TT & HĐ II - 19/e
HÒA BÌNH - GÓC NHÌN ĐỊA VĂN HÓA
CHUYỆN KỂ BÊN LŨY TRE XANH
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG VIII: THẮT NÚT
Tri
thức đạt được qua học hỏi; sự tin tưởng đạt được qua nghi ngờ; kỹ năng
đạt được qua rèn luyện; tình yêu thương đạt được qua yêu thương.
Thomas Szasz
Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người.
William Wordsworth
Giữa
sự sai lầm và sự thực vô dụng không có nhiều khác biệt. Cũng giống như
vàng không thể dùng sẽ chẳng khiến ai giàu có, kiến thức không thể áp
dụng sẽ chẳng khiến ai thông thái hơn.
Samuel Johnson
Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái.
Will Durant
Danh
vọng và tài sản có thể rơi xuống từ bầu trời, và sự giàu sang có thể tự
tìm đến chúng ta, nhưng ta phải tự đi tìm sự hiểu biết.
Edward Young
Dấu hiệu thật sự của trí tuệ không phải là kiến thức mà là trí tưởng tượng.
Albert Einstein
Sự ngu dốt là lời nguyền rủa của Chúa trời; tri thức là đôi cánh đưa ta bay tới thiên đường.
William Shakespeare
Tôi là người thông thái nhất trên đời, vì tôi biết một điều, rằng tôi chẳng biết gì cả.
Plato
Đức hạnh là thiên thần, nhưng cũng là một thiên thần mù lòa, và phải nhờ tri thức dẫn đường tới mục tiêu của mình.
Horace Mann
Ngày
nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến
thức nhỏ nhưng mới mẻ đối với bạn… thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi
vô ích, không thể lấy lại được nữa.
Khuyết danh
“Nhìn thế giới trong một hạt cát
Và bầu trời trong cánh hoa rơi
Giữ vô thường trong lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong một giờ ngắn ngủi”.
William. Blake
(Tiếp theo)
***
Câu chuyện mà
chúng ta sắp kể là của Quách Vĩnh Kiệt (tác giả). Chúng ta nghe được từ
Hà Sơn - Đại An (dịch giả) trong một lần tốn tiền mua cuốn “Bí ẩn về
lịch sử nhân loại” (NXB Hà Nội, 2004).
Câu chuyện thế này:
“Năm 1957, khi
khám phá ra một vùng đất mà ngày nay là bờ biển phía nam Êcuado, các nhà
thám hiểm Tây Ban Nha phát hiện ra đất nước của người Inca (một nước cổ
đại ở Pêru), vùng giáp giới phía bắc giữa Êcuado và Côlômbia. Người ở
vị trí cao nhất của đất nước này là Thần Mặt Trời. Các nơi đều có đường
và hệ thống kênh tưới nước, dân số đông, chia làm nhiều bộ tộc. Trong
nước có rất nhiều hoạt động, do một số cơ quan hành chính phụ trách.
Thành phố Kuse là thủ đô. Người Tây Ban Nha được chứng kiến những công
trình kiến trúc của người Inca không thua kém những công trình đẹp nhất
của châu Âu. Nhưng điều khiến cho những người Tây Ban Nha ngạc nhiên là,
người Inca không biết đọc, cũng chẳng biết viết. Họ không có chữ viết
lại không có sách nào có hệ thống chữ số, thậm chí chữ tượng hình cũng
không có.
Sau một thời
gian tìm hiểu, những nhà thám hiểm Tây Ban Nha phát hiện ra vị Hoàng đế
Inca đã có tất cả mọi tài liệu trong tay. Nếu như nhà vua cần quan tâm
đến thân phận và tuổi tác của mỗi thần dân, việc cung cấp lương thực,
địa điểm và các hạng mục đóng quân của quân đội, tài sản vàng bạc và các
hạng mục khác, hay sự thực lịch sử và pháp luật gần đây như thế nào thì
người ta đã có đầy đủ mọi thông tin. Không có chữ viết, hơn thế nữa,
trên cả nước từ trước đến nay xảy ra rất nhiều sự việc phức tạp, làm thế
nào có thể biên soạn và ghi lại được? Những sự việc này đều dùng phương
pháp bện thừng để ghi lại vô cùng chính xác. Có người sau khi hiểu được
sự việc kỳ lạ này đã ghi lại như sau: “Thậm chí ngay cả một đôi giày,
họ cũng không thể bỏ quên”.
Người Inca hoàn
toàn dựa vào chữ viết nút dây thừng. Mỗi dây thừng dài ít nhất 30cm,
buộc lại thành đoạn dài ngắn, màu sắc khác nhau. Trên dây thừng lại có
liên hệ với các đoạn dây khác. Người Inca sử dụng những sợi dây thừng
lớn nhỏ khác nhau, hợp lại thành dây có đủ màu sắc. Như vậy, có thể ghi
lại chính xác, tỉ mỉ những sự việc phức tạp đa dạng mà không mắc sai
sót.
Người Inca có
thể tính được thu hoạch mùa màng cuối năm, thống kê được lượng lông cừu
cho đến quân bị sản xuất mỗi năm của các nơi trên cả nước, hoàn toàn dựa
vào cách ghi lại bằng số dây thừng.
Nói như vậy,
người Inca có thư viện dây thừng. Hơn nữa, họ còn phải bổ nhiệm người
chuyên trách quản lý. Vì tính năng đặc biệt của những sợi dây thừng mà
cần phải có người bảo quản, và nó được rất nhiều người tôn trọng. Nhà
nước quân chủ cũng miễn cho họ nghĩa vụ, không phải nộp thuế và đi quân
dịch như những người khác. Những người đàn ông của xã hội thượng lưu
Inca được giáo dục làm thế nào để đọc và viết được thứ chữ viết ràng
buộc đó. Mỗi thôn xóm có ít nhất ba người được chọn làm nhân viên quản
lý việc bện thừng, họ thường ghi lại như vậy để trao đổi kinh nghiệm,
bảo đảm chắc chắn những sự việc sẽ được ghi lại theo đúng qui định.
Những người này có nhiệm vụ: một người chuyên ghi lại vụ thu hoạch hạt
ngũ cốc, một người khác chuyên thống kê số dân, người thứ ba quản lý các
thiết bị quân đội. Cách ghi kiểu bện thừng còn ghi được cả những sự
việc không liên quan đến con số, số lượng như những việc về quản lý các
mặt trong cuộc sống sinh hoạt của người dân. Đối với việc ghi lại những
hạng mục khó khăn hơn như lịch sử, truyền thuyết hay pháp luật, cần đến
những người có trí nhớ cực tốt mới có thể đảm nhận được. Đề cương khái
quát của những việc này hoàn toàn áp dụng phương thức truyền miệng qua
các thế hệ, nhưng những tình tiết có liên quan lại phải dựa vào bện
thừng để bổ sung thiếu sót. Dùng những cách bện khác nhau, màu sắc và vị
trí khác nhau, còn có thể ghi lại chi tiết về thời gian, địa điểm… đã
xảy ra sự kiện.
Tháng 5 năm
1532, một đội quân xâm lược Tây Ban Nha đã đổ bộ vào Inca. Quân do thám
Inca đã dùng chữ viết nút dây thừng để báo cho vua biết. Hoàng đế vừa
nhìn thấy dây thừng đã biết tổng cộng quân xâm lược có bao nhiêu người,
mang theo vũ khí gì. Sự thất bại của quân đội Inca không phải vì họ
không có tinh thần chiến đấu, mà vì một lý do kỳ lạ. Người Inca chưa bao
giờ nhìn thấy ngựa, cho rằng ngựa chỉ là một loài quái vật. Vì vậy quân
Tây Ban Nha cưỡi ngựa xông vào đội quân Inca như vào chỗ không người.
Sau khi người
Tây Ban Nha chinh phục, đế quốc Inca, đã đưa chữ viết của họ vào. Vì
vậy, một phần lớn chữ viết nút dây thừng đã bị chôn vùi. Người chủ mới
của mảnh đất này do không muốn tìm hiểu bí mật của những sợi dây thừng
nên tất cả những tài liệu có liên quan đến đế quốc Inca và người Inca đã
hoàn toàn không còn nữa. Ngày nay, cách ghi chép bằng nút dây thừng mà
chúng ta nhìn thấy, phần lớn đều được sưu tầm lại trong viện bảo tàng.
Tuy nhiên, khắp nơi trên đất nước Êcuado, Pêru và Bôlivia ngày nay, đây
đó vẫn còn có người ghi chép bằng chữ viết dây thừng thắt nút thời cổ.
Chẳng hạn, con cháu người Inca cổ đến bây giờ vẫn dùng cách thắt nút và
tháo nút sợi thừng để tính số cừu.
Những người dân
Inca thời kỳ đầu ở phía đông - tây của dãy núi Andes của nước Pêru ngày
nay, chủ yếu là làm nông nghiệp. Lãnh thổ ban đầu của họ chỉ trong phạm
vi vùng núi Kusec. Đến thế kỷ XIII và XIV, trải qua chiến tranh lâu dài,
người Inca dần dần mở rộng lãnh thổ, nhưng phải đến thế kỷ XV, nhờ tài
mưu lược của vua Topa, người Inca mới trở thành dân tộc có thế lực mạnh
nhất vùng núi Andes. Từ năm 1439 đến năm 1489, diện tích lãnh thổ Inca
đã mở rộng tới 70 vạn km2, bao gồm: núi, cao nguyên, đồng
bằng, duyên hải, rừng và hoang mạc. Đất nước Inca có hơn 100 bộ tộc,
tổng cộng có 20 loại ngôn ngữ.
Sự tồn tại của
đế chế Inca cũng chẳng được bao lâu. Năm 1532, đất nước Inca bị quân xâm
lược Tây Ban Nha chiếm đóng. Cuộc sống của những người Inca bị mất tự
do, chịu cảnh nô lệ. Họ làm việc cho những ông chủ người Tây Ban Nha ở
những đồn điền, trang trại rộng lớn, ở những mỏ vàng. Sự thống trị của
người Tây Ban Nha, cùng với sự phát triển của văn hóa ngoại lai đã làm
cho văn hóa và nhất là chữ viết buộc nút dây thừng của người Inca lu mờ
dần và đi vào quên lãng. Thứ chữ viết kỳ lạ, có một không hai đó đã trở
thành một bí ẩn mà các nhà nghiên cứu ngày nay không thể nào giải thích
được.”
Qua câu chuyện vừa kể chúng ta có cảm giác gì không?
Trước khi có chữ
viết dây thừng thắt nút phải có “chữ cái” là dây thừng thắt nút, trước
khi có dây thừng thắt nút phải có dây thừng, trước khi có dây thừng phải
có dây được con người làm ra nhưng không phải được bện như dây thừng,
trước khi có dây đó phải có dây được “tước” ra từ thiên nhiên, trước khi
“tước” dây từ thiên nhiên, con người phải có “ý đồ” thắt nút. Ý đồ thắt
nút nảy sinh do đâu nếu không phải là tìm cách biểu thị những vạch vẽ,
những viên sỏi đá, những ngón tay hoặc những đốt tay để lưu nhớ sự đếm,
những số lượng đã đếm cũng như để “tính toán”, định lượng? Chúng ta đã phỏng đoán rằng, chính người Việt tối cổ là người đầu tiên đã sáng tạo ra dây thắt nút và dây thắt nút đã trở thành "chữ viết" đầu tiên của người Việt tối cổ, thậm chí, của cả nhân loại! Nếu dây thắt nút làm nên nền văn hóa đầu tiên của nền văn minh nông nghiệp nguyên thủy lúa nước Việt cổ, thì phải chăng người Việt tối cổ không những là thủy tổ của dân tộc Hoa Hạ, mà còn là thủy tổ của người Inca!?
Để có ý đồ đó,
con người không phải tự dưng nảy ra biểu tượng từ hư vô mà phải từ sự
quan sát thiên nhiên và tìm cách bắt chước hình mẫu có sẵn trong thiên
nhiên. Loài người có thể sáng tạo ra bất cứ thứ gì, kể cả hư vô, nhưng
buộc phải trên cơ sở của tồn tại, từ tồn tại và luôn thuộc về tồn tại.
Dù sau này sự thông tin liên lạc của con người có được sáng tạo ra đạt
đến mức tối ưu mấy đi chăng nữa thì cũng đến độ “thần giao cách cảm” là
cùng và vẫn không thể nào “thoát” được nguyên lý tác động - phản ứng. Dù
con người có thiền tu đến trạng thái cao cả mấy đi chăng nữa thì cũng
chỉ đạt đến trạng thái gọi là linh giác (còn muốn có được linh tri thì
trước khi tu phải có sẵn một kiến thức thượng thừa!) mà đôi khi, thi
thoảng người thường cũng có, nhưng không bao giờ có thể vượt thoát được
khái niệm. Muốn vượt thoát khái niệm, con người phải ngất, ngủ say hoặc
chết đi, tạm thời hoặc vĩnh viễn không làm người (thức) nữa. Con người
khi vượt thoát khỏi khái niệm thì đồng thời chết ngộp ngay trong vô
thức, thứ mà ở thế giới loài vật nhiều không kể xiết! Khi đã chết ngộp trong vô thức rồi, thì lấy đâu ra "tỉnh" nữa mà nhận thức thế giới.
Vậy thì cái hình
mẫu trong thiên nhiên của sợi dây thắt nút là cái gì, ở đâu? Sự giả
định dây thắt nút ra đời tại khu vực Đông Nam Á vào thời tối cổ đã đưa
linh hồn chúng ta về nền nông nghiệp thuộc hàng sớm nhất của thế giới,
nền nông nghiệp nguyên thủy lúa nước Hòa Bình. Thiên nhiên thời tối cổ ở đó có những
gì? Có đất, trời, núi, rừng, sông, biển. Hẳn rồi, nhưng ở đâu mà chả có
những thứ ấy. Có chim muông, thú rừng, tôm cá, con người. Cũng thế
thôi! Có làng xóm, ruộng đồng… A! Hay là cây lúa nước? Hình dáng cây lúa
nước may ra chỉ gợi nên được sự thướt tha, dịu dàng của người… con gái
thôi! Hay là con trăn, con rắn? Đuồn đuỗn như thế thì chỉ gợi ra được
sợi dây chứ không phải là dây đã thắt nút. Đúng rồi, cây mía chứ gì? Rất
có thể là “nó” đấy, nhưng ngờ rằng thời đó chưa ai biết cây mía vì chưa
biết “nhai” mía là ngọt… Thôi rồi, “nó” đây rồi! Thật là có mắt như mù!
Cái hình mẫu trong thiên nhiên làm xuất hiện ý đồ để tạo ra dây thắt
nút đó là cái vô cùng gần gũi, vô cùng tầm thường và hoàn toàn “dân dã”.
Ở đồng bằng Bắc Bộ có làng xóm nào mà vắng bóng cây tre không? Vâng,
đúng là thân cây tre với những đốt của nó đã là xuất phát điểm cho việc
dùng dây thắt nút (mía phải chăng là hậu duệ đã thoái hóa hoặc đúng hơn
là đã tiến hóa thích nghi theo hướng khác của tre?) và của cả nền văn hóa thắt nút!
Chỉ cách đây
không lâu thôi, thậm chí là ngay lúc này, ở Việt Nam, nói đến nền nông
nghiệp, nói đến xóm làng, nói đến đời sống nông thôn mà thiếu mất hình
bóng cây tre, lũy tre thì chẳng hiểu sẽ ra “cái giống gì”. Không thể
hình dung nổi làng quê Việt Nam mà thiếu cây tre, cây trúc. Nếu có thể
lấy chữ S làm biểu tượng của đất nước Việt Nam và hình chữ S ấy chính là
đường phân định lưỡng nghi của một thái cực là Đông Dương thì cũng có
thể lấy cây tre làm biểu tượng của dân tộc Việt Nam: xuề xòa, dễ dãi,
dẻo dai chịu đựng mà cũng đanh chắc thành đồng. Ngày xưa, đời sống nông
thôn Việt Nam chủ yếu dựa vào tre nứa. Từ cái rổ cái rá, nong, nia, bồ,
sọt… đến giường, chõng, nhà cửa… đều hầu như làm bằng tre nứa. Hỗ trợ
đắc lực cho việc săn bắt, hái lượm, chăn nuôi là những thứ như bẫy, lờ,
hom, chụp, te, vó… hay cây khoèo, cái thang, phên, liếp, lồng, bu,
chuồng… và những thứ đó đa số đều bằng tre nứa. Thời chưa có điện, mùa
hè oi bức mà không có cái quạt nan thì “oải” vô cùng. Sản xuất nông
nghiệp mới cách đây chừng 50 năm thôi mà thiếu những thuyền thúng,
thuyền nan, “cầu tre lắt lẻo” và nhất là những gàu sòng, gàu dai, quang
gánh, thúng mủng… thì không biết là ra “hồn vía, ngô khoai, cơm cháo”
gì? Tất cả chúng đều từ tre nứa mà ra cả. Thậm chí đến cái dùng để buộc
(lạt) cũng được “chẻ” từ đó ra. Chúng ta là thế hệ còn may mắn được có
một tuổi thơ mê mẩn với cần câu trúc, cây sáo trúc và cánh diều… Thế hệ
mai sau có lẽ cũng đôi khi còn “táy máy” những thứ ấy nhưng không phải
giữa đất trời miền quê lồng lộng mà trên… máy vi tính.
Tre gắn liền với
đời sống trong hòa bình và khi có giặc ngoại xâm, tre cũng “kề vai sát
cánh” với cả dân tộc vùng lên chiến đấu. Nhờ có lũy tre mà mỗi làng mỗi
xóm trở thành chiến lũy kiên cố. Phù Đổng Thiên Vương đã dùng tre làm vũ
khí để đánh tan giặc Ân. Tầm vông vạt nhọn đã đối đầu với súng ngắn,
súng dài, súng to, súng nhỏ của thực dân Pháp trong thời kỳ đầu Nam Bộ
kháng chiến. Tre đã thành hầm chông, bẫy lao giết giặc trong đấu tranh
chống đế quốc Mỹ.
Cây tre còn đi vào Cổ tích Việt Nam với câu chuyện “Cây tre trăm đốt” có câu thần chú “Khắc nhập, khắc xuất” đến là lạ kỳ.
Người Việt Nam
có một tập tục tuyệt vời là thờ cúng ông bà, tổ tiên, tưởng nhớ công lao
của quá khứ. Chúng ta một khi còn cầm đôi đũa để ăn cơm thì còn phải
biết nhớ về công lao to lớn của cây lúa nước và tre nứa (măng, vầu,
trúc, vông…).
Đôi đũa ơi, bạn
ra đời từ ý tưởng nào mà cứ khơi gợi về một thời quan niệm lưỡng phân
lưỡng hợp để từ đó mà có khái niệm âm dương, lưỡng nghi?
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét