TT & HĐ II - 19/d
Con người xuất hiện ở Việt Nam khoảng 77 vạn năm?
Khám phá Việt Nam Di chỉ Thạch Lạc – Sự bí ẩn người Việt cổ
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG VIII: THẮT NÚT
Tri
thức đạt được qua học hỏi; sự tin tưởng đạt được qua nghi ngờ; kỹ năng
đạt được qua rèn luyện; tình yêu thương đạt được qua yêu thương.
Thomas Szasz
Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người.
William Wordsworth
Giữa
sự sai lầm và sự thực vô dụng không có nhiều khác biệt. Cũng giống như
vàng không thể dùng sẽ chẳng khiến ai giàu có, kiến thức không thể áp
dụng sẽ chẳng khiến ai thông thái hơn.
Samuel Johnson
Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái.
Will Durant
Danh
vọng và tài sản có thể rơi xuống từ bầu trời, và sự giàu sang có thể tự
tìm đến chúng ta, nhưng ta phải tự đi tìm sự hiểu biết.
Edward Young
Dấu hiệu thật sự của trí tuệ không phải là kiến thức mà là trí tưởng tượng.
Albert Einstein
Sự ngu dốt là lời nguyền rủa của Chúa trời; tri thức là đôi cánh đưa ta bay tới thiên đường.
William Shakespeare
Tôi là người thông thái nhất trên đời, vì tôi biết một điều, rằng tôi chẳng biết gì cả.
Plato
Đức hạnh là thiên thần, nhưng cũng là một thiên thần mù lòa, và phải nhờ tri thức dẫn đường tới mục tiêu của mình.
Horace Mann
Ngày
nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến
thức nhỏ nhưng mới mẻ đối với bạn… thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi
vô ích, không thể lấy lại được nữa.
Khuyết danh
“Nhìn thế giới trong một hạt cát
Và bầu trời trong cánh hoa rơi
Giữ vô thường trong lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong một giờ ngắn ngủi”.
William. Blake
(Tiếp theo)
***
Chúng ta có cảm
giác ngờ ngợ rằng tiền thân trực tiếp của tiền tệ chính là những sợi dây
bện có nút thắt, khi chúng chỉ còn chức năng đếm để định lượng mà không
còn chức năng biểu thị thứ nguyên nữa (vì sự hỗ trợ cho trí nhớ đã được
chữ viết, hay ký hiệu viết, lúc này đã đủ “tư cách” đảm nhiệm). Những
sợi dây thắt nút ấy chắc rằng phải được cải tiến sao cho bền chắc, sử
dụng được lâu dài. Lúc đầu, khi ở chợ chỉ mới là trao đổi trực tiếp và
thuần túy, người ta mang sản phẩm dùng trao đổi ra cùng với những sợi
dây ấy để mà đếm, để mà “cộng, trừ”, nhất là đối với những số lượng trao
đổi lớn hơn mười ngón tay. Chẳng hạn như khi trao đổi lúa lấy cái gì đó
thì người ta phải dùng một cái gì đó giống như “đấu”, “lon” để mà
“đong”. Một lần đong, người ta “lần” ra một nút và cứ thế vừa đong, vừa
“lần” như sau này các vị tu hành lần tràng hạt vậy.
Sự hiện hữu các
sợi dây thắt nút một cách thông dụng trong vai trò là “bàn tính” trên
thị trường trao đổi có thể là không lâu nhưng quan trọng. Chính hiện
tượng ấy đã tạo nên một nghề chuyên làm những sợi dây thắt nút sẵn để
trao đổi. Những sợi dây đó phải được làm thế nào đó để “bền”, đẹp, sắc
sảo công phu hơn những sợi thắt nút tự làm thông thường để dễ bề trao
đổi, nghĩa là phải bện từ những vật liệu nào đó có chất lượng một cách
tỷ mỉ để tạo độ vừa dai, vừa chịu đựng được nắng mưa, vừa dễ làm sạch…
nói chung là vừa “bắt mắt” vừa có thể sử dụng được lâu dài. Tùy công sức
bỏ ra để làm một sợi dây có số nút thắt nhất định mà thị trường trao
đổi chấp nhận rằng một sợi như thế sẽ đổi được bao nhiêu “lon” lúa chẳng
hạn. Vì thế mà những sợi dây thắt nút sẵn ấy “kiêm nhiệm” luôn vai trò
vật trung gian của sự trao đổi, nghĩa là mang chức năng tiền tệ. Tiếp
theo, khi chức năng đếm và “tính toán” của nó đã “lu mờ” đi vì đã được
đảm nhiệm bởi ngôn ngữ và chữ viết, thì chúng nghiễm nhiên trở thành
những “đồng tiền”. Khi đã trở thành tiền tệ thì dáng vẻ của chúng, vì
“sự chế tạo” phải ngày càng công phu hơn, có giá trị hơn, tinh xảo hơn nên cũng trở nên đẹp
đẽ hơn, hiếm hơn và quý giá hơn.
Thế hệ dây thắt
nút sau đẹp và quí hơn thế hệ trước nên cũng có giá trị cao hơn và như
vậy những giá trị khác nhau của tiền tệ xuất hiện. Vì đẹp và quí nên
người ta cất kỹ một cách cẩn thận hoặc đeo vào cổ, vào cổ tay, cổ chân
cho “chắc ăn” hơn hoặc cũng có thể là để “khoe của”. Dần dà, việc đeo
lên người những vòng dây thắt nút đó trở thành sở thích của nhiều người,
trở nên phổ biến trong cộng đồng dân cư, trong xã hội. Việc đeo vòng
vàng, dây chuyền, chuỗi ngọc, hoa tai, hay tràng hạt mà ngày nay thường
thấy là bắt nguồn từ sự kiện đó. Ngày nay việc đeo những thứ ấy vẫn còn
mang ý nghĩa y xì như xưa: đồ để giành, tỏ rõ sự cao sang quyền quí,
trang sức tôn vinh vẻ đẹp. Vì thế, những thứ ấy càng “xịn”, càng đắt giá
thì càng… tốt, đeo chúng càng cảm thấy tự hào. Những ai không có khả
năng đeo đồ thật thì đeo đồ giả giống như thật. Ai nói đang đeo đồ thật
mà bị phát hiện là đeo đồ giả thì thật là “ngượng chín người”. Còn đám
công khai đeo đồ giả thì… miễn bàn. Riêng đám chẳng bao giờ thấy đeo gì
cả thì khó mà hiểu được. Có lẽ lúc đó phải nhìn đến những thứ “đeo” có
tính ẩn dấu khác để suy xét như quần áo, mũ, giày, kiếng mắt, phương
tiện đi lại, nơi ăn chốn ở… Nếu tất cả những thứ đeo ẩn dấu ấy cũng
không có nữa hoặc “giả” nốt thì ôi thôi đích thực là đồ mạt hạng, nghèo
kiết xác, không có miếng đất cắm dùi. Thú thực, chúng ta chưa thấy ai
đeo sợi dây thừng nhặt được đâu đó vào cổ để làm đồ trang sức cả, trừ
người điên.
Trong một xã hội
“hừng hực” văn minh với số lượng nhu cầu nhân tạo về tiêu dùng đã trở
nên “vô kể”, người đời khốn khổ đã quen đánh giá phẩm chất con người
trên những giá trị vật chất ấy mà quên mất vẻ đẹp thiên thần của những
bộ não dung dị, thuần phác. Thậm chí còn quên luôn cả lời nhắn nhủ của
tiền bối:
“Khác nhau cái áo cái quần
Cởi ra trần truồng, ai cũng như ai”
Hay: “Làm cho lắm, tắm cũng ở truồng”
Những
sợi dây thắt nút đóng vai trò tiền bạc ấy nếu đúng là đã làm nảy sinh
ra vòng vàng, chuỗi ngọc để tôn vinh con người thì đồng thời nó cũng làm
xuất hiện xích xiềng để thóa mạ con người!
Chúng
ta chẳng thấy một người tỉnh táo nào lấy dây thừng làm đồ đeo trang
sức, thì đồng thời, chúng ta cũng chưa thấy ai đeo tiền bạc đúng nghĩa
lên người để tỏ ra là người giàu sang phú quý cả. Vì vậy, một cách hơi
hồ đồ, chúng ta cho rằng những sợi dây thắt nút “dùng” làm tiền tệ chưa
phải là tiền tệ đích thực mà mới chỉ là thứ tiền tệ còn “vướng víu”,
chưa thoát được “cõi tục” và bộc lộ nhiều hạn chế. Dù sao, với sự hiện
diện của dây thắt nút, chúng ta “đành” tạm thừa nhận rằng, đồng tiền
xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới là ở vùng Đông Nam Á. Một nền nông
nghiệp nguyên thủy, tự cung tự cấp và trao đổi sản phẩm, đến một trình độ nhất định
đã tạo ra những điều kiện và khi những điều kiện đạt đến độ chín muồi
thì tiền tệ sẽ xuất hiện.
Từ khảo cổ học,
chúng ta đoán định rằng “đồng tiền” kế thừa “dây thắt nút” xuất hiện từ
thời đồ đá và phải có nguồn gốc từ đá. Đó là những vật phẩm mà sự làm ra
chúng có tính công phu, đòi hỏi một kỹ thuật tinh xảo nhất định. Những
vật phẩm ấy, vì kế thừa từ những nút thắt nên chúng phải có chức năng
tương tự như nút dây, đồng thời khắc phục được những mặt còn hạn chế của
nó. Vật phẩm ấy rất có thể là những viên bi nhỏ làm bằng đá, có lỗ
xuyên qua để xỏ dây, đóng vai trò như những đơn vị tiền tệ, những đồng
tiền thực thụ; khi “mua” món gì có thể tháo số lượng viên bi có giá trị
tương ứng ra khỏi sợi dây và khi “bán” được cái gì đó, có thể xỏ những
viên bi được người mua trả vào lại sợi dây. Sợi dây lúc này chỉ còn như
một phương tiện lưu trữ bi khỏi rơi rớt trong khi mua bán hoặc cất giữ.
Những đồng tiền
kiểu bi đá đó được sử dụng đến khi xuất hiện đồ đồng, sắt… thì dần được
thay thế bằng những miếng kim loại (sắt, đồng và sau này chủ yếu là đồng
vì tính chịu va đập, không sét, rỉ…, sau nữa xuất hiện thêm vàng với
đặc tính bền vững nhiệt, tính quí hiếm và màu sắc đẹp đẽ, rạng rỡ và
không “phai” theo thời gian của nó, nhưng chủ yếu vẫn là đồng) hình tròn
có đục lỗ giữa (để xâu xỏ). Đồng tiền xu có lỗ hình vuông (là sự tượng trưng cho trời tròn đất vuông) ra đời từ bao giờ nhỉ?
Để minh chứng
(yếu ớt thôi!) cho điều vừa tưởng tượng, chúng ta sẽ trích ra đây thêm
một đoạn từ cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Tiến sĩ sử học Huỳnh
Công Bá (NXB Thuận Hóa, 2006):
“Con người Việt
Nam có mặt trên mảnh đất này cách đây khoảng 50 vạn năm và đã trải qua
các giai đoạn văn hóa từ Núi Đọ, Thần Sa, Sơn Vi cho đến Hòa Bình, Bắc
Sơn, Đa Bút, Quỳnh Văn, Thạch Lạc, Hạ Long, Bàu Tró..v..v… Thuộc thời
đại đồ đá, từ sơ kỳ đá cũ cho đến hậu kỳ đá mới. Trong thời kỳ tiền sử,
thông qua các loại hình công cụ tìm kiếm được của người nguyên thủy, cho
thấy ở tổ tiên người Việt Nam lúc bấy giờ đã xuất hiện lối tư duy phân
loại. Sự đa dạng của các loại hình công cụ do người xưa chế tạo (như
mảnh tước, công cụ chặt thô, công cụ hình rìu, rìu đá, công cụ rìa lưỡi
ngang, công cụ rìa lưỡi dọc, công cụ rìa lưỡi xung quanh…) cho thấy
chúng không chỉ nhằm phù hợp với chức năng sử dụng, không chỉ là chỉ
tiêu phát triển kỹ thuật, mà còn nói lên trình độ tư duy của con người,
tư duy phân loại. Trong nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay trên một vạn
năm, người Việt Nam đã phát minh ra nông nghiệp (bao gồm các hoạt động
trồng rau, đậu, bầu, bí, khoai nước, củ từ, lúa nước…), điều đó chứng tỏ
họ đã có những nhận thức khá sâu sắc về thế giới tự nhiên, về qui luật
sinh trưởng của thực vật. Chính trong thời kỳ đá mới này, tư duy và quan
niệm của người Việt Nam phát triển khá cao. Các hình thái về ý thức đã
nảy sinh như quan niệm về sự tồn tại của linh hồn, tư duy về tín ngưỡng
vật tổ, tín ngưỡng nông nghiệp, tư duy về mỹ cảm, về hình học, về chữ
viết, về số đếm, về thiên văn, về lịch pháp ..v..v… Các loại hình nghệ
thuật về hội họa và điêu khắc đã ra đời. Người ta đã biết vẽ khắc trên
đá và trên mặt đất sét, đã biết tô màu và vẽ màu trên đồ gốm. Qua các
hoa văn hình chữ S được vẽ lặp đi lặp lại xung quanh đồ đựng, biểu thị
sự tuần hoàn, sự chuyển động của thời gian, sự đắp đổi của mùa màng, thể
hiện tư duy về thời gian, về vũ trụ. Qua các hình khắc trên đồ gốm cho
thấy ở họ đã nảy sinh ý thức về nhịp điệu và tính chất cân xứng. Với sự
xuất hiện các công cụ đá có chuôi tra cán hoặc có nấc để buộc cán cho
thấy tư duy về logic đã nảy sinh. Với những vòng chuỗi đá được khoan từ
hai đầu cho thấy con người lúc bấy giờ đã có những ý niệm chính xác về
đường tròn, về chuyển động quay..v..v…
Sang thời kỳ sơ
sử, với các văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn, thuộc
thời đại Kim Khí, cho thấy tư duy nhận thức ở con người Việt Nam đã phát
triển khá cao. Qua các tượng gà và tượng bò tìm được, cho thấy người ta
đã quan sát thế giới bên ngoài một cách tinh tế và đã tái hiện chúng
bằng một bàn tay hết sức khéo léo, vững vàng. Cảm xúc về cái đẹp của họ
đã thể hiện trên đồ trang sức, đồ gốm và cả trên những công cụ đá. Nhiều
công cụ của họ được mài nhẵn bóng, cân xứng và rất tinh xảo. Phần lớn
những vòng trang sức, những hạt chuỗi của họ đều được làm bằng ngọc
néphirite, có màu xanh biếc hay trắng muốt, được khoan tiện tinh vi, với
nhiều kiểu dáng khác nhau phong phú”.
Bàn tay con
người dù khéo léo nhưng không thể vừa “cày sâu cuốc bẫm” để làm nông
nghiệp, vừa đẽo tạc, tạo hình ra những vật phẩm cực kỳ tinh xảo, mang
tính mỹ thuật cao đó được. Phải có sự phân công lao động! khái niệm nghiệp dư và chuyên nghiệp ra đời từ đó? Làm ra được những vật dụng “tuyệt hảo” có hoa
văn cầu kỳ, tỉ mỉ, những đồ trang sức đẹp một cách sắc sảo, cầu kỳ, thể
hiện cả một công phu mài dũa khắc chạm…, chỉ có thể là những bàn tay
“chuyên nghiệp” đã từng qua một thời gian dài học hỏi, rèn luyện và đã
trở nên lành nghề, lão luyện. Những người có đôi bàn tay như vậy là
những người trước đó đã chọn cái công việc vừa rất khó vừa cực nhọc này
làm nghề để mưu sinh và họ chọn nghề này có thể là do hoàn cảnh, do ý
thích hoặc đơn giản chỉ là vì có “thu nhập” khá, dễ sống hơn nghề làm
ruộng. Không phải ai muốn cũng làm được cái nghề đòi hỏi sự khéo léo và
kiên trì rất cao đó. Rõ ràng là sự phân công lao động xã hội, sự xuất
hiện những ngành nghề không trực tiếp cũng như hoàn toàn không liên quan
gì đến sản xuất nông nghiệp, đã xảy ra từ rất sớm, từ thời đồ đá mới
trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng và có thể là trên khu vực Đông Nam Á
nói chung. Sự xuất hiện những nhóm người sinh sống bằng những nghề thoát
ly khỏi công việc trực tiếp làm ra lương thực, thức ăn đã mách bảo về
một thời thịnh vượng, sung túc.
Những đoạn dây
thắt nút, những hạt đá được xâu chuỗi, những hạt ngọc xanh biếc hay
trắng muốt được khoan xuyên qua tâm đã là những gợi ý cho chúng ta dựng
được một “truyền thuyết” về nơi phát sinh và nguồn gốc của tiền tệ; của
những vòng trang sức được ưa chuộng đến tận ngày nay; về sự tham lam
thèm muốn ngọc ngà châu báu của con người (những thứ không thể ăn, mặc
được nhưng có thể làm no lòng, ấm lòng, yên lòng được).
Chúng còn gợi
nhớ về một cái gì đó nữa rất quen thuộc, đã từng thấy và thấy nhiều lần ở
đâu đó trong dĩ vãng xa xôi. Cái gì nhỉ? Các nút dây, vỏ sò vỏ hến, hạt đá có lỗ để
xâu chuỗi, chuỗi ngọc. Những chuỗi ngọc… dĩ vãng xa xôi… ở đâu nhỉ?
Chúng ta cố lần lại từng sự kiện ngược về quá khứ và… đây rồi, đúng rồi,
ở vào thời dĩ vãng xa xăm đến tận, ước lượng thôi, khoảng… vài ba tiếng
đồng hồ (trong tâm tưởng, tương đương với khoảng hơn cả chục, cũng có
thể là gần hai chục thiên niên kỉ (“chục năm” thôi!)), chúng ta đã thấy
cái hình hài của chúng trong pho sách Lạc Thư, mà chúng ta gọi là những
hàng bi được gạch nối với nhau.
Cái tính “vui
đâu chầu đấy” của người cha đã di truyền sang người con! Đang vui thú
chưa hết với Hà Đồ - Lạc Thư, thấy Kant, mê quá, bỏ đi theo Kant chơi;
đang “chòng ghẹo” Kant, Kant chưa kịp mắng cho, đã ù bỏ theo ánh hào
quang của sợi dây thắt nút và nhờ có sợi dây thắt nút và chuỗi ngọc đá,
sự hồi ức, mà chúng ta trở về lại với Hà Đồ - Lạc Thư. Niềm vui thú cũ
trỗi dậy cùng với những phấn khích mới. Âu cũng là nhân duyên chưa dứt
đường trần!
Ngày xưa, chúng
ta phán đoán những gạch nối nhau của các chấm tròn là vết tích còn lưu
lại của rãnh bàn tính. Nhưng bây giờ thì e rằng không phải như vậy mà là
sự tái hiện của hình sợi dây có thắt những nút hoặc sợi dây xâu chuỗi
và những viên bi đá.
Rất nhiều điều
về Hà Đồ - Lạc Thư còn chất chứa trong cõi lòng nặng như đeo đá tảng
(chứ không phải đeo ngọc!). Chắc rằng phải quay lại nói “vung thiên địa”
một lần nữa cho thỏa chí tang bồng rồi ra sao thì ra.
Tuy nhiên vì đã
nặng tình nặng nghĩa với sợi dây thắt nút; cũng vì muốn cảm cái ơn đã
làm cho cha chúng ta có sáng kiến bẻ que để đếm xe ra tiền tuyến của
những đoàn xe qua binh trạm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ (đã là con đê
thiên nhiên của nhiều lần biển tiến-lui và là con đường mòn huyền thoại với
biết bao điều kỳ thú kiểu “bẻ que” mà chưa ai sưu tầm được hết, là thượng đạo từ thời trung cổ), cũng
như đã làm cho chúng ta nảy ra ý thức tìm cho ra cái vóc dáng đích thực
của nguồn gốc tổ tiên để mà cảm khái, nên trước khi dứt áo ra đi tìm cái gì đó, chúng ta sẽ
kể câu chuyện về “một hậu duệ” phi thường của nó, như một lời từ biệt.
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét