TT & HĐ II - 20/g
Tượng nhà mồ Tây Nguyên
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
"Lịch sử chỉ có thể được viết tốt ở một đất nước tự do".
Voltaire
"Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ".
Victor Hugo
"Trong
lịch sử lâu dài của loài người (và cả loài vật nữa), những ai học được
cách cộng tác và ứng biến tài tình nhất sẽ sinh tồn."
Charles Darwin
"Lịch
sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi
những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương
đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau"
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch
sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh
của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân"
Cicero (La Mã)
"Lịch sử không là gì hơn ngoài màn kịch của tội lỗi và bất hạnh".
Voltaire
"Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Hỏi con Ngọc Thỏ đà bao tuổi?
Chớ chị Hằng Nga đã mấy con?
Đêm vắng cớ chi phô tuyết trắng?
Ngày xanh sao nỡ thẹn vầng son?
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng với nước non"
(Hồ Xuân Hương - Bài thơ “Hỏi Trăng”)
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn".
Hồ Chí Minh
(Tiếp theo)
***
Để
cho điều giả tưởng hợp lý thì phải giải thích tại sao châu Úc không thể
là Địa Đàng giống như thế. Lối thoát duy nhất là dìm nó xuống, nghĩa là
phải cho rằng lúc đó châu Úc ở khá xa vùng tai họa và bề mặt của nó còn
đang chìm dưới mặt đại dương. Nó chỉ “nổi lên” sau này trong quá trình
trôi dạt theo chiều ngược lại hoặc do chính tác động của thiên tai đối
với “người anh em” của nó, có một sự “quét sạch” nào đó trên bề mặt của
nó. Nhưng hình như người Mẫu La cũng đã từng hiện diện ở đây. Mới đây,
các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một mẫu đá lửa cỡ nửa bàn tay, hàng trăm
“lưỡi dao” đá sắc bén, cùng những hạt giống và những công cụ trồng trọt
có niên đại ít nhất là 50.000 năm, vừa được khai quật trong một hang
đá, tại phía tây bắc nước Úc, cách Perth, thủ phủ miền Tây nước này
khoảng 950 km. Thổ dân châu Úc được xem là tộc người có nền văn hóa vào
loại cổ nhất thế giới (theo báo “An ninh thế giới” số 748, ra ngày
19-4-2008).
Một khi vấn đề Đại Lục Mẫu, hay Địa Đàng được giải quyết như thế thì vấn đề đảo Phục Sinh cũng được giải quyết.
Các
bức tượng trên đảo Phục Sinh, đứng đăm đăm nhìn ra xa xôi biển cả và
toát nên cái vẻ mong ngóng chờ đợi là có ý nghĩa gì? Vào khoảng thời
gian trước đại họa, người Mẫu La đã làm hình thành nên một cụm dân cư ở
Nam Mỹ và có lẽ cụ thể là ở vùng đất Pêru. Thời đó họ đã làm hình thành
nên một “con đường” trên biển nối Nam Mỹ với Đại Lục Mẫu và thường xuyên
có những đoàn thuyền xuôi ngược trên “con đường” đó. Đảo Phục Sinh
chính là một trạm tiền tiêu, một mốc đường và đã có một bộ phận người
Mẫu La ở đó để chế tác và tạo dựng đầu người luôn được tiếp tế từ cụm
dân cư ở Pêru. Chắc rằng việc tạo tác các pho tượng đá đầu người phải là
theo “lệnh” của ai đó và phải có một mục đích thiết thực. Thời đó cũng
như thời nay, thậm chí còn “thực dụng” hơn, không ai lại tự dưng bỏ việc
kiếm ăn để vui đùa với những công việc còn khó và nặng nhọc hơn cả công
việc làm ăn nữa. Hay là làm thế để tỏ nỗi niềm hoài nhớ quê cha đất tổ?
