CÂU CHUYỆN TÂM LINH 168
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bảy người lần lượt chết trong căn nhà 'ma ám' ở Bắc Giang .Phần 1
Đêm Trong Căn Nhà Bị Ám ở Bắc Giang .Phần 2
Ngôi nhà 'ma ám' khiến hai đại gia đình chết thảm ở Bắc Giang
Sau khi 3 người nhà ông Khanh lần lượt qua đời, gia đình mới chuyển đến cũng gặp tai họa.
Một ngôi nhà ở thôn Xuân Biều (xã Xuân
Cẩm, Hiệp Hòa, Bắc Giang) trở nên nổi tiếng trong huyện bởi những chuyện
rợn người. Sở dĩ, người ta sợ hãi ngôi nhà đó, là bởi hai gia đình đã
sinh sống ở ngôi nhà này gặp vận rủi khiến nhiều người mất mạng.
Ngôi
nhà tan hoang, nằm trên doi đất rìa làng. Cạnh doi đất ấy là cái ao rất
lớn, nhưng bèo chen chúc kín mít. Giữa ao, có một mô đất, với ngôi nhà
hoang, xung quanh không một bóng người. Khu nhà hoang không có cổng,
giếng nước chơ vơ trước nhà, nước nhiều ăm ắp, nhưng cỏ mọc trùm kín
thành giếng. Cảnh tượng bên trong hoang tàn, u ám. Gian nhà chính chỉ có
chiếc bàn thờ lạnh lẽo, không có khói hương.
Ngay
phía sau ngôi nhà hoang tàn đổ nát, là ngôi nhà của vợ chồng bà Nguyễn
Thị Gái và ông Tạ Văn Hìu. Bà Gái kể, năm 1976, vợ chồng ông Tạ Văn
Khanh tìm đến san đất, lập vườn ngay cạnh nhà bà.
Theo
bà Gái, tại đây, khá nhiều bộ đội đã hy sinh, chôn cất ở quanh khu vực.
Gò đất nơi gia đình ông Khanh đến ở cũng có nhiều mồ mả hoang, mà người
xưa chôn vùi qua loa, chứ không xây mộ kiên cố như bây giờ. Những người
chết đuối trôi nổi ở sông Cầu, mắc vào đoạn sông này, người dân trong
làng cũng vớt lên, chôn vùi quanh đó. Chính vì thế, mảnh đất này khá u
ám, ít người dám qua lại.
Ngôi nhà gạch hoang tàn sau khi hai đại gia đình gặp nạn.
Vợ
chồng ông Khanh có với nhau được 5 người con, gồm 4 gái và một trai.
Cuộc sống yên bình trôi qua, những người con khôn lớn, được học hành đầy
đủ. Thế rồi, một ngày, ông Khanh bỗng đổ bệnh, nằm liệt trong nhà. Gia
đình đã đưa ông đi khắp các bệnh viện nhưng không tìm ra bệnh gì, cơ thể
ông cứ héo dần, xơ xác rồi ông qua đời không rõ nguyên do ở tuổi 60
tuổi.
Sau khi ông Khanh qua đời, bà Phụng đã gửi
mấy người con gái ở nhà người thân, còn bà cùng người con trai vào miền
Nam với suy nghĩ đi càng xa càng tốt mới tránh được vận hạn. Bà Phụng
đã bán mảnh đất, ngôi nhà cùng toàn bộ gia sản với giá rẻ mạt, chỉ đủ
tiền vé xe và sinh sống một thời gian trong Nam. Tuy nhiên, vào Tây Ninh
lập nghiệp chưa được bao lâu, bà Phụng cũng qua đời.
Sau
cái chết của bà Phụng không lâu, người con trai duy nhất của gia đình
này, cũng đã qua đời vì tai nạn giao thông do tự đâm vào cột mốc trên
đường. Cái chết của anh chỉ sau cái chết của mẹ có vài tháng. Từ khi bố,
mẹ, anh trai chết, 4 người con gái càng sợ hãi, không dám quay về mảnh
đất, ngôi nhà cũ.
Chuyện hãi hùng xảy đến với
đại gia đình ông Tạ Văn Khanh đã khép lại nhưng bi kịch tiếp tục mở ra
với đại gia đình ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Đức, người mua
ngôi nhà của ông Khanh.
Vợ chồng ông Minh có
nghề đóng gạch, làm ngói lâu đời, nên rất khá giả. Ông Minh là cũng là
cao thủ đốt lò, chưa từng hỏng lò gạch, mẻ ngói nào. Thế nhưng, điều kỳ
lạ là từ khi nhào đất, đóng gạch, đúc ngói và đốt lò ở mảnh đất này liên
tục thất bại, thua lỗ liên miên. Từ một gia đình khá giả ở làng, kinh
tế gia đình ông Minh mỗi ngày thêm sa sút, khó khăn chồng chất.
Bà
Gái, hàng xóm nhà ông Minh kể: “Chiều hôm đó, tôi thấy bà Đức lúi húi
cắt cỏ ở bờ ao. Bà ấy kể rằng, đợt này khó ngủ, đầu óc cứ lúc nhớ lúc
quên, đêm thì toàn gặp ác mộng. Mấy hôm trước, thi thoảng tôi thấy bà ấy
thơ thẩn ngoài bờ ao, cứ ngơ ngơ như người mất hồn". Đến gần trưa hôm
sau, thấy bên nhà ông Minh ồn ào, có người khóc lóc, bà Gái mới biết bà
Đức đã qua đời, xác được tìm thấy dưới ao.
Sau
cái chết của bà Đức, lần lượt đàn ông trong gia đình đều qua đời. Hiện
giờ, nhà chỉ còn mỗi chị Tạ Thị Huệ (sinh năm 1991), vợ anh Nguyễn Văn
Tuấn, con trai bà Đức còn sống ở làng. Mảnh đất rộng mênh mông, nhà
chính, nhà ngang bỏ hoang hoàn toàn. Bên trong nhà, đồ đạc phủ bụi, bàn
thờ cũng phủ một lớp bụi trắng. Di ảnh xếp trên bàn thờ cũng mờ nhòe bởi
mạng nhện giăng khắp nơi.
Không ai dám bén bảng tới khu vực này.
Từ
hồi anh Tuấn mất, bát hương, di ảnh vẫn để dưới chiếc bàn, dưới chân
tủ. Chị Huệ không dám động vào. Huệ bảo: “Ngày thì em đi ra đồng mò cua
bắt ốc, tối thì hai mẹ con chui vào giường ngủ. Thú thật là cũng không
dám ra phòng khách. Nhìn cái bàn thờ, toàn thấy di ảnh bố mẹ, anh em,
nên sợ lắm. Em cũng không dám động vào bát hương, vì sợ động vào, nhỡ
lại phạm việc gì”.
Theo lời Huệ, tháng 4/2008,
mẹ chồng qua đời không rõ là do sảy chân rơi xuống ao hay nhảy xuống ao
tự tử. Sau khi bà Đức mất được 6 tháng, người con trai út là Nguyễn Văn
Tú cũng qua đời. Tú sinh năm 1983, là giáo viên, dạy học ở xã Đông Lỗ,
cùng huyện.
Hôm đó là 28 Tết năm 2008, Tú ra
ngoài gặp bạn thì gặp tai nạn giao thông. Ông Minh và hai người con hớt
hải phóng xe đến hiện trường thì thấy con trai nằm trên vũng máu, chiếc
xe máy văng xuống vệ đường. Mặc dù được đưa xuống Hà Nội chạy chữa nhưng
chàng trai đã không qua khỏi. Cái chết của thầy giáo Nguyễn Văn Tú
khiến cả nhà bấn loạn. Tú mất cách mẹ có mấy tháng khiến mọi người nghĩ
đến chuyện trùng tang.
Ông Nguyễn Văn Minh đang
từ một người khỏe mạnh, suy nghĩ nhiều về cái chết của vợ, rồi trở nên
ốm yếu, bệnh tật. Vào đầu năm 2011, ông Minh cũng đi theo vợ, con một
cách bí ẩn.
Chị Huệ kể: “Từ ngày mẹ mất, rồi em
chồng mất, gia đình tan tác cả, không ai còn sức lực làm gì nữa. Đi xem
bói, thì thầy bói bảo gia đình phạm vào long mạch, rồi thì động vào đất
thiêng nên những người đàn ông trong nhà bị bắt đi hết, không có cách
nào tránh được. Hôm ấy, là đầu năm 2011, đang dọn cơm ăn sáng, thì ông
chú chạy vào nhà thông báo bố em đã mất. Chúng em chạy ra, thì ông đã
tím tái hết rồi. Ông mất từ đêm mà không ai biết. Vợ chồng anh cả ngủ ở
buồng trong, mà cũng không biết bố qua đời lúc nào”.
Theo
Huệ, cho đến bây giờ, mọi người vẫn không biết ông Minh chết vì bệnh
gì, nguyên do thế nào. Lúc ông qua đời mới ngoài 60 tuổi một chút. Chiều
hôm trước, ông vẫn đi chơi, vào làng bế cháu nội.
Ngay
sau cái chết bất đắc kỳ tử của ông Nguyễn Văn Minh, thì đại họa tiếp
tục xảy đến với gia đình người con cả Nguyễn Văn Tình. Anh Tình đang là
trụ cột, là lao động chính, trực tiếp chăm sóc bố, bỗng lên cơn điên,
nói năng lảm nhảm, không kiểm soát được nữa. Đêm xuống, anh này gào khóc
khiến cả làng sợ hãi. Người vợ sợ hãi quá, bế con bỏ đi mất. Ngay khi
vợ bỏ đi, anh Tình cũng đi mất. Có người nhìn thấy anh Tình nhặt rác vệ
đường rồi ngủ vạ vật ở chợ. Cũng có người bảo gặp anh Tình ở trại tâm
thần trên Thái Nguyên.
Người con trai cuối cùng
là anh Tuấn cũng không thoát khỏi cái chết. Tháng 5/2012, trời hè nóng
như đổ lửa, mà cái quạt điện bị hỏng. Ăn cơm xong, chị Huệ bế con lên
giường nằm, còn anh Tuấn ngồi ngay dưới nền nhà, cạnh giường sửa chiếc
quạt điện.
Chị Tạ Thị Huệ, con dâu ông Minh, người duy nhất của gia đình còn sống ở làng.
Chị
Huệ đang ru con, thì giật mình nghe tiếng “úi giời”, rồi tiếng đổ rầm
của chiếc quạt cây. Chị vùng dậy, thấy chồng giật đùng đùng dưới đất.
Chị chạy sang nhà hàng xóm kêu cứu. Mọi người làm hô hấp nhân tạo nhưng
anh bị điện giật quá lâu, nên đã qua đời.
Chị
Huệ cho biết, từ bấy đến nay, chị làm gì cũng không được nữa. Cái ao rất
lớn ở nhà ngoài cứ thả cá thì cá chết, ruộng lúa có đến cả mẫu, nhưng
chị chỉ cấy được hai sào. Tuy nhiên, mùa vụ vừa qua, chị mất trắng.
Không ai hiểu vì sao, các ruộng lúa bên cạnh tốt bời bời, mà riêng ruộng
lúa nhà chị Huệ thì cháy sạch, như thể có ai phun thuốc diệt cỏ cho
chết cháy.
Chị Huệ phải mò cua, bắt ốc kiếm
miếng ăn, nuôi cậu con 4 tuổi ăn học. Cậu con trai là niềm hy vọng cuối
cùng của gia đình ông Nguyễn Văn Minh. Hàng ngày, chị thắp hương cầu
nguyện những người đã khuất phù hộ cho con mình.
Ông
Nguyễn Văn Giản, trưởng thôn Xuân Biều: “Những cái chết trong gia đình
ông Minh, rồi trước đó là gia đình ông Khanh là có thật. Tuy nhiên tôi
khẳng định, chuyện ma quỷ vật người chỉ là lời đồn, toàn chuyện nhảm
nhí, mê tín dị đoan. Những cái chết của những người từng sống tại căn
nhà này chỉ là do sự trùng hợp, ngẫu nhiên mà thôi. Thi thoảng tôi vẫn
ra đó mà có làm sao đâu. Lâu nay, tôi vẫn liên tục bắc loa tuyên truyền
nhân dân không tin vào ma quỷ nhưng họ không nghe”.
Tiến
sĩ Vũ Thế Khanh (Giám đốc Liên hiệp UIA) cho biết: "Tôi thường xuyên
cùng các nhà ngoại cảm, cảm xạ đến những ngôi nhà có lời đồn ma ám, quỷ
hành, khiến gia chủ tâm thần, chết chóc, nhưng chưa từng phát hiện
chuyện gì. Không có ma quỷ nào hại được người. Thảm họa với gia đình
sống ở mảnh đất này chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Nhiều khi,
những lời đồn thổi lại chính là nguyên nhân gây ra sự hoang mang, sợ
hãi, là nguồn cơn của những thảm họa bệnh tật, chết chóc. Người ta có
thể bệnh tật, chết chóc chỉ vì sống trong lo âu sợ hãi".
***Giải mã ngôi nhà “ma ám” khiến 7 người trong hai gia đình mất mạng bí hiểm ở Bắc Giang***
Ở thôn Xuân Biều (xã Xuân Cẩm, Hiệp Hòa, Bắc Giang), có một ngôi nhà, mà nhắc đến, người dân cả huyện Hiệp Hòa đều biết và đồn đại những chuyện rợn người. Hai gia đình đã sinh sống ở ngôi nhà đó và kết cục đều nhận cái chết thảm khốc. Thậm chí, có người sợ hãi, bỏ nhà trốn đi, vẫn không thoát kiếp nạn, vẫn bị “vật” chết một cách bí ẩn. Phóng viên Chuyện đời đã tìm về tận nơi, và được nghe những câu chuyện dựng tóc gáy.
Kỳ 1: Đào đất phạm long mạch, 3 người trong gia đình lập thổ dựng nhà mất mạng kỳ bí
Ngôi nhà kinh dị
Đến đầu thôn Xuân Biều, hỏi về ông Nguyễn Văn Minh, một số người dân đều lảng đi. Cùng làng với nhau, ai chẳng biết nhà nhau, thế nhưng, nhìn ánh mặt họ, tỏ rõ vẻ sợ hãi tột độ. Họ không muốn nhắc gì đến cái chuyện mà họ nghĩ rằng, sẽ dễ bị “ám”. Đến giữa làng, khi hỏi thăm, mấy bà xúm xít vào “buôn” một tràng, rồi mới chỉ đường tường tận. Đi vòng vèo đến cuối làng, ra đến cánh đồng, sát đê sông Cầu, thì hiện ra trước mặt một ngôi nhà tan hoang, trên doi đất rìa làng. Cạnh doi đất ấy, là cái ao rất lớn, nhưng bèo chen chúc kín mít. Giữa ao, có một mô đất, với ngôi nhà hoang. Không hiểu vì sao lại xây một ngôi nhà giữa cái ao bèo hoang thế, rồi không ở.
Tôi cùng nhà tâm linh Lê Thái Bình đi vòng quanh khu đất, tịnh không thấy có bóng người qua lại. Một cảm giác rờn rợn chạy dọc sống lưng. Tiếng con chim lạ thi thoảng lại rít lên từ bụi tre bên ao bèo hoang. Mãi sau, một bà cụ gánh rau đi từ đê xuống, qua bờ ao đấy. Tôi giữ lại hỏi chuyện cụ. Bà cụ tên là Nguyễn Thị Chắt, người trong làng Xuân Biều. Tôi hỏi: “Bà có biết vì sao cái ao rộng đến cả chục mẫu thế này, không nuôi cá mà lại để bèo mọc hoang thế này không ạ?”. Bà Chắt bảo: “Cái ao này của thằng cháu tôi, là công an xã, nó đấu thầu mấy năm trước. Thế nhưng, khi nhà ông Minh chết hàng loạt, thầy bói bảo do động long mạch, nên nó cũng sợ hãi, không nuôi cá mú gì nữa, cứ để cái ao hoang như vậy. Trước nó cũng tôn tạo ao, đắp cả hòn đảo giữa ao và xây nhà để trông cá. Thế nhưng, ông Minh chết rồi, nó cũng bỏ luôn. Mọi người sợ lắm, không ai dám động vào đất cát quanh khu vực nhà ông Minh này đâu”. Tôi hỏi đến chuyện gia cảnh ông Minh, cụ bà tỏ vẻ sợ hãi, quẩy quang gánh đi mất hút vào làng.
Nhà tâm linh Lê Thái Bình (chủ nhiệm câu lạc bộ Thiền Việt, thuộc Viện nghiên cứu tiềm năng con người) là chàng trai trẻ tuổi, không sợ ma quỷ gì cả, nên anh bỏ ngoài tai lời dọa dẫm của mọi người, đi vào khu đất có ngôi nhà ma ám ấy. Lê Thái Bình vốn là chàng trai đất Cảng, từng tốt nghiệp Đại học Mỏ - Địa chất. Thế nhưng, cơ duyên kỳ bí, nên anh phải làm việc liên quan đến phần âm. Anh kể, hồi đang làm phó giám đốc một công ty cổ phần, một ngày, như thể có ai sai khiến, anh cứ thế đi về Thái Bình, vùng ven biển và đến một nhà cụ ông đã ngoài 80 tuổi. Vừa gặp, cụ ông này đã reo lên: “Vậy là cậu đến rồi!”. Anh Bình rất đỗi kinh ngạc. Anh không hiểu vì sao mình lại đi tìm gặp một cụ già lạ hoắc như thế và cụ già thì bảo đã chờ anh mấy chục năm nay. Hóa ra, cụ già nọ là thầy pháp, xưa gọi là thầy phù thủy. Cụ không truyền được nghề cho bất kỳ ai trong mấy người con. Và người học trò tiếp theo, mà “trời định” chính là Lê Thái Bình. Rồi cũng như trời định, bao nhiêu năm nay, Lê Thái Bình phải làm một công việc kỳ lạ, ấy là đi dạy thiền miễn phí cho nhân dân cả nước. Anh thành lập các lớp dạy thiền, để trị những bệnh liên quan đến tâm lý, tâm linh cho người dân khắp nơi. Đó là công việc mà Lê Thái Bình buộc phải làm, theo căn số, mà “giời định” cho anh. Theo Bình, những người làm thầy pháp, thì không bao giờ sợ ma quỷ, nên dù đất dữ thế nào, dù có ma quỷ, anh cũng không sợ hãi.
Nhà tâm linh Lê Thái Bình đứng bên bờ cái ao bèo lớn chỉ tay vạch hướng đông tây rồi nói: “Chỗ bên kia bờ ao, có ngôi đình làng, chính là phần đầu con rồng. Các cụ xưa rất giỏi về phong thủy và long mạch, thường chọn đúng vị trí đầu rồng đề dựng đình. Còn mảnh đất mà gia đình ông Minh ở, chính là họng con rồng. Mảnh đất này vốn rất tốt, nhiều dương khí, nhưng do các gia đình sống ở đất này đào sâu xuống lòng đất, phá vỡ long mạch, nên phải nhận kết cục thảm khốc”.
Tôi tiến vào khu nhà hoang. Không có cổng rả gì cả. Giếng nước chơ vơ trước nhà, nước nhiều ăm ắp, nhưng cỏ mọc trùm kín thành giếng. Nhà tâm linh Lê Thái Bình bảo rằng, chính cái giếng này là bắt nguồn của mọi tai họa, chứ không phải do phá đền miếu, mặc dù, chưa hỏi ai, anh Bình đã biết trên mảnh đất này vốn có một ngôi đền và sau đó là ngôi miếu nhỏ, nhưng đền đã bị làng đập và miếu cũng bị gia chủ đã đập nốt. Theo Lê Thái Bình, mảnh đất này vốn là nghĩa địa, có nhiều xác chết, nhưng long mạch đẹp, nên đất vẫn có nhiều dương khí. Chính vì không phải do phá đền, phá miếu, nên dù gia chủ đã xây lại miếu, thì đại họa chết người vẫn liên tục xảy ra. Ngoài việc đào giếng, thì gia chủ còn đào những cái ao sâu hoắm lấy đất đóng gạch.
Tôi cùng nhà tâm linh Lê Thái Bình trèo qua cửa sổ, vào ngôi nhà. Cảnh tượng hoang tàn khiến tôi dựng cả tóc gáy, nổi da gà. Một gian nhà vừa mới đổ sập, ngói gạch chồng lên nhau. Bên trong gian chính chỉ có chiếc bàn thờ lạnh lẽo, không có khói hương gì cả. Có lẽ, vài năm qua, không có ai bước chân vào bên trong ngôi nhà này. Nhà tâm linh Lê Thái Bình khấn trước bài thờ, nhắm mắt cảm nhận, rồi vòng ra ngôi miếu trước nhà, ngay dưới gốc cây mít. Xem xét một lát, rồi chúng tôi rời khỏi ngôi nhà, tìm đến những gia đình sống phía sau.
Đào đất mất mạng
Ngay phía sau ngôi nhà hoang tàn đổ nát cùng lời đồn ma ám rùng rợn, là ngôi nhà ngói kiểu cổ của vợ chồng bà Nguyễn Thị Gái và ông Tạ Văn Hìu. Hôm nay, ông Hìu đi họp ngoài đình, chỉ có bà Gái ở nhà. Vừa nhìn thấy cụ bà còng lưng, nhỏ thó, nhà tâm linh Lê Thái Bình đã bảo: “Đất nhà cụ nặng âm khí lắm. Nhà mới có tang phải không cụ?”. Nghe anh Bình nói thế, cụ Gái cố rướn người đứng thẳng dậy, giọng nghèn nghẹn. Hóa ra, căn nhà này vốn có vợ chồng cụ cùng người con trai út sinh sống. Hai cụ đã ngoài 80 tuổi. Người con trai ấy là trụ cột. Cụ Gái kể rằng, người con trai cụ vốn chịu khó, giỏi giang, nên học hành tử tế, rồi công tác trong ngành cầu đường. Anh đi suốt, thi thoảng mới về thăm nhà. Thế nhưng, cách đây mới mấy tháng, anh đột ngột chết không rõ nguyên do khi về thăm bố mẹ. Mọi người chỉ bảo rằng, anh chết vì cảm. Cái chết của anh khiến ông bà quá đau buồn và cũng khiến xóm làng sợ hãi, dấy lên lời đồn mảnh đất gia đình bà ở nằm cạnh mảnh đất ma ám của gia đình ông Minh, nên cũng bị “bắt” đi.
Pha ấm trà nóng, cụ Gái bắt đầu câu chuyện rùng rợn, về gia đình chủ đầu tiên sống ở mảnh đất này. Vào năm 1971, khi vỡ đê, lụt lội toàn bộ miền Bắc, vợ chồng bà chuyển vào mảnh đất cuối làng Xuân Biều ở. Dựng nhà ở được mấy năm, đến năm 1976, thì vợ chồng ông Tạ Văn Khanh tìm đến san đất, lập vườn. Khu đất này vốn cao ráo, trông như một cái gò. Hồi chiến tranh, bộ đội ở đây nhiều, còn kéo cả pháo đến, bảo vệ bầu trời Bắc Ninh, cùng sân bay Nội Bài cách đó không xa. Cũng theo bà Gái, có khá nhiều bộ đội hi sinh, chôn cất ở quanh khu vực. Gò đất nơi gia đình ông Khanh đến ở cũng có nhiều mồ mả hoang, mà người xưa chôn vùi qua loa, chứ không xây mộ kiên cố như bây giờ. Những người chết đuối trôi nổi ở sông Cầu, mắc vào đoạn sông này, người dân trong làng cũng vớt lên, rồi chôn vùi quanh đó. Chính vì thế, mảnh đất này khá u ám, ít người dám qua lại, chứ đừng nói đến chuyện ra đó ở, sinh cư.
Ông Tạ Văn Khanh vốn là người Nghệ An, làm công nhân ở khu gang thép. Ông Khanh lấy vợ là bà Phụng, là người trong làng Xuân Biều. Nhà bà Phụng ít đất, thấy gò đất ngoài rìa làng để hoang, nên đã xin làng để dựng nhà ra đó ở. Khoảng năm 1980, là cán bộ nhà nước, được phân phối gạch, ngói, nên vợ chồng ông Khanh đã dựng một ngôi nhà ngói 3 gian trên chỏm đất cao nhất. Vợ chồng ông Khanh có với nhau được 5 người con, gồm 4 gái, 1 trai.
Cuộc sống yên bình trôi qua, những người con của vợ chồng ông Khanh khôn lớn, được học hành đầy đủ. Thế nhưng, theo lời đồn của dân làng, tai họa bắt đầu từ khi ông Khanh đào cái giếng trước nhà để lấy nước dùng. Xưa kia, người dân toàn lấy nước ở giếng đình, thậm chí múc nước ở ao và sông Cầu để ăn. Nhưng môi trường dần ô nhiễm, nên không dùng được nước tự nhiên nữa, phải đào giếng để lấy nước. Theo lời ông Khanh kể với hàng xóm, hôm đào xong giếng, chưa dùng nước giếng khơi lần nào, thì ngay đêm ấy, ông Khanh gặp giấc mơ quái lạ, khiến ông rơi vào trạng thái bị trầm cảm nặng. Trong giấc mơ, ông thấy rõ mồn một người đàn ông râu tóc bạc trắng, đi ra từ ngôi miếu nhỏ dưới gốc mít. Cụ già râu tọc bạc phơ nói trong mơ, mà ông Khanh nhớ từng chữ: “Con đã phá cùm thả hổ ra rồi. Con và gia đình sẽ bị hổ bắt đi thôi. Không có cách nào thoát được đâu”. Ông cụ nói xong, thì đi về phía bụi rậm, rồi đột nhiên biến thành con hổ trắng, có những vết vằn vàng quanh thân và biến mất hút chỗ bụi dây leo mọc trùm cây hương. Đúng lúc đó thì ông Khanh tỉnh dậy. Mọi sự đều rõ ràng như thật trước mắt. Giấc mơ này, ông kể đi kể lại với mọi người trong xóm.
Theo lời các cụ, trước đây, ở gò đất này vốn có một ngôi đền to. Ở đầu làng Xuân Biều cũng có một ngôi đền nữa. Tuy nhiên, thời trước, chống mê tín dị đoan, nên làng đã phá dỡ đền, lấy gỗ đóng đồ, lấy mặt bằng sản xuất. Tuy nhiên, đền phá xong, dân làng gặp nhiều chuyện rủi, lại có nhiều lời đồn hãi hùng, nên không ai dám san gạt mảnh đất khu vực từng có ngôi đền này làm ruộng, sinh cơ. Các cụ già đi xem bói, nhiều thầy phán phải dựng lại đền. Tuy nhiên, thời điểm đó kinh tế khó khăn, nên dân làng chỉ dựng lại cây hương sơ sài trên nền đất cũ. Khi đó, dưới gốc mít trước nhà ông Khanh chỉ có ngôi miếu nhỏ xíu, rộng độ 1 mét vuông, được xây quây bằng mấy viên gạch, lợp bằng ngói mũi. Trong cây hương chỉ có mỗi bát hương. Dân làng vẫn ra cây hương và gốc mít để cúng trong những ngày rằm, mùng một.
Ngay sau hôm gặp giấc mơ lạ, ông Khanh đổ bệnh, nằm liệt trong nhà. Gia đình đã đưa ông đi khắp các bệnh viện, cả ở Bắc Ninh lẫn Hà Nội, song tuyệt nhiên không tìm ra bệnh gì. Cơ thể ông cứ héo dần, xơ xác.
Nghĩ do vấn đề tâm linh, nên gia đình đã mời thầy cúng, thầy bói khắp nơi. Mỗi thầy phán một kiểu. Có người bảo do sống trên nền ngôi đền cũ, xâm phạm vào đất của thần, nên không chết thảm khốc mới là chuyện lạ. Có thầy phán chỗ đó là long mạch của làng, nên xâm phạm long mạch chẳng chóng thì chầy cũng sẽ chết. Tuy nhiên, một ông thầy pháp đi qua làng, khi đi trên đê, đã rẽ xuống nhà ông Khanh. Ông thầy này bảo rằng: “Mảnh đất này theo phong thủy là miệng con hổ. Trước đây, các cụ đã xây đền trấn yểm, nhốt con hổ, nhưng dân làng lại phá đền, chả khác nào thả nó ra. Gia chủ lại đào giếng, phá luôn cả cùm, nên nó đớp chết cả nhà cũng là điều dễ hiểu”. Gia đình ông Khanh nghe ông thầy pháp lạ này phán thế, dù chả có cơ sở gì, nhưng mà vẫn hãi lắm, cứ xin xỏ nhờ ông giúp. Tuy nhiên, ông thầy pháp này lắc đầu bảo không giúp được. Ông thầy pháp nọ dọa: “Oan hồn con hổ không chỉ bắt mình ông Khanh, mà còn bắt nhiều người nữa. Chỉ khi nào có thầy pháp cao tay, nhốt được nó lại, thì mới yên ổn sống. Tôi tài hèn sức mọn, nên không có cách nào giúp được đâu. Nếu tôi can thiệp, thì tôi cũng mất mạng”. Nói rồi, ông thầy pháp lạ lùng này bỏ đi mất, không có cách nào giữ lại được.
Sau khi ông thầy pháp bí ẩn kia đưa ra lời phán khiến mọi người thất kinh, đại gia đình ông Tạ Văn Khanh đi khắp nơi tìm thầy pháp giỏi, nhằm tìm cách trấn yểm mảnh đất. Một số thầy pháp từ chối ngay khi vợ con ông Khanh đến gặp. Chỉ có một ông thầy pháp, ở tận Hà Tây (cũ) nhận lời, tìm lên giúp gia đình ông. Ông thầy cúng này đã lập đàn, cờ phướn treo khắp nơi, cúng bái suốt một ngày đêm ở ngôi miếu trước nhà. Cúng xong, ông này bảo đã trấn yểm được hổ thần, không sợ hổ thần bắt nữa, gia đình cứ an tâm sinh sống.
Thế nhưng, điều kinh dị đã xảy ra, ngay sau khi ông thầy pháp này rời đi. Suốt mấy ngày trời, ông Khanh đau đớn la hét. Đêm xuống, ống miệng ông cứ phát ra tiếng gầm gừ như loài hổ. Thế rồi, ông qua đời một cách bí ẩn. Đến lúc ông mất, gia đình vẫn không biết ông bị bệnh gì. Chỉ biết rằng, ông cứ đau yếu, héo hon, thi thoảng như mất trí mà phát ra âm thanh lạ lùng. Năm ông Khanh mất, ông vừa tròn 60 tuổi.
Trốn khỏi làng vẫn chết
Sau khi ông Tạ Văn Khanh qua đời, vợ con tiếp tục mời thầy cúng khắp nơi đến. Tuy nhiên, thầy cúng nào đến mảnh đất này cũng sợ hãi mà từ chối. Nhiều thầy cúng còn bảo, tất cả những người đàn ông trong nhà sẽ bị bắt đi. Những người con gái thì sẽ không bị bắt. Vợ chồng ông Khanh chỉ có mỗi người con trai, nên nếu bị “bắt”, thì sẽ tuyệt tự. Lo sợ điều đó, nên bà Phụng, vợ ông Khanh, đã gửi con gái đi ở nhà người thân, còn bà cùng người con trai trốn vào miền Nam với suy nghĩ đi càng xa càng tốt, nhằm trốn… hổ thần. Bà Phụng đã bán mảnh đất, ngôi nhà cùng toàn bộ gia sản cho ông Nguyễn Văn Minh, là người trong làng, với giá rẻ mạt, chỉ đủ tiền vé xe và sinh sống một thời gian trong Nam.
Tuy nhiên, những thông tin hãi hùng, kinh dị liên tiếp đổ về ngôi làng nằm thoi loi giữa cánh đồng, bên bờ đê sông Cầu. Vào Tây Ninh lập nghiệp chưa được bao lâu, bà Phụng đã chết một cách bí ẩn. Đích thân người con trai đã phải mai táng bà ở trong đó, chứ không dám đưa bà ra ngoài này. Một số người làng đồn rằng, mặc dù vào trong Nam ở, nhưng hàng đêm bà Phụng vẫn gặp những giấc mộng kinh dị. Bà luôn mơ thấy 5 con hổ xấu xé, ăn thịt mình. Các cụ già ở làng Xuân Biều cũng bảo rằng, xưa kia, các cụ lập ngôi đền ở mảnh đất cuối làng để thờ ngũ hổ, gồm 5 con hổ trắng. Lời đồn bà Phụng đã bị hổ thần bắt đi càng khiến làng Xuân Biều sợ hãi.
Nhưng, kinh hoàng thay, sau cái chết của bà Phụng không lâu, người con trai duy nhất của gia đình này, cũng đã qua đời vì tai nạn giao thông. Người dân trong làng không nắm rõ cái chết của anh con trai con ông Khanh bà Phụng cụ thể, mà chỉ biết, trên đường đi làm bằng xe máy, anh này đã đâm phải cột mốc và qua đời. Cái chết của anh chỉ sau cái chết kỳ lạ của mẹ có vài tháng.
Từ khi bố, mẹ, anh trai chết, 4 người con gái càng sợ hãi, không bao giờ dám quay về mảnh đất, ngôi nhà cũ. Những người con gái của ông Khanh, bà Phụng đều tứ tán khắp ngả. Người lấy chồng bên Trung Quốc, người lấy chồng ở nơi khác, không thấy về làng bao giờ. Mặc dù các thầy pháp phán rằng, chỉ những người đàn ông bị “bắt”, nhưng những người con gái của họ cũng không bao giờ dám quay lại mảnh đất kinh dị ấy nữa.
Chuyện hãi hùng xảy đến với đại gia đình ông Tạ Văn Khanh đã khép lại bởi cái chết thương tâm của người con trai duy nhất. Và, bi kịch tiếp tục mở ra với đại gia đình ông Nguyễn Văn Minh. Ngôi nhà ma ám đã cướp đi mạng sống của gần như toàn bộ đại gia đình vốn khá giả, giàu có nhất làng Xuân Biều.
Kỳ cuối: Đại gia đình cùng mất mạng kỳ bí khi đào đất chạm long mạch là họng con rồng
1: Ao bèo rộng mênh mông bị bỏ hoang vì nằm cảnh mảnh đất có ngôi nhà bị ma ám
2. Ngôi nhà bị ma ám hiện bỏ hoang
3. Nhà tâm linh Lê Thái Bình trong ngôi nhà ma ám
4. Toàn bộ mảnh đất nơi có ngôi nhà bị ma ám
5. Cụ bà Nguyễn Thị Gái kể những chuyện bí ẩn, kinh hoàng về gia đình ông Khanh – bà Phụng
sưu tầm
Ở thôn Xuân Biều (xã Xuân Cẩm, Hiệp Hòa, Bắc Giang), có một ngôi nhà, mà nhắc đến, người dân cả huyện Hiệp Hòa đều biết và đồn đại những chuyện rợn người. Hai gia đình đã sinh sống ở ngôi nhà đó và kết cục đều nhận cái chết thảm khốc. Thậm chí, có người sợ hãi, bỏ nhà trốn đi, vẫn không thoát kiếp nạn, vẫn bị “vật” chết một cách bí ẩn. Phóng viên Chuyện đời đã tìm về tận nơi, và được nghe những câu chuyện dựng tóc gáy.
Kỳ 1: Đào đất phạm long mạch, 3 người trong gia đình lập thổ dựng nhà mất mạng kỳ bí
Ngôi nhà kinh dị
Đến đầu thôn Xuân Biều, hỏi về ông Nguyễn Văn Minh, một số người dân đều lảng đi. Cùng làng với nhau, ai chẳng biết nhà nhau, thế nhưng, nhìn ánh mặt họ, tỏ rõ vẻ sợ hãi tột độ. Họ không muốn nhắc gì đến cái chuyện mà họ nghĩ rằng, sẽ dễ bị “ám”. Đến giữa làng, khi hỏi thăm, mấy bà xúm xít vào “buôn” một tràng, rồi mới chỉ đường tường tận. Đi vòng vèo đến cuối làng, ra đến cánh đồng, sát đê sông Cầu, thì hiện ra trước mặt một ngôi nhà tan hoang, trên doi đất rìa làng. Cạnh doi đất ấy, là cái ao rất lớn, nhưng bèo chen chúc kín mít. Giữa ao, có một mô đất, với ngôi nhà hoang. Không hiểu vì sao lại xây một ngôi nhà giữa cái ao bèo hoang thế, rồi không ở.
Tôi cùng nhà tâm linh Lê Thái Bình đi vòng quanh khu đất, tịnh không thấy có bóng người qua lại. Một cảm giác rờn rợn chạy dọc sống lưng. Tiếng con chim lạ thi thoảng lại rít lên từ bụi tre bên ao bèo hoang. Mãi sau, một bà cụ gánh rau đi từ đê xuống, qua bờ ao đấy. Tôi giữ lại hỏi chuyện cụ. Bà cụ tên là Nguyễn Thị Chắt, người trong làng Xuân Biều. Tôi hỏi: “Bà có biết vì sao cái ao rộng đến cả chục mẫu thế này, không nuôi cá mà lại để bèo mọc hoang thế này không ạ?”. Bà Chắt bảo: “Cái ao này của thằng cháu tôi, là công an xã, nó đấu thầu mấy năm trước. Thế nhưng, khi nhà ông Minh chết hàng loạt, thầy bói bảo do động long mạch, nên nó cũng sợ hãi, không nuôi cá mú gì nữa, cứ để cái ao hoang như vậy. Trước nó cũng tôn tạo ao, đắp cả hòn đảo giữa ao và xây nhà để trông cá. Thế nhưng, ông Minh chết rồi, nó cũng bỏ luôn. Mọi người sợ lắm, không ai dám động vào đất cát quanh khu vực nhà ông Minh này đâu”. Tôi hỏi đến chuyện gia cảnh ông Minh, cụ bà tỏ vẻ sợ hãi, quẩy quang gánh đi mất hút vào làng.
Nhà tâm linh Lê Thái Bình (chủ nhiệm câu lạc bộ Thiền Việt, thuộc Viện nghiên cứu tiềm năng con người) là chàng trai trẻ tuổi, không sợ ma quỷ gì cả, nên anh bỏ ngoài tai lời dọa dẫm của mọi người, đi vào khu đất có ngôi nhà ma ám ấy. Lê Thái Bình vốn là chàng trai đất Cảng, từng tốt nghiệp Đại học Mỏ - Địa chất. Thế nhưng, cơ duyên kỳ bí, nên anh phải làm việc liên quan đến phần âm. Anh kể, hồi đang làm phó giám đốc một công ty cổ phần, một ngày, như thể có ai sai khiến, anh cứ thế đi về Thái Bình, vùng ven biển và đến một nhà cụ ông đã ngoài 80 tuổi. Vừa gặp, cụ ông này đã reo lên: “Vậy là cậu đến rồi!”. Anh Bình rất đỗi kinh ngạc. Anh không hiểu vì sao mình lại đi tìm gặp một cụ già lạ hoắc như thế và cụ già thì bảo đã chờ anh mấy chục năm nay. Hóa ra, cụ già nọ là thầy pháp, xưa gọi là thầy phù thủy. Cụ không truyền được nghề cho bất kỳ ai trong mấy người con. Và người học trò tiếp theo, mà “trời định” chính là Lê Thái Bình. Rồi cũng như trời định, bao nhiêu năm nay, Lê Thái Bình phải làm một công việc kỳ lạ, ấy là đi dạy thiền miễn phí cho nhân dân cả nước. Anh thành lập các lớp dạy thiền, để trị những bệnh liên quan đến tâm lý, tâm linh cho người dân khắp nơi. Đó là công việc mà Lê Thái Bình buộc phải làm, theo căn số, mà “giời định” cho anh. Theo Bình, những người làm thầy pháp, thì không bao giờ sợ ma quỷ, nên dù đất dữ thế nào, dù có ma quỷ, anh cũng không sợ hãi.
Nhà tâm linh Lê Thái Bình đứng bên bờ cái ao bèo lớn chỉ tay vạch hướng đông tây rồi nói: “Chỗ bên kia bờ ao, có ngôi đình làng, chính là phần đầu con rồng. Các cụ xưa rất giỏi về phong thủy và long mạch, thường chọn đúng vị trí đầu rồng đề dựng đình. Còn mảnh đất mà gia đình ông Minh ở, chính là họng con rồng. Mảnh đất này vốn rất tốt, nhiều dương khí, nhưng do các gia đình sống ở đất này đào sâu xuống lòng đất, phá vỡ long mạch, nên phải nhận kết cục thảm khốc”.
Tôi tiến vào khu nhà hoang. Không có cổng rả gì cả. Giếng nước chơ vơ trước nhà, nước nhiều ăm ắp, nhưng cỏ mọc trùm kín thành giếng. Nhà tâm linh Lê Thái Bình bảo rằng, chính cái giếng này là bắt nguồn của mọi tai họa, chứ không phải do phá đền miếu, mặc dù, chưa hỏi ai, anh Bình đã biết trên mảnh đất này vốn có một ngôi đền và sau đó là ngôi miếu nhỏ, nhưng đền đã bị làng đập và miếu cũng bị gia chủ đã đập nốt. Theo Lê Thái Bình, mảnh đất này vốn là nghĩa địa, có nhiều xác chết, nhưng long mạch đẹp, nên đất vẫn có nhiều dương khí. Chính vì không phải do phá đền, phá miếu, nên dù gia chủ đã xây lại miếu, thì đại họa chết người vẫn liên tục xảy ra. Ngoài việc đào giếng, thì gia chủ còn đào những cái ao sâu hoắm lấy đất đóng gạch.
Tôi cùng nhà tâm linh Lê Thái Bình trèo qua cửa sổ, vào ngôi nhà. Cảnh tượng hoang tàn khiến tôi dựng cả tóc gáy, nổi da gà. Một gian nhà vừa mới đổ sập, ngói gạch chồng lên nhau. Bên trong gian chính chỉ có chiếc bàn thờ lạnh lẽo, không có khói hương gì cả. Có lẽ, vài năm qua, không có ai bước chân vào bên trong ngôi nhà này. Nhà tâm linh Lê Thái Bình khấn trước bài thờ, nhắm mắt cảm nhận, rồi vòng ra ngôi miếu trước nhà, ngay dưới gốc cây mít. Xem xét một lát, rồi chúng tôi rời khỏi ngôi nhà, tìm đến những gia đình sống phía sau.
Đào đất mất mạng
Ngay phía sau ngôi nhà hoang tàn đổ nát cùng lời đồn ma ám rùng rợn, là ngôi nhà ngói kiểu cổ của vợ chồng bà Nguyễn Thị Gái và ông Tạ Văn Hìu. Hôm nay, ông Hìu đi họp ngoài đình, chỉ có bà Gái ở nhà. Vừa nhìn thấy cụ bà còng lưng, nhỏ thó, nhà tâm linh Lê Thái Bình đã bảo: “Đất nhà cụ nặng âm khí lắm. Nhà mới có tang phải không cụ?”. Nghe anh Bình nói thế, cụ Gái cố rướn người đứng thẳng dậy, giọng nghèn nghẹn. Hóa ra, căn nhà này vốn có vợ chồng cụ cùng người con trai út sinh sống. Hai cụ đã ngoài 80 tuổi. Người con trai ấy là trụ cột. Cụ Gái kể rằng, người con trai cụ vốn chịu khó, giỏi giang, nên học hành tử tế, rồi công tác trong ngành cầu đường. Anh đi suốt, thi thoảng mới về thăm nhà. Thế nhưng, cách đây mới mấy tháng, anh đột ngột chết không rõ nguyên do khi về thăm bố mẹ. Mọi người chỉ bảo rằng, anh chết vì cảm. Cái chết của anh khiến ông bà quá đau buồn và cũng khiến xóm làng sợ hãi, dấy lên lời đồn mảnh đất gia đình bà ở nằm cạnh mảnh đất ma ám của gia đình ông Minh, nên cũng bị “bắt” đi.
Pha ấm trà nóng, cụ Gái bắt đầu câu chuyện rùng rợn, về gia đình chủ đầu tiên sống ở mảnh đất này. Vào năm 1971, khi vỡ đê, lụt lội toàn bộ miền Bắc, vợ chồng bà chuyển vào mảnh đất cuối làng Xuân Biều ở. Dựng nhà ở được mấy năm, đến năm 1976, thì vợ chồng ông Tạ Văn Khanh tìm đến san đất, lập vườn. Khu đất này vốn cao ráo, trông như một cái gò. Hồi chiến tranh, bộ đội ở đây nhiều, còn kéo cả pháo đến, bảo vệ bầu trời Bắc Ninh, cùng sân bay Nội Bài cách đó không xa. Cũng theo bà Gái, có khá nhiều bộ đội hi sinh, chôn cất ở quanh khu vực. Gò đất nơi gia đình ông Khanh đến ở cũng có nhiều mồ mả hoang, mà người xưa chôn vùi qua loa, chứ không xây mộ kiên cố như bây giờ. Những người chết đuối trôi nổi ở sông Cầu, mắc vào đoạn sông này, người dân trong làng cũng vớt lên, rồi chôn vùi quanh đó. Chính vì thế, mảnh đất này khá u ám, ít người dám qua lại, chứ đừng nói đến chuyện ra đó ở, sinh cư.
Ông Tạ Văn Khanh vốn là người Nghệ An, làm công nhân ở khu gang thép. Ông Khanh lấy vợ là bà Phụng, là người trong làng Xuân Biều. Nhà bà Phụng ít đất, thấy gò đất ngoài rìa làng để hoang, nên đã xin làng để dựng nhà ra đó ở. Khoảng năm 1980, là cán bộ nhà nước, được phân phối gạch, ngói, nên vợ chồng ông Khanh đã dựng một ngôi nhà ngói 3 gian trên chỏm đất cao nhất. Vợ chồng ông Khanh có với nhau được 5 người con, gồm 4 gái, 1 trai.
Cuộc sống yên bình trôi qua, những người con của vợ chồng ông Khanh khôn lớn, được học hành đầy đủ. Thế nhưng, theo lời đồn của dân làng, tai họa bắt đầu từ khi ông Khanh đào cái giếng trước nhà để lấy nước dùng. Xưa kia, người dân toàn lấy nước ở giếng đình, thậm chí múc nước ở ao và sông Cầu để ăn. Nhưng môi trường dần ô nhiễm, nên không dùng được nước tự nhiên nữa, phải đào giếng để lấy nước. Theo lời ông Khanh kể với hàng xóm, hôm đào xong giếng, chưa dùng nước giếng khơi lần nào, thì ngay đêm ấy, ông Khanh gặp giấc mơ quái lạ, khiến ông rơi vào trạng thái bị trầm cảm nặng. Trong giấc mơ, ông thấy rõ mồn một người đàn ông râu tóc bạc trắng, đi ra từ ngôi miếu nhỏ dưới gốc mít. Cụ già râu tọc bạc phơ nói trong mơ, mà ông Khanh nhớ từng chữ: “Con đã phá cùm thả hổ ra rồi. Con và gia đình sẽ bị hổ bắt đi thôi. Không có cách nào thoát được đâu”. Ông cụ nói xong, thì đi về phía bụi rậm, rồi đột nhiên biến thành con hổ trắng, có những vết vằn vàng quanh thân và biến mất hút chỗ bụi dây leo mọc trùm cây hương. Đúng lúc đó thì ông Khanh tỉnh dậy. Mọi sự đều rõ ràng như thật trước mắt. Giấc mơ này, ông kể đi kể lại với mọi người trong xóm.
Theo lời các cụ, trước đây, ở gò đất này vốn có một ngôi đền to. Ở đầu làng Xuân Biều cũng có một ngôi đền nữa. Tuy nhiên, thời trước, chống mê tín dị đoan, nên làng đã phá dỡ đền, lấy gỗ đóng đồ, lấy mặt bằng sản xuất. Tuy nhiên, đền phá xong, dân làng gặp nhiều chuyện rủi, lại có nhiều lời đồn hãi hùng, nên không ai dám san gạt mảnh đất khu vực từng có ngôi đền này làm ruộng, sinh cơ. Các cụ già đi xem bói, nhiều thầy phán phải dựng lại đền. Tuy nhiên, thời điểm đó kinh tế khó khăn, nên dân làng chỉ dựng lại cây hương sơ sài trên nền đất cũ. Khi đó, dưới gốc mít trước nhà ông Khanh chỉ có ngôi miếu nhỏ xíu, rộng độ 1 mét vuông, được xây quây bằng mấy viên gạch, lợp bằng ngói mũi. Trong cây hương chỉ có mỗi bát hương. Dân làng vẫn ra cây hương và gốc mít để cúng trong những ngày rằm, mùng một.
Ngay sau hôm gặp giấc mơ lạ, ông Khanh đổ bệnh, nằm liệt trong nhà. Gia đình đã đưa ông đi khắp các bệnh viện, cả ở Bắc Ninh lẫn Hà Nội, song tuyệt nhiên không tìm ra bệnh gì. Cơ thể ông cứ héo dần, xơ xác.
Nghĩ do vấn đề tâm linh, nên gia đình đã mời thầy cúng, thầy bói khắp nơi. Mỗi thầy phán một kiểu. Có người bảo do sống trên nền ngôi đền cũ, xâm phạm vào đất của thần, nên không chết thảm khốc mới là chuyện lạ. Có thầy phán chỗ đó là long mạch của làng, nên xâm phạm long mạch chẳng chóng thì chầy cũng sẽ chết. Tuy nhiên, một ông thầy pháp đi qua làng, khi đi trên đê, đã rẽ xuống nhà ông Khanh. Ông thầy này bảo rằng: “Mảnh đất này theo phong thủy là miệng con hổ. Trước đây, các cụ đã xây đền trấn yểm, nhốt con hổ, nhưng dân làng lại phá đền, chả khác nào thả nó ra. Gia chủ lại đào giếng, phá luôn cả cùm, nên nó đớp chết cả nhà cũng là điều dễ hiểu”. Gia đình ông Khanh nghe ông thầy pháp lạ này phán thế, dù chả có cơ sở gì, nhưng mà vẫn hãi lắm, cứ xin xỏ nhờ ông giúp. Tuy nhiên, ông thầy pháp này lắc đầu bảo không giúp được. Ông thầy pháp nọ dọa: “Oan hồn con hổ không chỉ bắt mình ông Khanh, mà còn bắt nhiều người nữa. Chỉ khi nào có thầy pháp cao tay, nhốt được nó lại, thì mới yên ổn sống. Tôi tài hèn sức mọn, nên không có cách nào giúp được đâu. Nếu tôi can thiệp, thì tôi cũng mất mạng”. Nói rồi, ông thầy pháp lạ lùng này bỏ đi mất, không có cách nào giữ lại được.
Sau khi ông thầy pháp bí ẩn kia đưa ra lời phán khiến mọi người thất kinh, đại gia đình ông Tạ Văn Khanh đi khắp nơi tìm thầy pháp giỏi, nhằm tìm cách trấn yểm mảnh đất. Một số thầy pháp từ chối ngay khi vợ con ông Khanh đến gặp. Chỉ có một ông thầy pháp, ở tận Hà Tây (cũ) nhận lời, tìm lên giúp gia đình ông. Ông thầy cúng này đã lập đàn, cờ phướn treo khắp nơi, cúng bái suốt một ngày đêm ở ngôi miếu trước nhà. Cúng xong, ông này bảo đã trấn yểm được hổ thần, không sợ hổ thần bắt nữa, gia đình cứ an tâm sinh sống.
Thế nhưng, điều kinh dị đã xảy ra, ngay sau khi ông thầy pháp này rời đi. Suốt mấy ngày trời, ông Khanh đau đớn la hét. Đêm xuống, ống miệng ông cứ phát ra tiếng gầm gừ như loài hổ. Thế rồi, ông qua đời một cách bí ẩn. Đến lúc ông mất, gia đình vẫn không biết ông bị bệnh gì. Chỉ biết rằng, ông cứ đau yếu, héo hon, thi thoảng như mất trí mà phát ra âm thanh lạ lùng. Năm ông Khanh mất, ông vừa tròn 60 tuổi.
Trốn khỏi làng vẫn chết
Sau khi ông Tạ Văn Khanh qua đời, vợ con tiếp tục mời thầy cúng khắp nơi đến. Tuy nhiên, thầy cúng nào đến mảnh đất này cũng sợ hãi mà từ chối. Nhiều thầy cúng còn bảo, tất cả những người đàn ông trong nhà sẽ bị bắt đi. Những người con gái thì sẽ không bị bắt. Vợ chồng ông Khanh chỉ có mỗi người con trai, nên nếu bị “bắt”, thì sẽ tuyệt tự. Lo sợ điều đó, nên bà Phụng, vợ ông Khanh, đã gửi con gái đi ở nhà người thân, còn bà cùng người con trai trốn vào miền Nam với suy nghĩ đi càng xa càng tốt, nhằm trốn… hổ thần. Bà Phụng đã bán mảnh đất, ngôi nhà cùng toàn bộ gia sản cho ông Nguyễn Văn Minh, là người trong làng, với giá rẻ mạt, chỉ đủ tiền vé xe và sinh sống một thời gian trong Nam.
Tuy nhiên, những thông tin hãi hùng, kinh dị liên tiếp đổ về ngôi làng nằm thoi loi giữa cánh đồng, bên bờ đê sông Cầu. Vào Tây Ninh lập nghiệp chưa được bao lâu, bà Phụng đã chết một cách bí ẩn. Đích thân người con trai đã phải mai táng bà ở trong đó, chứ không dám đưa bà ra ngoài này. Một số người làng đồn rằng, mặc dù vào trong Nam ở, nhưng hàng đêm bà Phụng vẫn gặp những giấc mộng kinh dị. Bà luôn mơ thấy 5 con hổ xấu xé, ăn thịt mình. Các cụ già ở làng Xuân Biều cũng bảo rằng, xưa kia, các cụ lập ngôi đền ở mảnh đất cuối làng để thờ ngũ hổ, gồm 5 con hổ trắng. Lời đồn bà Phụng đã bị hổ thần bắt đi càng khiến làng Xuân Biều sợ hãi.
Nhưng, kinh hoàng thay, sau cái chết của bà Phụng không lâu, người con trai duy nhất của gia đình này, cũng đã qua đời vì tai nạn giao thông. Người dân trong làng không nắm rõ cái chết của anh con trai con ông Khanh bà Phụng cụ thể, mà chỉ biết, trên đường đi làm bằng xe máy, anh này đã đâm phải cột mốc và qua đời. Cái chết của anh chỉ sau cái chết kỳ lạ của mẹ có vài tháng.
Từ khi bố, mẹ, anh trai chết, 4 người con gái càng sợ hãi, không bao giờ dám quay về mảnh đất, ngôi nhà cũ. Những người con gái của ông Khanh, bà Phụng đều tứ tán khắp ngả. Người lấy chồng bên Trung Quốc, người lấy chồng ở nơi khác, không thấy về làng bao giờ. Mặc dù các thầy pháp phán rằng, chỉ những người đàn ông bị “bắt”, nhưng những người con gái của họ cũng không bao giờ dám quay lại mảnh đất kinh dị ấy nữa.
Chuyện hãi hùng xảy đến với đại gia đình ông Tạ Văn Khanh đã khép lại bởi cái chết thương tâm của người con trai duy nhất. Và, bi kịch tiếp tục mở ra với đại gia đình ông Nguyễn Văn Minh. Ngôi nhà ma ám đã cướp đi mạng sống của gần như toàn bộ đại gia đình vốn khá giả, giàu có nhất làng Xuân Biều.
Kỳ cuối: Đại gia đình cùng mất mạng kỳ bí khi đào đất chạm long mạch là họng con rồng
1: Ao bèo rộng mênh mông bị bỏ hoang vì nằm cảnh mảnh đất có ngôi nhà bị ma ám
2. Ngôi nhà bị ma ám hiện bỏ hoang
3. Nhà tâm linh Lê Thái Bình trong ngôi nhà ma ám
4. Toàn bộ mảnh đất nơi có ngôi nhà bị ma ám
5. Cụ bà Nguyễn Thị Gái kể những chuyện bí ẩn, kinh hoàng về gia đình ông Khanh – bà Phụng
sưu tầm
Nhận xét
Đăng nhận xét