TT & HĐ - 21/e
Trái đất quay xung quanh Mặt trời như thế nào?
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG X: THÁI CỰC
"Có những chân lý tầm thường và có những chân lý lớn lao. Đối lập với chân lý tầm thường là hoàn toàn sai lầm. Đối lập với chân lý lớn lao cũng là chân lý."
Niels Bohr
Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học.
Henri Frederic Amiel
"Không có khoa học vì
khoa học, không có nghệ thuật vì nghệ thuật. Khoa học nghệ thuật tồn tại
để phục vụ xã hội, để làm con người hạnh phúc hơn, cao thượng hớn, có
kiến thức phong phú hơn và có nhiều tiện nghi vật chất hơn trong đời
sống... ".
Khuyết danh
“Nếu
như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ
óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện
đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên
phía trước.”
L. Mandelstam
“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel
“Toán
học không phải là một quyển sách chỉ gói gọn giữa các tờ bìa mà người
ta chỉ cần kiên nhẫn đọc hết nội dung, toán học cũng không phải là một
vùng mỏ quý mà người ta chỉ cần có thời gian để khai thác; toán học
cũng không phải là một cánh đồng sẽ bị bạc màu vì những vụ thu hoạch;
toán học cũng không phải là lục địa hay đại dương mà ta có thể vẽ
chúng lại được. Toán học không có những giới hạn như không gian mà
trong đó nó cảm thấy quá chật chội cho những khát vọng của nó; khả năng
của toán học là vô hạn như bầu trời đầy các vì sao; ta không thể giới
hạn toán học trong những quy tắc hay định nghĩa vì nó cũng giống như
cuộc sống luôn luôn tiến hóa”.
Cayley
“Toán
học chỉ cho ta những phương pháp hoặc những con đường dẫn tới chân
lý. Toán học làm cho những chân lý ấy khuất nhất trở thành minh bạch và
phơi bày chúng ra trước ánh sáng. Một mặt toán học làm giàu sự hiểu
biết của chúng ta, mặt khác nó làm cho suy nghĩ của chúng ta thêm sâu
sắc”.
Sylvester
"Toán
học như con chiến mã quí độc nhất vô nhị đưa ta qua những cuộc chiến
ác liệt để giành những thành quả khoa học oai hùng hơn bao giờ hết!
Nhưng nó cũng là con ngựa bất kham đưa ta lạc vào Bát quái trận đồ của
sự giả tưởng quá đà."
Ba Đá
(Tiếp theo)
***
Thế
nhưng, nói gì thì nói, tất cả những điều đó đều hoàn toàn là sự… bịa
đặt. “Bịa đặt” ở đây, lại nên hiểu theo cái nghĩa thiêng liêng nhất,
nghĩa: hoang đường. Đã là con người, chẳng ai có thể tin được 1+1=10 nếu
không nhớ đến hệ cơ số 2, nhưng lại tin chắc như đinh đóng cột rằng
1x1=12=1 (quá táo nhân với quả táo thì cũng chỉ là quả táo mà
thôi!). Lịch sử loài người đã chứng thực rằng biết bao nhiêu sự bịa đặt
trở thành vĩ đại, được người đời, thế hệ nối tiếp thế hệ, tin đến sái
cổ suốt mấy ngàn năm nay!
Sự
bịa đặt của chúng ta có vĩ đại không? Không, vì hoàn toàn tầm thường và
ảo não. Nó được sinh ra từ sự “rỗi hơi”, bông phèng và may ra chỉ có
thể dựa vào nó để giải quyết bài toán sau đây (cũng hoàn toàn bông phèng
nốt):
- Đề bài: Tìm số trạng thái khả dĩ của Trái Đất trong một chu kỳ quay quanh Mặt Trời.
- Yêu cầu: Không được dùng “ngôn ngữ” hiện đại hoặc kiến thức thiên văn đã biết.
- Gợi ý: Có thể bịa thêm qui tắc, miễn có “mùi” hợp lý!
- Lời giải:
Mặt trời là một thái cực. Nó có 9 hành tinh xung quanh và làm hình thành nên một ngũ hành có tổng số trạng thái là:
29=512 trạng thái
Cực
kỳ phi lý! Loài người là chúa thị phi! Tùy sở thích mà họ có thể tùy
tiện cho thêm vào hoặc vứt bỏ đi một vài hành tinh nào đó khỏi Hệ Mặt
Trời (như trường hợp Diêm Vương tinh ấy!) và làm cho cách tính trạng
thái như trên trở thành lố bịch. Hơn nữa cách đặt vấn đề như thế chẳng
tạo được mối liên quan nào tới Trái Đất cả.
Chúng
ta sẽ lập luận lại! Mặt Trời là thái cực của Thái Dương Hệ, là linh hồn
của Thái Dương hệ, là điểm gốc, điểm trung tâm mà mọi hành tinh của nó
đều phải hướng về, đều phải nhận nó là cội nguồn vận động của chúng. Như
vậy có thể cho rằng Thái Dương Hệ là một Ngũ Hành bậc
có 25
trạng thái. Điều đó có nghĩa là bất cứ hành tinh nào thuộc Hệ Mặt Trời,
do mối quan hệ lệ thuộc chặt chẽ với Mặt Trời mà trong một vòng quay
quanh Mặt Trời của nó, nó phải trải qua 25 trạng thái ấy. Trái Đất cũng vậy. Do đó có thể chia quĩ đạo quanh Mặt Trời của Trái Đất thành 25 phần để biểu diễn số trạng thái của Hệ Mặt Trời.
Tuy
nhiên, Trái Đất cũng là một thực thể sống động nên nó cũng có 4 trạng
thái gọi là tứ tượng và trong mối quan hệ với Mặt Trời sẽ nảy sinh ra
hiện tượng tứ tượng của tứ tượng, nghĩa là bản thân Trái Đất, một cách
tương đối, có riêng 24 trạng thái. Chúng ta cho rằng 24
trạng thái đó của Trái Đất nằm gọn trong một trạng thái của Thái Dương
Hệ và do đó, trong một chu kỳ quay quanh Mặt Trời, Trái Đất phải có tổng
số trạng thái là:
25 x 24 = 29 = 512 trạng thái
Vì
vận hành của Trái Đất là theo dạng chu trình kín nên theo luật "chồng chập trạng thái" (mà
chúng ta đã bịa ra!), số trạng thái đó phải giảm xuống còn:
29 – 25 = 480 trạng thái
Chúng
ta gọi thời gian duy trì 480 trạng thái ấy là “480 ngày”. Từ việc cảm
nhận sự thay đổi tuần hoàn của khí hậu mà người ta phân quĩ đạo Trái Đất
thành 4 đoạn gọi là “quí”, mỗi quí biểu thị cho một kiểu khí hậu gọi là
“Mùa”; có bốn mùa là: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Như vậy một quí gồm:
480 : 4 = 120 ngày
Có
thể coi quí là một trong 4 trạng thái cơ bản trong một chu kỳ vận động
quanh Mặt Trời của Trái Đất. Nhưng bản thân quí cũng là một chu kỳ có 4
trạng thái cơ bản vì nếu không như thế vận động ổn định và điều hòa của
Trái Đất sẽ bị phá vỡ, tình trạng mà chúng ta rất sợ nó xảy ra. Một
trạng thái của quí được gọi là “tháng”, và nó có:
120 : 4 = 30 ngày
Chúng
ta cho rằng có xảy ra hiện tượng tháng cuối của quý trước trùng với
tháng đầu của quý sau nên tổng số tháng của một “năm” (“năm” là tên gọi
thời gian thực hiện một chu kỳ quanh Mặt Trời của Trái Đất) sẽ chỉ còn
lại:
24 – 22 = 12 tháng
Vậy thực tế, mỗi quý chỉ còn:
12 : 4 = 3 tháng
Và một năm chỉ có:
12 x 30 = 360 ngày
Nhưng
quĩ đạo Trái Đất không phải là đường tròn lý tưởng mà là đường elíp.
Chúng ta cho rằng trong trường hợp quĩ đạo của Trái Đất là đường elíp
chuẩn (nếu nhìn từ trung tâm Ngân Hà thì quĩ đạo Trái Đất chẳng tròn mà
cũng chẳng elíp, nhưng điều đó không gây một chút ảnh hưởng nào tới bài
toán vì không phải là sự quan sát từ Trái Đất), số trạng thái Trái Đất
không giảm ngay từ đầu, vẫn là 512 trạng thái. Vậy số ngày trong một quí
gồm ba tháng (vì vẫn xảy ra hiện tượng chồng chập trạng thái!) là: (512
: 16) x 3 = 96 ngày; và một tháng có 96 : 3 = 32 ngày.
Ở
đây, đối với tháng, hiện tượng chồng chập ngày cũng sảy ra, nghĩa là
ngày cuối của tháng trước trùng với ngày đầu của tháng sau. Do đó mỗi
tháng phải bớt đi một ngày và chỉ còn 31 ngày. Vậy tổng số ngày của một
năm là:
31 x 12 = 372 ngày
Trong
sân chơi vĩ đại Thái Dương Hệ đâu phải chỉ có Mặt Trời và Trái Đất mà
còn có cả Mặt Trăng, sao Hỏa, sao Mộc và nói chung là những hành tinh
khác nữa. Chính sự hiện diện của chúng đã là tác động chủ yếu, làm cho
quĩ đạo Trái Đất bị méo đi, không còn là elíp chuẩn nữa. Vậy số ngày
thực tế của một năm ở Trái Đất sẽ được chúng ta xác định một cách trung
bình:
(360 + 372) : 2 = 366 ngày
Nếu xét riêng “nội bộ” Trái Đất thì một cách tương đối, có thể cho nó là một Ngũ Hành bậc
do đó nó cũng có 25
trạng thái tương đối độc lập. Sự chuyển hóa lần lượt qua các trạng thái
đó biểu hiện ra như sự tự xoay một cách hiền hòa của Trái Đất và trước
ánh Mặt Trời sáng soi, làm xuất hiện ra trên bề mặt của nó hai phần
tương phản nhau là ban ngày và ban đêm. Ban ngày và ban đêm lập thành
một hệ thống lưỡng nghi chuyển hóa qua lại một cách đều đặn và chu kỳ,
làm thành một tứ tượng. Có thể gọi tên bốn tượng đó là: trưa, chiều,
tối, sớm, hay: ban ngày, ngày - đêm, ban đêm, đêm - ngày. Hai tượng ngày
- đêm và đêm - ngày còn gọi là hoàng hôn và bình minh.
Chúng ta lấy số trạng thái riêng của Trái đất trong một ngày, chia cho tứ tượng của nó:
32 : 4 = 8
Trong một tượng cũng có tứ tượng và do hiện tượng chồng chập của những tứ tượng lớn sẽ chỉ là:
(8 : 4) x 3 = 6 trạng thái
Nếu
không có Mặt Trời thì Trái Đất sẽ không xoay như thế và cũng không có
ngày, đêm. Cho nên một ngày của Trái Đất không thể tự Trái Đất làm thay
đổi được. Độ dài ngắn của một ngày, không vì sự tăng giảm số trạng thái
của nó mà biến đổi đi được. Nếu số trạng thái giảm đi bao nhiêu thì độ
dài của mỗi trạng thái phải tăng tương ứng bấy nhiêu, sao cho độ dài của
một ngày là không đổi.
Như vậy, một ngày Trái Đất sẽ có số trạng thái sau khi đã bị giảm do chồng chập là:
6 x 4 = 24 trạng thái
Người
xưa qui ước thời gian duy trì một trạng thái trong 24 trạng thái ấy là
một giờ (hay một tiếng). Do đó về mặt thời gian, một ngày gồm 24 giờ.
Tổng số giờ của một năm chuẩn là:
360 x 24 = 8640 giờ
Tổng
số đó là một lực lượng không đổi, một khi Trái Đất vận động ổn định
tương đối quanh Mặt Trời. Nếu tổng số ngày thực tế tăng lên thì độ dài
ngày giảm xuống và ngược lại. Khi chúng ta cho rằng tổng số ngày thực tế
của một năm Trái Đất là 366 ngày, thì số giờ của một ngày Trái Đất sẽ
phải là:
8640 : 366 ≈ 23,61 giờ (hay 23h36ph)
Để cho đầy đủ, chúng ta tính luôn số ngày thực tế của một tháng:
366 : 12 = 30,5 ngày
Bài
toán coi như đã được giải quyết xong. Những đáp số mà chúng ta tính ra
có thể tạm sử dụng được nếu không có những đáp số được tính toán từ
những quan sát, đo đạc một cách cẩn thận và tỷ mỉ trong thiên văn học.
Dù có thể như thế thì các đáp số của chúng ta, trong thời đại khoa học
chính xác ngày nay cũng thuộc loại… vứt đi! Để biện minh và cũng để bảo
vệ những lập luận tốn không ít công sức hoang tưởng, chúng ta đổ vấy tất
cả cho một hiện tượng khó lòng mà kiểm chứng nổi, đó là… sự nhiễu loạn.
Dù
sao đi nữa, chúng ta cũng tự thừa nhận rằng đó là một cách giải trên
mức tuyệt vời bởi sự đơn giản đến khó tin của nó. Tuy nhiên nó chỉ áp
dụng đúng cho Trái Đất mà thôi. Đừng ai áp dụng nguyên si như thế cho
việc tính toán số trạng thái của hành tinh khác như sao Thổ, hay “gần
gũi” hơn, như Mặt Trăng chẳng hạn, coi chừng tai biến! Bản thân chúng
ta, rõ rồi, chẳng bao giờ làm thế vì biết rằng sẽ lòi cái đuôi “hú họa”
của cách giải bài toán ra!
Chúng
ta hãy chuồn nhanh ra khỏi khu vực này, càng sớm càng tốt. Napôlêông đã
nói một câu rất đúng và chúng ta nhắc lại: “Từ chỗ tuyệt vời đến chỗ lố
bịch chỉ có một bước chân”. Ngoài ra, trong hoàn cảnh hiện nay, chúng
ta cũng nên nhớ lại một câu nói chữa rất nổi tiếng cũng của Napôlêông
sau sự thất bại ê chề trong cuộc chinh phục nước Nga, phải chạy trối
chết nhưng tài tình, đại ý: dù sao thì tôi cũng vượt qua cái đống hỗn
độn đó một cách oai hùng hơn bao giờ hết!
(còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét