Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

TT & HĐ II - 19/g

                                                  Nguồn gốc người Việt người Mường

                                                                         

                               Tam    hoàng - Tổ tiên người Việt từ Hồng Bàng họ Thần Nông

                                                  Lịch Sử Việt Nam: Khởi Thủy Từ Đâu? 

 

PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
 
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)

CHƯƠNG VIII: THẮT NÚT


Tri thức đạt được qua học hỏi; sự tin tưởng đạt được qua nghi ngờ; kỹ năng đạt được qua rèn luyện; tình yêu thương đạt được qua yêu thương.
Thomas Szasz
 
Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người.
William Wordsworth
 
Giữa sự sai lầm và sự thực vô dụng không có nhiều khác biệt. Cũng giống như vàng không thể dùng sẽ chẳng khiến ai giàu có, kiến thức không thể áp dụng sẽ chẳng khiến ai thông thái hơn.
Samuel Johnson
 
Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái.
Will Durant 
 
Danh vọng và tài sản có thể rơi xuống từ bầu trời, và sự giàu sang có thể tự tìm đến chúng ta, nhưng ta phải tự đi tìm sự hiểu biết.
Edward Young
 
Dấu hiệu thật sự của trí tuệ không phải là kiến thức mà là trí tưởng tượng.
Albert Einstein 
 
Sự ngu dốt là lời nguyền rủa của Chúa trời; tri thức là đôi cánh đưa ta bay tới thiên đường.
William Shakespeare 
 
Tôi là người thông thái nhất trên đời, vì tôi biết một điều, rằng tôi chẳng biết gì cả.
Plato 
 
Đức hạnh là thiên thần, nhưng cũng là một thiên thần mù lòa, và phải nhờ tri thức dẫn đường tới mục tiêu của mình.
Horace Mann 
 
Ngày nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến thức nhỏ nhưng mới mẻ đối với bạn… thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi vô ích, không thể lấy lại được nữa.
Khuyết danh 
 
“Nhìn thế giới trong một hạt cát
Và bầu trời trong cánh hoa rơi
Giữ vô thường trong lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong một giờ ngắn ngủi”.
William. Blake
 

 

 

 

(Tiếp theo)

 

                                       ***

Chuyển hóa âm - dương là không ngừng và làm cho vạn vật luôn biến đổi. Sự biến đổi đó làm cho vạn vật biến dạng đi, thay đổi đi về hình dáng, kích thước, cấu trúc, thể chất hay tạm gọi là “trạng thái”. Có thể hiểu “tượng” là trạng thái của vật mà người ta quan sát thấy được. Như vậy, trong suốt thời gian hiện hữu của mình, một thực thể có vô vàn tượng. Đó là xét trên bình diện vũ trụ có tính gián đoạn. Còn xét trên bình diện Vũ Trụ là liên tục thì không có thực thể, mà cũng chẳng có tượng. Tuy vậy, trong một tầng nấc qui mô nào đấy, theo khả năng quan sát được nào đấy và theo những qui ước, hạn định nào đấy thì thực thể là có thực và do đó các tượng của nó là có thể quan sát được và xác định được. Một thực thể, trong những điều kiện nhất định mà vận động ổn định, cân bằng (tương đối) thì nó sẽ biến đổi một cách chu kỳ, chuyển hóa qua hàng loạt trạng thái theo thứ tự rồi về trạng thái ban đầu để bước vào chu trình chuyển hóa mới giống với chu trình đầu. Từ hiện tượng dao động của con lắc, chúng ta thấy rằng mọi vận động có tính chu kỳ đều có thể xác định được bốn trạng thái cơ bản, đặc trưng, có tính phổ quát là hai trạng thái cực trị (tương phản về thể chất, còn gọi là cực đại, cực tiểu) và hai trạng thái nghịch chiều chuyển hóa (tương phản về chiều chuyển hóa, hay gọi là hai trạng thái trung gian, tương tự nhau về thể chất nhưng có tiến trình chuyển hóa trạng thái ngược chiều nhau). Bốn trạng thái đó chính là Tứ Tượng. Nhờ trái đất vận hành có chu kỳ mà chúng ta có thể qui ước bốn tứ tượng của nó là Xuân, Hạ, Thu, Đông, trong đó Hạ và Đông là hai tượng cực trị (nóng - lạnh), Xuân và Thu là hai trạng thái trung gian (đều không nóng không lạnh; trong khi Xuân ở trong tiến trình chuyển hóa từ lạnh sang nóng thì Thu ở trong tiến trình chuyển hóa từ nóng sang lạnh). Hoặc nếu xem xét vận động tự quay của trái đất, vì đó là vận động chu kỳ, nên ta cũng có thể gán cho nó bốn tứ tượng là ngày, đêm, sớm, chiều, với ngày, đêm là hai cực trị (sáng - tối) và sớm, chiều là hai trung gian (mờ sáng - mờ tối).
Nếu coi bàn tay năm ngón là một thực thể, hay năm ngón tay là một hệ thống vận động chu kỳ (“đếm” từng ngón một cách lần lượt theo một trình tự cho trước và đếm liên tục!) thì chúng ta cũng nhận ra được bốn tứ tượng của nó là 1-4, 2-3, 3-2, 4-1 (từ nay chúng ta không dùng ký hiện chấm đen, trắng mà dùng ký hiệu số ngày nay cho tiện, kể cả hình tượng Hà Đồ - Lạc Thư chúng ta cũng biểu hiện bằng các con số; nếu chúng ta ghi số 8 thì đó có nghĩa là số nút hoặc số ngón tay). Trong tứ tượng này thì hai tượng 1-4 và 4-1 cũng như 2-3 và 3-2 chính là những cặp trạng thái tương phản lưỡng nghi. Cặp đầu là hai cực trị (vì 1-4 hay 4-1 là những trạng thái gọi là cực hạn, phải quay về (phản phục)). Cặp sau chính là hai trạng thái trung gian. Để gọn lại, có thể qui ước tượng là 1, 2, 3, 4, và ta mô tả điều này như một đồ tượng ở hình 29/a; và luôn nhớ rằng khi nói “tượng 1” thì có nghĩa là trạng thái lưỡng nghi 1-4 của bàn tay.
Hình 29 : Các tượng số
Khi chúng ta nói nội tại của bàn tay vận động theo nguyên lý phân định âm dương và chuyển hóa lưỡng nghi thì mặc nhiên đã qui ước bàn tay là một thực thể (hay hệ thống) sống động có tính độc lập tương đối của nó. Do đó nó cũng không bao giờ có trạng thái 0-5 (hay 5-0) vì trạng thái đó là trạng thái tột độ, tính lưỡng nghi nội tại bị phá vỡ, thực thể bàn tay không còn nữa (nhưng bàn tay thì vẫn còn đó để… ăn cơm, nếu ai đó dùng bàn tay của mình để làm thực nghiệm thì cứ yên tâm, đừng run!). Điều đặc biệt, gây ngạc nhiên cao độ cho chúng ta là thực thể bàn tay khi vận động theo chu kỳ và liên tục như đã nói thì bốn trạng thái cơ bản của nó cũng chính là số trạng thái mà nó có thật sự, hay tứ tượng của nó cũng chính là số trạng thái mà nó có thật sự, hay tứ tượng của nó có tính độc tôn, duy nhất về kiểu tượng, chỉ có thể qui ước mà không thể lựa chọn được. Chẳng hạn, không thể chọn một trạng thái lưỡng nghi (tượng) là 1,5-3,5 vì đơn vị nhỏ nhất không thể phân chia là ngón tay và chỉ có bốn ngón tay thôi, và như vậy không thể lập một hệ thống lưỡng nghi chuyển hóa làm xuất hiện ra tượng 1,5-3,5 được. (muốn có tượng này, phải tạo dựng ra bàn tay có bốn ngón “nguyên” và hai ngón cụt, mà như thế thì đâu phải là bàn tay theo đúng nghĩa qui ước ban đầu nữa!). Chúng ta sẽ ghi nhớ điều độc đáo, lý thú này vào lòng.
Khi hai thực thể bàn tay kết hợp lại thành một hệ thống vận động chuyển hóa âm - dương lưỡng nghi (hai bàn tay tương phản phải - trái, tương đối độc lập nhau) thì giữa mười ngón tay phải có sự phân định mới, phù hợp với lực lượng (số lượng) mới. Lúc này, hệ thống lưỡng nghi, vì có tổng số lượng là 10 và luôn bảo toàn (nhờ tính cân bằng và chu kỳ của vận động) nên không thể xuất hiện những tượng như 3-4 (có tổng là 7);  1-4 (có tổng là 5)… Vấn đề nữa là dù ở trong cùng một hệ thống và vận động làm nên hệ thống ấy, mỗi thực thể bàn tay vẫn luôn có vận động nội tại của nó, dù có thể là theo một chu kỳ khác cho phù hợp với vận động của toàn hệ thống nhưng tứ tượng của nó vẫn không thể đổi kiểu tượng và cũng không bao giờ có kiểu tượng 5-0 hoặc 0-5 (thực thể bàn tay không còn nữa thì hệ thống cũng tan rã). Như vậy, điều dễ dàng suy ra là hệ thống lưỡng nghi 10 ngón tay sẽ không có tượng 5-5, 0-10 và 10-0.
Trên cơ sở của hình 29/a, chúng ta sẽ tìm tất cả các trạng thái lưỡng nghi (các tượng) có thể có của hệ thống 10 ngón tay rồi điền thêm các số vào vị trí phù hợp để tạo ra hình tượng biểu thị cho hệ thống đó.
Khi một nghi của hệ thống là 1 thì nghi thứ hai của nó không phải là 4 nữa mà phải là 5 + 4 = 9, chúng ta điền số 9 lên trên 4 và biểu thị được tượng 9-1; khi nghi đầu là 2 thì tương tự, nghi thứ hai là 5 + 3 = 8; điền số 8 vào vị trí bên ngoài số 3, chúng ta có tượng 8–2. Cũng tương tự như vậy, chúng ta điền số 7 bên ngoài số 2, được tượng 7-3; điền số 6 dưới số 1 và được tượng 6-4. Đến đây chúng ta được bốn tượng là 9-1, 8-2, 7-3, và 6-4. Chúng ta mô tả hình tượng hệ thống 10 ngón tay ở hình 29/b. Nếu chuyển cách biểu thị số sang biểu thị bằng các chấm tròn và qui định các chấm có màu đen là các chấm của trạng thái lưỡng nghi có số lượng mỗi nghi là chẵn, thì chúng ta sẽ có được Hà Đồ. Vì vậy, chúng ta gọi hình 29/b là Hà Đồ biểu thị bằng số.
Nhìn vào Hà Đồ hình 29/b, chúng ta dễ dàng nhận ra ngay bốn trạng thái lưỡng nghi của nó. Tuy nhiên, vì được cấu tạo nên từ hai thực thể bàn tay năm ngón tương phản nhau (phân định phải - trái qua thân người) nên ngoài bốn trạng thái lưỡng nghi đó ra, Hà Đồ còn có thêm bốn trạng thái lưỡng nghi nữa. Bốn trạng thái lưỡng nghi này là tương phản từng đôi một với bốn trạng thái lưỡng nghi thể hiện ra ở hình 29/b như chúng ta đã thấy. Nghĩa là tương phản với 9-1 là 1-9; với 8-2 là 2-8; với 7-3 là 3-7 và với 6-4 là 4-6. Như vậy, tổng số trạng thái lưỡng nghi của Hà Đồ là tám trạng thái, và tương tự như khi nói về tượng của thực thể bàn tay, chúng ta ký hiệu tám trạng thái đó là 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 (con số 5 đóng vai trò chủ tể, quyết định đến sự sống còn của Hà Đồ, ấy vậy mà ở đây, nó không xuất hiện, làm cho chúng ta chợt nhớ nhung khôn xiết Lão Tử cùng với khái niệm Đạo của ông!). Cũng tương tự, khi nói trạng thái 1 của Hà Đồ thì đó chính là lưỡng nghi 1-9.
Không hiểu vì sao người xưa không gọi trạng thái lưỡng nghi nói chung của Hà Đồ là “tượng” mà là “quái”? Có lẽ vì để phân biệt với Tứ Tượng là bốn trạng thái cơ bản. Như vậy tượng là tên gọi của những trạng thái cơ bản, còn quái là tên gọi chung các trạng thái và ở trường hợp một bàn tay, tứ quái cũng là tứ tượng, còn ở trường hợp hệ thống gồm hai bàn tay, có Bát Quái, trong đó có Tứ Tượng là 9-1, 1-9 (hai cực trị) và 6-4, 4-6 (hai trung gian).
Việc biểu thị, tứ tượng và bát quái theo “kỹ thuật số”, về mặt “toán học” là rất xác đáng nhưng về mặt “triết học” thì e rằng tầm thường quá, không thể hiện được tính phổ quát của quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp, âm - dương, lưỡng nghi cũng như tính huyền vĩ, “siêu thoát” vốn luôn là “tri kỷ” của triết học (ngày nay ai mà hùng biện liên tu bất tận một cách say sưa, có lớp có lang, đầy đủ cả chứng minh, giải thích, biện luận và chắc như bắp về lôgic nhưng rốt cuộc chẳng ai hiểu gì cả thì người đó mới có cơ may là đại triết gia!).
Chúng ta đã nói về sự biểu diễn tứ tượng bằng hai vạch âm () và dương () rồi, và thấy cách biểu diễn ấy là hoàn toàn hợp lý. Khi nói về vận động “đếm”, các ngón tay của một thực thể bàn tay và ta chỉ nói vể điều đó thôi mà không chú ý đến bất kỳ điều gì khác, thì rồi qui ước thuần âm, thuần dương (không có nghĩa là tuyệt đối âm hoặc tuyệt đối dương mà chỉ có nghĩa nhiều âm, dương nhất), vừa âm, vừa dương thì tứ tượng là bốn trạng thái lưỡng nghi hoàn toàn xác định. (Sự biểu hiện của cái ở giữa là ẩn dấu, và đối với mọi thực thể hệ thống cũng là thế, luôn luôn có thể xác định được tứ tượng của chúng là đều được biểu diễn một cách chung nhất bằng hai vạch âm, dương như dưới đây (theo trình tự vận động trong một chu kỳ qui ước):
                           
Bát quái là tổng số trạng thái mà Hà Đồ có, khi ta chú ý đến cả cấu tạo nội tại của nó là gồm hai thực thể bàn tay tương phản nhau hợp thành một lực lượng là 10 ngón tay (10 đơn vị lực lượng). Vận động của mỗi bàn tay trong hệ thống hai bàn tay là phụ thuộc lẫn nhau, làm nên sự vận động nhất quán và thống nhất vận động của toàn hệ thống, đồng thời cũng tương đối độc lập. Chính vì điều này mà các quái trong một chu kỳ vận động của hệ thống có thể được phân định tương đối thành hai lực lượng có tính âm - dương tương phản nhau. Hiện tượng đó chính là sự thể hiện ra âm hay dương của cái ở giữa, của cái trung tâm được ký hiệu là trong Hà Đồ 29/b. Nói cách khác, sự biểu hiện ra như một âm dương lưỡng nghi của cái ở giữa, cái cốt lõi của hệ thống, được gọi là sự phân định lưỡng nghi của lưỡng nghi hay là sự tương phản của tương phản. Có thể rút ra từ đó một kết luận có tính nguyên lý của hiện tượng phân định theo quan niệm âm dương, lưỡng nghi.
Tứ tượng của hệ thống 10 ngón tay, “bị” tác động của nguyên lý vừa nói mà phân ra “tỉ mỉ” hơn, thành bát quái. Chúng ta có thể biểu diễn theo ký hiệu vạch âm - dương như sau: (Nhớ là vị trí thứ tự của các tượng bàn tay đã thay đổi trong hệ thống 10 ngón):
         
(Qui ước dấu “≈” có nghĩ là tương đương, suy ra, sinh ra…)
Tập hợp hai tứ quái (hai ban nhạc The Beatles) sẽ là Bát quái:
                    
Chúng ta cũng có thể biểu diễn sự hình thành bát quái từ tứ tượng khi chúng được biểu diễn bằng “kỹ thuật số”:
                   
(Cộng số 5 với những nghi đứng đầu trong các lưỡng nghi) “tượng”
Và:          
(Cộng số 5 với những nghi đứng sau trong các lưỡng nghi)
Tương tự, Bát quái thể hiện bằng số sẽ là:
                        9-1;8-2;7-3;6-4;4-6;3-7;2-8;1-9
Hay gọn hơn: 9;8;7;6;4;3;2;1
Trong Hà Đồ hình 29/b, nếu chúng ta xoay các cặp lưỡng nghi mang số chẵn quanh trung tâm , ngược chiều kim đồng hồ một góc là 45o và kết quả tất cả các số biểu thị nghi trên cùng một đường tròn, thì chúng ta sẽ làm xuất hiện một Lạc Thư “kỹ thuật số” (xem hình 29/c) và nếu thay các số bằng các tập hợp nút thì chúng ta coi như đã quay về thời cổ đại, quan chiêm trực tiếp Lạc Thư nguyên thủy.
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét