Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

TT & HĐ II - 20/f

                                            

                 Thế Giới Bàng Hoàng Khi Phát Hiện Một Lục Địa Mới Trên Thái Bình Dương

                                           Sự hình thành trái đất & Thuyết Kiến Tạo Mảng

 

PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
 
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)


"Lịch sử chỉ có thể được viết tốt ở một đất nước tự do".   

Voltaire

"Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ".  

Victor Hugo

"Trong lịch sử lâu dài của loài người (và cả loài vật nữa), những ai học được cách cộng tác và ứng biến tài tình nhất sẽ sinh tồn."
Charles Darwin
 
"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau"  
Cervantes (Tây Ban Nha)
 
"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân" 
 Cicero (La Mã)
 
"Lịch sử không là gì hơn ngoài màn kịch của tội lỗi và bất hạnh".
Voltaire
 
 
"Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn 
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? 
Hỏi con Ngọc Thỏ đà bao tuổi? 
Chớ chị Hằng Nga đã mấy con? 
Đêm vắng cớ chi phô tuyết trắng? 
Ngày xanh sao nỡ thẹn vầng son? 
Năm canh lơ lửng chờ ai đó? 
Hay có tình riêng với nước non"
(Hồ Xuân Hương - Bài thơ “Hỏi Trăng”)

"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn".

Hồ Chí Minh

 

 

(Tiếp theo)

***
Nếu Atlantic nằm đâu đó ở Đại Tây Dương và đã từng là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải với Châu Mỹ để hình dáng kim tự tháp ở hai nơi được giống nhau thì từ lâu, đối với con người cổ đại ở Địa Trung Hải (Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại…) đã phải được biết đến, nghe đến, dù sau này có thể là từ truyền thuyết về sự hiện diện của Châu Mỹ. Vậy, trong thực tế, có xảy ra như thế không? Chắc là không, vì nếu thế, hiền triết Platon đã thể hiện ra khi nói về vị trí địa lý của Atlantis.
Đã nhiều người nói đến vị trí của Địa Đàng. Hợp lý hơn cả vẫn là hai ý kiến (mà thực ra là một) mà chúng ta đã từng nói tới ở trên. Nhưng tại sao nó lại ở đúng vị trí ấy mà không thể ở vị trí nào khác trên các đại dương? Phải chăng đó là định mệnh của Địa Đàng? Có lẽ chúng ta phải đặt câu hỏi này cho Trái Đất!
Trước câu hỏi “tầm cỡ” của chúng ta, Trái Đất cười hềnh hệch:
“Tiên sư bố chúng mày, biết gần hết về ông rồi mà còn giả vờ hỏi!... Cút về mà hỏi cái đám “Địa kiến tạo học” ấy, chúng nó chỉ cho!”. Thật là giận đến tái người, nhưng “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, vả lại, nghĩ cũng đúng, Trái Đất vất vả “đầu tắt mặt tối”, chạy hùng hục quanh năm xung quanh Mặt Trời cưu mang chúng ta, không lẽ nào lại làm Trái Đất “khổ” thêm chỉ vì một câu hỏi tầm cỡ như vậy, nên chúng ta lủi thủi… chẳng đi đâu cả (làm sao mà rời khỏi Trái Đất được?), chỉ chui đầu vào “Địa kiến tạo học”, không phải để học (vì có biết gì đâu mà học!) mà là để ngửi hương, ngắm hoa một chút.
Tiền thân của thuyết “Kiến tạo mảng” ngày nay là thuyết “Lục địa trôi dạt”.
Vào năm 1596, nhà vẽ bản đồ người Hà Lan là Abraham Ortelius, lần đầu tiên đưa ra ý kiến cho rằng các lục địa không ổn định mà có hiện tượng xê dịch. Ông gợi ý rằng châu Mỹ bị “tách ra khỏi châu Âu và châu Phi… bởi những trận động đất và những trận lụt”; “những vết đứt gãy cho thấy điều đó, nếu ta nhìn vào bản đồ thế giới và xem xét kỹ bờ biển của ba lục địa ấy”. Tư tưởng của ông bị lãng quên đến mãi thế kỷ XIX mới được nhắc lại. Đến năm 1912, ý kiến của Ortelius mới được các nhà khoa học chú tâm xem xét và nhà khí tượng học người Đức tên là Alfred Lothar Wegener (1880 - 1930) đã đề xuất thuyết “Lục địa trôi dạt”, được giới thiệu trong hai bài báo. Ông cho rằng trước đây, tất cả các lục địa đều gắn kết với nhau (tạo thành một mảng lớn duy nhất gọi là siêu lục địa; cách đây vào khoảng 200 triệu năm, siêu lục địa bắt đầu quá trình chia tách và đạt được các vị trí như ngày nay.
Lý thuyết của Wegener có một phần dựa trên ý kiến của Ortelius, một phần dựa trên những kết quả thu được từ quan sát địa chất cũng như khảo cổ sinh vật. Wegener chỉ ra rằng những cấu trúc địa chất cũng như mảng thực vật và động vật hóa thạch được tìm thấy rất giống nhau tại vùng bờ biển Nam Mỹ và châu Phi vốn cách nhau rất xa bởi một Đại Tây Dương ngày nay. Theo ông, về mặt tự nhiên, hầu hết các sinh vật này không thể bơi hoặc được vận chuyển qua đại dương mênh mông như thế; sự có mặt của các loài hóa thạch giống nhau dọc theo những khu vực bờ biển của châu Phi và châu Mỹ là bằng chứng thuyết phục nhất cho giả thuyết rằng các lục địa này có một thời tiếp giáp nhau.
Tuy nhiên, thuyết Lục địa trôi dạt, như một lẽ thường tình, cũng chịu nhiều ý kiến phản bác. Nghiêm trọng là Wehener đã không trả lời được thắc mắc: lực nào đủ mạnh để có thể di chuyển một khối đá khổng lồ trong một khoảng cách xa như vậy và nếu cho rằng nó “cày” một cách giản đơn trên nền đáy biển thì đáng lẽ phải bị gãy vỡ ra theo đúng luật tự nhiên chứ?
Quyết tâm bảo vệ thuyết của mình, ông đã dành phần đời còn lại đi tìm bằng chứng bổ sung. Rất buồn là vào năm 1930, trong một lần tìm kiếm như thế - chuyến thám hiểm băng qua mỏm băng ở Greenland, ông đã bị chết cóng. Dù sao thì thuyết “lục địa trôi dạt” đã tròn vai lịch sử của nó, đã góp phần xứng đáng trong quá trình nhận thức của con người về vận động nội tại Trái Đất; và nó sống mãi, luôn có mặt trong bài học đầu tiên của “Địa kiến tạo học”. Nói theo cách của nhà vật lý học Galillê: dù sao thì lục địa vẫn trôi (nhưng trôi với một kiểu thức dị thường!)

 
Sự trôi dạt của các lục địa đã xảy ra hơn 150 triệu năm qua
Sau khi Wegener mất, quan điểm của ông vẫn được A. Du Toit (Nam Phi), và A. Holmes (Xcotlen) tiếp tục hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên việc chứng minh cho thạch quyển (từ chuyên môn, tương tự như khí quyển, thủy quyển; chỉ các lớp cứng tạo thành lục địa, vỏ đáy đại dương) trôi ngang theo cơ chế vật lý là một vấn đề khó khăn nhất cho các nhà kiến tạo thuộc Trường phái động.
Vào những thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX, các nhà địa vật lý đã phát hiện ra quyển mềm; tạo nên một cuộc cách mạng to lớn trong địa kiến tạo học vì đã giải quyết được trọn vẹn cơ chế vận động ngang của thạch quyển. Từ đó học thuyết “Kiến tạo mảng” ra đời, phát triển và ngày nay (dù vẫn còn đang tranh luận ở một vài vấn đề) đã trở thành học thuyết có sức thuyết phục nhất, giải thích được nhiều hiện tượng địa chất nhất. Kiến tạo mảng là một học thuyết địa kiến tạo tiêu biểu cho trường phái kiến tạo động, nhìn nhận sự vận động uốn nếp, tạo núi liên quan chủ yếu với sự dịch chuyển ngang của các mảng thạch quyển, xem xét các quá trình phát triển địa chất trong mối tương tác hữu cơ giữa sự vận động của các dòng đối lưu trong quyển mềm và biểu hiện của chúng trên bề mặt.
Từ khi phát hiện ra quyển mềm, các nhà địa chất đã chứng minh thạch quyển được ghép với nhau bằng các mảng lớn nhỏ khác nhau, cơ động trên quyển mềm.
Thạch quyển bao gồm các mảng chính là:
- Mảng Âu - Á: được tạo thành chủ yếu từ thạch quyển lục địa, ranh giới phía đông của nó là hệ máng biển sâu, nơi mảng Thái Bình Dương đang chúi xuống mảng lục địa dưới chân hệ cung đảo kéo dài từ Kamsátka cho đến Inđônêsia. Ranh giới phía tây là nửa bắc sống núi giữa Đại Tây Dương (dãy núi lớn trên nền đáy biển, dài hơn 50000 km, ngang có chỗ hơn 800 km, chạy ngoắn ngoéo giữa các lục địa, uốn lượn quanh địa cầu, giống như những đường chỉ may trên trái bóng chày, có độ cao trung bình là 4500 mét).
- Mảng châu Phi và Xômali
- Mảng Ấn Độ: bao gồm phần lục địa Ấn Độ kéo dài đến đới xô húc Hymalaya (sự hình thành nên các dải núi là kết quả tất yếu của một quá trình hội tụ - nén ép của hai mảng khi chúng xích lại gần nhau; một dạng của hội tụ - nén ép là xô húc nhau) và phần lớn Ấn Độ Dương ở về phía đông sống núi tây Ấn Độ Dương.
- Mảng Ả Rập
- Mảng châu Úc
- Mảng Bắc Mỹ
- Mảng Nam Mỹ: sự biến dạng dọc theo máng biển sâu Pêru - Chi Lê rất mạnh. Ở đó mảng đại dương Nazca chúi xuống lục địa Nam Mỹ tạo nên dải núi Andes.
- Mảng Nam Cực: mảng này được bao quanh mọi phía bằng các sống núi đại dương.
- Mảng Thái Bình Dương: là một mảng đại dương hoàn toàn, có ranh giới phía đông là sống núi đông Thái Bình Dương, đứt gãy sau Andes, sống núi Juan de Fuca; ranh giới phía bắc là đới hút chìm Alêutic (Một dạng khác của hội tụ - nén ép là “hút chìm”: mảng này chồm lên mảng kia, mảng đi xuống gọi là mảng bị hút chìm, tạo nên một vùng giáp ranh gọi là đới hút chìm; máng sâu là nơi tiếp xúc với đới hút chìm, là ranh giới của mảng hội tụ; một dạng địa hình đại dương có tính địa chất cao đó là các dãy đảo núi lửa (còn gọi là cung đảo núi lửa), chúng luôn đi cùng với một mảng biển sâu (khác sống núi đại dương). Ranh giới phía tây là toàn bộ các đới hút chìm tây Thái Bình Dương kể từ máng biển sâu Kurin cho đến máng Puységur ở phía nam. Kể từ sống núi Thái Bình Dương, tuổi địa chất tăng lên nhanh chóng khi tiến về phía Tây của mảng, cụ thể, tuổi của mảng dao động từ 80 triệu năm đến 100 triệu năm khi tiến tới các đới hút chìm Tây Thái Bình Dương. Trên bề mặt của mảng Thái Bình Dương, còn để lại các dấu vết của dải núi lửa kéo dài như Haoai, Tuamotu, Guot Mac Donan. Đó là những dấu tích về vận động tuyệt đối của mảng so với lớp manti (lớp vỏ trái đất ở dưới thạch quyển, gồm cả phần dưới thạch quyển và quyển mềm). Thông qua đó, người ta có thể xác định được hướng và tốc độ vận động của mảng. Ở khoảng thời gian đầu, vận động của mảng này khá ổn định, nhưng đến mốc thời gian cách đây 45 triệu năm, hướng vận động của nó thay đổi từ bắc sang tây - tây bắc. Sự thay đổi này có tác động to lớn đến quá trình biến dạng của rìa đông mảng Âu - Á.
- Mảng Juan de Fuca:
- Mảng Philipin: Mảng này được viền quanh về phía đông bởi mảng biển sâu Nankai, về phía tây bởi đới hút chìm Ryuku và đi xô húc Đài Loan, về phía tây nam bởi máng biển sâu Philipin. Mảng Philipin dịch chuyển xung quanh một trục đặt gần ranh giới phía bắc. Ranh giới giữa mảng này với mảng Thái Bình Dương trở nên cùng hòa nhập về phía nam.
- Mảng Caribê: Nằm giữa hai mảng Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
- Mảng Nazca: Mảng này được tách ra từ mảng Thái Bình Dương với tốc độ tách giãn khá lớn dọc theo sống núi Thái Bình Dương
- Mảng Cocos: Có ranh giới phía tây là sống núi đông Thái Bình Dương, phía nam là sống núi Galaparos.
Theo thuyết kiến tạo mảng thì các mảng thạch quyển là những bộ phận tách rời từ một Pangea duy nhất, quá trình tách rời đó bắt đầu từ khoảng 200 triệu năm trước đây. Pangea trong trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “tất cả các vùng đất”, “toàn lục”, và chúng ta cũng quen gọi là “Siêu lục địa”. Sự tạo thành Pangea không phải chỉ một lần mà là một quá trình hội tụ và tách rời các bộ phận lục địa có tính chu kỳ. Từ lúc hình thành trái đất đến nay, đã xảy ra ba lần hình thành và tách rời Pangea và chúng ta đang trong giai đoạn tách rời thứ ba.
Năm 1961, các nhà khoa học nêu giả thuyết về sự hình thành dãy sống núi đại dương. Họ cho rằng vùng đáy biển ở khoảng giữa đại dương, dọc theo hai bờ lục địa là những vùng yếu về mặt cấu trúc, nơi mà magma (vật chất của Trái đất ở thể nóng chảy) từ trong lòng của Trái đất dễ dàng dâng trào, làm cho đáy biển ở đó hình thành nên sống núi với hai vết xẻ dọc theo đỉnh chóp núi. Magma liên tục phun trào ra từ những vùng yếu này dọc theo đỉnh chóp của dãy núi ngầm tạo nên lớp vỏ đại dương mới. Quá trình này sau được gọi là “sự lan rộng của đáy biển”. Giả thuyết này đã được xác nhận bởi nhiều bằng chứng.
Một câu hỏi được đặt ra là nếu đáy biển lan rộng như vậy thì Trái Đất có “nở ra” không? Hầu hết các nhà địa chất học đều cho rằng lịch sử kiến tạo Trái đất đã không thể hiện điều đó; họ đều tin rằng nếu như có thay đổi thì cũng rất ít về kích thước kể từ cách đây 4,6 tỷ năm, lúc Trái Đất bắt đầu hình thành.
Câu hỏi tiếp theo được nêu ra: làm thế nào lớp vỏ mới liên tục hình thành dọc theo các sống núi đại dương mà không làm tăng kích thước Trái Đất? Harry H. Hess (1906-1969), một nhà địa chất học tại Đại học Princeton và Robert S. Dietz, một nhà khoa học khảo sát bờ biển của Mỹ (người đặt ra thuật ngữ “đáy biển lan rộng”) đã là những người đầu tiên trả lời câu hỏi này. Rõ ràng là nếu kích thước Trái đất không tăng thì đồng thời với sự dãn nở đáy biển xut phát từ hai bên dãy núi ngầm phải là quá trình co rút đáy biển ở đâu đó, và hai quá trình đó là tương đối cân bằng. Sự co rút ấy bộc lộ ra thành hiện tượng hút chìm: những lớp vỏ đại dương già cỗi chìm vào những máng biển sâu - những hẻm núi hẹp, rất sâu dọc theo lòng chảo Thái Bình Dương. Theo họ, Đại Tây Dương đang giãn ra trong khi Thái Bình Dương đang co lại.
Ý tưởng nêu trên đồng thời cũng giải thích luôn được vì sao các lớp trầm tích trên đáy biển là không nhiều và vì sao đá đại dương lại trẻ hơn nhiều so với đá lục địa.
Do sự mở ra của các đại dương trẻ, Thái Bình Dương sẽ phải chịu sự thu hẹp, các rìa tích cực của nó bị nén ép chặt lại, tạo thành một đại dương rất hoạt động quanh Thái Bình Dương - “vành đai Thái Bình Dương”. Vành đai đó được đặc trưng và còn được tiếp tục tách biệt cả trong thời đại hiện nay bởi tính tích cực kiến tạo rất cao, trong đó có tính tích cực địa chấn và hoạt động magma mạnh mẽ. Tuy nhiên các mắt xích riêng biệt của nó đã được phát triển theo một vài phương thức có tính đặc thù. Trên rìa tây - bắc Thái Bình Dương và rìa Châu Á vào nửa đầu của giai đoạn đã diễn ra sự cố kết của các cung đảo núi lửa vào các vi lục địa, điều đó dẫn đến sự tái tạo của rìa này thành rìa kiểu Andes, với dải núi lửa - pluton ven rìa. Rìa lục địa phía đông Á kéo dài từ quần đảo Carim qua Camsamka xuống đến các đảo của Inđônêsia. Đó là một rìa động (phân biệt với rìa tĩnh). Ở khu vực này, mảng đại dương không chúi trực tiếp xuống lục địa mà chúi gián tiếp qua một vòng cung đảo…
Nghe lời Trái Đất, chúng ta chúi đầu vào Địa Kiến tạo học, ngửi hương, ngó hoa được từng đó. Đã không giải quyết được gì, không kiếm chác được gì phục vụ cho việc định vị vị trí địa lý chính xác cho Địa Đàng, mà còn… mắc kẹt luôn ở đó. Thật chán chết đi được! Không thể hiểu nổi “thềm lục địa” của các mảng tách ra từ Siêu lục địa, hình thành như thế nào, chứ nó không “có sẵn” trước khi tách rời. Sự tách rời như thế sẽ tạo nên những đứt gãy rất sâu và nhất thiết, xét về mặt thuần túy vật lý, phải có sự dâng trào magma mạnh mẽ ở những đứt gãy ấy. Nếu hiện tượng đó là có thực thì đến ngày nay có thể quan sát được “di chứng” để lại của nó không? Và biết đâu chừng hiện tượng đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên hệ thống đứt gãy sâu chằng chịt trên các lục địa cũng như nền đại dương, mà một trong những hướng quan trọng nhất là tây bắc - đông nam. Có lẽ cũng vì vậy mà các đứt gãy sâu xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng 3 - 2,5 tỷ năm. Có thể nhìn thấy nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tách dãn và tạo bồn (những “vết lõm” hoặc những khe của sự đứt gãy “nông”) từ quá trình đứt gãy sâu và dâng trào magma. Mọi quá trình tách giãn ở mức độ khác nhau đều có mối liên hệ với các dòng đối lưu đi lên từ quyển mềm. Sự tách giãn lục địa đã làm xuất hiện các cấu trúc như bồn trầm tích, khe nứt vỏ và các rìa lục địa. Các bồn trầm tích được hình thành do hậu quả của quá trình tách giãn vỏ Trái Đất được chi phối trực tiếp từ các dòng nhiệt đi lên từ quyển mềm.
Có thể hình dung quá trình hội tụ nén ép là sự tương phản của quá trình tách giãn. Chúng xuất hiện đồng thời và chuyển hóa nhau qua một mốc cân bằng (động) tạo nên sự vận động kiến tạo của Trái Đất, vừa tuân theo những nguyên lý chung về kiến tạo hành tinh trong Thái Dương Hệ vừa mang tính đặc thù của loại hành tinh có nước ở trạng thái lỏng; vừa có tính tương tự trong việc tạo sơn lập thủy, vừa đa dạng và phong phú về cách thức tạo dựng; vừa vô cùng sinh động, vừa ổn định, vừa có tính tiến triển vừa có tính chu trình, do đó mà cũng mang tính an bài, định mệnh nếu xét một cách toàn diện, tổng thể, đồng thời cũng mang tính ngẫu nhiên, đột biến nếu xét trên bình diện cục bộ, địa phương.
Quan sát sơ đồ thể hiện các loại dấu tích (vết đứt gãy, tạo sơn, trồi sụt nền…) còn lưu lại của quá trình kiến tạo, cũng như những hiện tượng kiến tạo (như núi lửa, sóng thần, động đất…) đang tiếp tục xảy ra, chúng ta có cảm giác (dù mông lung) rằng sự tách giãn và hội tụ các mảng thạch quyển không phải chỉ là kết quả của vận động nội tại một cách tự thân (tương đối) của Trái Đất, mà còn là (và chính là) kết quả của mối quan hệ sống động giữa Trái Đất và Thái Dương Hệ. Và nếu suy rộng ra nữa thì đó là một vừa kết quả vừa nguyên nhân thuộc tổng thể cuộc tạo dựng vĩ đại trong Vũ Trụ, ra chính Vũ Trụ. Những cái đầu hoang tưởng đương nhiên là phải có cảm giác hoang đường, đại loại như thế rồi, nhưng còn một cảm giác khác, thực tế hơn, kèm theo, đó là: sự trôi dạt các lục địa không đơn thuần chỉ là sự tản ra một cách tuyến tính mà còn phải thỏa mãn vận động xoay (quay theo chiều kim đồng hồ quanh trọng tâm) nguyên thủy của bản thân Siêu lục địa nữa. Hình như hệ thống sơ đồ mô tả hình dáng Siêu lục Địa của 225 triệu năm trước và vị trí phỏng chừng của các lục địa qua những giai đoạn trôi dạt tương đối là chưa thỏa đáng.
Chúng ta có thể tưởng tượng rằng Siêu Lục Địa trước khi phân tách thành các mảng bộ phận, bản thân nó cũng “trôi dạt”, không những thế, có thể là do tác động đối lưu, đối ngẫu của nền nóng chảy nhiệt mà nó còn bị xoay quanh trọng tâm của chính nó nữa. Tưởng tượng đó sẽ dẫn chúng ta đến một tưởng tượng tiếp theo: ngay tại thời điểm bắt đầu gãy nứt, phân tách ra thành những lục địa (mà khởi đầu có thể mới là hai bộ phận), Siêu Lục Địa là một khối bù (không khuyết), phần phía tây bắc của nó là nước Nga, phần phía tây nam của nó là Bắc Mỹ, phần phía nam của nó là Nam Mỹ, phần phía đông bắc của nó là Đông Á ngày nay và phần phía đông của nó có thể là châu Nam Cực khi chưa tách rời. Vị trí của châu Úc lúc đó có thể là giáp Ấn Độ, thuộc biển Ả Rập; bên trong phần sau này trở thành châu Nam Cực.
Quan sát bản đồ địa lý thế giới ngày nay, chúng ta còn nhìn thấy rất rõ tính tương tự giữa hai bờ lục địa của Đại Tây Dương, bờ rìa châu Mỹ và bờ rìa Âu - Phi. Điều đó nói lên quá trình tách dãn tương đối đều đặn, ổn định, không gây ra những đột biến kiến tạo lớn ở dọc hai bờ ấy. Quan sát khu vực Địa Trung Hải, chúng ta cũng thấy những nét tương tự lớn, nhưng do hoạt động địa chấn, núi lửa mang tính cục bộ địa phương mà hai bờ nam, bắc của nó đã thể hiện ra nhiều sai biệt. Ngược lại, khi quan sát khu vực quần tụ đảo ở phía đông - nam châu Á, khoảng giữa châu Á và châu Úc, chúng ta thấy có cái vẻ “nát như tương tàu” của nó.
Cái vẻ nát như tương tàu của khu vực đó, cùng với những điều mà Địa kiến tạo học đã nói về nó như: nằm trên vành đai động và thuộc quãng tích cực của hoạt động địa chấn, núi lửa, là khu vực chằng chịt những đứt gãy sâu nhiều chiều, tách dãn đan xen với nén ép khá phức tạp… làm chúng ta nghĩ về một sự tàn phá.
Một ý tưởng lóe lên trong đầu chúng ta: trước đây, trước khi chia tách, vùng biển Bengan hiện nay đã là vị trí của một mảnh thuộc Siêu Lục Địa. Mảnh đó hợp với châu Úc thành một lục địa trôi dạt. Lục địa đó có hình dạng gồm hai phần, thắt eo ở giữa tương tự như châu Mỹ mà châu Úc là phần phía nam của nó, có thể tạm gọi lục địa đó là tiểu châu Mỹ. Tiểu châu Mỹ tồn tại một thời gian thì tách nhau ra, phần phía bắc trôi dạt đến vị trí giữa Philipin và châu Úc ngày nay, còn châu Úc thì trôi dạt đâu đó xuống dưới một chút nữa (ngày nay, châu Úc có hướng trôi dạt ngược lại vì cùng tắc biến, biến tắc phản mà!)
Phần phía bắc của tiểu lục địa châu Mỹ, vì ở vào vị trí rất động và nhạy cảm của quá trình kiến tạo Trái đất mà nó đã phải chịu đựng những áp lực mạnh mẽ, đã tích tụ những căng thẳng ngày một to lớn, chờ được “giải thoát” đến tận cùng vùng trên manti.
Chính cái “cục” thạch quyển đang trong nỗi đau khổ, uất ức cùng cực đó lại đội trên đầu một miền đất thần tiên - Địa Đàng của nhân loại.
Trước đó, do có một thời kỳ hoạt động tích cực của núi lửa phun trào mà miền đất đã tách khỏi tiểu châu Mỹ trở nên màu mỡ, tạo nên một thảm thực vật cực kỳ tốt tươi, muông thú là vô số kể. Con người đã đặt chân lên đó vui sống và làm hình thành nên cả một nền văn minh đồ gỗ-đá hết sức rực rỡ, lan tỏa toàn cầu.
Một Địa Đàng nằm trên một khối thạch quyển đau khổ và uất ức, chờ ngày được giải thoát, cứu rỗi. Thật chẳng có biểu tượng nào chính xác hơn về thế giới ngày nay cả, khi con người đang điên cuồng một cách mù quáng chạy đua vũ trang, tàng trữ trong lòng nó những kho chất nổ khổng lồ! Đó là tất yếu hay ngẫu  nhiên? Một câu hỏi Trời Xanh không thể giải đáp, không cần phải giải đáp cho nên cũng không đáp! Con người thật kỳ quặc, mọi hành động đều có mục đích cố gắng sống còn nhưng thực ra lại hướng tới diệt vong!
Sự tiêu vong của một hiện hữu là điều tự nhiên, nhưng sự tiêu vong theo cách đột biến, cực đoan nhất, lại là định mệnh. Một kết thúc đau thương đã chờ đợi Địa Đàng và đó chính là định mệnh của nó!
Theo trí tưởng tượng của chúng ta, sự mất đi của Đại Lục Mẫu phải là hàng loạt vụ nổ khủng khiếp mà trong đó có một vụ nổ khủng khiếp nhất, long trời lở đất có tính kết cuộc! Đại Lục Mẫu biến mất không phải là vì bị lún sụt, chìm xuống, không phải là do sự sụp đổ thông thường mà là sự...nổ tung lên, các khối vỡ đủ kích cỡ văng tung tóe lên trời với một tốc độ và độ cao đạt được khó mà tưởng tượng nổi, để rồi sau đó xuất hiện một cơn mưa đá vĩ đại nhất mà con người có thể thấy; một cơn mưa thiên thạch mà Trái Đất đã tự tạo cho chính nó. Cơn mưa thiên thạch đó không phải rơi xuống ngay tại khu vực sinh ra nó mà vì một lý do nào đó, một phần (lớn?) đã rơi như một luồng xuống, chếch theo hướng tây - bắc, bắn phá khu vực phía nam Carolina tạo thành khoảng 3000 vết lõm hình bầu dục như người ta sau này phát hiện thấy (và chúng ta cũng đã từng nói đến).
Để có được một cú nổ “siêu thoát” như thế, không còn cách nào khác, chúng ta phải “mơ” tới sự cộng hưởng của hàng loạt cú nổ hạt nhân. Trong điều kiện về nhiệt độ và áp xuất trong lòng Trái Đất có thể đủ yếu tố làm xảy ra những vụ nổ nhiệt hạch tự nhiên không? Theo như phân tích vật lý học hiện nay thì là không, nhưng nếu “bỏ ngoài tai” những “phán quyết” ấy thì là có. Trong vài truyền thuyết, hoặc những thánh ca cổ mang tính sử thi, chúng ta vẫn bắt gặp những đoạn mô tả về những hiện tượng gây ra bởi năng lượng hạt nhân và sự nhiễm phóng xạ. Hiện tượng cộng hưởng hoặc tác động dây chuyền có tính cộng hưởng trong thiên nhiên dù có xác suất không cao nhưng không phải là không thể trong một kịch phát địa phương nào đó gây ra một cú nổ hạt nhân. Và chỉ cần một cú nổ hạt nhân nhỏ lẻ làm tiền đề, trong điều kiện thuận lợi sẽ có khả năng gây ra thảm họa hạt nhân. Có thể cho rằng sự nổ hạt nhân làm biến mất Địa Đàng đã xảy ra ở tầng sâu đáy biển nên đã hạn chế rất nhiều tác hại của phóng xạ đối với sinh vật quanh khu vực lúc bấy giờ. Cuối cùng, chỉ có vụ nổ hạt nhân vô cùng mạnh mẽ mới có thể làm tiền đề được cho hiện tượng địa chấn và phun trào dung nham đồng loạt, dây chuyền trên khắp đáy đại dương, đủ sức gây ra một Đại Hồng Thủy ảnh hưởng đến hầu hết các lục địa.
Một nền văn minh đồ gỗ - đá dù rực rỡ nhưng những kinh nghiệm chế tác cũng như những bí quyết về kỹ thuật chủ yếu lưu truyền qua con đường ngôn ngữ của nó cũng khó mà còn được trước sự “ra đi” đột ngột của nó. Điều này, đến ngay thời đại ngày nay cũng có thể thấy được: một bí quyết nghề nghiệp, một thế võ bí truyền sẽ lập tức mất đi nếu người giữ nó đột ngột mất đi mà chưa kịp truyền lại.

(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét