Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

TT & HĐ II - 19/c

                                         

                              Lịch Sử Tiền Tệ - Đồng Tiền Đầu Tiên Ra Đời Như Thế Nào?

PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
 
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)

CHƯƠNG VIII: THẮT NÚT


Tri thức đạt được qua học hỏi; sự tin tưởng đạt được qua nghi ngờ; kỹ năng đạt được qua rèn luyện; tình yêu thương đạt được qua yêu thương.
Thomas Szasz
 
Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người.
William Wordsworth
 
Giữa sự sai lầm và sự thực vô dụng không có nhiều khác biệt. Cũng giống như vàng không thể dùng sẽ chẳng khiến ai giàu có, kiến thức không thể áp dụng sẽ chẳng khiến ai thông thái hơn.
Samuel Johnson
 
Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái.
Will Durant 
 
Danh vọng và tài sản có thể rơi xuống từ bầu trời, và sự giàu sang có thể tự tìm đến chúng ta, nhưng ta phải tự đi tìm sự hiểu biết.
Edward Young
 
Dấu hiệu thật sự của trí tuệ không phải là kiến thức mà là trí tưởng tượng.
Albert Einstein 
 
Sự ngu dốt là lời nguyền rủa của Chúa trời; tri thức là đôi cánh đưa ta bay tới thiên đường.
William Shakespeare 
 
Tôi là người thông thái nhất trên đời, vì tôi biết một điều, rằng tôi chẳng biết gì cả.
Plato 
 
Đức hạnh là thiên thần, nhưng cũng là một thiên thần mù lòa, và phải nhờ tri thức dẫn đường tới mục tiêu của mình.
Horace Mann 
 
Ngày nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến thức nhỏ nhưng mới mẻ đối với bạn… thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi vô ích, không thể lấy lại được nữa.
Khuyết danh 
 
“Nhìn thế giới trong một hạt cát
Và bầu trời trong cánh hoa rơi
Giữ vô thường trong lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong một giờ ngắn ngủi”.
William. Blake
 
 
 
 
 

(Tiếp theo)

 

                                   ***

Xã hội loài người như một thực thể trong hiện thực, có mối quan hệ khăng khít với môi trường chứa nó. Chính mối quan hệ có tính ràng buộc lẫn nhau, khăng khít gắn bó đã làm nên vận động nội tại không ngừng của xã hội. Là một thực thể, xã hội loài người mang tính thống nhất tổng thể. Cái thống nhất tổng thể ấy lại là do sự phân định, chuyển hóa lưỡng nghi của nội tại mà thành. Xét ở góc độ khác, xã hội loài người được cấu tạo nên từ các bộ phận dân cư, khu vực dân cư. Các bộ phận, khu vực dân cư được cấu tạo nên từ các cụm dân cư. Các cụm dân cư được cấu tạo nên từ các gia đình và cuối cùng, đơn vị nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa, cấu tạo nên gia đình, cụm, bộ phận dân cư cũng như toàn bộ xã hội loài người, là từng con người cá thể. Như vậy, xã hội loài người vừa thống nhất, vừa chia cắt, vừa liên tục, vừa gián đoạn; vừa có tính tầng nấc ở nhiều cấp độ qui mô vừa “liền lạc”, vì rốt cục chỉ là một khối lớn những đơn vị có thứ nguyên là “con người”. Người ta cho rằng, gia đình là tế bào, nghĩa là đơn vị xã hội. Nhưng có lẽ chỉ có thể coi gia đình là đơn vị tương đối của một xã hội đã nổi trội tính tư hữu. Đơn vị tuyệt đối của xã hội vẫn phải là con người. Mặt khác, vì nội tại của xã hội loài người mang tính lưỡng nghi và thường xuyên bị tư duy trừu tượng lũng đoạn nên xuất hiện đủ mọi thứ chuyện “phiền toái”: chiến tranh - hòa bình, bị trị - thống trị, giàu - nghèo, vua - tôi, quí tộc - hạ dân, vô sản - hữu sản, bạn - thù, thương - ghét, hòa hợp - đấu tranh, cãi cọ tùm lum và… ối, ối, nhiều vô số kể!
Điều rõ ràng rút ra được ở đây là quan sát xã hội loài người sẽ thấy được hình bóng của thế giới sinh vật; quan sát thế giới sinh vật sẽ thấy được hình bóng của thế giới vô sinh; quan sát thế giới vô sinh sẽ thấy được hình bóng Vũ Trụ; quan sát Vũ Trụ sẽ thấy được Tự Nhiên Tồn Tại; quan sát Tự Nhiên Tồn Tại sẽ thấy… sự mù tịt. Stephen Hawking nói câu: “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ”, là hoàn toàn chính xác!
 
Stephen Hawking
Hawking tại NASA những năm 1980
Sinh Stephen William Hawking
8 tháng 1, 1942 (75 tuổi)
Oxford, Oxfordshire, Anh
Nơi cư trú Vương quốc Anh
Ngành
  • thuyết tương đối tổng quát
  • hấp dẫn lượng tử
Alma mater
  • Đại học Oxford
  • Đại học Cambridge
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ Dennis Sciama
Cố vấn nghiên cứu khác Robert Berman
Sinh viên đáng chú ý
  • Don Page
Nổi tiếng vì
  • bức xạ Hawking
  • Định lý kỳ dị Penrose–Hawking
  • Lược sử thời gian
Giải thưởng
  • Giải Albert Einstein (1978)
  • Giải Wolf (1988)
  • Giải Hoàng tử Asturias (1989)
  • Huy chương Copley (2006)
  • Huân chương PMF (2009)
  • FPP đầu tiên (2012)
Chữ ký
Chúng ta có thể hình dung xã hội loài người như một kim tự tháp được lắp ghép từ các kim tự tháp người đồng dạng nhỏ hơn; những kim tự tháp người nhỏ hơn đó được lắp ghép từ những kim tự tháp người nhỏ hơn nữa, và kim tự tháp nhỏ nhất không thể phân chia, đơn vị cuối cùng để làm nên kim tự tháp, chính là…con người . Xã hội loài người là lâu đài nguy nga trên cát đối với thời gian!
Trong nền sản xuất nông nghiệp nguyên thủy tự cung tự cấp đã xuất hiện sự trao đổi sản phẩm có tính thường xuyên ấy, do những nguyên nhân bên ngoài cũng như bên trong, tất yếu xuất hiện sự chênh lệch về thu nhập giữa các gia đình, các thành phần lao động. Từ đó mà có khá giả hơn - vất vả hơn, và tiếp thêm bước nữa là giàu - nghèo. Sự chênh lệch về thu nhập ấy cộng với sự thiếu hụt, phiến diện trong quá trình làm ra số lượng và chủng loại thực phẩm trước sau gì cũng dẫn đến hiện tượng vay - trả. Chẳng hạn phải vay mượn lương thực, thực phẩm vào những thời kỳ giáp hạt, con heo, con vịt nuôi chưa đủ lớn để đem đi đổi… Vay mượn là việc chẳng đặng đừng nhưng chẳng còn cách nào “hay” hơn nữa một khi chưa có đồng tiền - vật ngang giá chung. Tuy nhiên, đây chưa phải là nguyên nhân làm xuất hiện tiền tệ.
Có những thời vụ được mùa, có những thời kỳ phát đạt làm cho lượng lương thực cũng như số lượng, các loại sản phẩm khác được tích lũy, dự trữ tăng lên đáng kể đến mức dư thừa, vượt quá khả năng về chỗ chứa, làm tăng công việc bảo quản, chống hư hỏng do mối mọt, do ẩm mốc, làm xuất hiện đòi hỏi phải trao đổi được những thứ có giá trị cao nhưng nhỏ gọn, ít cồng kềnh hơn và tiện lợi cho việc tích trữ lâu dài hơn. Nhưng trao đổi với cái gì để được như vậy khi mà “nhà” nào cũng tự cung tự cấp và hầu như cũng chỉ có ngần ấy loại sản phẩm muốn trao đổi? Mặt khác việc nuôi gia súc gia cầm đã phát triển vượt quá mức tiêu thụ cần thiết của gia đình, của mỗi hộ chăn nuôi, đem trao đổi không hết, tiếp tục nuôi số còn lại thì “tốn thức ăn” quá, đã không có lợi mà còn bị thiệt hại. Những bức xúc đó đòi hỏi phải có một phương hướng giải quyết. Sẽ chẳng có cách giải quyết nào ngoài việc mở rộng phạm vi trao đổi, nghĩa là mang nông sản, sản phẩm đi trao đổi ở những nơi xa hơn bình thường. Xuôi lên ngược đổi, ngược về xuôi đổi, rừng xuống biển đổi, biển lên rừng đổi. Hướng giải quyết đó không triệt để, chỉ đáp ứng được phần nhỏ nào đó đối với sự tiện ích cho tích trữ và chủ yếu là để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng.
Quá trình trao đổi ngày một thường xuyên sẽ tất yếu nảy sinh vấn đề chất lượng của sản phẩm trao đổi, tất yếu xuất hiện tính cạnh tranh trong trao đổi. Sản phẩm tốt hơn sẽ đổi được lợi hơn, nhanh hơn. Sản phẩm xấu sẽ bị “chê ỏng chê eo”, đổi được một cách “rẻ mạt”, thậm chí là bị ế, không đổi được.
Một nhược điểm của việc phải đi quá xa để trao đổi là tốn nhiều công sức, thời gian mà đáng lẽ công sức thời gian đó có thế tập trung cho đồng áng, chăn nuôi, cần thiết và cũng có lợi hơn. Phải chăng đó chính là nguyên nhân xuất hiện một lực lượng chuyên làm cái công việc đi trao đổi “dùm” để sống trên sự chênh lệch thỏa thuận được với hai đầu đối tượng muốn trao đổi mà sau này được gọi là hàng ngũ “thương lái” hay “con buôn”?
Điều nói trên có thể đã là một điều kiện để đồng tiền ra đời.
Cuộc sống sung túc, có “của ăn của để” do phương thức kiếm sống, do trình độ ngày càng cao của hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ cuộc sống cũng ngày một cao, ngày một nhiều hơn, do đó việc hưởng thụ, “phè phỡn”, vui chơi, giải trí cũng thường xuyên và kéo dài hơn. Những kẻ giàu có hơn có thể trả công bằng sản vật cho những kẻ nghèo khó hơn, bỏ công ra múa hát mua vui cho mình. Hiện tượng ấy báo hiệu một cộng đồng dân cư nào đó đã bước vào thời kỳ thịnh vượng. Để phục vụ nhu cầu đã nhiều lên, đã đa dạng hơn của cái khối thịnh vượng ấy, tất nhiên sẽ xuất hiện những ngành nghề mới, sản xuất phi nông nghiệp và phi sản xuất (điêu khắc, hội họa, ca múa, thợ mộc, thợ đẽo tạc, khai thác đá, làm đồ gốm…) mang tính sáng tạo cao. Đó cũng chính là những bước đi chững chạc trên con đường xác lập nên truyền thống văn hóa, phát triển về nhận thức tự nhiên. Chính những sản vật phi nông nghiệp có tính bền vững, tính tinh xảo về mỹ thuật (như cối đá có chạm khắc, đồ gốm có hoa văn…) và có tính quí hiếm (ngà voi, răng cọp, vỏ sò, vỏ ốc biển lạ mắt, đôi khi chỉ là vì khó làm như bi đá, thậm chí là mai rùa có dấu “khắc vạch” đẹp mắt…) đã đóng vai trò giải quyết khó khăn đã nêu ở trên của việc dự trữ, tích lũy và trở thành như một thứ của cải có giá trị, khi cần thiết có thể đem chúng đi đổi bất cứ thứ gì phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng. Giá trị của chúng đã được sự thỏa thuận chung của cả chợ trao đổi (thị trường) qui định. Trong số các sản vật đó, có những loại sản vật chẳng có giá trị sử dụng thực tế nào cả, hoặc nói đúng hơn là chỉ có giá trị ẩn dấu, chỉ để trưng bày, ngắm nghía hoặc tích lũy để đó, chờ khi cần sẽ mang đi trao đổi. Đó là những sản vật đã “mang nặng” chức năng tiền tệ. Và công dụng trao đổi của chúng chính là sự gợi ý trực tiếp cho việc sáng tạo ra những sản vật nhỏ gọn hơn nữa, được thị trường trao đổi thừa nhận, qui ước một giá trị xác định (chẳng hạn như dùng nó sẽ đổi được một lượng lúa xác định) làm vật trung gian, ngang giá chung cho mọi cuộc trao đổi (chẳng hạn như trước đây lượng lúa đó đổi trực tiếp được một lượng khoai nào đó thì lúc này có thể đổi lượng lúa lấy vật trung gian đó đem về cất, “mai mốt” khi cần, đem vật trung gian đó đổi sẽ được một lượng khoai đúng như cách đổi ban đầu).
Điều tự nhiên là thị trường trao đổi còn qui ước những vật ngang giá giống nhau thì bằng nhau về giá trị, nghĩa là sẽ “vô tích sự” nếu trao đổi chúng cho nhau. Cuối cùng, chúng chẳng có chức năng nào khác ngoài hai chức năng tích trữ và dùng để làm trung gian trao đổi hay sau này gọi gọn hơn là dùng chúng để mua bán.
Những vật phẩm ngang giá nói trên trở thành ông tổ ông tiên của tiền tệ ngày nay và đồng thời chúng cũng làm cho thị trường trao đổi chuyển hóa thành thị trường mua bán, hay nói gọn lại là thương trường. Mua bán là một hình thái đã biến tướng của sự trao đổi, mà nội dung cốt lõi của nó cũng chỉ là trao đổi quyền sở hữu các vật phẩm mà người ta có, hay nói cho đơn giản là trao đổi hàng hóa.
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét