TT & HĐ II - 19/f
Cây tre Việt Nam
Cây Tre Trăm Đốt - Phim Cổ Tích Việt Nam
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG VIII: THẮT NÚT
Tri
thức đạt được qua học hỏi; sự tin tưởng đạt được qua nghi ngờ; kỹ năng
đạt được qua rèn luyện; tình yêu thương đạt được qua yêu thương.
Thomas Szasz
Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người.
William Wordsworth
Giữa
sự sai lầm và sự thực vô dụng không có nhiều khác biệt. Cũng giống như
vàng không thể dùng sẽ chẳng khiến ai giàu có, kiến thức không thể áp
dụng sẽ chẳng khiến ai thông thái hơn.
Samuel Johnson
Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái.
Will Durant
Danh
vọng và tài sản có thể rơi xuống từ bầu trời, và sự giàu sang có thể tự
tìm đến chúng ta, nhưng ta phải tự đi tìm sự hiểu biết.
Edward Young
Dấu hiệu thật sự của trí tuệ không phải là kiến thức mà là trí tưởng tượng.
Albert Einstein
Sự ngu dốt là lời nguyền rủa của Chúa trời; tri thức là đôi cánh đưa ta bay tới thiên đường.
William Shakespeare
Tôi là người thông thái nhất trên đời, vì tôi biết một điều, rằng tôi chẳng biết gì cả.
Plato
Đức hạnh là thiên thần, nhưng cũng là một thiên thần mù lòa, và phải nhờ tri thức dẫn đường tới mục tiêu của mình.
Horace Mann
Ngày
nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến
thức nhỏ nhưng mới mẻ đối với bạn… thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi
vô ích, không thể lấy lại được nữa.
Khuyết danh
“Nhìn thế giới trong một hạt cát
Và bầu trời trong cánh hoa rơi
Giữ vô thường trong lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong một giờ ngắn ngủi”.
William. Blake
(Tiếp theo)
***
Như chúng ta đã
“qui chụp”, Hà Đồ - Lạc Thư chỉ là hai trang sách làm nên quyển sách
“vừa toán vừa triết học” của người Lạc Việt. Nhưng để tiếp tục bàn luận,
chúng ta vẫn dùng hai tên gọi thông dụng ngày nay để chỉ hai hình tượng
ấy, cho “thuận miệng”, dễ dàng hơn. Chúng ta vẽ lại hai hình tượng đó ở
hình 27 và tìm cách luận xem làm thế nào mà từ Hà Đồ suy ra Lạc Thư
được.
Hình 27 : Hà Đồ - Lạc Thư “chôm” được của NTT
Tại sao lần này,
ngoài chấm tròn trắng ra còn có cả chấm tròn đen? Tất nhiên là phải có
lý do. Nhưng chúng ta sẽ nói ra sau. Còn bây giờ chúng ta nên cố gắng
chú tâm vào việc bịa đặt một câu chuyện sao cho bùi tai, làm những ai
nhẹ dạ sẽ phải tin đến… sái cổ.
Một, hai, …, ba, cuộc “bốc phét” bắt đầu:
Xưa kia, lúc đầu
chưa có Lạc Thư mà chỉ có hình tượng Hà Đồ. Hà Đồ là biểu tượng của
cách sắp xếp các sợi dây thắt nút có số lượng nút từ 1 đến 9 theo một
trật tự được qui định, là sự lưu nhớ qui tắc cộng thêm hay trừ bớt các
số lượng một cách trực quan bằng hai bàn tay (có mười ngón tay), nhờ các sợi dây thắt nút ấy. Nói khác đi,
Hà Đồ là “bảng cửu chương” về phép đếm và cộng - trừ nhờ vào các sợi dây
thắt nút, mà cơ sở nguyên khai của nó là mười đầu ngón tay. Như vậy,
công dụng ban đầu của Hà Đồ chỉ có thể là thuần túy “toán học ứng dụng”, lưu nhớ
qui tắc tính đếm và có thể còn được dùng vào việc “dạy toán”.
Qui tắc tính đếm
ấy được rút ra từ thực tiễn khách quan, từ trực giác hiển nhiên nên
hoàn toàn hợp lý và đóng vai trò như một tiên đề (một cộng hai chắc chắn
phải bằng ba, còn tại sao như thế thì chịu, trực quan bảo thế, không chứng minh được!).
Mười nút mà phân ra ba nút, “quăng” sang phía bên kia (qua nhóm trung
tâm) thì số nút còn lại là bảy.
Cũng từ quan sát
thực tiễn thiên nhiên và những biểu hiện trong đời sống mà người xưa
nảy ra ý niệm về lưỡng phân lưỡng hợp. Việc tính đếm bằng mười ngón tay
của hai bàn tay đã không hẹn mà nên, “cụ thể hóa” được cái ý niệm còn mơ
mơ hồ hồ kia. Một ông “thánh triết” nào đó của thời “bấy giờ” (có khi
là nhiều ông cũng nên?), thấy cách sắp xếp các sợi dây thắt nút hợp lý
một cách hiển nhiên, không những thế, còn thấy cái hiển hiện tính lưỡng
phân lưỡng hợp nữa, bèn “ngộ” ra được, lấy nó làm cứu cánh để “trình
bày” ý niệm lưỡng phân lưỡng hợp một cách xác đáng, thành “văn” và cũng
lấy đó như là một minh chứng hùng hồn của một nguyên lý.
Với một vài điều
chỉnh cho phù hợp hơn và cũng không đáng kể của “triết học”, “công
trình toán học” Hà Đồ đã có thêm chức năng là “công trình triết học” để
giải thích tự nhiên. Có thể người xưa đã lý giải rằng sự kết hợp và biến
hóa của mười ngón tay ra được những biểu tượng như vậy là nhờ phải tuân
theo nguyên lý lưỡng phân lưỡng hợp của trời đất, do đó nó cũng mô tả
được bản tính của thiên nhiên. Con người có hai bàn tay được phân ra hai
bên thân thể là tại tính lưỡng phân. Lưỡng phân nhưng không thể rời
nhau được cho nên cũng chính là lưỡng hợp. Thế giới phân ra thành trời
thành đất nhưng chúng không bao giờ “bỏ” nhau được. Con người phân ra
đực - cái vì không thể chỉ có đàn bà mà không có đàn ông và ngược lại.
Phân ly để mà kết hợp mới thành ra biến hóa. Hai bàn tay năm ngón kết
hợp lại thành 10 ngón tay. Mười ngón tay biến hóa mà thành ra những cặp
lưỡng phân 1-9, 2-8, 3-7, 4-6, 5-5. Lưỡng phân một cách biến hóa ra
nhiều trạng thái như thế nhưng hợp lại vẫn luôn là 10 ngón tay. Sự lưỡng
phân ra thành hai vế qua trung tâm đã đòi hỏi phải phân biệt được hai
vế ấy và cũng có nghĩa là phải đặt tên cho chúng, chẳng hạn như vế trên -
vế dưới, vế trái - vế phải. Nhưng trong tự nhiên, sự lưỡng phân ra hai
vế không phải bao giờ cũng gọi được tên như thế. Không thể gọi hai vế
lưỡng phân nóng - lạnh thành vế phải - vế trái được. Rốt cuộc phải dẫn
đến việc sinh ra một tên chung hay cách gọi chung cho từng vế của lưỡng
phân. Nếu là chúng ta thì chúng ta sẽ đặt là vế A - vế B, khi gọi vế này
là vế A, thì vế kia là vế B. Nhưng người Trung Hoa xưa không thích thế,
vì một lý do thuần túy kỹ thuật nào đó, hoặc vì một ý nghĩa nào đó, họ
đã gọi hai vế đó là hai “nghi”; và lưỡng phân là phân ra lưỡng nghi.
Phân định lưỡng nghi là phân ra làm đôi nhưng không tách rời mà vẫn nằm
trong mối quan hệ thống nhất, chuyển hóa nhau. Lưỡng nghi 5-5 chuyển hóa
sẽ biến đổi thành một trong số các lưỡng nghi còn lại. Nếu bắt đầu từ
lưỡng nghi 1-9 thì sự chuyển hóa dần dần sẽ biến đổi lần lượt qua các
lưỡng nghi còn lại theo thứ tự là 2-8, 3-7, 4-6, 5-5, 6-4… và quay lại
trạng thái ban đầu là 1-9. Sự chuyển hóa biến đổi từ từ và có tính chu
kỳ ấy rõ ràng đã mô tả được sự vận hành có tính xoay vần của thiên
nhiên. Để phân biệt hai nghi trong một lưỡng nghi, người xưa đã đặt cho
chúng hai cái tên “chết” đến tận bây giờ là “âm” và “dương” với qui ước
dương mang tính trội như: nóng, ồn ào, đàn ông… và âm mang tính lặn như:
lạnh, im ắng, đàn bà…
Vì vốn dĩ “toán
học” là người sắp xếp Hà Đồ trước để phục vụ cho mục đích lưu nhớ sự
tính đếm, nên trước sự “đã rồi” và cũng không thể xếp hợp lý hơn nữa,
“triết học” đành đánh dấu nhằm phân biệt các hệ lưỡng nghi với nhau bằng
cách bôi màu mà chúng ta thể hiện thành chấm trắng, chấm đen (xem hình
27) theo qui tắc những sợi dây có số nút chẵn hoặc lẻ là đồng màu với
nhau.
Nhiều người cho
rằng người cổ đại qui định chẵn là âm và lẻ là dương (hoặc ngược lại).
Chúng ta không đồng thuận vì thấy như thế sẽ chẳng làm cho Hà Đồ có thêm
một ý nghĩa nào mà còn làm cho nó trở nên hẹp hòi (dù rằng đặt ra như
vậy cũng không sai!).
Qui luật toán
học và quan niệm lưỡng nghi về thế giới của triết học cổ đại phương Đông
đã gặp nhau và hòa quyện lại thành một Hà Đồ. Đó là sự kết hợp tài tình
nhất mà chúng ta từng biết. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng có được như
vậy chính là nhờ vào sự mách bảo thầm kín của nguyên lý tương tự của Tự
Nhiên: trong triết học và toán học đều bộc lộ những tính chất chung nhất
của Tự Nhiên Tồn Tại; vì thế mà trong triết học có bóng dáng của toán
học và trong toán học có hơi hám của triết học. (Rất may là bàn tay có
đúng năm ngón! Nếu khác đi thì có thể sẽ rất “chua chát”cho sự ngụy biện
nãy giờ. Hãy đừng để cho bất cứ ai biết rằng chúng ta đang bị “vướng”
vào chuyện này nhé! Lạy chúa tôi! Nhưng bàn tay năm ngón là một tất yếu
hay vô tình? Đã từ lâu, câu hỏi này đã ám ảnh làm chúng ta vô cùng nhức
đầu. Vì không có cách nào trả lời được nên đôi khi chúng ta ngờ rằng có
Thượng Đế thật và Vũ Trụ này là Vũ Trụ vị nhân. Thôi, thôi, “ỉm” ngay
cái trái đắng này đi!).
Dù sao thì toán
học và triết học cũng không thể là một được, chúng vẫn có những đặc thù.
Vì thế, dù hòa quyện nhau ở Hà Đồ, chúng không tiếp tục phát triển trên
chung một con đường được. Toán học lại đi theo cách của mình và xuất
hiện bàn tính. Triết học tiếp tục ở lại “vận dụng” một hồi nữa để rồi
làm xuất hiện Lạc Thư.
Âm - dương, nói
ra, gọi ra thì dễ rồi. Còn viết ra? Không sớm thì muộn, người ta cũng
phải tìm cách ký hiệu bằng vạch vẽ ra khái niệm âm - dương, vì nếu không
sẽ không thể lưu giữ truyền bá qua con đường dạy và học được. Ngôn ngữ
và chữ viết đích thực, lúc ban đầu, đều hình thành nên, bắt đầu từ sự
vạch vẽ sơ khai. Sự gọi tên, sự viết tên các sự vật hiện tượng trong
thiên nhiên chủ yếu phải thông qua sự vạch vẽ. Ngày nay sự thể đã khác
nhưng người ta vẫn thường làm như thế; cốt lõi thì cũng vẫn như thế!
Vậy thì âm -
dương được ký hiệu bằng vạch vẽ như thế nào? Chắc rằng, loanh quanh từ
quan sát Hà Đồ, hay từ ngay chính hình tượng của sợi dây thắt nút mà ra.
Khi chữ viết còn “yếu”, chưa phát triển thì vạch vẽ đóng vai trò chủ
yếu để lưu giữ thông tin. Ký hiệu đầu tiên của khái niệm âm dương có thể
là:
Nhưng dây có nút, một khi không có nút, và để thể hiện sự “biến mất” của nó, người ta phải ký hiệu:
. Vì dây không có nút được ký hiệu lại như thế nên dây có nút (
), có tính nổi trội nên được đặt là dương. Sau này vì có ký hiệu
cho dây không có nút nên dây có nút được vạch lại như một vạch liền cho dễ. Do đó có sự chỉnh sửa:
Tiếp theo, Hà Đồ
với cách xắp hình vuông như ở hình 27 (mà chúng ta cho rằng hồn nhiên
nhất, phù hợp với “toán học” mà cũng thỏa mãn với “triết học” nhất), đã
gợi ý ra khái niệm tứ tượng. Tứ tượng chính là bốn trạng thái biến hóa
của 10 ngón tay, là bốn phương chiều trên mặt phẳng, là bốn thể của một
nghi (trong các thể của lưỡng nghi có được từ vận động 10 ngón tay), và
bốn vị trí của nó trong Hà Đồ. Một nghi biến chuyển lực lượng từ “ít”
đến “nhiều” qua bốn trạng thái mà nếu biểu diễn theo hai vạch âm - dương
sẽ là:
Và đó cũng chính là ký hiệu của tứ tượng
Bốn trạng thái
ấy thể hiện trong Hà Đồ trên bốn vị trí ở những phía khác nhau và đối
ứng nhau qua nhóm trung tâm. Vì vậy mà hình thành nên ý niệm về Tam Tài
rồi phát triển lên ý niệm Ngũ Hành. Không có trung tâm thì không có bốn
phương vị, chỉ có thể xác định được bốn phương vị một khi có vị trí
trung tâm hay có thể nói tượng trung tâm là linh hồn của tứ tượng, và Hà
Đồ là một thực thể gồm năm bộ phận hợp thành. Năm bộ phận ấy lập nên
những mối quan hệ lưỡng nghi tạo sự biến chuyển nội tại của Hà Đồ nên
gọi là Ngũ Hành; Xét về mặt thể trạng thì gọi Ngũ Thể. Ở góc độ phương
vị thì có thể gọi chúng là Ngũ Tượng, nhưng gọi thế không nhấn mạnh được
tầm quan trọng quyết định của tượng trung tâm nên gọi phân ra thành Tứ
Tượng và Căn (gốc, cực, hay có thể suy diễn ra từ tính ở giữa không thế
này mà cũng không thế kia, vừa thế này mà cũng vừa thế kia, vừa hoàn
toàn xác định vừa vô định, mà gọi là Vô Cực).
Ban đầu là ý
niệm về lưỡng phân lưỡng hợp. Ý niệm ấy đã thấy được cứu cánh của mình
là “bảng cửu chương” Hà Đồ và nhờ thế mà ý niệm ấy đã hồ hởi bay như
diều gặp gió lên tầm cao là quan niệm âm dương, lưỡng nghi, tam tài, tứ
tượng. Đến đây, quan niệm về thiên nhiên vũ trụ phân thành hai hướng:
hướng “thủ cựu”, “kinh viện” tiến đến quan niệm Bát Quái; hướng “thực
tế” hơn, thấy rằng muốn phù hợp với trực quan thì không thể không nói
đến cái trung tâm, cái nền tảng được, tiến đến quan niệm Ngũ Hành.
Cũng hoàn toàn trực quan, từ kinh nghiệm quan sát và hoạt động trong thực tiễn mà người xưa thấy rằng tất cả mọi
sự vật thấy được ở xung quanh đều có mối liên hệ nào đó với đất và đất
như là một cái nôi, một nền tảng dinh dưỡng: không có mặt đất rõ ràng là
cũng không thể có vạn vật, núi non, cây cối, thú vật, con người không
thể đứng được; sông ngòi, ao hồ, biển cả không thành hình được. Cây cối
mọc lên từ đất khi héo tàn đi thì lại biến thành đất, thú vật, con người
cũng vậy, sống gắn liền với đất và chết lại về với đất. Nước, lửa, thú
vật, nói chung là mọi thứ, đều tiềm tàng có trong đất. Thậm chí núi cũng
mọc ra từ đất rồi lở mòn hòa vào với đất. Về mặt phương chiều thì trên
mặt đất có thể xác định được bốn phương nhưng trước hết phải chọn một
cái gì đó trên mặt đất làm mốc (gốc cây, hòn núi, vị trí dùng để định
hướng…)
Vậy thì “hành”
thứ nhất (hay thể thứ nhất), cơ bản, nền tảng phải là thể ở trung tâm,
được gọi là Thổ. Cần phải tìm bốn hành (thể) còn lại trong thiên nhiên
theo tiêu chí: phù hợp với quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp, âm dương,
lưỡng nghi, nghĩa là chúng phải hợp với nhau thành từng cặp tương phản
một; phải là những thứ có tính phổ biến. Sự tìm kiếm, phán đoán và suy
tư có thể đã phải trải qua một thời gian rất dài. (Có thể suy đoán rằng
chỉ với câu hỏi: thế giới này được tạo thành từ thể chất gì, từ một, hay
hai, hay ba, hay bốn, hay năm thể chất(?), loài người đã phải “lên thác
xuống ghềnh” trăn trở tốn biết bao nhiêu là thời gian rồi). Cuối cùng
thì, cũng như một lẽ tự nhiên, các nhà hiền triết cổ đại Trung Hoa cũng
phải đến nơi cần phải đến, lựa chọn điều không thể khác. Trên mặt đất
này, ngoài Thổ ra, còn lại chỉ là nước - lửa, núi - rừng hay gọi tên
theo cách “tàu” là : Thủy - Hỏa, Sơn - Lâm. Nhưng Sơn hay Lâm chưa nói
lên được cái thực chất tương phản như Thủy hay Hỏa, do đó phải là Kim -
Mộc, vì cái căn cốt của núi phải là Kim Khí (chắc chắn khái niệm Kim chỉ
có thể xuất hiện trong thời đại Kim Khí!), cái căn cốt của rừng phải là
gỗ. Do đó mà hai “hành” (thể) sau phải là Kim - Mộc. Như vậy, xét về
thể chất thì thế giới tự nhiên hiện hữu là do năm loại “chất” hợp thành
là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, trong đó Thổ đóng vai trò có ảnh hưởng
quyết định tới sự tồn tại của bốn thể còn lại. Muông thú, con người cũng đều
là sự kết hợp của năm thể đó mà ra cả. Xét về mặt biến hóa, sinh thành
thì năm thể đó là biểu hiện sự vận hành xoay vần của thế giới nên gọi là
Ngũ Hành. Và Ngũ Hành là tên gọi chính của năm yếu tố, mang hai nghĩa
để nói về sự tạo thành, biến hóa, xoay vần của thiên nhiên bày ra trước
con người.
Hà Đồ đã được
các triết gia cổ đại nhìn thấy như một thực thể cấu tạo nên bởi Ngũ
Hành, gồm Thổ ở trung tâm và các hành kia lập thành những cặp tương
phản, lưỡng nghi nằm đối ứng qua trung tâm và cả bốn hành đó quan hệ mật
thiết với nhau theo nguyên tắc tương sinh, tương khắc (mà thực chất là
dựa trên quan niệm chuyển hóa âm - dương, lưỡng nghi). Về đại thể, tương
sinh có nghĩa là nuôi dưỡng, thúc đẩy, trợ giúp lẫn nhau và tương khắc
có nghĩa là ràng buộc, khống chế, áp chế lẫn nhau. Ngũ hành tương sinh
là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh
Mộc. Đó cũng chính là sự mô tả ước lệ mà người ta thấy được trong thiên
nhiên: gỗ cháy là tạo ra lửa, lửa có thêm củi thì… tha hồ mà cháy; lửa
cháy thiêu tàn ra tro bụi mà thành ra đất, đất dung túng, ấp ủ để rồi cô
đúc lại thành khoáng sản, sỏi đá trồi lên mà có núi non, sông suối hình
thành là nhờ có nước từ những khe núi, từ trên núi cao đổ xuống và nước
xuất hiện ở đâu thì ở đó nảy mầm, cây cối mọc lên, tốt tươi. Ngũ hành tương
khắc là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim
khắc Mộc. Dựa vào hiện tượng thiên nhiên cũng có thể giải nghĩa được sự
tương khắc này: cây càng mọc thì đất càng cằn cỗi đi vì cây nhờ đất, hút
dinh dưỡng từ đất mà sống, đất rõ ràng là chế ngự nước, sông ngòi phải
có hình có dạng, phải chảy theo cái thế mà đất bày ra, nước “láng cháng”
thì ước chừng đất “hút” hết, nước rõ ràng là chế ngự lửa rồi, không có
gì tệ hại hơn cháy nhà mà không có nước cứu, lửa nung thì kim loại phải
mềm, phải chảy (kinh nghiệm thời đồ đồng thiếu cha gì!), kim loại có
tính cứng hơn gỗ nhờ thế mà người ta mới đốn gỗ được bằng dao, rựa, rìu
làm bằng kim loại.
Đổng Trọng Thư
luận về Ngũ Hành làm ta mường tượng như ông đang đứng trước hình tượng
Hà Đồ, chỉ trỏ vào nó để mà giải nghĩa vậy. Trong “Xuân thu phồn lộ”
(Ngũ hành chi nghĩa - Phồn lộ q.11), Đổng Trọng Thư viết:
“Trời có năm
hành, một là Mộc, hai là Hỏa, ba là Thổ, bốn là Kim, năm là Thủy. Mộc là
bắt đầu của Ngũ hành, Thủy là cuối cùng của Ngũ hành. Năm hành lấy Thổ
làm giữa. Đấy là thứ tự của trời hay thiên nhiên. Mộc sinh ra Hỏa, Hỏa
sinh ra Thổ, Thổ sinh ra Kim, Kim sinh ra Thủy, Thủy sinh ra Mộc, đấy là
cha con. Mộc ở bên phải, Kim ở bên trái, Hỏa ở đàng trước, Thủy ở đàng
sau, Thổ ở chính giữa, đấy là thứ tự cha con, chịu nhau mà phân bố. Năm
hành theo nhau, mỗi cái như thứ tự của nó. Quan của năm Hành, mỗi cái
trọn hết khả năng của nó cho nên Mộc ở tại phương Đông mà chủ khí mùa
xuân, Hỏa đóng ở phương Nam mà chủ khí mùa hạ, Kim đóng ở phương tây mà
chủ khí về mùa thu, Thủy đóng ở phương Bắc mà chủ khí về mùa đông. Thế
nên Mộc chủ về sinh mà Kim chủ về sát, Hỏa chủ về nóng mà Thủy chủ về
lạnh… Thổ đóng ở giữa gọi là Thiên Thuận. Thổ là cánh tay của Trời. Đức
tính của nó tốt đẹp, không thể lấy công việc của một thời tiết mà mệnh
danh nó được. Cho nên năm Hành trong bốn mùa thì Thổ đều gồm cả Kim -
Mộc - Thủy - Hỏa, tuy mỗi Hành một chức vụ, nhưng không có Thổ thì thế
không đứng được. Ví như chua mặn cay đắng, không nhân có vị ngọt béo thì
không thể thành vị. Ngọt là gốc của năm vị. Thổ là chủ của năm Hành.
Chủ của năm Hành là Thổ khí cũng như năm vị có ngọt béo vậy, không thể
không thành”.
Từ đoạn viết đó
của Đổng Trọng Thư, bất cứ ai cũng có thể tạo nên một hình tượng phương
vị Ngũ Hành giống như Hà Đồ mà chúng ta “nhanh nhảu” thực hiện trước ở
hình 28 (có thêm vào ký hiệu tương sinh, tương khắc).
Thuyết Ngũ Hành
có được sức sống đến ngày nay là vì dù ngây thơ và phạm nhiều mâu thuẫn,
trong nó vẫn chứa chấp những yếu tố hợp lý mà quan niệm âm dương, lưỡng
nghi đã đạt được về sự chuyển hóa, xoay vần của thế giới tự nhiên. Cấu
trúc năm thành phần, trong đó có một thành phần trung tâm, cốt lõi, nền
tảng, phân định, chuyển hóa nhau là một mô hình mang tính phổ quát của
tự nhiên. Thậm chí bất cứ một thực thể nào, qua qui ước, chúng ta cũng
đều có thể phân định ra như thế mà vẫn đảm bảo được tính hợp lý, tính
hợp qui luật một cách tương đối của sự phân định ấy, miễn bản thân sự
phân định cũng phải được lựa chọn một cách hợp lý, phải bảo toàn được
các mối quan hệ lưỡng nghi.
Hình 28 : Ngũ hành tương sinh tương khắc.
Như đã nói,
ngoài hướng quan niệm triết học tiến tới thuyết Ngũ Hành, còn có hướng
tiến đến quan niệm Bát Quái nữa. Hướng này mang tính “siêu hình học” rõ
rệt. Nhóm triết gia theo hướng này cho rằng Tứ Tượng là bốn trạng thái
của trời đất, là bốn tượng hình cơ bản của thiên nhiên và chúng chuyển
hóa thành nhau một cách lặp đi lặp lại: hết Đông thì chuyển qua qua
Xuân, hết Xuân thì đến Hạ, Hạ qua rồi thì Thu đến, Thu đến rồi Thu lại
đi “nhường” chỗ cho mùa Đông về. Sự xoay vần tự nhiên ấy là “bất di bất
dịch” và chẳng cần một trung tâm điều chuyển, ra lệnh nào mà cứ thế thản
nhiên, tự thân. Tuy nhiên, trước sau gì họ cũng phải nhận ra rằng không
thể bỏ qua được cái ở giữa, cái gốc để phân biệt được lưỡng nghi, cái
trung gian góp phần vào sự chuyển hóa lưỡng nghi, nhất là khi ý niệm về
tam tài đã ra đời. Từ đó, các hiền triết đã đi đến nhận định là quan
niệm tứ tượng chưa đầy đủ, cần phải hoàn chỉnh hơn nữa mới đáp ứng thỏa
mãn được sự mô tả và lý giải nguyên lý vận hành của Vũ Trụ.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét