CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 44/6

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi. 
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người phải thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau? 
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ! 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Việt Nam Thiên Lịch Sử Truyền Hình Tập 6 

Ngô Đình Diệm - Bước đường từ Tri huyện lên Tổng thống

22:45 06/11/2013

Giai đoạn lịch sử đầy biến động tại miền Nam từ năm 1945 đến năm 1975 gắn liền với tên tuổi Ngô Đình Diệm - Tổng thống đầu tiên của chính quyền Sài Gòn.
Khi tôi bắt đầu thực hiện loạt bài viết này, cũng là đúng 50 năm ngày hai anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị nhóm đảo chính quân sự bắn chết, 1/11/1963 - 1/11/2013.

Cuộc đời Ngô Đình Diệm (Kỳ 2): Những sai lầm chết người

Người Mỹ hoàn toàn bất lực trước quyết sách của Ngô Đình Diệm. Đại sứ Elbridge Durbrow, ngửa mặt than: "Cần phải có người thay thế ông Diệm trong tương lai gần".

Sau khi dẹp yên sự phản kháng của tướng Nguyễn Văn Hinh, bình định cuộc nổi loạn Bình Xuyên, phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đẩy các giáo phái chống đối vào hàng ngũ tạm thời có trật tự… Uy tín lẫn vị thế của Ngô Đình Diệm tăng lên rất cao.
Nhiều tờ báo bắt đầu quay sang ủng hộ Diệm, người Mỹ biểu hiện sự tin tưởng vào ông gần như tuyệt đối. Bên ngoài là như vậy, còn bên trong, ông Diệm là người cao ngạo.
Sự thành công quá sớm trên con đường quan lộ, biến ông thành một cá nhân cực kỳ tin vào quyết định của chính mình. Thêm nữa, ông luôn có những quyết định mà theo giới sử gia thì đúng nghĩa là "gia đình trị".
Từ ba yếu tố này, ông Diệm bắt đầu bộc lộ những sai lầm nghiêm trọng.
Tính cách Ngô Đình Diệm
Ngô Đình Diệm là người rất kỹ tính trong việc ăn uống. Mỗi bữa 3 thức ăn phải có trên bàn ăn của ông gồm: bồ câu dồn yến, trứng gà lộn và xôi với muối mè. Những món khác thì có thể thay đổi, nhưng 3 loại thức ăn này thường buộc phải có trên mâm cơm của ông.
Theo hồi ức của tướng Trần Văn Đôn: "Ông Diệm là người tuy điềm đạm bên ngoài nhưng tính rất nóng. Một hôm tôi vào Dinh, thấy thức ăn, cơm canh văng tung tóe dưới sảnh, người bồi đang lau dọn. Sau khi trò chuyện với ông Diệm xong, tôi quay ra hỏi tùy viên có chuyện gì xảy ra, thì được biết ông Diệm hất đổ mâm cơm vì thiếu một món mà ông thích".
Mỗi lần đi kinh lý bất cứ nơi nào, ông Diệm đều dùng cơm riêng đã nấu sẵn mang theo. Vì đã nhiều lần thoát hiểm khỏi các âm mưu bắt bớ, ám sát nên ông Diệm rất sợ bị đầu độc. Đầu bếp kề cận ông là một người gốc Huế, do Ngô Đình Cẩn tuyển chọn và gửi vào. Ông Diệm không có thói quen uống rượu, thức uống thường xuyên của ông chỉ là trà.
Quá đề cao bản thân lẫn người cùng huyết thống, ông Diệm có cách cư xử không khéo đối với thuộc cấp. Đa phần tướng tá, sĩ quan ông Diệm đều gọi bằng thằng. Ngoại trừ, Tổng tham mưu Trưởng Lê Văn Tỵ, ông Diệm gọi là ngài. Còn tướng Nguyễn Văn Đôn thì ông gọi khách khí bằng ông.
Ông Diệm tôn trọng ông Tỵ thật sự, riêng ông Đôn, ông Diệm nhớ cái ơn cưu mang của gia đình ông Đôn khi Ngô Đình Diệm lâm vào cơn bĩ cực trước lúc nắm quyền. Thêm sự phi lý trong tính cách của ông Diệm là ông hiểu rõ bản thân ông cần quân đội, nhưng ông luôn tỏ ý coi rẻ trình độ của quân đội. Trong lúc, ông rất thích những bộ trưởng dân sự biết cách nịnh hót.
Ngoài ra, ông Diệm là người phân biệt cá nhân theo vùng miền. Ông chỉ thích nâng đỡ người gốc Huế. Ngô Đình Diệm thường nói: "Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền".
Cách hành xử của ông Diệm cũng rất cao ngạo. Ông xem Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa là quốc gia của riêng ông và của gia đình ông. Ông ban phát ân huệ cho thuộc cấp theo ngẫu hứng, bất chấp năng lực lẫn tình hình thực tế. Không có gì là quá ngạc nhiên khi nhiều sử gia gọi Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa là Ngô triều.
Theo nhiều hồi ký của tướng lĩnh dưới thời ông Diệm kể lại, thì khi vào cửa Tam quan ở các đền thờ vua chúa, ông Diệm thường nói: "Các ông đi cổng hai bên, vì cổng giữa chỉ có vua mới được đi. Chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc này".
Dứt câu, ông Diệm đi vào bằng cổng giữa. Nội chuyện xây dựng Dinh Độc Lập và ý định dời đô từ Sài Gòn lên cao nguyên đã khiến ông Diệm càng trở nên xa cách với giới tướng lĩnh. Ngay cả người gần gũi với gia đình ông như tướng Trần Văn Đôn còn bất mãn với sự độc đoán này của ông Diệm.
Trong số các anh em, người được ông Diệm trọng nhất là Ngô Đình Nhu. Người được ông cưng yêu nhất là Ngô Đình Cẩn. Còn người hay bị ông rầy rà nhất là Đại sứ lưu động Ngô Đình Luyện. Ông Diệm cưng yêu ông Cẩn, vì ông Cẩn thay mặt anh em ông, chăm sóc mẹ ruột ở Huế. Ông Nhu được xem như là bộ não của ông Diệm.
 cuoc doi ngo dinh diem (ky 2): nhung sai lam chet nguoi hinh anh 1
 Ông Ngô Đình Diệm tiếp ký giả nước ngoài tại Dinh Độc lập.
Còn ông Luyện, mất điểm với ông Diệm khi ông Luyện úp mở: "Nếu điều hành kiểu này, Việt Nam Cộng hòa sẽ sụp đổ". Ông Diệm giận ông Luyện, vì cho rằng ông tin lời các phần tử trí thức bất mãn với chế độ tại Sài Gòn.
Với ông Nhu, ông Diệm trọng đến độ, khi ông Diệm trả lời phỏng vấn ký giả Pháp, phải gọi điện thoại cho ông Nhu để hỏi ý kiến xem nên trả lời như thế nào. Ông Nhu hướng dẫn ông Diệm từng chút một... Suốt 9 năm ông Diệm cầm quyền tại Việt Nam Cộng hòa, rất nhiều người đã nghĩ chính Ngô Đình Nhu mới là lãnh đạo thật sự.
Với người anh Ngô Đình Thục, ông Diệm đặt hết sự tin tưởng của mình vào vị giám mục này. Ông hay gọi ông Thục bằng danh xưng kính trọng: "Đức cha". Ông Diệm thường nói: "Cả thế gian này có thể lừa dối tôi, người thân của tôi cũng có thể lừa dối tôi. Nhưng, riêng Đức cha thì không bao giờ lừa dối tôi cả".
Ông Diệm cũng thực tâm quý mến bà Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu). Ông Diệm không có vợ, cũng không để ý đến nữ nhân nào khác. Mặc dù không thích những hành động thái quá của Trần Lệ Xuân, nhưng ông Diệm chỉ rầy la theo kiểu trong nhà, anh chồng mắng em dâu. Còn trước mặt mọi người, ông vẫn bảo vệ bà Trần Lệ Xuân hết mực.
Sự thất vọng của người Mỹ
Ngoài việc dung dưỡng cho những cá nhân trong gia đình như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Trần Lệ Xuân… mặc sức hoành hành, ông Diệm còn có những động thái bảo vệ quyền lợi của cá nhân đó một cách cực đoan, bất chấp tất cả. Ngay cả việc điên cuồng chống lại những người Cộng sản từ miền Bắc cũng cho thấy sự bấn loạn của Ngô Đình Diệm trong giai đoạn ông cầm quyền.
Với Đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam, ông đã không đập tan được ý chí của người dân trong việc chống đối ông, thay vào đó, ông gieo rắc nỗi sợ hãi, hoài nghi vào cái mà ông gọi là "Chính nghĩa Quốc gia". Chính từ sự quá khích này, ông Diệm càng ngày càng khiến người Mỹ thất vọng, và đây có thể là sai lầm trọng yếu dẫn đến sự kết thúc của Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa.
Với những gì đã diễn ra tại miền Nam trong giai đoạn này, đặc biệt là cuộc đảo chính hụt ngày 11.11.1960, cho thấy rằng tất cả những biến động lớn trên chính trường Việt Nam Cộng hòa, đều phải có được cái gật đầu của người Mỹ. Bất chấp trước đó, người Mỹ nhìn nhận rằng: "Ông Ngô Đình Diệm là một con rối. Nhưng con rối ấy tự giật dây mình và giật dây luôn cả chúng ta".
Cố vấn Edward G.Lansdale là một người rất có hảo ý với Ngô Đình Diệm. Bản thân Ngô Đình Diệm, cũng có tình cảm sâu sắc với ông Edward G.Lansdale. Họ coi nhau là bạn. Edward G.Lansdale có hảo ý với Ngô Đình Diệm đến độ, ngày 30.1.1961, về Mỹ được 2 tuần sau chuyến công du tại Việt Nam Cộng hòa, Edward G.Lansdale đã viết một lá thư riêng gửi cho Ngô Đình Diệm với hy vọng ông Diệm sẽ chân thành nghe theo lời khuyên của ông. Edward G.Lansdale viết:
"...Nguy cơ hiện tại của ngài xuất phát từ những hành động của chính ngài. Họ (những thuộc cấp, phe chống đối ông Ngô Đình Diệm - PV) nói rằng Ngài muốn tự làm quá nhiều việc, rằng ngài không chịu trao trách nhiệm thật sự cho người khác và cứ can thiệp vào việc của họ. Họ nói, Ngài cho rằng ngài không bao giờ mắc sai lầm, và có quá nhiều tổ chức của ngài là ép buộc người khác phải tham gia, người ta tham gia trong lo sợ chứ không phải tự nguyện... Một việc ngài có thể làm là thông báo sắp cải tổ chính phủ. Ngài hãy triệu tập một phiên Hội nghị với sự tham gia của các tư lệnh và quân đội. Ngài có thể tuyên bố điều này trước Hội nghị và cho truyền thanh đến nhân dân trên toàn quốc… Phiên họp sẽ rất có lợi cho Ngài, nếu có sự tham gia của một số người Mỹ đang muốn giúp ngài. Hãy mời những người mà ngài tin rằng là thành thật... Đàn áp đối lập chính trị bằng cách bắt giam người hay đóng cửa báo chí sẽ chỉ làm cho những lời chê trách biến thành những cảm xúc thù hận…".
 cuoc doi ngo dinh diem (ky 2): nhung sai lam chet nguoi hinh anh 3
Bà Trần Lệ Xuân tại Dinh Độc lập sau cuộc oanh tạc tháng 2.1962.
Đọc toàn bộ lá thư, mới thấy hết thiện ý mà Edward G.Lansdale dành cho ông Diệm. Có những đoạn, Edward G.Lansdale miêu tả chi tiết kế hoạch lấy lại lòng dân đến độ, ông Diệm chỉ cần làm theo là ngay lập tức có thể thu phục nhân tâm, cải thiện tình hình. Tuy nhiên, với một cá nhân như ông Diệm thì quá khó để nghe lời chỉ dạy từ một người không phải là người trong thân tộc họ Ngô.
Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, người ủng hộ hết lòng giúp Ngô Đình Diệm khi ông cùng Ngô Đình Nhu sang Mỹ kiếm tìm sự ủng hộ trước đây, đã bắt đầu cảm thấy chán ngán với tính cách cũng như việc điều hành quốc gia của ông Diệm.
Nghiêm trọng hơn, sau chuyến đi thị sát tại Việt Nam Cộng hòa vào tháng 12.1962, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield đã viết một bản phúc trình đệ trình Tổng thống Mỹ thời điểm này là J.Kennedy, trong đó cho rằng: "Chúng ta nên rút hết quân tại miền Nam Việt Nam để khỏi rơi vào một cuộc chiến tranh tuyệt vọng".
Không chỉ dừng lại ở bản phúc trình đầy bất lợi cho ông Diệm, Mike Mansfield còn liên tục trực tiếp gặp Tổng thống J.Kennedy để trình bày ý kiến của mình. Ở lần gặp thứ hai, Tổng thống J.Kennedy đã đồng ý với Thượng nghị sĩ Mike Mansfield rằng, Mỹ sẽ rút hết cố vấn quân sự ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng về sau, Tổng thống J.Kennedy đã không thể thực hiện ngay lời đồng ý của mình. Cho đến mãi sau năm 1965, Mỹ mới có dấu hiệu rút dần cố vấn quân sự Mỹ về nước.
Một cố vấn khác từng có mối quan hệ mật thiết với ông Diệm là Wolf Ladejinsky, người trước đây rất có thiện cảm đối với ông Diệm cũng đã bắt đầu xa lánh ông. Thay vì nói những lời tốt đẹp về Diệm, Wolf Ladejinsky quan tâm nhiều hơn đến những chính sách thái quá, sự yếu kém trong chính quyền của Ngô Đình Diệm.
Để cứu vớt người bạn mà mình yêu quý, cố vấn Edward G.Lansdale tha thiết thỉnh cầu Chính phủ Mỹ cho phép ông được trở lại Việt Nam để làm việc thêm lần nữa với Ngô Đình Diệm. Nhưng, thỉnh cầu này đã không được chấp thuận.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua Đại sứ Elbridge Durbrow liên tục kêu gọi Ngô Đình Diệm phải kiềm chế, cải thiện các điều kiện chính trị và bộ máy hành chính, nhưng đều không có kết quả.
Ngày 11.11.1960, Sài Gòn xảy ra đảo chính. Diệm - Nhu may mắn thoát nạn. Sau vụ đảo chính hụt này, Ngô Đình Diệm càng rốt ráo thực hiện những chính sách độc tài, mạnh tay hơn với những thành phần đối lập, kiểm soát sự trung thành của quân đội...
Ngày 27.2.1962, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc điều khiển máy bay oanh tạc Dinh Độc Lập. Vụ oanh tạc này khiến một nữ hầu cận của bà Trần Lệ Xuân thiệt mạng, bà Xuân bị thương nhẹ, còn anh em ông Diệm vẫn an toàn. Vài tháng sau, Phủ Tổng thống phát đi công văn của Ngô Đình Diệm, yêu cầu các nơi phải yểm trợ trong việc xây dựng lại Dinh Độc Lập.
Ngày 5.7.1963, 19 quân nhân trong vụ đảo chính ngày 11.11.1960 ra Tòa án Quân sự đặc biệt Sài Gòn. Ngày 8.7.1963, cũng Tòa án Quân sự này tiếp tục xét xử 35 đảng viên trong các đoàn thể, tôn giáo đã ủng hộ cuộc đảo chính ngày 11.11.1960.
Sau mỗi lần bị đảo chính, chống đối, Ngô Đình Diệm lại càng thẳng tay đàn áp phe đối lập lẫn bất kỳ ai có ý định phản kháng ông. Người Mỹ, đã hoàn toàn bất lực trước các quyết sách của Ngô Đình Diệm. Đại sứ Elbridge Durbrow, ngửa mặt than: "Cần phải có người thay thế ông Diệm trong tương lai gần".
Theo Tổng hợp (An ninh thế giới)

Người bắn hạ hai anh em ông Ngô Đình Diệm nói gì trước khi chết?

Ai ra lệnh giết anh em ông Ngô Đình Diệm? Ai cầm súng cầm dao hạ sát hai ông ấy? Từ trước đến nay dư luận đều đổ vào cho hai người đó là tướng Dương Văn Minh và Đại úy Nguyễn Văn Nhung.

Về tướng Dương Văn Minh có nhiều tài liệu đã viết. Còn chuyện đại úy quân đội VNCH Nguyễn Văn Nhung sống chết như thế nào chưa có nhiều người biết.
Ngô Đình Diệm (Phải) và Ngô Đình Nhu - Ảnh: TL
Ngô Đình Diệm (Phải) và Ngô Đình Nhu - Ảnh: TL
Đảo chánh lật đổ chế độ Diệm chưa đầy 100 ngày thì các tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh và đại tá Nguyễn Chánh Thi làm cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”. Để “trả thù cho ông cụ” (cụm từ của tướng Nguyễn Khánh đã nói với bà Trần Trung Dung-cháu gọi ông Diệm bằng cậu), những người làm “chỉnh lý” bắt ngay thiếu tá Nguyễn Văn Nhung. (Nguyễn Văn Nhung mới lên thiếu tá từ sau ngày đảo chánh 1.11.1963).
Ngày 17.2.1964, sĩ quan báo chí Bộ Quốc phòng của Nguyễn Khánh chính thức tiết lộ: “Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung sỹ quan tổng quát và tùy viên của trung tướng Dương Văn Minh bị bắt giữ hồi đêm 30-1 và giam tại Lữ đoàn Nhảy dù trại Hoàng Hoa Thám, ông Nhung tự vận bằng dây giày”.
Là một trong những người lãnh đạo cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”, ông Nguyễn Chánh Thi đã kể lại chuyện nầy trong hồi ký của ông như sau:
Trời sáng rõ. Các cánh quân bắt đầu đem về Bộ chỉ huy đảo chánh (“chỉnh lý”) những người mà họ cho là không ít thì nhiều “có tội với đất nước” (Sau này ông Khánh đã đặt ra những tội “trung lập” và “thân cộng” gán cho họ). Trong số này tôi (Nguyễn Chánh Thi) thấy có thiếu tá Nhung, viên sĩ quan cận vệ của trung tướng Dương Văn Minh. Thiếu tá Nhung được lệnh phải làm một bản tường trình về việc “tại sao, và bằng cách nào, đã quyết định giết chết ông Nhu và ông Diệm. Thiếu tá Nhung khai hoàn toàn không biết gì về quyết định của Hội đồng Quân nhân Cách mạng cả. Ông ta đã thuật lại việc giết hai ông Diệm, Nhu như sau:
Tờ khai của thiếu tá Nhung - người ám sát anh em Ngô Đình Diệm
Khi đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát.
“Tôi (Nhung) được lệnh đi theo Đoàn Thiết giáp lên đón hai ông Diệm, Nhu, sau khi được tin hai ông này từ một nhà thờ ở Chợ Lớn gọi điện thoại xin đầu hàng. Đoàn Thiết giáp do trung tá Nghĩa chỉ huy. Có một số sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu đi theo, trong đó có thiếu tá ĐàyTrách nhiệm tổng quát chỉ huy vụ này là thiếu tướng Thu (?).  
Đoàn Thiết giáp lên đến ngôi nhà thờ Chợ Lớn thì hai anh em ông Diệm ngoan ngoãn lên xe (xe M113 thiết giáp). Xe chạy về ngã Saigòn. Đi được chừng 500 thước thì từ phía Sài Gòn chạy ngược lên một đoàn mấy cái xe Jeep, trên đó có thiếu tướng Thu. Khi hai đoàn xe gặp nhau, đậu cách nhau chừng 30 thước, thiếu tướng Thu và đoàn tùy tùng xuống xe. Lúc đó bên đoàn thiết giáp có ý chờ đợi thiếu tướng Thu cho lệnh về việc xử trí với anh em ông Diệm như thế nào. Từ đằng xa họ thấy tướng Thu đưa lên một ngón tay trỏ. Bên đoàn xe thiết giáp dự đoán rằng ông ta ra lệnh giết một trong hai anh em ông Diệm. Họ còn đang ú ớ muốn hỏi lại cho rõ, xem phải giết người nào, thì đồng bào ùa đến xem quá đông. Bên đoàn xe thiết giáp bắt đầu lo ngại về an ninh của anh em ông Diệm cũng như về an ninh của chính họ (Họ nghĩ rằng dư đảng Cần Lao có thể trà trộn giải vây cho anh em ông Diệm, hoặc dân chúng phẫn uất có thể giết chết hai ông này). Họ muốn chạy băng qua để hỏi lệnh cho rõ, nhưng dân chúng vây chặt, không thể nào đi được.
Khi đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát. Sau đó hăng máu bồi thêm cho ông Nhu 3 phát nữa vào ngực. Đồng thời đoàn xe thiết giáp được lệnh dẹp đường chạy về Bộ Tổng Tham mưu. Cùng lúc, tướng Thu cũng cho đoàn xe quay đầu chạy trước đoàn xe thiết giáp cùng hướng về Bộ Tổng Tham mưu. Trong lúc xe chạy thì thiếu tá Đày cúi xuống lấy cái cặp của ông Diệm, nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Dường như trong cặp ấy có nhiều đồ vật, tài liệu quý giá”.
Cuối tờ khai, Thiếu tá Nhung kết luận:
“Tôi chỉ vì hăng say theo lệnh cấp trên mà đã  làm như thế”. Nội trong đêm, sau khi làm tờ khai, Thiếu tá Nhung trong phòng tạm giam ở Bộ Tổng Tham mưu, đã lấy dây giầy của mình thắt cổ tự sát. Tôi (Nguyễn Chánh Thi) được tin, không khỏi ngậm ngùi cho số kiếp của một sĩ quan trung thành với cấp trên, không lường được hậu quả to lớn của việc mình làm, không có ý thức chính trị hướng dẫn, đến khi một mình chịu tội một mình thác oan…” [1].
Đoạn trích trên đây có lời tự thuật của thiếu tá Nhung - người được xem là xạ thủ đã giết chết anh em ông Ngô Đình Diệm. Không rõ ông Thi ghi lại bản tự thuật đó có trung thực hay không, vì sau lần tự thuật đó thiếu tá Nhung không còn ở trên đời nên không thể kiểm chứng được. Giả như bản tự thuật đó trung thực thì ta thấy thiếu tá Nhung vào giờ phút nguy nan nhất vẫn rất bình tĩnh:
1. Nhận hết trách nhiệm về việc hạ sát anh em ông Ngô Đình Diệm;
2. Khẳng định “không biết gì về quyết định của Hội đồng Quân nhân Cách mạng” để tránh những rắc rối đối với tướng Dương Văn Minh. Tất cả những người có liên quan đến vụ đi bắt và giết anh em ông Diệm đều được khai với những cái tên hoàn toàn không có trong thực tế, về cấp bậc và nhiệm vụ cũng sai để những người nầy khỏi phải bị nêu tên thật trong bất cứ hoàn cảnh nào:  Ví dụ Nhung khai:
-Trung tá Nghĩa chỉ huy đoàn thiết giáp (sự thực là đại úy Dương Hoà Hiệp)
-Thiếu tá Đày sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu đi theo (trong đoàn không có ai tên là Đày cả, chỉ có thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa (lúc đi bắt ông Diệm, Nghĩa mới đeo lon đại úy); theo Nhung thiếu tá Đày là người “lấy cái cặp của ông Diệm nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách mạng”.
 -Thiếu tướng Thu trách nhiệm tổng quát chỉ huy vụ nầy (sự thực  trong Hội đồng tướng lãnh tham gia đảo chánh không có ai tên là Thu cả mà là thiếu tướng Mai Hữu Xuân - người được tướng Dương Văn Minh cử đi theo dõi đoàn xe “rước anh em tổng thống Diệm”.
Sau ngày chỉnh lý 30.1.1964, có dư luận cho rằng đại tá Thi đã tham gia vào việc đánh đập tra tấn Nguyễn Văn Nhung đến chết. Trong hồi ký, Nguyễn Chánh Thi cho biết:“Sau khi làm tờ khai, thiếu tá Nhung trong phòng tạm giam ở Bộ Tổng Tham mưu, đã lấy dây giầy của mình thắt cổ tự sát”. Và tướng Thi tỏ ra ngậm ngùi thương tiếc: “Tôi được tin, không khỏi ngậm ngùi cho số kiếp của một sĩ quan trung thành với cấp trên, không lường được hậu quả to lớn của việc mình làm, không có ý thức chính trị hướng dẫn, đến khi một mình chịu tội một mình thác oan”.
Và cái chết bí ẩn được cho là tự sát bằng dây giày
Tôi (NĐX) không nghĩ  tướng Thi cố ý viết đọan hồi ký nầy để đính chính dư luận nghi ngờ ông đã tham gia vào việc tra khảo Nguyễn Văn Nhung. Vì thế tôi đã tìm gặp bà Huỳnh Thi Nhi vợ góa của thiếu tá Nguyễn Văn Nhung sống với gia đình ở quận 8 TP.Hồ Chí Minh. Bà quả phụ Huỳnh Thị Nhi cho biết: khi được báo tin chồng chết bà đến nhận xác chồng ở Bệnh viện Cộng Hòa, nhưng các bác sĩ pháp y không ai dám xác nhận chồng bà đã chết bằng cách gì. Ngay cả bác sĩ Nicola Võ Minh Kỵ làm giám đốc Bệnh viện Cộng Hòa có bà con với gia đình bà cũng đóng cửa phòng để tránh việc phải xác nhận về cách chết của Nguyễn Văn Nhung. Nếu ông Nhung tự tử bằng dây giày thì việc xác nhận có gì khó khăn đâu để những người có trách nhiệm trong pháp y sợ hãi phải từ chối né tránh đến vậy?
Bà Huỳnh Thị Nhi cho biết thêm khi khâm liệm ông Nhung bà thấy trên mặt trên đầu trên thân thể ông có hàng chục vết bầm tím, có vết còn in nguyên dấu đế giày bốt-đờ-xô. Có lẽ Nguyễn Văn Nhung bị trả thù bằng những đòn đấm đá của nhiều người nên các bác sĩ pháp y không dám xác nhận chăng? Bà Nhi khẳng định chồng bà bị tra khảo mà chết chứ không phải tự sát bằng dây giày như đại tá Thi đã viết. Theo báo Dân Ý xuất bản ở Sài Gòn, từ số 140 ngày 01.10.1970 đến số 160 thì thiếu tá Nhung đã “bị đá bể lá lách sau khi ông đã khai tất cả những bí mật trong vụ thanh toán anh em tổng thống Diệm. Lời khai của ông được thâu băng và trao cho tướng Khánh”.
Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm như thế nào báo Hồn Việt số ra mắt (tháng 7-2007) đã đề cập rõ và cái chết của Nguyễn Văn Nhung - người bị dư luận qui kết là thủ phạm đã gây ra hai cái chết trên chưa được bạch hóa. Nguyễn Văn Nhung bị “ép cung” đã phải viết ra bản “cung khai” nêu trên chứng tỏ dư luận qui kết cho Nhung là có cơ sở. Qua bản “cung khai” do kẻ thù của Nhung công bố giúp cho những người quan tâm lịch sử thấy được bản chất “anh hùng hảo hớn” của Nhung. Nguyễn Văn Nhung không phải là một người tầm thường. Người nói đúng được bản chất của Nguyễn Văn Nhung không ai khác là chính đại úy Đỗ Thọ - người đối đầu số 1 của Nguyễn Văn Nhung trước giờ anh em ông Ngô Đình Diệm bị bắt lên xe thiết giáp M113 trước Nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn.
Sau khi nghe Nguyễn Văn Nhung bị bắt và bị giết để trả thù cho anh em ông Ngô Đình Diệm, Đỗ Thọ viết trong nhật ký: “Đối với tôi thiếu tá Nhung nổ súng vào đầu tổng thống Ngô Đình Diệm phải vất vả lắm. Thiếu tá Nhung rất can đảm lắm mới dám bắn như thế…Thiếu tá Nhung còn là người “chịu cam số phận”. Đáng ra trong hồ sơ khẩu cung sau ngày chỉnh lý 30.1.64, thiếu tá Nhung phải khai thêm một sĩ quan đồng lõa tên Nghĩa nữa, nhưng không hiểu tại sao thiếu tá Nhung lại không tiết lộ. Phải chăng vị sĩ quan cận vệ của tướng Dương Văn Minh là một anh hùng vì bạn bè. Dù sao một sĩ quan trung thành như thế cũng đáng trọng vậy”  [2]
Chú  thích:
[1] Nguyễn Chánh Thi, VIỆT NAM - Một trời tâm sự, Nxb Anh Thư, California (USA) 1987, tr.230-1
[2] “Nhật ký Đỗ Thọ”, Nxb Đồng Nai, SG. 1970, tr.331. Nhân đây cũng xin nói thêm một chút về Đỗ Thọ. Đỗ Thọ nguyên là một phi công lái tàu bay vận tải của quân đội Sài Gòn, được chuyển qua làm sĩ quan tùy viên cho Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đỗ Thọ tuyệt đối trung thành và tận tụy với ông Diệm. Sau khi ông Diệm bị bắt và bị giết (2.11.1963), Đỗ Thọ trở lại nghiệp bay. Thọ rất thương tiếc cho cái chết của Tổng thống Diệm và đã thổ lộ tâm sự của mình trong cuốn hồi ký mang tên “Nhật ký Đỗ Thọ”. Ngày 14.2.1964, trong một chuyến bay đón “thủ tướng” Nguyễn Khánh tại Đà Nẵng, Đỗ Thọ đã tử nạn trên không phận Quảng Nam. Năm đó Thọ mới 29 tuổi, chưa có vợ con, chỉ để lại cho gia đình cuốn hồi ký “Nhật ký Đỗ Thọ”. Năm 1970, một người em đã “sưu tầm và xuất bản” tập hồi ký nầy. (Theo Đỗ Mậu, Sđd).
Là một sĩ quan tùy viên, Đỗ Thọ đem hết trí lực để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Diệm. Cho nên, hơn ai hết Đỗ Thọ hiểu được những khó khăn của sĩ quan tùy viên Nguyễn Văn Nhung trong cố gắng hòan thành lệnh của tướng Dương Văn Minh giao. Đỗ Thọ không thù ghét người đã giết chủ của mình mà ngược lại có lời khen đúng đắn đối với một đồng nghiệp. Bởi vì Nguyễn Văn Nhung không những là người rất can đảm trong nhiệm vụ khó khăn mà còn tỏ ra hào hiệp nhận hết trách nhiệm về mình để  tránh những hệ lụy cho người khác.
Theo Nguyễn Đắc Xuân
Một Thế Giới
  
Tiểu Sử Dòng Họ NGÔ ĐÌNH DIỆM - Số Phận Toàn Thể Con Cháu 3 Họ Gia Đình Nhà Ngô Đình Diệm

17-1-1960 :Cuộc đồng khởi của đồng bào tỉnh Bến Tre. 
Image
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, nhân dân miền Nam đã từ các hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang vùng lên khởi nghĩa, mở đầu bằng những cuộc đồng khởi.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, nhân dân miền Nam đã từ các hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang vùng lên khởi nghĩa, mở đầu bằng những cuộc đồng khởi.
Đêm 2-1-1960, tại xã Tan Trung, ban lãnh đạo tỉnh Bến Tre họp bàn về chủ trương đồng khởi. Hội nghị nhất trí: phát động một tuần lễ toàn dân đồng khởi, diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp, giải phóng nông thôn, làm chủ ruộng vườn và quyết định khởi nghĩa thống nhất từ ngày 17-1-1960 đến ngày 25-1-1960, lấy cù lao Minh, cụ thể gồm 3 huyện Minh Tân, Mỏ Cày, Thạnh Phú làm điểm đột phá mà điểm chính là Mỏ Cày. Hội nghị đề ra một số biện pháp tiến hành phải đánh tới tấp; phát triển phải phát triển hết khả năng không hạn chế; khi sóng gió nổi lên thuyền phải mạnh dạng căng buồm lướt sóng.
Kế hoạch tiến hành được giữ bí mật tuyệt đối. Đúng 8 giờ sáng ngày 17-1-1960, tại xã Định Thủy (cách huyện lỵ Mỏ Cày 3 km), các đồng chí lãnh đạo đã chớp thời cơ nổ súng. Thạnh Phú, Minh Tân, Mỏ Cày đồng khởi nhất loạt đêm 17-1-1960.
Qua một đêm đồng khởi, bộ máy kìm kẹp của địch ở một số xã bị tan rã hẳn. Sau 2 ngày địch mất bốt Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp. Ta giải phóng hoaøn toàn 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh. Trung đội giải phóng đầu tiên của Bến Tre sinh ra trong phong trào đồng khởi đã làm lễ ra mắt tại một vườn dừa xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày.
Từ thắng lợi này, chỉ trong một tuần (từ ngày 17 đến ngày 24-1-1960), 47 xã thuộc các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạch Phú, nhân dân nhất tề nổi dậy. 22 xã diệt ác, lấy đồn, giải phóng hòan toàn xã. 25 xã khác giải phóng nhiều ấp.
Trước thắng lợi của cách mạng, địch điên cuồng phản kích lại. Ngày 22-2-1960, chúng cho một đại đội từ Mỏ Cày vào Phước Hiệp. Ngày 24-2-1960, địch huy động 3.000 quân đánh vào Phước Hiệp, Bình Khánh, Định Thủy hòng tiêu diệt cách mạng, nhưng chúng thất bại. Cuộc đồng khởi của nhân dân Bến Tre kết thúc thắng lợi. Từ đây làn sóng đồng khởi như nước vỡ bờ lan ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.
Từ sau phong trào đồng khởi nổ ra tại Bến Tre tháng 1-1960, từ tháng 2-1960 trở đi, phong trào đồng khởi nổ ra trên khắp miền Tây Nam Bộ và Trung Nam Bộ.

17-1-1960 :Cuộc đồng khởi của đồng bào tỉnh Bến Tre. In
  
Lịch Sử Đồng Khởi Bến Tre 17/1/1960 Quê Hương Trong Máu Lửa

Chiến dịch Bình Giã: Nét độc đáo trong nghệ thuật “tạo thế, khơi ngòi”

QĐND Online - Chiến dịch Bình Giã là chiến dịch tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ, góp phần vào việc chuyển hóa tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường, tạo ra thế và lực mới để đánh bại Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ...

QĐND Online - Chiến dịch Bình Giã là chiến dịch tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ, góp phần vào việc chuyển hóa tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường, tạo ra thế và lực mới để đánh bại Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Thắng lợi của chiến dịch Bình Giã không chỉ đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của quân chủ lực miền Nam mà còn góp phần phát triển nghệ thuật chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đầu năm 1964, trên chiến trường miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị cùng với hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang địa phương đã làm thất bại một bước quan trọng quốc sách “ấp chiến lược” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn càng thêm sâu sắc; kế hoạch Xtalây-Taylo phá sản hoàn toàn. Với bản chất hiếu chiến và ngoan cố, từ tháng 3-1964, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch mới, Kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara, nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, hòng cứu vãn nguy cơ sụp đổ hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
Quán triệt tinh thần Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1964- 1965 trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, lấy Bình Giã làm điểm quyết chiến của chiến dịch. Chiến dịch Bình Giã diễn ra từ đêm 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965, được chia thành 2 đợt: đợt 1: từ ngày 2 đến 17 tháng 12 năm 1964; đợt 2, từ 27 tháng 12 năm 1964 đến 3 tháng 1 năm 1965.
Một lính Mỹ bò qua ruộng lúa để thoát khỏi tầm bắn của quân Giải phóng. Ảnh tư liệu.
Rạng sáng ngày 2 tháng 12 năm 1964, chiến dịch mở màn, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã sử dụng  Đại đội 445 (bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa) đánh vào “ấp chiến lược” Bình Giã thực hiện mở đầu và “khơi ngòi” chiến dịch. Khi ấp Bình Giã bị tiến công, địch điều Tiểu đoàn 38 biệt động quân đến ứng cứu và đã bị ta đánh thiệt hại nặng. Tuy nhiên, do ta sử dụng lực lượng “khơi ngòi” không phù hợp, nên không chiếm được toàn bộ “ấp chiến lược” Bình Giã; khi địch phản kích, ta không trụ lại được, chưa tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu tiến công tiêu diệt địch ngoài công sự, trận đánh khơi ngòi không đạt yêu cầu đề ra, bộ đội ta phải chuyển ra ngoài khu vực Bình Giã. Đến ngày 7 tháng 12 năm 1964, ta sử dụng Đại đội 445 được phối hợp 1 đại đội của Trung đoàn 761 tiến công ấp Bình Giã lần 2 và điều 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 761 và 762 tiến công chi khu quân sự Đất Đỏ để kéo địch đến tiếp viện. Trong trận tiến công này ta tiêu diệt được 1 đại đội quân Việt Nam cộng hòa. Sáng ngày 9 tháng 12 năm 1964, do áp lực của ta ở Bình Giã, Đức Thạnh, Đất Đỏ, địch phải tổ chức cuộc hành quân “Bình Tuy 33”, dùng Chi đoàn thiếp giáp số 3 giải tỏa dọc Đường số 2 lên đến Bình Giã, Đức Thạnh. Khi đoàn xe cơ giới địch từ Đức Thạnh trở về, lọt vào trận địa phục kích của ta, toàn trung đoàn vận động xuất kích, thực hiện chặn đầu, khóa đuôi, chia cắt đội hình địch ra làm hai. Sau khoảng 1 giờ chiến đấu, ta làm chủ trận địa, tiêu diệt gọn Chi đoàn thiết giáp số 3, gồm 14 chiếc M113, diệt trên 100 tên địch, có 9 cố vấn Mỹ, 5 sĩ quan quân đội Sài Gòn, thu nhiều vũ khí trang bị. Đây là lần đầu tiên ở chiến trường miền Đông, ta diệt gọn 1 chi đoàn thiết giáp địch, đánh bại chiến thuật “thiết xa vận” của địch và bước đầu ta đã thành công trong việc điều viện binh của địch tới để tiêu diệt.
Rút kinh nghiệm đợt 1, bước vào đợt 2, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã tập trung toàn bộ lực lượng trên khu vực Bình Giã, Đức Thạnh và Đường số 2 đánh chiếm và trụ lại “ấp chiến lược” Bình Giã, dùng hỏa lực uy hiếp mạnh chi khu quân sự Đức Thạnh, buộc địch phải tiếp viện ứng cứu. Lực lượng còn lại của Trung đoàn 761 bố trí sẵn sàng vận động tiến công tiêu diệt quân địch đến tiếp viện bằng đường bộ hoặc đường không.  Đêm ngày 27 tháng 12, ta tiến công và làm chủ “ấp chiến lược” Bình Giã; ngày 28 tháng 12, địch điều Tiểu đoàn 33 biệt động quân để cứu nguy cho “ấp chiến lược” Bình Giã. Do phán đoán đúng ý định của địch, ta đã bố trí lực lượng phòng không, hạ tại chỗ 12 máy bay lên thẳng, địch không thể đổ quân xuống đông bắc Bình Giã mà buộc phải đổ quân xuống đông nam Bình Giã, vào đúng trận địa phục kích của Trung đoàn 761. Khi Tiểu đoàn 33 biệt động quân vừa đặt chân xuống đất liền bị hỏa lực của ta bắn trùm lên đội hình, các đơn vị đồng loạt xung phong diệt gần hết tiểu đoàn này. Ngày 30-12, Trung đoàn 761 đã bắn rơi máy bay lên thẳng trinh sát có cố vấn Mỹ. Đảng ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch nhận định và xác định phương án phục kích diệt địch khi địch đưa lực lượng đến tìm xác cố vấn Mỹ. Chiều ngày 31 tháng 12, khi địch lọt vào trận địa phục kích, bộ đội nhất loạt nổ súng nhanh chóng diệt gọn Tiểu đoàn 4 lính thủy đánh bộ với gần 600 tên, kết thúc thắng lợi trận then chốt thứ 3 của chiến dịch... Sau 7 ngày chiến đấu liên tục, ta giành thắng lợi lớn. Đến ngày 3 tháng 1 năm 1965, Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh kết thúc chiến dịch tiến công Bình Giã.
Trực thăng và bộ binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh tư liệu.
Thắng lợi của chiến dịch Bình Giã đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về chiến thuật, đặc biệt là nghệ thuật “tạo thế, khơi ngòi” để điều viện binh địch. Việc chọn điểm “khơi ngòi” vào “ấp chiến lược” Bình Giã là một quyết định sáng suốt của Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch, bởi vì “ấp chiến lược” Bình Giã là một vị trí có giá trị cả về quân sự và chính trị; là một mắt xích trong hệ thống phòng thủ phía đông Sài Gòn. “Ấp chiến lược” Bình Giã được chính quyền Sài Gòn coi là ấp “kiểu mẫu”, vì ở đây tập trung phần lớn là gia đình hậu phương của các lực lượng biệt động quân và thủy quân lục chiến của quân đội Việt Nam cộng hòa cùng phần đông giáo dân bị địch lợi dụng chống phá ta. Vì vậy, khi ta đánh ấp Bình Giã, địch sẽ phản ứng ngay bằng cả đường bộ và đường không. Mặt khác, Bộ chỉ huy chiến dịch chọn “ấp chiến lược” Bình Giã phù hợp với trình độ tác chiến của bộ đội chủ lực lúc đó. Nếu như chọn chi khu Xuyên Mộc làm điểm khơi ngòi của chiến dịch thì ta hoàn toàn bất lợi, bởi vì ở đó địch xây dựng công sự vững chắc, mà trình độ đánh công kiên của bộ đội ta còn hạn chế, nên khó chiếm được chi khu để kéo địch ra tiêu diệt. Thực tiễn diễn biến của chiến dịch đúng như nhận định và kế hoạch tác chiến của Bộ chỉ huy chiến dịch. Khi “ấp chiến lược” Bình Giã bị tấn công, địch đã vội vã điều quân đến ứng cứu trong thế bị động, lúng túng. Ngược lại, lực lượng ta chủ động chặn đầu, khóa đuôi, bao vây, chia cắt, đánh cả phía trước, phía sau, bên sườn, đánh địch cả trên không, mặt đất tiến tới tiêu diệt gọn từng bộ phận. Ngoài việc tập trung lực lượng tiến công trên hướng chủ yếu thì Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch đã phát động nhân dân nổi dậy, giành quyền làm chủ, giải phóng đất đai.
Chiến dịch Bình Giã tuy nhỏ, với quy mô liên trung đoàn, nhưng có ý nghĩa lớn về chiến lược và nghệ thuật chiến dịch, có nghệ thuật đặc trưng, đó là nghệ thuật “tạo thế, khơi ngòi”, một cách đánh độc đáo và sáng tạo của quân chủ lực miền Nam. Thắng lợi của chiến dịch đã để lại những kinh nghiệm vô cùng quý báu cho chiến dịch sau này trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Thạc sĩ VŨ BÌNH TUYỂN (Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam)
Trận Bình Giã là trận đánh chính nằm trong Chiến dịch Bình Giã xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964 tại địa bàn làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy, cách Sài Gòn 67 km, giữa Quân giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa với cố vấn Mỹ chỉ huy. Lúc xảy ra trận đánh, Bình Giã có độ khoảng 6.000 dân, phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa di cư từ miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Đây là trận đánh quan trọng trong chiến dịch Bình Giã do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
Tiểu đoàn 30 và Tiểu đoàn 31 Biệt động quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (Chỉ huy trưởng Đại úy Franklin P. Eller (cố vấn cao cấp)
Quân giải phóng miền Nam
Trung đoàn 271; Trung đoàn 272
Chỉ huy Dương Văn Nhứt; Trần Đình Xu
Diễn tiến chiến sự
Ngày 28 tháng 12 năm 1964: Một tiểu đoàn của QGPMN tấn công và chiếm làng Bình Giã do 2 trung đội Địa Phương Quân của QLVNCH trấn giữ. Tiểu đoàn 30 Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được trực thăng vận đến tái chiếm làng Bình Giã bị phục kích và thiệt hại nặng, phần còn lại rút và cố thủ trong nhà thờ làng.
Hôm sau, ngày 29 tháng 12, Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân được trực thăng vận xuống phía nam làng và tổ chức đánh trả. Trận chiến kéo dài cả ngày nhưng lực lượng Biệt Động Quân không tái chiếm được làng Bình Giã.
Ngày 30: Vào buổi sáng, tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được gởi đến tăng cường thế nhưng QGPMN đã rút lui ra khỏi làng.
Ngày 31: Tiểu đoàn 4 TQLC nhận lệnh đi tìm chiếc trực thăng và phi hành đoàn bị bắn rơi trước đó trong đồn điền cao su cách Bình Giã 4 km. Đại đội 2 TĐ4TQLC lọt vào ổ phục kích của QGPMN, phần còn lại của TĐ4TQLC đến cứu viện cũng bị thiệt hại nặng và phải lui về Bình Giã.
Ngày 1 tháng 1 năm 1965: hai tiểu đoàn Nhảy Dù của Binh chủng Nhảy dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, TĐ1 và TĐ3 được trực thăng vận đến phía đông làng để tăng viện nhưng lực lượng QGPMN đã rút lui.
Thiệt hại và thương vong
Phía Việt Nam Cộng hòa tổng cộng có 201 quân nhân thiệt mạng (trong đó có 5 cố vấn Mỹ), 192 người bị thương (trong đó có 8 người Mỹ), và 68 người mất tích (trong đó có 3 người Mỹ)[2]. Thiệt hại của TĐ4TQLC bao gồm 112 tử trận, 71 bị thương, 29/35 sỹ quan của TĐ đã tử trận kể cả Tiểu đoàn trưởng[3]. Các cố vấn Donald G. Cook (cố vấn TĐ4TQLC), Harold G. Bennett và Charles E. Crafts (cố vấn TĐ33BĐQ) bị bắt làm tù binh [4].
Tháng 6 năm 1965 cả đài Hà Nội lẫn Thông tấn xã Việt Nam đã loan tin rằng ngày 24 tháng 6 năm 1965 Bennet đã bị bắn chết để trả đũa việc chính quyền VNCH xử tử hình công khai ông Trần Văn Đang [5] bị bắt ngày 3 tháng 5 năm 1965 khi mang chất nổ dự định tấn công cư xá sỹ quan Hoa Kỳ trên đường Võ Tánh, Sài Gòn [6]. Bennet là người tù binh chiến tranh đầu tiên bị xử bắn trong Chiến tranh Việt Nam [7][8][9] .
Trong cuộc họp báo ngày 4 tháng 1 năm 1965 MTGPMNVN tuyên bố rằng đã tiêu diệt 2.000 quân nhân, 28 cố vấn Mỹ, tiêu diệt 37 xe quân sự và bắn rơi 24 máy bay. Con số này dĩ nhiên là quá lớn nếu so với số lượng binh lính của lực lượng Việt Nam cộng hòa được tung ra tham chiến.

Miền nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

Bình chọn:

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam.

1.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đinh Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).
“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí,trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.
Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng,. Thực hiện kế hoạch, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dập dân “ấp chiến lược”, trang bị phương tiện chiến tranh hiện địa, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”,”thiết xa vận”. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.
“Ấp chiến lược” (sau đó gọi là “ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”. Chúng coi việc “ấp chiến lược” như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. Chúng dựu định dồn 10 triệu nông dân vào 16 000 ấp trong tổng số 17 000 ấp toàn miền Nam.
Được Mĩ hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1-1961, Trung ương Cục miền Nam ra đời; tháng 2-1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.
Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sựu, binh vận).
Trong những năm 1961-1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của chúng.
Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược: diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch; có hàn chục triệu người tham gia phá “ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Với quyết tâm “Một tấc không đi, một li không rời”, nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch.
Mĩ và chính quyền Sài Gòn dù tập trung sức dồn dân, lập “ấp chiến lược” nhưng cũng chỉ thực hiện được một phần kế hoạch (non nửa số 16 000 ấp).
Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân ở miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát.
Trên mặt trận quân sự, quân dân ta giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận chiến Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963, đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2 000 binh lính quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy được pháo binh, máy bay, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đau Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị, cả những đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại đàn áp của chính quyền chính Diệm.
Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị cùng với phong trào phá “ấp chiến lược ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Ngày 1-11-1963, Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính giết Diệm-Nhu, đưa tay sai mới lên cầm quyền, với hi vọng ổn định tình hình để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Cuộc đảo chính này đã làm cho chính quyền Sài Gòn  lâm vào khủng hoảng triền miên. Chỉ trong vòng 18 tháng sau đó, liên tục diễn ra hơn 10 cuộc đảo chính.
Sau khi lên làm Tổng thống (thay Kennơđi bị ám sát ngày 22-11-1963), Giônxơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa “Chiến tranh đặc biệt”. Kế hoạch Giônxơn-Mác Namara thay thế kê hoạch Xtalây-Taylo, nhằm tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn, bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964-1965).
Mặc dù vậy, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Cuối năm 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3 300 ấp (khoảng 1/5 số ấp dự kiến); tới tháng 6-1965, giảm xuống mức thấp nhất, chỉ còn kiểm soát 2 200 ấp. “ấp chiến lược”- xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, trở thành hậu phương trực tiếp của cách mạng. Tại vùng giải phóng, chính quyền cách mạng các cấp đã được thành lập, ruộng đất của Việt gian bị tịch thu chia cho dân cày nghèo.
Sau chiến thắng Ấp Bắc, Quân giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên đánh những trận có quy mô lớn.
Trong đông –xuân 1964-1965, quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giá (Bà Rịa ngày 2-12-1964). Trong trận này, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 1700 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Tiếp đó, quân ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) v.v…gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH