CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 172
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hình chỉ mang tính minh họa (internet)
Xác người bị ghim nhiều ngày dưới mặt nước đầm tôm
Do mới thu hoạch tôm và vừa thả nuôi vụ tôm mới nên cha mẹ thiếu nữ Đoàn Thị Thu Tâm (SN 1992) phải đi gom tiền bán tôm từ các mối hàng khác huyện. Sáng ngày 31/7/2010 người cha bảo con gái ra chòi giữ tôm với người làm công như thường lệ. Đến chiều, vợ chồng anh về, không thấy con đâu, hỏi người làm công thì được biết lúc trưa có bạn trai của cô đến rủ đi chơi.
Đến mờ tối vẫn không thấy, gọi điện không liên lạc được, cả nhà huy động người thân đi tìm kiếm. Mãi đến ngày thứ ba, sự thật kinh hãi mới lộ diện khi một người phát hiện một xác chết nữ nổi lềnh bềnh giữa đầm tôm. Vớt xác lên, vợ chồng chủ đầm tôm nhận ra ngay đó là con gái mình.
Hiện trường là đầm tôm rộng khoảng 10 ngàn m2, nước rất sâu, xung quanh có hai chòi giữ tôm. Điều dã man ở chỗ hung thủ đã giấu xác rất tinh vi. Thi thể bị cột vào một cây tầm vông cắm xuống đáy đầm. Khám nghiệm tử thi, bác sĩ pháp y xác định tử thi đang trong thời kỳ phân hủy, ở vùng cổ có nhiều vết bầm do ngoại lực tác động, trong phổi không có nước; lấy dịch trong phổi đi giám định thì xác định không có tảo phù hợp với tảo ở đầm tôm. Cảnh sát xác định nạn nhân không phải bị dìm xuống nước chết mà đã bị sát hại trước đó ở trên cạn.
Những chứng cứ khác tại hiện trường giúp cảnh sát phán đoán động cơ gây án: Toàn bộ nữ trang còn nguyên vẹn. Bộ phận sinh dục có dấu hiệu bị xâm hại tình dục, nhưng do thời gian thi thể ở dưới nước quá lâu nên không còn bất cứ dấu vết nào của kẻ thủ ác như tinh dịch, tóc... Đây là một vụ giết người, hiếp dâm chứ không phải một vụ giết người cướp tài sản?
Cảnh sát nghi vấn nơi phát hiện xác chỉ là nơi giấu xác chứ không phải là hiện trường chính của vụ án. Vụ án đã xảy ra ở nơi khác, có thể tại một trong hai chòi giữ tôm. Một lần nữa lực lượng kỹ thuật hình sự lại quay lại khu vực, mở rộng hiện trường, đặc biệt khám nghiệm kỹ lưỡng hai chòi giữ tôm.
Những cơn mưa tầm tã trong mấy ngày trước đó đã “đồng lõa” cùng tội ác, khiến những dấu vết tội phạm thường để lại hiện trường như dấu chân, dấu máu… bị xóa mờ. Thế nhưng dù đã được cơn mưa “giúp sức” và kẻ thủ ác có vẻ đã có thời gian xóa dấu hiện trường, nhưng một số dấu vết vẫn còn lưu lại như một vết máu.
Như vậy chòi giữ tôm lớn là hiện trường chính vụ án, nơi nạn nhân bị giết. Trong chòi có một vài chi tiết lộn xộn bất thường, phải chăng đã xảy ra sự giằng co giữa nạn nhân và kẻ thủ ác?
Theo gia đình nạn nhân thì chòi giữ tôm này ít ai lui tới, vào ngày con gái mất tích thì chỉ có cô và người làm công tên Trần Văn Khanh (SN 1991, ngụ ấp Bến Chùa, xã Hiệp Mỹ Tây) ở đầm giữ tôm. Khanh được triệu tập.
Gia đình nghi phạm rất nghèo khó, cha mẹ li hôn nhau từ nhỏ, Khanh sống với mẹ. Khanh không biết chữ nhưng tính tình ngoan hiền, ít nói, chăm chỉ làm lụng và được người quen giới thiệu nên đến làm thuê cho gia đình nạn nhân. Nhiều lần được nghỉ về nhà chơi, Khanh thường kể về lòng tốt của gia đình ông chủ, vẻ rất quí mến.
Về quan hệ với cô chủ, do hai người gần bằng tuổi nhau nên thường xuyên trò chuyện thân thiết. Đã nhiều lần cô chủ ra đầm coi tôm cùng mà chưa từng chuyện gì xảy ra.
Coi đầm tôm cả ngày mà không phát hiện việc cô chủ bị ghim xác?
Tại cơ quan điều tra, Khanh rành mạch cho rằng không liên quan gì đến vụ án. “Tụi cháu rất thân nhau nên không có lý gì để ra tay sát hại cô ấy. Hôm đó cô chủ ở chòi giữ tôm lớn, cháu ở chòi giữ tôm nhỏ, lúc trưa cháu thấy một người bạn trai của cô chủ đến ngồi nói chuyện rồi sau đó hai người đi đâu cháu không để ý vì không muốn nhòm ngó chuyện người khác”, lời khai được đánh giá khá thuyết phục.
Hỏi lại những người thân của nạn nhân, được biết trong suốt ba ngày cô chủ mất tích, Khanh rất nhiệt tình trong việc tìm kiếm, không có thái độ bất thường nào. Như vậy Khanh khó có thể là thủ phạm?
Vụ án đến đây đi vào kết cục “mờ tịt”. Trong buổi họp tìm hướng điều tra mới, lật lại các tình tiết vụ án, lời khai của các nhân chứng và đặc biệt là lời khai của Khanh, một điều tra viên bỗng “soi” ra một phi lý bất ngờ: Có nhiệm vụ trông coi đầm tôm và đã làm việc này nhiều năm nên rất “chuyên nghiệp”, vậy tại sao Khanh không phát hiện ra chuyện có ai đó đã mang thi thể cô chủ mình ghim xuống đáy đầm tôm; mà công việc phi tang này phải hàng giờ đồng hồ mới xong xuôi?
Một mâu thuẫn khác cũng được “chỉ mặt đặt tên”: Sáng hôm đó trời mưa tầm tã. Liệu có cặp tình nhân nào lại dắt nhau đi chơi như lời Khanh khai? Nếu có chuyện “quan hệ đen tối” thì quanh đó nhiều cây số không có nơi nào để nam nữ “hành sự”, chẳng lẽ lại lơ ngơ dắt nhau đi tắm mưa ngoài đồng?
Mọi hướng nghi vấn lại quay về Khanh. Các trinh sát âm thầm tỏa đi gặp những nhân chứng là những người sống xung quanh con đường dẫn vào hiện trường vụ án. Kết quả: Không ai nhìn thấy có người thanh niên nào vào khu vực trong buổi sáng ngày 31/7. Cảnh sát còn tìm gặp những người bạn của nạn nhân, ai cũng khẳng định hôm xảy ra sự việc không ai tìm gặp Tâm. Cảnh sát có cơ sở khẳng định Khanh bịa chuyện.
Thì ra sáng 31/7, sau khi vợ chồng ông chủ đi lấy tiền bán tôm thì cô chủ ra chòi giữ tôm. Đôi trẻ trò chuyện một lúc rồi Khanh đi ra chòi nhỏ. Đến khoảng hơn 10h, trời đổ mưa, Tâm chạy vào chòi lớn xem có bị dột nước không. Thấy thiếu nữ đang nằm võng ngủ, lén đứng ngắm một lúc, dục vọng nổi lên, Khanh lấy một cái gối đè lên mặt thiếu nữ. Nạn nhân giật mình kháng cự, cào cấu thì bị Khanh xiết tay bóp cổ đến bất tỉnh, bế vào giường làm nhục.
Khi tỉnh dậy, thấy mình không mảnh vải che thân, biết mình đã bị hiếp dâm nên Tâm la khóc sụt sùi. Khanh năn nỉ, xin xỏ, dụ dỗ “mọi việc đã rồi, Khanh sẽ xin cưới Tâm làm vợ”. Thấy kẻ xấu xa đã làm nhục mình lại còn buông lời bỉ ổi, nạn nhân tức giận dọa sẽ tố cáo. Khanh âm thầm lên “kế hoạch hai”.
Cơn mưa ngày càng nặng hạt, thiếu nữ khóc mãi rồi cũng mệt, quay mặt vào vách chòi. Khanh nhào vào bóp cổ nạn nhân đến tắt thở, kéo xác ra đầm, cột thi thể vào cây tầm vông, dìm xuống đáy. Thủ phạm thu dọn hiện trường, xóa sạch dấu vết. Trong lúc mọi người đi tìm, Khanh cũng nhiệt tình đi tìm để tránh nghi ngờ. Đến khi xác nổi lên, lo sợ bị phát hiện, Khanh đang thu xếp đồ đạc bỏ trốn thì bị triệu tập.
Phiên xử Khanh diễn ra vào một ngày cuối tháng 9/2010. Tòa tuyên phạt bị cáo mức án tử hình về tội giết người và hiếp dâm.
Ngày 25/6/1988, sau khi kết thúc một ngày làm việc mệt nhọc tại khu mỏ khoáng sản Bạch Ngân, Bạch Trị phát hiện thi thể em gái Bạch Lan trên nền nhà, với những vết thương chi chít. Anh vội báo cảnh sát với nỗi hoang mang.
Cảnh sát sau khi khám nghiệm tử thi kết luận nạn nhân tử vong do mất
máu vì nhiều vết đâm trên cơ thể, có nhát sâu tới 26 cm, áo cô bị kéo
lên quá ngực, phần thân dưới có dấu hiệu bị xâm hại tình dục và nhiều
vết bầm tím. Hung thủ là ai vẫn còn là một dấu hỏi chưa có lời đáp lúc
bấy giờ. Cái chết của Bạch Lan làm rúng động thành phố Bạch Ngân vốn rất
yên bình.
Đó cũng là vụ án đầu tiên mở đầu cho chuỗi các vụ án giết người hiếp dâm xảy ra liên tiếp trong vòng 14 năm tại hai thành phố Bạch Ngân - tỉnh Cam Túc và thành phố Bao Đầu thuộc khu tự trị Nội Mông.
Những năm cuối thập niên 80, thập niên 90 của thế kỷ trước, mọi công việc giám định, điều tra, phương tiện kỹ thuật đều còn rất thủ công nên công tác điều tra gặp nhiều khó khăn. Việc thu thập và phân tích dấu vân tay tại hiện trường rất vất vả khi có tới 230.000 mẫu cần xác minh. Công tác điều tra tưởng chừng như bế tắc và hung thủ vẫn ngoài vòng pháp luật.
Giám đốc phòng điều tra hình sự thuộc sở công an thành phố Bạch Ngân, Trương Ân Vĩ cho hay, qua điều tra đối chiếu và tổng hợp các chứng cứ đặc điểm phạm tội cơ quan điều tra có thể nhận định thủ phạm các vụ án nói trên do một người gây ra.
Các nạn nhân bị giết đều có chung đặc điểm là phụ nữ, trên người có nhiều vết đâm sâu, nhiều nạn nhân có vết cắt sâu ở cổ gây chảy máu cấp tính dẫn đến tử vong, có dấu hiệu xâm hại tình dục trước và sau khi bị chết. Sau khi gây án hung thủ thường lấy đi tiền bạc, tư trang của nạn nhân...
Khi hành hung nạn nhân, hung thủ hầu như không để cho họ có cơ hội kêu cứu với những thủ đoạn tàn nhẫn, máu lạnh. Thủ đoạn giết người hàng loạt của kẻ sát nhân như một lời thách thức với pháp luật, gieo rắc nỗi sợ hãi hoang mang cho người dân.
Sáng 26/8/2016, tại trường Trung học công nghiệp Bạch Ngân, Cao Thừa Dũng bị bắt và áp giải lên xe cảnh sát. Mọi người đều bất ngờ trước thông tin trên bởi thường ngày anh ta là một người luôn tỏ ra có văn hóa, lịch thiệp, biết đối xử với mọi người. Ít người tin rằng anh ta có thể là hung thủ của các vụ án rúng động này.
Khi đối diện với cơ quan điều tra, Dũng thừa nhận mình chính là thủ phạm của 11 vụ án giết người nói trên. Khuôn mặt không chút biểu cảm, lạnh lùng và ít nói, Dũng khai với cơ quan điều tra mỗi lần gây án thường di chuyển từ nhà riêng huyện Du Trung, thành phố Lan Châu lên thành phố Bạch Ngân.
Sau khi gây án, tên này trở về nhà như không có chuyện gì xảy ra. Dũng thường xuyên mang theo dao nhọn bên mình để uy hiếp nạn nhân, cưỡng bức tình dục, rồi giết chết họ.
Luật sư Chu Ái Quân, bào chữa cho Dũng, khi bị hỏi về các nạn nhân hoặc về những vấn đề nhạy cảm, thân chủ của ông không bực tức, không nói tục thể hiện thái độ rất lạnh lùng.
Duy nhất chỉ khi nhắc về bé gái 8 tuổi bị giết trong công ty điện lực, biểu hiện của Dũng có vẻ khác thường, đôi tay nắm chặt vào nhau, cúi đầu thấp giọng. Dũng tự nhận mình là người xấu, có chút điên cuồng. Và đây cũng là lần duy nhất anh ta tự nhận xét về mình.
Gia đình Cao Thừa Dũng được liệt vào hàng danh gia vọng tộc trong vùng. Dũng là con út, được đặt nhiều kì vọng. Năm 1984, Dũng thi trượt đại học, hai năm sau nhờ người trong họ xin cho học phi công nhưng cũng không thành. Những thất bại này đã làm Dũng rất thất vọng.
Sau khi kết hôn, vợ Dũng sinh được hai người con trai. Sau đó, vợ và con phải chuyển lên Bạch Ngân sinh sống và học tập. Đây cũng là điều kiện thuận lợi mỗi lần Dũng lên Bạch Ngân chơi và thực hiện các vụ giết người ghê rợn.
Áp lực của cuộc sống làm cho y có những suy nghĩ tiêu cực và ấp ủ ý định trả thù đời. Anh ta cho rằng xã hội bất công với mình nên chọn cách giết người để báo thù và xả bớt áp lực trong lòng.
Không khí hồi hộp căng thẳng bao trùm. Khi được hỏi sau khi sát hại 11 nạn nhân, bị cáo có thấy hối hận không, Cao Thừa Dũng lạnh lùng đáp: “Không hối hận”. Nhưng, chỉ khi đối diện với thân nhân các nạn nhân, chứng kiến sự đau khổ và giọt nước mắt của họ, Dũng mới cúi gập người nói: "Tôi xin lỗi".
Đâu đó trong hội trường những giọt nước mắt rơi xuống, nỗi uất ức xen lẫn phẫn nộ dày vò thân nhân những nạn nhân vô tội. Họ đứng dậy mắng chửi Cao Thừa Dũng, tố cáo tội ác của bị cáo này và kể về nỗi đau mà gia đình họ phải gánh chịu. Sự thành khẩn trong câu nói của Dũng cũng không thể làm cho thân nhân các nạn nhân vơi bớt đi oán hận do những tội ác của anh ta đã gây ra.
Tòa tuyên Cao Thừa Dũng mức án tử hình, đồng thời tịch thu toàn bộ
tài sản, bồi thường cho mỗi gia đình nạn nhân hơn 3,9 vạn tệ (khoảng 132
triệu đồng) và bản án sẽ được thi hành trong vòng 10 ngày.
Sau khi tuyên án, Dũng thừa nhận toàn bộ cáo trạng, chấp nhận án phạt và không kháng cáo lên tòa án phúc thẩm. Anh ta đứng lặng trước vành móng ngựa đón nhận bản án với thái độ thản nhiên như đã biết từ trước.
“Bạch Ngân án” kết thúc khép lại những hoang mang tưởng chừng như không có hồi kết, trả lại cho thành phố sự yên bình vốn có, trả lại công lý cho những nạn nhân xấu số và phần nào an ủi thân nhân những người bị hại đang phải chịu đựng nỗi đau hằn sâu trong tâm trí.
Lời tòa soạn: Ngày 24/4 tới đây, TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử phúc
thẩm vụ án dân sự về việc “Yêu cầu xin lỗi công khai, bồi thường thiệt
hại” của bà Nguyễn Thị Mùi (thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh) với
Báo Gia đình Việt Nam.
Điều gây xôn xao dư luận, là trước đó, ngày 22/9/2017, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, đã mở phiên tòa sơ thẩm lần 2, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Mùi, yêu cầu Báo Gia đình Việt Nam và Tổng biên tập Hồ Minh Chiến phải xin lỗi độc giả, bà Mùi và gia đình cùng vong linh người chết (?!).
Ngoài ra, Tòa yêu cầu Báo gia đình Việt Nam bồi thường cho bà Nguyễn Thị Mùi tổng số tiền 72.726.000 đồng, trong tổng số tiền 300 triệu đồng mà bà Mùi yêu cầu đền bù.
Cả Báo Gia đình Việt Nam cùng bà Nguyễn Thị Mùi đều không chấp nhận bản án này, nên sẽ “gặp nhau” ở Tòa dân sự Hà Nội.
Điều thú vị, xoay quanh vụ kiện đòi bồi thường này, đó là tấm ảnh chân dung bà Nguyễn Thị Mùi được đăng trên một ấn phẩm của Báo Gia đình Việt Nam. Bà Mùi vin vào việc Báo không có văn bản đồng ý của bà khi đăng hình ảnh, và điều đó làm tổn hại đến sức khỏe, uy tín, tinh thần... khiến bà thiệt hại đến 300 triệu đồng (?!).
Điều khó tin nổi với giới báo chí, là Tòa dân sự Cầu Giấy không chỉ yêu cầu Báo bồi thường, mà còn bắt xin lỗi cả “vong linh người chết”. Mà “vong linh người chết” ở đây chính là Bùi Đức Lợi, một tên tội phạm khát máu, một kẻ giết người hàng loạt, một kẻ gây tang thương cho biết bao người hiện còn sống ở Quảng Ninh.
Mấy mạng người bị sát hại, mấy gia đình mất người thân, người đàn bà bệnh tật chưa được người thân của tên sát nhân này đền bù đồng nào, chưa được một lời xin lỗi, vậy mà Tòa dân sự Cầu Giấy lại bắt lãnh đạo của một tờ báo xin lỗi “vong linh người chết”, tức là phải xin lỗi “vong linh” của tên giết người khét tiếng, đã bị tử hình bởi quyết định của Tòa án nhân dân Tối cao.
Câu chuyện chỉ xoay quanh vụ việc Báo Gia đình Việt Nam đăng ảnh chân dung bà Mùi có đúng quy định hay không, mà đẩy lên thành vụ việc phức tạp.
Luật sư Phạm Ngọc Minh Công ty TNHH Everest cho biết: “Bà Nguyễn Thị Mùi cho rằng Báo Gia đình Việt Nam đã tự ý đăng ảnh cá nhân của bà, tự ý đăng đời tư của bà lên báo chí, xúc phạm đến quyền tự do tín ngưỡng của bà mà không được sự đồng ý của bà là không có căn cứ. Khi phóng viên chụp các bức ảnh này, bà Nguyễn Thị Mùi không phản đối. Cụ thể là cả hai bức ảnh chụp trực diện thể hiện rõ thái độ chủ động của bà Nguyễn Thị Mùi khi được chụp ảnh. Như vậy, bà Nguyễn Thị Mùi không phản đối việc phóng viên chụp và đăng ảnh”.
Ngoài ra, theo ông Minh, việc bà Mùi liên tục kiện cáo các cơ quan thi hành án, tuyên truyền mê tín dị đoan với cảnh “tử tù Bùi Đức Lợi” nhập vong vào cô đồng Sinh (ở Hải Dương), khiến dư luận hiểu sai vụ án, thì với trách nhiệm của cơ quan báo chí, cần thiết phải làm rõ hiện tượng này, do đó, việc chụp ảnh bà Mùi như nhân vật tuyên truyền mê tín dị đoan, là trách nhiệm của báo chí, không cần phải xin phép bằng văn bản.
Câu chuyện về tên sát nhân giết người hàng loạt Bùi Đức Lợi “hiện hồn” gây náo loạn xã hội, từng được nhóm phóng viên của Báo điện tử VTC News cùng với Gia Đình Việt Nam kết hợp điều tra, bóc mẽ từ năm 2013. Báo điện tử VTC News tiếp tục thông tin về câu chuyện này, để độc giả hiểu rõ bản chất của sự việc.
Kỳ 1: Người đàn bà mê tín và những câu chuyện “dị đoan”
Người mẹ đau khổ
Thời điểm 2012-2013, cho đến tận bây giờ, dư luận cả nước vẫn xôn xao về những video clip liên tục được tung lên mạng, về chuyện “hồn ma tử tù” đã nhập vào nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Sinh (thường gọi là cô đồng Sinh ở thôn Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương) để kêu oan. Rồi cả “hồn ma” các cụ nhà tử tù cũng nhập vào cô đồng này để kể lể những chuyện kỳ quái.
Theo đó, những “vong hồn” này khẳng định rằng, Bùi Đức Lợi (trú ở Thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh) không phải thủ phạm trong vụ giết người hàng loạt, cướp của, hiếp dâm. Không những thế, “hồn ma” cả nạn nhân của vụ giết người man rợ cũng “nhập” vào cô đồng Sinh để kêu oan cho “tử tù”.
Kinh dị hơn, “hồn ma” còn tố cáo lực lượng thực thi pháp luật, đã bí mật móc mắt, moi gan, lấy tim, óc… của tử tù để bán sang Trung Quốc, chứ không hề tử hình theo quy trình! Những thước phim rùng rợn với nhiều người vây quanh xem, đã khiến không ít người rùng mình sợ hãi. Thậm chí, những người không biết gì về vụ án kia đã tỏ ra bức xúc, cho rằng mạng người chết oan, mà kẻ tội đồ vẫn nhởn nhơ pháp luật.
Người mẹ của “hồn ma tử tù” trong những video trên mạng là bà Nguyễn Thị Mùi, trú ở tổ 4, thị trấn Cái Rồng.
Hôm đó, đường ra huyện đảo Vân Đồn lộng gió. Thời tiết rất lạ. Lúc trời nổi giông gió, mây đen vần vũ, mưa như trút nước, rồi nắng lại vàng ruộm khắp núi non, biển một màu xanh ngọc.
Đón chúng tôi ở ngã ba Bưu điện trung tâm, bà Nguyễn Thị Mùi ngó trước, nhìn sau, rồi lôi tuột chúng tôi vào ngôi nhà trong ngõ nhỏ. Mảnh đất rộng rãi, ngôi nhà to, mà cổng rả xộc xệch. Ngôi nhà khang trang, nhưng chẳng có đồ đạc gì. Bàn ghế cũng không có. Bà trải chiếu tiếp khách dưới nền đất.
Người đàn bà tóc muối tiêu, điểm nhiều sợi bạc, đôi mắt hõm sâu, đủ biết đã trải đau đớn nhường nào. Mẹ nào mà chẳng thương con. Mất đứa con ngoan thì đau lắm, nhưng mất đứa con hư, thì nỗi đau cũng chẳng kém hơn, bởi vừa mất con, vừa đau xót vì đã mang nặng đẻ đau một đứa con hư đốn. Nhưng giờ, bà lại nặng trĩu nỗi lòng, vì mang suy nghĩ con mình chết oan uổng, thì thử hỏi còn nỗi đau nào kinh khủng hơn nữa?
Bà Mùi mang cốc nước lọc, lần mò trong ánh điện yếu ớt
tìm cặp kính lão, lật xếp hồ sơ. Bao năm nay, bà chạy đôn chạy đáo, bán
cả đất, thuê luật sư, thảo cả tạ đơn thư khiếu kiện mong gỡ tội cho con
mình. Giờ con đã sang cát, bà vẫn không ngừng soạn đơn, thuê luật sư, và
còn tính bán hết cả đất ở, đất rừng với mong muốn con mình được giải
oan, linh hồn được siêu thoát! Bà lập trình tư tưởng cho mình và quyết
tâm làm việc đó, bởi bà có niềm tin con mình vô tội.
Tôi hỏi bà: “Các bản án, rồi kết luận của công an, viện kiểm sát, tòa án các cấp đều khẳng định con bà mắc trọng tội giết người, hiếp dâm, cướp có vũ khí. Con bà cũng đã nhận tội bằng ghi hình, ghi âm, bằng chữ ký vào các bản cung. Vậy bà vin vào điều gì mà mang niềm tin con mình vô tội?”. Bà Nguyễn Thị Mùi giở từng trang giấy, dùng bút chỉ vào những chỗ đánh dấu và phân tích như một chuyên gia. Tôi hiểu rằng, những điều bà nói, phân tích, hầu như là do luật sư chỉ dẫn, vạch vòi ra giúp. Nếu chỉ đi sâu và để tâm vào một số chi tiết ấy, thì có thể sẽ còn nghi vấn, nhưng nhìn chung toàn bộ hồ sơ vụ án, thì Bùi Đức Lợi đã phạm tội kinh hoàng. Nhưng trong câu chuyện dài dòng, miên man, tôi tin rằng, đức tin con mình vô tội của bà mẹ đau khổ này, có phần nhiều xuất phát từ những buổi gọi hồn kỳ lạ.
Bà Nguyễn Thị Mùi quê ở xã Quỳnh Sơn (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Bà sinh ra trong gia đình có 6 chị em. Bà là cả. Bà Mùi vốn học trường kỹ thuật bưu điện ở Phủ Lý. Học xong ngành bưu điện thì tiếp tục học Báo vụ ở Núi Đọi (Hà Nam). Bà được điều ra Quảng Ninh làm ở bưu điện Móng Cái. Sau chuyển về Hòn Gai. Làm việc ở đây vài năm, bà về Thái Bình cưới chồng bộ đội. Đến năm 1977, chồng bà, ông Bùi Đình Quyền phục viên, thì sống với nhau ở Vân Đồn. Ông bà sinh được 3 người con trai. Người con cả sinh năm 1975, đã có vợ con ở Hà Nội. Con thứ 2 là Bùi Đức Lợi, sinh năm 1979, kẻ đã bị tử hình vì tội giết người hàng loạt. Người con thứ 3 sinh năm 1982, từng làm ở bưu điện huyện, nhưng vì không chịu nổi sức ép khủng khiếp sau vụ án của anh trai, đã bỏ việc Nhà nước lên Hà Nội sinh sống.
Nhắc đến Bùi Đức Lợi, bà lại ngẩng mặt nhìn lên ban thờ lạnh lẽo khói hương. Nhìn căn nhà trống hoác, bàn thờ Lợi cũng lạnh lẽo, hoang tàn, chỉ có di ảnh và bát hương lâu ngày không nhang khói. Bà bảo rằng, bà đã đưa hài cốt con trai về Thái Bình và giải quyết xong vụ kiện, bà cũng bán nốt nhà rồi về Thái Bình ở.
Thấy thái độ tôi có vẻ lo sợ, bà Mùi trấn an rằng, con trai bà (tức tử tù Bùi Đức Lợi) rất thiêng, sẽ đi theo bảo vệ tôi vì bà nghĩ tôi đi đòi "công bằng" cho bà. Bà cũng luôn miệng kể rằng không có "vong hồn con trai" đi theo bảo vệ, thì bà khó còn bảo toàn tính mạng đến ngày nay.
Rồi bà Mùi kể về vụ tai nạn khủng khiếp diễn ra cách nay không lâu. Hôm đó, bà lên nhà cô đồng Sinh ở Hải Dương gọi hồn con. Xong việc, bà bắt xe khách về. Lên xe, như thường lệ, bà chọn ngồi giữa xe cho an toàn. Bà kiện cáo nhiều năm nay, từng bị án vì tội gây rối, nên trong đầu lúc nào cũng thường trực suy nghĩ có người hãm hại. Để bảo toàn cho tính mạng mình, nên bà cũng cẩn thận hết mức. Tuy nhiên, đang ngồi giữa xe, thì bà bị đẩy xuống gần cuối xe. Một người phụ nữ chiếm mất chỗ ngồi của bà. Người phụ nữ này cứ liên tục gọi điện, bảo là xe đã đến chỗ này, xe đã đến chỗ kia. Bà đang thiu thiu ngủ, thì rầm một cái. Cả phần đuôi xe bị nhấc bổng lên trời. Cả xe náo loạn, người kêu, người khóc. Hóa ra, chiếc xe tải chở gạch mất lái đã húc thẳng vào đuôi xe khách. Đầu xe tải chúi xuống, nhấc bổng đuôi xe khách lên trời. Thân thể bà Mùi bị một số mảnh kính găm vào, chảy máu.
Tuy nhiên, vụ va chạm không ảnh hưởng đến sức khỏe của bà. Bà Mùi phân tích vụ tai nạn và khẳng định với tôi rằng, bà đã bị… ám sát! Bà nghi ngờ người phụ nữ lạ kia lên xe, chiếm chỗ ngồi của bà với mục đích đẩy bà xuống cuối xe, rồi gọi điện thông báo địa điểm xe đi tới, để điều sát thủ đến. Tôi phân tích rằng, nếu muốn hại bà, thì có nhiều cách hại, chứ chẳng ai dại dột lại đâm cả xe tải vào xe khách chở nhiều người như vậy, nhưng bà Mùi vẫn mang đức tin cho riêng mình. Sự sống sót của bà trong vụ tai nạn không chết ai ấy, được bà tin rằng do linh hồn con trai “chết oan” theo sát bảo vệ. Và cũng vì thế, bà luôn trấn an tôi rằng, con trai bà luôn theo sát bảo vệ nhà báo đi tìm lẽ phải, sẽ không ai hãm hại được.
“Thằng con Dại”
Trở lại chuyện người con trai thứ 2, tên là Bùi Đức Lợi của bà. Trong câu chuyện với tôi, bà gọi là “thằng Dại”, ý nói đó là đứa con dại dột, nông nổi.
Theo bà, Bùi Đức Lợi vốn là đứa con ngoan, học hành cũng tạm được. Tuy nhiên, đen đủi xảy đến với Lợi từ năm học lớp 10. Hồi Lợi đang học lớp 10, ở thị trấn Cái Rồng xảy ra một vụ hiếp dâm trẻ em ở nghĩa trang. Mấy cán bộ ở thị trấn bảo Lợi sang trụ sở khiêng hộ bàn ghế, rồi giữ luôn lại để lấy lời khai. Họ kiểm tra trên người xem có vết chạm trổ như lời nạn nhân nói không. Không thu thập được chứng cứ gì, nên họ thả Lợi về. Sau lần đó, Lợi bị ám ảnh lắm, chịu nhiều lời đồn, dị nghị. Cũng vì thế, Lợi sống kín đáo, xa rời mọi người.
Học xong lớp 12, Lợi thi vào Đại học Bách khoa Hà Nội và đỗ vào khoa Điện tử viễn thông. Lúc đó, người anh trai của Lợi, cũng học khoa này, sắp ra trường. Ngày đó, gia đình bà Mùi rất khó khăn. Vợ chồng ly thân, mình bà nuôi 3 người con với đồng lương ba cọc ba đồng. Thương mẹ, 2 tháng sau ngày nhập học, Bùi Đức Lợi đã bỏ học. Lợi vào thẳng Đắk Lắk làm thuê cho một gia đình trồng cà phê trong đó. Làm được 3 tháng, biết cách trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê, lợi bỏ về Vân Đồn. Khi đó, gia đình được chia 10 héc-ta rừng, nên Lợi bàn với mẹ trồng cà phê. Tuy nhiên, bà Mùi đã không đồng ý cho Lợi trồng cà phê, vì đất và thời tiết không phù hợp. Nghe lời mẹ, Lợi vào Cái Bầu, làm thuê cho nhà bà Hẹn, là người quen, để học cách trồng rừng. Học được 2 tháng thì Lợi về nhà và quyết tâm trồng rừng, với mong ước làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà.
Thấy con chịu khó, lại quyết tâm làm giàu, nên bà Mùi đã để cho Lợi đứng tên toàn bộ 10 héc-ta đất rừng. Lợi đã bỏ học, hy sinh riêng mình, để anh tiếp tục được học, em trai có điều kiện vào đại học, nên bà Mùi bù đắp hết cỡ cho Lợi. Trồng trọt suốt mấy năm trời, đến tháng 6-2006, chuẩn bị thu hoạch, thì rừng cháy đùng đùng. Mẹ con bà Mùi nhờ cả đơn vị bộ đội đóng gần đó lên cứu giúp, nhưng không chữa nổi. Nước thiếu, mà ngọn lửa quá hung dữ, đã thiêu trụi toàn bộ rừng keo mà mẹ con bà vất vả trồng trọt suốt mấy năm qua.
Không chấp nhận thất bại, bà Mùi và con trai tiếp tục gây dựng lại sự nghiệp trồng rừng. Mẹ con bà thuê tới 20 nhân công, làm việc suốt ngày để trồng lại rừng. Quá trình trồng rừng đang diễn ra, thì xảy ra bi kịch kinh hoàng, khiến không những cả huyện đảo Vân Đồn, mà cả tỉnh Quảng Ninh chấn động: Một vụ hiếp dâm, giết người hàng loạt xảy ra trên một quả đồi…
Theo lời bà Mùi kể lại, thì năm 2009, bà lên thăm con, mới biết con đã bị tử hình rồi. Bà tìm ra nghĩa địa, thấy mộ Lợi. Mấy năm sau, bà đào xác con về. Bà thấy một cánh tay của Lợi bị gẫy.
Sau đó, bà liên tục gặp "báo mộng" rằng con trai bà bị người ta đục đầu, khoét mắt, cắt lưỡi con, rồi mổ bụng moi tim, gan, cắt cả quả cà...
Chuyện Lợi về báo mộng khiến bà Mùi mất ăn, mất ngủ. Bà kể chuyện này với nhiều người. Sau khi có được lời khuyên, bà quyết định tìm đến “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thị Sinh. Bà rủ 2 cô em đi cùng.
Từ Vân Đồn đến nhà ngoại cảm ở Bình Giang (Hải Dương) khá xa, nên phải đi sớm. Thế nên, tối hôm trước, hai người em đã lên nhà bà ở thị trấn Cái Rồng ngủ cùng, để sáng sớm bắt xe khách. Nửa đêm, một cô em của bà hét ầm ĩ lên, rồi tỉnh dậy kể rằng mơ thấy Bùi Đức Lợi bị khoét mắt về dọa.
Những giấc mộng kinh dị khiến 3 người đàn bà đều có niềm tin rất lớn vào sự "báo mộng" của "vong hồn Bùi Đức Lợi". Sớm hôm sau, 4 giờ sáng, 3 người phụ nữ đã trở dậy cơm nước. 5 giờ sáng, mọi người ra bến xe Vân Đồn để đi Hải Dương, tìm đến nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Sinh, còn gọi là cô đồng Sinh, ở làng Ngọc Cục (xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương). Câu chuyện “hồn ma tử tù” cùng nạn nhân nhập vào nhà ngoại cảm khiến không ít người bàng hoàng, rùng rợn.
Theo các tài liệu từ cơ quan điều tra, khoảng 8 giờ ngày 11-8-2006, Bùi Đức Lợi (SN 1979, trú thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cầm khẩu súng thể thao tự chế, cuộn dây thừng nhỏ, chiếc khăn bông, cái cuốc và một túi bánh từ xã Hạ Long (Vân Đồn) lên đồi Máy Bay (huyện Vân Đồn) chặt cây giống về trồng. Đến khu vực lưng chừng đồi nghe có tiếng chặt củi và bóng người, hắn nảy sinh ý định cướp tài sản nên lần theo tiếng động đến gần. Thấy chị Nguyễn Thị Duân (SN 1969, trú xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) cùng hai con là Nguyễn Thị Mai (SN 1993) và Nguyễn Văn Lâm (SN 1995) đang chặt củi, Lợi lấy khăn bịt mặt, chỉ để hở hai mắt, tiếp cận đối tượng. Hắn đã nảy sinh ý định hiếp dâm chị Duân, nhưng không được, nên dùng dao chém nhiều nhát vào đầu chị. Sau đó, hắn giết cả cháu Mai và Lâm.
Khoảng 19 giờ 30 ngày 29-1-2007, Lợi đội mũ len trùm kín mặt chỉ để hở hai mắt, cầm khẩu súng trèo tường đột nhập nhà ông Phan Đình Hùng (tổ 92, khu Đồn Điền, Hà Khẩu, TP. Hạ Long). Ông Hùng dùng tay hất khẩu súng. Lợi bắn ngay khiến ông gục xuống nền nhà, chết tại chỗ. Trước đó, 19 giờ 30 ngày 7-1-2007, Lợi cầm khẩu súng nói trên, đội mũ len bịt mặt đột nhập nhà ông Nguyễn Sỹ Điều. Lợi lấy một đoạn dây đưa cho bà Lân bắt bà trói chồng lại. Xong việc, hắn lục soát lấy 30 triệu đồng rồi khóa cửa nhốt vợ chồng ông Điều lại, bỏ trốn. Khoảng 20 giờ ngày 15-1-2007, Lợi đội mũ len bịt kín mặt cầm súng đột nhập nhà anh Trần Văn Hậu (ở tổ 16, khu 2, phường Cửa Ông) cướp tài sản. Hắn lục soát lấy 200 ngàn đồng, một đôi hoa tai và 3 nhẫn vàng, một đồng hồ Rado rồi trói mọi người lại và biến mất.
TAND tỉnh Quảng Ninh và TAND tối cao tại Hà Nội đã tuyên xử tử hình đối với Bùi Đức Lợi.
Kẻ ác nhân mưu sâu kế hiểm phản đòn khiến Công an suýt bó tay
Trinh sát kể chuyện phá vụ án thiếu nữ nằm dưới đáy đầm tôm
Những cơn mưa tầm tã hầu như đã xóa hết dấu vết hiện trường vụ án, kết quả khám nghiệm tử thi cũng mang lại con số 0 vì trong thời gian ngâm nước quá lâu, những dấu vết trên thi thể cũng không còn. Các chiến sĩ trinh sát đã phá vụ án này thế nào?
Hình chỉ mang tính minh họa (internet)
Do mới thu hoạch tôm và vừa thả nuôi vụ tôm mới nên cha mẹ thiếu nữ Đoàn Thị Thu Tâm (SN 1992) phải đi gom tiền bán tôm từ các mối hàng khác huyện. Sáng ngày 31/7/2010 người cha bảo con gái ra chòi giữ tôm với người làm công như thường lệ. Đến chiều, vợ chồng anh về, không thấy con đâu, hỏi người làm công thì được biết lúc trưa có bạn trai của cô đến rủ đi chơi.
Đến mờ tối vẫn không thấy, gọi điện không liên lạc được, cả nhà huy động người thân đi tìm kiếm. Mãi đến ngày thứ ba, sự thật kinh hãi mới lộ diện khi một người phát hiện một xác chết nữ nổi lềnh bềnh giữa đầm tôm. Vớt xác lên, vợ chồng chủ đầm tôm nhận ra ngay đó là con gái mình.
Hiện trường là đầm tôm rộng khoảng 10 ngàn m2, nước rất sâu, xung quanh có hai chòi giữ tôm. Điều dã man ở chỗ hung thủ đã giấu xác rất tinh vi. Thi thể bị cột vào một cây tầm vông cắm xuống đáy đầm. Khám nghiệm tử thi, bác sĩ pháp y xác định tử thi đang trong thời kỳ phân hủy, ở vùng cổ có nhiều vết bầm do ngoại lực tác động, trong phổi không có nước; lấy dịch trong phổi đi giám định thì xác định không có tảo phù hợp với tảo ở đầm tôm. Cảnh sát xác định nạn nhân không phải bị dìm xuống nước chết mà đã bị sát hại trước đó ở trên cạn.
Những chứng cứ khác tại hiện trường giúp cảnh sát phán đoán động cơ gây án: Toàn bộ nữ trang còn nguyên vẹn. Bộ phận sinh dục có dấu hiệu bị xâm hại tình dục, nhưng do thời gian thi thể ở dưới nước quá lâu nên không còn bất cứ dấu vết nào của kẻ thủ ác như tinh dịch, tóc... Đây là một vụ giết người, hiếp dâm chứ không phải một vụ giết người cướp tài sản?
Cảnh sát nghi vấn nơi phát hiện xác chỉ là nơi giấu xác chứ không phải là hiện trường chính của vụ án. Vụ án đã xảy ra ở nơi khác, có thể tại một trong hai chòi giữ tôm. Một lần nữa lực lượng kỹ thuật hình sự lại quay lại khu vực, mở rộng hiện trường, đặc biệt khám nghiệm kỹ lưỡng hai chòi giữ tôm.
Những cơn mưa tầm tã trong mấy ngày trước đó đã “đồng lõa” cùng tội ác, khiến những dấu vết tội phạm thường để lại hiện trường như dấu chân, dấu máu… bị xóa mờ. Thế nhưng dù đã được cơn mưa “giúp sức” và kẻ thủ ác có vẻ đã có thời gian xóa dấu hiện trường, nhưng một số dấu vết vẫn còn lưu lại như một vết máu.
Như vậy chòi giữ tôm lớn là hiện trường chính vụ án, nơi nạn nhân bị giết. Trong chòi có một vài chi tiết lộn xộn bất thường, phải chăng đã xảy ra sự giằng co giữa nạn nhân và kẻ thủ ác?
Theo gia đình nạn nhân thì chòi giữ tôm này ít ai lui tới, vào ngày con gái mất tích thì chỉ có cô và người làm công tên Trần Văn Khanh (SN 1991, ngụ ấp Bến Chùa, xã Hiệp Mỹ Tây) ở đầm giữ tôm. Khanh được triệu tập.
Gia đình nghi phạm rất nghèo khó, cha mẹ li hôn nhau từ nhỏ, Khanh sống với mẹ. Khanh không biết chữ nhưng tính tình ngoan hiền, ít nói, chăm chỉ làm lụng và được người quen giới thiệu nên đến làm thuê cho gia đình nạn nhân. Nhiều lần được nghỉ về nhà chơi, Khanh thường kể về lòng tốt của gia đình ông chủ, vẻ rất quí mến.
Về quan hệ với cô chủ, do hai người gần bằng tuổi nhau nên thường xuyên trò chuyện thân thiết. Đã nhiều lần cô chủ ra đầm coi tôm cùng mà chưa từng chuyện gì xảy ra.
Coi đầm tôm cả ngày mà không phát hiện việc cô chủ bị ghim xác?
Tại cơ quan điều tra, Khanh rành mạch cho rằng không liên quan gì đến vụ án. “Tụi cháu rất thân nhau nên không có lý gì để ra tay sát hại cô ấy. Hôm đó cô chủ ở chòi giữ tôm lớn, cháu ở chòi giữ tôm nhỏ, lúc trưa cháu thấy một người bạn trai của cô chủ đến ngồi nói chuyện rồi sau đó hai người đi đâu cháu không để ý vì không muốn nhòm ngó chuyện người khác”, lời khai được đánh giá khá thuyết phục.
Hỏi lại những người thân của nạn nhân, được biết trong suốt ba ngày cô chủ mất tích, Khanh rất nhiệt tình trong việc tìm kiếm, không có thái độ bất thường nào. Như vậy Khanh khó có thể là thủ phạm?
Vụ án đến đây đi vào kết cục “mờ tịt”. Trong buổi họp tìm hướng điều tra mới, lật lại các tình tiết vụ án, lời khai của các nhân chứng và đặc biệt là lời khai của Khanh, một điều tra viên bỗng “soi” ra một phi lý bất ngờ: Có nhiệm vụ trông coi đầm tôm và đã làm việc này nhiều năm nên rất “chuyên nghiệp”, vậy tại sao Khanh không phát hiện ra chuyện có ai đó đã mang thi thể cô chủ mình ghim xuống đáy đầm tôm; mà công việc phi tang này phải hàng giờ đồng hồ mới xong xuôi?
Một mâu thuẫn khác cũng được “chỉ mặt đặt tên”: Sáng hôm đó trời mưa tầm tã. Liệu có cặp tình nhân nào lại dắt nhau đi chơi như lời Khanh khai? Nếu có chuyện “quan hệ đen tối” thì quanh đó nhiều cây số không có nơi nào để nam nữ “hành sự”, chẳng lẽ lại lơ ngơ dắt nhau đi tắm mưa ngoài đồng?
Mọi hướng nghi vấn lại quay về Khanh. Các trinh sát âm thầm tỏa đi gặp những nhân chứng là những người sống xung quanh con đường dẫn vào hiện trường vụ án. Kết quả: Không ai nhìn thấy có người thanh niên nào vào khu vực trong buổi sáng ngày 31/7. Cảnh sát còn tìm gặp những người bạn của nạn nhân, ai cũng khẳng định hôm xảy ra sự việc không ai tìm gặp Tâm. Cảnh sát có cơ sở khẳng định Khanh bịa chuyện.
Thì ra sáng 31/7, sau khi vợ chồng ông chủ đi lấy tiền bán tôm thì cô chủ ra chòi giữ tôm. Đôi trẻ trò chuyện một lúc rồi Khanh đi ra chòi nhỏ. Đến khoảng hơn 10h, trời đổ mưa, Tâm chạy vào chòi lớn xem có bị dột nước không. Thấy thiếu nữ đang nằm võng ngủ, lén đứng ngắm một lúc, dục vọng nổi lên, Khanh lấy một cái gối đè lên mặt thiếu nữ. Nạn nhân giật mình kháng cự, cào cấu thì bị Khanh xiết tay bóp cổ đến bất tỉnh, bế vào giường làm nhục.
Khi tỉnh dậy, thấy mình không mảnh vải che thân, biết mình đã bị hiếp dâm nên Tâm la khóc sụt sùi. Khanh năn nỉ, xin xỏ, dụ dỗ “mọi việc đã rồi, Khanh sẽ xin cưới Tâm làm vợ”. Thấy kẻ xấu xa đã làm nhục mình lại còn buông lời bỉ ổi, nạn nhân tức giận dọa sẽ tố cáo. Khanh âm thầm lên “kế hoạch hai”.
Cơn mưa ngày càng nặng hạt, thiếu nữ khóc mãi rồi cũng mệt, quay mặt vào vách chòi. Khanh nhào vào bóp cổ nạn nhân đến tắt thở, kéo xác ra đầm, cột thi thể vào cây tầm vông, dìm xuống đáy. Thủ phạm thu dọn hiện trường, xóa sạch dấu vết. Trong lúc mọi người đi tìm, Khanh cũng nhiệt tình đi tìm để tránh nghi ngờ. Đến khi xác nổi lên, lo sợ bị phát hiện, Khanh đang thu xếp đồ đạc bỏ trốn thì bị triệu tập.
Phiên xử Khanh diễn ra vào một ngày cuối tháng 9/2010. Tòa tuyên phạt bị cáo mức án tử hình về tội giết người và hiếp dâm.
Theo Kiều Ngọc
Xa lộ pháp luật
Kể chuyện truy xét kẻ giết người hàng loạt tại Tây Nguyên (Kỳ 1: Xác chết trong rừng thông)
Cập nhật: Thứ hai, 13/11/2017 - 19h0'
Cuối
tháng 3-2017, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Lâm Đồng hoàn tất kết quả điều tra,
đưa Kiều Quốc Huy (1988, trú tổ 9A, TT Lộc Thắng, H. Bảo Lâm, Lâm Đồng)
sang VKSND đồng cấp truy tố về 3 tội danh “Giết người”, “Cướp tài sản”
và “Tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng trái phép” có liên quan đến 3
tỉnh Tây Nguyên là Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng.
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thu hút sự quan tâm dư luận trong cả nước, bởi hung thủ sử dụng hung khí (dao và súng) giết hại nhiều người chiếm đoạt tài sản trị giá hàng tỷ đồng, được CA tỉnh Lâm Đồng xác lập chuyên án để đấu tranh. Phóng viên Báo Công an TP Đà Nẵng tiếp xúc với Ban Chuyên án (BCA) và ghi nhận nhiều tình tiết ly kỳ về quá trình đấu tranh với “kẻ ác thú” này.
Ngày
30-8-2015, một người chăn dê tại H. Bảo Lâm phát hiện có một xác chết
nam giới bị chôn trong rừng thông thuộc tổ 24 (TT Lộc Thắng) nên trình
báo CAH Bảo Lâm. Qua kiểm tra, xác minh sơ bộ, CAH Bảo Lâm báo cáo vụ
việc đến CA tỉnh Lâm Đồng để thành lập Hội đồng khám nghiệm hiện trường,
tử thi, làm rõ nguyên nhân chết của nạn nhân.
Hiện trường là một bãi rác trong rừng thông, gần Tỉnh lộ 725, cách Nhà máy Bauxite nhôm Lâm Đồng khoảng 500m và mặt đường chính 12m. Nơi đây khá vắng vẻ, một số người dân địa phương thường đưa gia súc đến chăn thả. Nạn nhân bị chôn, phía trên có nhiều tấm chăn cũ và rác thải. Kiểm tra tử thi xác định là nam giới khoảng 35 đến 40 tuổi, được chôn trong hố đất sâu khoảng 50cm, một phần gối chân trái trồi lên khỏi mặt hố, đang trong thời kỳ phân hủy mạnh. Khả năng nạn nhân chết trước đó khoảng 10 ngày, trên người mặc áo sơ-mi trắng ngắn tay, quần đùi. Phần ngực và cổ có 4 vết thương làm thủng áo, tổn thương đến hết phần mềm. Phía sau đầu có một lỗ thủng kích thước 1,4cmx3,7cm làm tổn thương toàn bộ tổ chức não, trong não có những mảnh kim loại nhỏ, là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết cho nạn nhân.
Từ kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi, xác định đây là vụ án giết người. Nơi phát hiện xác chết có thể là hiện trường phụ của vụ án. Tung tích của nạn nhân chưa được xác định rõ nên lãnh đạo CA tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Phòng CSHS, CAH Bảo Lâm nhanh chóng truy tìm để xác định động cơ của vụ án và có kế hoạch điều tra làm rõ.
Qua xác minh được biết, ngày 24-8-2015, CATP Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhận đơn trình báo của chủ hãng Taxi Quyết Tiến ở TP Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) về việc anh Hoàng Thế Vinh (1980, trú P. Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột) là lái xe của hãng taxi Quyết Tiến nhận hợp đồng đón khách từ TP Bảo Lộc về Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) nhưng không liên lạc được. Cụ thể, anh Vinh điều khiển ô-tô Innova 7 chỗ, BKS 47A-099.07 đi chở khách từ ngày 22-8-2015, nhưng đến ngày 24-8-2015 gọi điện thoại không nghe máy. Từ nguồn thông tin này, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Lâm Đồng nhanh chóng liên lạc với người nhà anh Vinh để hỏi về đặc điểm trang phục, phương tiện, tài sản, số điện thoại khi đi đón khách ở TP Bảo Lộc. Qua thông tin từ gia đình anh Vinh cung cấp, Cơ quan CSĐT xác định trang phục của anh Vinh trùng khớp với trang phục tử thi. Tiếp tục tiến hành cho nhận dạng tử thi, gia đình anh Vinh nhận ra nạn nhân chính là Hoàng Thế Vinh.
Đi sâu tìm hiểu công việc của nạn nhân được biết, ngày 16-8-2015, anh Vinh nhận hợp đồng chở khách từ TP Buôn Ma Thuột về TP Bảo Lộc bằng xe Toyota Vios, loại 4 chỗ. Ngày 19-8-2015, anh Vinh về lại TP Buôn Ma Thuột và thông báo với hãng là khách có hẹn khi nào điện thoại thì qua đón. Ngày 22-8-2015, anh Vinh điều khiển xe Innova màu xám, BKS 47A-099.07 báo với Cty là qua TP Bảo Lộc đón khách về TP Buôn Ma Thuột. Tối cùng ngày, gia đình và Cty gọi điện cho anh Vinh nhưng máy không liên lạc được. Đáng chú ý là ngày 23-8-2015, có một người đàn ông sử dụng số điện thoại 01222.458xxx gọi điện đến gia đình và Cty của anh Vinh. Người này xưng là cán bộ điều tra CATP Bảo Lộc và cũng là chủ nợ của anh Vinh, trao đổi với nội dung anh Vinh nợ tiền nhiều người và hẹn sẽ đến làm việc. Sau đó, gia đình và Cty anh Vinh gọi lại số máy này thì không liên lạc được.
Căn cứ vào kết quả xác minh, thu thập tài liệu ban đầu, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Lâm Đồng nhận định, đây là vụ án giết người cướp tài sản. Khả năng hung thủ đóng giả khách thuê xe rồi giết anh Vinh để chiếm đoạt ô-tô cùng ĐTDĐ. Từ nhận định này, lãnh đạo CA tỉnh chỉ đạo cho các điều tra viên (ĐTV), trinh sát (TS) chia thành nhiều tổ để tiến hành xác minh, thu thập tài liệu. Lực lượng điều tra khẩn trương rà soát tất cả đối tượng hình sự nổi, nhất là số cờ bạc lưu động ở địa bàn Lâm Đồng - Đắc Lắc, ra thông báo truy tìm tang vật vụ án và kiểm tra camera ở trạm thu phí dọc các tuyến quốc lộ thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt, các ĐTV tập trung xác minh về thời gian anh Vinh lưu trú từ ngày 16-8-2015 đến 19-8-2015 tại Lâm Đồng và dựng lại lộ trình của anh Vinh cùng đối tượng thuê xe.
Theo hướng điều tra này, bước đầu Phòng CSHS CA tỉnh Lâm Đồng nắm được thông tin, anh Vinh có lưu trú một mình tại khách sạn ở P. Lộc Sơn (TP Bảo Lộc) từ ngày 16-8 đến 19-8-2015. Nhận định đối tượng thuê xe rồi giết anh Vinh có nhiều khả năng sống tại TP Bảo Lộc nên Cơ quan CSĐT chỉ đạo lực lượng TS tiến hành rà soát các điểm cho thuê trọ tại đây. Quá trình xác minh, CQĐT nắm được thông tin, trong ngày 16-8-2015, có một khách hàng gọi thuê xe taxi hãng Lado chở từ khách sạn nơi anh Vinh thuê trọ về đường Tuệ Tĩnh (P. Lộc Sơn).
Nhận định khả năng nghi can sát hại anh Vinh trú tại đường Tuệ Tĩnh, CA tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các lực lượng khẩn trương xác minh. Đúng như phán đoán, ngày 1-9-2015, lực lượng CA phát hiện tang vật của vụ án là ô-tô Innova BKS 47A-099.07 đậu trước nhà số 40-Tuệ Tĩnh. Lực lượng TS nhanh chóng tiếp cận bao vây ngôi nhà, phát hiện và khống chế Kiều Quốc Huy cùng với ô-tô tang vật.
Quá
trình làm việc với cơ quan CSĐT, Huy khai báo quanh co, không thừa nhận
hành vi sát hại anh Vinh. Ban đầu Huy khai, bản thân chỉ là người chứng
kiến sự việc, còn hung thủ thực sự là anh Đỗ Hoàng Bình (1984, trú H.
Bảo Lâm). Cụ thể, Huy, Bình, Trương Ngọc Dũng (bạn Huy) và anh Vinh cùng
đi ô-tô BKS 47A-099.07 đến Đắc Nông để mua gỗ. Trong quá trình mua bán,
Vinh nảy sinh mâu thuẫn với Bình, Dũng và bị cả hai sát hại. Sau khi
giết Vinh, Bình và Dũng đưa xác nạn nhân về H. Bảo Lâm chôn, giao ô-tô
cùng ĐTDĐ cho Huy sử dụng.
Căn cứ vào kết quả thu thập tài liệu cùng những tang vật có trong nhà Huy, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Lâm Đồng nhận định lời khai của Huy là vô căn cứ. Sau 11 giờ kiên trì đấu tranh, ngày 2-9-2015, Huy đuối lý, khai nhận chính là kẻ giết anh Hoàng Thế Vinh tại Đắc Nông rồi đưa xác về H. Bảo Lâm chôn và chiếm đoạt toàn bộ tài sản của nạn nhân.
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thu hút sự quan tâm dư luận trong cả nước, bởi hung thủ sử dụng hung khí (dao và súng) giết hại nhiều người chiếm đoạt tài sản trị giá hàng tỷ đồng, được CA tỉnh Lâm Đồng xác lập chuyên án để đấu tranh. Phóng viên Báo Công an TP Đà Nẵng tiếp xúc với Ban Chuyên án (BCA) và ghi nhận nhiều tình tiết ly kỳ về quá trình đấu tranh với “kẻ ác thú” này.
CQĐT khám nghiệm ô-tô BKS 47A-099.07 bị cướp tại nhà Kiều Quốc Huy. |
Hiện trường là một bãi rác trong rừng thông, gần Tỉnh lộ 725, cách Nhà máy Bauxite nhôm Lâm Đồng khoảng 500m và mặt đường chính 12m. Nơi đây khá vắng vẻ, một số người dân địa phương thường đưa gia súc đến chăn thả. Nạn nhân bị chôn, phía trên có nhiều tấm chăn cũ và rác thải. Kiểm tra tử thi xác định là nam giới khoảng 35 đến 40 tuổi, được chôn trong hố đất sâu khoảng 50cm, một phần gối chân trái trồi lên khỏi mặt hố, đang trong thời kỳ phân hủy mạnh. Khả năng nạn nhân chết trước đó khoảng 10 ngày, trên người mặc áo sơ-mi trắng ngắn tay, quần đùi. Phần ngực và cổ có 4 vết thương làm thủng áo, tổn thương đến hết phần mềm. Phía sau đầu có một lỗ thủng kích thước 1,4cmx3,7cm làm tổn thương toàn bộ tổ chức não, trong não có những mảnh kim loại nhỏ, là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết cho nạn nhân.
Từ kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi, xác định đây là vụ án giết người. Nơi phát hiện xác chết có thể là hiện trường phụ của vụ án. Tung tích của nạn nhân chưa được xác định rõ nên lãnh đạo CA tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Phòng CSHS, CAH Bảo Lâm nhanh chóng truy tìm để xác định động cơ của vụ án và có kế hoạch điều tra làm rõ.
Qua xác minh được biết, ngày 24-8-2015, CATP Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhận đơn trình báo của chủ hãng Taxi Quyết Tiến ở TP Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) về việc anh Hoàng Thế Vinh (1980, trú P. Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột) là lái xe của hãng taxi Quyết Tiến nhận hợp đồng đón khách từ TP Bảo Lộc về Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) nhưng không liên lạc được. Cụ thể, anh Vinh điều khiển ô-tô Innova 7 chỗ, BKS 47A-099.07 đi chở khách từ ngày 22-8-2015, nhưng đến ngày 24-8-2015 gọi điện thoại không nghe máy. Từ nguồn thông tin này, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Lâm Đồng nhanh chóng liên lạc với người nhà anh Vinh để hỏi về đặc điểm trang phục, phương tiện, tài sản, số điện thoại khi đi đón khách ở TP Bảo Lộc. Qua thông tin từ gia đình anh Vinh cung cấp, Cơ quan CSĐT xác định trang phục của anh Vinh trùng khớp với trang phục tử thi. Tiếp tục tiến hành cho nhận dạng tử thi, gia đình anh Vinh nhận ra nạn nhân chính là Hoàng Thế Vinh.
Đi sâu tìm hiểu công việc của nạn nhân được biết, ngày 16-8-2015, anh Vinh nhận hợp đồng chở khách từ TP Buôn Ma Thuột về TP Bảo Lộc bằng xe Toyota Vios, loại 4 chỗ. Ngày 19-8-2015, anh Vinh về lại TP Buôn Ma Thuột và thông báo với hãng là khách có hẹn khi nào điện thoại thì qua đón. Ngày 22-8-2015, anh Vinh điều khiển xe Innova màu xám, BKS 47A-099.07 báo với Cty là qua TP Bảo Lộc đón khách về TP Buôn Ma Thuột. Tối cùng ngày, gia đình và Cty gọi điện cho anh Vinh nhưng máy không liên lạc được. Đáng chú ý là ngày 23-8-2015, có một người đàn ông sử dụng số điện thoại 01222.458xxx gọi điện đến gia đình và Cty của anh Vinh. Người này xưng là cán bộ điều tra CATP Bảo Lộc và cũng là chủ nợ của anh Vinh, trao đổi với nội dung anh Vinh nợ tiền nhiều người và hẹn sẽ đến làm việc. Sau đó, gia đình và Cty anh Vinh gọi lại số máy này thì không liên lạc được.
Căn cứ vào kết quả xác minh, thu thập tài liệu ban đầu, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Lâm Đồng nhận định, đây là vụ án giết người cướp tài sản. Khả năng hung thủ đóng giả khách thuê xe rồi giết anh Vinh để chiếm đoạt ô-tô cùng ĐTDĐ. Từ nhận định này, lãnh đạo CA tỉnh chỉ đạo cho các điều tra viên (ĐTV), trinh sát (TS) chia thành nhiều tổ để tiến hành xác minh, thu thập tài liệu. Lực lượng điều tra khẩn trương rà soát tất cả đối tượng hình sự nổi, nhất là số cờ bạc lưu động ở địa bàn Lâm Đồng - Đắc Lắc, ra thông báo truy tìm tang vật vụ án và kiểm tra camera ở trạm thu phí dọc các tuyến quốc lộ thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt, các ĐTV tập trung xác minh về thời gian anh Vinh lưu trú từ ngày 16-8-2015 đến 19-8-2015 tại Lâm Đồng và dựng lại lộ trình của anh Vinh cùng đối tượng thuê xe.
Theo hướng điều tra này, bước đầu Phòng CSHS CA tỉnh Lâm Đồng nắm được thông tin, anh Vinh có lưu trú một mình tại khách sạn ở P. Lộc Sơn (TP Bảo Lộc) từ ngày 16-8 đến 19-8-2015. Nhận định đối tượng thuê xe rồi giết anh Vinh có nhiều khả năng sống tại TP Bảo Lộc nên Cơ quan CSĐT chỉ đạo lực lượng TS tiến hành rà soát các điểm cho thuê trọ tại đây. Quá trình xác minh, CQĐT nắm được thông tin, trong ngày 16-8-2015, có một khách hàng gọi thuê xe taxi hãng Lado chở từ khách sạn nơi anh Vinh thuê trọ về đường Tuệ Tĩnh (P. Lộc Sơn).
Nhận định khả năng nghi can sát hại anh Vinh trú tại đường Tuệ Tĩnh, CA tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các lực lượng khẩn trương xác minh. Đúng như phán đoán, ngày 1-9-2015, lực lượng CA phát hiện tang vật của vụ án là ô-tô Innova BKS 47A-099.07 đậu trước nhà số 40-Tuệ Tĩnh. Lực lượng TS nhanh chóng tiếp cận bao vây ngôi nhà, phát hiện và khống chế Kiều Quốc Huy cùng với ô-tô tang vật.
Hung thủ Kiều Quốc Huy lúc mới bị bắt. |
Căn cứ vào kết quả thu thập tài liệu cùng những tang vật có trong nhà Huy, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Lâm Đồng nhận định lời khai của Huy là vô căn cứ. Sau 11 giờ kiên trì đấu tranh, ngày 2-9-2015, Huy đuối lý, khai nhận chính là kẻ giết anh Hoàng Thế Vinh tại Đắc Nông rồi đưa xác về H. Bảo Lâm chôn và chiếm đoạt toàn bộ tài sản của nạn nhân.
(còn nữa)
NGUYÊN THẢO
Kể chuyện truy xét kẻ giết người hàng loạt tại Tây Nguyên – Kỳ 2: Hạ sát bằng súng và màn kịch “mất tích”
Trước
khi gây án, Kiều Quốc Huy lên kế hoạch hết sức chi tiết, không
để cho nạn nhân có cơ hội phản kháng. Huy dùng súng sát hại
anh Hoàng Thế Vinh rồi chở xác đi chôn, sau đó nghĩ ra kịch bản
“mất tích” đối phó với cơ quan CA.
Làm việc với Cơ quan CSĐT CA tỉnh
Lâm Đồng, Kiều Quốc Huy khai, đầu tháng 8-2015 nảy sinh ý định
giết người cướp tài sản. Vì vậy, Huy lên mạng tìm mua súng về
tập bắn, sau đó cho vào vỏ đựng đàn guitar rồi lên TP Buôn Ma
Thuột (Đắc Lắc) mua 1 sim ĐTDĐ gọi thuê xe chở về Lâm Đồng để
gây án. Ngày 16-8-2015, tình cờ Huy gặp anh Vinh tại một quán
nước ở TP Buôn Ma Thuột nên đặt vấn đề thuê xe Toyota Vios của
anh Vinh chở về Lâm Đồng. Trên đường đi, Huy thay đổi ý định, yêu
cầu tài xế chở về TP Bảo Lộc có công chuyện. Những ngày ở
TP Bảo Lộc, Huy nhờ anh Vinh chở đi một số điểm nhưng chưa có cơ
hội để ra tay. Ngày 19-8-2015, Huy bảo anh Vinh về lại TP Buôn Ma
Thuột, khi nào Huy giải quyết công việc xong sẽ gọi sang đón.
17 giờ ngày 22-8-2015, anh Vinh đón Huy từ TP Bảo Lộc về Buôn Ma
Thuột bằng xe Innova BKS 47A-099.07. Lúc xe đến ngã ba đường rẽ
vào H. Tuy Đức (Đắc Nông), biết đoạn này vắng người nên Huy
quyết định ra tay. Khi đi qua khu rừng già giáp biên giới
Campuchia, Huy nói với anh Vinh rẽ vào để xem gỗ. Thời điểm anh
Vinh dừng xe mở cửa bước xuống đất thì Huy đã lên đạn sẵn
khẩu súng tự chế bắn đạn AR15. Thấy anh Vinh lên xe ngồi vào
ghế lái chuẩn bị hút thuốc, Huy đứng dưới đường sát cửa phụ
đã mở, dùng súng tự chế nòng và đạn AR15 có gắn giảm thanh
bắn vào phía sau đầu anh Vinh làm nạn nhân chết tại chỗ. Huy
lên xe, hạ ghế kéo xác anh Vinh ra phía sau rồi dùng dao đâm liên
tiếp vào ngực và cổ, sau đó quay đầu xe chạy về Lâm Đồng.
Đến khu rừng thông thuộc tổ 24, TT Lộc Thắng (H. Bảo Lâm), Huy
kéo xác anh Vinh vào chôn, điều khiển xe về nhà trọ ở số
40-Tuệ Tĩnh.
Ngày 23-8-2015, Huy gắn sim của Huy
vào điện thoại của anh Vinh để sử dụng. Cũng trong ngày này,
Huy dùng số sim đã mua tại TP Buôn Ma Thuột gọi cho anh Vinh,
đồng nghiệp, cơ quan và gia đình nạn nhân nhằm mục đích hợp
pháp hóa việc cúp máy, mất tích của anh Vinh là do trốn nợ.
Huy sử dụng ô-tô cướp được đi một số nơi và nói với mọi người
là mới mua. Khi biết xác anh Vinh đã bị phát hiện, Huy có ý
định bỏ trốn nhưng bất thành.
Khám xét nơi ở của Huy, CQĐT thu
giữ 6 khẩu súng các loại, trong đó có 1 khẩu súng dùng để
giết anh Vinh. Đáng chú ý là trong số vật chứng thu thập tại
nhà Huy, CQĐT phát hiện một số tài liệu liên quan đến việc sang
nhượng đất giữa Huy với vợ chồng anh Đỗ Hoàng Bình (1984) và
Phạm Thị Mỹ Hạnh (1984, cùng trú H. Bảo Lâm) từ năm 2012 với
giá trị chuyển nhượng lên đến 2,6 tỷ đồng. Qua xác minh được
biết, vào thời điểm sang nhượng đất cho Huy thì vợ chồng anh
Bình – chị Hạnh mất tích một cách bí ẩn. Có thông tin cho
rằng, vợ chồng này đột ngột bỏ đi khỏi địa phương để trốn
nợ. Điều đáng ngờ là tại sao trong lời khai ban đầu, Huy đổ cho
anh Đỗ Hoàng Bình, người đã mất tích trước đó 3 năm là hung
thủ đã giết anh Vinh? Thêm nữa, trong năm 2012, với tuổi đời và
tuổi nghề còn nhỏ, Huy làm gì mà có lượng tiền 2,6 tỷ đồng
để sang nhượng đất của vợ chồng anh Đỗ Hoàng Bình?
Với kinh nghiệm và linh cảm nghề
nghiệp, TS, ĐTV nhận định việc mất tích của vợ chồng anh Bình
có liên quan đến Huy. Ngày 4-9-2015, Giám đốc CA tỉnh Lâm Đồng ra
quyết định xác lập Chuyên án GHL2015 do Đại tá Vũ Nhân Khánh –
Phó Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan CSĐT làm Trưởng Ban chuyên án
(BCA) để đấu tranh mở rộng đối với Kiều Quốc Huy. Từ đây, một
sự thật kinh hoàng diễn ra trước đó hơn 3 năm dần được làm
sáng tỏ.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc CA tỉnh Lâm Đồng, BCA GHL2015 lựa chọn ĐTV, TS có nhiều
kinh nghiệm tham gia đấu tranh chuyên án, huy động sự tham gia
các phòng nghiệp vụ CA tỉnh và Cục nghiệp vụ Bộ CA. BCA tập
trung làm rõ quá trình hoạt động của đối tượng và gia đình,
điều kiện kinh tế. Làm rõ tài sản của vợ chồng Huy có được
tại Lâm Đồng, nhất là nguồn gốc số tiền để sang nhượng 5 mảnh
đất của vợ chồng anh Bình – chị Hạnh ở đâu mà có.
Kết quả điều tra, xác minh thể
hiện, tháng 3-2015, Huy đem vợ con đến thuê nhà tại số 40-Tuệ
Tĩnh (P. Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) tạm trú. Thời gian này Huy dùng
xe máy loại Wave, sử dụng súng hơi Shap Innova để bắn chim và
mua 1 ô-tô 4 chỗ màu xanh tại TP Bảo Lộc. Về tài chính, vợ
chồng Huy không có nguồn thu nhập đột xuất nào quá 300 triệu
đồng. Tại Lâm Đồng, Huy chủ yếu chơi với vợ chồng anh Bình,
chủ nhà trọ Xuân Chiến và một số bà con, đồng hương người Hà
Tĩnh sinh sống tại Lâm Đồng. Đáng chú ý là Huy sở hữu 5 thửa
đất được sang nhượng từ chị Hạnh tại H. Bảo Lâm vào ngày
5-2-2015 sau khi Huy thắng kiện phát sinh tranh chấp. Một điều
đáng chú ý là khi vợ chồng anh Bình mất tích, Huy nhắn tin đe
dọa, ngăn cản mẹ anh Bình báo CA và tung tin vợ chồng này vỡ
nợ, phải bỏ trốn.
Từ kết quả xác minh này, BCA thấy
nổi lên một số vấn đề đáng chú ý. Đó là sau khi giết anh
Vinh, Huy chôn xác rồi gọi điện đến gia đình, người thân thông
báo là nạn nhân nợ nhiều tiền, phải bỏ trốn. Trường hợp của
vợ chồng anh Bình, Huy cũng là người tung tin mất tích do nợ
10,3 tỷ đồng và ngăn cản mẹ anh Bình báo CA. Thêm nữa, khi khám
nhà Huy, CQĐT thu giữ được CMND và sổ hộ khẩu bản gốc của
chị Hạnh. Phải chăng Huy giết vợ chồng chị rồi bịa đặt ra
chuyện trốn nợ để che giấu tội lỗi của mình?
(còn nữa)
Kể chuyện truy xét kẻ giết người hàng loạt tại Tây Nguyên – Kỳ cuối: Sự thật lên tiếng
Phát hiện vợ chồng anh Đỗ Hoàng Bình, chị Phạm Thị Mỹ Hạnh sở hữu một số đất đai tại H. Bảo Lâm (Lâm Đồng) do cha mẹ để lại, Kiều Quốc Huy nảy sinh ý định chiếm đoạt.
Phát hiện vợ chồng anh Đỗ Hoàng Bình,
chị Phạm Thị Mỹ Hạnh sở hữu một số đất đai tại H. Bảo Lâm (Lâm Đồng) do
cha mẹ để lại, Kiều Quốc Huy nảy sinh ý định chiếm đoạt. Huy tìm cách
kết thân với đôi vợ chồng trẻ này rồi lên kế hoạch giết người diệt khẩu,
chiếm đoạt 5 mảnh đất trị giá 2,6 tỷ đồng. Với tội ác quá man rợ, Huy
đã phải trả giá bằng bản án nghiêm minh của pháp luật.
Kết quả điều tra xác định, do có quan hệ
với vợ chồng anh Bình, chị Hạnh từ trước và biết được chị Hạnh có nhiều
đất nên Huy nảy sinh ý định giết người để chiếm đoạt. Đầu năm 2012, Huy
nói với chị Hạnh là gia đình mình có hơn 10ha cà-phê ở Đắc Lắc, hiện
gia đình cho tiền để Huy mua đất chuẩn bị cưới vợ. Huy gợi ý hỏi mua 5
mảnh đất của chị Hạnh tại H. Bảo Lâm để lập nghiệp. Tháng 2-2012, Huy
nhờ chị Hạnh thuê áo cưới và mời vợ chồng chị đi chụp chung ảnh cưới tại
thác Đạm Bri (TP Bảo Lộc).
Quá trình quan hệ với vợ chồng anh Bình,
Huy biết mẹ nuôi của chị Hạnh ở TPHCM yêu cầu chị bán đất để thu lại
vốn nên đầu năm 2012, Huy đặt cọc cho chị Hạnh 50 triệu đồng để mua 5
thửa đất ở đồi Biệt Kích (TT Lộc Thắng) với giá 2,7 tỷ đồng. Ngày
16-1-2012, vợ chồng chị Hạnh cùng Huy đến UBND TT Lộc Thắng làm hợp đồng
sang nhượng. Hợp đồng này đã được chứng thực, coi như có giá trị pháp
lý. Chị Hạnh giữ hợp đồng và thỏa thuận khi nào Huy trả đủ tiền sẽ làm
thủ tục nộp hồ sơ để sang tên cho Huy. Sau khi hợp đồng được xác lập thì
Huy luôn tìm mọi cơ hội để giết vợ chồng anh Bình, chị Hạnh.
Sáng 4-3-2012, anh Bình gọi Huy đến nhà
để phụ mình xuống suối gần nhà chặt tre về làm giàn trồng rau. Huy phụ
anh Bình đến tối thì ở lại ăn cơm. Đến 19 giờ cùng ngày, anh Bình và Huy
nghe nhạc ở phòng khách, còn chị Hạnh dọn dẹp ở nhà bếp. Anh Bình nhờ
Huy ra sân nhà ôm những bó tre nứa xuống phía sau. Khi Anh Bình ôm bó
cuối cùng đi trước và nói Huy dọn dẹp những con dao ở sân thì Huy nghĩ
thời cơ giết anh Bình, chị Hạnh đã đến. Huy cầm con dao dài khoảng 50cm
tiến tới dùng sống dao chém một nhát vào gáy anh Bình khiến nạn nhân ngã
sấp, chết tại chỗ. Trong lúc Huy lấy bạt phủ lên xác anh Bình thì Hạnh
trong nhà bếp nghe thấy tiếng động đi ra xem có chuyện gì. Thấy vậy, Huy
dùng con dao trên chém bằng sống dao vào trán chị Hạnh. Do lực chém
không mạnh nên chị Hạnh chạy vào bếp và bị vấp ngã ở cửa. Huy đuổi theo
chém một nhát bằng sống dao vào phía gáy khi chị Hạnh vừa chồm dậy khiến
nạn nhân ngã chết. Con chó nhà chị Hạnh thấy động ra sủa thì Huy chém
chết con chó.
Sau khi giết vợ chồng anh Bình, Huy lấy
bạt quấn xác nạn nhân vứt xuống giếng cạn phía sau phần đất nhà anh
Bình, đồng thời vứt xác con chó lên trên. Huy tiếp tục ném khoảng 10 hòn
đá và lấy cuốc cào đất xuống rồi dùng bạt hái cà-phê và một tấm gỗ ghép
của lõi dây điện đậy kín miệng giếng. Huy vào phòng ngủ lấy 4 sổ đỏ của
5 thửa đất mang tên chị Hạnh, sổ hộ khẩu, CMND, ĐTDĐ của Hạnh, hợp đồng
sang nhượng đã được chứng thực trong ngày 16-1-2012 rồi khóa cửa phía
trước, đi về phòng trọ.
Ngày 9-3-2012, Huy về Đắc Lắc tổ chức
đám cưới. Sau ngày cưới, Huy sang H. Bảo Lâm rồi viết 1 tờ giấy có nội
dung chị Hạnh nợ Huy 600 triệu đồng và 1 tờ giấy chị Hạnh nợ của Huy 2,6
tỷ đồng tiền sang nhượng đất. Sau đó Huy ký giả chữ ký, họ tên của chị
Hạnh ở phần người nhận và người nợ tiền bằng cách lấy chữ ký và họ tên
thật của chị Hạnh đè lên tờ giấy Huy đã viết, dùng bút chì tô in hằn
xuống rồi lấy bút mực viết theo đường hằn.
Huy bịa đặt, nói với người thân trong
gia đình là được một người Trung Quốc làm trong nhà máy Bauxite đầu tư
tiền mua đất, nhờ Huy đứng tên. Sau khi mua xong, người Trung Quốc này
chết nên số đất được sang nhượng đương nhiên là của Huy. Ngày 23-3-2012,
Huy nhờ Phan Huy Tâm (cán bộ Văn phòng UBND H. Bảo Lâm) nộp toàn bộ hồ
sơ đã được Huy làm giả giấy giao nhận tiền cho Phòng Tài nguyên – Môi
trường H. Bảo Lâm để làm thủ tục sang tên cho Huy. Cũng trong thời gian
này, Huy dùng điện thoại của chị Hạnh nhắn cho bà Hải (mẹ anh Bình) là
Bình – Hạnh nợ tiền không dám về và nợ Huy 300 triệu đồng. Sau đó, Huy
tới gặp bà Hải đòi số tiền này và nói với bà Hải rằng vợ chồng anh Bình
nợ “xã hội đen” 10 tỷ đồng để bà Hải tin là thật, không đi trình báo với
CA, can ngăn bà Hải không nên đi coi bói và gọi hồn để biết anh Bình,
chị Hạnh còn sống hay chết.
Sau khi cho Huy vẽ sơ đồ nơi phi tang
xác của vợ chồng nạn nhân, ngày 27-9-2015, BCA đã trích xuất Kiều Quốc
Huy về H. Bảo Lâm để chỉ bộ xương người dưới đáy giếng, lấy mẫu so sánh
giám định ADN. Kết quả trả lời đó chính là xác anh Đỗ Hoàng Bình và chị
Phạm Thị Mỹ Hạnh. Như vậy, sau 6 ngày tích cực đấu tranh trí, BCA đã làm
rõ vụ mất tích sau 3 năm 6 tháng 23 ngày của vợ chồng anh Bình, chị
Hạnh là do bị Kiều Quốc Huy sát hại rồi vứt xác xuống giếng để phi tang
nhằm chiếm đoạt tài sản. Với tội ác tày trời, ngày 29-3-2017, Kiều Quốc
Huy bị TAND tỉnh Lâm Đồng đưa ra xét xử và tuyên phạt mức án tử hình với
3 tội danh “Giết người”, “Cướp tài sản” và “Tàng trữ, sử dụng vũ khí
quân dụng trái phép”.
Phá thành công Chuyên án GHL2015, CA
tỉnh Lâm Đồng không chỉ giải mã được sự mất tích bí ẩn của đôi vợ chồng
trẻ Bình – Hạnh mà còn thu hồi được tài sản đã bị Kiều Quốc Huy chiếm
đoạt trả lại cho chủ sở hữu. Đây là chiến công đặc biệt xuất sắc của CA
tỉnh Lâm Đồng trong trận tuyến đấu tranh phòng, chống tội phạm, được các
cấp tuyên dương, khen thưởng và người dân hết lời ngợi khen.
Sát thủ máu lạnh đền mạng sau 30 năm lẩn trốn
Sau 30 năm lẩn trổn, kẻ sát
nhân máu lạnh gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân ở hai thành phố
thuộc khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc mới bị sa lưới pháp luật.
Hung thủ đã sát hại 11 nạn nhân đều là nữ, thậm chí có cả bé gái
mới 8 tuổi. Thủ đoạn của kẻ sát nhân như một lời thách thức với pháp
luật.Ngày 25/6/1988, sau khi kết thúc một ngày làm việc mệt nhọc tại khu mỏ khoáng sản Bạch Ngân, Bạch Trị phát hiện thi thể em gái Bạch Lan trên nền nhà, với những vết thương chi chít. Anh vội báo cảnh sát với nỗi hoang mang.
Hung thủ Cao Thừa Dũng. Nguồn: Sina. |
Đó cũng là vụ án đầu tiên mở đầu cho chuỗi các vụ án giết người hiếp dâm xảy ra liên tiếp trong vòng 14 năm tại hai thành phố Bạch Ngân - tỉnh Cam Túc và thành phố Bao Đầu thuộc khu tự trị Nội Mông.
Những năm cuối thập niên 80, thập niên 90 của thế kỷ trước, mọi công việc giám định, điều tra, phương tiện kỹ thuật đều còn rất thủ công nên công tác điều tra gặp nhiều khó khăn. Việc thu thập và phân tích dấu vân tay tại hiện trường rất vất vả khi có tới 230.000 mẫu cần xác minh. Công tác điều tra tưởng chừng như bế tắc và hung thủ vẫn ngoài vòng pháp luật.
Giám đốc phòng điều tra hình sự thuộc sở công an thành phố Bạch Ngân, Trương Ân Vĩ cho hay, qua điều tra đối chiếu và tổng hợp các chứng cứ đặc điểm phạm tội cơ quan điều tra có thể nhận định thủ phạm các vụ án nói trên do một người gây ra.
Các nạn nhân bị giết đều có chung đặc điểm là phụ nữ, trên người có nhiều vết đâm sâu, nhiều nạn nhân có vết cắt sâu ở cổ gây chảy máu cấp tính dẫn đến tử vong, có dấu hiệu xâm hại tình dục trước và sau khi bị chết. Sau khi gây án hung thủ thường lấy đi tiền bạc, tư trang của nạn nhân...
Khi hành hung nạn nhân, hung thủ hầu như không để cho họ có cơ hội kêu cứu với những thủ đoạn tàn nhẫn, máu lạnh. Thủ đoạn giết người hàng loạt của kẻ sát nhân như một lời thách thức với pháp luật, gieo rắc nỗi sợ hãi hoang mang cho người dân.
Các nạn nhân trong vụ án. Ảnh: Sina. |
Bước ngoặt phá án
Tuy rằng phạm vi phạm tội của hung thủ rất rộng bao gồm hai thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc và Thành phố Bao Đầu thuộc khu tự trị Nội Mông, thời gian gây án kéo dài nhưng công tác điều tra vẫn âm thầm được triển khai. Bước tiến triển quan trọng trong điều tra là ứng dụng kĩ thuật phân tích ADN làm rõ chân tướng hung thủ.Sáng 26/8/2016, tại trường Trung học công nghiệp Bạch Ngân, Cao Thừa Dũng bị bắt và áp giải lên xe cảnh sát. Mọi người đều bất ngờ trước thông tin trên bởi thường ngày anh ta là một người luôn tỏ ra có văn hóa, lịch thiệp, biết đối xử với mọi người. Ít người tin rằng anh ta có thể là hung thủ của các vụ án rúng động này.
Khi đối diện với cơ quan điều tra, Dũng thừa nhận mình chính là thủ phạm của 11 vụ án giết người nói trên. Khuôn mặt không chút biểu cảm, lạnh lùng và ít nói, Dũng khai với cơ quan điều tra mỗi lần gây án thường di chuyển từ nhà riêng huyện Du Trung, thành phố Lan Châu lên thành phố Bạch Ngân.
Sau khi gây án, tên này trở về nhà như không có chuyện gì xảy ra. Dũng thường xuyên mang theo dao nhọn bên mình để uy hiếp nạn nhân, cưỡng bức tình dục, rồi giết chết họ.
Luật sư Chu Ái Quân, bào chữa cho Dũng, khi bị hỏi về các nạn nhân hoặc về những vấn đề nhạy cảm, thân chủ của ông không bực tức, không nói tục thể hiện thái độ rất lạnh lùng.
Duy nhất chỉ khi nhắc về bé gái 8 tuổi bị giết trong công ty điện lực, biểu hiện của Dũng có vẻ khác thường, đôi tay nắm chặt vào nhau, cúi đầu thấp giọng. Dũng tự nhận mình là người xấu, có chút điên cuồng. Và đây cũng là lần duy nhất anh ta tự nhận xét về mình.
Gia đình Cao Thừa Dũng được liệt vào hàng danh gia vọng tộc trong vùng. Dũng là con út, được đặt nhiều kì vọng. Năm 1984, Dũng thi trượt đại học, hai năm sau nhờ người trong họ xin cho học phi công nhưng cũng không thành. Những thất bại này đã làm Dũng rất thất vọng.
Sau khi kết hôn, vợ Dũng sinh được hai người con trai. Sau đó, vợ và con phải chuyển lên Bạch Ngân sinh sống và học tập. Đây cũng là điều kiện thuận lợi mỗi lần Dũng lên Bạch Ngân chơi và thực hiện các vụ giết người ghê rợn.
Áp lực của cuộc sống làm cho y có những suy nghĩ tiêu cực và ấp ủ ý định trả thù đời. Anh ta cho rằng xã hội bất công với mình nên chọn cách giết người để báo thù và xả bớt áp lực trong lòng.
Cao Thừa Dũng chuẩn bị ra tòa. Ảnh: Sina. |
Bản án cho kẻ giết người máu lạnh
10h ngày 29/3, TAND thành phố Bạch Ngân mở phiên xét xử đối với Cao Thừa Dũng. Bị cáo mặc bộ áo quần màu tro, bị còng tay, xích chân, khuôn mặt không chút biểu cảm đi vào phòng xét xử.Không khí hồi hộp căng thẳng bao trùm. Khi được hỏi sau khi sát hại 11 nạn nhân, bị cáo có thấy hối hận không, Cao Thừa Dũng lạnh lùng đáp: “Không hối hận”. Nhưng, chỉ khi đối diện với thân nhân các nạn nhân, chứng kiến sự đau khổ và giọt nước mắt của họ, Dũng mới cúi gập người nói: "Tôi xin lỗi".
Đâu đó trong hội trường những giọt nước mắt rơi xuống, nỗi uất ức xen lẫn phẫn nộ dày vò thân nhân những nạn nhân vô tội. Họ đứng dậy mắng chửi Cao Thừa Dũng, tố cáo tội ác của bị cáo này và kể về nỗi đau mà gia đình họ phải gánh chịu. Sự thành khẩn trong câu nói của Dũng cũng không thể làm cho thân nhân các nạn nhân vơi bớt đi oán hận do những tội ác của anh ta đã gây ra.
Nỗi đau của người nhà nạn nhân. Ảnh: Sina. |
Sau khi tuyên án, Dũng thừa nhận toàn bộ cáo trạng, chấp nhận án phạt và không kháng cáo lên tòa án phúc thẩm. Anh ta đứng lặng trước vành móng ngựa đón nhận bản án với thái độ thản nhiên như đã biết từ trước.
“Bạch Ngân án” kết thúc khép lại những hoang mang tưởng chừng như không có hồi kết, trả lại cho thành phố sự yên bình vốn có, trả lại công lý cho những nạn nhân xấu số và phần nào an ủi thân nhân những người bị hại đang phải chịu đựng nỗi đau hằn sâu trong tâm trí.
Ly kỳ vụ án cướp của giết người hàng loạt và vụ kiện có 1-0-2 ở VN
Điều gây xôn xao dư luận, là trước đó, ngày 22/9/2017, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, đã mở phiên tòa sơ thẩm lần 2, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Mùi, yêu cầu Báo Gia đình Việt Nam và Tổng biên tập Hồ Minh Chiến phải xin lỗi độc giả, bà Mùi và gia đình cùng vong linh người chết (?!).
Ngoài ra, Tòa yêu cầu Báo gia đình Việt Nam bồi thường cho bà Nguyễn Thị Mùi tổng số tiền 72.726.000 đồng, trong tổng số tiền 300 triệu đồng mà bà Mùi yêu cầu đền bù.
Cả Báo Gia đình Việt Nam cùng bà Nguyễn Thị Mùi đều không chấp nhận bản án này, nên sẽ “gặp nhau” ở Tòa dân sự Hà Nội.
Điều thú vị, xoay quanh vụ kiện đòi bồi thường này, đó là tấm ảnh chân dung bà Nguyễn Thị Mùi được đăng trên một ấn phẩm của Báo Gia đình Việt Nam. Bà Mùi vin vào việc Báo không có văn bản đồng ý của bà khi đăng hình ảnh, và điều đó làm tổn hại đến sức khỏe, uy tín, tinh thần... khiến bà thiệt hại đến 300 triệu đồng (?!).
Điều khó tin nổi với giới báo chí, là Tòa dân sự Cầu Giấy không chỉ yêu cầu Báo bồi thường, mà còn bắt xin lỗi cả “vong linh người chết”. Mà “vong linh người chết” ở đây chính là Bùi Đức Lợi, một tên tội phạm khát máu, một kẻ giết người hàng loạt, một kẻ gây tang thương cho biết bao người hiện còn sống ở Quảng Ninh.
Mấy mạng người bị sát hại, mấy gia đình mất người thân, người đàn bà bệnh tật chưa được người thân của tên sát nhân này đền bù đồng nào, chưa được một lời xin lỗi, vậy mà Tòa dân sự Cầu Giấy lại bắt lãnh đạo của một tờ báo xin lỗi “vong linh người chết”, tức là phải xin lỗi “vong linh” của tên giết người khét tiếng, đã bị tử hình bởi quyết định của Tòa án nhân dân Tối cao.
Câu chuyện chỉ xoay quanh vụ việc Báo Gia đình Việt Nam đăng ảnh chân dung bà Mùi có đúng quy định hay không, mà đẩy lên thành vụ việc phức tạp.
Luật sư Phạm Ngọc Minh Công ty TNHH Everest cho biết: “Bà Nguyễn Thị Mùi cho rằng Báo Gia đình Việt Nam đã tự ý đăng ảnh cá nhân của bà, tự ý đăng đời tư của bà lên báo chí, xúc phạm đến quyền tự do tín ngưỡng của bà mà không được sự đồng ý của bà là không có căn cứ. Khi phóng viên chụp các bức ảnh này, bà Nguyễn Thị Mùi không phản đối. Cụ thể là cả hai bức ảnh chụp trực diện thể hiện rõ thái độ chủ động của bà Nguyễn Thị Mùi khi được chụp ảnh. Như vậy, bà Nguyễn Thị Mùi không phản đối việc phóng viên chụp và đăng ảnh”.
Ngoài ra, theo ông Minh, việc bà Mùi liên tục kiện cáo các cơ quan thi hành án, tuyên truyền mê tín dị đoan với cảnh “tử tù Bùi Đức Lợi” nhập vong vào cô đồng Sinh (ở Hải Dương), khiến dư luận hiểu sai vụ án, thì với trách nhiệm của cơ quan báo chí, cần thiết phải làm rõ hiện tượng này, do đó, việc chụp ảnh bà Mùi như nhân vật tuyên truyền mê tín dị đoan, là trách nhiệm của báo chí, không cần phải xin phép bằng văn bản.
Câu chuyện về tên sát nhân giết người hàng loạt Bùi Đức Lợi “hiện hồn” gây náo loạn xã hội, từng được nhóm phóng viên của Báo điện tử VTC News cùng với Gia Đình Việt Nam kết hợp điều tra, bóc mẽ từ năm 2013. Báo điện tử VTC News tiếp tục thông tin về câu chuyện này, để độc giả hiểu rõ bản chất của sự việc.
Kỳ 1: Người đàn bà mê tín và những câu chuyện “dị đoan”
Người mẹ đau khổ
Thời điểm 2012-2013, cho đến tận bây giờ, dư luận cả nước vẫn xôn xao về những video clip liên tục được tung lên mạng, về chuyện “hồn ma tử tù” đã nhập vào nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Sinh (thường gọi là cô đồng Sinh ở thôn Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương) để kêu oan. Rồi cả “hồn ma” các cụ nhà tử tù cũng nhập vào cô đồng này để kể lể những chuyện kỳ quái.
Theo đó, những “vong hồn” này khẳng định rằng, Bùi Đức Lợi (trú ở Thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh) không phải thủ phạm trong vụ giết người hàng loạt, cướp của, hiếp dâm. Không những thế, “hồn ma” cả nạn nhân của vụ giết người man rợ cũng “nhập” vào cô đồng Sinh để kêu oan cho “tử tù”.
Kinh dị hơn, “hồn ma” còn tố cáo lực lượng thực thi pháp luật, đã bí mật móc mắt, moi gan, lấy tim, óc… của tử tù để bán sang Trung Quốc, chứ không hề tử hình theo quy trình! Những thước phim rùng rợn với nhiều người vây quanh xem, đã khiến không ít người rùng mình sợ hãi. Thậm chí, những người không biết gì về vụ án kia đã tỏ ra bức xúc, cho rằng mạng người chết oan, mà kẻ tội đồ vẫn nhởn nhơ pháp luật.
Người mẹ của “hồn ma tử tù” trong những video trên mạng là bà Nguyễn Thị Mùi, trú ở tổ 4, thị trấn Cái Rồng.
Hôm đó, đường ra huyện đảo Vân Đồn lộng gió. Thời tiết rất lạ. Lúc trời nổi giông gió, mây đen vần vũ, mưa như trút nước, rồi nắng lại vàng ruộm khắp núi non, biển một màu xanh ngọc.
Đón chúng tôi ở ngã ba Bưu điện trung tâm, bà Nguyễn Thị Mùi ngó trước, nhìn sau, rồi lôi tuột chúng tôi vào ngôi nhà trong ngõ nhỏ. Mảnh đất rộng rãi, ngôi nhà to, mà cổng rả xộc xệch. Ngôi nhà khang trang, nhưng chẳng có đồ đạc gì. Bàn ghế cũng không có. Bà trải chiếu tiếp khách dưới nền đất.
Người đàn bà tóc muối tiêu, điểm nhiều sợi bạc, đôi mắt hõm sâu, đủ biết đã trải đau đớn nhường nào. Mẹ nào mà chẳng thương con. Mất đứa con ngoan thì đau lắm, nhưng mất đứa con hư, thì nỗi đau cũng chẳng kém hơn, bởi vừa mất con, vừa đau xót vì đã mang nặng đẻ đau một đứa con hư đốn. Nhưng giờ, bà lại nặng trĩu nỗi lòng, vì mang suy nghĩ con mình chết oan uổng, thì thử hỏi còn nỗi đau nào kinh khủng hơn nữa?
Tôi hỏi bà: “Các bản án, rồi kết luận của công an, viện kiểm sát, tòa án các cấp đều khẳng định con bà mắc trọng tội giết người, hiếp dâm, cướp có vũ khí. Con bà cũng đã nhận tội bằng ghi hình, ghi âm, bằng chữ ký vào các bản cung. Vậy bà vin vào điều gì mà mang niềm tin con mình vô tội?”. Bà Nguyễn Thị Mùi giở từng trang giấy, dùng bút chỉ vào những chỗ đánh dấu và phân tích như một chuyên gia. Tôi hiểu rằng, những điều bà nói, phân tích, hầu như là do luật sư chỉ dẫn, vạch vòi ra giúp. Nếu chỉ đi sâu và để tâm vào một số chi tiết ấy, thì có thể sẽ còn nghi vấn, nhưng nhìn chung toàn bộ hồ sơ vụ án, thì Bùi Đức Lợi đã phạm tội kinh hoàng. Nhưng trong câu chuyện dài dòng, miên man, tôi tin rằng, đức tin con mình vô tội của bà mẹ đau khổ này, có phần nhiều xuất phát từ những buổi gọi hồn kỳ lạ.
Bà Nguyễn Thị Mùi quê ở xã Quỳnh Sơn (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Bà sinh ra trong gia đình có 6 chị em. Bà là cả. Bà Mùi vốn học trường kỹ thuật bưu điện ở Phủ Lý. Học xong ngành bưu điện thì tiếp tục học Báo vụ ở Núi Đọi (Hà Nam). Bà được điều ra Quảng Ninh làm ở bưu điện Móng Cái. Sau chuyển về Hòn Gai. Làm việc ở đây vài năm, bà về Thái Bình cưới chồng bộ đội. Đến năm 1977, chồng bà, ông Bùi Đình Quyền phục viên, thì sống với nhau ở Vân Đồn. Ông bà sinh được 3 người con trai. Người con cả sinh năm 1975, đã có vợ con ở Hà Nội. Con thứ 2 là Bùi Đức Lợi, sinh năm 1979, kẻ đã bị tử hình vì tội giết người hàng loạt. Người con thứ 3 sinh năm 1982, từng làm ở bưu điện huyện, nhưng vì không chịu nổi sức ép khủng khiếp sau vụ án của anh trai, đã bỏ việc Nhà nước lên Hà Nội sinh sống.
Nhắc đến Bùi Đức Lợi, bà lại ngẩng mặt nhìn lên ban thờ lạnh lẽo khói hương. Nhìn căn nhà trống hoác, bàn thờ Lợi cũng lạnh lẽo, hoang tàn, chỉ có di ảnh và bát hương lâu ngày không nhang khói. Bà bảo rằng, bà đã đưa hài cốt con trai về Thái Bình và giải quyết xong vụ kiện, bà cũng bán nốt nhà rồi về Thái Bình ở.
Thấy thái độ tôi có vẻ lo sợ, bà Mùi trấn an rằng, con trai bà (tức tử tù Bùi Đức Lợi) rất thiêng, sẽ đi theo bảo vệ tôi vì bà nghĩ tôi đi đòi "công bằng" cho bà. Bà cũng luôn miệng kể rằng không có "vong hồn con trai" đi theo bảo vệ, thì bà khó còn bảo toàn tính mạng đến ngày nay.
Rồi bà Mùi kể về vụ tai nạn khủng khiếp diễn ra cách nay không lâu. Hôm đó, bà lên nhà cô đồng Sinh ở Hải Dương gọi hồn con. Xong việc, bà bắt xe khách về. Lên xe, như thường lệ, bà chọn ngồi giữa xe cho an toàn. Bà kiện cáo nhiều năm nay, từng bị án vì tội gây rối, nên trong đầu lúc nào cũng thường trực suy nghĩ có người hãm hại. Để bảo toàn cho tính mạng mình, nên bà cũng cẩn thận hết mức. Tuy nhiên, đang ngồi giữa xe, thì bà bị đẩy xuống gần cuối xe. Một người phụ nữ chiếm mất chỗ ngồi của bà. Người phụ nữ này cứ liên tục gọi điện, bảo là xe đã đến chỗ này, xe đã đến chỗ kia. Bà đang thiu thiu ngủ, thì rầm một cái. Cả phần đuôi xe bị nhấc bổng lên trời. Cả xe náo loạn, người kêu, người khóc. Hóa ra, chiếc xe tải chở gạch mất lái đã húc thẳng vào đuôi xe khách. Đầu xe tải chúi xuống, nhấc bổng đuôi xe khách lên trời. Thân thể bà Mùi bị một số mảnh kính găm vào, chảy máu.
Tuy nhiên, vụ va chạm không ảnh hưởng đến sức khỏe của bà. Bà Mùi phân tích vụ tai nạn và khẳng định với tôi rằng, bà đã bị… ám sát! Bà nghi ngờ người phụ nữ lạ kia lên xe, chiếm chỗ ngồi của bà với mục đích đẩy bà xuống cuối xe, rồi gọi điện thông báo địa điểm xe đi tới, để điều sát thủ đến. Tôi phân tích rằng, nếu muốn hại bà, thì có nhiều cách hại, chứ chẳng ai dại dột lại đâm cả xe tải vào xe khách chở nhiều người như vậy, nhưng bà Mùi vẫn mang đức tin cho riêng mình. Sự sống sót của bà trong vụ tai nạn không chết ai ấy, được bà tin rằng do linh hồn con trai “chết oan” theo sát bảo vệ. Và cũng vì thế, bà luôn trấn an tôi rằng, con trai bà luôn theo sát bảo vệ nhà báo đi tìm lẽ phải, sẽ không ai hãm hại được.
“Thằng con Dại”
Trở lại chuyện người con trai thứ 2, tên là Bùi Đức Lợi của bà. Trong câu chuyện với tôi, bà gọi là “thằng Dại”, ý nói đó là đứa con dại dột, nông nổi.
Theo bà, Bùi Đức Lợi vốn là đứa con ngoan, học hành cũng tạm được. Tuy nhiên, đen đủi xảy đến với Lợi từ năm học lớp 10. Hồi Lợi đang học lớp 10, ở thị trấn Cái Rồng xảy ra một vụ hiếp dâm trẻ em ở nghĩa trang. Mấy cán bộ ở thị trấn bảo Lợi sang trụ sở khiêng hộ bàn ghế, rồi giữ luôn lại để lấy lời khai. Họ kiểm tra trên người xem có vết chạm trổ như lời nạn nhân nói không. Không thu thập được chứng cứ gì, nên họ thả Lợi về. Sau lần đó, Lợi bị ám ảnh lắm, chịu nhiều lời đồn, dị nghị. Cũng vì thế, Lợi sống kín đáo, xa rời mọi người.
Học xong lớp 12, Lợi thi vào Đại học Bách khoa Hà Nội và đỗ vào khoa Điện tử viễn thông. Lúc đó, người anh trai của Lợi, cũng học khoa này, sắp ra trường. Ngày đó, gia đình bà Mùi rất khó khăn. Vợ chồng ly thân, mình bà nuôi 3 người con với đồng lương ba cọc ba đồng. Thương mẹ, 2 tháng sau ngày nhập học, Bùi Đức Lợi đã bỏ học. Lợi vào thẳng Đắk Lắk làm thuê cho một gia đình trồng cà phê trong đó. Làm được 3 tháng, biết cách trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê, lợi bỏ về Vân Đồn. Khi đó, gia đình được chia 10 héc-ta rừng, nên Lợi bàn với mẹ trồng cà phê. Tuy nhiên, bà Mùi đã không đồng ý cho Lợi trồng cà phê, vì đất và thời tiết không phù hợp. Nghe lời mẹ, Lợi vào Cái Bầu, làm thuê cho nhà bà Hẹn, là người quen, để học cách trồng rừng. Học được 2 tháng thì Lợi về nhà và quyết tâm trồng rừng, với mong ước làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà.
Thấy con chịu khó, lại quyết tâm làm giàu, nên bà Mùi đã để cho Lợi đứng tên toàn bộ 10 héc-ta đất rừng. Lợi đã bỏ học, hy sinh riêng mình, để anh tiếp tục được học, em trai có điều kiện vào đại học, nên bà Mùi bù đắp hết cỡ cho Lợi. Trồng trọt suốt mấy năm trời, đến tháng 6-2006, chuẩn bị thu hoạch, thì rừng cháy đùng đùng. Mẹ con bà Mùi nhờ cả đơn vị bộ đội đóng gần đó lên cứu giúp, nhưng không chữa nổi. Nước thiếu, mà ngọn lửa quá hung dữ, đã thiêu trụi toàn bộ rừng keo mà mẹ con bà vất vả trồng trọt suốt mấy năm qua.
Không chấp nhận thất bại, bà Mùi và con trai tiếp tục gây dựng lại sự nghiệp trồng rừng. Mẹ con bà thuê tới 20 nhân công, làm việc suốt ngày để trồng lại rừng. Quá trình trồng rừng đang diễn ra, thì xảy ra bi kịch kinh hoàng, khiến không những cả huyện đảo Vân Đồn, mà cả tỉnh Quảng Ninh chấn động: Một vụ hiếp dâm, giết người hàng loạt xảy ra trên một quả đồi…
Theo lời bà Mùi kể lại, thì năm 2009, bà lên thăm con, mới biết con đã bị tử hình rồi. Bà tìm ra nghĩa địa, thấy mộ Lợi. Mấy năm sau, bà đào xác con về. Bà thấy một cánh tay của Lợi bị gẫy.
Sau đó, bà liên tục gặp "báo mộng" rằng con trai bà bị người ta đục đầu, khoét mắt, cắt lưỡi con, rồi mổ bụng moi tim, gan, cắt cả quả cà...
Chuyện Lợi về báo mộng khiến bà Mùi mất ăn, mất ngủ. Bà kể chuyện này với nhiều người. Sau khi có được lời khuyên, bà quyết định tìm đến “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thị Sinh. Bà rủ 2 cô em đi cùng.
Từ Vân Đồn đến nhà ngoại cảm ở Bình Giang (Hải Dương) khá xa, nên phải đi sớm. Thế nên, tối hôm trước, hai người em đã lên nhà bà ở thị trấn Cái Rồng ngủ cùng, để sáng sớm bắt xe khách. Nửa đêm, một cô em của bà hét ầm ĩ lên, rồi tỉnh dậy kể rằng mơ thấy Bùi Đức Lợi bị khoét mắt về dọa.
Những giấc mộng kinh dị khiến 3 người đàn bà đều có niềm tin rất lớn vào sự "báo mộng" của "vong hồn Bùi Đức Lợi". Sớm hôm sau, 4 giờ sáng, 3 người phụ nữ đã trở dậy cơm nước. 5 giờ sáng, mọi người ra bến xe Vân Đồn để đi Hải Dương, tìm đến nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Sinh, còn gọi là cô đồng Sinh, ở làng Ngọc Cục (xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương). Câu chuyện “hồn ma tử tù” cùng nạn nhân nhập vào nhà ngoại cảm khiến không ít người bàng hoàng, rùng rợn.
Theo các tài liệu từ cơ quan điều tra, khoảng 8 giờ ngày 11-8-2006, Bùi Đức Lợi (SN 1979, trú thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cầm khẩu súng thể thao tự chế, cuộn dây thừng nhỏ, chiếc khăn bông, cái cuốc và một túi bánh từ xã Hạ Long (Vân Đồn) lên đồi Máy Bay (huyện Vân Đồn) chặt cây giống về trồng. Đến khu vực lưng chừng đồi nghe có tiếng chặt củi và bóng người, hắn nảy sinh ý định cướp tài sản nên lần theo tiếng động đến gần. Thấy chị Nguyễn Thị Duân (SN 1969, trú xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) cùng hai con là Nguyễn Thị Mai (SN 1993) và Nguyễn Văn Lâm (SN 1995) đang chặt củi, Lợi lấy khăn bịt mặt, chỉ để hở hai mắt, tiếp cận đối tượng. Hắn đã nảy sinh ý định hiếp dâm chị Duân, nhưng không được, nên dùng dao chém nhiều nhát vào đầu chị. Sau đó, hắn giết cả cháu Mai và Lâm.
Khoảng 19 giờ 30 ngày 29-1-2007, Lợi đội mũ len trùm kín mặt chỉ để hở hai mắt, cầm khẩu súng trèo tường đột nhập nhà ông Phan Đình Hùng (tổ 92, khu Đồn Điền, Hà Khẩu, TP. Hạ Long). Ông Hùng dùng tay hất khẩu súng. Lợi bắn ngay khiến ông gục xuống nền nhà, chết tại chỗ. Trước đó, 19 giờ 30 ngày 7-1-2007, Lợi cầm khẩu súng nói trên, đội mũ len bịt mặt đột nhập nhà ông Nguyễn Sỹ Điều. Lợi lấy một đoạn dây đưa cho bà Lân bắt bà trói chồng lại. Xong việc, hắn lục soát lấy 30 triệu đồng rồi khóa cửa nhốt vợ chồng ông Điều lại, bỏ trốn. Khoảng 20 giờ ngày 15-1-2007, Lợi đội mũ len bịt kín mặt cầm súng đột nhập nhà anh Trần Văn Hậu (ở tổ 16, khu 2, phường Cửa Ông) cướp tài sản. Hắn lục soát lấy 200 ngàn đồng, một đôi hoa tai và 3 nhẫn vàng, một đồng hồ Rado rồi trói mọi người lại và biến mất.
TAND tỉnh Quảng Ninh và TAND tối cao tại Hà Nội đã tuyên xử tử hình đối với Bùi Đức Lợi.
Nhận xét
Đăng nhận xét