TT & HĐ - 21/l
Bí ẩn của Trái Đất : TRỌNG LỰC | Khám phá vũ trụ
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG X: THÁI CỰC
"Có những chân lý tầm thường và có những chân lý lớn lao. Đối lập với chân lý tầm thường là hoàn toàn sai lầm. Đối lập với chân lý lớn lao cũng là chân lý."
Niels Bohr
Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học.
Henri Frederic Amiel
"Không có khoa học vì
khoa học, không có nghệ thuật vì nghệ thuật. Khoa học nghệ thuật tồn tại
để phục vụ xã hội, để làm con người hạnh phúc hơn, cao thượng hớn, có
kiến thức phong phú hơn và có nhiều tiện nghi vật chất hơn trong đời
sống... ".
Khuyết danh
“Nếu
như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ
óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện
đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên
phía trước.”
L. Mandelstam
“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel
“Toán
học không phải là một quyển sách chỉ gói gọn giữa các tờ bìa mà người
ta chỉ cần kiên nhẫn đọc hết nội dung, toán học cũng không phải là một
vùng mỏ quý mà người ta chỉ cần có thời gian để khai thác; toán học
cũng không phải là một cánh đồng sẽ bị bạc màu vì những vụ thu hoạch;
toán học cũng không phải là lục địa hay đại dương mà ta có thể vẽ
chúng lại được. Toán học không có những giới hạn như không gian mà
trong đó nó cảm thấy quá chật chội cho những khát vọng của nó; khả năng
của toán học là vô hạn như bầu trời đầy các vì sao; ta không thể giới
hạn toán học trong những quy tắc hay định nghĩa vì nó cũng giống như
cuộc sống luôn luôn tiến hóa”.
Cayley
“Toán
học chỉ cho ta những phương pháp hoặc những con đường dẫn tới chân
lý. Toán học làm cho những chân lý ấy khuất nhất trở thành minh bạch và
phơi bày chúng ra trước ánh sáng. Một mặt toán học làm giàu sự hiểu
biết của chúng ta, mặt khác nó làm cho suy nghĩ của chúng ta thêm sâu
sắc”.
Sylvester
"Toán
học như con chiến mã quí độc nhất vô nhị đưa ta qua những cuộc chiến
ác liệt để giành những thành quả khoa học oai hùng hơn bao giờ hết!
Nhưng nó cũng là con ngựa bất kham đưa ta lạc vào Bát quái trận đồ của
sự giả tưởng quá đà."
Ba Đá
(Tiếp theo)
***
Sự
biểu diễn mối tương phản ảo - thực (cả tuyệt đối lẫn tương đối) và quá
trình tổng hợp nó bằng số âm - dương kết hợp với ký hiệu “cộng” - “trừ”
kể cũng rất hay vì đã nói lên được nhiều điều của tư tưởng. Tuy nhiên
cách biểu diễn ấy lại gợi cho chúng ta cái cảm giác Vũ Trụ có vẻ rời
rạc, chỉ là sự gắn kết giản đơn, siêu hình của các sự vật - hiện tượng,
cũng như của các hạt KG.
Toán
học bắt đầu chất phác từ sự đếm. Sự phong phú và “rất nhiều” về số lượng thể hiện
trong thực tiễn đã làm cho quá trình đếm đơn điệu không thể thỏa mãn
được, đòi hỏi phải có những phương thức đếm mới hiệu quả hơn. Từ đó mà
hệ cơ số đếm ra đời. Con người không tùy tiện xây dựng nên số đếm để vui
chơi, thờ cúng mà là do yêu cầu tất yếu của đời sống kiếm ăn. Lối sống
bầy đàn rồi hình thức kiếm ăn cộng đồng đã nảy sinh những yêu cầu về sự
tổng kết và phân phối, thêm và bớt, xác định những số lượng chưa biết
(gọi là ẩn số). Sự phát triển của số đếm và những yêu cầu nêu trên đã là
tiền đề cho những phép toán cộng, trừ ra đời và trở thành cơ sở hình
thành nên mọi phép toán toán học. Các phép tính cộng và trừ tất yếu phải
dẫn đến việc xuất hiện các số âm, số dương và số 0. Nhờ có sự xuất hiện
số âm, số dương và số 0 mà toán học đã có một bước phát triển đột biến
(hay còn gọi là cách mạng), đạt được những thành tựu to lớn và không còn chất phác nữa. Tuy đã đạt được những thành tựu vĩ đại nhưng
do việc nhận thức chưa thấu triệt về thực tại mà quan niệm cũng như qui ước về số âm, số
dương và số 0 vẫn còn những khuất tất, chưa thỏa mãn thực tại. Những khuất tất ấy còn tồn tại
tiềm tàng đến ngày nay.
Khi
nói đến phân định thì phải nhớ đến tương phản vì tương phản là đặc tính
của phân định. Nhờ có tương phản mà có sự so sánh phân biệt được. Không
phân biệt được thì cũng không thấy tương phản. Người phương Đông dùng
khái niệm âm và dương để biểu hiện hai mặt, hai yếu tố, hai lực lượng…
có tính đối nghịch nhau, tương tự (nhưng không hẳn tương tự) như khái niệm "mâu thuẫn" của người châu Âu. Tương phản có vẻ đối nghịch nhau nhưng không bài bác nhau, mà trái lại, là tiền đề tồn tại của nhau, chuyển hóa qua lại lẫn nhau, là hai mặt của một tồn tại thống nhất. Có lẽ không phải là tình cờ, ngẫu nhiên mà chính là
tất yếu, định mệnh đã phó thác cho các ký hiệu “+”, “-” vừa đảm đương
vai trò “thêm”, “bớt”, vừa biểu hiện tính “âm”, “dương” của các con số,
và vì thế mà toán học trở nên hợp lý, đẹp đẽ một cách vừa dung dị, chắc nịch, quắc
thước mà cũng vừa huyền ảo, mông lung và kỳ bí vô song.
Có
thể dùng khái niệm âm - dương để chỉ sự tương phản nói chung và cũng có
thể dùng nó để chỉ sự tương phản ảo - thực nói riêng. Có hai loại tương phản: tương phản thường và tương phản ảo - thực. Loại tương phản nào cũng có tương phản tổng hợp (hoặc tích hợp) hoàn toàn và không hoàn toàn. Nói đến tương
phản thì phải nói đến gốc qui chiếu của sự tương phản. Gốc qui chiếu của
tương phản âm - dương có thể mang tính âm, tính dương hoặc trung tính.
Do đó mà có khái niệm tương phản hoàn toàn hay không hoàn toàn. Tương
phản hoàn toàn là tương phản qua gốc O. Chú ý rằng tương phản là
đặc tính khách quan của Tồn Tại được gọi là âm - dương nên đừng đặt cược
hoàn toàn vào khái niệm âm - dương vì đó chỉ là nhãn mác qui ước, mà nhãn mác
thì… (biết rồi, khổ lắm, nói mãi!).
Một
cách trực quan thì trục số âm – dương (hình) 37/a là sự mô tả “tuyệt
hảo” về hai thế giới tương phản ảo - thực tuyệt đối, tất cả các số âm và
dương có lực lượng tương ứng đều tương phản hoàn toàn qua gốc O và bản
thân hai thế giới ấy cũng tương phản hoàn toàn qua gốc O. Nói thế có
nghĩa là nếu chúng ta có một số đếm bất kỳ là A; ở thế giới dương nó sẽ
là (+A) và ở thế giới âm nó sẽ là (-A). (+A) và (-A) lập nên sự tương
phản ảo - thực hoàn toàn. Sự tổng hợp tương phản của (+A)
và (-A) sẽ có kết quả là số 0. Toán học biểu diễn điều tổng quát đó, như chúng ta đã trình bày là:
(+A) + (-A) = 0
Nhưng
đứng ở vị trí nào để có thể thiết lập biểu thức toán học đó? Chỉ có thể
là đứng ở “cửa giữa” vì trục số đã phân định rạch ròi ra hai thế giới.
Trong thế giới dương không thể xuất hiện số âm và ngược lại, trong thế
giới âm không thể xuất hiện số dương. Chúng ta sẽ thấy điều khẳng định
này rất rõ khi thay dấu + (sự thêm vào) bằng dấu – (sự bớt đi).
(+A) – (-A) = +2A
Viết được như thế thì cũng viết được:
(-A) – (+A) = -2A
Vì (+A) và (-A) đứng “một mình ên” nên:
(+2A) = (-2A) = 2A
Một
quá trình đầy mâu thuẫn! Nào phải thế đâu, đó chính là sự diễn giải làm
bộc lộ ra chân lý! Một số (đếm) dương (hoặc âm) bị bớt đi một số (đếm)
âm (hoặc dương) thì có nghĩa là bớt đi “cái sự bớt đi” và như thế là
phải thêm vào một số dương (hoặc âm) tương ứng.
Như
vậy, khi đứng ở “cửa giữa” và làm bài toán “bớt đi”, tùy thuộc vào vị
trí của (+A) và (-A) mà chúng ta có lần lượt hai nghiệm là +2A và -2A.
Đó là hai kết quả tương phản nhau và do đó, hai phép toán (nêu trên!)
tạo dựng ra chúng cũng tương phản nhau. Vì tương phản nhau nên có thể
đặt từng phép tính vào từng thế giới âm hoặc dương một cách tương ứng,
cụ thể:
(+A) – (-A) vào thế giới dương: (+A) – (-A) = +A + (+A) = +2A
(-A) – (+A) vào thế giới âm : (-A) – (+A) = (-A) + (-A) = -2A
Tuy
nhiên, đứng ở cửa giữa thì không thể thấy được 2A ở trong hai thế giới
ấy mà may ra chỉ có thể thấy ở thế giới “cửa giữa”, thế giới trung tính.
Đã là trung tính thì cũng là thế giới của số 0. Thế là sự không có gì
không phải là không có gì mà là thế giới thứ ba!
Phép
toán: (+A) + (-A) = 0 đang rất hiển nhiên, dễ hiểu, không cần chứng
minh và chẳng có gì phải bàn cãi bỗng trở nên mù mờ, huyền bí. Số 0,
tưởng là “đồ bỏ đi” hóa ra là thứ “quí hóa quá”. Vậy 0 là bằng bao
nhiêu?
Khi đưa về thế giới trung tính thì dấu tương phản sẽ mất đi, nghĩa là +A = -A = A. Cho nên:
A + A = 2A ==> 0 = 2A
Thế nhưng trong thế giới trung tính (cửa giữa), đã có sự thêm thì cũng phải có sự bớt, hay phải có:
A – A = 0
Số 0 này là số 0 gì? Hay lại có một thế giới thứ tư nữa?
Bây
giờ, nếu chúng đứng ở thế giới dương (hoặc âm) thì sẽ thấy +2A (hoặc
-2A) là 2A (vì đứng một mình ên!) và thế giới mà ta đang đứng trở thành
trung tính. Nhìn sang thế giới cửa giữa, chúng ta có thấy được A + A =
2A không? Nếu thấy được như thế thì nó cũng thuộc thế giới mà chúng ta
đang đứng, còn nếu không, nó phải thuộc về thế giới còn lại (trái dấu
với thế giới này thì phải đồng dấu với thế giới kia!) và mất đi sự trung
tính của nó. Như vậy, một thế giới đồng thời có thể là thế này, có thể
là thế khác, giữa chúng từng đôi một vừa có thể phân biệt được, vừa
không thể phân biệt được và cả ba thế giới đều trung tính …
Còn
một vấn đề đáng quan tâm nữa về vị trí cửa giữa là nếu đứng ở đó quan
sát hai thế giới âm và dương (mà trực quan hơn là nhìn trục số hình
37/a) thì sẽ như chúng ta đã trình bày, phải thấy điều này:
Và nếu chuyển sang thế giới thứ ba thì cả hai “bất đẳng thức” đó sẽ tương đương với:
3 > 2 > 1 > 0
Vì
nếu không như thế, sẽ mất đi tính tương phản hoàn toàn của trục số và
đồng thời cũng mất luôn tính khách quan của trục số đối với “cửa giữa”.
Viết như thế sẽ suy ra hiện tượng:
là điều trái với quan niệm toán học: số 0 phải lớn hơn bất kỳ số âm nào, và cho rằng:
(số 0 là số nhỏ nhất của số dương. Vậy thì nhỏ hơn số 0 phải là số âm - số ảo của số dương)
Quan niệm như vậy vừa trái với quan sát của “cửa giữa” vừa xuất hiện nghịch lý:
Số
lớn hơn số
thì khi thêm vào cho nó
lại chỉ bằng
?
Và đặc biệt là sự đếm ở trong thế giới ấy xảy ra như thế nào?
(Nghĩa là
là số âm lớn nhất của các số âm nhưng vẫn nhỏ hơn số 0!)? …
Nói
chung là vẫn còn nhiều bí ẩn nữa để mà đặt câu hỏi. Nhưng thôi, thế
cũng là đủ cho chúng ta thấy một khối mâu thuẫn tổ chảng như trái núi lù
lù ở trước mặt rồi.
Để
bảo toàn những phép tính (đúng đắn) đã nêu của toán học; để cho những
quan niệm về Vũ Trụ của NTT không hoàn toàn vô tích sự đến nỗi vứt sọt
rác và cũng để cho Vũ Trụ không bị “nát vụn” bởi cách nhìn siêu hình độc
địa của con người, chúng ta phải làm một cuộc thỏa thuận là lồng ba thế
giới nói trên vào nhau thành một Vũ Trụ duy nhất; vừa là tuyệt đối
khách quan vừa là tương đối chủ quan, vừa là sự thể hiện của hai thế
giới âm - dương bằng vạn vật - hiện tượng vận động, chuyển hóa, sinh ra
và mất đi không ngừng, vừa là sự thể hiện của thế giới trung tính, đóng
vai trò trung dung, nền tảng.
Làm
như thế có nghĩa là trả Vũ Trụ về với trạng thái Tự Nhiên vốn dĩ của
nó. Lúc đó khối núi mâu thuẫn cũng tự nhiên biến mất, để lộ ra viên ngọc
bích sáng ngời chân lý mà Lão Tử đã tác tạo từ 2500 trước: “Đạo sinh ra
một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh vạn vật. Vạn vật đều cõng
âm và ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư”; “Nhìn không thấy gọi là
di, nghe không thấy gọi là hi, nắm không được gọi là vi. Ba cái đó (tức
vô sắc, vô thanh, vô hình) truy cứu đến cùng cũng không biết gì được,
chỉ thấy trộn lộn làm một thôi. Ở trên không sáng, ở dưới không tối,
thâm viễn bất tuyệt, không thể gọi tên, nó lại trở về cõi vô vật, cho
nên bảo là cái trạng không có hình trạng, cái tượng không có vật thể. Nó
thấp thoáng, mập mờ. Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy
đuôi”
Thực
ra mà nói, nếu Vũ Trụ phân định thành ba thế giới riêng biệt: Thiên
đường (dương), Địa ngục (âm) và Trần gian (trung tính) như đã giả định
thì không thể từ thế giới nào đó nhìn thấy được hai thế giới kia vì thế
giới nào cũng tự cho mình trung tính và nếu nhìn thấy một thế giới khác
nó thì “cảm giác trung tính của nó không còn nữa; cảm giác “thực” của nó
không còn nữa. Cũng vì thế mà ở mỗi thế giới cũng không thể xuất hiện
số âm, số dương hay đồng thời cả hai số đó mà chỉ có thể tồn tại số đếm
tự nhiên. Quá trình thêm hay bớt (số học) ở cả ba thế giới đều đồng nhất
và đơn thuần chỉ là các phép toán cộng, trừ giữa các số tự nhiên. Khi
gặp phải bài toán 2-3=? Thì các nhà toán học xuất sắc nhất ở cả ba thế
giới đều bó tay vì nó vô nghiệm!
Khi
Vũ Trụ là “ba trong một” thì ngoài số tự nhiên, việc tồn tại các số âm,
số dương là điều hoàn toàn bình thường và hơn nữa, là một tất yếu. Đó
là một thế giới “thực”, có đặc tính tương phản âm - dương, và vì dương
được quan niệm như sống động, nổi trội, bày hiện nên nó mang tính “rất
thực”, được coi như thực, dẫn đến coi số dương là tương đương, là đồng
tính với số thực (ở đây, chúng ta gọi số tự nhiên là số thực). Trong thế
giới này các phép toán cộng trừ được mở rộng, tạo đà cho toán học thăng
hoa để trở thành một kim tự tháp sáng tạo, kỳ vĩ bậc nhất của trí tuệ
loài người, nhưng đồng thời, sự sắc sảo, quắc thước đến phi thường của
nó cũng làm cho nó trở nên siêu hình bậc nhất!
Đối
với thế giới “ba trong một” thì sự biểu diễn tương phản ảo - thực bằng
trục số 37/a cùng với những phỏng đoán suy ra từ nó đã giảm sức thuyết
phục đi rất nhiều bởi sự khiên cưỡng.
Với
quan niệm Vũ Trụ là hữu hạn nhưng vô biên; có trong mà cũng có ngoài,
vừa là cả hai mà cũng không phải cả hai, thì Vũ Trụ có thể được tượng
trưng như đường tròn ở hình 38/a. Một cách siêu hình, ở đây, chúng ta
cho rằng tập hợp các hạt KG và hạt KG là đơn vị của số đếm thì Vũ Trụ
gồm tổng số N các hạt KG được gọi là Vũ Trụ số đếm. Vậy, chúng ta coi
đường tròn hình 38/a là Vũ Trụ các số đếm. Khi chúng ta bước đi thẳng
đều, hoàn toàn tự nhiên (tuân theo định luật I Niutơn!) trong Vũ trụ thì
có nghĩa là ta đang đi trên đường tròn ấy về một phía. Nếu mỗi bước đi
là qua một hạt KG và chúng ta đếm thì khi đi hết vòng tròn, sẽ đếm được N
hạt KG. Biết được điều này là vì chúng ta dùng bút tạo dựng ra Vũ Trụ
và, như một gã khổng lồ, nhìn thấy toàn bộ từ bên ngoài! Còn nếu ở trong
Vũ Trụ ấy? Chúng ta sẽ chẳng thấy gì cả ngoài cái bao la mịt mùng đến
ghê người và những ngôi sao lưu lạc, cô đơn.
Chúng
ta nói đi về một phía, vậy không gian Vũ Trụ có mấy phía, hay hỏi rõ
hơn là mấy chiều? Người ta nói là có vô số chiều, và thực tại rõ ràng
cũng cho ta cảm thấy được điều đó. Nhưng thực tại của chúng ta là thực
tại ở tầng qui mô lớn. Chúng ta không thể áp đặt sự nhận biết đó cho
tầng có kích cỡ hạt KG được vì chúng ta chưa có bất cứ kinh nghiệm nào ở
đó cả. Đối với Vũ Trụ đường tròn hình 38/a, trực giác mách bảo rằng
chúng ta đi trên một con đường “chật hẹp cùng cực” để chỉ “tiến” hoặc
“lui” chứ không thể “tung hoành ngang dọc” được và nếu không thể xoay
người được thì chỉ có thể có một chiều duy nhất là tiến lên. Rất có thể
thực tại ở giới hạn là đúng như thế vì theo ý niệm về đơn vị của chúng
ta thì đơn vị của số đếm chiều phải là 1.
Vì
thế giới “ba trong một” cũng là thế giới tương phản ảo - thực nên đơn
vị của chiều cũng phân định thành hai chiều ảo - thực (hay âm - dương).
Đi theo chiều nào thì cũng là chiều thực mà trong phân định tương phản
thì được lựa chọn là chiều dương và chiều còn lại là chiều âm (hay ảo).
Nhưng nếu quan sát toàn bộ đường tròn thì chiều ở bất cứ điểm nào cũng
phải khác toàn bộ các chiều của các điểm khác và vì Vũ Trụ có N điểm
(hạt KG) nên nó cũng có N chiều.
Tại
bất cứ điểm nào trên đường tròn đó cũng là điểm phân định ảo - thực một
khi chúng ta qui ước nó là gốc O. Khi đã xác định gốc O qui ước và
chúng ta ra đi từ đó để “đếm” hạt KG thì đi theo chiều nào trong hai
chiều ảo - thực, chúng ta cũng coi là chiều dương và 1 là số đếm dương
nhỏ nhất. Chiều ngược lại là chiều âm và
là
số đếm âm nhỏ nhất. Chúng ta đi và số đếm lớn dần, sau một khoảng thời
gian khá lâu nào đó, số đếm sẽ trở nên một số lớn “khủng khiếp”. Tuy
nhiên dù số đếm có lớn mấy chăng nữa thì hạt KG ứng với số đếm ấy vẫn là
hạt KG, chẳng to hơn chút nào. Điều đó cho thấy số đếm vô cùng lớn
không có nghĩa là chúng ta đến với vô cùng lớn của Vũ Trụ. Lớn ở đây có
nghĩa là nhiều và vô cùng lớn (ký hiệu là VCL) có nghĩa là nhiều vô kể.
Không dễ dàng gì đi từ vô cùng bé (ký hiệu VCB) là hạt KG đến VCL là Vũ
Trụ hoặc ngược lại! Thậm chí là bất khả! Cách nói đi từ VCB đến VCL hay
ngược lại là cách nói không chính xác, gây ngộ nhận. Đi từ VCB đến VCL
là “bỏ lại đằng sau” cái VCL để về VCB và ngược lại.
Xuất
phát từ gốc O để đi đếm hạt KG, chúng ta sẽ phải đi đến vô cùng xa, tốn
vô cùng lâu thời gian, với chặng đường vô cùng dài, và đếm được vô số
hạt KG. Chính từ những kinh nghiệm đó mà chúng ta nhận thức được Vũ Trụ
là VCL.Vậy muốn đếm được hết hạt KG, chúng ta phải đi đến tận cùng Vũ
Trụ. Nếu không phải đếm hạt KG thì có con đường tắt (đường ngắn nhất)
nào đến tận cùng Vũ Trụ sớm nhất không? Có thể đi vào phía trong đường
tròn được không? Nếu ta đi “tạt ngang” qua phía trong đường tròn thì vì
Vũ Trụ có trong cũng như là ngoài hoặc không phải trong cũng không phải
ngoài nên cũng chính là đi trên đường tròn mà thôi. Đường tròn là độc
đạo dẫn chúng ta đến tận cùng Vũ Trụ. Do đó để đến được tận cùng Vũ Trụ,
chúng ta phải đồng thời đếm hết số lượng hạt KG. Lạ thay, khi đếm đến N
hạt KG thì chúng ta đến điểm tận cùng Vũ Trụ và điểm đó chính là gốc O:
đi xa có nghĩa là trở về! Điểm O là khởi đầu và cũng là kết thúc của
cuộc hành trình đếm hạt KG. Vì điểm O là qui ước cho nên có thể chọn bất
cứ điểm nào làm điểm gần nhất và đồng thời cũng xa nhất trong Vũ Trụ!
Khi đã “bước ra” khỏi một điểm KG, vì chỉ có một chiều độc đạo thôi, nên
muốn trở về điểm đó phải đi trên một con đường không xa mà cũng chẳng
gần, nhưng trước cặp mắt trần tục thì đó là con đường xa nhất tuyệt đối.
Từ
hình 38/a cho thấy, tại bất cứ điểm nào trên đường tròn cũng vừa là
thực, vừa là ảo, hay nói chính xác hơn là tại mỗi hạt KG đều tồn tại mối
tương phản ảo - thực tuyệt đối nhìn từ bên trong Vũ Trụ và khi xảy ra
sự tổng hợp tương phản tại đó thì cho kết quả đúng bằng lực lượng Vũ Trụ
(N): Chẳng hạn:
Ngoài ra, hình 38/a còn cho chúng ta thấy: đi từ 0 đến
(hay cũng là
) thì cũng có nghĩa là đi từ
đến 0 và ngược lại.
Từ
quan niệm về thế giới “ba trong một”, chúng ta đã đi đến một khám phá
bất ngờ, rất dễ gây ra sự nguyền rủa đời đời, nhưng cũng có thể là vinh
quang bất diệt. Khám phá đó đã giải thích được vì sao mà trên Trái Đất
này xảy ra đủ mọi thứ chuyện như thế, với biết bao nhiêu nỗi đời từ hạnh
phúc vô biên đến đau khổ tột cùng như thế.
Khám
phá đó là: Tạo Hóa đã tạo dựng ra ba thế giới cho Trái Đất là Thiên
đường, Địa ngục, Trần gian và đã lồng chúng vào nhau. Trên cơ sở lấy thế
giới Trần gian làm trung dung, nền tảng, và tuân theo nguyên tắc tổng
hợp tương phản:
Thiên đường + Địa ngục = Trần gian
Vậy không cần đi đâu xa, ở ngay Trần gian thôi, chúng ta cũng có thể rơi vào Địa ngục hoặc lạc đến Thiên đàng.
Nhưng điều căn bản là để tránh né khỏi cuộc sống trong cảnh Địa Ngục và an hưởng hạnh phúc trong cõi Thiên Đàng, thì con người phải làm như thế nào? Đứa thì bảo phải đi ăn cướp, thằng thì bảo phải đi ăn trộm, gã thì cho là phải có một ông vua hiền, cha thì nói cứ để Đại chúng sống tự nhiên, ngài thì đòi dùng sức mạnh đi khai hóa văn minh, ông lại chủ trương nên bất bạo động, thoát tục, lão thì nói phải tăng cường rao giảng đức tin, người thì hô hào đấu tranh giai cấp, giành chính quyền về tay nhân dân… Thế rồi sao? Chẳng sao cả! Trần gian vẫn như thế, ỳ ạch vác “hai ông bạn” tương phản nhau trên lưng, lúc nào cũng chí chóe nhau gây đủ cả buồn khổ, lầm than lẫn lộn với vui sướng, phỡn phè; chính quyền nào thì cũng là con đẻ của nhân dân nhưng hầu hết chính quyền đều là những đứa con không hoàn hảo, thậm chí là hư đốn, bất hiếu, tưởng mình là cha thiên hạ!
Và nỗi trằn trọc vạch vẽ thành câu hỏi lớn trên trời xanh, muôn đời vẫn còn đó, chưa được giải đáp!...
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét