Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

TT & HĐ - 21/c

                                      GIẢ THUYẾT VỀ HẠT HIGGS ( HẠT CỦA CHÚA )


PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
 
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)

CHƯƠNG X: THÁI CỰC

"Có những chân lý tầm thường và có những chân lý lớn lao. Đối lập với chân lý tầm thường là hoàn toàn sai lầm. Đối lập với chân lý lớn lao cũng là chân lý." 

 Niels Bohr

Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học. 
 Henri Frederic Amiel

"Không có khoa học vì khoa học, không có nghệ thuật vì nghệ thuật. Khoa học nghệ thuật tồn tại để phục vụ xã hội, để làm con người hạnh phúc hơn, cao thượng hớn, có kiến thức phong phú hơn và có nhiều tiện nghi vật chất hơn trong đời sống... ".
Khuyết danh

“Nếu như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên phía trước.”
L. Mandelstam
 
“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel
 
“Toán học không phải là một quyển sách chỉ gói gọn giữa các tờ bìa mà ng­ười ta chỉ cần kiên nhẫn đọc hết nội dung, toán học cũng không phải là một vùng mỏ quý mà ng­ười ta chỉ cần có thời gian để khai thác; toán học cũng không phải là một cánh đồng sẽ bị bạc màu vì những vụ thu hoạch; toán học cũng không phải là lục địa hay đại d­ương mà ta có thể vẽ chúng lại đ­ược. Toán học không có những giới hạn như­ không gian mà trong đó nó cảm thấy quá chật chội cho những khát vọng của nó; khả năng của toán học là vô hạn như­ bầu trời đầy các vì sao; ta không thể giới hạn toán học trong những quy tắc hay định nghĩa vì nó cũng giống như­ cuộc sống luôn luôn tiến hóa”.    
Cayley
 
“Toán học chỉ cho ta những ph­ương pháp hoặc những con đ­ường dẫn tới chân lý. Toán học làm cho những chân lý ấy khuất nhất trở thành minh bạch và phơi bày chúng ra tr­ước ánh sáng. Một mặt toán học làm giàu sự hiểu biết của chúng ta, mặt khác nó làm cho suy nghĩ của chúng ta thêm sâu  sắc”. 
  Sylvester
 
"Toán học như con chiến mã quí độc nhất vô nhị đưa ta qua những cuộc chiến ác liệt để giành những thành quả khoa học oai hùng hơn bao giờ hết! Nhưng nó cũng  là con ngựa bất kham đưa ta lạc vào Bát quái trận đồ của sự giả tưởng quá đà."
Ba Đá
 
 
 
 


(Tiếp theo)

 

                                                                   ***

Xét theo ý nghĩa Thái Cực là thực thể nhỏ nhất trong Vũ Trụ, là đơn vị tuyệt đối của Vũ Trụ, thì Thái Cực 34/b, được xây dựng nên từ quan sát vận động của thực thể gồm 10 đơn vị (10 ngón tay) hoặc ít hơn nữa, từ thực thể 5 đơn vị (5 ngón tay) đã là nhỏ nhất chưa? (Chúng ta đừng quá ngạc nhiên khi thấy nội tại của đơn vị tuyệt đối lại gồm những đơn vị nào đấy hợp thành! Cứ tạm cho rằng những đơn vị nội tại ấy là tiền KG chứ không phải Không Gian là ổn cả!).
Để khỏi ngộ nhận, chúng ta, có lẽ, nên gọi tên lại những đơn vị tiền KG hợp thành nội tại của hạt KG là “những yếu tố tiền KG” cho chắc ăn!
Thế thì nội tại hạt KG hợp thành từ mấy yếu tố tiền KG?
Biết chắc rằng nội tại của hạt KG phải là một hệ lưỡng nghi. (Nội tại vạn vật suy cho cùng cũng qui được về một hệ lưỡng nghi, nhưng nhìn ở góc độ nào đó, có thể là hai hay nhiều lưỡng nghi hoặc biến tướng của lưỡng nghi!). Vậy thì có bao giờ nội tại của nó chỉ có một yếu tố tiền KG không? Không bao giờ! Vậy thì ít nhất phải gồm hai yếu tố? Một âm một dương, lưỡng nghi thành lập, điều này đúng nhưng nếu có thành lập thì cũng không thể vận hành, vì làm sao mà chuyển hóa được? Đã không chuyển hóa được thì chỉ có một trạng thái. Vận động nội tại mà chỉ có một trạng thái là điều không làm sao tưởng tượng được (nội tại hạt KG chưa phải là KG nên cũng không xuất hiện phương chiều để có trạng thái phương chiều như hệ thống cơ học được!). Hai không đủ thì ba yếu tố vậy? Lúc này số trạng thái xuất hiện sẽ là:
        