Người Pêru tối cổ nếu có “nhớ kiểu như thế” thì sao không nhớ tại ngay
khu vực định cư cho tiện, mà phải bơi thuyền ra tuốt đảo Phục Sinh? Hơn
nữa, nếu trình độ lao động thời đó còn ở mức làm vừa đủ ăn, chưa sung
túc, dư thừa, nghĩa là chưa có một nền văn hóa nổi trội - một nền văn
minh rực rỡ với những thành tựu về kỹ thuật chế tác đá siêu việt (đến
ngày nay còn phải trố mắt ngạc nhiên) thì không thể nào làm xuất hiện
một loạt pho tượng đá đầu người đầy biểu cảm, đứng lừng lững thành những
hàng tề chỉnh như đã thấy được. Vậy thì chỉ còn một lý giải duy nhất
vừa tự nhiên, vừa giản dị, hơi bất ngờ nhưng có thể chấp nhận được về ý
nghĩa của các pho tượng đầu người ở đảo Phục Sinh: chúng đóng vai trò
như những ngọn hải đăng, mốc định hướng cho những đoàn thuyền đi chinh
phục Nam Mỹ hoang sơ nhưng đầy hứa hẹn của người Mẫu La (Địa Đàng dù trù
phú thì cũng đến lúc không đủ cung ứng cho sự phát triển!). Nhân tiện
làm hải đăng, người Mẫu La đã “tranh thủ” khắc tạc luôn nỗi niềm thương
nhớ cố hương của mình lên đá.
Công
trình tạo dựng hải đăng trên đảo Phục Sinh đã được tiến hành từ lâu
trước sự biến mất của Đại Lục Mẫu. Chúng ta đoán như thế để giải thích
thêm một hiện tượng nữa thể hiện trên đảo Phục Sinh.
Người
ta thấy rằng ở bãi khai thác đá trên đảo còn lại hàng trăm khối đá chưa
được đẽo và cả những pho tượng đang trong tình trạng đục đẽo dở dang,
trong đó có bức tượng đã hầu như hoàn chỉnh, chỉ còn một phần nhỏ là còn
dính liền với khối đá lớn mà chỉ cần “vài nhát” đục nữa là có thể tách
rời được tác phẩm ra. Hình như đã đột ngột xảy ra chuyện gì đó làm cho
mọi người vội vã dừng công việc và không bao giờ quay lại tiếp tục nữa.
Toàn
cảnh bãi khai thác đá phô bày ra như một công trường đang ở giai đoạn
làm việc tấp nập khẩn trương thì bị chững lại đột ngột cho đến tận ngày
nay: những mảnh đá dở dang ở nhiều công đoạn, những mảnh đá vụn lộn xộn
khắp công trường như có sự quăng vứt vội vã, loạn xạ, tạo nên ấn tượng
như nơi đây đã xảy ra một đại họa nào đó bao trùm lên toàn thể. Vậy thì
tai họa gì đã xảy ra? Núi lửa chăng? Không có biểu hiện đó. Chiến tranh
chăng? Cũng hoàn toàn không có biểu hiện đó. Có thể là đã có những cuộc
chém giết lẫn nhau, có thể là đã có sự phá hoại nào đó, nhưng những cái
đó chỉ xuất hiện sau này; đối với những kẻ “thừa kế” đến sau. Chúng ta
tưởng tượng thế này: mọi người trên công trường đang hăng say, nhiệt
tình làm việc thì vụ tai biến ở Đại Lục Mẫu xảy ra; kích hoạt một loạt
chấn động và phun trào magma lan truyền khắp thế giới. Đảo Phục Sinh nằm
trong vòng bị ảnh hưởng xa, chịu tác động tàn dư của những đợt sóng
thần cấp tập có tác dụng nhấn chìm, lật đổ một số tượng đá, thậm chí là
đứng lộn ngược và có những pho lớn bị gãy đầu.
Đại
Lục Mẫu không còn thì việc dựng hải đăng trên đảo Phục Sinh cũng mất
hết ý nghĩa. Cuộc sống trên đảo Phục Sinh cũng không còn “ai” quan tâm
tới nữa. Nếu còn có người sống sót trên đó thì họ cũng chỉ tìm cách kiếm
ăn để duy trì sự sống mà thôi. Đại Lục Mẫu mất đi có nghĩa là Địa Đàng
đã mất và đảo Phục Sinh cùng với châu Mỹ trở thành miền bị lãng quên,
thất lạc trong trí não của loài người nói chung mất một thời gian dài
đằng đẵng và các nền văn minh sau này đã không còn biết đến một nền văn
minh đương thời, cũng sán lạn không kém ở bên kia bờ Đại Tây Dương.
Sự
mất đi đột ngột của Địa Đàng đã làm mất đi hầu như tất cả những văn hóa
nổi trội, những thành tựu văn minh mà nó đã đạt được. Loài người lại
quay lại bước những bước đi mới từ nền tảng văn hóa chung, mang tính phổ
biến thời bấy giờ. Nền tảng văn hóa đó, nhờ sự lan tỏa trước đó của nền
văn minh Địa Đàng, cũng đã được nâng lên tại những khu vực lân cận nó,
đó là khu vực Đông Nam Á còn lại.
Thông
thường một nền văn minh tàn lụi đi thì phải xuất hiện một nền văn minh
tiên tiến hơn vì đó là sự kế thừa và sáng tạo mới. Tuy nhiên sự mất đi
đột biến một nền văn minh, nhất là vào thời kỳ chữ viết mới manh nha
tượng hình, thì việc xuất hiện những nền văn minh mới mà thời kỳ đầu còn
thấp kém hơn nhiều so với nền văn minh đã đột nhiên biến mất đó lại là
điều tự nhiên. Chúng ta có thể nêu một thí dụ tương đương. Nếu nền văn
minh châu Âu đã đạt đến trình độ cơ học cổ điển Niutơn và chế tạo máy
hơi nước, bỗng nhiên bị mất tích cùng với toàn bộ những kinh nghiệm chế
tác cũng như nhận thức lý luận của nó, mất luôn cả mọi ghi chép lưu giữ;
chữ viết chỉ còn lác đác vài đoạn ở những đâu đó và không ai giải mã
được một chiếc tàu “ống khói” đại loại như Titanic để mà đi biển và đã
chắc gì biết được rằng hai vật có khối lượng luôn hút nhau một lực tỷ lệ
với tích khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách giữa chúng (định luật hấp dẫn).
Thí
dụ vừa nêu trên đã khép lại cuộc lang thang vòng quanh thế giới bất đắc
dĩ của chúng ta. Chúng ta cũng đã kịp thời rút cái đầu chứa đầy những
huyễn hoặc ra khỏi Địa Kiến tạo học đang ở thời kỳ chưa ngã ngũ của nó.
Cáo chết thường quay đầu về núi. Chúng ta tuy chưa chết nhưng rất dễ gặp
nguy hiểm trước sự phẫn nộ của nhiều người bởi tính nói năng bừa bãi
của mình, vì vậy nhanh chóng trở về quê hương xứ sở là sự lựa chọn tốt
nhất trong lúc này. “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng” mà!
Dân tộc Kinh không phải là người bản địa đầu tiên trên dải đất Việt Nam.
Trước dân tộc Kinh phải là kẻ khác. Đồ rằng một trong những “kẻ khác” ấy
là những tộc người Tây Nguyên, vì một nguyên nhân buồn nào đó đã bị
biển tiến "đuổi" lên núi. Rất có thể trong họ còn lưu lại chút ít “máu xương”
nào đó của người Mẫu La. Họ có quan hệ anh em xa với “ai đó” ở Inđônêsia, Malaysia, Philipin… không? Người Mẫu La có phải là mẫu số
chung của họ? Hỏi để mà hỏi cho có chuyện chứ thực ra chúng ta hoàn toàn
mù tịt về nhân chủng học… Tuy nhiên, ngày nay, nếu quan sát những bức
tượng gỗ gọi là tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên, chúng ta sẽ rất
ngạc nhiên về sự giống nhau kỳ lạ giữa nhiều bức tượng nhà mồ (đẽo tạc
từ thân cây) và những pho tượng đá đầu người ở đảo Phục Sinh. Trong linh
cảm, chúng ta nghĩ rằng chính sự hạn chế của chu vi thân cây đã buộc
các bức tượng phải có hình thức tổng thể như thế.
tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên
tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên
Chúng
ta đã thực sự về đến quê nhà và… nghỉ ngơi. Trong khi đang nghỉ ngơi
cho lại sức để lại tiếp tục đi tìm cái mà chúng ta đích thực muốn tìm
(không phải Thiên Đường vì chúng ta thiếu tín ngưỡng, không phải Địa
Đàng vì chúng ta… tìm thấy rồi, không phải Xứ Thần Tiên vì Liệt Tử đã
mách bảo, không phải Niết Bàn vì chúng ta biết mình không đủ kiên trì…
ngồi một chỗ!), chúng ta đã (may mắn) đọc được một bài báo hoàn toàn phù
hợp với khẩu khí của mình và làm cho tâm trạng chúng ta vô cùng phấn
chấn, vui tươi, sức khỏe hồi phục trông thấy. Chúng ta “khoe” luôn ra
đây để những ai muốn thưởng thức thì cứ thoải mái mà thưởng thức. Đầu đề
bài báo là: “Địa Đàng không phải ở phương Tây (hay là những phát hiện
về văn minh Đông Nam Á qua việc xác định nguồn gốc của heo)”. Và tác giả
là tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Úc).
Bài báo đăng trên báo “Thanh Niên” số 91 (4117), Chủ nhật, ngày
1-4-2007. Nội dung chính xác như sau:
“Đông
Nam Á là một trong những vùng đất với nhiều sắc dân và nhiều nền văn
minh phong phú nhất và cổ nhất của nhân loại. Về mặt địa lý, có hai khu
vực riêng biệt: một khu thuộc về đất liền và một khu thuộc về hải đảo.
Khu vực đất liền thực ra gồm hai bán đảo: khu rộng lớn bao gồm Myanmar
thuộc hướng tây - bắc, Thái Lan ở giữa, Lào, Campuchia, và Việt Nam
thuộc hướng Đông và Đông Nam; khu vực nhỏ hơn bao gồm bán đảo Mã Lai,
chạy dài từ Thái Lan xuống tận Malayxia.”
- Thành kiến của giới nghiên cứu phương Tây:
Myanmar
có nhiều chùa chiền được kiến trúc một cách phi thường, nhiều lâu đài
được chạm khắc rất tinh vi. Ở miền Bắc Thái Lan cũng còn lưu lại nhiều
công trình kiến trúc vĩ đại mang đậm ảnh hưởng của Phật giáo. Vịnh Hạ Long thuộc phía Bắc Việt Nam, trồi lên những tác phẩm thiên nhiên như
được chạm bằng đá vôi, mà có lẽ từng là một vùng lục địa khoảng 10.000
ngàn năm trước đây. Cổ Loa, một huyện nhỏ của Việt Nam ngày nay, có lẽ
là một trung tâm đô thị (hay một thành phố) đầu tiên của vùng Đông Nam
Á, với niên biểu được ước đoán vào khoảng thiên niên kỷ thứ ba trước
Công Nguyên. Những công trình kiến trúc ở Huế và Đà Nẵng cho thấy sự
tương phản giữa hai nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Thành phố Huế, tuy
lâu đời hơn, nhưng có nhiều công trình kiến trúc trẻ hơn thành phố Đà
Nẵng, nơi mà nhiều Tháp Chăm còn lưu lại như những dấu ấn của văn minh
Ấn Độ. Campuchia có đền Angcor Wat nổi tiếng và nhiều dấu vết của một
nền văn minh sáng chói trước đây.
Chủ
nhân của những công trình này là ai? Sách giáo khoa thường viết rằng
chủ nhân hoặc là người Trung Hoa hoặc là người Ấn Độ, chứ không phải
người địa phương Đông Nam Á! Quan điểm này vẫn còn tồn tại cho đến ngày
nay, và đã bám rễ vào một bộ phận không nhỏ trong chúng ta.
Với
một lịch sử lâu đời và nhiều nền văn minh như thế, song Đông Nam Á lại
không được các nhà sử học để ý đến như các vùng đất khác. Đây là một ví
dụ về thành kiến của giới sử học Tây Phương, khoảng 200 năm trước đây,
các nhà sử học phát hiện rằng phần lớn hai họ ngôn ngữ Ấn và Âu (Indian
và European) thuộc vào một họ ngôn ngữ mà ngày nay chúng ta gọi là nhóm
Ấn - Âu (Indo - European language group). Khám phá này được đánh giá như
một thành quả vĩ đại của tri thức vào thời gian đó. Nhưng mỉa mai thay,
trước đó vài năm, người ta đã phát hiện một nhóm ngôn ngữ khác, có tên
là Austronesia, nhưng phát hiện này chẳng đem lại một sự chú ý nào đáng
kể trong giới khoa bảng Tây phương cả! Nhóm ngôn ngữ này rất phổ biến,
từ các vùng như Madagascar, Đài Loan, Hawai và Tân Tây Lan (New Zealand), vượt Thái
Bình Dương đến tận Ấn Độ Dương khá lâu, có thể trước khi Phật Thích Ca
ra đời.
Sách
về nguồn gốc văn minh thế giới hoàn toàn không đề cập đến Đông Nam Á.
Ngay cả khi đề cập đến khu vực này trong vài năm gần đây, các sách cũng
chỉ viết một cách sơ sài vài dòng, với giọng văn thiếu nghiêm túc, nhưng
lại tập trung vào hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, nhất là vào
khoảng 2000 năm trước đây. Mãi đến thời gian gần đây, văn minh của Thời
đại Đồng thiết Đông Sơn (Bronze Age) và các nền văn hóa trước đó của
Việt Nam mới được công nhận như văn minh nguyên thủy của khu vực Đông
Nam Á.
Nhưng
một loạt phát hiện mới trong những năm gần đây cho thấy giả thuyết
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đã khai hóa hay truyền bá văn minh cho
các nước thuộc vùng Đông Nam Á không còn đứng vững nữa. Các phát hiện
này cụ thể như sau:
- Nguồn gốc lúa nước: Đông Nam Á
Theo
Stephen Oppenheimer trong “Eden in the East” (Địa Đàng ở phương Đông),
(NXB Lao động, 2005), Đông Nam Á từng là trung tâm của cuộc cách mạng
thời đại đồ đá mới (Neolithic Reolution), bắt đầu phát triển kỹ thuật
trồng trọt, dùng đá để nghiền hạt lúa, vào khoảng 24000 năm trước đây,
tức là trước cả Ai Cập và Palestine khoảng 10000 năm.
Thực
vậy, phát hiện về hạt lúa ở hang Sakai (miền bắc Thái Lan) gần đây cho
thấy cư dân ở đây đã biết trồng lúa có thể trước cả thời kỳ nước biển
dâng cao vào khoảng 8000 năm về trước, ít nhất là từ thiên niên kỷ thứ 6
hay thứ 7 trước Công Nguyên. Hệ thống nông nghiệp được tìm thấy ở
Indonêxia có niên biểu lâu đời hơn cả thời đại mà những thành tựu được
xem là “cách mạng” về trồng lúa ở Trung Quốc. Thực vậy, ở Indonêxia, kỹ
thuật về trồng khoai lang và khoai nước được ước đoán có tuổi từ 15000
đến 10000 năm trước Công Nguyên. Ở Việt Nam, phát hiện ở Phùng Nguyên
bằng kỹ thuật định tuổi (dùng Carbon-14) cho thấy cư dân ở đây từng
trồng trọt ngũ cốc khoảng 5000 đến 6000 năm trước đây, tức là còn sớm
hơn nhiều niên biểu của những thành tựu của người Trung Hoa. Ngoài ra,
nhà khảo cổ học uy tín gốc Mỹ, giáo sư Wilhelm G.Solheim II, trong một
loạt nghiên cứu từ năm 1965 đến 1968, cho thế giới thấy nền văn minh Hòa
Bình là nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15000
năm trước Công Nguyên. Một nhà khảo cổ danh tiếng khác người Úc, giáo sư
Peter Bellwood, cho rằng, quê hương nguyên thủy của cây lúa nước rất có
thể là ở quanh vùng Đông Dương - Mã Lai - Myanmar, vì ở đây khí hậu
nhiệt đới là môi trường thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.
- Di truyền học:
Trước
và đặc biệt là trong thời kỳ nước biển dần dần dâng cao (khoảng 8000
năm trước), người Đông Nam Á di dân đến những vùng đất láng giềng: miền
Nam Trung Quốc ngày nay, Ấn Độ, Mesopotamia (tên gọi khác là Lưỡng Hà) và vài hòn đảo từ Madagascar
đến Philipin, Tân Guinea, và sau này họ chiếm luôn vùng Polynesia cho
đến Hawai và Tân Tây Lan. Các dữ kiện di truyền học chứng minh rằng các
sắc dân trong quần đảo như Tân Guinea, Polynesia, Melanesia v..v… có cấu
trúc di truyền tố giống với các sắc dân thuộc vùng Đông Nam Á ngày nay.
Gần đây, còn có một số nghiên cứu di truyền học cho thấy người Hán miền
Nam Trung Quốc có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Trong
quá trình di cư, họ đem theo ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn
giáo, kinh nghiệm thiên văn, yêu thuật và đẳng cấp xã hội đến các vùng
đất mới. Thực vậy, ngày nay, dấu vết của cuộc di dân trên vẫn còn ghi
đậm trong các quần đảo Melanesia, Polynesia và Micromesia; dân chúng
những nơi này nói tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Austronesia có nguồn gốc từ
Đông Nam Á. Có lẽ người ta không ngạc nhiên khi thấy trong các dân tộc
vùng Đông Nam Á, Trung Đông, Úc châu và Mỹ châu đều có những câu chuyện
thần thoại về trận lụt vĩ đại, và các câu chuyện này có độ tương tự rất
cao. Điều này chứng tỏ rằng các sắc dân này xuất phát từ một nền văn hóa
nguyên thủy. Có thể người Đông nam Á, những nhà nông đầu tiên thế giới,
chính là những người thầy ở các vùng đất mới, dạy người địa phương
những kỷ thuật trồng trọt và chăn nuôi.
- Nguồn gốc heo: Đông Nam Á
Trong
quá khứ (trước khi công nghệ sinh học ra đời), các nhà khảo cổ học dựa
vào những di chỉ khảo cổ học (chủ yếu là xương sọ) được khai quật từ
nhiều vùng khác nhau để đặt giả thuyết và tìm câu trả lời về nguồn gốc
heo. Theo các di chỉ này, heo được thuần hóa vào khoảng 9000 năm về
trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, cũng có
các di chỉ khảo cổ học cho thấy (hay được diễn dịch) là heo cũng từng
được thuần hóa vào khoảng thời gian này tại Trung Quốc ngày nay.
Nhưng
vài thập niên gần đây, với sự phát triển phi thường của di truyền học
và sinh học phân tử, giới khoa học đã có một phương tiện mới, chính xác
hơn và đáng tin cậy hơn để truy tìm nguồn gốc heo. Phương tiện đó chính
là gien, hay nói chính xác hơn là DNA.
Một
nghiên cứu qui mô nhất từ trước đến nay về nguồn gốc heo được tiến hành
với sự hợp tác giữa các nhà di truyền học Mỹ và Thụy Điển. Qua phân
tích xu hướng phân bố và đồng dạng DNA của các giống heo (700 con) trên
thế giới, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng tổ tiên của heo ngày
nay chính là heo rừng và quê hương của heo rừng nguyên thủy này chính là
vùng Đông Nam Á ngày nay. Sau khi được thuần hóa ở Đông Nam Á, heo tản
mát theo con người đến các vùng Âu - Á (Eurasia), vượt biển đến Âu châu
và ra các bán đảo Thái Bình Dương. Sau khi tản mát ra khỏi Đông Nam Á,
heo được tiếp tục thuần hóa nhiều lần ở nhiều vùng tại Trung Quốc, vùng
Cận Đông và Âu châu.
Một
nghiên cứu di truyền mới nhất qua phân tích DNA, các giống heo thuộc
hải đảo Thái Bình Dương và đặc biệt là heo không lông thuộc đảo Vanuatu,
các nhà nghiên cứu Úc và Mỹ khẳng định rằng heo tại các hải đảo này
cũng xuất phát và được thuần hóa từ lục địa Đông Nam Á (đặc biệt là từ
Việt Nam) khoảng 3000 năm trước đây. Sau đó, chúng theo con người “di
dân” ra khỏi lục địa và đến các hải đảo như Vanuatu và Ryukyu. Ngoài ra,
các giống heo tại các hải đảo này cũng có “hồ sơ” DNA rất giống với heo
ở châu Âu.
- Nguồn gốc gà: Đông Nam Á.
Hiện
nay trên thế giới, người ta thống kê có tất cả 175 giống gà khác nhau,
và tất cả đều xuất thân từ loài chim rừng màu đỏ có tên (tiếng Anh) là
Red Jungle Fowl, và tên khoa học là Gallus gallus. Theo các tài liệu
khảo cổ học và dựa vào các di vật khảo cổ, giới khoa học cho rằng loài
chim này được con người thuần dưỡng vào khoảng 4000 năm trước đây tại
vùng thung lũng Indus (tức Pakistan ngày nay). Tuy nhiên, các nhà khảo
cổ học Trung Quốc dựa vào các di chỉ tìm thấy trong các vùng thuộc sông Hoàng Hà (Yellow River) cho rằng Trung Quốc mới là nơi đầu tiên thuần
dưỡng các loài gia cầm như gà và ước tính thời điểm thuần hóa gà xảy ra
vào khoảng 6000 đến 7500 năm trước đây. Nhưng thời điểm này cũng bị nghi
ngờ, bởi vì khí hậu và môi trường miền Bắc Trung Quốc không thể là nơi
lý tưởng cho loài gà rừng Red Jungle Fowl được.
Trong
hai công trình nghiên cứu quan trọng công bố trên tập san “Viện Hàn lâm
khoa học quốc gia Mỹ”, một nhóm khoa học gia Nhật so sánh cấu trúc di
truyền của 21 giống gà nuôi thuộc gia đình Gallus gallus từ Thái Lan,
Nam Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Sri Lanka, … và phát hiện ra rằng
giống gà ở Thái Lan có hệ số phong phú di truyền nhất, tức là giống gà ở
đây có độ tuổi di truyền cao nhất. So sánh DNA gà Đông Nam Á và DNA các
giống gà khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Nhật đi đến kết luận
rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới ngày nay xuất phát từ một
giống gà từng sống (hay được thuần dưỡng) tại một vùng đất mà ngày nay
thuộc Thái Lan và Việt Nam. Họ còn ước tính rằng thời điểm thuần hóa gà
rừng tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam bắt đầu vào khoảng 8000 năm về
trước.
Trong
cuốn “Origin of species” (Nguồn gốc muôn loài), Darwin cũng từng khẳng
định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà
rừng Đông nam Á. Trong một bài viết cho tập san “National Geogiaphic”,
W.G.Solheim II nhận xét rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền chăn nuôi
đầu tiên trên trái đất.
Tất
cả những bằng chứng này cho thấy Đông Nam Á có thể là một cái nôi văn
minh nông nghiệp đầu tiên của con người và cư dân tại đây rất có thể là
những người phát minh ra kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi và truyền
các kỹ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay). Phát
hiện mới nhất về nguồn gốc heo và gà (và trước đó là chó) từ Đông Nam Á
cung cấp thêm một cơ sở để suy luận rằng trong quá trình định cư và phát
triển nông nghiệp, người Đông Nam Á cổ đã thuần dưỡng giống gà rừng và
từ đây, giống gà này được truyền bá đến miền Nam Trung Quốc và từ Trung
Quốc “di cư” sang Âu Châu. Những phát hiện này, cộng với những di chỉ
khảo cổ học và di truyền học mới nhất; củng cố thêm cho giả thuyết Đông
Nam Á là một trung tâm văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới.
Cạnh
bài báo đã dẫn ở trên chúng ta còn thấy một bài báo ngắn nữa, cũng của
tác giả Nguyễn Văn Tuấn, giới thiệu về cuốn sách “Địa Đàng ở phương
Đông” (tác giả: Stephen Oppenheimer; Lê Sĩ Giảng, Hoàng Thị Hà dịch từ
nguyên tác tiếng Anh: Eden of the East). Tiện đây, và cũng vì ý nghĩa
đặc biệt của nó, chúng ta “khoe” luôn:
“Bạn
đọc đang cầm trên tay một cuốn sách rất quan trọng về lịch sử văn minh
và văn hóa Đông Nam Á. Cuốn sách thực chất là một công trình nghiên cứu
văn minh và văn hóa thời tiền sử, và có liên quan mật thiết đến Việt
Nam. Cuốn sách này đã làm cho Tây phương và sẽ làm cho bạn đọc thay đổi
cái nhìn cố hữu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Để làm sáng tỏ hơn
câu phát biểu trên, tôi muốn có vài hàng thưa chuyện cùng bạn đọc về
những diễn biến dẫn đến sự ra đời và ý nghĩa của tác phẩm này.
Trước
thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước
đọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung
Hoa và Ấn Độ, hay thậm chí là Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại
dấu tích. Một quan điểm gần như “chính thống” của đại đa số giới học giả
phương Tây là văn hóa Đông nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ
và Trung Hoa, và văn minh Đông nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể.
Cuốn
sách này sẽ làm cho bạn phải suy nghĩ lại và sẽ thay đổi những định
kiến trên. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là
một tộc người cổ nhất thế giới và là tổ tiên của người miền Nam Trung
Quốc ngày nay. Qua những dữ kiện dồi dào được thu nhập một cách công phu
từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau được trình bày trong sách, bạn đọc
sẽ nhận thức rằng Đông nam Á là nơi phát triển nền nông nghiệp sớm nhất
và có thể là quê hương của kỹ nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới.
Những kỹ thuật này đã được truyền đi khắp thế giới qua làn sóng di cư vĩ
đại xuất phát từ Đông nam Á. Những khám phá mà nói theo nhà khảo cổ học
danh tiếng người Mỹ, Wilhem G.Solheim II, làm cho người ta phải suy
nghĩ lại vai trò và vị trí của người phương Tây trong quá trình tiến hóa
của văn hóa thế giới, bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy một cách hùng
hồn rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là nơi
đã đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh nhân loại.
Người
viết lời giới thiệu này có may mắn đã đọc “Eden of the East” và đã có
dịp giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc Việt Nam qua tạp chí “Tia Sáng”.
Nay, có cơ hội viết lời giới thiệu cho bản tiếng việt của một cuốn sách
viết bằng tiếng Anh là một vinh hạnh cho người viết bởi vì tôi thấy
những câu trả lời khoa học của cuốn sách đã vượt biên giới quốc gia, âu
cũng là một ước muốn của tác giả và những người tổ chức dịch và xuất bản
cuốn sách này sang tiếng Việt. Trước khi viết những dòng giới thiệu
này, người viết đã đọc hết bản dịch và người viết rất phấn khởi thấy bản
dịch có chất lượng cao, vì người dịch đã tỏ ra trân trọng với tiếng
Việt và cẩn thận với các thuật ngữ chuyên môn, cuốn sách quả xứng đáng
có trong tủ sách văn minh và văn hóa của bạn đọc”.
Trong
bài báo thứ nhất, chúng ta thấy có một lần nói đến một địa danh mà có
lẽ nó là một trong những vùng có phong cảnh thiên nhiên hữu tình thuộc
“tốp” đẹp nhất nhì thế gian, đó là Vịnh Hạ Long.
(Còn nữa)
---------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét