Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

TT & HĐ II - 19/a

                                    Nét Tiêu Biểu Trong Văn Hóa Truyền Thống Việt Nam

                                        ĐẠO MẪU TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

                                       Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Một thoáng hương trầm 

                                                  Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt 


PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
 
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)

CHƯƠNG VIII: THẮT NÚT


Tri thức đạt được qua học hỏi; sự tin tưởng đạt được qua nghi ngờ; kỹ năng đạt được qua rèn luyện; tình yêu thương đạt được qua yêu thương.
Thomas Szasz
 
Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người.
William Wordsworth
 
Giữa sự sai lầm và sự thực vô dụng không có nhiều khác biệt. Cũng giống như vàng không thể dùng sẽ chẳng khiến ai giàu có, kiến thức không thể áp dụng sẽ chẳng khiến ai thông thái hơn.
Samuel Johnson
 
Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái.
Will Durant 
 
Danh vọng và tài sản có thể rơi xuống từ bầu trời, và sự giàu sang có thể tự tìm đến chúng ta, nhưng ta phải tự đi tìm sự hiểu biết.
Edward Young
 
Dấu hiệu thật sự của trí tuệ không phải là kiến thức mà là trí tưởng tượng.
Albert Einstein 
 
Sự ngu dốt là lời nguyền rủa của Chúa trời; tri thức là đôi cánh đưa ta bay tới thiên đường.
William Shakespeare 
 
Tôi là người thông thái nhất trên đời, vì tôi biết một điều, rằng tôi chẳng biết gì cả.
Plato 
 
Đức hạnh là thiên thần, nhưng cũng là một thiên thần mù lòa, và phải nhờ tri thức dẫn đường tới mục tiêu của mình.
Horace Mann 
 
Ngày nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến thức nhỏ nhưng mới mẻ đối với bạn… thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi vô ích, không thể lấy lại được nữa.
Khuyết danh 
 
“Nhìn thế giới trong một hạt cát
Và bầu trời trong cánh hoa rơi
Giữ vô thường trong lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong một giờ ngắn ngủi”.
William. Blake
 
 
 
                                                                           ***                                          
Loài người biết sử dụng công cụ trước hay biết nói trước? Biết sử dụng công cụ trước! Vì sao? Vì cứ quan sát sự phát triển của một em bé từ lúc lọt lòng cho đến khi bi bô nói được thì biết! Dấu vết của giai đoạn đầu tiên, cổ xưa đã lưu lại như thế để mách bảo cho chúng ta chăng? Không biết nữa! Có thể có như thế là nhờ nguyên lý tương tự. Bất cứ một quá trình từ vô thức đến tư duy nào cũng phải xảy ra đại loại như thế. Sự la hét phải có trước hai cái đó? Đúng vậy, nhưng sự la hét, dù là có chủ đích thì cũng tương tự phát tín hiệu, phát âm vài ba chữ cái như A, B, C một cách rời rạc và chúng ta thấy như vậy rõ ràng là chưa biết nói.
Tạm chấp nhận  đại loại như vậy! Một câu hỏi khác: khi sống ở trên cây, tay con người đã biết cầm nắm để đu cành rồi, vậy thì có khả năng là loài người đã biết sử dụng công cụ và thậm chí là biết nói ngay từ khoảng thời gian đó rồi? Làm sao mà như thế được! Tư duy trừu tượng của bộ não phải phát triển đến trình độ nào đó và hơn nữa, phải có một nhu cầu cụ thể nào đó vì mục đích sinh tồn hối thúc thì sinh vật mói biết sử dụng công cụ và bộc phát ra ngôn ngữ. Khi chúng ta nói biết sự dụng công cụ thì nghĩa là phải sử dụng công cụ có tính thường xuyên, phải lưu giữ công cụ và thay đổi cũng như cải tiến công cụ, còn biết nói thì cũng phải là biết nói có tình thường xuyên, lưu nhớ từ ngữ và làm phát sinh từ ngữ mới. Điều kiện và đời sống trên cây không cho phép sử dụng công cụ như thế và cũng không cần thiết phải “thông báo” cho nhau nhiều và đa dạng. Chỉ khi buộc phải chuyển xuống mặt đất sống thường xuyên trong môi trường đặc thù cần thiết thì đôi tay được giải phóng hơn nữa mới “rảnh rang” mà sử dụng công cụ để kiếm ăn và cả bảo vệ cuộc sống hiệu quả hơn, cùng với đó đòi hỏi phải thông tin thường xuyên cho nhau để đáp ứng với lối sống bầy đàn thường xuyên di chuyển và hợp lực kiếm ăn.
Câu hỏi nữa: sự khắc vạch (có chủ đích) xuất hiện trước hay sau ngôn ngữ? Trước! Một cách  phỏng đoán hợp lôgic với tiến trình người hóa hơn thì có lẽ nó xuất hiện đồng thời với ngôn ngữ. Chúng tác động tương hỗ nhau để cùng phát triển làm hoàn thiện cho nhau. Vạch vẽ là ký hiệu của ngôn ngữ, là sự thể hiện trực quan của ngôn ngữ, nhưng mục đích ban đầu của nó không phải là để thể hiện ngôn ngữ trước một cơ quan cảm giác khác. (nghe cũng đủ hiểu rồi nên không nhất thiết cần phải thấy nữa!).
Vậy thì mục đích ban đầu của khắc, vạch dấu là gì?
Thuở đầu tiên, đối với loài người (ở loài vật cũng vậy) vấn đề xác định số lượng chưa được đặt ra vì chưa cần thiết phải quan tâm tới nó. Săn bắt, hái lượm miễn đủ no là được. Về sau, trước những nảy sinh tự nhiên như nguồn thức ăn, thức ăn kiếm được, số lượng bầy đàn, tích góp, phân chia mà đòi hỏi phải có sự định lượng. Biểu hiện đầu tiên của sự định lượng là phân biệt giữa 1 và 2 (chưa biết đến “nhiều”) một cách trực giác, trực tiếp trên từng sự vật. Tên gọi để hiển thị số 1 và số 2 chắc là chưa có. Khi nói về 2 con bò thì phải có 2 con bò đó ở “trước mặt” và chỉ vào từng con bò mà nói “con bò”, “con bò”. Ngày nay, chúng ta dễ dàng nói “ba”, “bốn”, “năm” để chỉ số lượng là 3 đơn vị, 4 đơn vị và 5 đơn vị. Nhưng ở thời kỳ đầu ấy, tên gọi của một số lượng có số đơn vị cụ thể nào đó là một khái niệm trừu tượng; chẳng hạn như “hai” là cái gì? Bản thân chúng ta, nghĩ kỹ, cũng chẳng biết “hai” là cái gì huống hồ người của xa xưa tối cổ.
Dần dà, người nguyên thủy mới biết dùng ngón tay để “nói về” số lượng, để “đọc” số lượng. Và lẽ đương nhiên ngón tay sẽ trở thành đơn vị đếm đầu tiên của loài người và thứ nguyên đầu tiên của số lượng là “ngón tay”. Thứ nguyên đó là “đại biểu” cho vật gì đó đang nói đến.
Có thể nói, khắc vạch là cách lưu nhớ, truyền thông tin "bên ngoài" bộ não đồng thời cũng được coi là dạng "ngôn ngữ" đầu tiên của loài người thời nguyên thủy.
Như từng nói, hồi ức là tiền thân của sự suy nghĩ. Không có hồi ức, con người chỉ là con chứ không thành người được. Hồi ức là nhớ bản năng, thụ động, còn trí nhớ là nhớ chủ động, nhớ có lý trí! Trí nhớ của con người dù có “tốt hơn” trí nhớ của con vật thì cũng còn nhiều hạn chế; có hạn độ nhất định. Trong đời sống hàng ngày, để tăng cường sự nhớ, tức cũng là mở rộng nhân tạo giới hạn sự lưu nhớ, chúng ta vẫn thường phải ghi nhớ vào đâu đó bằng ký hiệu hoặc chữ viết về những việc cần làm, về những số lượng, về những số liệu cần thiết, đáng lưu trữ nào đó. Chính là vì chúng ta sợ quên; là vì trí nhớ của chúng ta không thể nhớ hết được tất cả. Máy tính chính là một công cụ đắc lực phục vụ cho trí nhớ con người, trong thời đại mà tri thức nhân loại đã trở nên quá khổng lồ. Sự nhớ của máy tính đã vượt trội hẳn khả năng nhớ của con người và đồng thời nó đã giúp cho con người có một trí nhớ vô cùng “ghê gớm”. 
Tuy nhiên, dù máy tính có thể siêu nhớ, siêu giác đến mấy thì vì con người lập trình cho hoạt động của nó nên nó không bao giờ có thể sáng tạo được, không bao giờ tự nhớ được mà luôn phải có sự “gợi nhớ” (sự thao tác) trực tiếp hay gián tiếp của con người. Do đó nó vĩnh viễn chỉ là một công cụ, hay “cay độc” hơn: là “nô lệ” của con người! Người ta cứ nói là sẽ chế tạo ra con người nhân tạo, tức rôbốt. Nhưng chúng ta nói: "Còn khuya!".
Việc tăng cường khả năng cho trí nhớ là một nhu cầu có tính tất yếu khách quan. Đối với người nguyên thủy ở thời xa xưa tối cổ như đã nói ở trên, khi mà khái niệm về những số lượng (tên gọi các số) chưa có thì việc lưu nhớ các số lượng đã được “đếm” bằng các ngón tay một cách đơn giản nhất và tự nhiên nhất là khắc các dấu vạch vào đâu đó.
Các dấu vạch đó trở thành thực tại khách quan của quan sát trực giác và đến lượt nó làm tiền đề cho sự xuất hiện các tên gọi của các số lượng vạch cụ thể, “nhiều”, “ít” khác nhau trong hệ thống ngôn ngữ đã hình thành nên trước đó. Vì “nói về” số lượng vạch cho nên thứ nguyên của nó cũng là “vạch”. Tuy nhiên vạch nào cũng giống vạch nào nên từ “vạch” hơi bị thừa và không cần thể hiện. Khi số lượng vạch nhằm chỉ số lượng con vật nào đó như chó chẳng hạn thì ngầm hiểu ngay thứ nguyên của số lượng vạch ấy chính là “chó”.
Vậy mục đích ban đầu của sự khắc, vạch dấu chính là để lưu nhớ thứ gọi là số lượng! Về sau, trong quá trình vận động phát triển của tư duy nhận thức cũng như thực tiễn hoạt động mưu sinh của con người, nó mới có thêm những mục đích khác nữa. Cần nói ngay (kẻo quên) rằng sự khắc vạch có chủ đích đó, là ông cụ tổ của vẽ vời và chữ viết; vẽ vời và chữ viết là ông nội của hội họa, văn chương. Không có hội họa, văn chương thì chỉ có quá khứ manh mún, lờ mờ, bất ổn mà không có lịch sử sáng tỏ, minh bạch, ổn định và nếu đúng như vậy thì cũng chẳng có nền văn minh, truyền thống văn hóa gì cả.
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét