Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

TT & HĐ - 21/b

                                                Đức Phật Giảng Về Thuyết Vô Ngã


PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
 
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)

CHƯƠNG X: THÁI CỰC

"Có những chân lý tầm thường và có những chân lý lớn lao. Đối lập với chân lý tầm thường là hoàn toàn sai lầm. Đối lập với chân lý lớn lao cũng là chân lý." 

 Niels Bohr

Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học. 
 Henri Frederic Amiel

"Không có khoa học vì khoa học, không có nghệ thuật vì nghệ thuật. Khoa học nghệ thuật tồn tại để phục vụ xã hội, để làm con người hạnh phúc hơn, cao thượng hớn, có kiến thức phong phú hơn và có nhiều tiện nghi vật chất hơn trong đời sống... ".
Khuyết danh

“Nếu như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên phía trước.”
L. Mandelstam
 
“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel
 
“Toán học không phải là một quyển sách chỉ gói gọn giữa các tờ bìa mà ng­ười ta chỉ cần kiên nhẫn đọc hết nội dung, toán học cũng không phải là một vùng mỏ quý mà ng­ười ta chỉ cần có thời gian để khai thác; toán học cũng không phải là một cánh đồng sẽ bị bạc màu vì những vụ thu hoạch; toán học cũng không phải là lục địa hay đại d­ương mà ta có thể vẽ chúng lại đ­ược. Toán học không có những giới hạn như­ không gian mà trong đó nó cảm thấy quá chật chội cho những khát vọng của nó; khả năng của toán học là vô hạn như­ bầu trời đầy các vì sao; ta không thể giới hạn toán học trong những quy tắc hay định nghĩa vì nó cũng giống như­ cuộc sống luôn luôn tiến hóa”.    
Cayley
 
“Toán học chỉ cho ta những ph­ương pháp hoặc những con đ­ường dẫn tới chân lý. Toán học làm cho những chân lý ấy khuất nhất trở thành minh bạch và phơi bày chúng ra tr­ước ánh sáng. Một mặt toán học làm giàu sự hiểu biết của chúng ta, mặt khác nó làm cho suy nghĩ của chúng ta thêm sâu  sắc”. 
  Sylvester
 
"Toán học như con chiến mã quí độc nhất vô nhị đưa ta qua những cuộc chiến ác liệt để giành những thành quả khoa học oai hùng hơn bao giờ hết! Nhưng nó cũng  là con ngựa bất kham đưa ta lạc vào Bát quái trận đồ của sự giả tưởng quá đà."
Ba Đá
 
 
 
 
 
 
(Tiếp theo)

***
Công cuộc tìm kiếm ý nghĩa cũng như nguồn gốc các khái niệm và các hình tượng của Hà Đồ, Lạc Thư, Âm - Dương, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, Ngũ Hành, Thái Cực, Vô Cực… đến đây coi như kết thúc. Phải cho rằng đó là một cuộc hành trình quá dài, dài nhất cho đến nay. Tuy có những quãng thong dong, những khoảng xả hơi nhưng kể ra cũng thật vất vả và mệt mỏi. Nhờ có tính tò mò cố hữu và niềm say mê tìm kiếm, sưu tầm những viên ngọc quí bị khuất lấp và dần bị lãng quên trong “trầm tích” thời gian mà chúng ta đã vượt qua được rất nhiều trở ngại để hoàn thành cuộc “lang bạt kỳ hồ” đó. Đặc biệt, chúng ta nên cảm ơn Nhà Thông Thái đã dạy cho chúng ta nhiều điều rất bổ ích. Không những thế, trong một bước ngoặt quyết định, ông ta còn “chửi như tát nước” làm chúng ta tỉnh ngộ, còn “dắt mũi” chúng ta quay lại đúng hướng cần đi. Tóm lại, dù cuộc hành trình “vã mồ hôi hột” đã làm chúng ta tốn mất một đoạn đời không ngắn, và bạc thêm một mớ tóc và còn bị “sa mạc hóa” một khoảng đầu trên trán, nhưng cũng bõ công. Chỉ riêng việc khám phá ra tính kiệt tác của pho sách đá “Lạc Thư” thôi cũng đủ làm cho chúng ta khuây khỏa được nỗi buồn bã, cô đơn (do thực tại mang đến cho cuộc đời mình) trong suốt cả năm trời rồi!...
Trên cơ sở triết lý của Kinh Dịch về thế giới quan (có cốt lõi, nền tảng là học thuyết Lão - Trang, mà thuyết này lại có nguồn gốc từ quan niệm lưỡng phân, lưỡng hợp, âm dương, ngũ hành sơ khai), kế thừa những tinh hoa triết học thời kỳ trước, Chu Đôn Di đã sáng tạo ra Thái Cực Đồ. Có thể coi Thái Cực Đồ là sự sáng tạo và đúc kết cuối cùng của dòng triết học duy vật cổ đại Trung Hoa, thuần khiết và chính thống.
Chúng ta, bắt chước Chu Đôn Di, cũng đưa ra một Thái Cực Đồ. Thái Cực Đồ này là một sự kết hợp “tài tình” (hay hồ đồ nhất?) giữa tư tưởng triết học duy tồn của NTT và “ngôn ngữ triết học cổ đại” Trung Hoa.
Trước hết chúng ta qui ước:
     
Có được những “vật liệu” cơ bản đó rồi, chúng ta sẽ lập nên một Thái Cực Đồ, mới toanh nhưng không đến nỗi quá xa lạ. Xin mời thưởng thức ở hình 35/a.
Hình 35: Thái Cực Đồ của NTT
Có lẽ cũng nên cố giải thích cho rõ (dù rằng không thể cặn kẽ và cũng khó mà chính xác như tư tưởng của NTT được!), kẻo người ta lại lầm nó với sơ đồ chỉ dẫn cách thắt nút dây gì đó thì khốn!
- Ý nghĩa của Vô Cực:
+ Thế giới nền tảng, không phân định, lớn nhất (không có ngoài).
+ Tồn tại nhưng không (chưa) hiện hữu.
+ Đơn vị tuyệt đối, nhỏ nhất (không có trong) làm nên mọi tồn tại.
+ Điểm gốc, khởi nguồn của mọi hiện hữu, điểm trung tâm của mọi phân định và chuyển hóa lưỡng nghi.
+ Là tiền đề của Thái Cực.
- Ý nghĩa của Thái Cực:
+ Phân định và cảm hóa âm - dương làm “ngưng tụ” Vô Cực thành Thái Cực.
+ Là thực thể nhỏ nhất của sự hiện hữu, đóng vai trò đơn vị làm nên mọi Ngũ Hành.
+ Một Vô Cực thể hiện ra được (trước quan sát!) chuyển hóa âm dương, lưỡng nghi thì được coi là Thái Cực; một Thái Cực không thể hiện vận động nội tại (hoặc quan sát không nhận biết được, hoặc không được chú ý đến…) thì được coi như một Vô Cực. Thí dụ: trong một khối nước, phân tử nước là Thái Cực khi ta quan tâm đến nội tại của nó và là Vô Cực khi ta chỉ biết có “nước” mà thôi (với qui ước phân tử nước chưa phải là nước!).
+ Là không gian nhỏ nhất làm xuất hiện (hiện hữu) tứ tượng, bát quái.
+ Là thực thể mà dưới sự tác động tương hỗ lẫn nhau, hoặc là góp phần làm nên Ngũ Hành, hoặc chấm dứt tồn tại trở về Vô Cực.
+ Là một trong hai lực lượng của hệ lưỡng nghi.
- Ý nghĩa của Ngũ Hành:
+ Một thực thể mà vận động nội tại của nó gồm đồng thời có hai hay nhiều mối, nhiều hệ lưỡng nghi chuyển hóa (mức độ phức tạp tăng).
+ Nếu coi khối trung tâm là Thái Cực thì thực thể là Ngũ Hành, nếu coi khối trung tâm là Vô Cực thì nó là Thái Cực.
+ Thái Cực là đơn vị của Ngũ Hành, Ngũ Hành là đơn vị của thực thể.
+ Có thể coi Ngũ Hành là Bát Quái (sự phân định lưỡng nghi trong không gian).
- Ý nghĩa của Vạn Vật:
+ Một hay nhiều loại Ngũ Hành làm nên thực thể; nhiều loại thực thể làm nên vật. Tập hợp toàn bộ vật là Vạn Vật. Vạn vật cùng với sự vận động, chuyển hóa không ngừng trong đó gọi là Vũ Trụ.
+ Nền tảng của Vũ Trụ là Vô Cực, nền tảng của Vạn Vật là Tồn Tại. Tồn Tại mà cũng như không Tồn Tại thì gọi là Tự Nhiên. Do đó Tự Nhiên Tồn Tại cũng chính là Vô Cực.
+ Vô Cực thể hiện ra thành Thái Cực và ở đây, Thái Cực cũng có nghĩa là Vạn Vật.
+ Các vật tác động, chuyển hóa lẫn nhau, sinh diệt lẫn nhau để liên tục sinh ra từ Ngũ Hành và chết đi về với Ngũ Hành.
- Ý nghĩa của Thái Cực Đồ:
+ Vô Cực làm xuất hiện Thái Cực, khi bị phân hủy thì về lại Vô Cực, khi kết tụ lại thì làm ra Ngũ Hành.
+ Ngũ Hành, tương tự Thái Cực, khi bị phân hủy thì về lại Thái Cực, khi kết tụ lại thì thành Vạn Vật.
+ Vạn Vật xuất hiện từ Ngũ Hành và về lại Ngũ Hành.
+ Trong thời gian (trong quan sát) đó là quá trình lưu động không ngừng, bất tuyệt, vĩnh viễn. Ngoài thời gian, đó là vốn dĩ thế, tĩnh tại, Hư Vô.
Tuân theo nguyên lý nước đôi của Tự Nhiên Tồn Tại, các biểu tượng: Vô Cực, Thái Cực, Ngũ Hành, Vạn Vật đều tương đối, vừa là nó vừa không phải nó, có thể gọi một biểu tượng nào đó trong bốn biểu tượng bằng tên gọi của ba biểu tượng còn lại mà vẫn đúng, nhưng gọi bất cứ tên nào cũng sai. Chỉ khi đặt chúng trong qui ước thì tên gọi của chúng mới tạm có một ý nghĩa ổn định tương đối. Vì lẽ đó, có thể diễn tả Thái Cực Đồ trên hình tròn như hình 35/b và chọn bất cứ “nút” tròn nào làm Vô Cực cũng được để từ đó triển khai, ký hiệu chiều vận động, chuyển hóa theo hình 35/a.
Nếu NTT cho phép, chúng ta có thể dùng hình 35/a làm mô hình của sự sống và hình 35/b làm mô hình của Vũ Trụ vạn vật - hiện tượng. Riêng đối với Tự Nhiên Tồn Tại, do những biểu hiện đầy trái khoáy, đỏng đảnh của nó, chúng ta chào thua, không thể nào xây dựng mô hình cho nó được!
Với quan niệm Vũ Trụ hữu hạn nhưng vô biên, chúng ta đã đặt niềm tin tưởng sâu sắc vào sự tồn tại của một lượng vật chất nhỏ nhất, nhỏ tuyệt đối, đóng vai trò như đơn vị của Vũ Trụ và tổng thể những đơn vị ấy làm nên Vũ Trụ. Với quan niệm Tự Nhiên Tồn Tại chính là không gian và sự biểu hiện của nó; chỉ là không gian và không còn gì khác ngoài không gian, chúng ta đã cho rằng đơn vị vật chất nhỏ nhất ấy có tên gọi chính xác hơn một chút là hạt Không Gian (hạt KG).
Mang trong lòng cái niềm tin ấy, chúng ta đã làm nên một cuộc hành trình đi tìm bóng dáng nó trong kho tàng lịch sử triết học. Chúng ta đã bắt gặp nhiều thư tịch cổ ám chỉ về nó, nhiều mô tả của các bậc hiền triết đã tin rằng có nó, nhưng có lẽ tất cả đều chưa xác đáng. Sự đoán định của các nhà vật lý học tin rằng phải có một “hạt” gì đó cơ bản hơn tất cả các hạt cơ bản đã phát hiện được đã làm chúng ta thêm niềm tin vì sự lập luận rất sắc sảo của họ. Dù vậy, các thành quả mới nhất của vật lý lượng tử trên con đường khám phá thế giới vô cùng nhỏ vẫn chưa cho thấy bất cứ dấu vết nào về nó cả, hình như đã có sự bế tắc. Điều đó đã gây không ít bối rối cho chúng ta và trong một chốc lát nào đó đã làm cho chúng ta mất phương hướng kiếm tìm.
Tuy nhiên, vẫn là câu chuyện con trăn nuốt con voi của Hoàng Tử Bé đã làm chúng ta nhanh chóng lấy lại kiên định: không phải có đủ trang thiết bị hiện đại văn minh là có thể nhìn thấy cái mà niềm tin nhìn thấy, vả lại vật lý học đâu phải là triết học! Thực chứng quan sát hiện tượng và giải thích nó bằng quan niệm cũ, trong khi lý luận tìm thấy ở sự quan sát hiện tượng đó những quan niệm mới, do đó thực chứng thì nặng nề bảo thủ còn lý luận thì phởn chí, bấp bênh. Muốn đi đến tận cùng chân lý, hai bộ phận đó phải dựa vào nhau, dìu dắt nhau đi như hai chàng hát rong: anh lý luận sáng mắt nhưng què cụt và anh thực chứng không bị què cụt nhưng lại bị mù. Đành rằng có câu: “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ”; đành rằng chân lý có được do “sờ thấy” có vẻ chắc chắn hơn “nhìn thấy” nhưng khi “trình độ cảm giác” đã được nâng lên thì cái chân lý được phát hiện trong cảm giác cũ sẽ trở nên nhỏ bé, thậm chí là không phù hợp nữa. Lúc đó cái nhìn bao quát và chăm chú suy tư sẽ lên tiếng. Cũng có những trường hợp chỉ có thể “nhìn thấy” chân lý bằng lý luận (tất nhiên là phải qua không ít những kinh nghiệm đắng cay!), bởi vì có “cho tiền”, thực chứng cũng không sao “sờ” tới được. Từ đó, có thể nói rằng triết học, có khởi đầu từ thực chứng nhưng là sự kết hợp giữa thực chứng và suy tưởng, đến khi đó nó lại đóng vai trò hướng đạo, tiên phong cho khoa học và là bước cuối cùng của nhận thức.
Nhờ suy nghĩ ấy mà chúng ta hy vọng! Rốt cuộc, may mắn thay, chúng ta tiếp cận được tới Hà Đồ - Lạc Thư. Nếu chỉ thoáng qua thôi, như nhiều người thấy, Hà Đồ - Lạc Thư chỉ là tàn tích có vẻ thô mộc, ngây thơ của một thời xưa cũ, được tạo dựng ra từ những ý tưởng huyễn hoặc, viển vông. Nhiều người còn cho rằng một vài sự trùng hợp kỳ lạ giữa chúng với một số những phát kiến kiến thức trong vài ngành khoa học ngày nay chỉ là sự ngẫu nhiên, vô tình. Chúng ta lúc đầu cũng thấy như vậy và đã định bỏ đi trước cái vẻ đơn giản đến tầm thường của chúng. May mắn là đã tiếp cận được nhưng may mắn hơn nữa là chúng ta đã nghe ra được những lời chí tình của NTT mà đã quay lại nghiền ngẫm Hà Đồ - Lạc Thư và suy tư hoang tưởng một cách rất chi là “nghiêm túc”.  để rồi mới biết, hóa ra chúng là những báu vật, thật không thể ngờ! Và nhờ thế mà chúng ta đã lần ra được hình bóng của hạt KG. Hình bóng cũng như biểu tượng cấu trúc nội tại của hạt KG chính là Thái Cực mô tả ở hình 34/b.
Thái Cực là điển hình của Ngũ Hành, Vạn Vật. Vận động nội tại của Thái Cực là theo phương thức phân định, chuyển hóa lưỡng nghi một cách tuần hoàn (chu kỳ) và như thế, phương thức đó cũng là phương thức nền tảng, cơ bản của vận động nội tại mọi Ngũ Hành, Vạn Vật và cả Vũ Trụ.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét