Chạm trán đối thủ sở hữu thành tích vô
cùng ấn tượng đến từ Trung Quốc, võ sĩ Nguyễn Trần Duy Nhất vẫn bình
tĩnh áp đặt thế trận để đi tới thắng lợi cuối cùng.
Tối ngày 21/9/2019, võ sĩ Nguyễn
Trần Duy Nhất đã có màn so tài đáng chú ý với đối thủ Trung Quốc Zhao
Zhan Shi trong một trận đấu tại hạng 60kg tại Asia Fighting Championship
(AFC). Đây là đấu trường mang lại kỷ niệm đẹp với Duy Nhất. Hồi năm
ngoái, tay đấm 29 tuổi từng tạo tiếng vang lớn khi hạ knock-out đối thủ
Guang Wan Huang ở hiệp 2.
Nguyễn Trần Duy Nhất đánh bại Zhao Zhan Shi bằng tính điểm.
Trong
lần trở lại, thử thách dành cho Duy Nhất được dự đoán sẽ không dễ dàng.
Zhan Shi là một võ sĩ có tiếng tại sàn Muay chuyên Trung Quốc khi chỉ
thua 3 trong tổng cộng 31 lần thượng đài chuyên nghiệp. Nếu xét theo các
con số, thậm chí, Zhan Shi còn làm tốt hơn chủ nhân chiếc HCB Sea Games
2019.
Trước đối thủ mạnh, Duy Nhất chủ động sử dụng những đòn
chân để hạn chế nỗ lực tiếp cận của đối thủ. Bình luận viên của AFC liên
tục phải thốt lên ngỡ ngàng bởi uy lực từ đòn cước được võ sĩ Việt Nam
sử dụng. Thậm chí, cuối hiệp 2, võ sĩ sinh ra tại Quảng Ngãi còn đá ngã
thành công Zhan Shi.
Ở hiệp cuối cùng, dù rất nỗ lực tấn công,
những đòn đấm, chỏ của Zhan Shi đều không mang lại hiệu quả. Chung cuộc,
Duy Nhất chiến thắng thuyết phục đối thủ Trung Quốc với điểm số đồng
thuận (30-27, 30-27, 30-27) từ các giám khảo.
Nguyễn Trần Duy Nhất (quần đỏ) đánh bại thuyết phục võ sĩ Trung Quốc.
Tin tài trợ
Bị “phá lò”, Chưởng môn Bình Định Sa Long Cương tung một đòn làm kẻ thách đấu ngất xỉu
Tiểu Mã (ghi) |
15
(Ảnh minh họa)
Với trình độ thâm hậu lại có nhiều đóng góp lớn, võ sư Trương
Thanh Đăng đã được liệt vào nhóm “Tam Nguyệt”, tức ba vầng trăng sáng
của làng võ miền Nam trước 1975.
CAO THỦ TỪNG DÙNG 1 QUYỀN HẠ KẺ THÁCH ĐẤU
Theo tiến sĩ, nhà nghiên cứu võ thuật Hồ Tường thì võ sư Trương Thanh Đăng -
người sáng lập phái Bình Định Sa Long Cương sinh ngày 15/1/1894 tại
Phan Thiết, Bình Thuận, tự là Huyết Hùng, thường được gọi là Bảy Ðăng.
"Những
năm đầu thế kỷ 20, chính quyền Pháp cấm dạy võ cho nên cậu bé Bảy Đăng
đã âm thầm học võ Bình Ðịnh từ nhỏ với cậu ruột (cậu Tư) tới năm 14
tuổi. Ðã có lần cậu Tư của Bảy Đăng phải dùng thước kẻ để truyền dạy cho
ông 24 thế Roi chiến. Sau đó, người thiếu niên miền cát trắng Bình
Thuận Trương Thanh Đăng đã ra Bình Định, tiếp tục miệt mài luyện tập võ
thuật trong 15 năm.
Ông theo học nhiều bậc thầy nổi tiếng,
như học võ Bình Định với thầy Hai Cụt ở làng Cẩm Mỹ Thượng, học thập bát
ban võ nghệ (18 loại binh khí cổ) với thầy Trương Trạch (vốn là một cử
nhân võ của triều Nguyễn), học võ Thiếu Lâm với thầy Vĩnh Phúc (một cao
thủ ở miền Bắc) và học với một thầy võ người Phúc Kiến về bài quyền Tứ
Môn Chương, bài binh khí Cửu Liên Hoàn và môn ám khí phun kim" – nhà nghiên cứu võ thuật Hồ Tường cho biết.
Chân dung võ sư Trương Thanh Đăng, người sáng lập phái Bình Định Sa Long Cương.
Năm
1925, khi trở về quê hương, chàng trai Trương Thanh Đăng đã bắt đầu thu
nhận đồ đệ, mở trường dạy võ tại Phan Thiết. Năm 1930, khi bước vào
tuổi trung niên, ông Trương Thanh Đăng mới vào miền Nam lập nghiệp.
Trong thời gian này, ông đã âm thầm dạy võ cho một số ít môn sinh.
Đất
Bình Định xưa có một dòng võ xuất xứ từ nhà chùa có tên gọi là "Sa
môn". Theo thời gian, môn võ này lưu truyền cho những môn đồ tục gia.
Sau này, theo sở đắc của những cao đồ có tính cách tân, Sa môn phân hóa 4
chi là Long, Hổ, Phong, Vân.
Chi thứ nhất là "Sa Long Cương" của
võ sư Trương Thanh Đăng. Chi thứ hai là "Sa Hổ Môn" cũng từ một nhà chùa
ở Sóc Trăng (sau này có truyền nhân là võ sư Hổ Bạch Ân). Chi thứ ba ở
Châu Đốc (An Giang). Chi thứ tư kết hợp Long quyền thành "Sa Vân Long".
Năm
1964, võ sư Trương Thanh Đăng gia nhập Tổng Cuộc Quyền Thuật và chính
thức dựng bảng võ đường Sa Long Cương tại đường Nguyễn Cư Trinh, quận 2,
Sài Gòn (nay thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM), đào tạo rất
đông môn sinh.
Võ
sư Trương Thanh Đăng có vóc dáng dong dỏng cao, khoảng 1,80 mét. Với
vóc dáng như vậy, cộng với tài ba về võ thuật, võ sư Trương Thanh Đăng
trong những ngày đầu mở võ đường ở đường Nguyễn Cư Trinh, gần với khu
bùn lầy nước đọng Cầu Kho không phải dễ dàng.
Bằng thực nghề của
mình, võ sư Trương Thanh Đăng cũng đã phải bao phen ra tay trừng trị bọn
côn đồ Cầu Kho đến phá phách võ đường khi mới mở. Chỉ sau khi mấy tên
đầu sỏ bị võ sư Trương Thanh Đăng hạ gục dễ dàng thì võ đường Sa Long
Cương của ông mới được yên ổn hoạt động.
Có câu chuyện kể rằng một
lần, võ sư Trương Thanh Đăng đang dạy võ cho các đệ tử ở võ đường thì
bị một kẻ lạ mặt tự dưng là cao thủ quyền Anh đến để "phá lò", tuyên bố
thách đấu bằng những lời lẽ ngạo mạn.
Biết rằng không thể chối từ,
võ sư Trương Thanh Đăng đành nhận lời giao đấu. Thế nhưng, khi cuộc tỉ
thí diễn ra, sau vài động tác né đòn, võ sư Trương Thanh Đăng bất ngờ
tung ra một đường quyền phản kích trúng vào chấn thủy của đối thủ. Kẻ
thách đấu dính đòn nặng gục ngã ngay tức khắc, mất vài phút mới có thể
tỉnh lại.
VỊ CHƯỞNG MÔN THƯỜNG TREO MÀN KÍN VÕ ĐƯỜNG VÌ MUỐN... GIẤU NGHỀ
Nhà nghiên cứu võ thuật Hồ Tường kể về chi tiết khá "dị" của võ sư Trương Thanh Đăng: "Võ
sư Trương Thanh Đăng là một người rất giấu nghề. Khi dạy võ trước sân
thì thường kéo màn che kín lại. Cho nên rất khó tiếp cận.
Tôi
từng có lần đến võ đường để gặp ông ấy. Khi đến đó thì ông ấy vẫn tiếp
bình thường. Nhưng đến giờ dạy là ông ấy mời tôi ra về. Xung quanh hàng
rào ở võ đường còn dán đầy những mảnh giấy với nội dung không nên học võ
lén vì khó thành công.
Tôi xin kể một chuyện hoàn toàn có
thật. Trong một buổi họp của Tổng Cuộc Quyền Thuật, võ sư Trương Thanh
Đăng đã phê phán rằng đấu võ mà mang găng tay là không hay, bời vì "một
cú đá bằng ba cú đấm", nên mang ... găng chân.
Lúc đó, tất
cả võ sư đều cười và nói: "Mời ông cho học trò lên đài để thấy cú đá của
Sa Long Cương mạnh như thế nào. Sau đó võ sư Trương Thanh Đăng đã đưa
một học trò là Lương Trọng Mỹ lên đài gặp Từ Phi Hiển của võ đường Từ
Thiện. Nhưng trận đó, Lương Trọng Mỹ đã để thua Từ Phi Hiền do đây mới
là lần đầu tiên Lương Trọng Mỹ đấu đài. Hiện giờ Lương Trọng Mỹ đang
sống ở Pháp còn Từ Phi Hiền đã mất cách đây vài năm".
Sau một
thời gian mở võ đường, tên tuổi của võ sư Trương Thanh Đăng ngày càng
trở nên nổi tiếng. Đặc trưng của võ phái Bình Định - Sa Long Cương do võ
sư Trương Thanh Đăng sáng lập là hệ thống quyền pháp căn bản và binh
khí rất đa dạng.
Ngoài kiếm (Lê hoa kiếm), đao (Đồ long đao), côn
(Thái sơn côn), roi (Trung bình tiên), siêu (Bát quái siêu), thương (Lê
hoa thương)… thì còn có các binh khi ít phổ biến khác như song sỉ, song
tô, cung tiễn… với tổng cộng bài binh khí lên tới 46 bài.
Nhưng
trên hết, các võ sinh luôn được rèn luyện đức tính khiêm nhường và sự
tôn trọng đối thủ. Thế nên, võ học của môn phái đặc trưng là sự linh
động trong chiếu đấu, dùng nhu chế cương, dùng đoản chế trường một cách
triệt để nhất.
Võ sư Trương Thanh Đăng và các môn đệ.
Môn
sinh nhập môn của võ phái trước hết phải học qua bài "Bát bộ chân
quyền" là một công trình sáng tạo của võ sư Trương Thanh Đăng. Bài võ
này tổng hợp toàn bộ thân pháp, thủ pháp, bộ pháp, cước pháp căn bản của
võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Sau đó, tùy theo cấp đai sẽ lần lượt
luyện tập những bài quyền lừng danh của đất võ Bình Định như: Lão Mai,
Thiền Sư, Thần Đồng, Ngọc Trản, Phượng Hoàng… với tổng cộng lên đến 29
bài quyền (hay còn gọi là bài thảo).
Võ sư Trương Thanh Đăng còn
có những bài tập về vận khí Bát Đoạn Cẩm và nội công Ngũ Hành dành cho
môn sinh trung cấp trở lên. Môn sinh của võ đường Sa Long Cương khá đông
đảo, nổi bật lên với trang phục rất đặc trưng, sợi đai mềm bảng lớn màu
đen với đầu đai có những sọc ngang có màu xanh, đỏ, vàng theo thứ tự từ
thấp lên cao.
Nhiều võ sư Võ Việt Nam nói rằng Trương Thanh Đăng
rất có duyên với nhiều môn sinh thuộc thành phần trí thức đến học. Nhờ
vậy mà ngày nay môn phái Bình Định Sa Long Cương đã vươn đến các phương
trời xa như: Pháp, Mỹ, Italia, Canada…
Với những đóng góp cho làng
võ thuật Việt Nam, cũng như khối lượng bài quyền, bài binh khí khổng lồ
(75 bài), cho nên giới võ lâm người Việt đã đưa võ sư Trương Thanh Đăng
vào danh sách "Tam Nguyệt" của làng võ Việt Nam vào những năm 1940 –
1960, cùng với Vũ Bá Oai (môn phái Hàn Bái Đường) và Quách Văn Kế (môn
phái Lam Sơn Võ Thuật Đạo).
"Ngày 17/9/1985 (mồng 3/8 âm lịch
năm Ất Sửu), võ sư Trương Thanh Đăng lìa trần, thọ 91 tuổi. Người con
trai của võ sư Trương Thanh Đăng (ở môn phái gọi là Sư Trưởng) là ông
Trương Bá Ðương (gọi là Sư Phó) đã lên chấp chánh quyền Chưởng môn đời
thứ hai của hệ phái Bình Định Sa Long Cương Việt Nam.
Năm
2005, Chưởng môn Trương Bá Ðương được bầu làm chủ tịch của Liên đoàn
quốc tế Bình Định Sa Long Cương nhưng đến năm 2010 thì ông cũng qua đời" – nhà nghiên cứu Hồ Tường cho biết.
Võ sư Trương Bá Đương, chưởng môn đời thứ hai của môn phái Bình Định Sa Long Cương cũng đã qua đời cách đây 1 thập kỷ.
vBài
viết được ghi theo lời kể của tiến sĩ - võ sư Hồ Tường (Chưởng môn võ
phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà), chủ nhiệm lớp Võ Lâm ở Nhà văn hóa Thanh
niên, số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM)
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét