Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 101

 
Tình Thư Của Lính - Nhạc Lính VNCH | Ba Lô Làm Bàn Nên Nét Chữ Không Ngay
 
Duy Khanh " xin tròn tuổi loạn "

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:

+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song

+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.

+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.

+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.

...

-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.

-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.

-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).

-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.

-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.

-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".

-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.

-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!

-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
Sabaton - Ghost Division
 
The Red Baron

------------------------------------------------

 (ĐC sưu tầm trên NET)

 
Chiến sự Armenia – Azerbaijan: Tang thương nơi "chảo lửa" Nagorno-Karabakh | VTC Now

Lính bắn tỉa khét tiếng nhất trong chiến tranh Phần Lan - Liên Xô

Simo Hayha gây thiệt hại lớn cho binh sĩ Liên Xô chỉ bằng khẩu súng trường không kính ngắm, khiến lính bắn tỉa Phần Lan này có biệt danh "Tử thần trắng".

Năm 1939, lãnh đạo Liên Xô Stalin muốn đổi hai vùng Repola và Porajärvi ở biên giới phía tây lấy khu vực Vyborg của Phần Lan để làm vùng đệm bảo vệ an ninh cho Leningrad, do thành phố này khi đó chỉ cách biên giới 20 km.

Phần Lan, quốc gia có mối quan hệ mật thiết với đế quốc Đức trong Thế chiến I, không chấp nhận đề xuất này, khiến Chiến tranh Mùa đông giữa hai nước nổ ra vào tháng 11/1939.

Liên Xô kỳ vọng sẽ giành chiến thắng nhanh chóng, khi sở hữu sức mạnh quân sự vượt trội, với lực lượng khoảng 750.000 binh sĩ, gần 6.000 xe tăng và hơn 3.000 máy bay. Trong khi đó, Phần Lan chỉ có khoảng 300.000 lính, số lượng nhỏ xe tăng và hơn 100 máy bay, cũng không có nhiều đồng minh hỗ trợ.

Biên giới Phần Lan - Liên Xô tháng 10/1939. Đồ họa: Wikimedia Commons.

Biên giới Phần Lan - Liên Xô tháng 10/1939. Stalin muốn đổi hai vùng Repola và Porajärvi lấy khu vực ở Vyborg để làm vùng đệm bảo vệ Leningrad. Đồ họa: Wikimedia Commons.

Tuy nhiên, Phần Lan có rất ít đường giao thông lớn và chỉ có một tuyến đường sắt, khiến hoạt động hậu cần và chiến lược tác chiến của quân đội Liên Xô bị hạn chế.

Quân đội Phần Lan cũng chuẩn bị phòng thủ kỹ lưỡng, chủ yếu dựa vào lợi thế của địa hình bán bình nguyên nhấp nhô, đồng thời bố trí các lô cốt, dây thép gai và vành đai phòng thủ dọc theo tuyến đường Liên Xô có khả năng hành quân. Một trong những thành viên quân đội Phần Lan tham gia cuộc chiến này là Simo Hayha.

Hayha hoàn thành nghĩa vụ quân sự từ năm 20 tuổi, sau đó trở về cuộc sống bình lặng với nghề nông, đi trượt tuyết và săn bắn. Người đàn ông có tính cách ôn hòa chỉ cao 1,52 m này gây chú ý trong cộng đồng nhỏ của mình nhờ khả năng thiện xạ.

Sau khi chiến tranh với Liên Xô nổ ra, với tư cách một cựu binh, Hayha được kêu gọi tái ngũ và tham gia đơn vị bắn tỉa Phần Lan. Ông thường mang bộ quần áo ngụy trang dày, hoàn toàn màu trắng, phù hợp để hoạt động trong khu vực tuyết trắng bao phủ.

Xạ thủ bắn tỉa Phần Lan Simo Hayha. Ảnh: Finnish Military Archives.

Xạ thủ bắn tỉa Phần Lan Simo Hayha. Ảnh: Finnish Military Archives.

Hayha được trang bị một khẩu Sako M28-30, với độ chính xác đáng kinh ngạc trong phạm vi 2.000 m và có độ giật nhẹ. Ông thích dùng thước ngắm cơ khí hơn kính ngắm, bởi kính ngắm có thể phản chiếu ánh nắng làm lộ vị trí trước đối phương. Trong thời tiết lạnh, kính ngắm còn bị hơi nước che mờ. Thêm vào đó, Hayha cũng chưa được đào tạo cách sử dụng súng bắn tỉa gắn kính ngắm.

Hayha được cho là thích hoạt động một mình, thường lặng lẽ vào rừng tìm một vị trí có tầm nhìn tốt và nằm chờ lực lượng đối phương. Ông đắp những ụ tuyết dày để ẩn nấp và làm bệ tì cho súng. Một số tư liệu viết rằng ông còn ngậm tuyết trong miệng để tránh bị quân địch phát hiện dựa vào hơi thở bốc lên trong không khí do nhiệt độ thấp.

Với những chiến thuật này, Hayha đã hạ 500-542 binh sĩ Liên Xô, con số kỷ lục trong vòng khoảng 100 ngày đối với một xạ thủ bắn tỉa, ngay cả khi điều kiện ánh sáng hạn chế. Tay súng bắn tỉa khét tiếng này được binh sĩ Liên Xô gọi bằng biệt danh "Tử thần Trắng".

Hayha cũng ngày càng nổi tiếng trong quân đội Phần Lan và được ví như "bóng ma" di chuyển qua những lớp tuyết. Bộ Tư lệnh Tối cao Phần Lan đã tặng Hayha một khẩu súng bắn tỉa hoàn toàn mới, được chế tạo riêng cho ông.

Simo Hayha với khẩu súng bắn tỉa mới được thiết kế riêng, món quà của chính quyền Phần Lan. Ảnh: Wikimedia Commons.

Simo Hayha với khẩu súng bắn tỉa mới được thiết kế riêng do chính quyền Phần Lan tặng. Ảnh: Wikimedia Commons.

Tuy nhiên, ngày 6/3/1940, Hayha bị bắn trúng hàm, khiến ông gần như mất nửa khuôn mặt và hôn mê trong 11 ngày. Trong khi đó, Chiến tranh Mùa đông đang đi đến những ngày cuối cùng, khi tình thế ngày càng bất lợi cho quân Phần Lan.

Ngày 12/3/1940, chính phủ Phần Lan tuyên bố chấp thuận các điều kiện ban đầu của Liên Xô và đồng ý thi hành lệnh ngừng bắn. Hayha tỉnh lại vào ngày 13/3, ngày Hòa ước Moskva được ký kết, với phần thắng nghiêng về phía Liên Xô, dù quân đội nước này hứng chịu thiệt hại không nhỏ trong cuộc chiến 100 ngày.

Hayha mất vài năm để bình phục hoàn toàn và được thăng quân hàm từ hạ sĩ lên trung úy. Sau chiến tranh, ông trở về với nghề đi săn và sống những năm cuối đời tại Roukolahti, thị trấn nhỏ ở đông nam Phần Lan, gần biên giới Nga. Ông qua đời trong viện dưỡng lão năm 2002, thọ 96 tuổi, và được chôn cất ở Roukolahti.

Ánh Ngọc (Theo ATI, War History)

Khủng khiếp trận đánh giáp lá cà đẫm máu nhất nước Nga

Thứ hai, ngày 28/09/2020 08:35 AM (GMT+7)
Aa Aa+
Trận Kulikovo được coi là một trận đánh giáp lá cà quan trọng, làm thay đổi lịch sử nước Nga. Sau chiến thắng tại Kulikovo, quá trình thống nhất đất nước Nga được thúc đẩy mạnh mẽ.
Bình luận 0
Khủng khiếp trận đánh giáp lá cà đẫm máu nhất nước Nga - Ảnh 1.

Diễn ra ngày 8/9/1380, trận Kulikovo được coi là trận đánh giáp lá cà đẫm máu nhất lịch sử nước Nga.

Khủng khiếp trận đánh giáp lá cà đẫm máu nhất nước Nga - Ảnh 2.

Trận đánh bắt nguồn từ việc những người Công quốc Nga thống nhất khởi nghĩa giành độc lập từ các hãn của Hãn quốc Kim Trướng - một nhà nước hình thành sau cuộc xâm lược của người Mông Cổ thế kỷ 13.

Khủng khiếp trận đánh giáp lá cà đẫm máu nhất nước Nga - Ảnh 3.

Lực lượng khởi nghĩa gồm khoảng 60.000 người và họ hội binh tại Kulikovo. Hãn của Kim Trướng cử 100.000 – 150.000 quân đi dẹp loạn.

Khủng khiếp trận đánh giáp lá cà đẫm máu nhất nước Nga - Ảnh 4.

Khi chiến đấu, Dmitri, một hoàng tử Nga đã đổi áo giáp cho binh sĩ, nhằm đánh lạc hướng tấn công của quân đội. Sau khi hạ người mặc áo giáp của chỉ huy đối phương, quân Kim Trường nghĩ họ dễ giành chiến thắng.

Khủng khiếp trận đánh giáp lá cà đẫm máu nhất nước Nga - Ảnh 5.

Tuy nhiên, Dmitri vẫn lãnh đạo binh sĩ chiến đấu. Sau 3 giờ giao tranh, phe khởi nghĩa tiêu diệt gần hết đạo quân của hãn Kim Trướng.

Khủng khiếp trận đánh giáp lá cà đẫm máu nhất nước Nga - Ảnh 6.

Các sử gia ước tính, trong trận đánh này quân của Công quốc Nga mất 20.000 người, trong khi Hãn quốc Kim Trướng thiệt mạng từ 100.000 đến 150.000 người.

Khủng khiếp trận đánh giáp lá cà đẫm máu nhất nước Nga - Ảnh 7.

Đây được coi là một trận chiến quan trọng, làm thay đổi lịch sử nước Nga. sau chiến thắng tại Kulikovo, quá trình thống nhất đất nước Nga được thúc đẩy mạnh mẽ.

Khủng khiếp trận đánh giáp lá cà đẫm máu nhất nước Nga - Ảnh 8.

Trong suốt triều vua Ivan III sau này, nước Nga thống nhất đã đạp đổ hoàn toàn ách thống trị của Hãn quốc Kim Trướng tại sông Ugra vào năm 1480.

 

T.B (Theo Kiến Thức)

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét