Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

KÝ ỨC CHÓI LỌI 107 /1 (Rồng thiêng bất diệt)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
 Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - Tập 1
  
Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - Tập 2

Nước cờ hiểm của Mỹ trước chiến tranh phá hoại miền Bắc

Những tháng cuối năm 1963, vấn đề Việt Nam ngày càng trở nên nóng bỏng đối với giới cầm quyền Mỹ.
Nhằm cứu vãn sự thất bại không thể tránh khỏi của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ quyết định đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam bằng một chiến lược mới và mở cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, nơi mà chúng cho là “gốc rễ” của cách mạng, là hậu thuẫn của cách mạng miền Nam, nhằm triệt tiêu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và ngăn chặn sự giúp đỡ của các nước cho cách mạng Việt Nam.
Những nước cờ hiểm
Tháng 2/1964, Tổng thống Mỹ Giôn xơn đã thông qua “Chương trình thử nghiệm 4 tháng” nhằm phô trương sức mạnh và tìm cớ để gây chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Chương trình này gồm 3 nội dung chủ yếu.
Nuoc co hiem cua My truoc chien tranh pha hoai mien Bac hinh anh 1
Tàu khu trục Maddox của Mỹ.
Một là, “Kế hoạch hành quân 34A” – kế hoạch do thám bằng máy bay chiến lược U2, bắt cóc công dân Bắc Việt Nam để khai thác tin tình báo, sử dụng các đội nhảy dù phá hoại và các cuộc tiến công của biệt kích từ hướng biển “nhằm tàn phá, gây tổn thất nặng nề về kinh tế và phá rối Hà Nội” và được tăng lên trong suốt năm 1964.
Hai là, mở các cuộc tiến công của không quân Lào do CIA tổ chức nhằm chuẩn bị cho mở rộng hơn nữa kế hoạch ném bom miền Bắc Việt Nam.
Ba là, Kế hoạch Đề- sô- tô, tổ chức các cuộc tuần tra bằng tàu khu trục Mỹ ở khu vực vịnh Bắc Bộ nhằm thu thập tin tức tình báo phục vụ cho các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch 34A, hỗ trợ các cuộc tiến công của Hải quân Nam Việt Nam và bờ biển miền Bắc.
Ngày 17/4/1964, Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã đưa ra kế hoạch đánh phá các tuyến vận chuyển chiến lược của ta chạy dọc biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia nhằm ngăn chặn sự chi viện từ Bắc vào Nam. Tổng thống Mỹ Giôn xơn đã yêu cầu Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ soạn thảo kế hoạch hành động từng bước, kết hợp cả hoạt động chính trị và quân sự chống lại miền Bắc Việt Nam; soạn dự thảo nghị quyết nhằm tìm kiếm sự phê chuẩn của Quốc hội cho việc mở rộng các hoạt động quân sự ở Đông Dương.
Theo chỉ thị của Giôn xơn, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ thông qua kế hoạch dùng không quân, hải quân đánh phá 94 mục tiêu trên miền Bắc nước ta. Trong đó, giai đoạn 1 tấn công liên tục trên các tuyến giao thông, các khu vực quân sự phía Nam vĩ tuyến 20; giai đoạn 2 cô lập Bắc Việt Nam bằng cách phá hủy các tuyến đường sắt liên hệ với Trung Quốc; giai đoạn 3 cô lập Bắc Việt Nam bằng cách phá hủy các cơ sở kho cảng, bến bãi, các khu lưu trữ và cung cấp đạn dược; giai đoạn 4 phá hủy tất cả các mục tiêu còn lại trong danh sách, bao gồm các khu công nghiệp, khu khai thác.
Tàu khu trục Maddox vào cuộc
Đến tháng 5/1964, kế hoạch xúc tiến chiến tranh phá hoại miền Bắc đã được đế quốc Mỹ hoàn tất. Hệ thống căn cứ không quân, hải quân bố trí gần miền Bắc nước ta đều đã được bảo đảm sẵn sàng nhận lệnh. Để thực hiện kế hoạch đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân với một “kịch bản” đã được chuẩn bị từ trước, đế quốc Mỹ xác định phải có một chiến dịch khiêu khích Bắc Việt Nam để tạo cớ.
Ngay từ ngày 2/3/1964, Mỹ cho tàu khu trục tuần tiễu ven biển miền Bắc Việt Nam, vừa trinh sát vừa thăm dò ta và làm hậu thuẫn cho hải quân ngụy đánh phá các đảo và vùng dân cư ven biển các tỉnh khu 4; cho máy bay do thám vùng trời, cho tàu thả biệt kích, hàng tâm lý chiến ở các cửa sông, ven biển và truyền đơn kích động gây chiến tranh tâm lý; cho tàu khu trục, tuần dương vào sát bờ do thám và quấy rối, phá hoại, bắt cóc ngư dân… gây hoang mang trong nhân dân.
Bước sang tháng 7, các hoạt động khiêu khích của Mỹ càng gia tăng hơn. Chúng vừa đẩy mạnh các hoạt động trên biển, trên trời và phá hoại trên đất liền, vừa rêu rao sẽ oanh tạc miền Bắc Việt Nam để thu hút sự chú ý của dư luận. Đêm 30/7/1964, Mỹ cho tàu biệt kích ngụy bắn pháo bừa bãi lên đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), Hòn Ngư (Nghệ An). Ngày 1 và 2/8, các máy bay T28 của phái hữu Lào được Mỹ huy động bắn phá Đồn biên phòng Nậm Cắn và làng Noọng Dẻ ở phía tây tỉnh Nghệ An.
Ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, tàu khu trục Maddox của Mỹ tiến về phía Bắc, xâm phạm hải phận của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và gây ra một số vụ khiêu khích đối với thuyền đánh cá của ngư dân miền Bắc. Đặc biệt, đêm 31/7, rạng sáng ngày 1/8/1964, tàu khu trục Maddox đã tiến vào vùng biển Quảng Bình để thu thập tin tức tình báo và khiêu khích lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Có lúc chúng vào cách phía đông Đèo Ngang khoảng 8 hải lý, vi phạm lãnh hải của ta. Đài quan sát của Hải quân ta ở Đèo Ngang nhìn rõ số hiệu 731 của tàu Maddox.
Trước tình hình này, từ tháng 7/1964, toàn Quân chủng Hải quân đã chuyển sang trạng thái thời chiến…
Theo Hồng Thúy / Pháp Luật Việt Nam

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và sự dối trá của Mỹ trong CTVN

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa bao giờ tồn tại, và nó chỉ là cái tên hoa mỹ mà người Mỹ dựng lên để có cớ ném bom miền Bắc Việt Nam.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là cú chạm mặt lịch sử trong Chiến tranh Việt Nam, khi lần đầu tiên Hải quân Việt Nam đối đầu trực diện với Hải quân Mỹ trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Thực chất, đây chỉ là một sự kiện do Hải quân Mỹ dựng lên nhằm "danh chính ngôn thuận" mang không quân phá hoại miền Bắc. Nguồn ảnh: History.
Xảy ra vào các ngày 2/8 và 4/8/1964, hai khu trục hạm của Hải quân Mỹ là USS Maddox và USS Turner Joy đã đi vào vùng biển vịnh Bắc Bộ của Việt Nam và đụng độ với lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam mà cụ thể là biên đội tàu phóng lôi P-4. Ảnh: Khu trục hạm USS Maddox của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Bắt đầu diễn ra từ ngày 1/8/1964 khi khu trục hạm Maddox mang số hiệu 731 tiến qua khu vực Đèo Nga, Hòn Ngư và chính thức tiến vào vùng biển Việt Nam, lực lượng Hải quân Việt Nam gồm các đội tàu phóng lôi đã trực tiếp tiến ra nghênh chiến khi USS Maddox tiến đến vùng biển Thanh Hóa. Nguồn ảnh: History.
Một trận hải chiến thực sự đã xảy ra khi chiếc USS Maddox khai hỏa tới 280 viên đạn pháo các loại về phía các tàu phóng lôi của phía ta. Ảnh: Ba tàu phóng lôi của ta được chụp hình lại từ tàu USS Maddox làm "bằng chứng" về việc Hải quân Việt Nam tấn công khu trục hạm Mỹ "bên trong lãnh hải Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Đường di chuyển của khu trục hạm USS Maddox trong cuộc hành quân "ngụy tạo hiện trường giả". Dựa trên tấm bản đồ này, có thể thấy rõ ràng rằng Hải quân Mỹ đã trắng trợn đi vào vùng biển Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong ngày 2/8/1964, khu trục hạm Maddox của Mỹ đã di chuyển tới cách bờ biển Thanh Hóa chỉ 6 hải lý, nghĩa là hơn 10 km, đây là khoảng cách bờ gần nhất mà chiếc Maddox "dám" vào để dựng lên màn kịch của mình. Ảnh: Một tàu phóng lôi của ta di chuyển cạnh chiến hạm Maddox, ngay phía sau tàu phóng lôi là một vệt nước, có vẻ như là một viên đạn hải pháo bắn trượt từ USS Maddox. Nguồn ảnh: Wiki.
Một tàu phóng lôi P-4. Trong ngày hôm đó, USS Maddox đã phải nhận một vài thiệt hại khá đáng kể khi bị các tàu phóng lôi P-4 tấn công bằng súng 12,7 ly. Tuy nhiên, phía ta không phóng ra bất cứ một quả ngư lôi nào. Nguồn ảnh: Wiki.
Trắng trơn hơn, sau vụ trạm chán ngày 2/8/1964, phía Mỹ còn dựng hẳn lên một màn kịch bịa đặt hoàn toàn rằng vào ngày 4/8/1964, các tàu USS Maddox và USS Turner Joy của Hải quân Mỹ đã bị phía Hải quân Việt Nam tiếp tục tấn công. Nguồn ảnh: Wiki.
Sự thật là không hề có bất cứ cuộc chạm trán nào giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Mỹ vào ngày 4/8/1964 cả, tất cả chỉ là màn kịch mà Mỹ dựng lên từ "A đến Z" để tăng thêm sức thuyết phục khi yêu cầu Quốc hội Mỹ cho phép Không quân nước này ném bom Việt Nam. Ảnh: Khu trục hạm USS Turner Joy của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Bằng chứng là vào năm 2001, khi các tài liệu tối mật trong chiến tranh Việt Nam được giải mật, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã thừa nhận rằng sự kiện vịnh Bắc Bộ lần thứ hai chưa hề xảy ra. Nguồn ảnh: Joy.
Thêm vào đó, việc giải mật các tài liệu này còn cho thấy, Tổng thống Nixon và Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã để cho Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) cố tình dịch sai các bản dịch các tài liệu tình báo từ tiếng Việt ra tiếng Anh. Hơn nữa, báo cáo không đề cập tới cuộc giao chiến ngày 2/8 (Mỹ xâm phạm hải phận Việt Nam) mà chỉ đề cập tới cuộc giao chiến "trong mơ" của tàu chiến Mỹ trong ngày 4/8/1964. Nguồn ảnh: Site.
Hậu quả là ngay trong ngày 5/8/1965, Mỹ đã tiến hành
chiến dịch Mũi Tên Xuyênnhằm ném bom một số cửa biển quan trọng của Việt Nam nhằm mục đích "trả đũa" cho sự kiện vịnh Bắc Bộ. Đây cũng chính là chiến dịch mở đầu cho những cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trong suốt 9 năm sau đó. Nguồn ảnh: ZC.
Cũng "nhân" sự kiện bịa đặt này, phía Mỹ còn đưa ra một bản nghị quyết mang tên "Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ". Theo đó, Tổng thống Mỹ Johnson lúc bấy giờ sẽ được sử dụng "mọi biện pháp cần thiết" để đẩy lùi "bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào chống lại nước Mỹ". Nguồn ảnh: PA.
Đây cũng chính là cái cớ để Mỹ liên tục leo thang chiến tranh tại Việt Nam cho tới tận năm 1971, khi mà người Mỹ đã đặt một chân ra khỏi Việt Nam, nghị quyết này mới bị chính quyền Tổng thống Nixon xóa bỏ. Nguồn ảnh: ABC.
Tuấn Anh

02/03/1965: Trận đột kích đầu tiên của Chiến dịch Sấm Rền

Print Friendly, PDF & Email
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1965, Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder) đã được bắt đầu bằng trận không kích của hơn 100 máy bay phản lực thuộc Không quân Mỹ vào một kho đạn tại Xóm Bằng, nằm 10 dặm sâu trong lãnh thổ Bắc Việt Nam. Đồng thời, 60 máy bay cánh quạt của Không quân miền Nam cũng ném bom căn cứ hải quân Quảng Khê, 65 dặm về phía bắc vĩ tuyến 17.
Sáu máy bay của Mỹ đã bị bắn rơi, nhưng chỉ có một phi công bị bắt giữ. Đại úy Hayden J. Lockhart, phi công lái chiếc F-100, đã bị bắn hạ và trở thành phi công đầu tiên thuộc Không quân Mỹ bị bắt làm tù binh của Bắc Việt. Lockhart đã được thả vào năm 1973 theo điều khoản trao trả tù binh chiến tranh của Hiệp định Paris.
Đợt không kích là kết quả từ quyết định của Tổng thống Lyndon B. Johnson hồi tháng 2 – quyết định đánh bom liên tục miền Bắc Việt Nam mà ông và các cố vấn đã suy xét trong hơn một năm. Mục tiêu của chiến dịch Sấm Rền là chặn các tuyến đường vận tải ở miền Bắc cũng như chặn các đường chuyển quân và viện trợ vào miền Nam. Tháng 07/1966, chiến dịch Sấm Rền đã được mở rộng mục tiêu sang cả các kho đạn và các cơ sở trữ dầu của miền Bắc. Mùa xuân năm 1967, chiến dịch tiếp tục mở rộng sang các nhà máy điện, công xưởng, cảng hàng không trong khu vực Hà Nội-Hải Phòng.
Nhà Trắng đã kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của chiến dịch Sấm Rền. Tổng thống Johnson đôi khi còn tự mình lựa chọn các mục tiêu. Trong giai đoạn 1965 – 1968, đã có khoảng 643.000 tấn bom được thả xuống miền Bắc Việt Nam. Tổng cộng gần 900 máy bay của Mỹ bị bắn hạ trong chiến dịch Sấm Rền. Chiến dịch vẫn tiếp tục được duy trì, dù có vài lần bị đình chỉ, cho đến khi Tổng thống Johnson quyết định ngừng nó vào ngày 31/10/1968 vì áp lực chính trị trong nước.

Đế quốc Mỹ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.

Thứ Năm, 11/12/2014, 03:07:15
NDĐT - Nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền bắc, hạn chế những tổn thất và cứu nguy cho cuộc chiến tranh ở miền nam, sau khi dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ mở cuộc tiến công “mũi tên xuyên”, dùng 64 chiếc máy bay đánh phá ồ ạt các khu vực: sông Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội (thành phố Vinh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Quảng Ninh). Các đơn vị Hải quân, phòng không, dân quân tự vệ và các địa phương đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi tám máy bay, bắt sống một phi công Mỹ. Điển hình là ngày 5-8, Bộ Tư lệnh hải quân đã cử Phân đội 3, Tiểu đoàn 135 phục kích, đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đồng thời bắn rơi một máy bay, bắn bị thương một chiếc khác. Ngày 5-8 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam
Đế quốc Mỹ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
Khẩu đội pháo cao xạ bảo vệ vùng trời miền Bắc. (Ảnh tư liệu).
Ngày 7-2-1965, đế quốc Mỹ dùng không quân mở chiến dịch “Mũi lao lửa” và từ ngày 2-3-1965, Mỹ ném bom liên tục, ác liệt hơn gọi là “sấm rền” đánh phá liên tục miền bắc, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền bắc.
Số máy bay Mỹ sử dụng vào cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc năm 1965 trung bình mỗi ngày có 100 đến 160 lần cất cánh, ngày cao điểm là 250 lần cất cánh. Số bom Mỹ ném xuống chiến trường Việt Nam trong năm 1965 lên tới 310.000 tấn. Hạm đội 7 của Mỹ khống chế khu vực cửa biển miền bắc, dùng pháo bắn phá vào đất liền. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh xuất hiện kiểu chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân với quy mô lớn và ác liệt.
Đáp lời kêu gọi thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các lực lượng vũ trang và nhân dân miền bắc đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vừa chiến đấu vừa sản xuất đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965, trên tuyến lửa Quân khu 4 bộ đội ta đã bắn rơi hơn 300 máy bay giặc Mỹ. Trong các ngày 26 và 30 tháng tháng 3 tại Rú Nài (Hà Tĩnh) bộ đội pháo cao xạ đã nhử địch vào trận địa, bắn rơi 12 chiếc máy bay, mở đầu cách đánh phục kích của bộ đội phòng không.
Quân dân xã Diễn Trường, Diễn Châu, Nghệ An dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ mở đầu phong trào thi đua dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực Mỹ.
Trong trận chiến đấu ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 bảo vệ cầu Hàm Rồng, bộ đội ta đã bắn rơi hàng chục máy bay, bắt sống một số giặc lái. Những chiến công của bộ đội phòng không không quân đã làm nức lòng đồng bào chiến sĩ cả nước. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc xuất hiện mặt trận trên không. Ngày 3 tháng 4 đã trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Không quân nhân dân Việt Nam.
Ngày 24 tháng 7 năm 1965, tại trận địa Suối Hai, Tiểu đoàn tên lửa 62 và 64 của ta phóng những quả đạn đầu tiên bắn rơi máy bay F4C và bắt sống một giặc lái. Đây là chiến máy bay thứ 400 bị bắn rơi trên chiến trường miền bắc. Ngày 24 tháng 7 trở thành ngày truyền thống của bộ đội tên lửa anh hùng.
Đến cuối năm 1965 quân và dân miền bắc đã bắn rơi 834 chiếc máy bay giặc Mỹ, tiếp đó bắn rơi 773 chiếc năm 1966. Năm 1967 bắn rơi 1.067 chiếc và 571 chiếc năm 1968, bắt sống hàng trăm phi công Mỹ, 143 lần bắn chìm và bắn cháy tàu chiến Mỹ-ngụy. Trước sự thất bại nặng nề ở miền bắc và cả miền nam, ngày 1-11-1968, Giôn-xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền bắc, sau đó chấp nhận tham gia hội nghị bốn bên tại Pa-ri.
Tài liệu tham khảo: Lịch sử Quân đội nhân dân, tập II, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân-1999

Bài tiếp theo: “Chiến thắng Vạn Tường – Bước đầu đánh thắng quân Mỹ về quân sự trong “chiến tranh cục bộ ””.
THU HUYỀN

Lưới lửa Việt Nam "vít cổ" không quân siêu cường (chùm ảnh)

© Ảnh: viettimes
Trang Warpot dưới tiêu đề Ảnh trong ngày, đăng tải nhiều bức ảnh lịch sử về cuộc chiến tranh Việt Nam. Một số các bức ảnh đặc biệt ấn tượng về cuộc chiến đường không ghi lại hình ảnh những người dân, trang bị vũ khí từ Đại chiến thế giới thứ II đánh trả các siêu chiến đấu cơ Mỹ.
Ngày 02.03.1965, quân đội Mỹ bắt đầu chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder) tại miền Bắc Việt Nam, chiến dịch ném bom kéo dài nhất kể từ sau đại chiến thế giới thứ II nhằm buộc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải tử bỏ cung cấp hậu cần kỹ thuật, vũ khí và binh lực cho chiến trường miền Nam Việt Nam.
Theo tính toán của các bộ não điện tử Lầu Năm Góc, những cuộc không kích dồn dập của không Mỹ có thể buộc Hà Nội phải quỳ gối. Trong Đại chiến thế giới lần thứ II, những máy bay ném bom chiến lược là một yếu tố nặng ký trong cuộc chiến chống lại Đức và Nhật Bản. Cũng theo tính toán của tình báo mỹ, lực lượng phòng không miền Bắc Việt Nam chắc chắn còn xa mới có thể so sánh được với lực lượng phòng không của phe Trục phát xít.
Nhưng tình huống chiến trường trên bầu trời miền Bắc đã chứng tỏ, người Mỹ sai lầm nghiêm trọng khi đánh giá sức mạnh của một nước nông nghiệp chậm phát triển. Chiến dịch Sấm rền kéo dài 3 năm rưỡi và kết thúc bằng thất bại thảm hại.
Có rất nhiều nguyên nhân. Việt Nam nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô. Sự giúp đỡ to lớn này cho phép các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam tổ chức thế trận phòng không nhân dân rộng khắp trên cả nước. Một trong những thành công lớn nhất là lực lượng tình báo nhân dân trong lòng địch. Theo một số nhận xét, các lực lượng phòng không nhân dân Việt Nam biết trước từ khoảng 80 — 90% các cuộc không kích của không quân Mỹ trong khuôn khổ chiến dịch Sấm Rền trước khi máy bay Mỹ xuất kích ít nhất là nửa giờ. Đây là một điều khó hiểu vì phân nửa các cuộc không kích xuất phát từ các tàu sân bay, hoạt động chủ yếu trên Vịnh Bắc Bộ
Một trong những nguyên nhân khác khiến không quân Mỹ thất bại, đó là chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra khái niệm phòng không nhân dân chống lại sức mạnh quân sự khủng khiếp của kẻ thù xâm lược. Dựa trên khái niệm tư tưởng phòng không nhân dân, mỗi người dân là một người chiến sĩ, mỗi ngôi nhà, góc phố đều là chiến hào, trận địa chống đế quốc Mỹ.
Từ góc nhìn ban đầu, khái niệm này có vẻ vô lý, bằng cách nào những người dân, được trang bị các loại vũ khí từ súng trường đến súng, pháo phòng không các cỡ nòng có thể chống lại các loại máy bay ném bom hiện đại tốc độ siêu âm của không lực Mỹ. Nhưng hàng loạt các biện pháp đồng bộ, thống nhất cùng tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt về quyết tâm đánh thắng kẻ thù cũng như sự đoàn kết quân dân đã cho những kết quả hết sức khả quan.
Nhằm giảm thiểu thương vong của người dân, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập kế hoạch động viên những cụm dân cư đông đúc từ các thành phố lớn và thị trấn như Hà Nội, Hải Phòng sơ tán ra các vùng nông thôn ngoại ô thành phố. Các khu công nghiệp, nhà máy và xưởng sản xuất từ các khu vực đông dân cư đồng bằng sông Hồng được phấn tán vào những ngôi làng. Những cây cầu bị đánh phá nhanh chóng được thay thế bằng cầu phao, cầu tạm, phà và ngầm. Hàng trăm nghìn công nhân, dân thường tự nguyện tham gia khắc phục hậu quả của các vụ không kích tàn bạo, cung cấp cơ sở vật chất và tham gia mở đường, vận chuyển hàng hóa, cơ sở vật chất quân sự phục vụ cho chiến trường.
Các trận địa phòng không nhân dân triển khai ở khắp mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị, hình thành một thế trận phòng không nhân dân tầm thấp dăng kín bầu trời, khiến các phi công dày dạn kinh nghiệm, có hàng nghìn giờ bay trên các các chiến đấu cơ hiện đại của không quân Mỹ có cảm giác như bay vào hỏa ngục.
Trong hơn 4.000 chiếc máy bay bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc trong suốt cuộc chiến tranh, hơn một nửa là của lực lượng pháo, súng phòng không các cỡ nòng, một phần lớn trong số đó là chiến công của lực lượng Phòng không nhân dân.
Phi công Mỹ Roger Dean Ingvalson, bị dân quân Việt Nam bắt 28 tháng 5 năm 1968
Phi công Mỹ Roger Dean Ingvalson, bị dân quân Việt Nam bắt 28 tháng 5 năm 1968
Máy bay Mỹ rơi, phi công nhảy dù ở Vĩnh Phúc năm 1967
Máy bay Mỹ rơi, phi công nhảy dù ở Vĩnh Phúc năm 1967
Lão dân quân Trần Văn Ong, tham gia bắn rơi một chiếc F4H không quân hải quân Mỹ
Lão dân quân Trần Văn Ong, tham gia bắn rơi một chiếc F4H không quân hải quân Mỹ
Một đài quan sát phòng không
Một đài quan sát phòng không
Một đài quan sát phòng không
Một đài quan sát phòng không
Vũ khí có từ đầu đại chiến thế giới thứ II
Vũ khí có từ đầu đại chiến thế giới thứ II
Hỏa lực pháo phòng không
Hỏa lực pháo phòng không
Lực lượng pháo phòng không quân đội nhân dân Việt Nam
Lực lượng pháo phòng không quân đội nhân dân Việt Nam
Lực lượng pháo phòng không quân đội nhân dân Việt Nam
Lực lượng pháo phòng không quân đội nhân dân Việt Nam
Nguồn:Viettimes
  
Chiến Dịch SẤM RỀN – Thần Sấm Của VNCH Đã Được Không Quân Nhân Dân VN Dạy Cho Bài Học Như Thế Nào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét