Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

TT & HĐ II - 18/k

                                           

                                                    Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam

 

PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
 
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)

CHƯƠNG VII: TIÊN NGHIỆM


Tình yêu không phải ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong mắt của kẻ si tình.
Immanuel Kant

"Nếu bạn muốn thành công, phải lấy lòng kiên trì làm bạn tốt, lấy kinh nghiệm làm tham mưu, lấy cẩn thận làm anh em, lấy hy vọng làm lính gác" 

 Thomas Edison
“Chúng ta có thể hoặc dùng lý lẽ để hạ gục ý kiến của người khác hoặc cứ để họ phát biểu những gì họ muốn. Chúng ta không thể xóa bỏ ý kiến bằng vũ lực, làm như vậy sẽ cản trở sự phát triển tự do và trí tuệ.”
Che Guevara

“Một người nếu bắt đầu từ khẳng định, anh ta tất sẽ kết thúc trong nghi vấn, nhưng nếu anh ta bắt đầu từ nghi vấn, anh ta đương nhiên kết thúc bằng khẳng định”
Fracis Bacon

“Văn hóa chính là hiểu những lời hay nhất và những tư tưởng tốt đẹp nhất mà mọi người trên thế giới đã từng nói và từng suy nghĩ”
Arnold

"Người kinh nghiệm phong phú đọc sách dùng hai mắt, một con mắt nhìn lời trên tờ giấy, một con mắt nhìn mặt sau tờ giấy"
Goethe

"Chìa khóa mở mọi cánh cửa khoa học đều là dấu chấm hỏi; phần lớn những phát hiện vĩ đại của chúng ta đều vậy, mà trí tuệ của cuộc sống thường quyết định ở chỗ khi gặp việc gì thì hỏi câu hỏi tại sao"
Balzac

"Học vấn không có quê hương, nhưng người có học phải có tổ quốc"
L.Pasteur

“Bản tính của ta chỉ có thể có những trực giác khả giác thôi, nghĩa là theo cách ta bị sự vật tác động vào, còn khả năng suy tưởng những đối tượng của trực giác thì lại là công việc của trí năng. Trong hai đặc tính này của tâm trí ta, không cái nào được coi là trọng hơn cái kia. Không có cảm năng, thì không có một đối tượng nào sẽ được ban cho ta, và không có trí năng thì không một đối tượng nào sẽ được ta suy tưởng. Thiếu nội dung, các ý tưởng sẽ rỗng tuếch và thiếu quan niệm thì các trực giác sẽ mù tịt”.
I. Kant

“Bạn ơi, lý thuyết thì xám xịt, còn cây đời mãi mãi xanh tươi.” Wolfgang Goethe

(tiếp theo)

***
Nhớ lại thời thanh niên, chúng ta vẫn thường theo anh em bốc vác để kiếm tiền tiêu thêm vì đồng lương thời đó, ôi thôi, ít vô cùng và bị gọi đích danh là “đồng lương chết đói”. Chúng ta nhỏ con và hồi đó còn non nớt thư sinh lắm nên được anh em thương, luôn cho chúng ta vào vai đứng đếm (tiền chia đều như nhau). Nhất là anh chàng tổ trưởng tổ bốc xếp, tên Tươi, luôn luôn bênh vực chúng ta nếu có ai đó tỏ ra cự nự: “Nó yếu quá, thấy nó vác mà phát mệt. Với lại nó có học, cho nó đứng đếm là đúng rồi!”. Một anh chàng hồ hởi, hay hò hát và rất quí chúng ta. Thế mà anh ta lại chết quá đột ngột ở tuổi đời còn rất trẻ. Thật là tiếc thương! Sau này, mỗi lần nhớ lại khuôn mặt linh hoạt và hay cười ấy, lòng chúng ta lại ỉu xìu, phiền muộn. Trái đất này khốn khổ có lẽ một phần vì nhiều con người tài năng và tốt bụng chết quá sớm!
Mỗi lần đứng đếm, chúng ta lấy phấn ra, bắt chước ông trọng tài khi xưa, vạch lên đâu đó những hàng ô vuông gạch chéo, chẳng bao giờ lầm lẫn. Anh chàng tổ trưởng khoái ra mặt: “Cái “vụ” này hay thiệt đó nha!”.
Chúng ta cũng khoái vì vẫn còn nhớ và áp dụng cách “điểm quân” đơn sơ nhưng “khỏe cả người” ấy: không cần nói, không cần nhẩm, không cần tính toán, không cần nhớ, không cần nghe; chỉ cần nhìn đừng bỏ sót và… vạch. Khi việc bốc vác đã xong, để tổng kết lại, chúng ta đếm một cách hồn nhiên như… chơi trốn tìm: năm, mười, mười lăm, hai mươi, hai lăm, ba mươi… một trăm”, rồi đánh dấu lại, tiếp tục đếm như thế và cứ thế cho đến kết quả cuối cùng; chẳng hạn: “một trăm, hai trăm, ba trăm… anh em ơi, chúng ta vác được hai trăm ba mươi tám bao!...”.
***
Cha của chúng ta là một người lính thợ đã từng qua hai cuộc kháng chiến, đã từng có mặt ở mật trận Lào, Campuchia, đã từng vào Nam ra Bắc, nhưng chủ yếu là phục vụ trong binh đoàn đảm nhiệm việc:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Thơ Tố Hữu)


Nước nhà giải phóng được vài năm, ông xuất ngũ; “về vườn” theo đúng nghĩa đen. Trong cái thời buổi mà đời sống quá ư hạn hẹp, thiếu thốn ấy, ông đã hành động mà cả bạn bè chiến hữu lẫn bà con họ hàng của ông đều ngỡ ngàng, cho là ngược đời. Có người hỏi: “Vì sao?”, ông cười vang, ồn ào: “Có được làm tướng cũng không thèm ở lại huống hồ là vài ba đặc quyền đặc lợi nhỏ nhoi; “đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi”, nhưng bây giờ hết mẹ nó giặc rồi thì phải về thôi! Tôi là một tráng sĩ già và dốt, cả đời trong chiến tranh nên chỉ quen với công việc sống chết của chiến tranh chứ có biết làm gì khác đâu? Dù sao thì tuy chẳng xuất sắc gì, nhưng tôi cũng đã làm tròn nghĩa vụ đối với Tổ quốc, tạm gọi là đền xong nợ nước. Đã đến lúc vứt gươm xuống ngựa mà về thôi, về để…báo nợ nhà!”. Và ông đã “báo nợ nhà” thật! Hành động ấy của ông đã vô tình làm bản thân ông lâm vào khốn khó, làm cho gia đình ông chịu nhiều thiệt thòi vật chất nếu so với gia đình của nhiều chiến hữu, nhưng chắc chắn rằng ông chẳng bao giờ mảy may nhận ra điều đó.
Hơn chục năm sau thì cha của chúng ta “trở chứng”. Chúng ta cấp cứu ông vào bệnh viện dù chưa biết rồi đây lấy tiền đâu mà lo chữa chạy nhưng phải cứu cái đã! Chúng ta nói với bác sĩ:
- Thưa bác sĩ, bệnh tình của ông thế nào ạ? Mong bác sĩ cố cứu giúp dùm!
Vị bác sĩ nhìn chúng ta, không, hình như là nhìn bộ quần áo công nhân bạc thếch và lấm lem của chúng ta như cách nhìn của ông thợ may thì đúng hơn, rồi chậm rãi nói:
- Ông già bị nặng lắm, đã hôn mê rồi. Nhưng có lẽ là còn khả năng. Chắc là phải nằm viện điều trị lâu, tốn kém tiền bạc lắm đấy!...
- Vâng, chúng tôi biết! Trăm sự nhờ bác sĩ. Chuyện tiền bạc chúng tôi lo được, có gì bác sĩ chỉ dạy dùm - chúng ta mạnh miệng nói thế.
Vị bác sĩ nhìn xuống có vẻ đăm chiêu, lẩm bẩm: “Chi phí nhiều lắm!...”. Khi rời ghế nhà trường vào đời, vì không biết tới khái niệm "tham nhũng", ngơ ngác không biết “chi phí” mà chúng ta đã bị phân bổ công tác một cách tréo ngoe, với thâm ý “đày đọa”. Hỏi ra mới biết nhiều người bị như thế: kẻ muốn làm việc cho Lạc Long Quân thì bị đưa lên phục vụ bà Âu Cơ, người muốn lên “hầu” bà Âu Cơ lại bắt xuống đầu quân cho ông Lạc Long Quân. (Mà cái “lũ ấy”, sau chiến tranh, ở đâu ra mà lắm thế! Trong chiến tranh ác liệt, có thấy mấy đâu, hay chúng ta mê hoặc, không thấy? Lúc đó “chúng” trốn chui nhủi ở đâu nhỉ?!). Sự kiện đó đã đóng đinh vào tâm khảm chúng ta như một “kinh nghiệm đau thương”. Và chúng ta đã tưởng vị bác sĩ muốn gì!...
Chúng ta đang lựa tìm câu nói thích hợp nào đó để cho vị bác sĩ ngầm hiểu rằng chúng ta đã sẵn sàng chấp nhận tất cả thì ông ta ngẩng lên, điềm đạm:
- Ông già có công với Cách mạng không? Nếu có chứng nhận, tôi sẽ lo giúp bớt được tiền viện phí…
Chúng ta đã thủ thế nhầm đối tượng!
Trong cái hoàn cảnh lo buồn ấy, có một cái gì đó dâng trào trong lòng, không biết có phải là niềm vui hay hi vọng không nữa, nhưng nhẹ hẳn người, làm chúng ta nhanh nhảu:
- Có, ông già ngày xưa là Quân Giải phóng mà, ổng còn có thẻ thương binh, cấp tá…
- Không chịu nói sớm… Thế thì tốt quá rồi còn gì! Phải đưa ông già qua bệnh viện quân đội ngay! 
Chẳng hiểu ất giáp gì, chúng ta nói khờ khạo:
- Vừa đưa đến đây lại đưa đi, như thế có sao không bác sĩ? Hay là cứ để ổng được điều trị ở đây vài ngày rồi tính sau, có được không ạ?
Nhớ lại, hình như vị bác sĩ hơi sững người:
- Tùy mấy anh thôi! Nhưng theo ý tôi thì nên chuyển sang đó ngay. Ở bên đó, họ có đầy đủ trang thiết bị hơn, đội ngũ bác sĩ cũng giỏi. Vả lại bác nhà sẽ được hưởng chế độ, hoàn toàn miễn phí… Tôi khuyên thật lòng đấy! Thế nào?...
Chúng ta lúng túng thật sự.
Thời đó chưa có taxi. Chúng ta chở cha mình đi cấp cứu bằng xích lô. Bấy giờ cứ nghĩ cha đang tình trạng như thế mà chở bằng xích lô lần nữa thì quá nguy hiểm, mà nếu nhờ xe bệnh viện thì chắc chắn là không đủ tiền, phải chạy đâu đó mượn thêm. Hơn nữa, nói là hơn mười phút chứ đến đó lại chờ lại đợi thì thật là tội nghiệp cho cha quá… Tóm lại là rối bời!
- Thuê xe bệnh viện tốn bao nhiêu hả bác sĩ?...
Ông ta vừa xua tay, vừa lắc đầu, cười nhẹ:
- Không tiền bạc gì cả đâu. Sẽ có xe cấp cứu của bệnh viện đưa đi, có một cô y tá đi theo, và các anh cho một người cùng đi… Chuyển nhé!... Rồi, để tôi lo… - vị bác sĩ đứng dậy, trước khi đi, còn nói - Mấy anh ra với bác nhà và chuẩn bị đi, xe cấp cứu đến tức thì bây giờ đấy… Qua bên đó ông già sẽ có cơ may nhiều hơn…
Cho đến nay, chúng ta chưa một lần gặp lại vị bác sĩ ấy. Đáng lý ra, khi xong việc, chúng ta phải biết ghé lại để chí ít cũng nói được một lời cảm ơn. Nhưng chúng ta đã quên khuấy mất điều đó. Có lẽ vì trong suốt thời gian sau đó, chúng ta tập trung lo chăm sóc cho cha và rồi cuối cùng cha cũng không qua khỏi được. Có lẽ cũng vì một sự kiện đau buồn khác nữa… Nhưng dù sao, chúng ta vẫn có lỗi trước một người hành nghề y theo lời thề của Hyppôcrát (Hyppocrates, 460 – 377 TCN, được coi là ông tổ ngành y - dược).

Bản gốc của lời thề Hippocrates được nhiều nước lưu giữ như sau:

“Tôi tuyên thệ với Apollo, thần chữa bệnh, Asclepius, Hygieia và Panacea, và tôi minh chứng với tất cả các nam thần, các nữ thần, tôi gìn giữ, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, lời thề sau đây:

Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy và nếu cần, chia sẻ tài sản với thầy; chăm sóc con cái thầy như là anh chị em tôi và dạy họ môn học này.

Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, và không bao giờ làm hại ai.

Tôi không bao giờ đưa thuốc giết người cho bất kỳ ai hỏi tôi và sẽ không tư vấn một kế hoạch như vậy; và cũng như thế tôi sẽ không cho bất kỳ người phụ nữ nào một dụng cụ phá thai.

Nhưng tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi.

Tôi sẽ không giải phẫu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ là mang bệnh này; tôi sẽ dành việc giải phẫu cho những y sĩ, chuyên gia về bệnh này.

Mỗi căn nhà tôi bước vào, tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữ gìn tôi khỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám dỗ và đặc biệt là khỏi các khoái lạc tình yêu với phụ nữ hay với nam giới, dù họ là người tự do hay nô lệ.

Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếp với mọi người, mà không nên để lộ ra ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽ không bao giờ tiết lộ.
Nếu tôi giữ lời thề này một cách thành khẩn, tôi sẽ được an hưởng đời tôi và thực hành nghề tôi, được mọi người kính trọng mãi mãi; nhưng nếu tôi đi trái đường và vi phạm lời thề, những điều ngược lại sẽ đến với tôi”.

 

Hippocrates của đảo Kos
(Tiếng Hy Lạp: Ἱπποκράτης)


Hippocrates.jpg
Chạm khắc của Peter Paul Rubens, 1638, bản quyền của National Library of Medicine.
Sinh Kos, Hy Lạp
Mất Larissa, Hy Lạp
Chuyển sang bệnh viện quân đội (quân y viện 175), cha nằm ở khoa “hồi sức cấp cứu” được khoảng hai tuần thì mất. Thở máy hơn một tuần, cha đã có dấu hiệu hồi phục; các bác sĩ cũng như hộ lý ở đó đều phấn khởi. Buổi chiều trước ngày cuối cùng, có bác sĩ còn ra ngồi chơi với chúng ta, bảo: “Chắc chắn là sẽ qua được. Ông cụ khỏe ghê thật!”. Và chúng ta cười đáp lại: “Lính mà!”.
Thế mà chiều hôm sau thì cha đi! Người ta thay ống thở cho cha và giao công việc đó cho hai thanh niên thực tập. Hai người này khi rút ống thở cũ ra thì lại không đút được ống mới vào đúng vị trí. Họ luống cuống một hồi rồi một người chạy vội vào kêu bác sĩ trực hoặc trưởng khoa mà đến giờ chúng ta không còn nhớ rõ (nhưng tên vị bác sĩ tắc trách thì chúng ta không hề quên!).
Trong khi đó cha cứ rống lên ồ ồ như bò bị chọc tiết. Chúng ta đứng ngoài cửa sổ nhìn vào mà lòng xót xa, đau khổ đến tột cùng; mắt trừng trừng ráo hoảnh mà lệ thì xối xả đầy ngập cõi lòng.
Khi hai vị bác sĩ hối hả chạy được đến nơi thì không kịp nữa rồi. Họ làm đủ mọi cách cấp cứu nhưng than ôi linh hồn cha đã tức tưởi rời bỏ trần thế và không quay về được nữa!
Họ gắn lại ống thở, máy thở vẫn thở đều đều, nhưng da cha thì xuất hiện những tím tái. Cha đã chết ngạt!
Chúng ta thấy được tất cả, nghe được tất cả (tiếng họ thầm thì, tiếng họ hoảng loạn, tiếng họ la mắng nhau và cả tiếng im lặng nhằm che giấu lấp liếm sau đó nữa). Chúng ta có thể chất vấn, có thể la lối, có thể kiện cáo, nhưng không thể vì thế mà cứu được cha. Có thể họ tắc trách, có thể là sơ sảy nhưng chắc rằng lòng họ không bao giờ muốn xảy ra như thế, và họ còn có tương lai, nhất là hai anh chàng thực tập nọ.
Chúng ta hiểu hết tất cả để rồi im lặng và trước họ, còn ra vẻ như không biết chuyện gì đã xảy ra. Chúng ta chỉ nói với người em trai của mình: “Thôi em ạ, âu cũng là số phần của cha như thế. To chuyện thì cũng đã rồi, chẳng ích gì nữa cả, chỉ tội họ thôi!”
Chúng ta không bao giờ có thể quên được ngày hôm ấy! Còn nhớ lúc đưa cha xuống nhà xác, ông già trông coi ở đó mặt đỏ như gà chọi, nói giọng tưng tửng: “Ông già này hên quá, là người đầu tiên khai trương hệ thống tủ đông lạnh mới sửa!”
Chúng ta thì nhớ mãi nhưng chắc rằng những người tham gia làm ra sự kiện bi thảm đó đã quên từ lâu và có lẽ không một lần ân hận. Người ta thường nói đến tòa án lương tâm với cái nghĩa công minh của nó. Nhưng chúng ta không tin. Sự từng trải đã dạy chúng ta rằng rất ít những tòa án lương tâm có quan tòa, công tố tài giỏi, công tâm và đủ lòng dũng cảm. Thường là bên biện hộ giành thắng lợi! Cho nên nếu những người đó còn đôi khi nhớ tới thì sự kiện đó chỉ hiện ra như một kinh nghiệm đơn thuần về chuyên môn mà thôi…Nhưng cũng có một niềm an ủi dịu lòng chúng ta và có lẽ cũng làm nhẹ lòng cha: bệnh viện cũng tổ chức làm lễ truy điệu cha và "tặng" cha một phần đất làm mộ tại Nghĩa trang thành phố. Đến hai, ba năm sau chúng ta mới có đủ tiền xây cho cha một mộ gạch đàng hoàng. Cha nằm đó, bình dị, bên cạnh những phần mộ hoàng tráng của mấy "ông lớn". Hiện tượng đó làm chúng ta vỡ lẽ ra đôi điều rằng, chủ nghĩa cộng sản đấu tranh để xóa bỏ giai cấp và tìm lẽ công bằng, nhưng người chết rồi thì không nói làm gì, người sống vẫn phân tầng đẳng cấp để người chết vẫn được hưởng đặc quyền đặc lợi. Chuyện nhỏ thôi, đại chúng cũng chẳng hẹp lượng gì, nhưng là phản ánh một thói tật lớn lao!
Chúng ta còn rất nhiều kỷ niệm về người cha mà chúng ta hằng yêu quí, nể trọng. Ông là người xuề xòa, “vui đâu chầu đấy”, không phân biệt giai tầng, tuổi tác, cứ “hạp” là chơi, không định kiến. Sau giải phóng, lúc còn trong quân ngũ, cứ mỗi lần về quê, đi đâu thì đi, cha cũng dành thời gian đến nhà mấy “tay” sĩ quan ngụy khề khà rượu chè. Vài “phe ta” làm ở chính quyền, thấy vậy, chê trách. Cha “độp”: “Tao, mấy đứa mày, với chúng nó hồi nhỏ đều là bạn bè một lũ với nhau. Chỉ vì thời cuộc mà thành kẻ thù của nhau; gây nên cảnh nồi da xáo thịt. Cái thời cuộc ấy đã qua rồi, công tội thì cứ việc mà luận sao cho đúng, cho có tình chứ không lẽ lại vẫn cứ “nồi da xáo thịt”, không lẽ chỉ vì chính kiến, lầm lỗi của quá khứ mà không thể nối lại được nghĩa bạn bè khi xưa, nhất là bọn mình đã là người chiến thắng?...”. “Phe ta” độp lại: “Nhưng chúng nó rõ ràng là bán nước, cam tâm làm tay sai cho giặc…”. Cha cười: “Chúng mày nói thế thì kệ chúng mày! Hồn tao, tao giữ nhưng tao không thể bỏ chúng nó được! Trong chiến tranh, bắn giết nhau trên chiến trường là chuyện dễ tha thứ. Vô cớ đốt phá, vô cớ bắn giết, thì dù là ở thời chiến cũng nặng tội rồi. Có tội thì cứ xử, thậm chí là xử tử; xong thì thôi. Không nên thù ghét dai dẳng, chẳng lợi lộc gì cho sự hòa hợp cả, đôi khi lại là có tội vì đi ngược với truyền thống vị tha của dân tộc”…
Có lần cha con ngồi uống rượu, chúng ta hỏi vui: “Hồi đó, sao ba biết Cách mạng là đúng mà ba theo hả ba?”. Cha cười khà khà: “Nhỏ quá, có biết quái gì đâu! Thời “Nam Bộ kháng chiến” có đoàn Vệ quốc quân đến quê mình, đóng ở đó. Có một tổ ở nhà bà nội con. Họ hồn nhiên ca hát suốt ngày, vui lắm. Bà nội “úy lạo” đủ thứ cho họ. Làng xóm yêu quí họ, bà nội yêu quí họ, cứ xưng hô với nhau “má má con con” tối ngày. Vì lẽ đó mà ba cũng mến mộ họ và cũng vì lẽ đó mà một cách tự nhiên, ba cảm nhận rằng họ chiến đấu vì chính nghĩa. Thế rồi mặt trận vỡ, họ rút đi. Trong đoàn quân rút lui một cách chỉnh tề ấy có một người từng ở nhà bà nội trong những ngày cầm cự. Đó là người lính vui tính, cười rổn rảng suốt ngày. Ngày hành quân đi, anh ta cứ ngoái lại chào bà con, cười cười mãi. Lúc đó, chẳng hiểu vì sao, đột nhiên ba vô nhà quơ vội bộ quần áo cuộn tròn lại, ra nói với bà nội con: “Con đi theo mấy anh đây, má ơi!”, rồi chạy vụt đi. Bà nội con gọi í ới. Bây giờ nghĩ lại thấy tức cười quá!”.
Cha “ực” thêm một tợp rượu, nói tiếp: “Lần đó, ngoài ba ra còn có năm đứa cùng xóm nữa, trở thành Vệ quốc quân. Ba tin rằng cả bọn, kể cả ba, đi theo Cách mạng không phải vì đã giác ngộ Cách mạng; chẳng biết tí gì về chủ nghĩa này nọ, chẳng hiểu tí gì về những từ đại loại như “vô sản”, “giai cấp”… thế mà cứ cắm đầu, cắm cổ chạy theo… kể cũng lạ kỳ!”
“Có lẽ tại ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ai cũng thích bay nhảy, hoặc có khi nhà nghèo, muốn thoát ly vì lính vệ quốc đã gây ấn tượng về cuộc sống đồng đội vui vẻ, lại được rày đây mai đó thỏa chí tang bồng…”. Chúng ta đưa ra nhận định.
Cha lắc đầu: “Nhà mình hồi đó khá giả nhất nhì ở quê chớ bộ; lúc nào trong nhà cũng thuê năm ba người làm mà…”
Bây giờ ngồi ngẫm lại, chúng ta đã hiểu điều mà cha nói: “Kể cũng lạ kỳ!” ấy. Đối với con người như cha, có thể cũng đúng một phần là tuổi trẻ thích bay nhảy. Nhưng chắc chắn cái nguyên nhân sâu xa, mang tính quyết định làm cho cha đột ngột chạy theo Cách mạng, nằm ở chỗ khác. Nếu không thấy được cái dung dị, trong sáng của nghĩa quân, không thấy được mối quan hệ quân - dân đằm thắm, không thấy được sự ủng hộ nhiệt tình của gia đình, làng xóm, không nghe được những bài hát, những tiếng trống thúc giục hào hùng lẫm liệt của đoàn nghĩa dũng qua những câu chuyện kể thì chắc gì cha đã đi theo Cách Mạng, hoặc giả có đi theo thì có thể cũng chỉ một hai năm là quay đầu về vì khó mà chịu được những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn mọi thứ, cũng như những hiểm nguy rình rập của đời người lính trong buổi đầu của cuộc kháng chiến. Thế mà cha đã đi, tình nguyện đi, vui vẻ đi ròng rã hơn 30 năm, qua hai cuộc kháng chiến “thần thánh”. Thế thì vì lẽ gì nếu không phải là vì lòng yêu nước?
Lòng yêu nước ấy có được là từ những câu chuyện kể, những lời dạy bảo, những hành động thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những anh hùng dân tộc, những bậc tiền bối có công với nước, của ông bà, cha mẹ, thầy cô. Nó được lưu truyền từ đời này tới đời khác và một phần đã ngấm dần vào xương tủy. Nhờ có lòng yêu nước đã sẵn ẩn chứa tiềm tàng trong tâm hồn, mà khi nghe và thấy những hiện tượng gợi nhớ như thế, tình cảm trước cảnh đất nước đang lâm nguy trong cha đã nổi dậy mãnh liệt, thúc giục ông chạy theo “tiếng gọi của non sông”.
Theo lẽ tự nhiên thì ở mỗi con người đều có tình yêu quê hương bản quán và từ đó mà cũng có tình yêu đất nước. Trong mỗi người Việt Nam cũng vậy. Không những thế, đó là một tình yêu nồng nàn được hun đúc trong suốt mấy ngàn năm liên tục phải chống giặc ngoại xâm và trở thành truyền thống của cả một dân tộc.
Nếu mọi người Việt Nam đều có sẵn lòng yêu nước thì vì sao trong hai cuộc kháng chiến ấy vẫn cứ xuất hiện lực lượng gọi là “ngụy”, làm tay sai cho ngoại bang, cam tâm bán nước? Chỉ giải thích được điều tưởng như mâu thuẫn này nếu cho rằng con người Việt Nam ở trong cái lực lượng ấy cũng có lòng yêu nước. Tuy nhiên đối với giới chóp bu thì vì lòng tham danh lợi vị kỷ, sự hận thù mù quáng nào đó, vì mù lòa trước  những mua chuộc, phỉnh phờ không cưỡng được, cũng nhiều khi là vì bất đồng chính kiến đối với Cách Mạng, và đôi lúc lại chỉ là sự bất mãn vặt vãnh, thông thường đã làm cho họ quan niệm khác đi về lòng yêu nước. Còn phần lớn đều là do tuyên truyền, ép buộc hoặc đơn giản là vì miếng cơm manh áo. (Thời Pháp thuộc, có một tầng lớp công chức đông đảo làm cho Pháp, hợp tác với Pháp. Không thể đánh đồng toàn bộ cái lực lượng ấy là không yêu nước, là bán nước được!). Trong chiến tranh, thanh niên trai tráng không thể đứng ở “cửa giữa”, mà hoặc là theo bên này hoặc đi với bên kia. Sự tuyên truyền đã tác động đến họ, hình thành nên chính kiến ở họ và đó cũng là một nguyên nhân làm cho họ lầm lạc. Dù là lực lượng bên này hay bên kia, muốn phát triển lực lượng, thì phải tuyên truyền mình mới là phía chính nghĩa và việc tuyên truyền đầu tiên là phải đề cao lòng yêu nước vì đó là chính nghĩa, là tình cảm của đại chúng.
Nhưng lòng yêu nước sẽ phải hiểu khác đi ở mỗi lực lượng. Một lực lượng, dù có sai trái đến mấy, có phản động đến mấy thì cũng không ngu dại gì mà tự nhận mình là bán nước. Tuy nhiên sự đúng sai của một quan niệm về lòng yêu nước sẽ được thể hiện ra ở hành động thực tiễn, được đánh giá bởi đại bộ phận dân chúng, thậm chí là phải đợi đến đánh giá của hậu thế…Có một hiện tượng tưởng lạ mà không lạ, từ đó dễ thấy khái niệm yêu nước "vớ vẩn" bên phía ngụy quyền. Đó là: phần lớn sĩ quan quân đội ngụy đều từng phục vụ trong quân đội Pháp. Sau khi Thực dân Pháp thất bại thảm hại trong âm mưu cướp nước ta lần thứ hai, thì đám sĩ quan người Việt bại trận ấy quay sang đầu quân cho chính thể ngụy quyền mới. Như thế, không có lý lẽ nào có thể biện minh cho lòng yêu nước, ngoài lý lẽ "chống Cộng" kiếm tiền! Và như vậy, trong hai lực lượng đều có lòng yêu nước đấu tranh quyết liệt với nhau để dành phần thắng, để chiếm hữu cùng một lãnh thổ, phải có một là đích thực chính nghĩa với lòng yêu nước chính đáng, một là đích thực phi nghĩa với lòng yêu nước ngụy biện, giả tạo.
Chúng ta cho rằng cha đã hành xử đúng. Trong bất cứ trường hợp nào không phải là chiến đấu trực tiếp một mất một còn thì tình yêu thương con người phải được đặt lên hàng ưu tiên để mà cân nhắc, quyết định. Và tình yêu thương con người ấy, theo chúng ta, chính là nguồn gốc của lòng yêu nước, phải trùng khớp với tình yêu đồng loại mà Đại Chúng quan niệm.
Vậy nói chung, thế nào là lòng yêu nước? Yêu nước, tiên quyết là phải có lòng nhân hậu, biết thương dân! Sau đây là một số danh ngôn:



Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn



Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
-"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước"
                                                              
Napoleon (Pháp)
-"Không có ai yêu đất nước mình vì lãnh thổ lớn hay nhỏ hoặc vì sức nước mạnh hay yếu. Mọi người yêu nó vì nó là tổ quốc của mình"
                                                                                          Seneca (La Mã)
-"Kẻ phản bội tổ quốc, đầu hàng ngoại bang, vừa không được sự tôn trọng của ngoại bang, vừa bị sự khinh miệt của đồng bào"
                                                                                       Aisopos (Hy Lạp)
-"Lòng yêu nước luôn luôn ủng hộ quốc gia, và ủng hộ chính phủ khi chính phủ xứng đáng"

"Quốc gia này được chia ra một nửa là những người yêu nước một nửa kia là những kẻ phản bội, không ai có thể phân biệt được ai là yêu nước và ai phản bội"

"Chính phủ đơn giản chỉ là đầy tớ - chỉ là một đầy tớ tạm thời, nó không thể có đặc quyền để xác quyết cái gì là đúng và điều gì là sai, và quyết định ai là người yêu nước và ai không phải là người yêu nước. Chức năng của nó là chấp hành mệnh lệnh, chứ không phải làm ra mệnh lệnh"  
                                                                Mark Twain
-"Lòng yêu nước niềm tin rằng đất nước bạn tốt hơn tất cả những nước khác bởi vì bạn được sinh ra ở đó"

                                                        George Bernard Shaw
-"Tình yêu đối với đất nước cũng giống như tình yêu dành cho người phụ nữ - kẻ yêu thương người phụ nữ nhất là kẻ biết tìm kiếm để dâng tặng cho người ấy những gì cao đẹp nhất"

                                                                Felix Adler
-"Trong thời gian chiến tranh, hận thù trở nên đáng kính, mặc dù nó phải cải trang, thường là dưới vỏ bọc của chủ nghĩa yêu nước"

                                                           Howard Thurman

-"Cho dù tinh thần yêu nước thường là nơi trú ẩn của bọn côn đồ. Bất đồng chính kiến, nổi loạn, và làm reo vẫn còn là nghĩa vụ thực thụ của những người yêu nước"
                                                               Barbara Ehrenreich
-"Những người cầm quyền luôn luôn nghĩ rằng những lời chỉ trích chính sách của họ là nguy hiểm. Họ sẽ luôn luôn đánh đồng chính sách của họ với lòng yêu nước, và thấy những lời chỉ trích mang tính chất lật đổ"

                                                        Henry Steele Commager
-"Mỗi người tự bản thân mình phải quyết định cái gì là đúng và cái gì là sai, ứng xử thế nào là yêu nước, và thế nào là không yêu nước. Bạn không thể trốn tránh điều này nếu muốn làm một con người."
                                                                  Thomas Tusser
-"Lòng yêu nước không phải là những cơn bùng phát cảm xúc cuồng nhiệt, ngắn ngủi, mà là sự cống hiến thầm lặng và ổn định của cả một đời người" 
                                                             Adlai Stevenson
-"Lòng ái quốc chân chính căm ghét sự bất công trong đất nước của mình nhiều hơn bất cứ nơi nào khác."
                                                        Clarence Darrow
-"Đất nước của một người không phải là một mảnh đất, không phải là ngọn núi, con sông hay khu rừng, mà là một nguyên tắc, và lòng yêu nước là trung thành với nguyên tắc đó"  
                                                      George William Curtis
-"Chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng cộng sản, là nguồn cảm hứng cho tôi"
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước"
Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/629/itemid/12702/search/h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/629/itemid/12702/search/h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" 
                                                                 Hồ Chí Minh 
***
Cái sáng kiến đếm bao bằng hình vuông gạch chéo làm chúng ta thầm thích thú thực sự. Một lần, chúng ta khoe với cha. Tưởng sao, ông nghe và cười làm chúng ta chưng hửng, rồi kể câu chuyện này không biết có "bịa" không: “Thời của ba toàn làm thế, ai mà không biết! Còn một cách nữa cũng rất hay. Hồi ở Trường Sơn, để tránh sự đánh phá ác liệt bằng máy bay của địch, từng đoàn xe chở súng đạn, quân trang quân dụng vào chi viện cho chiến trường hầu như phải chạy đêm. Mỗi lần có một đoàn xe qua binh trạm, đều phải đếm số lượng xe để báo cáo với cấp trên. Trong đêm tối và phải hạn chế tối đa ánh sáng đèn đóm thì việc ghi chép rất phiền phức, đôi khi là không thể. Người ta đã nghĩ ra cách đếm rất hay là “bẻ que”, nghĩa là lấy nứa chẻ sẵn một bó giống như lạt buộc nhưng dày hơn một chút; khi có đoàn xe thì lấy một “sợi” ra, mỗi xe qua thì bẻ gập một đoạn, cứ thế bẻ qua bẻ lại dích dắc, hết sợi này đến sợi khác; sau đó chỉ việc đếm các vết gấp ấy là có kết quả …”
Lúc đó, ngồi nghe cha kể mà mắt chúng ta cứ trố ra. Một cách cũng thật là đơn giản mà quá hay! Cha còn nói cách đó là sáng kiến rút ra được khi thấy một số người Thượng vẫn dùng dây thắt nút để lưu nhớ số lượng của một cái gì đó, một sự việc gì đó, chẳng hạn như số voi, số gà…
Từ việc nhớ lại lần trò chuyện đó với cha, chúng ta liên tưởng ngay đến tục thắt nút thời Trung Hoa sơ sử. Không biết giữa hai hiện tượng “thắt nút” cách nhau đến năm, sáu ngàn năm và có lẽ hơn cả từng đó ngàn cây số, có mối liên quan gì không nhỉ? Hơn nữa, phải chăng kẻ đầu tiên sáng tạo nên chữ viết kiểu "thắt nút" ấy, chính là người Việt cổ, tổ tiên của người Việt và cả người Hoa ngày nay?
Có những kinh nghiệm từ thời cổ đại, trong một hoàn cảnh nào đó của thời nay, việc ứng dụng chúng vẫn đem lại những kết quả hữu hiệu không ngờ. Phải chăng đó cũng là điều kỳ lạ?.
(Hết chương XVIII)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét