TIN BUỒN 43
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nghệ sĩ Mạnh Tràng được biết đến là một diễn viên hài, đông thời cũng là giám đốc - ông bầu của sân khấu kịch Sài Gòn suốt hơn 15 năm qua, ông chính là người giúp sân khấu duy trì đến ngày hôm nay, sau khi nghệ sĩ Phước Sang rút lui.
Có thể nói, sàn diễn này đã liên tục sáng đèn một năm 364 ngày, chỉ
nghỉ đúng ngày 30 tháng chạp, tức đêm giao thừa, còn lại thì anh chị em
nghệ sĩ, công nhân hậu đài đều sống nhờ vào nồi cơm chung mà ông bầu
Mạnh Tràng đã thổi nóng quanh năm"- Hữu Nghĩa chia sẻ với báo Người Lao
Động.
Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh khoa diễn viên năm 1986, nghệ sĩ là bạn học cùng lớp với những người nay đã nổi đình đám như: ca sĩ Ngọc Sơn, Lý Hải, Trần Sang, diễn viên Quyền Linh...
Một số vở kịch nổi tiếng có sự góp mặt của ông như: Tony Tràng trong vở "Ác báo", ông Phùng trong "Trai nhảy", Tình trong "Người chết trở về", hay vai Hồ Quán Bưu trong "Bóng ma trên giường cưới"...
Một số bộ phim ông từng tham gia: "Công Chúa Teen và Ngủ Hổ Tướng" vai Hỏa, "Kỳ phùng địch thủ" vai Hùng sửa xe, "Hello Cô Ba" vai Mặt Rô.
Đối với những khán giả yêu thích ánh đèn sân khấu, chắc hẳn đã từng gặp Mạnh Tràng tất bận với loạt công việc sau hậu trường hay dưới khán đài. Tin ông qua đời cũng đã khiến nhiều khán giả trung thành với sân khấu kịch không khỏi xót xa.
Tang lễ của nghệ sĩ hài Mạnh Tràng sẽ được tổ chức tại Nhà vãng sanh chùa Vĩnh Nghiêm.
Theo Loan Ngọc (Dân Việt)
Đạo
diễn Hữu Luân, thầy dạy môn kỹ thuật biểu diễn của NS Mạnh Tràng, nhận
xét: "Em là một học trò chịu khó tìm tòi trong học tập. Khi tôi đưa ra
một gợi ý, em lập tức tìm kiếm nhiều cách thể hiện để biến những gì được
học thành phương tiện ứng dụng cho vai diễn. Tôi bất ngờ khi biết tin
em ra đi ở tuổi 53, còn nhiều hoài bão chưa thực hiện cho sân khấu kịch
Sài Gòn hướng tới những vở kịch đỉnh cao. Mỗi lần được giải thưởng về
sân khấu, trong đó có Giải Mai Vàng, em đã gọi điện thoại khoe với tôi
như báo cáo thành tích. Vẫn với sự cung kính, lễ phép, em làm tôi hãnh
diện khi nhắc đến một giai đoạn tôi làm công tác đào tạo tại Trường Nghệ
thuật sân khấu II, nay là Đại học Sân khấu điện ảnh TP HCM".
Nghệ
sĩ Phước Sang, nói về người bạn diễn, người anh rể trong gia đình, đã
tâm sự: "Giữa chúng tôi có nhiều kỷ niệm. Khi kịch Sài Gòn ra đời, sân
khấu đã có sự đóng góp của anh Mạnh Tràng. Trước đó, khi chúng tôi tổ
chức chương trình tấu hài hằng đêm tại Nhà văn hóa Thanh Niên, anh đã
tích cực tham gia với nhiều công việc không tên, như: nhắc tuồng, hậu
đài, chỉ huy đêm diễn, chỉnh nhạc, điều khiển ánh sáng, diễn viên, tác
giả và làm công tác ngoại vụ. Khâu nào anh cũng trải nghiệm và làm rất
tốt. Chính nhờ sự trải nghiệm đó mà anh đã đảm nhận công việc làm bầu
khi tôi chuyển giao cho anh để đầu tư vào điện ảnh. Hơn 10 năm gắn bó
với sân khấu kịch Sài Gòn, anh đã lèo lái sân khấu này để sàn diễn sáng
đèn hằng đêm. Sự ra đi của anh đã để lại niềm thương tiếc vô hạng đối
với gia đình tôi, chị tôi và các cháu của tôi. Sân khấu kịch Sài Gòn
luôn nhớ về anh, từ hôm nay đã không còn bóng dáng một người nghệ sĩ tâm
huyết với sân khấu ở hậu trường Sân khấu kịch Sài Gòn".
Nghệ
sĩ Hoàng Sơn nhớ lại: "Tôi học khóa 10, trên lớp Mạnh Tràng 2 khóa. Lúc
đó dù học khóa sau nhưng lúc nào Mạnh Tràng cũng lân la tìm các đàn anh
để gia nhập vào nhiều bài tập tiểu phẩm. Hồi đó tôi là học trò cô Tường
Trân, nhưng mỗi lần tôi vào lớp học môn kỹ thuật biểu diễn thì Mạnh
Tràng đều vào lớp xin dự thính, để được trải nghiệm thêm sau những giờ
học với thầy Hữu Luân. Khi sân khấu hài 135 Hai Bà Trưng - Nhà văn hóa
Thanh Niên ra đời, Mạnh Tràng đã cùng với Phước Sang chăm lo cho sân
khấu sáng đèn. Mạnh Tràng tích cực làm công tác ngoại vụ, lo bán vé,
giao vé, lên lịch diễn, lịch tập. Đối với Mạnh Tràng, sân khấu là nhà và
khi tiếp nhận sân khấu kịch Sài Gòn, Mạnh Tràng hăng hái đưa ra nhiều
sáng kiến, làm sao để 365 ngày sân khấu này vẫn sáng đèn, chỉ nghỉ một
đêm giao thừa, đó là nỗ lực lớn của Mạnh Tràng".
Ca
sĩ Lý Hải xúc động bày tỏ sự bất ngờ vì Mạnh Tràng là bạn học cùng niên
khóa với anh. "Tôi quý anh Mạnh Tràng ở đức tính chịu khó trong học
tập, hết lòng vì đàn em, khi nào cần thì anh lập tức có mặt, dù là giữa
khuya khi cần một diễn viên lắp chỗ trống. Vĩnh biệt anh - người anh
tinh thần của lớp chúng tôi", đạo diễn phim "Lật mặt" nói.
NS Quyền Linh cùng niên khóa với Mạnh Tràng đã khóc khi hay tin bạn mình đột ngột ra đi vì căn bệnh ung thư gan. "Cách đây không lâu, khi chúng tôi dự sinh nhật của NS Hữu Nghĩa, lúc đó nhận được tin mẹ của Mạnh Tràng qua đời, tất cả rời khỏi quán ăn để cùng với anh về quê lo hậu sự cho mẹ của anh. Rồi đến hôm nay, chính anh ra đi trong sự bất ngờ của tất cả anh em diễn viên. Tôi nhớ hoài hình ảnh anh ngồi vá xe đạp ở ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Vì mới vào nghề, anh vá xong lỗ thủng trên ruột xe mà loay hoay không biết cách ráp vô bánh xe. Toát mồ hôi hột khi ông khách cứ thúc hối. May mà anh Hoàng Sơn học xong chạy đến kịp để "cứu bồ", đó là kỹ niệm của thời còn là sinh viên nghèo khó, để có tiền lo cho việc học, chúng tôi đã đồng cam cộng khổ, làm đủ nghề mưu sinh. Mỗi lần đi ngang ngã tư đó, tôi lại nhớ nụ cười và những giọt mồ hôi trên trán của Mạnh Tràng. Thương anh lắm anh Mạnh Tràng ơi", MC Quyền Linh xúc động.
TT - Ai vậy kìa? Anh chàng mang biệt danh “Tư trăn trở” trong vở kịch truyền hìnhHậu H5N1 (kịch bản: Hồng Duyên, đạo diễn: Trần Văn Sáu) phát sóng vào tối 15-5-2004 mới đây trên kênh HTV9 (chuyên mục Chuyện bốn mùa) trông ngồ ngộ, vui vui. Thì ra Mạnh Tràng.
Ông bầu Sân khấu kịch Sài Gòn đột ngột qua đời ở tuổi 53
Thứ Hai, ngày 07/01/2019 05:45 AM (GMT+7)
Nghệ sĩ hài Mạnh Tràng sau thời gian dài chiến đấu với ung thư gan đã trút hơi thở cuối cùng tối ngày 6/1.
Nghệ sĩ hài Mạnh Tràng - tên thật là Nguyễn Mạnh Tràng là người đồng nghiệp thân thiết của nhiều nghệ sĩ miền Nam, đặc biệt được công chúng biết đến là "người cha" của sân khấu kịch Sài Gòn.
Nghệ sĩ Mạnh Tràng nhiều năm qua là người quán xuyến Sân khấu kịch Sài Gòn
Ông sinh năm 1966, là ông bầu của sân khấu Kịch Sài Gòn. Sau thời
gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư gan, nghệ sĩ đã trút hơi thở
cuối cùng lúc 21 giờ ngày 6/1 tại Bệnh viện Y Dược TP Hồ Chí Minh, hưởng
dương 53 tuổi. Thông tin được em vợ của Mạnh Tràng- nghệ sĩ Phước Sang
xác nhận.Nghệ sĩ Mạnh Tràng được biết đến là một diễn viên hài, đông thời cũng là giám đốc - ông bầu của sân khấu kịch Sài Gòn suốt hơn 15 năm qua, ông chính là người giúp sân khấu duy trì đến ngày hôm nay, sau khi nghệ sĩ Phước Sang rút lui.
Ông là từng nhận giải thưởng Mai vàng năm 2008 ở hạng mục Diễn viên hài
Nghệ sĩ Hữu Nghĩa- một người bạn thân thiết với ông đã không kiềm
được cảm xúc khi nói về sự ra đi này của Mạnh Tràng: "Anh ấy là một ông
bầu nhiệt huyết, hết lòng với nghề và có tâm nguyện sẽ gầy dựng Sân khấu
Kịch Sài Gòn trở thành điểm hẹn của khán giả trẻ.Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh khoa diễn viên năm 1986, nghệ sĩ là bạn học cùng lớp với những người nay đã nổi đình đám như: ca sĩ Ngọc Sơn, Lý Hải, Trần Sang, diễn viên Quyền Linh...
Những vai nhỏ trên sân khấu của Mạnh Tràng được khán giả yêu thích nhiều năm qua
Cả cuộc đời ông gắn liền với những vai phụ, vai nhỏ trên sân khấu,
tuy nhiên nét duyên và lạ của Mạnh Tràng khiến khán giả ấn tượng.Một số vở kịch nổi tiếng có sự góp mặt của ông như: Tony Tràng trong vở "Ác báo", ông Phùng trong "Trai nhảy", Tình trong "Người chết trở về", hay vai Hồ Quán Bưu trong "Bóng ma trên giường cưới"...
Một số bộ phim ông từng tham gia: "Công Chúa Teen và Ngủ Hổ Tướng" vai Hỏa, "Kỳ phùng địch thủ" vai Hùng sửa xe, "Hello Cô Ba" vai Mặt Rô.
Vai diễn ông Vạn Thọ trong vở kịch hài hước "Lò heo quay"
Sự ra đi quá đột ngột của ông là sự mất mát lớn đối với anh em nghệ sĩ sân khấu nói chung và sân khấu kịch Sài Gòn nói riêng.Đối với những khán giả yêu thích ánh đèn sân khấu, chắc hẳn đã từng gặp Mạnh Tràng tất bận với loạt công việc sau hậu trường hay dưới khán đài. Tin ông qua đời cũng đã khiến nhiều khán giả trung thành với sân khấu kịch không khỏi xót xa.
Tang lễ của nghệ sĩ hài Mạnh Tràng sẽ được tổ chức tại Nhà vãng sanh chùa Vĩnh Nghiêm.
Tang lễ cố nghệ sĩ Anh Tú diễn ra lúc 9h30 sáng nay, 24.12, trong sự tiếc thương của gia đình và bạn bè đồng nghiệp.
Theo Loan Ngọc (Dân Việt)
Nghệ sĩ Mạnh Tràng qua đời sau thời gian điều trị ung thư
07/01/2019 08:21 GMT+7
TTO - Sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư đại tràng, nghệ sĩ Mạnh Tràng đã qua đời lúc 0h10 ngày 7-1 tại nhà riêng.
Nghệ
sĩ Mạnh Tràng tên thật là Nguyễn Mạnh Tràng, sinh năm 1966 tại Long An.
Anh tốt nghiệp Trường Nghệ thuật sân khấu 2 năm 1990. Không có vóc dáng
và gương mặt đẹp nên khi ra trường Mạnh Tràng lận đận một thời gian
dài.
Tuy nhiên, Mạnh Tràng có duyên hài ngầm. Vai diễn của của anh xù xì, cục mịch nhưng anh biết biến những nét chân chất đó trở nên đáng yêu và chiếm được cảm tình với khán giả trên sân khấu. Anh có cách diễn tự nhiên, mộc mạc, lối diễn tỉnh rụi mà tạo ra tiếng cười hết sức duyên dáng. Không chỉ dừng ở sở trường hài, Mạnh Tràng còn có khả năng thể hiện những vai bi, độc.
Nghệ sĩ Phước Sang từng phát hiện ra nét diễn đặc biệt của Mạnh Tràng và mời anh về cộng tác với sân khấu kịch Sài Gòn. Sau đó, Mạnh Tràng kết hôn với chị gái của Phước Sang và được ông bầu nổi tiếng một thời giao quản lý sân khấu kịch Sài Gòn để anh đầu tư cho việc kinh doanh, làm phim điện ảnh, truyền hình…
Đảm nhiệm vai trò quản lý sân khấu kịch Sài Gòn hơn 10 năm nay, Mạnh Tràng đã gây ấn tượng với nhiều vai diễn trên sân khấu như: Hồn ma báo oán, Hồn trinh nữ, Ác báo, Tử hình, Cứu em… Anh đã xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Kỳ phùng địch thủ, Hello cô Ba…
Mạnh Tràng đã đoạt giải Mai vàng 2008 với vai Ba và Minh trong Hồn ma báo oán, đoạt huy chương vàng Liên hoan kịch nói toàn quốc 2012 với vở Hồn ma báo oán, huy chương vàng Liên hoan kịch nói toàn quốc 2015 với vở Tử hình…
Linh cữu nghệ sĩ Mạnh Tràng được quàn tại nhà vãng sanh chùa Vĩnh Nghiêm. Lễ động quan lúc 6h ngày 9-1, sau đó đưa đi hỏa thiêu tại Bình Hưng Hòa.
Tuy nhiên, Mạnh Tràng có duyên hài ngầm. Vai diễn của của anh xù xì, cục mịch nhưng anh biết biến những nét chân chất đó trở nên đáng yêu và chiếm được cảm tình với khán giả trên sân khấu. Anh có cách diễn tự nhiên, mộc mạc, lối diễn tỉnh rụi mà tạo ra tiếng cười hết sức duyên dáng. Không chỉ dừng ở sở trường hài, Mạnh Tràng còn có khả năng thể hiện những vai bi, độc.
Nghệ sĩ Phước Sang từng phát hiện ra nét diễn đặc biệt của Mạnh Tràng và mời anh về cộng tác với sân khấu kịch Sài Gòn. Sau đó, Mạnh Tràng kết hôn với chị gái của Phước Sang và được ông bầu nổi tiếng một thời giao quản lý sân khấu kịch Sài Gòn để anh đầu tư cho việc kinh doanh, làm phim điện ảnh, truyền hình…
Đảm nhiệm vai trò quản lý sân khấu kịch Sài Gòn hơn 10 năm nay, Mạnh Tràng đã gây ấn tượng với nhiều vai diễn trên sân khấu như: Hồn ma báo oán, Hồn trinh nữ, Ác báo, Tử hình, Cứu em… Anh đã xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Kỳ phùng địch thủ, Hello cô Ba…
Linh cữu nghệ sĩ Mạnh Tràng được quàn tại nhà vãng sanh chùa Vĩnh Nghiêm. Lễ động quan lúc 6h ngày 9-1, sau đó đưa đi hỏa thiêu tại Bình Hưng Hòa.
Nghệ sĩ khóc thương danh hài Mạnh Tràng
07/01/2019 10:36
(NLĐO)- Nghệ sĩ Mạnh Tràng, sau thời gian điều trị bệnh ung thư gan tại BV Đại học Y dược TP HCM, đã ra đi lúc 0 giờ 10 ngày 7-1. Hưởng dương 53 tuổi. Nghệ sĩ đồng nghiệp đã bày tỏ nhiều cảm xúc trước sự ra đi đột ngột của anh.
NS Mạnh Tràng và Việt Hà trên sân khấu kịch Sài Gòn
NS Mạnh Tràng và đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu tại sân khấu kịch Sài Gòn
NS Mạnh Tràng luôn tạo tiếng cười duyên dáng
NS Mạnh Tràng
NS Quyền Linh cùng niên khóa với Mạnh Tràng đã khóc khi hay tin bạn mình đột ngột ra đi vì căn bệnh ung thư gan. "Cách đây không lâu, khi chúng tôi dự sinh nhật của NS Hữu Nghĩa, lúc đó nhận được tin mẹ của Mạnh Tràng qua đời, tất cả rời khỏi quán ăn để cùng với anh về quê lo hậu sự cho mẹ của anh. Rồi đến hôm nay, chính anh ra đi trong sự bất ngờ của tất cả anh em diễn viên. Tôi nhớ hoài hình ảnh anh ngồi vá xe đạp ở ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Vì mới vào nghề, anh vá xong lỗ thủng trên ruột xe mà loay hoay không biết cách ráp vô bánh xe. Toát mồ hôi hột khi ông khách cứ thúc hối. May mà anh Hoàng Sơn học xong chạy đến kịp để "cứu bồ", đó là kỹ niệm của thời còn là sinh viên nghèo khó, để có tiền lo cho việc học, chúng tôi đã đồng cam cộng khổ, làm đủ nghề mưu sinh. Mỗi lần đi ngang ngã tư đó, tôi lại nhớ nụ cười và những giọt mồ hôi trên trán của Mạnh Tràng. Thương anh lắm anh Mạnh Tràng ơi", MC Quyền Linh xúc động.
NS Mạnh Tràng và Tấn Hoàng trên sân khấu kịch Sài Gòn
Nghệ
sĩ Mạnh Tràng tên thật Nguyễn Mạnh Tràng, sinh năm 1966. Anh tốt nghiệp
khóa 10 lớp diễn viên kịch nói Trường Nghệ thuật sân khấu II - nay là
Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM. Tang lễ của NS Mạnh Tràng được
tổ chức tại Nhà vãng sanh Chùa Vĩnh Nghiêm. Lễ nhập quan 10 giờ, lễ
viếng 11 giờ ngày 7-1. Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 9-1, sau đó đưa đi
hỏa táng tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
Bài và ảnh: Thanh Hiệp
Mạnh Tràng: lầm lũi trên đường nghệ thuật
TT - Ai vậy kìa? Anh chàng mang biệt danh “Tư trăn trở” trong vở kịch truyền hình Hậu H5N1 (kịch bản: Hồng Duyên, đạo diễn: Trần Văn Sáu) phát sóng vào tối 15-5-2004 mới đây trên kênh HTV9 (chuyên mục Chuyện bốn mùa) trông ngồ ngộ, vui vui. Thì ra Mạnh Tràng.
Mạnh Tràng |
Trường hợp của Mạnh Tràng dễ khiến liên tưởng đến hình
ảnh một chú kiến kiên nhẫn, cứ lầm lũi đi về trên con đường nghệ thuật
rồi bỗng có một ngày... mọi người phải trố mắt nhìn.
Tốt nghiệp diễn viên Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay
là Cao đẳng Sân khấu - điện ảnh TP.HCM) cách đây 14 năm (khóa 10,
1986-1990) nhưng sau đó không xuôi chèo mát mái, Mạnh Tràng rơi dần vào
sự chìm khuất.
“Chỉ mới khoảng hai năm trở lại đây tôi mới có được vai
diễn đáng nhớ để mà... tự tin chút đỉnh” - Mạnh Tràng kể bằng giọng nói
hồ hởi mà hiền khô. Đó là vai diễn một kẻ tâm thần trong vở Vàng ơi là vàng (tức Ai điên?, kịch bản: Nguyễn Đông Thức, đạo diễn: Quang Minh). Xuất hiện ngắn thôi nhưng phải nói là rất “đắt”.
Sau này, trong vở kịch Lặng lẽ khóc cười (kịch
bản và đạo diễn: Đoàn Bá), Mạnh Tràng nhận vai ông Mười sửa xe. Có thể
nói nếu nghệ sĩ gạo cội Hồng Nga đại diện cho “tiếng khóc” thì Mạnh
Tràng chính là “tiếng cười”, cả hai đem đến sự đắp đổi khóc cười cho cõi
nhân gian nho nhỏ trong kịch.
Vai mới nhất, vai ông Tư “trăn trở” trong kịch truyền
hình Hậu H5N1 lăng xăng như gà mắc dây thun trong nạn dịch cúm gà vừa
qua. Với vai diễn này, Mạnh Tràng tung hàng loạt miếng diễn khá có
duyên, mà nét diễn đậm nhất là sự ngây ngô, lụp chụp, vụng về của nhân
vật.
Trong vở Quả bom điếc
(kịch bản Thanh Bình, đạo diễn Lê Văn Tĩnh, vở mới của Kịch Sài Gòn),
Mạnh Tràng theo thông lệ vẫn là... đóng vai nho nhỏ, vai ông Tư tài xế.
Theo môtip chủ - tớ trong hài kịch (tớ thường châm biếm ngấm ngầm và...
thông minh hơn chủ), ở đây ông Tư tài xế cười nhạo thói trưởng giả của
sếp khi kêu lái “chiếc Mẹc” bóng loáng vài trăm triệu chạy ra đầu ngõ
gần xịt (cho mọi người lác mắt) chỉ để mua chiếc chìa khóa vài ngàn
đồng. Đặc biệt cười nhạo căn bệnh thành tích, vơ công của người khác trở
thành công của mình, báo cáo láo. Giữa lúc sếp thao thao bất tuyệt
trước camera truyền hình thì ông Tư bỏ nhỏ: “Thiệt vậy không ta?”... -
một chi tiết “đắt” trong cách diễn của Mạnh Tràng.
Mạnh Tràng đem lại dẫn chứng khá thích hợp cho một bài học căn bản: có vai nhỏ nhưng không có vai phụ.
Mạnh Tràng - Ông bầu bất đắc dĩ
26/07/2017 12:31:06 SA
Không ai tin rằng Mạnh Tràng thay Phước Sang làm được ông bầu của Sân khấu Kịch Sài Gòn nhưng anh đã làm tốt theo cách của mình suốt 15 năm qua
Sân khấu Kịch Sài Gòn đang triển khai
kế hoạch tổ chức chương trình kỷ niệm 28 năm thành lập với 2 vở kịch
"Bông hồng trắng" và "Ma nhập". Cách đây 15 năm, khi Mạnh Tràng tiếp
nhận vai trò chủ nhiệm Sân khấu Kịch Sài Gòn thay ông bầu Phước Sang,
không ai tin rằng anh sẽ làm được. Thế nhưng, thực tế 15 năm qua đã
chứng minh Mạnh Tràng còn làm tốt hơn những gì đã có. Từ một tuần chỉ 3
suất diễn, đến nay, Sân khấu Kịch Sài Gòn diễn mỗi tuần 9 suất. Ở tuổi
28, đây là sàn diễn xã hội hóa có lượng khán giả đông nhất hiện nay.
Cần cù bù sắc vóc
So với đồng nghiệp cùng trang lứa, cuộc đời nghệ sĩ Mạnh Tràng có
hậu vận tốt. Mạnh Tràng cho biết lúc anh vào học ở Trường Nghệ thuật Sân
khấu 2 TP HCM, nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP, nhiều đồng môn tỏ
ra thương hại, cho rằng anh chẳng thể làm được nghề diễn viên vì tướng
tá, gương mặt quá xấu, lại rụt rè, ăn nói kém duyên. Bù lại, anh rất đam
mê nghề diễn, siêng năng, chăm chỉ làm lụng, học hỏi nên ai nhờ việc gì
cũng nhận, từ hậu đài, vác cảnh, nhắc tuồng cho đến đóng quân sĩ, cầm
cờ, làm tiếng động hậu trường: chó sủa, ngựa hí, mèo kêu... Thấy vậy,
một số bạn bè nói lời khen nhưng sau lưng là những lời thương hại.
Mạnh Tràng đóng vai thợ điện trong vở “Quỷ ám”
trên Sân khấu Kịch Sài Gòn. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Đến khi ra trường, Mạnh Tràng lại rơi vào cảnh thất nghiệp vì chẳng
nơi nào dung nạp. "Để có cơm ăn, tôi phải làm công việc vá xe đạp ở lề
đường" - nghệ sĩ Mạnh Tràng nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp gian nan.
Cho đến một ngày, người thầy dạy học môn kỹ thuật biểu diễn là đạo
diễn Hữu Luân đi ngang đường nhìn thấy cậu học trò ngồi vá xe bèn bước
vào hỏi: "Bộ em định bỏ nghề thiệt hả?". Gặp thầy với bộ dạng không mấy
sạch sẽ, Mạnh Tràng luýnh quýnh khoanh tay thưa: "Em nhớ nghề lắm nhưng
nghề không chấp nhận em!".
Nhờ đạo diễn Hữu Luân, khi đó là Phó Giám đốc Nhà Văn hóa Thanh
Niên, "mở đường" nên Mạnh Tràng có cơ hội quay lại nghề diễn. Anh cùng
với Hoàng Sơn, Phước Sang, Mai Dũng, Minh Thủy, Nhựt Cường... lập nhóm
hài Tuổi Đôi Mươi. Đó là một trong những nhóm hài trẻ nhất của TP HCM
thời ấy, tiếp bước sau các nhóm của những nghệ sĩ tiền bối: Bảo Quốc,
Nguyên Hạnh, Mỹ Chi, Duy Phương... Từ sân khấu hài 135 Hai Bà Trưng trực
thuộc Nhà Văn hóa Thanh Niên, Mạnh Tràng có cơ hội đặt chân lên sàn
diễn, chấm dứt thời dầm mưa dãi nắng kiếm sống bằng nghề vá xe đạp.
"Tôi mang ơn thầy Hữu Luân, nếu không có thầy, tôi không có cơ hội theo nghề diễn như hôm nay" - anh xúc động.
Thay đổi số phận sàn diễn
Là anh rể của ông bầu Phước Sang, Mạnh Tràng tiếp nhận Sân khấu
Kịch Sài Gòn còn ở vị trí "vàng" trên đường Pasteur (quận 1, TP HCM)
đang ăn nên làm ra. Phước Sang trao quyền điều hành sân khấu cho anh rể
là để mình rảnh tay đầu tư làm phim, kinh doanh bất động sản, nhà
hàng... Đó là công việc nặng nề, áp lực không nhỏ đối vớimột nghệ sĩ
chưa được học gì về quản lý như Mạnh Tràng. Bằng mọi cách, anh phải làm
cho sân khấu hoạt động tốt. Mọi chi tiêu, tính toán lời lỗ của sân khấu
này đều do Mạnh Tràng quyết định vì Phước Sang đã "giao kèo" không bù lỗ
dưới mọi hình thức.
"Ban đầu, nhiều người nghi ngờ cách quản lý của tôi. Nhưng rồi từ
hai bàn tay trắng, sau khi dời sàn diễn từ quận 1 về rạp Đại Đồng (đường
Cao Thắng, quận 3), tôi đã thay đổi chiến lược để vực dậy sàn diễn cũ
kỹ lâu nay chỉ trình diễn cải lương. Giảm giá vé, tăng suất diễn, ổn
định mức lương để diễn viên bảo đảm thu nhập mỗi ngày. Dòng kịch tôi
chọn cũng xuất phát từ nhu cầu khán giả, dựa theo thị hiếu và điều chỉnh
để kịch mục sinh động. Tính đến nay, gần 70 vở kịch hài pha kinh dị đã
được dàn dựng và trình diễn thường xuyên ở đây. Kịch Sài Gòn cũng là nơi
áp dụng hình thức bán vé qua mạng đầu tiên tại TP HCM, có giảm giá
khuyến mãi nên số đông người xem tìm đến và trở nên thân quen với sàn
diễn này. Nhờ vậy, chúng tôi mới có khán giả để diễn 9 suất/tuần. Cứ đầu
tháng lại tập vở mới" - nghệ sĩ Mạnh Tràng phấn khởi.
Cách thức Mạnh Tràng tuyển chọn diễn viên trẻ cho sân khấu của mình
cũng rất khác. "Ban đầu là thử hài, sau đó chuyển sang bi. Ai thể hiện
tốt sẽ hiển nhiên trở thành nhân tố của sàn diễn" - nghệ sĩ Linh Tý, kép
chánh hiện nay của Kịch Sài Gòn, cho biết sau 3 tháng thử việc.
Cách đặt hàng viết kịch bản của Mạnh Tràng cũng lạ. Anh đọc báo,
xem đài nắm bắt thời sự, sau đó tìm gặp tác giả trao đổi ý hướng của
mình. Khi xem kịch bản, anh xin phép được mổ xẻ để thêm thắt nhiều mảng
miếng cho hợp với "cái tạng" của Kịch Sài Gòn.
"Với cách làm của Mạnh Tràng, tác giả chỉnh sửa ngay sàn tập, tạo
cơ hội cho nhiều ngòi bút bám sát những vấn đề đang đặt ra của cuộc sống
thực tế và biết "đo ni đóng giày" theo dàn diễn viên của Kịch Sài Gòn,
từ đó đạt hiệu quả nghệ thuật và kinh doanh. Vở "Hồn ma báo oán" của tôi
diễn gần 6 năm qua tại Kịch Sài Gòn mang lại cho tôi vài trăm triệu
đồng tiền tác quyền" - tác giả Vương Huyền Cơ cho biết.
Vật lộn với thử thách
|
Thanh Hiệp / nld.com.vn
Những nghệ sĩ thoát 'ải tử thần' ung thư nhờ điều trị sớm
Hari Won chia sẻ: “Tôi là một người có lối sống lành
mạnh, việc ăn uống cũng rất chú trọng, bởi vậy khi bác sĩ kết luận tôi
bị ung thư, tôi không thể tin được…”.
Khi bác sĩ thông báo tin bị ung thư, Hari cảm thấy
choáng và bất ngờ đến mức gần suy sụp. Cô tự hỏi: “Tại sao mình không
hút thuốc, không uống rượu, ăn cơm nhà đàng hoàng, sống điều độ mà lại
bị bệnh ung thư”. Suy nghĩ lại, Hari thấy mình còn may mắn hơn rất nhiều
người vì phát hiện ra bệnh sớm nên cũng dễ dàng chữa trị hơn.
Nhận kết quả ung thư vú vào năm 2006, nữ diễn viên Kim
Phượng tưởng chừng như tất cả sụp đổ trước mắt. “Khi ấy tôi nghĩ rằng
thế là hết. Trong tôi cứ xoay quanh câu hỏi: Tôi ăn uống điều độ, sống
lành mạnh và chừng mực, tại sao lại bị ung thư, tôi không tin. Đến bây
giờ tôi mới thấm thía một điều rằng bệnh tật không chừa một ai hết”, nữ
diễn viên chuyên đóng những vai đả nữ tâm sự.
Những ngày lang thang kiểu “sống hôm nay để chờ chết
ngày mai” cô gặp nhiều khán giả yêu mến nhận ra cô trong các vai diễn,
cô thấy mình cần phải đứng lên, phải vượt qua theo kiểu “còn nước còn
tát”. Cô quyết định đối diện với sự thật, dù nó có phũ phàng đến mức
nào. Khi ấy may mắn cho Kim Phượng là bác sĩ chẩn đoán cô bị ung thư vú
giai đoạn đầu nên khả năng điều trị hiệu quả sẽ cao.
Nhìn nghệ sĩ hài Anh Vũ với nụ cười rạng rỡ, ít người biết rằng anh
từng tuyệt vọng khi biết mình bị ung thư đại tràng hơn 10 năm về trước.
“Người ta nói trời kêu ai nấy dạ nhưng mình kiên quyết không dạ, phải
cho ông trời thấy ổng đã gọi nhầm”, Anh Vũ nói vui khi kể lại câu chuyện
của mình.
Điểm may mắn chung của các sao Việt như Anh Vũ, Hari
Won, Kim Phượng là họ phát hiện bị ung thư khá sớm, khi căn bệnh chỉ mới
giai đoạn đầu tiên.
Diễn viên Kim Phượng cho biết: “Trong quá trình điều
trị ung thư, nhất nhất tôi đều phải tuân theo phác đồ điều trị bác sĩ
đưa ra. Sự sai lệch có thể khiến bệnh nặng hơn và tất nhiên khó điều trị
hơn”. Kim Phượng khuyên mọi người nên khám sức khỏe định kỳ và không
được chủ quan trước những thay đổi về sức khỏe của mình, cho dù rất nhỏ.
Còn Hari Won sau khi phẫu thuật xong được bác sĩ dặn
dò phải luôn lạc quan yêu đời. “Vì vậy tôi thường suy nghĩ tích cực bằng
cách hát karaoke một mình, vừa kết hợp luyện giọng vừa giúp tinh thần
thoải mái, luôn cười nhiều khi có thể”, người đẹp chia sẻ. Cũng chính
nhờ sự lạc quan và niềm tin mạnh mẽ vào bản thân mà Hari đã tự tin đẩy
lùi được bệnh tật.
Hiện cả Anh Vũ, Kim Phượng, Hari đều đã khỏe mạnh và
tiếp tục cống hiến sức mình cho các hoạt động nghệ thuật. Riêng diễn
viên Kim Phượng từ một người bị ung thư vú, sau khi điều trị giờ đã là
bà mẹ của 2 nhóc tì. Hari Won vẫn luôn đủ sức khỏe để đáp ứng lịch làm
việc dày đặc.
Xem thêm vềung thư
Theo VnExpress
Nhận xét
Đăng nhận xét