (cong nhiều!) và thuần cong (không
nên hiểu thuần thẳng hay thuần cong là tuyệt đối thẳng hay tuyệt đối
cong mà nên hiểu như sự mách bảo của biểu tượng Thái Cực (thuyết âm - dương): trong toàn
thẳng có “chút xíu” cong và trong toàn cong có “chút xíu” thẳng!).
-
Không gian thực tại có tính “tầng nấc” (hay có thể gọi là tính “lồng”
vào nhau của các loại kiểu không gian): Có thể phân biệt không gian nhỏ
hơn và lớn hơn một cách tương đối. Tương tự như khi chúng ta nói về thực
thể (một thực thể là sự hợp thành của các hạt KG (đơn vị tuyệt đối),
nhưng tùy theo sự lựa chọn mà cũng có thể cho rằng thực thể đó là sự hợp
thành (tích hợp) của các hạt đơn vị có qui mô nội tại tương đối lớn nào
đó (cũng được xây dựng nên từ những thực thể nhỏ hơn nó và được nó chọn
làm đơn vị)), ở đây cũng vậy, không gian có qui mô lớn hơn là sự hợp
thành của những không gian có qui mô nhỏ hơn; bao hàm những không gian
nhỏ hơn đó. Không gian lớn hơn vừa hàm chứa những tính chất của không
gian nhỏ hơn, vừa có thêm những tính chất đặc thù riêng của nó. Những
tính chất đặc thù đó, đến lượt nó cũng ảnh hưởng trở lại các không gian
con làm chúng cũng có nét biểu hiện “phảng phất” hình bóng của không
gian lớn. Do đó làm xuất hiện hiện tượng tựa hồ như chúng lồng vào nhau.
Đặc biệt, chúng ta tưởng tượng ra điều hay ho này: nếu theo chiều từ
qui mô vô cùng lớn đến qui mô vô cùng nhỏ, chúng ta sẽ quan sát thấy sự
phân định tương đối: không gian thuần thẳng bao hàm không gian thẳng -
cong, không gian thẳng - cong bao hàm không gian cong - thẳng, không gian cong - thẳng bao hàm không gian thuần cong, và không gian thuần cong,
đến lượt nó lại bao hàm không gian thuần thẳng. Đây rõ ràng là một sự
tưởng tượng phi lý nhất từ nãy tới giờ. Nhưng điều kỳ lạ là chúng ta
không thể tưởng tượng ra cách nào khác để đảm bảo cho không gian Vũ Trụ
“liền mạch” được. Biết đâu chừng nhờ có hiện tượng phi lý như thế mà Vũ
Trụ mới trở nên có lý!
Đi
xa thì cũng là về gần, điều đó Lão Tử đã nói và có thể là một chân lý.
Có thể bắt chước Lão Tử mà nói rằng: đi đến tận cùng nhỏ cũng đồng thời
là quay lại với tận cùng lớn và ngược lại? Giả sử như đây là một mệnh đề
đúng thì chúng ta buộc phải đi đến một ý tưởng ngông cuồng nhất của mọi
ngông cuồng, điên rồ nhất của mọi điên rồ (ý tưởng về một Big Bang so
với nó chẳng thấm tháp vào đâu!), đó là: hạt KG là giới hạn, là đóng vai
trò điểm Ơclít của không gian thuần thẳng (cũng là điểm tuyệt đối của
mọi không gian!) và như vậy, nội tại của nó “nhìn từ bên này giới hạn”
là vô hữu, phi thực, nhưng vì không thể chối bỏ được Tồn Tại và không
thể xuất hiện biên nên vẫn phải là “cái gì đó” mà trước đây chúng ta đã
tạm gọi là tiền không gian hay không gian ảo, và bây giờ nó phải đóng
vai trò cái không gian còn thiếu trong tập hợp bốn không gian: không
gian thuần cong.
Cần
phải quan niệm rằng không gian thuần cong là ảo so với không gian
“bên này giới hạn” nhưng là thực đối với chính nó. Ảo và thực là hai
tương phản qui định lẫn nhau, do chúng ta đặt tên và gắn nhãn mác (và
theo thói quen thị phi thì luôn coi cái này kém giá trị hơn cái kia
nhưng thực ra là chúng có giá trị như nhau, chẳng cái nào “rẻ tiền” hơn
cái nào!).
Nếu
có một người nào được Tạo Hóa ban cho đặc ân lọt vào nội tại của bất cứ
hạt KG nào, thì người đó sẽ ngỡ ngàng vì thấy hóa ra vẫn là Vũ Trụ
“quen thuộc” và nếu còn được Tạo Hóa ban cho một tuổi thọ dài “hi hữu”
thì người đó có thể hành trình tìm về được Trái Đất của chúng ta từ đâu
đó (coi như) là rìa Vũ Trụ.
“Đứng”
ở bên này (tạm gọi là) giới hạn, thấy được bao nhiêu hạt KG thì cũng có
bấy nhiêu Vũ Trụ, nhưng khi bước qua bên kia giới hạn thì lại vẫn chỉ
là “Vũ Trụ này”. Có thể có vô vàn Vũ trụ ảo nhưng đồng thời chỉ có duy nhất
một Vũ Trụ thực mà thôi! Hay nói đúng hơn: Vũ Trụ thực tại là duy nhất, Vũ
Trụ ảo là vô vàn!
Tuy
nhiên, thí dụ trên được nêu ra để mà nghiền ngẫm cho vui vậy thôi chứ sẽ chẳng có “ma”
nào kiểm chứng được ý tưởng điên rồ đó cả. Đến cả Tạo Hóa chắc cũng bất
lực trước việc làm cho “ai đó” nhỏ hơn hạt KG để mà lọt vào nội tại của
nó vì nó là sự nhỏ nhất tuyệt đối rồi. Chúng ta chính thức cược với Tạo
Hóa về vấn đề này đấy! (“Dám chắc như thế cơ à? Gan cùng mình thật!” -
Từ đâu đó xa vời bỗng vọng về lời thì thào như thế. Hình như là lời Tạo
Hóa?!).
Để
mô tả sự tác động lẫn nhau của hai lực lượng tương phản nói chung,
chúng ta có thể dùng kiến thức toán học thông thường (sơ đẳng), cụ thể
là sự tổng hợp (phép cộng) và sự tích hợp (phép nhân) mà có lần chúng ta
đã nói qua.
Giả
sử có hai lực lượng tương phản là a và b, để chỉ thị sự tương phản giữa
chúng, chúng ta có thể dùng ký hiệu “+” (cộng, dương…) và ký hiệu “-“
(trừ, âm…). Chẳng hạn chúng ta qui ước a lúc này là +a và b lúc này là
–b. Như vậy sự tổng hợp của hai lực lượng tương phản đó, theo phép cộng
toán học, sẽ là:
+ a – b (hoặc – b + a)
Chúng
ta gọi sự tương phản hoàn toàn là sự tương phản khi tổng hợp sẽ tạo nên
sự cân bằng hoặc là thấy như không còn dấu hiệu tương phản nữa. Điều đó
sẽ xảy ra khi a và b bằng nhau (a=b) và như vậy:
+ a – b = 0
Ký hiện “0” ở
đây biểu hiện rằng khi tổng hợp sẽ không thấy bất kỳ một dấu hiệu nào
về sự tương phản nữa, không phân biệt được a và b nữa, có thể không quan
sát thấy gì nữa cả và như vậy sẽ chỉ còn là hư vô (nhưng đừng quên là
Vũ Trụ vẫn còn đó! Hư vô không có nghĩa là Hư Vô và nếu cố tình cho là
Hư Vô thì Hư Vô vẫn cứ là Tồn Tại!)
(Nhớ lại rằng, chúng ta đã từng đưa ra cách riêng để biểu diễn sự tổng hợp và hình như có vẻ xác đáng hơn, đó là:
Với ký hiệu
ở đây là biểu diễn sự không nhìn thấy tương phản nữa hoặc cũng có thể là biểu thị hư vô).
Chúng
ta có thể áp dụng nguyên tắc tổng hợp nói trên cho bản thân sự tương
phản thực - ảo của Vũ Trụ. Nếu tổng lực lượng của Vũ Trụ là E thì:
E = 2a
E là thể hiện tính thống nhất của Vũ Trụ và 2a là Vũ Trụ được “nhìn thấy” trong “trạng thái” tổng hợp ảo - thực của nó:
Biểu
diễn sự tương phản ảo - thực của Vũ Trụ bằng ký hiệu “+”, “-” và mô tả
lực lượng Vũ Trụ như một sự tổng hợp kể cũng hay nhưng sẽ đưa đến cho
chúng ta cảm giác Vũ Trụ có vẻ lỏng lẻo, rời rạc, chỉ là một sự tổng hợp
đơn giản của các hạt KG siêu hình:
Hạt
KG vừa là hạt vừa là kết quả của không gian Vũ Trụ: Nó vừa độc lập
tương đối vừa tuyệt đối bị ràng buộc bởi sự “phụ thuộc lẫn nhau” với
toàn thể các hạt KG còn lại; với không gian Vũ Trụ. Không thể nhận thức
được mối quan hệ của nó nếu không đặt nó trong một hình thức siêu hình
nào đó, và nói cho cùng thì bản chất siêu hình của quan sát, và nhận
thức chủ quan của chúng ta buộc phải làm điều đó. Chính vật lý học đã là
một sự minh chứng hùng hồn, khi đã có một thời hoang mang, lúng túng
trước sự biểu hiện không nhất quán của bức xạ bởi lưỡng tính sóng - hạt
của nó. Để giải thích thỏa đáng những hiện tượng quan sát được, do bức
xạ gây ra, vật lý học buộc phải phân nhánh thành hai ngả nghiên cứu là
vật lý sóng và vật lý hạt, để rồi ngạc nhiên thấy rằng chúng đều đưa đến
cùng một kết quả và cùng nhau làm nên những thành tựu.
Lực lượng là gì nếu không phải là một lực lượng Không Gian. Vì đã là nô lệ của trực giác và “thói quen” đến
tận tiềm thức về những khái niệm như khối lượng, năng lượng, vật chất
nên chúng ta rất khó hình dung được sự nhận định đó. Chúng ta đủ niềm
tin rằng “mọi thứ” đều có thể đổi ra thành Không Gian được và Vũ Trụ
không có gì khác ngoài Không Gian cả nên lúc này, khi nói đến lực lượng
thì có nghĩa là nói đến một lượng Không Gian nào đó. Nhưng phải thừa
nhận rằng một lực lượng Không Gian không đơn thuần chỉ là sự tổng hợp
rời rạc của các lực lượng Không Gian có qui mô nhỏ hơn mà còn là sự tích
hợp giữa chúng nữa. Chẳng hạn một phân tử hydrô là do sự hợp thành của
hai nguyên tử hydrô. Nếu không có sự tích hợp giữa hai nguyên tử hydrô
thì không thể gọi hai nguyên tử “rời rạc” đó là phân tử hydrô được. Phân
tử hydrô là một thực thể (hệ thống) thực sự, là một lực lượng có tính
tồn tại độc lập (tương đối), vừa kế thừa những đặc tính của nguyên tử
hydrô vừa có thêm những tính chất mới, nghĩa là phân tử hydrô khác với
nguyên tử hydrô. Một thí dụ khác rõ hơn: khi chưa có sự tích hợp, hydrô
và ôxy chỉ là hai phân tử rời rạc. Khi “nhốt” chúng chung với nhau,
người ta gọi đó là một hỗn hợp. Có thể gọi hỗn hợp đó là môt lực lượng
và nó có những tính chất mới, khác với phân tử ôxy, cũng như với phân tử
hydrô. Nhưng khi “nội tại” đó được tích hợp, sẽ hình thành nên một lực
lượng mới là phân tử nước và cuối cùng là một lượng nước. Nước chắc chắn
không phải là ôxy rồi vì không dùng nó để thở được và cũng không phải
là hydrô rồi vì nó không thể bay lên được (nếu không có sự can thiệp từ
môi trường).
Tuy
nhiên, dù là hydrô, ôxy hay nước thì rốt cuộc đều là những lực lượng
được xây dựng nên từ hạt KG và sự vận động của Không Gian; là những hình
thức biểu hiện của Không Gian và được cho là những lực lượng Không
Gian. Từ đó, chúng ta cũng thấy rằng muốn làm xuất hiện một lực lượng
Không Gian đặc thù (tương đối độc lập và có tính đặc thù) nào đấy thì
trước hết phải xuất hiện mối quan hệ tương phản giữa các lực lượng có
sẵn và thông qua quá trình tổng hợp, tích hợp mà tạo ra những bộ phận
hợp thành lưỡng nghi của nội tại lực lượng xuất hiện ở tương lai.
Chúng
ta có thể dùng phép nhân toán học để biểu diễn sự tích hợp giản đơn.
Lại giả sử rằng có hai lực lượng a và b, theo phép nhân, sẽ làm xuất
hiện một lực lượng mới là:
a x b = ab
Sự
biểu diễn đó chẳng nói lên được cái gì cả và thà đừng biểu diễn còn
hơn! Dù sao chúng ta cũng không cho là hoàn toàn vô nghĩa vì cũng “gặt
hái” được từ sự biểu diễn đó điều nhỏ bé này:
Rõ
rằng a x b chỉ là sự biểu diễn tập hợp rời rạc các lực lượng không có
mối quan hệ tương phản nào. Đó là một “hỗn hợp” có tính hỗn độn và gượng
ép khi một trong hai lực lượng là số đếm. Không có sự tích hợp hay tổng
hợp nào xảy ra ở đây cả.
Để
biểu diễn sự tích hợp theo phép nhân, chúng ta cũng phải thể hiện dấu
tương phản cho hai lực lượng đó, nghĩa là tương tự như ký hiệu đã thể
hiện ở phần trên, chúng ta có +a và –b, và sự tích hợp sẽ là:
Nếu
biểu diễn như thế sẽ xảy ra hiện tượng lúc nào cũng xuất hiện dấu “-” ở
kết quả. Mà thực tại lại cho thấy rằng chẳng có sự “ưu ái” một chiều,
bất công nào cả (vì đã là Tự Nhiên thì không có thị phi!). Do đó chúng
ta phải mượn cách ký hiệu tương phản của chính mình và viết:
Để mô tả được quá trình tích hợp, chúng ta qui ước:
- Khi hai lực lượng tương phản bằng nhau thì sự tích hợp sẽ làm mất dấu tương phản.
- Khi hai lực lượng đó không bằng nhau thì dấu tương phản là dấu của lực lượng lớn hơn (trội hơn).
Theo qui ước đó, chúng ta viết:
Có thể diễn tả như sau:
Đối với lực lượng a2, để tìm lại hai lực lượng tương phản làm nên nó, ta có thể dùng phép khai căn:
hoặc cũng có thể dùng phép chia:
Đối
với +ab hoặc –ab, khi đứng độc lập, chúng không mang dấu tương phản (vì
chẳng có gì ngoài nó để tương phản ?!). Nếu chúng là một số bình phương
của c chẳng hạn thì có thể cho rằng chúng là kết quả của sự tích hợp
giữa +c và –c, do đó có thể khai căn:
Nếu
không thể khai căn chúng được (thì đừng cố khai căn kẻo vướng vào số vô
tỷ!), phải dùng phép chia “hú họa” để tìm ra hai số (không bằng nhau)
và bằng cách ký hiệu tương phản: số này là “+” thì số kia là “-” và làm
ngược lại, chúng ta sẽ tìm được những lực lượng tương phản khả dĩ để
tích hợp ra chúng. Thí dụ: nếu có lực lượng A và có:
Nếu qui ước n mang ký hiệu “+” và m mang ký hiệu “-“ thì
, ngược lại sẽ có +A. Và nếu tích hợp –A với +A, sẽ có A2.
Qua
đó chúng ta thấy rằng về mặt hình thức thì axb là tương đương với
(+a)x(-b) nhưng về mặt bản chất thì chúng hoàn toàn khác nhau. Một đàng
là biểu thị tổng đơn thuần của số đếm dưới dạng viết gọn lại, một đàng
là biểu diễn sự tích hợp nên một lực lượng mới từ hai lực lượng tương
phản nhau. Nếu có một lực lượng A2 nào đó, nếu đó là kết quả của sự tích hợp thì khi khai căn, dứt khoát phải có:
Có lẽ cũng nên vui vẻ thêm một chút:
1./
Giả sử có hai lực lượng là (a+b) và (a-b). Chúng ta cho rằng dấu “-” ở
đây, với ý nghĩa như sự bớt đi, chỉ có thể xuất hiện khi a và b là tương
đồng (không tương phản). Chẳng hạn, có thể viết được
nhưng
không giải được vì số lượng người không thể trừ cho số lượng lợn được!
(Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhiều nhà toán học vẫn làm được việc đó khi
họ tài tình nhận ra rằng có thể chọn ra một lượng người không nhỏ, nếu
đem đi tẩy rửa làm hào nhoáng bên ngoài đi, sẽ chẳng khác gì những con
lợn!). Giữa hai lực lượng đó có thể có hai mối quan hệ tương phản là:
1./ Chúng ta tích hợp mối tương phản thứ nhất:
Để
tiếp tục “chiến đấu” chúng ta thêm một qui ước nữa là nếu b>a thì b
phải đứng trước a trong tích hợp ab và khi sắp lại như vậy; phải đổi
dấu, nghĩa là nếu ab thì có thể viết lại là –ba.
Trong trường hợp trên:
Chúng ta tích hợp mối tương phản thứ hai:
2./ Giả sử có hai lực lượng là a+b và a+b, chúng ta lập mối tương phản giữa chúng và tích hợp:
3./ Giả sử có hai lực lượng a-b và b-a; chúng ta lập mối quan hệ tương phản:
Quá trình tích hợp sẽ xảy ra như sau:
Đối với trường hợp thứ nhất:
Đối với trường hợp thứ hai:
4./ Giả sử có hai lực lượng tương phản
và
, sau khi tích hợp, tương tự như cách tiến hành ở trên, chúng ta sẽ có:
5./ Giả sử có hai lực lượng tương phản
và
, chúng ta sẽ tiến hành tích hợp:
Kinh
nghiệm những lần trước cho thấy rằng nếu có “quăng” các dấu “+” và “-”
trên đầu các số hạng đi thì các dấu “+” và “-“ liên kết các số hạng vẫn
không đổi, do đó chúng ta dễ dàng viết tiếp:
Những
“vui vẻ” ở trên đã “vô tình” hé lộ nhiều khiếm khuyết “chết người” của
toán học trong việc diễn tả những quá trình tương tác giữa các lực lượng
và sự chuyển hóa của chúng trong thực tại khách quan.
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét