TT & HĐ II - 20/c
Bí mật đảo Phục Sinh
TOP 5 Công Trình Cổ Đại Nghi Là Người Ngoài Hành Tinh Tạo Ra
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
"Lịch sử chỉ có thể được viết tốt ở một đất nước tự do".
Voltaire
"Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ".
Victor Hugo
"Trong
lịch sử lâu dài của loài người (và cả loài vật nữa), những ai học được
cách cộng tác và ứng biến tài tình nhất sẽ sinh tồn."
Charles Darwin
"Lịch
sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi
những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương
đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau"
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch
sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh
của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân"
Cicero (La Mã)
"Lịch sử không là gì hơn ngoài màn kịch của tội lỗi và bất hạnh".
Voltaire
"Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Hỏi con Ngọc Thỏ đà bao tuổi?
Chớ chị Hằng Nga đã mấy con?
Đêm vắng cớ chi phô tuyết trắng?
Ngày xanh sao nỡ thẹn vầng son?
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng với nước non"
(Hồ Xuân Hương - Bài thơ “Hỏi Trăng”)
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn".
Hồ Chí Minh
(Tiếp theo)
***
Truyền
thuyết Atlantis, bắt đầu từ sự hình dung của Platon, qua thêm biết bao
nhiêu con người suy đoán, thám hiểm, khảo sát, rồi tranh luận, đưa ra
bằng chứng, rồi lại suy đoán, rồi tuyên bố hùng hồn, rồi… nói chung là
đủ cách, cho đến nay vẫn là… truyền thuyết Atlantis. Nó vẫn cứ “nhởn nhơ
ngoài vòng pháp luật”, vẫn hoàn bí ẩn như xưa. Rồi đây, thế kỷ XXI có
đủ bằng cớ xác đáng để luận “công tội” mà phán quyết nó không?!
Điều
đặc biệt lạ lùng là trên thế giới, huyền thoại về một lục địa tươi đẹp
bị mất tích không phải chỉ có một truyền thuyết mang màu sắc Địa Trung
hải ấy.
Có một câu chuyện thế này:
Xưa
thật là xưa, cổ ơi là cổ, có thể là xưa cổ nhất mà con người còn có thể
nhớ được, trên vùng đại dương mênh mông mà sau này các nhà thông thái
gọi là Thái Bình Dương, có một miền đất được gọi là “Đại lục Mẫu”. Đại
lục Mẫu có đất đai phì nhiêu, khí hậu hài hòa nên thực vật và muông thú
đua nhau phát triển, sinh sôi nảy nở. Nhờ có thiên nhiên ưu đãi như thế
nên con người ở đó có cuộc sống rất ung dung, tự do tự tại. Dần dần, qua
thời gian, trên Đại lục Mẫu hình thành nên một quốc gia có nền văn minh
vô cùng rực rỡ, vô cùng huy hoàng. Theo truyền thuyết thì nền văn minh
này được bắt đầu chí ít cũng từ 50000 năm trước và rất có thể đây cũng là nền văn minh đầu tiên của nhân loại.
Và
cũng theo truyền thuyết thì quốc gia này có tên gọi là Mẫu La. Nhờ có
nền văn minh chói lọi mà Mẫu La đã đóng được những thuyền bè, mảng cỡ lớn và
chắc chắn có thể đi đến được những vùng đất lân cận và cả những vùng xa
xôi. Sống trong điều kiện thiên nhiên hài hòa nên người dân Mẫu La có
tính tình thuần phác, ít gây hấn. Họ đóng thuyền đi các nơi để khai thác
sản vật, ở những vùng còn hoang vắng hoặc trao đổi sản phẩm với người
bản xứ để chở về quê hương mình. Cũng có những đoàn thuyền đi tìm những
vùng trù phú mới để định cư dài ngày và thậm chí là ở hẳn lại nhưng vẫn
liên hệ với cố quốc thông qua những đoàn thuyền đến và đi. Nhờ thế mà
ánh sáng của nền văn minh Đại lục Mẫu lan tỏa ra xung quanh và dần dà ra
khắp thế giới. “Mẫu” có nghĩa là Mẹ, là bao bọc, dạy dỗ mà cũng có
nghĩa là gương sáng noi theo, là mẫu mực, “mẫu nghi thiên hạ”. Theo quan
niệm của người Mẫu La, Mặt Trời sáng soi là nguồn gốc của sự sống muôn
vật, do đó mà họ coi Mặt trời là linh thiêng nhất và trên Đại lục Mẫu
xuất hiện những đền đài, cung điện bằng đá uy nghi, đồ sộ để thờ, cúng
Mặt Trời. Từ “La” có nghĩa là Mặt Trời, tên gọi Mẫu La chính là vì thế,
và ý nghĩa thiêng liêng nhất của quốc gia Mẫu La là “Xứ sở Thần Mặt
Trời”. Tục thờ thần Mặt trời mà sau này biểu hiện rải rác khắp thế giới
là bắt nguồn từ sự thờ Mặt Trời của người Mẫu La, lan tỏa ra theo những
đoàn thuyền viễn du của họ.
Thế
rồi một ngày kia, đất trời ở vùng Đại lục Mẫu bỗng nổi cơn cuồng nộ vô
tiền khoáng hậu. Đầu tiên là mặt đất rung chuyển, chao đảo dữ dội; núi
phun lên một cột lửa cao ngút trời, dung nham cuồn cuộn tuôn trào ra
khắp nơi, bề mặt Đại lục Mẫu bốc cháy ngùn ngụt. Tiếp đến là sóng thần
cuồn cuộn dâng cao, rồi những tiếng nổ kinh thiên động địa, mây đen mịt
mù che kín bầu trời. Sự hung hãn của cơn thịnh nộ ấy chẳng mấy chốc đã
làm cho Đại lục Mẫu thành vô sinh và sau đó nữa là đổ vỡ, mất tích trong
lòng đại dương mênh mông cho đến tận ngày nay.
Tuy
nhiên, đó mới chỉ là khúc dạo đầu dữ dội nhất và có tính kịch phát của
cơn thịnh nộ. Sự kịch phát ấy đã kích hoạt hàng loạt những cơn địa
chấn, núi lửa hoạt động bùng phát dọc theo sống của các dãy núi dưới đáy
đại dương và tại các điểm nóng, trên một qui mô lớn, làm hình thành nên
lớp lớp sóng thần tàn phá khắp nơi. Không những thế, sự giải phóng một
lượng nhiệt khổng lồ, vào cùng một khoảng thời gian tương đối ngắn,
trong lòng đại dương đã có khả năng làm tan một phần băng ở hai cực của
Trái Đất. Tập hợp những sự kiện đó chính là nguyên nhân trực tiếp của
một nạn Đại Hồng Thủy toàn cầu và của một thời biển dâng tương đối đột
ngột?!
Sự
biến mất nhanh chóng một cách kinh hoàng và bi thương của Đại lục Mẫu
đã chỉ còn là một truyền thuyết ngay từ cách đây khoảng trên dưới 6000
năm và sau đó một thời gian dài nữa, hình ảnh của nó còn lưu lại trong
ký ức truyền kỳ như là một xứ sở hết sức tươi đẹp, một thiên đường trên Trái Đất hay còn gọi là một Địa Đàng mà ở đó, dưới ánh mặt trời vàng xán
lạn là một vùng trù phú và xanh biếc quanh năm; giữa vùng xanh biếc ấy,
ngay tại trung tâm có một ngọn núi hình kim tự tháp cao vời vợi, đỉnh
phủ tuyết trắng xóa và lấp lánh như một tuyệt tác pha lê.
Câu
chuyện về sự mất tích của một lục địa từng hiện hữu đâu đó ở Thái Bình
Dương, có nhiều dị bản. Nhưng cốt lõi thì không thay đổi: Có một xứ sở
xán lạn mà cuộc sống con người ở đó rất sung sướng, tươi vui đã đột ngột
biến mất trong cơn Đại Hồng Thủy. Điều đó đã khiến cho loài người thời
cận, hiện đại chú ý, quan tâm. Nhất là các nhà khoa học, họ đã bỏ ra rất
nhiều công sức để cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, thám hiểm và tìm kiếm
về tính hiện thực cũng như về sự tôn vinh của Đại lục ấy và mối quan hệ
của nó với các nền văn minh khác.
Vào
một ngày, năm 1772, một đoàn thám hiểm Hà Lan do đô đốc hải quân Yakob
Rocheon (Rogewe) chỉ huy khi tàu chạy ở hải vực nam Thái Bình Dương, đã
phát hiện một hòn đảo vô danh. Sau này vì nhớ rằng ngay sau đó là ngày
Phục Sinh nên Rocheon đặt luôn cho đảo ấy là đảo Phục Sinh.
Rocheon
cho tàu cặp vào và lên đảo nghỉ ngơi. Sáng sớm hôm sau, khi Rocheon còn
đang ngủ say thì trợ thủ của ông vừa thở hồng hộc vừa lay ông dậy báo
rằng trên đảo có một điều rất kỳ quái.
Rocheon
vội vã cùng mọi người đi tới một vùng đất tương đối bằng phẳng và lập
tức bị cảnh tượng ở trước mắt làm cho họ quá đỗi kinh ngạc, không nói
nên lời. Đó là một dãy hơn 40 bức tượng đầu người bằng đá cao khoảng
4-10 m nặng ước chừng 30-50 tấn. Đoàn thám hiểm tiếp tục khảo sát xung
quanh và cuối cùng thì phát hiện ra khoảng 300 bức tượng đầu người.
Ngoài ra, tại phía đông nam đảo còn một số tượng ngổn ngang, đang trong
tình trạng chế tác dang dở. Các bức tượng mặt người đó đều được đặt trên
bệ đá vuông vức, mắt đều nhìn về một hướng mông lung ra biển cả, đều có một khuôn mặt giống
nhau: khuôn mặt dài, hai mắt lõm sâu, miệng nhỏ, tai dài… và đều có đôi
tay dài nhất loạt đặt trước bụng. Những khuôn mặt đá ấy toát nên cái vẻ
nghiêm túc, thoạt nhìn thấy gai lạnh, dễ phát sợ, nhưng nhìn kỹ, nhất là
đôi mắt hướng thẳng đến xa xăm thì lại thấy bộc lộ sự lo lắng bồn chồn
và như đang chờ đợi một điều gì đó từ biển cả mênh mông.
Những
người làm nên những pho tượng đá cao to đó chờ đợi điều gì từ đại
dương, nhất là ở hướng tây bắc, nơi đặt tượng nhiều hơn cả?
Đảo
Phục Sinh cách bờ biển Nam Mỹ trên 3500 km. Đảo có dân cư gần nó nhất
cũng ở cách khoảng 1500 km. Đảo Phục Sinh dài 24 km, rộng chưa đầy 18
km, xa xưa đã từng có một thời trù phú nhất định, cuộc sống của người
dân trên đó (đầu tiên là người tai dài, gọi thế vì tai của họ có đeo
những con súc sắc dài đến khoảng 10-15 cm; đến từ phía Đông của đảo; sau
đó là người tai ngắn đến từ phía Tây; người ta cho rằng người tai dài
là người da đỏ châu Đại Dương; còn người tai ngắn là người Polynêdi, sau
này người tai dài bị tuyệt duyệt vào giữa những năm 1660-1700; chúng ta
ghi lại như vậy chứ chẳng hiểu thực hư thế nào?) vì thế mà đã một thời
rất sung túc. Nhưng sau, có lẽ do nạn tăng nhân khẩu, đồng thời với việc
khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên của đảo mà cuộc sống của cộng
đồng người trên đó dần suy tàn đi.
Nhưng
trong hai loại người đó, ai đã là người chế tác ra hàng loạt pho tượng
đá đầu người khổng lồ? Chẳng phải cả hai, vì theo như nghiên cứu thì
người tai dài mới đến đảo Phục Sinh khoảng năm 400 và người tai ngắn,
đến đảo còn muộn hơn nhiều nữa.
Sau
khi khảo sát, một nhà nghiên cứu tên là S.Hautơ đưa ra kết luận: tượng
người bằng đá phát hiện được ở Pêru có diện mạo đặc trưng rất giống
tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh, điều đó phải chăng chứng tỏ cư dân sớm nhất
trên đảo Phục Sinh phải là người Pêru?
Khi xác định niên đại nền văn hóa khắc đá trên đảo Phục Sinh, giới khảo cổ học, dùng phương pháp carbon phóng xạ (C14)
để định tuổi các đống than củi còn sót lại trên đảo; đã cho kết quả là
4000 năm TCN, nghĩa là các pho tượng đá mặt người đó tính đến ngày nay
độ chừng 6000 năm tuổi. Từ đó, họ cho rằng chẳng có mối liên quan nào
giữa những pho tượng đá mặt người và nền văn minh của cư dân quần đảo
Pôlinêxi. (Có tài liệu nói tuổi tác của các pho tượng mới khoảng
900-1000 năm!).
Thế là một giả thuyết “dựng tóc gáy” ra đời:
Khoảng
6000 năm trước, đoàn thám hiểm của người ngoài hành tinh đã dùng phi
thuyền bay đến Trái Đất và nơi hạ cánh đầu tiên của họ là đảo Phục Sinh.
Để đánh dấu chuyến viếng thăm, họ đã dựng nên hàng loạt tượng đá. Đánh
dấu tọa độ như thế nhưng đã 6000 năm trôi qua, không hiểu vì sao họ đã
không một lần quay trở lại?
Những người tạo dựng nên thuyết trên lý sự thế này:
-
Trong số các tượng đá đó có một số tượng không phải đầu người mà là đầu
con ếch, miệng bẹt chìa ra ngoài, mặt tròn nhìn lên trời. Trong thư
tịch cổ cũng miêu tả dạng người giống với những tượng này. Họ cho rằng
có thể đó là chân dung người ngoài hành tinh.
-
6000 năm trước đây, nếu có người nguyên thủy sinh sống trên đảo Phục
Sinh thì cũng không có khả năng chế tác và vận chuyển các bức tượng kỳ
vĩ đó, sắp xếp một cách trật tự khắp đảo được. Do đó chỉ còn một khả
năng là người ngoài hành tinh với trình độ kỹ thuật siêu việt đã làm ra
các bức tượng đá đó.
-
Theo truyền thuyết của thổ dân vùng nam Thái Bình Dương, ở đây đã từng
có người bay từ trên trời xuống đảo. Tướng mạo của giống người này hoàn
toàn giống với tượng đá đầu ếch. Trên Trái Đất làm gì có kiểu người như
thế? Vậy, đích thị là người ngoài hành tinh.
Chúng
ta nhớ lại rằng vùng Pêru - Ecuado đã từng tồn tại một đế quốc cổ của
người Inca. Việc cho rằng tổ tông của người Inca cũng chính là cùng một
tộc với những người làm ra những bức tượng đá đầu người ở đảo Phục Sinh
là có thể chấp nhận được và cũng có thể tổ tiên họ là những người đầu
tiên đặt chân lên Châu Mỹ và định cư đầu tiên tại những vùng dọc bờ biển
của Nam Mỹ, phía đông nam Thái bình Dương. Nếu thế thì tộc người đó đã
đến Nam Mỹ từ rất lâu, trước cả người thuộc châu Đại Dương và cả người
Pôlinêxi, và phải sớm hơn nhiều so với 6000 năm trước đây - khoảng thời
gian hình thành nên tập hợp các pho tượng đá khổng lồ. Thế thì họ đến từ
đâu? Biết rằng người Inca có tục thờ thần Mặt trời, vậy, phải chăng tục
đó có nguồn gốc từ Đại lục Mẫu và tổ tông lâu đời nhất của người Inca
chính là người Mẫu La? Dưới đây, chúng ta sẽ “sao y bản chính” một bài
báo “nhặt” được trên tờ “An ninh thế giới” số 747, ra ngày 16-4-2008, có
tựa đề: “Vòng đeo cổ bằng vàng 4000 năm tuổi” của tác giả H. Dung.:
“Các
nhà nghiên cứu báo cáo trên tờ báo Proceedings của Học viện Khoa học
Quốc gia (Mỹ), chiếc vòng đeo cổ bằng vàng, được chế tác cách nay 4.000
năm, vừa được phát hiện tại một nghĩa trang gần hồ Tititcaca, Peru.
Trong
một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Mark Aldenderfer - một nhà nhân
chủng học tại Trường đại học Arizona (Mỹ) - cho biết: “Đây là một khám
phá cực sốc”. Ông giải thích, vào thời xa xưa, có vẻ như mọi đoàn thể
cần phải có nơi chốn định cư để sản xuất của cải thặng dư từ nông nghiệp
để có thể hỗ trợ cho các hoạt động như làm ra những vật trang trí.
Nhưng con người sống trong vùng này (nơi phát hiện chiếc vòng đeo cổ
4.000 năm tuổi) vào thời điểm đó vẫn còn sống chủ yếu nhờ vào săn bắt
hái lượm. Ông khẳng định: “Họ, những người tiền sử, đang trên bước đường
chuyển dần sang sống định cư, nhưng họ chưa thực sự đến giai đoạn đó”.
Mặc
dù vậy, một ai đó trong xã hội người tiền sử đã có nhiều thời gian và
sự hiểu biết để tạo ra món đồ trang sức này - có lẽ theo suy nghĩ của
người đó, chiếc vòng đeo cổ kia là dấu hiệu của sự quan trọng. Họ đạt
được điều này nhờ vào nỗ lực của họ - tích lũy để giàu có hơn và sử dụng
nhiều đồ vật để phô trương thanh thế - như thể họ muốn nói: “Hãy nhìn
tôi nè. Tôi là người thành đạt”.
Theo
Aldenderfer, không có chứng cứ nào tại địa điểm khảo cổ cho thấy cách
người xưa đã làm chiếc vòng cổ này như thế nào, nhưng trông có vẻ nó
được chế tác từ vàng thô (thường thấy ở gần khu vực) đập dẹp bằng chày
và cối đá. Sau đấy, có thể những miếng vàng đó được bọc quanh một mẩu gỗ
rồi tiếp tục được đập cho đến khi nó có dạng hình ống. Các nhà nghiên
cứu đã phục chế chiếc vòng lại - gồm 9 ống vàng nhỏ và một số mẩu đá
(được xác định là lục thạch và ngọc lam) - qua những lổ nhỏ trên đó.
Đồ
vật trang trí bằng vàng cổ thứ hai, có niên đại 3.500 năm, cũng được
tìm thấy ở cao nguyên Peru. Scott Raymond, một nhà khảo cổ tại Trường
đại học Calgary (Canada), cho biết niên đại của chiếc vòng đeo cổ này là
đặc biệt sớm so với khu vực phát hiện. Heather Lechtman, thuộc Viện
Công nghệ Massachusetts (Mỹ), gọi chiếc vòng đeo cổ này là một món đồ
trang sức hết sức ấn tượng có niên đại 4.000 năm tuổi.”
Đối
với thuyết “người ngoài hành tinh”, chúng ta thấy điều gì đó hoang
đường hơn cả câu chuyện hoang đường của chúng ta nữa. Hình như chúng ta
ngày nay, trong quá trình đi giải mã những bí ẩn của quá khứ, thường có
những định kiến “tầm thường hóa” năng lực sáng tạo của con người cổ xưa.
Do đó trước những công trình tạo tác đồ sộ, nặng nề của họ mà so với
khả năng máy móc, phương tiện kỹ thuật thời hiện đại còn phải choáng
ngợp, thì chúng ta thường bế tắc, không thể tưởng tượng nổi, để rồi phải
tìm đến một giải đáp dễ dàng nhất cũng như khó thẩm định nhất, đó là đổ
vấy trách nhiệm cho những thế lực tồn tại đâu đó ngoài Trái Đất, thậm
chí là ở ngoài Thái Dương Hệ. Nếu được dịp liệt kê hết các giải đáp có
nguồn gốc người ngoài hành tinh đã được đề xướng đối với các bí ẩn đủ
loại và tin rằng chúng đều đúng cả thì chúng ta sẽ có cảm giác Trái Đất
này như một sân bay “dân dụng”, và người ngoài hành tinh đã từng như
những hành khách thông thuộc, nườm nượp đến và đi. “Nghiêm trọng” hơn,
họ đến đây chẳng có mục đích gì rõ ràng, đẽo tạc một lô tượng đá, san
bằng một vùng núi, vạch vẽ nguệch ngoạc trên đó cứ như đứa con nít khổng
lồ nghịch đùa rồi bỏ đi, chẳng nói chẳng rằng, chẳng tiết lộ một mảy
may về gốc gác quê hương họ, dù chúng ta có cảm giác là họ ở “đâu đây”,
rất gần. Ngoài ra, từ những mô tả mà chúng ta còn thấy người ngoài hành
tinh không phải là chỉ có một “tộc” bởi vì đôi khi họ rất khác nhau:
người thì giống ếch, người chỉ có một mắt, người có một mắt nhưng lại
nằm dọc, người thì nhỏ như con nít, người lại to hơn cả đười ươi, người
nào thích thì đóng bộ du hành sang trọng, người không thích thì chả mặc
gì (nhưng không thấy bộ phận sinh dục đâu cả!)… Tuy nhiên, điều “quí
hóa” nhất là hình như họ và chúng ta có một tổ tiên chung: vì đều là
hình nhân cả, nghĩa là đều xuất phát từ một giống khỉ nào đó ở Trái Đất
hoặc ở “khu vực” mà họ thường trú.
Người
ta chế tác ra những pho tượng đầu ếch làm gì? Có lẽ nên coi đó là công
việc phụ, tiện thể làm thêm mà thôi. Nhưng tại sao lại là con ếch mà
không phải là con vật nào khác? Vì có thể theo quan niệm của họ, ếch là
một “vật linh”, sự biểu hiện nào đó của nó, tiếng kêu chẳng hạn, thường
đưa đến điềm lành như mưa thuận gió hòa chẳng hạn. Con ếch rất dống con cóc. Hay là họ tạc hình con cóc chứ không phải con ếch? Hình tượng con cóc ngẩng mặt nhìn trời là thể hiện “lời cầu cứu” đến tận trời xanh của
những người tạc nên nó chăng?
Hồi
còn nhỏ, gần gũi với thiên nhiên hơn, chúng ta vẫn thường xuyên vui đùa
với con cóc và biết rằng mỗi khi cóc “nghiến răng” kèn kẹt là trời, dù
đang oi nồng, thì rồi một lát cũng sẽ đổ mưa. Người Việt Nam thường lạy
trời nhưng cũng có khi là vái “ông Cóc” kêu trời làm mưa. Đối với họ,
cóc đã là một con vật thần linh:
“Con cóc là cậu ông Trời
Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho”
Hiện
tượng chọn một con vật nào đó làm linh thần là rất bình thường trên thế
giới. Như nước ta thờ rùa mà suy ra rùa là hình ảnh của người ngoài
hành tinh thì thật là… oan cho con rùa quá!
Có
thể còn khó hình dung và còn trong vòng bí ẩn về quá trình tạo tác, di
dời, đặt dựng các pho tượng đầu người ở đảo Phục Sinh, nhưng chúng ta
tin tổ tiên của người Inca (là người Mẫu La đã định cư ở đó) chính là
tác giả. Nếu ai đó giải mã được công trình tạo dựng ở đảo Phục Sinh thì
rất có thể dễ dàng hiểu được cách thức tạo dựng các kim tự tháp ở Nam Mỹ
cũng như ở Ai Cập và những công trình đồ sộ bằng đá đại loại như vậy
(chẳng hạn là đền ĂngCo ở Campuchia). Vì có khả năng chúng cùng dựa trên
một phương thức chung. Theo như thiển ý của chúng ta thì cái phương
thức chung ấy, dù có được thể hiện dưới một dạng cụ thể nào đó tài tình
đến mấy chăng nữa thì cốt lõi vẫn là làm sao giảm được sức nặng khủng
khiếp của khối đá đè lên vai con người, nghĩa là phải giải quyết được
việc giảm thiểu hoặc triệt tiêu tạm thời lực hút của Trái Đất lên vùng
trọng tâm hoặc một vùng nào đó của khối đá (phân tán lực!). Rõ ràng người tiền sử đã chinh phục được lực hấp dẫn!
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét