TÌNH YÊU VÔ BỜ 22
(ĐC sưu tậm trên NET)
Chị Đinh Việt Anh sinh năm 1978 ở Sơn Hoà (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Chị tốt nghiệp Đại học KHXH&NV (2004); tốt nghiệp Viện Đại học Mở, khoa Tiếng Anh (2007) và cùng lấy bằng thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia (2014) với chồng. Đặc biệt, ngoài tiếng Anh, chị Việt Anh còn thông thạo tiếng Nhật, Pháp... Hiện chị Việt Anh là Uỷ viên BTV Hội Người mù Việt Nam, Trưởng ban Công tác phụ nữ và trẻ em T.Ư hội, Tổng Biên tập Tạp chí Đời Mới, thành viên Ban Công tác phụ nữ và trẻ em mù khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (WBUAP).
Ngày ấy, ông và các con chưa được hưởng chế độ nạn nhân chất độc da cam như bây giờ. “Cần câu” mưu sinh duy nhất của ông bà cùng 5 người con, trong đó có 3 người bị mù, là mấy sào ruộng khoán, lại triền miên trong cảnh chồng ốm, vợ đau nên khó khăn chồng chất khó khăn.
Nhưng, với phẩm chất kiên cường của một “người lính cụ Hồ”, sự kiên nhẫn chịu đựng của bà, cả hai đã không đầu hàng số phận. Ông bà gồng mình “bới đất, lật cỏ” nuôi các con ăn học, trong đó, Trường, Sơn, Hồng học "hoà nhập" cùng các bạn sáng mắt. Điều khó tin là cả 5 anh em của Trường đều tốt nghiệp đại học, trong đó, Sơn đang theo học chương trình thạc sĩ chuyên ngành “Trợ giúp giáo dục đặc biệt” tại Nhật Bản; Hồng đang làm việc tại Hội Người mù Việt Nam...
Tấm gương về người mù biết vượt lên số phận để hòa nhập với cộng đồng thì nhiều vô kể. Nhưng hai nhân vật trong phóng sự này lại phấn đấu vươn lên theo một cách rất đặc trưng của người Việt Nam sinh ra ở nông thôn nghèo: Vươn lên bằng con đường học vấn, chiếm lĩnh tri thức văn hoá để tự xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc.
Hoàng Văn Minh
“Vợ của chú tôi đang ở trong nhà tế bần. Họ đã kết hôn được 67 năm. Đây là cách họ ngủ chung với nhau.”
Niềm vui dễ thương của tuổi già.
“Ông ngoại tôi 93 tuổi và vẫn hẹn hò với bà ngoại tôi vào những ngày cuối tuần.”
Họ gặp nhau khi họ 13 tuổi, kết hôn ở tuổi 18. Hôm nay là lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày cưới của họ
Kết hôn được 60 năm, bà bị chứng mất trí và đột quỵ ... nhưng ông vẫn luôn ở cạnh bà.
Người đàn ông 70 tuổi và vợ chưa cưới 67 tuổi.
Áo đôi phong cách.
Tình yêu chân thành không bao giờ chết.
"Ông bà của tôi đều 90 tuổi và họ vẫn thích dành thời gian bên nhau."
“Ông hát cho vợ nghe mỗi tối trước khi đi ngủ. Tình yêu của họ đã được 70 năm."
“Hôm nay là lễ kỷ niệm lần thứ 75 ngày cưới của ông bà nội tôi và có vẻ như bà vẫn đang tán tỉnh ông.”
"Mẹ tôi hiện đang hồi phục sau ca phẫu thuật ung thư vú. Cha tôi đã mua một chiếc nhẫn cưới mới và cầu hôn bà một lần nữa."
Chồng người phụ nữ này đã qua đời nhưng bà vẫn ăn trưa với ông mỗi ngày.
“Cha mẹ tôi vừa tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới của họ. Đây là hình ảnh tình yêu của họ giống như 54 năm trước.”
Trông họ như thể mới yêu, tuy nhiên, họ đã ở bên nhau được 55 năm rồi.
Họ đã kết hôn được 52 năm và vẫn mặc trang phục giống nhau.
“Bà ngoại tôi kết hôn hôm nay. Bà nói với tôi: "Bà đã già nhưng ông ấy làm bà như trẻ lại một lần nữa."
"Giữ chặt lấy nhau"
Bên nhau suốt đời.
Cuộc tình kỳ lạ của triệu phú Mỹ và cô gái Việt
Vợ chồng mù và 2 bằng thạc sĩ
"Tôi mong nhiều người mù được nghe,
biết về cuộc sống và nghị lực vượt khó của vợ chồng Phạm Xuân Trường -
Đinh Việt Anh. Nước ta hiện có hàng ngàn thanh, thiếu niên mù đang học
"hoà nhập" tại các trường phổ thông tới đại học. Tấm gương Trường - Anh
sẽ là nguồn cổ vũ, động viên những người mù tự tin vươn lên..." - tiến
sĩ Lê Tiếp - nguyên Giám đốc Trung tâm Đào tạo - Phục hồi chức năng cho
người mù Việt Nam - nhận xét về tấm gương của 2 con người đặc biệt mà
tôi kể dưới đây...
Gia đình hạnh phúc
Những ngày cuối tháng 4.2014, nhà chị Đinh Việt Anh hầu như lúc nào
cũng rộn tiếng cười. Khách ra vào, phần lớn là người mù. Họ đến chia
vui với chị và chồng - anh Phạm Xuân Trường - cả hai vừa bảo vệ thành
công luận văn thạc sĩ tại Học viện Hành chính Quốc gia. Gian phòng anh,
chị đang ở nhờ cơ quan chồng (P.Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, Hà Nội), trở nên
quá chật. Những bó hoa, những lời chúc mừng nồng nhiệt. Bé Hà Anh - con
gái đầu - cũng vui cùng bố mẹ. Bé được mọi người chuyền nhau bế. Có
người nói: “Cháu có đôi mắt sáng, ông trời bù lại cho bố mẹ đấy. Trời
luôn có mắt...".
Nhìn căn phòng nhỏ được bố trí ngăn nắp, nhìn anh chị đi lại tiếp
khách, ít ai nghĩ rằng cả hai đều là người mù. 5 năm trước, đám cưới
thầy Phạm Xuân Trường - lúc đó là giáo viên Trung tâm Đào tạo - Phục hồi
chức năng cho người mù (TTĐT- PHCNCNM) - và chị Đinh Việt Anh - Phó Chủ
tịch Hội Người mù tỉnh Hà Tĩnh - được tổ chức tại Hà Nội. Mọi người
chúc mừng hạnh phúc, song, cũng có người ái ngại, lo cho cuộc sống sắp
tới của đôi vợ chồng trẻ mù. Khi con gái được 1 tuổi, để phục vụ công
tác tốt hơn, Trường - Việt Anh bàn bạc, quyết định đăng ký và thi đỗ vào
Học viện Hành chính Quốc gia, chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý
công.Vợ chồng Phạm Xuân Trường - Đinh Việt Anh và con gái. |
Vừa nuôi con nhỏ, vừa công tác, vừa theo học gian khổ vô cùng.
Người ta nói, nam giới mù khó một, khổ một; phụ nữ mù khó ba, khổ ba.
Nhớ lại ngày ấy, khi cho con ăn bột, uống sữa, anh, chị phải dùng tay sờ
đúng miệng con, rồi mới nghiêng thìa, sợ sữa, bột chảy vào mũi con. Nhờ
sự giúp đỡ của mọi người, anh, chị đã giành được những kết quả trong
công tác. 15 năm gắn bó với Hội Người mù, do nỗ lực phấn đấu, cả hai đều
được lãnh đạo, hội viên bầu và đề bạt vào các vị trí chủ chốt của hội.
Phạm Xuân Trường sinh năm 1975 ở Thanh Mai (Thanh Oai, Hà Nội).
Trường tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Tây (2001); tốt nghiệp Đại học
Khoa học Huế (2005); lấy bằng thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia
(2014). Hiện là Uỷ viên BCH Hội Người mù Việt Nam, Phó Giám đốc TTĐT-
PHCNCNM, thành viên “Mạng lưới giáo viên dạy massage y học cho người mù
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” (AMIN).Chị Đinh Việt Anh sinh năm 1978 ở Sơn Hoà (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Chị tốt nghiệp Đại học KHXH&NV (2004); tốt nghiệp Viện Đại học Mở, khoa Tiếng Anh (2007) và cùng lấy bằng thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia (2014) với chồng. Đặc biệt, ngoài tiếng Anh, chị Việt Anh còn thông thạo tiếng Nhật, Pháp... Hiện chị Việt Anh là Uỷ viên BTV Hội Người mù Việt Nam, Trưởng ban Công tác phụ nữ và trẻ em T.Ư hội, Tổng Biên tập Tạp chí Đời Mới, thành viên Ban Công tác phụ nữ và trẻ em mù khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (WBUAP).
Vượt lên số phận
Năm 1965, ông Phạm Xuân Sang nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường miền
Nam gần 10 năm. Hòa bình, ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Lợi và không hề
biết là cơ thể mình đã “ngấm” chất độc da cam từ trước đó. Trong 5 người
con của ông bà thì 2 con trai đầu Phạm Xuân Trường, Phạm Văn Sơn và con
gái Phạm Thị Hồng đều bị mù từ nhỏ. Những cái tên Trường, Sơn, Hồng gợi
nhớ lại kỷ niệm hào hùng của những ngày "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước”, song, cũng để lại trong ông bà sự tột cùng của buồn đau.Ngày ấy, ông và các con chưa được hưởng chế độ nạn nhân chất độc da cam như bây giờ. “Cần câu” mưu sinh duy nhất của ông bà cùng 5 người con, trong đó có 3 người bị mù, là mấy sào ruộng khoán, lại triền miên trong cảnh chồng ốm, vợ đau nên khó khăn chồng chất khó khăn.
Nhưng, với phẩm chất kiên cường của một “người lính cụ Hồ”, sự kiên nhẫn chịu đựng của bà, cả hai đã không đầu hàng số phận. Ông bà gồng mình “bới đất, lật cỏ” nuôi các con ăn học, trong đó, Trường, Sơn, Hồng học "hoà nhập" cùng các bạn sáng mắt. Điều khó tin là cả 5 anh em của Trường đều tốt nghiệp đại học, trong đó, Sơn đang theo học chương trình thạc sĩ chuyên ngành “Trợ giúp giáo dục đặc biệt” tại Nhật Bản; Hồng đang làm việc tại Hội Người mù Việt Nam...
Trường hợp Đinh Việt Anh lại khác. Chị bị mù khi mới 3 tuổi. Bố, mẹ
chị đều là giáo viên. Với tư chất thông minh, có năng khiếu học ngoại
ngữ, chị học "hoà nhập", cùng các bạn sáng mắt và năm nào cũng được khen
thưởng về thành tích học tập.
Trở lại chuyện Trường - Việt Anh học cao học. Anh chị là những
người mù Việt Nam đầu tiên học chương trình thạc sĩ ở Học viện Hành
chính Quốc gia. Học viện cách nhà 6km, để tiết kiệm, anh chị chỉ nhờ một
"xe ôm" đưa đi, đón về. Gần 3 năm, tối thứ sáu, ngày thứ bảy, chủ nhật
hằng tuần, anh chị chưa bỏ học buổi nào. Cảm phục nghị lực của 2 vị
khách "đặc biệt" này, người "xe ôm" chỉ lấy tiền công bằng nửa giá bình
thường. Một lần, trên đường đi học, cảnh sát giao thông dừng xe định
phạt, vì chở 3 người. Nghe anh chị trình bày, anh cảnh sát không phạt,
lại còn nhắc người chở "xe ôm" đi cẩn thận.
Để tiếp thu bài giảng, Trường - Việt Anh đã rèn luyện thuần thục kỹ
năng viết tắt chữ nổi và sử dụng máy tính. Mười đầu ngón tay của cả hai
vợ chồng đều lướt trên bàn phím máy tính rất nhanh và chính xác. Họ
phân công nhau: Hôm nay vợ dùng máy tính ghi bài, thì chồng dùng tay ghi
bằng chữ nổi; ngày mai chồng dùng máy tính ghi bài, thì vợ lại dùng tay
ghi bằng chữ nổi. Về nhà, nhờ phần mềm đọc màn hình, đọc lại bài trên
máy tính và dùng tay sờ đọc lại bài bằng chữ nổi, anh chị đối chiếu và
hoàn chỉnh bài học. Nhiều đêm, cơm nước xong, ru con ngủ, anh, chị mang
bài ra học, nghiên cứu, trao đổi đến 1-2 giờ sáng. Khi nhận đề tài viết
luận văn tốt nghiệp thì mỗi người thu thập tài liệu, số liệu riêng, góp ý
cho nhau và sửa chữa theo hướng dẫn của thầy cô qua Internet.
Luận văn của Trường là "Quản lý nhà nước về việc làm cho người
khuyết tật ở Việt Nam hiện nay". Luận văn của Việt Anh là "Quản lý nhà
nước về giáo dục cho người khiếm thị ở Việt Nam hiện nay". Bề ngoài, hai
luận văn có vẻ gần giống nhau, song, thực tế nội dung, cách tiếp cận và
giải quyết vấn đề, cách trình bày, văn phong hoàn toàn khác nhau. Cả
hai luận văn đều được Hội đồng Khoa học của học viện nhận xét tốt, đánh
giá cao, có giá trị thực tiễn, có ý nghĩa nhân văn...
Có lần tôi hỏi Trường - Việt Anh: "Quan niệm của anh, chị về hạnh
phúc?". Suy nghĩ giây lát, Việt Anh trả lời: "Hạnh phúc là yêu thương và
sẻ chia với những người trong gia đình, với những người đồng tật và
rộng hơn nữa là với cộng đồng. Mong sao, những cố gắng của Trường - Việt
Anh được góp phần bé nhỏ, giảm bớt nỗi đau cho người mù...". Vâng, mong
sao, cùng với sự nỗ lực tự vươn lên của người mù, mỗi người chúng ta,
góp phần giúp họ bước qua rào cản đêm đen, để được cảm nhận và hoà nhập
với thế giới muôn màu.
Lời bình:
Một phóng sự được thể hiện thô mộc, gần như không có kỹ thuật gì đặc biệt, nhưng vẫn mang lại cho tôi sự lôi cuốn, xúc động... Có câu "giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay". Mù là một trong những tật nghiệt ngã nhất mà con người gặp phải và không ít người mù đã cam chịu, sống lay lắt trong đêm đen, phụ thuộc, cầu cạnh, trở thành gánh nặng cho người thân, xã hội. Tuy nhiên, hai nhân vật trong phóng sự này lại khác người một cách đáng để người sáng mắt như chúng ta kính trọng và suy ngẫm.Tấm gương về người mù biết vượt lên số phận để hòa nhập với cộng đồng thì nhiều vô kể. Nhưng hai nhân vật trong phóng sự này lại phấn đấu vươn lên theo một cách rất đặc trưng của người Việt Nam sinh ra ở nông thôn nghèo: Vươn lên bằng con đường học vấn, chiếm lĩnh tri thức văn hoá để tự xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc.
Hoàng Văn Minh
“Vợ của chú tôi đang ở trong nhà tế bần. Họ đã kết hôn được 67 năm. Đây là cách họ ngủ chung với nhau.”
Niềm vui dễ thương của tuổi già.
“Ông ngoại tôi 93 tuổi và vẫn hẹn hò với bà ngoại tôi vào những ngày cuối tuần.”
Họ gặp nhau khi họ 13 tuổi, kết hôn ở tuổi 18. Hôm nay là lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày cưới của họ
Kết hôn được 60 năm, bà bị chứng mất trí và đột quỵ ... nhưng ông vẫn luôn ở cạnh bà.
Người đàn ông 70 tuổi và vợ chưa cưới 67 tuổi.
Áo đôi phong cách.
Tình yêu chân thành không bao giờ chết.
"Ông bà của tôi đều 90 tuổi và họ vẫn thích dành thời gian bên nhau."
“Ông hát cho vợ nghe mỗi tối trước khi đi ngủ. Tình yêu của họ đã được 70 năm."
“Hôm nay là lễ kỷ niệm lần thứ 75 ngày cưới của ông bà nội tôi và có vẻ như bà vẫn đang tán tỉnh ông.”
"Mẹ tôi hiện đang hồi phục sau ca phẫu thuật ung thư vú. Cha tôi đã mua một chiếc nhẫn cưới mới và cầu hôn bà một lần nữa."
Chồng người phụ nữ này đã qua đời nhưng bà vẫn ăn trưa với ông mỗi ngày.
“Cha mẹ tôi vừa tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới của họ. Đây là hình ảnh tình yêu của họ giống như 54 năm trước.”
Trông họ như thể mới yêu, tuy nhiên, họ đã ở bên nhau được 55 năm rồi.
Họ đã kết hôn được 52 năm và vẫn mặc trang phục giống nhau.
“Bà ngoại tôi kết hôn hôm nay. Bà nói với tôi: "Bà đã già nhưng ông ấy làm bà như trẻ lại một lần nữa."
"Giữ chặt lấy nhau"
Bên nhau suốt đời.
Câu chuyện về tình yêu vĩnh cửu đằng sau thói quen kỳ lạ 20 năm trời chỉ mặc một chiếc áo
Nguyễn Khang 11/09/2017 08:00
Tưởng chừng chỉ là một chiếc áo bình
thường nhưng khi biết được sự thật, nhiều người đã không kìm được nước
mắt khi biết rằng đó chính là biểu tượng cho tình yêu thầm lặng mà ông
dành cho người vợ quá cố trong suốt 20 năm.
Với chiếc áo đã cũ, đã sờn rách,
ai cũng chỉ muốn vứt đi để mua áo mới. Thế nhưng có những cái áo, cái
quần, những món vật dụng mà dù có hư hỏng, rách nát đến thế nào đi chăng
nữa chúng ta vẫn nâng niu, trân trọng chỉ đơn giản rằng.... đấy là
những vật dụng gắn liền với kỷ niệm.
Những ngày gần đây, hình ảnh một người đàn ông cùng chiếc áo thun polo có phần phai màu đã được rất nhiều người chia sẻ lại trên mạng xã hội Twitter. Hình ảnh tưởng như chỉ là một lời thắc mắc của cô con gái về người bố của mình, người cứ giữ mãi một chiếc áo và mặc đi mặc lại suốt hơn 20 năm qua, cho dù nó đã sờn rách đi nhiều, nhìn qua tưởng chừng như chỉ là cái áo bình thường, không có gì đặc biệt.
Chiếc áo quá đỗi bình thường vẫn được nâng niu và mặc đi mặc lại bởi bởi cha cô suốt hơn 20 năm, tất cả chỉ vì nó là kỉ vật gắn với người vợ của ông, là chiếc áo đôi mà hai người đã mặc trong tuần trăng mật của mình.
Thế nhưng, khi biết được câu chuyện đằng sau chiếc áo ấy, đã rất nhiều người đã không tránh khỏi cảm thán rằng tình yêu vĩnh cửu vẫn hóa ra vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống này.
Trên trang cá nhân của mình, Ria - cô con gái của ông đã chia sẻ: "Tôi đã từng nghĩ việc bố mình cứ mặc đi mặc lại mãi một chiếc áo suốt hơn 20 năm thật chẳng ra làm sao cả. Ông ấy hoàn toàn có thể mua một chiếc áo mới giống y như thế để mặc cơ mà, tại sao cứ phải mãi nâng niu một chiếc áo đã rách sờn như thế?".
Cô gái vẫn còn nhớ rất nhiều lần nhìn thấy bố ngồi khâu, vá lại chiếc áo thun này mỗi khi nó bị rách. “Khi chiếc áo bị rách, thủng, bố cẩn thận ngồi khâu nó lại. Bố mặc nó vào bất kì dịp đặc biệt nào, dù là đi công việc quan trọng hay đi chơi với gia đình”, cô gái kể lại.
Mãi cho đến khi ông của cô qua đời vào tháng trước, cô mới hiểu rõ được hành động tưởng chừng như khó hiểu của ông
Trong lúc thu dọn vật dụng của ông, cô vô tình tìm thấy bức ảnh mà bố cô chụp cùng mẹ. Trong ảnh, bố cô cũng mặc chiếc áo thun xanh viền vàng, mẹ cô lại mặc chiếc áo thun vàng viền xanh.
Hóa ra, đó chính là chiếc áo cặp với áo của người mẹ mà cả hai đã mặc trong chuyến du lịch hưởng tuần trăng mật ở Ý cách đây rất lâu. Mẹ của cô đã mất cách nay 18 năm bởi căn bệnh ung thư và chiếc áo cũ, sờn mà bố cô vẫn mặc chính là chiếc áo lưu giữ kỷ niệm đặc biệt giữa ông và bà.
Có lẽ hành động khó hiểu của ông cũng chỉ gói gọn trong hai chữ "tình yêu". Và không chỉ cô, mà cả cộng đồng mạng đều có nhưng giây phút lặng người và xúc động nhận ra được một bài học quý giá về việc nâng niu và gìn giữ những kỉ niệm, những cảm xúc và tình yêu của mình dành cho người khác qua chiếc áo và những bức ảnh đã phai màu.
Biết được lý do bố luôn giữ chiếc áo kỷ niệm, cô gái thừa nhận rằng bản thân mình cũng đã thay đổi và học được bài học quý giá từ đó.
“Tôi luôn nghĩ bố thật kỳ quặc khi cứ mặc mãi chiếc áo thun cũ. Nhưng giờ thì tôi nghĩ rằng mình cũng phải học cách quan tâm đến những kỷ niệm. Tôi sẽ không bao giờ quăng bất cứ thứ gì quan trọng của ông bà và bố mẹ nữa”, cô gái chia sẻ.
Ảnh: Twitter.
Câu chuyện hai vợ chồng già này sẽ khiến bạn tin vào tình yêu vĩnh cửu
Những ngày gần đây, hình ảnh một người đàn ông cùng chiếc áo thun polo có phần phai màu đã được rất nhiều người chia sẻ lại trên mạng xã hội Twitter. Hình ảnh tưởng như chỉ là một lời thắc mắc của cô con gái về người bố của mình, người cứ giữ mãi một chiếc áo và mặc đi mặc lại suốt hơn 20 năm qua, cho dù nó đã sờn rách đi nhiều, nhìn qua tưởng chừng như chỉ là cái áo bình thường, không có gì đặc biệt.
Chiếc áo quá đỗi bình thường vẫn được nâng niu và mặc đi mặc lại bởi bởi cha cô suốt hơn 20 năm, tất cả chỉ vì nó là kỉ vật gắn với người vợ của ông, là chiếc áo đôi mà hai người đã mặc trong tuần trăng mật của mình.
Thế nhưng, khi biết được câu chuyện đằng sau chiếc áo ấy, đã rất nhiều người đã không tránh khỏi cảm thán rằng tình yêu vĩnh cửu vẫn hóa ra vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống này.
Trên trang cá nhân của mình, Ria - cô con gái của ông đã chia sẻ: "Tôi đã từng nghĩ việc bố mình cứ mặc đi mặc lại mãi một chiếc áo suốt hơn 20 năm thật chẳng ra làm sao cả. Ông ấy hoàn toàn có thể mua một chiếc áo mới giống y như thế để mặc cơ mà, tại sao cứ phải mãi nâng niu một chiếc áo đã rách sờn như thế?".
Cô gái vẫn còn nhớ rất nhiều lần nhìn thấy bố ngồi khâu, vá lại chiếc áo thun này mỗi khi nó bị rách. “Khi chiếc áo bị rách, thủng, bố cẩn thận ngồi khâu nó lại. Bố mặc nó vào bất kì dịp đặc biệt nào, dù là đi công việc quan trọng hay đi chơi với gia đình”, cô gái kể lại.
Mãi cho đến khi ông của cô qua đời vào tháng trước, cô mới hiểu rõ được hành động tưởng chừng như khó hiểu của ông
Trong lúc thu dọn vật dụng của ông, cô vô tình tìm thấy bức ảnh mà bố cô chụp cùng mẹ. Trong ảnh, bố cô cũng mặc chiếc áo thun xanh viền vàng, mẹ cô lại mặc chiếc áo thun vàng viền xanh.
Hóa ra, đó chính là chiếc áo cặp với áo của người mẹ mà cả hai đã mặc trong chuyến du lịch hưởng tuần trăng mật ở Ý cách đây rất lâu. Mẹ của cô đã mất cách nay 18 năm bởi căn bệnh ung thư và chiếc áo cũ, sờn mà bố cô vẫn mặc chính là chiếc áo lưu giữ kỷ niệm đặc biệt giữa ông và bà.
Có lẽ hành động khó hiểu của ông cũng chỉ gói gọn trong hai chữ "tình yêu". Và không chỉ cô, mà cả cộng đồng mạng đều có nhưng giây phút lặng người và xúc động nhận ra được một bài học quý giá về việc nâng niu và gìn giữ những kỉ niệm, những cảm xúc và tình yêu của mình dành cho người khác qua chiếc áo và những bức ảnh đã phai màu.
Biết được lý do bố luôn giữ chiếc áo kỷ niệm, cô gái thừa nhận rằng bản thân mình cũng đã thay đổi và học được bài học quý giá từ đó.
“Tôi luôn nghĩ bố thật kỳ quặc khi cứ mặc mãi chiếc áo thun cũ. Nhưng giờ thì tôi nghĩ rằng mình cũng phải học cách quan tâm đến những kỷ niệm. Tôi sẽ không bao giờ quăng bất cứ thứ gì quan trọng của ông bà và bố mẹ nữa”, cô gái chia sẻ.
Ảnh: Twitter.
Câu chuyện hai vợ chồng già này sẽ khiến bạn tin vào tình yêu vĩnh cửu
Nhận xét
Đăng nhận xét