Tuy nhiên, muốn hình thành nên một lưỡng nghi chuyển hóa được, không những phải đáp ứng đủ lực lượng phân định tương phản, tạo thế chuyển hóa mà còn phải tồn tại một cái gọi là trung gian, đóng vai trò phân định và “vùng đệm” cho chuyển hóa “triển khai”. Vùng đệm phải như thế nào nếu chỉ có một yếu tố (không âm không dương)? Hơn nữa sự chuyển hóa chỉ có thể xảy ra giữa hai lực lượng tương phản chênh lệch nhau thì làm sao thông qua một trung gian, vì trơ trước âm dương nên thành một cách ly ngăn chặn? Mặt khác, hai trạng thái +2 ― -1 và +1 ― -2 thực chất là có khác gì nhau đâu khi nội tại của hạt KG chỉ mới là tiền KG, chưa thể hiện tính phương chiều và vì thế mà cũng không thể xác định vị trí trung tâm?
Từ những lý lẽ nêu trên (đã cố nói thật liến thoắng để tạo ra sự mập mờ nhất nhằm tránh không cho ai hiểu để bắt bẻ được!), chúng ta thấy cần phải có thêm hai yếu tố nữa để tổng cộng là có 5 yếu tố cả thảy. Năm yếu tố đã đủ cho nội tại của một thực thể nhỏ nhất chưa? Hay lại muốn đòi thêm đây? Không, năm yếu tố là vừa đủ, không thừa cũng không thiếu để đảm bảo cho phân định lưỡng nghi, cho sự phân biệt giữa các trạng thái và cho quá trình chuyển hóa được hanh thông, đều đặn và có thể lặp lại một cách chu kỳ.
Nội tại hạt KG gồm 5 yếu tố tiền không gian như thế sẽ vận động, chuyển hóa thế nào? Là bộ phận của Tồn Tại, nó không tự thân vận động được; là một tồn tại tương đối độc lập, nó cũng vận động tương đối tự thân! Sự vận động đó hợp thành các trạng thái của hạt KG. Hạt KG có 6 trạng thái chuyển hóa qua lại lẫn nhau (trong đó có 4 trạng thái thông thường, 2 trạng thái kích thích tột độ). Hạt KG được xác định bởi những hạt KG khác bao quanh nó. Các hạt KG bao quanh tác động, tạo động lực cho nội tại của hạt KG đang xét vận động một cách phù hợp, làm nảy sinh quá trình chuyển hóa trong đó. Năm yếu tố đó tích hợp lại, phân định ra, chuyển hóa qua lại theo phương thức âm dương cảm ứng. Nếu chú ý phân biệt các trạng thái nội tại của nó, thì hạt KG liên tục mất đi và sinh ra, luân hồi sau một chu kỳ; nếu không chú ý đến sự biến chuyển nội tại của nó, thì hạt KG là vốn dĩ thế, vĩnh cửu.
Chính vận động đếm của bàn tay năm ngón và hình 29/a đã giúp chúng ta hình dung ra cái gọi là “phương thức chuyển hóa bằng cảm ứng âm dương” (hay nói gọn lại là “cảm hóa”). Hình 29/a biểu diễn bốn trạng thái vận động của Thái Cực nên chúng ta quen gọi là Tứ Tượng. Theo như đã trình bày thì bốn trạng thái đó là: 1, 2, 3, 4, và viết cho đầy đủ (về mặt lực lượng) thì sẽ là: 1/4, 2/3, 3/2, 4/1. Dù sao thì viết như thế vẫn chưa phân biệt được triệt để. Trong một tiền KG chưa có phương chiều thì trạng thái 1/4 sẽ không khác trạng thái 4/1 và trạng thái 3/2 cũng không khác trạng thái 2/3. Nhớ lại rằng Tứ Tượng xuất hiện được là vì nằm trong mối quan hệ lưỡng nghi của lưỡng nghi (nghĩa là âm dương của âm dương), do đó để phân biệt được rõ ràng bốn trạng thái, cần phải bổ sung vào thêm ký hiệu âm - dương, cụ thể là:
+1/-4 , +2/-3 , +3/-2 , +4/-1
Quá trình xảy ra lần lượt từ trạng thái nào đến trạng thái nào? Bất cứ quá trình chuyển hóa nào cũng theo hướng ưu tiên là cố gắng làm mất đi sự tương phản, cố đạt đến cân bằng nội tại (và cũng là cân bằng âm dương lưỡng nghi), nghĩa là nhiều hơn chuyển hóa sang ít hơn, mạnh hơn chuyển hóa sang yếu hơn, trội hơn chuyển hóa sang lặn hơn. Sự cảm ứng âm dương cũng tuân theo nguyên lý ưu tiên là +1/-4; vì -4 là nhiều hơn +1, do đó hướng ưu tiên cảm hóa là từ -4 sang +1; cụ thể là thế này:
             
Tiếp tục, vì -3 là nhiều hơn +2 nên:
                             
Đó là trạng thái thứ ba. Trạng thái thứ tư là trạng thái còn lại, hay:
                          
Vậy, thứ tự của một chu kỳ vận động (cảm hóa) nội tại hạt KG là:
                             
Chưa hết, còn có khả năng xuất hiện một trong hai trạng thái nữa, đó là -5 (tòan âm) hoặc +5 (toàn dương). Trong trường hợp đột biến, hạt KG sẽ bị kích thích lên tột độ và lâm vào một trong hai trạng thái kể trên. Lúc đó cảm hóa nội tại của nó không thể nào phản phục được nữa. Nếu không kịp thời giải quyết cái trạng thái căng thẳng tột độ ấy, sự quá độ sẽ làm cho hạt KG “phát nổ” để hóa thành Hư Vô, mạng KG sẽ bị thủng một lỗ, dù rất nhỏ (thực ra cũng có thể là rất lớn!) thì đến mười bà Nữ Oa cũng bất lực, không có cách nào vá được, đành phải chứng kiến sự sụp đổ tan tành trong tức khắc của toàn bộ Vũ Trụ.
Nói vui thế chứ Vũ Trụ sụp đổ vào đâu nếu không vào chính nó? Nguyên lý Tự Nhiên không cho phép xảy ra điều đó để làm kinh động đến giấc ngủ của Tự Nhiên Tồn Tại. Không bao giờ hạt KG có thể biến mất hoặc phát nổ được!... Nếu Tạo Hóa bày ra được sự kiện vô cùng nguy hiểm ấy, thì chắc rằng Tạo Hóa đã có cách giải quyết. Chúng ta chẳng cần lo đến mất ăn mất ngủ về chuyện đó làm gì! Mà… đố Tạo Hóa đấy! Vì đó là điều không thể xảy ra!
Hạt KG là một Thái Cực và là Thái Cực nhỏ nhất của Vũ Trụ, đồng thời, nó cũng là một Vô Cực và là Vô Cực nhỏ nhất của Vũ Trụ. Khi chúng ta phanh phui ra nội tại của hạt KG, thì nó là một Thái Cực. Nhưng đó chỉ là tưởng tượng! Hạt KG là Không Gian nhỏ nhất, bắt đầu từ nó bộc lộ ra tính phương chiều KG nhờ có 5 yếu tố tiền KG và sự cảm hóa lẫn nhau của chúng. Hiểu như thế nào về “tiền KG” khi chúng ta cho rằng trong Vũ Trụ chỉ có toàn KG và KG mà thôi? Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ quan sát được những yếu tố tiền KG trong thực tại (mà chỉ có thể trong sự hoang tưởng tột độ, một trạng thái tâm thần rất gần quá độ!!!), nghĩa là chúng ta sẽ không thấy gì cả trong nội tại của hạt KG ngoài một khoảng KG rỗng không. Lúc này, chúng ta chỉ có nước gọi nó là Vô Cực.
Hạt KG là Không Gian nhỏ nhất, nhưng phải chăng là thể hiện của sự nhỏ tuyệt cùng? Nhỏ tuyệt cùng phải chăng là yếu tố tiền KG? Yếu tố tiền KG còn “quẫy vùng”, biến hóa được để góp phần làm nên nội tại hạt KG thì chắc rằng nó là một cái gì đó còn mang tính chất lưỡng nghi, tạm gọi là tiền lưỡng nghi, và như thế nó chưa phải nhỏ nhất. Thế thì cái gì là nhỏ nhất? Có cái “tiền…” nào đó làm nên tiền lưỡng nghi nữa chăng? Thật là nguy hiểm cho công cuộc tạo dựng của chúng ta nếu cứ đi theo chiều hướng ngày càng sâu như thế.
Lão Tử hiện ra bảo: “Lớn thì lưu hành, lưu hành thì đi xa, đi xa thì trở về… Các ngươi đã quên mất cái đạo qui căn, phản phục rồi sao?...”. Chúng ta nghe ra và tỉnh ngộ. Không, nhỏ nhất Vũ Trụ vẫn là hạt KG. Nó Vô Cực không phải vì không có nội tại mà là có một nội tại ảo! Ảo nghĩa là thế nào? Chúng ta có cảm giác bịa ra câu trả lời cho câu hỏi này dễ hơn nhiều so với những câu hỏi “khủng khiếp” nêu trên, dù rằng chúng ta vẫn chưa thể trả lời được. (Mà nếu không trả lời được cũng chẳng sao, vì chắc rằng chẳng ai thèm chất vấn chúng ta đâu. Những bộ não tỉnh táo và chính xác nếu không cười khẩy thì cũng cười khì vấn đề đã nêu ở trên, một vấn đề được cho là quái đản, dễ làm hư hỏng tư duy trác tuyệt của con người; làm suy giảm “yêu mến sự thông thái”. Mặc kệ họ! Chúng ta tin rằng những tâm hồn ngây thơ sẽ nhìn nhận nó một cách nghiêm túc. Những cái đầu đã nhét đầy đức tin khoa học và nặng trĩu những kiến thức mô phạm sẽ chẳng bao giờ hiểu được rằng có thể kể về Tự Nhiên Tồn Tại như một câu chuyện… tiếu lâm!)
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét