Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

TT & HĐ - 21/h

 

                                Nikola Tesla - Nhà Phát Minh Thiên Tài Của Nhân Loại

PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
 
“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)

“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó” 
(Arixtốt)

CHƯƠNG X: THÁI CỰC

"Có những chân lý tầm thường và có những chân lý lớn lao. Đối lập với chân lý tầm thường là hoàn toàn sai lầm. Đối lập với chân lý lớn lao cũng là chân lý." 

 Niels Bohr

Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học. 
 Henri Frederic Amiel

"Không có khoa học vì khoa học, không có nghệ thuật vì nghệ thuật. Khoa học nghệ thuật tồn tại để phục vụ xã hội, để làm con người hạnh phúc hơn, cao thượng hớn, có kiến thức phong phú hơn và có nhiều tiện nghi vật chất hơn trong đời sống... ".
Khuyết danh

“Nếu như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên phía trước.”
L. Mandelstam
 
“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel
 
“Toán học không phải là một quyển sách chỉ gói gọn giữa các tờ bìa mà ng­ười ta chỉ cần kiên nhẫn đọc hết nội dung, toán học cũng không phải là một vùng mỏ quý mà ng­ười ta chỉ cần có thời gian để khai thác; toán học cũng không phải là một cánh đồng sẽ bị bạc màu vì những vụ thu hoạch; toán học cũng không phải là lục địa hay đại d­ương mà ta có thể vẽ chúng lại đ­ược. Toán học không có những giới hạn như­ không gian mà trong đó nó cảm thấy quá chật chội cho những khát vọng của nó; khả năng của toán học là vô hạn như­ bầu trời đầy các vì sao; ta không thể giới hạn toán học trong những quy tắc hay định nghĩa vì nó cũng giống như­ cuộc sống luôn luôn tiến hóa”.    
Cayley
 
“Toán học chỉ cho ta những ph­ương pháp hoặc những con đ­ường dẫn tới chân lý. Toán học làm cho những chân lý ấy khuất nhất trở thành minh bạch và phơi bày chúng ra tr­ước ánh sáng. Một mặt toán học làm giàu sự hiểu biết của chúng ta, mặt khác nó làm cho suy nghĩ của chúng ta thêm sâu  sắc”. 
  Sylvester
 
"Toán học như con chiến mã quí độc nhất vô nhị đưa ta qua những cuộc chiến ác liệt để giành những thành quả khoa học oai hùng hơn bao giờ hết! Nhưng nó cũng  là con ngựa bất kham đưa ta lạc vào Bát quái trận đồ của sự giả tưởng quá đà."
Ba Đá
 
 
 
 
 

(Tiếp theo)


 ***
Toán học là khối kim cương vĩ đại và lấp lánh tuyệt trần mà con người đã sáng tạo ra được, nhưng Tự Nhiên còn huyền diệu hơn nhiều! Tuy nhiên cũng nên thấy rằng sáng tạo toán học vừa là sự biểu hiện tất yếu của nhận thức thực tại, có nguồn gốc từ những vận động biến hóa của thực tại, vừa là sự phản ánh thăng hoa của sự trừu tượng về thực tại. Như vậy, toán học vừa là công cụ duy nhất giúp con người cân, đo, đong, đếm Vũ Trụ theo qui ước (!), vừa là bàn đạp huyễn hoặc đưa con người đến nhận thức ngày càng ảo huyền về Vũ Trụ thực tại. Rõ ràng, toán học có nguồn gốc từ thực tại  nhưng không thể có cái gọi là toán học thuần túy thực tại nếu qui ước rằng thành quả toán học trước đó, đóng vai trò cơ sở, nền tảng của nó cũng chỉ là ảo huyền, phi thực tại, hay còn gọi là qui ước có phần hợp lý của tư duy về thực tại - một thực tại ảo!
Vận động, như chúng ta đã nói, nếu phân định một cách siêu hình, là tổng hòa của hai quá trình đồng hóa và dị hóa, đồng thời thống nhất và phân định, tương đồng hóa và tương phản hóa. Ở một góc độ nào đó, có thể tạm nói rằng tương đồng hóa là mục đích và tương phản hóa là động lực của sự vận động. Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể Vũ Trụ thì hai quá trình tương đối: tương đồng hóa và tương phản hóa là cân bằng nhau một cách tuyệt đối. Một tương đồng xuất hiện thì cũng phải xuất hiện một tương phản tương ứng. Điều đó còn có nghĩa rằng xuất hiện một tương đồng thì một tương đồng khác sẽ đồng thời biến thành một tương phản và ngược lại. Có thể phán đoán rằng đó là một trong những nguyên lý hệ quả cơ bản nhất của nguyên lý Tự Nhiên (nguyên lý tiên đề) và nguyên lý đó có thể là nguyên lý gốc của mọi nguyên lý về sự cân bằng, bảo toàn đang hiện có trong các ngành khoa học.

Như chúng ta đã thấy vừa rồi, sự tổng hợp tương phản luôn là quá trình làm tăng lực lượng và với quan niệm rằng lực lượng (thực) nhỏ nhất chỉ có thể là 1 thì cả sự tích hợp tương phản cũng hầu như luôn là quá trình làm tăng lực lượng (trừ trường hợp lực lượng hai tương phản đều bằng đơn vị và cùng phương chiều!). Nếu lực lượng hình thành nên từ sự tổng hợp tương phản thì các lực lượng tương phản ban đầu vẫn chưa chuyển hóa bản chất và dù có những ảnh hưởng nhất định trong điều kiện mới, chúng vẫn được thấy như “còn” tồn tại. Ngược lại lực lượng hình thành nên từ sự tích hợp tương phản là một lực lượng khác cơ bản về bản chất, so với các lực lượng tham gia tích hợp, nội tại của nó được cấu tạo bởi những đơn vị mới hình thành và các lực lượng tham gia tích hợp bị coi như chấm dứt tồn tại. Sự tăng lực lượng của quá trình tích hợp tương phản chỉ có thể hình dung được nếu cho rằng lực lượng tăng thêm ấy là do môi trường cung cấp để làm tăng qui mô đơn vị làm nên nó.
Có tình hình như trên là vì tất cả các lực lượng tương phản nhau tham gia tổng hợp hoặc tích hợp đều là lực lượng thực và một lực lượng được cho là thực khi nó lớn hơn hoặc bằng đơn vị. Tuy nhiên, trong thực tiễn, tùy thuộc vào sự chọn đơn vị một cách chủ quan từ quan sát thế giới khách quan, mà vẫn có thể xuất hiện những lực lượng nhỏ hơn đơn vị, nghĩa là có những lực lượng được biểu thị như . Vì trái với quan niệm của mình nên chúng ta không “hình dung nổi” những lực lượng như vậy và chúng ta gọi chúng là những lực lượng ảo. Với cách nhìn qui ước như thế thì tích hợp tương phản thực - ảo là quá trình làm giảm lực lượng, thậm chí là xuất hiện lực lượng ảo sau tích hợp (Nên chú ý rằng, dù sao đi nữa thì những đại lượng nhỏ hơn 1 đơn vị vẫn là có thực và có thực một cách tương đối trực quan. Trong thực tiễn, chúng ta vẫn thường xuyên gặp những lực lượng như vậy. Nhưng phải hiểu rằng đơn vị qui ước để làm nên lực lượng ấy đã thay đổi. Chẳng hạn: một nửa cái bàn là (bàn ủi) là có thật, là một lực lượng thực đến nỗi có thể thấy, rờ mó được, tuy vậy vì qui ước lực lượng nhỏ nhất của bàn là là một cái bàn là nên một nửa cái bàn là không phải là lực lượng bàn là và được coi như là lực lượng bàn là ảo, hoặc một lực lượng thực mới với qui ước đơn vị mới mặc nhiên là một phần nào đó của nửa bàn là có qui mô không gian nhỏ hơn bàn là. Hoặc đơn vị của đàn bò là một con bò, là lực lượng nhỏ nhất của đàn bò. Không thể có đàn bò hợp thành từ những nửa con bò!).
Trong toán học có khái niệm “số âm”, “số dương” và người ta qui ước rằng số âm là nhỏ hơn số dương. Như vậy có thể thấy, tương tự như số 1 là số nhỏ nhất trong các số nguyên và là số lớn nhất trong các số phân số, số “0” là số nhỏ nhất của số nguyên dương và đồng thời là số lớn nhất trong các số nguyên âm (chúng ta chỉ nói đến các số nguyên!). Chúng ta có thể dùng hai loại số đó để biểu diễn hai lực lượng thực và ảo. Nếu qui định số dương là lực lượng thực, còn số âm là lực lượng ảo và giả sử có hai lực lượng thực - ảo là +5 và -8 (chúng ta viết  ), theo toán học thì sự tổng hợp của hai lực lượng tương phản ấy là:
                         + 5 – 8 = - 3
Và đó là một quá trình làm giảm lực lượng. Như đã nói, một sự tổng hợp tương phản hoàn toàn thì kết quả của nó là không còn xuất hiện lực lượng có dấu tương phản nữa, do đó chúng ta gọi sự tương phản ở trên là không hoàn toàn. Để có được sự xuất hiện số 0, ta chuyển vế và được hai mối tương phản hoàn toàn là:
                         + 8 – 8 = 0
       + 5 – 5 = 0
Chúng ta còn có thể gọi (+5, -8) là tương phản không hoàn toàn qua gốc O, sau khi tổng hợp, lực lượng mới nhận tính của lực lượng lớn hơn (nhiều hơn) làm tính nổi trội của mình. Trong trường hợp tổng hợp tương phản sẽ làm hình thành lực lượng mới mang âm tính (tính âm giữ vai trò nổi trội); và mối tương phản ấy được gọi là mối tương phản âm tính.
Cách viết nêu trên chưa thể hiện được sự bảo toàn lực lượng sau khi tổng hợp. Cách biểu diễn của chúng ta có vẻ thỏa mãn hơn:
                
Về mặt lực lượng: 5 + 8 = 10 + 3 = 13 ==> bảo toàn lực lượng
Về mặt tính chất: tồn tại  mang tính âm nổi trội
Giả sử lại có mối quan hệ tương phản , sau khi tổng hợp, chúng ta có:
                
Tổng lực lượng được bảo toàn sau tổng hợp (bằng 10 đơn vị).
Lực lượng , vì tồn tại  nên mang dương tính nổi trội. Đó là một mối quan hệ tương phản không hoàn toàn qua gốc O và tính dương nổi trội sau khi tổng hợp cũng được “đánh giá” dựa trên cơ sở gốc O. Thế nhưng gốc O chỉ là sự lựa chọn của qui ước. Chúng ta có thể chọn bất cứ vị trí nào (trên trục số) để làm gốc tương phản (trong vật lý thì có nghĩa là người quan sát có thể chọn bất cứ trạng thái vận động nào cho hệ cơ sở, và có thể chọn ngay hệ quan sát làm hệ cơ sở để qui chiếu tương phản).
Trong thí dụ trên, chúng ta thấy rằng muốn thấy kết quả không thể hiện tính nổi trội âm hay dương nữa, chúng ta phải làm mất đi , và chỉ để làm mất đi  thôi, sẽ có nhiều cách. Nhưng để làm mất đi , đồng thời vẫn đảm bảo tính bảo toàn lực lượng và không “động chạm” gì đến quá trình tổng hợp thì chỉ có cách duy nhất là chọn vị trí  (trên trục số) làm gốc O mới. Lúc đó, lực lượng dương sẽ giảm đi 3 đơn vị, lực lượng âm tăng lên 3 đơn vị và như thế mối tương phản sẽ chuyển biến thành mối tương phản . Hai lực lượng tương phản mới, sau khi tổng hợp sẽ tạo ra một lực lượng mới bằng tổng lực lượng của hai lực lượng hợp thành và so với gốc O mới (hay gọi là gốc  nếu so với gốc O cũ) trở thành trung tính (không xuất hiện nổi trội âm - dương).
Nói thêm ngoài lề: vẫn có thể qui ước số âm nhỏ hơn số dương nhưng không thể quên rằng trong thực tại, xét về mặt lực lượng, chúng bình đẳng, nghĩa là tính âm dương chỉ biểu thị sự vận động trái chiều của hai lực lượng và nếu hai lực lượng đó bằng nhau về số trị thì chúng là bằng nhau. Chính sự qui ước ấy đã làm cho số O phải đóng vai trò đơn vị trong “tình trạng hư vô” của nó. Cái không là gì cả vừa là nhỏ nhất của dương, vừa là lớn nhất của âm, vừa là giới hạn phân cách giữa hai lực lượng tương phản thực - ảo đó. Sự qui ước oái oăm và đầy chủ quan đó chắc chắn sẽ làm cho NTT rất phiền lòng!
Dù sao thì cũng không thể phủ nhận công lao phi thường của toán học đối với con người và nó luôn là công cụ đắc lực không thể thay thế được của khoa học tự nhiên. Nói cho cùng thì tất cả các chuyên ngành khoa học cùng với toán học và triết học, dù nghiên cứu trên những lĩnh vực tương đối khác nhau nhưng thực chất đều hướng về một đối tượng duy nhất là Thực Tại, với một mục đích cũng duy nhất là phục vụ nhận thức và cũng chính là nhận thức Tự Nhiên Tồn Tại. Vì tính biểu hiện đa dạng đa chiều của Tự Nhiên Tồn Tại và cũng vì bản thân là một bộ phận của Tồn Tại nên việc nhận thức của loài người cũng vừa phải phân định thành nhiều mặt, nhiều chiều, nhiều ngành cũng vừa phải thống nhất trên duy nhất một nền tảng lý luận chung nhất, phổ quát nhất. Triết học phải đảm đương cái nhiệm vụ làm nền tảng ấy và khi đảm đương được, nó sẽ là một học thuyết triết học chân chính, mang hơi thở đích thực của Tự Nhiên Tồn Tại. Rất có thể rằng lúc đó, triết học là linh hồn của toán học và toán học là thể xác của triết học!
Toán học là có lý vì nó đã hàm chứa nhiều nguyên lý cơ bản nhất của Tự Nhiên. Thế nhưng toán học vẫn chưa đạt đến được sự vững chãi hoàn toàn; vẫn chưa đủ kiên định trước những chất vấn của những gã nông dân có cách nghĩ ngây thơ như chúng ta. Nên chăng, đã đến lúc cần có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với Thực Tại, ngay ở tầng cơ sở, nền tảng của nó!
Sự xuất hiện số âm, số dương, số 0 là một tất yếu trong quá trình phát triển của toán học, do đó nó có cái lý của nó và thực tế đã xác nhận công lao nhiều mặt của nó. NTT dù có phiền lòng cỡ nào thì cũng không thể loại bỏ nó ra khỏi bộ não của ông ta được. Đối với NTT, để khỏi phiền muộn, bực tức, ông ta chỉ còn một cách duy nhất là quan niệm lại nó để thỏa hiệp với nó, làm cho nó phù hợp với cái thực tại đượm màu hoang đường mà ông đã nhào nặn ra. Về vấn đề này, chúng ta cũng đồng tình với NTT là phải quan niệm lại nhưng hãy bình tĩnh mà suy xét chứ đừng quá phiền muộn bực tức để rồi thiếu sáng suốt, làm “hư bột hư đường” hết.
Hình 37: Biểu diễn Ảo - Thực bằng trục số
Dù quan niệm về số âm, số dương và số 0 hiện nay có thể còn gây nhiêu lấn cấn nhưng chính sự xuất hiện của chúng lại củng cố niềm tin của chúng ta về sự tồn tại một thế giới ảo trong thế giới thực, cho dù Tự Nhiên Tồn Tại là duy nhất. Chúng ta hãy quan sát trục số thể hiện ở hình 37/a và “tán chuyện” về nó.
Hình 38: Các trục số đường tròn
Có thể thấy trục số là biểu tượng chủ quan, siêu hình về s phân định thành hai lực lượng ảo - thực hay âm - dương của Tồn Tại. Biểu tượng ấy rõ ràng là đã không phản ánh đúng Thực Tại vì Thực Tại mà chúng ta quan sát được đã không bị phân định dứt khoát và thô kệch ra như thế. Tuy nhiên xét về nguyên tắc thì biểu tượng ấy cũng không hẳn là hoàn toàn sai vì dù sao, nó cũng đã nói lên được “một nửa” chân lý: sự phân định từ một Vũ Trụ duy nhất ra thành hai thế giới ảo - thực hay âm - dương trước quan sát và nhận thức là có thật. Vũ Trụ là thống nhất đồng thời cũng phân định và vì vậy mà có vận động, chuyển hóa không ngừng.
Cứ cho rằng “nhờ” quan niệm siêu hình, chúng ta phân định được Vũ Trụ ra thành hai thế giới ảo -  thực hay âm - dương như biểu diễn tượng trưng bằng trục số ở hình 37/a. Vậy thì khi đó, chúng ta (kẻ quan sát kiêu ngạo!) đứng ở đâu? Quan sát được như thế rõ ràng là chúng ta phải đứng ngoài cả hai thế giới ấy, nghĩa là phải đứng ngoài mặt giấy “vẽ vời” ra chúng. Hay là chúng ta vẫn có thể ở “trong” mặt giấy, tại điểm A chẳng hạn? Thế thì điểm A thuộc thế giới nào nếu không phải là thế giới âm hoặc thế giới dương? Cho A (tương tự như gốc O) là vị trí “giáp ranh” của hai thế giới ấy và vì tồn tại là phải thể hiện tính lực lượng (quảng tính!) nên đó phải là một “vùng” không âm không dương, hoặc vừa âm vừa dương và rốt cuộc, chỉ có thể gọi là vùng trung gian (trung dung, lưỡng tính… mà thú thực là rất khó hình dung). Sự tồn tại một vùng, một dải phân cách như vậy sẽ dẫn đến xuất hiện thế giới thứ ba. Sự xuất hiện thế giới thứ ba sẽ dẫn đến phải xuất hiện thêm hai thế giới nữa, là hai dải không âm - không thứ 3 và không thứ 3 - không dương. Cứ thế, số lượng thế giới trong mặt trong giấy đó sẽ thành vô kể, để rốt cuộc chỉ có thể là một thế giới duy nhất với vô số điểm vừa phân biệt được vừa không phân biệt được. Do đó chúng ta không thể đứng ở bất cứ điểm nào trong mặt giấy để nhìn thấy sự phân định rạch ròi thành hai thể âm - dương được.
Chỉ còn một khả năng là đứng ngoài mặt giấy. Thế nhưng mặt giấy đã được biểu trưng là Vũ Trụ trong khi như chúng ta đã quan niệm, không thể đứng ngoài Vũ Trụ được (tồn tại không thể ở ngoài Tồn Tại được!). Chúng ta chỉ có thể là ở trong mặt giấy mà thôi.
Để không mâu thuẫn, chúng ta “đành” chấp nhận quan niệm cho rằng sự phân định Vũ Trụ duy nhất thành hai thế giới âm và dương là có thật, nhưng hai thế giới ấy đã lồng vào nhau thành một thế giới vừa thống nhất vừa phân định mà quan sát, cùng với sự qui ước để tạo tiền đề cho nhận thức của nó, mà xuất hiện ra hai thế giới siêu hình là âm và dương. Với định nghĩa âm là ảo, không thực còn dương là hiển nhiên, là thực, thì chúng ta (đóng vai trò người quan sát, hệ quan sát) luôn ưu tiên lựa chọn bản thân mình là thực và thế giới quan sát trực giác của chúng ta cũng vì thế mà là thực (con người đã tự phong mình là chúa tể thì không bao giờ chấp nhận là ảo được và kẻ có tiền bao giờ cũng thấy mình thực hơn kẻ không có tiền, người có thế lực bao giờ cũng thực hơn là người thường dân!!!)
Đã là Tự Nhiên thì không cực đoan, do đó một cách tương đối, biết đâu chừng vẫn tồn tại rạch ròi hai thế giới âm, dương và chúng ta có thể lựa chọn tồn tại một trong hai thế giới ấy. Vì chúng ta khăng khăng mình là thực nên chúng ta cũng coi thực tại mà chúng ta đang quan niệm là thế giới dương. Trên trục số hình 37/a, đó là thế giới từ gốc O đến (dương vô cực), hay còn nói là từ nhỏ vô cùng đến lớn vô cùng.
Một sự thực đang ở thế giới dương! Và chúng ta thấy gì trong thế giới dương? Đủ thứ như chúng ta đã từng thấy và đang thấy. Tuy nhiên điều không cần bàn luận và dễ cảm nhận nhất đó là sự phân biệt có to có nhỏ, có nhiều có ít, do đó mà có sự rời rạc và như vậy trước sau gì cũng phải xuất hiện “sự đếm” trong chúng ta. Sự vận động và chuyển hóa giữa to và nhỏ, giữa ít và nhiều, giữa sinh ra, mất đi cùng với sự đếm đã bộc lộ ra một đặc tính tất yếu, vừa giản dị vừa thiêng liêng của tồn tại (hiện hữu) và vận động trong thế giới dương là sự “thêm” và “bớt”. Sự “thêm” và “bớt” đã được con người nhận thức và làm nên hai phép toán cơ sở, có tính nền tảng của mọi phép toán trong toán học là “cộng” và “trừ”, cũng được ký hiệu là “+” và “-“ (cùng chung ký hiệu với âm - dương, mang ý nghĩa không phải âm - dương mà cũng là âm dương: đối với triết học thì đó là tương phản lưỡng nghi, đối với số học thì vì chuyển hóa lưỡng nghi cũng chỉ là thêm, bớt đơn thuần nên thực chất cũng là cộng và trừ).
Trong thế giới dương, nếu giả sử chúng ta có một lực lượng là . Lực lượng đó phát triển lên một đơn vị nữa thì có nghĩa là phải thêm cho nó , và biểu diễn toán học là:
                 
(Ở đây chúng ta cho rằng  không hẳn là 3 (không âm không dương) mà là 3 “nằm trong” mối tương phản. Tuy nhiên khi  “đứng một mình”, nghĩa là ngoài bất cứ mối quan hệ tương phản nào, thì chính là 3. Hoặc chúng ta có thể quan niệm thêm rằng  là lực lượng nằm trong thế giới dương và vì chúng ta chỉ “thấy” một thế giới ấy thôi nên nó có thể viết là 3 và hiểu rằng đó là lực lượng có thực).
Giả sử lực lượng 3 vừa hình thành xong thì ai đó thấy “ngon quá” trộm xơi tái mất một lượng là . Đó là hiện tượng bị bớt đi và được biểu diễn:
                
Đến đây, mọi sự đều suôn sẻ và phù hợp hoàn toàn với thực tiễn.
Với bản chất là nông dân, chúng ta tiếc rẻ, không nỡ ăn luôn cái lực lượng “ngon quá” còn lại () mà đem nó ra “trồng” ở ngoài vườn. Sau một thời gian, cái  “khôn lớn” thành . Đang hí hửng mơ đến một cuộc bội thu thì bất ngờ “ai đó”, kẻ đã từng “nếm” và đã biết được “ngon quá” mà lúc này đã trở thành một “đế quốc” hung hãn và trơ tráo nhất, xuất hiện, ra tối hậu thư cho chúng ta: “Nội trong ngày mai, nếu không cống nộp cho tao đủ “ngon quá” thì tao sẽ cho xe tăng cày nát nhà cửa ruộng vườn của mày thành bình địa, nhớ đấy!”.
Trước sự đòi hỏi vừa phi lý, vừa bất công, mà thực chất là ăn cướp ấy, chúng ta, những người nông dân cô thế, để bảo vệ được mình, không còn cách nào khác là mách Tổng Hợp Quốc (là tổ chức đóng vai trò như tòa án của thế giới dương, đã bị thao túng bởi các thế lực mạnh nhất và do đó mà trở nên lệ thuộc, thiên vị). Hy vọng mong manh có nguy cơ tan vỡ từ trứng nước ấy đã vỡ thật khi Tổng Hợp Quốc trịnh trọng tuyên bố: “Để đảm bảo không bị cắt giảm nguồn tài trợ sống còn từ “ai đó” cho Tổng Hợp Quốc tồn tại, chúng tôi quyết rằng đế quốc “ai đó” có quyền được sở hữu  “ngon quá” từ gã nông dân “vớ bẫm” kia, và số đó được coi như khoản thuế thu nhập tăng đột biến mà gã nông dân đó phải có nghĩa vụ cống nộp. yêu cầu LaTo (một “sức mạnh” được hình thành để bảo vệ nhà mình bằng cách đến đóng ở các nhà khác!) đến hiện trường, trực tiếp lấy bớt đi “ngon quá” đem giao cho “ai đó”. Bằng mọi giá, LaTo phải thu cho đủ, còn lại bao nhiêu, gã nông dân có quyền hưởng thụ thỏa thích…”.
May cho chúng ta (trời có mắt mà!) cuộc thi hành án đã không được thực hiện vì LaTo “vấp” phải bài toán không thể giải nổi là:
              
Phải công nhận đó là bài toán cực khó. Nó vô nghiệm trong thế giới toàn dương. Không thể bớt ra một trái núi từ một hạt cát!
Chúng ta thử sang thế giới bên kia xem sao! Đừng ai hiểu “thế giới bên kia” là “cõi vĩnh hằng” vì chúng ta đang còn nhiều việc, chưa nghĩ như thế mà chỉ muốn nói đến cái thế giới không có chút dương nào: thế giới âm. Thế giới âm là ảo của thế giới dương, là trái ngược với thế giới dương nên các dấu dương đều phải chuyển thành dấu âm, thêm phải đổi thành bớt và ngược lại cộng (+) nghĩa là trừ (-) và trừ nghĩa là cộng.
Chúng ta giả sử có những lực lượng và các quá trình thêm bớt giống như đã từng thực hiện khi ở thế giới dương và chúng ta liệt kê ra theo dấu mới, với qui ước mới:
             
Đáng lẽ sự thêm và bớt ở đây phải đưa đến 2 kết quả ảo, tương phản hoàn toàn qua gốc O, với hai kết quả thực (lần lượt là ) thì lại xuất hiện những lực lượng âm gây thất vọng.
Chẳng có sự kỳ dị nào ở đây cả vì chúng ta đã lầm lẫn. Do thói quen cố hữu mà chúng ta dù qui ước vẫn không theo qui ước. Để có kết quả đúng, chúng ta chỉ việc viết lại:
            
Và bài toán “ngon quá” trong thế giới dương đã biến thành bài toán “dở quá” trong thế giới âm, cũng hóc búa không kém và cũng vô nghiệm. Chúng ta cứ viết ra cho vui, ai giải được thì đến LaTo (lúc này có tên là ImRe) để lãnh thưởng:
             
Trong thế giới âm thì bản thân chúng ta (người quan sát) cũng âm (ảo) và vì chỉ thấy có một thế giới đó thôi, nghĩa là coi như ở ngoài mối quan hệ tương phản âm – dương, nên tương tự như trong thế giới dương, các số âm như ... đều có thể được viết là 3;1… và đều được coi là những lực lượng có thực. Điều này lý giải vì sao chúng ta, con người kiêu hãnh luôn lựa chọn được mình là thực.
Cũng tương tự như ở thế giới dương, quan sát từ quá trình thêm bớt mà chúng ta thấy rằng nếu ở thế giới dương có
               
Thì ở thế giới âm cũng có:
              
Và dù ở thế giới nào, chúng ta cũng viết được (và phải viết thế thôi):
                3>2>1>0
Do đó cần phải quan niệm rằng và  chỉ là “hình ảnh” nhìn từ hai thế giới tương phản âm - dương của gốc O duy nhất. Nếu xuất phát từ gốc O đi sâu vào hai thế giới thì đều là đi về phía vô cùng lớn của mỗi thế giới (âm vô cực và dương vô cực) mà thực ra là đi về duy nhất một vô cùng lớn chung, nghĩa là - và + của trục số hình 37/a phải gặp nhau tại và cũng chính là .
Rõ ràng hai thế giới âm và dương là tương phản của nhau, bình đẳng nhau về lực lượng, có vận động và chuyển hóa nội tại không khác gì nhau. Quan sát buộc phải đứng ở trong hai thế giới ấy (vì không thể đứng ra bên ngoài Vũ Trụ được!) và không thể thấy được thế giới thứ hai qua vô cùng nhỏ (gốc O) cũng như qua vô cùng lớn () do đó, dù đứng ở thế giới nào thì cũng chỉ thấy một thế giới thực, duy nhất.
Điều rất hay ho suy ra được từ đây là dù có ở thế giới nào thì nếu vượt qua được vô cùng nhỏ hoặc vô cùng lớn, cũng đều trở về thế giới bên kia, không thể ra đâu đó vô tận ngoài Vũ Trụ được. Chúng ta quen miệng nói “vô cùng nhỏ” hay “vô cùng lớn” để nói về sự quá nhỏ hay quá lớn chứ không chấp nhận tính vô hạn độ của chúng. “Vô cùng” nào thì cũng có tận cùng nhưng tận cùng thì cũng phải là không có biên do đó thế giới nào thì cũng bị chặn bởi thế giới kia nếu nhìn từ đâu đó ngoài Vũ Trụ và cũng không bị chặn bởi tính duy nhất của Vũ Trụ và sự không quan sát được từ bên ngoài nó. Trong bất cứ thế giới nào nếu đi đến vô cùng lớn thì cũng là dẫn đến vô cùng nhỏ và nếu vượt qua được vô cùng nhỏ thì có nghĩa là đang đến vô cùng lớn.
(Còn tiếp) 
-----------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét