CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 44/13
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người, và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi.
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ!
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hiệp định Pari-Mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam
Ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Việt Nam (gọi tắt là Hiệp định Paris) được ký kết, kết thúc thắng lợi
Hội nghị Paris - cuộc đấu tranh ngoại giao lâu dài nhất, cam go nhất
trong lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ
Chí Minh. 40 năm đã trôi qua, đất nước đã có nhiều đổi thay và đang
bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện, song ký ức về những ngày
tháng gian lao mà oanh liệt cũng như những bài học sâu sắc của Hội nghị
và Hiệp định Paris vẫn còn sáng mãi.
(2) Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 1954-1975, tập II (Hà nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995), trang 306.
(3) Nguyễn Đình Bin (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000 (Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002), trang 217.
(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2011), trang 236.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người, và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi.
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ!
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Việt Nam Thiên Lịch Sử Truyền Hình - Tập 13
Diễn biến chính của Hội nghị Paris về Việt Nam
Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 buộc Mỹ phải rút
khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Đây là
kết quả của gần 5 năm đàm phán, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp
riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn
và phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ William P. Rogers ký Hiệp định Paris.
|
Năm 1967
23 đến 26/1.
Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định nâng hoạt động
ngoại giao thành một mặt trận để phối hợp với mặt trận quân sự và chính
trị.
Tổng thống Mỹ Johnson.
28/1.
Bộ
trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trả lời phỏng vấn nhà báo Australia
Winfred Burchet: "Nếu Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc
Việt Nam thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) có thể nói chuyện với
Mỹ".
29/9. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson tuyên bố công thức San Antonio về vấn đề nói chuyện với VNDCCH.
29/12. Bộ
trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: "Sau khi Mỹ chấm dứt không
điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam, VNDCCH sẽ nói chuyện với Mỹ
về những vấn đề liên quan".
Năm 1968
30 và 31/1. Lực lượng giải phóng tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở toàn miền Nam.
31/3. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson
đọc diễn văn về việc ném bom hạn chế miền Bắc Việt Nam và đề nghị nói
chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH).
3/4. Sau nhiều cuộc tiếp xúc bí mật
mang tính "tiền trạm" của phía Mỹ, Chính phủ VNDCCH tuyên bố "sẽ cử đại
diện tiếp xúc với đại diện Mỹ".
2/5. VNDCCH và Mỹ thỏa thuận lấy thành phố Paris làm điểm tiếp xúc sau một cuộc tranh luận kéo dài gần một tháng.
13/5. Hội nghị Paris giữa phái đoàn
VNDCCH và Mỹ chính thức bắt đầu tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, phố
Kléber. Mỹ cử Averell Harriman và Cypruc Vance, hai nhà ngoại giao kỳ
cựu, làm trưởng và phó đoàn. Ngoài ra còn có hai chuyên gia khác về Việt
Nam là Philippe Habib và W.Jordan. Phía VNDCCH có ông Xuân Thủy, từng
nắm trọng trách Bộ trưởng Ngoại giao làm trưởng đoàn, phó đoàn là ông Hà
Văn Lâu, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân
dân Việt Nam. Ngoài ra còn có luật gia Phan Hiền, phó tổng biên tập báo
Nhân Dân Nguyễn Thành Lê và ông Nguyễn Minh Vỹ, người từng tham gia Hội
nghị Geneva 1961-1962 về Lào.
Lập trường của Mỹ thời kỳ đầu đàm phán là: Cần có sự
tham gia của phái đoàn Chính phủ Sài Gòn, Bắc Việt Nam không vi phạm khu
phi quân sự, không bắn pháo hay tên lửa vào các thành phố lớn ở miền
Nam như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Phía VNDCCH phản đối những đòi hỏi đó và
đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và để Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam tham gia hội đàm.
3/6. Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, cố vấn đặc biệt của phái đoàn VNDCCH Lê Đức Thọ tới Paris.
8/9. Bắt đầu cuộc tiếp xúc riêng giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy với các ông Harriman và Cypruc Vance.
Ông Lê Đức Thọ và ông Kissinger.
21/10.
Bộ trưởng Xuân Thủy thông báo Hà Nội chấp nhận hội nghị bốn bên giữa
VNDCCH, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN), Mỹ
và Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
31/10. Tổng thống Johnson tuyên bố
với nhân dân Mỹ: "Chấm dứt mọi việc ném bom bằng không quân, hải quân và
bắn phá bằng pháo binh chống miền Bắc Việt Nam bắt đầu từ ngày
1/11/1968", bất chấp sự phản đối của Tổng thống chính quyền Sài Gòn
Nguyễn Văn Thiệu.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon.
6/11. Ứng viên đảng Cộng hòa Richard Nixon đắc cử Tổng thống Mỹ.
27/11. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận tham dự Hội nghị Paris cùng với Mỹ, VNDCCH và MTDTGPMNVN.
7/12. Phái đoàn VNCH do ông Nguyễn Cao Kỳ làm cố vấn, ông Phạm Đăng Lâm làm trưởng đoàn rời Sài Gòn đi Paris dự hội nghị.
10/12. Trung ương Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam cử phái đoàn đi dự Hội nghị Paris do ông
Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, bà Nguyễn Thị Bình làm phó trưởng đoàn.
Năm 1969
25/1. 10h30' sáng, hội nghị bốn bên:
VNDCCH, MTDTGPMNVN, Mỹ và VNCH khai mạc trọng thể tại Paris, 5 ngày sau
khi Tổng thống Lyndon Johnson rời khỏi Nhà Trắng.
23/2. Richard Nixon ra lệnh ném bom “đất thánh” của “Việt Cộng” ở Campuchia.
8/3. Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge tới
gặp riêng Bộ trưởng Xuân Thủy. Sau đó ông ta đảm trách vị trí trưởng
đoàn Mỹ tại Hội nghị Paris thay ông Harriman.
8/5. Phái đoàn MTDTGPMNVN do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình đứng đầu đưa ra "Giải pháp hòa bình 10 điểm".
14/5. Tổng thống Mỹ Richard Nixon đưa ra "Đề nghị tám điểm".
Biểu tình phản đối chiến tranh trước Lầu Năm Góc.
6/6. Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
8/6. Tổng thống Mỹ gặp ông Nguyễn Văn
Thiệu ở đảo Midway và ra tuyên bố về đợt rút quân Mỹ đầu tiên gồm
25.000 binh sĩ khỏi miền Nam Việt Nam, bước đầu thực hiện chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh”.
4/8. Ông Henry Kissinger bí mật gặp ông Xuân Thủy lần đầu tiên ở Paris.
15/10. Bắt đầu đợt “tạm ngừng hoạt
động” ở Mỹ để phản đối chiến tranh Việt Nam. Biểu tình rầm rộ diễn ra ở
hầu khắp các thành phố lớn trên đất Mỹ.
3/11. Nixon tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng hoặc thông qua "Việt Nam hóa chiến tranh".
Năm 1970
Tháng 1. Ban chấp hàng Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam quyết định đẩy mạnh đấu tranh toàn diện ở miền
Nam Việt Nam từ cuối năm 1970 và 1971, chuẩn bị cho bước quyết định vào
năm 1972.
Cố vấn Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger.
21/2.
Cố vấn Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy gặp ông Henry Kissinger cùng
Richard Smyer, chuyên gia về vấn đề Việt Nam, và tướng V. Walters. Bắt
đầu các cuộc gặp riêng Lê Đức Thọ và Kissinger.
Tháng 3. Bộ chính trị Trung ương Đảng
Lao Động Việt Nam quyết định đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị và
ngoại giao, đòi thành lập chính phủ liên hiệp ở miền Nam.
4/5. Cảnh sát Mỹ bắn chết 4 sinh viên
phản đối chiến tranh Việt Nam ở Đại học Kent. 5 ngày sau, biểu tình
phản đối chiến tranh Việt Nam nổ ra khắp nước Mỹ.
Sinh viên Đại học Kent bị bắn chết trong cuộc biểu tình.
17/9. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 80 Hội nghị Paris, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra giải pháp "Tám
điểm / nói rõ thêm" về Việt Nam, trong đó có việc rút quân Mỹ và thả tù
binh cùng một thời hạn, thành lập chính phủ Liên hiệp Lâm thời ở miền
Nam Việt Nam.
18/10. Tổng thống Mỹ Nixon đưa ra "Đề nghị năm điểm" mà không đòi quân miền Bắc rút khỏi miền Nam Việt Nam.
10/12. Tại phiên họp toàn thể lần thứ
94 Hội nghị Paris, bà Nguyễn Thị Bình đưa ra "Tuyên bố ba điểm" về
ngừng bắn và yêu cầu quân Mỹ rút khỏi miền Nam vào ngày 31/7/1971.
Năm 1971
21/4. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai
mời Tổng thống Mỹ Richard Nixon thăm Bắc Kinh sau màn "ngoại giao bóng
bàn" giữa Mỹ và Trung Quốc.
31/5. Tại cuộc gặp riêng với ông Xuân
Thủy, ông Kissinger đưa ra đề nghị “cuối cùng” bảy điểm, đòi tách riêng
vấn đề quân sự và vấn đề chính trị, mặc dù trước đây Mỹ định bàn cả
hai.
26/6. Phái đoàn VNDCCH đưa ra "Đề nghị chín điểm".
1/7. Tại hội nghị bốn bên, Chính phủ
Cách mạng Lâm thời CHMNVN đưa ra "Đề nghị bảy điểm" đòi quân Mỹ rút ra
khỏi miền Nam Việt Nam trong năm 1971.
Ông Kisinger gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh.
|
9/7. Kissinger tới Trung Quốc làm tiền trạm cho Tổng thống Nixon đi thăm chính thức Bắc Kinh.
13/7. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai bí mật sang Hà Nội thông báo việc Kissinger đi Bắc Kinh.
16/8. Tại cuộc gặp riêng ở Trung
Quốc, Kissinger đưa ra "Đề nghị tám điểm". Về cơ bản Mỹ vẫn giữ lập
trường cũ: Không muốn giải quyết toàn bộ mà chỉ muốn giải quyết vấn đề
quân sự để lấy được tù binh về.
20/11. Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng thăm Bắc Kinh.
Năm 1972
25/1. Tổng thống Mỹ Nixon đơn phương công bố nội dung các cuộc gặp riêng và "Đề nghị tám điểm" đưa ra hôm 16/8/1971.
31/1. Phái đoàn VNDCCH công bố "Đề
nghị chín điểm" đã trao cho ông Kissinger ngày 26/6/1971, tố cáo Nhà
Trắng vi phạm thỏa thuận giữa hai bên không công bố các nội dung cuộc
họp riêng theo đề nghị của chính ông Kissinger. Dư luận xôn xao.
Tổng thống Mỹ Nixon gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh.
17/2. Tổng thống Mỹ Richard Nixon lên đường thăm Trung Quốc. Sau đó Trung Quốc và Mỹ ra Thông cáo chung Thượng Hải.
22/3. Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng họp Hội nghị Paris vô thời hạn.
30/3. Mở màn cuộc tấn công chiến lược
Xuân - Hè, quân giải phóng miền Nam mở các cuộc tấn công lớn từ Quảng
Trị đến Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
6/4. Tổng thống Mỹ Richard Nixon hạ lệnh ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam.
15/4. Mỹ ném bom tại miền Bắc.
2/5. Các ông Lê Đức Thọ và Xuân Thủy gặp lại ông Kissinger tại Paris. Toàn tỉnh Quảng Trị được giải phóng.
8/5. Mỹ thả mìn các cảng và phong tỏa miền Bắc.
Tháng 6. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam quyết định chuyển sang chiến lược hòa bình.
13/7. Mỹ chấp nhận họp lại hội nghị toàn thể bốn bên ở Paris.
19/7. Tại cuộc gặp riêng, Việt Nam và
Mỹ đều đưa ra tuyên bố về chính sách chung. Cuộc thương lượng bí mật
giữa Lê Đức Thọ và Kissinger đi vào thực chất.
1/8. Mỹ đưa ra "Đề nghị 12 điểm", VNDCCH đưa ra "Đề nghị 10 điểm".
14/8. Đoàn VNDCCH trao cho Mỹ văn
kiện khẳng định lại một số nguyên tắc: Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm
lược, mọi sự dính líu về quân sự ở Việt Nam, mọi sự can thiệp vào công
việc nội bộ của miền Nam, tôn trọng quyền tự quyết và quyền độc lập thực
sự của Việt Nam; Phải thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 lực lượng vũ trang và 3 lực lượng chính trị, cần lập một chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần.
8/10. Phái đoàn VNDCCH đưa cho phía
Mỹ dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt
Nam” và hai bên thảo luận cụ thể từng điều khoản.
11/10. Trong cuộc gặp riêng giữa Lê
Đức Thọ và Xuân Thủy với Kissinger kéo dài từ sáng ngày 11 đến 2 giờ
sáng ngày 12/10, hai bên đã thảo luận về dự thảo hiệp định và lịch trình
sau: 18/10 chấm dứt ném bom và thả mìn ở miền Bắc, 19/10 ký tắt
Hiệp định tại Hà Nội, 26/10 ký chính thức tại Paris và 27/10 ngừng bắn ở
Việt Nam.
13/10. Phía Mỹ thông báo cho đoàn Việt Nam rằng Tổng thống Nixon đã chấp nhận bản dự thảo hai bên đã bàn.
20/10. Tổng thống Mỹ Richard Nixon
gửi công hàm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng và khẳng định “Văn bản hiệp
định xem như đã hoàn thành” và cho biết ông Henry Kissinger sẽ đi Hà Nội
ngày 24/10, 30/10 ký hiệp định. Mỹ lập cầu hàng không mang tên “Enhance
Plus” tiếp tế ồ ạt vũ khí cho Sài Gòn.
21/10. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời Tổng thống Nixon rằng, sẵn sàng ký hiệp định, đồng ý thời gian biểu của Nixon nêu.
23/10. Mỹ lại nêu ra nhiều trở ngại
để trì hoãn việc ký Hiệp định. Nixon gửi công hàm đề nghị hai bên có
cuộc gặp riêng để bàn thêm và báo Kissinger hoãn chuyến đi Hà Nội.
Lính Mỹ hồ hởi với tuyên bố "Hòa bình trong tầm tay".
26/10. Chính
phủ VNDCCH công bố các văn kiện Việt Nam và Mỹ đã thỏa thuận và đòi Mỹ
ký văn bản đó. Henry Kissinger tuyên bố “Hòa bình trong tầm tay”.
2/11. Richard Nixon ra lệnh B52 tấn công phía Bắc khu phi quân sự.
7/11. Richard Nixon tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
20/11. Thương lượng lại: Mỹ đòi sửa đổi hầu hết các vấn đề thực chất trong tất cả các chương theo yêu cầu của chính quyền Sài Gòn.
13/12. Thương lượng bế tắc. Hai bên ngừng họp để xin chỉ thị của chính phủ mình.
18/12. Tổng thống Mỹ Nixon cho máy
bay chiến lược B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng, mở đầu chiến dịch mang mật
danh “Cuộc hành quân Lineblacker II” kéo dài 12 ngày đêm. Đồng thời,
Washington gửi công hàm cho Việt Nam đề nghị họp lại. Hà Nội không trả
lời.
22/12. Mỹ lại gửi công hàm yêu cầu họp lại với điều kiện Mỹ sẽ chấm dứt ném bom trên vĩ tuyến 20.
26/12. VNDCCH đòi trở lại tình hình trước ngày 18/12 thì hai bên mới họp lại. Mỹ chấp nhận.
30/12. Đúng 7 giờ sáng, Washington
tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ bắc vĩ tuyến 20 và đề nghị
nối lại đàm phán ở Paris. Nixon đưa quan điểm "cần đạt được một giải
pháp dù đối phương đưa ra những điều kiện khắt khe" và chấp thuận tất cả
những gì đã chối từ, kể cả một kết quả đàm phán ngoài mong muốn.
Năm 1973
8/1. Họp lại ở Paris. Ông Kissinger muốn xét lại về các vấn đề các quyền cơ bản của Việt Nam nhưng bị bác bỏ.
Ông Lê Đức Thọ và ông Kissinger ký tắt Hiệp định Paris.
10/1. Kissinger yêu cầu “điều chỉnh” lại lực lượng ở miền Nam Việt Nam (tức rút quân miền Bắc), nhưng cũng bị bác bỏ.
13/1. Các bên hoàn thành văn bản của hiệp định. Kết thúc những đợt gặp riêng giữa cố vấn Lê Đức Thọ và cố vấn Henry Kissinger.
16/1. Tổng thống Nixon gửi thư cho ông Nguyễn Văn Thiệu, coi chính quyền của ông Thiệu là hợp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam.
23/1. Mỹ chấp nhận ký hiệp định Paris không điều kiện. Lê Đức Thọ và Kissinger tiến hành ký tắt hiệp định.
27/1. Bốn bên chính thức ký Hiệp định
Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và 4 nghị
định thư liên quan. Tham gia lễ ký có đại diện của VNDCCH là Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, đại diện Mỹ là Ngoại trưởng William P.
Rogers, đại diện của MTDTGPMNVN là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình
và đại diện cho chính quyền Sài Gòn, Tổng trưởng Ngoại giao Nguyễn Văn
Lắm.
Hiệp định Paris về Việt Nam có 9 chương với 23 điều khoản. Trong đó, những điều mục quan trọng nhất là:
Điều 1 (Chương I): "Hoa Kỳ và các nước khác
tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước
Việt Nam như hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam đã công nhận".
Điều 3 (Chương II) mục b: "Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình".
Điều 4 (Chương II): "Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam".
Điều 5 (Chương II): "Trong thời hạn 60 ngày
kể từ khi ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút khỏi miền Nam Việt
Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên
quân sự kỹ thuật, nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình
định, các loại vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của
các nước ngoài khác".
28/1. Ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành.
30/1. Tổng thống Richard Nixon gửi công hàm cho VNDCCH về việc Mỹ sẽ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
8/2. Cố vấn Henry Kissinger tới thăm Hà Nội.
21/2. Ký Hiệp định Vientiane về chấm dứt chiến tranh ở Lào.
2/3. Đại diện 12 chính phủ tham gia
Hội nghị Quốc tế về Việt Nam tại Paris, với sự có mặt của Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc, ký Định ước Paris về Việt Nam.
29/3. Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.
Năm 1975
|
30/4. Giải phóng Sài Gòn.
15/11. Tại Sài Gòn, hai đoàn đại biểu miền Bắc và miền Nam họp Hội nghị Hiệp thương bàn việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Năm 1976
2/7. Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời.
Đình Chính (tổng hợp) Hiệp định Pari-Mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam
Hà Nội (TTXVN
25/1/2003) Cách đây đúng 30 năm, ngày 27/1/1973 tại Pari, "Hiệp định
về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam", gọi tắt là Hiệp
định Pari về Việt Nam, đã được ký kết. Hiệp định đã buộc Mỹ phải thừa
nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam,
rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Văn kiện pháp
lý quốc tế này là kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao cam go nhất,
lâu dài nhất, trong lịch sử hơn 50 năm của nền ngoại giao cách mạng Việt
Nam. Việc Mỹ phải ký Hiệp định Pari là một thắng lợi cực kỳ to lớn, tạo
ra cục diện có lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước của nhân dân Việt Nam. Cuộc đàm phán Pari kéo dài 5 năm, từ
15/3/1968 đến 27/1/1973. Giai đoạn đàm phán dưới thời Tổng thống Johnson
diễn ra từ 15/3/1968 đến 31/10/1968. Kết thúc giai đoạn này Johnson
tuyên bố chấm dứt ném bom và chấp nhận để Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) tham gia Hội nghị Pari. Tháng 1/1969
Nixon nhậm chức Tổng thống Mỹ. Đến ngày 18/1/1969, hội nghị 4 bên họp
phiên đầu tiên dưới hình thức bàn tròn, đoàn đại biểu của MTDTGPMNVN xếp
ngang hàng với các đoàn đại biểu khác. Trên bàn đàm phán, cuộc đấu trí
diễn ra quyết liệt giữa các bên đàm phán, đặc biệt là giữa cố vấn đặc
biệt Lê Đức Thọ và trợ lý Tổng thống Mỹ Kissinger. Ngày 8/10/1972, phái
đoàn Việt Nam đưa cho Mỹ bản dự thảo Hiệp định với những điều khoản yêu
cầu Mỹ rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. Lúc đầu, bản dự thảo được
các bên nhất trí nhưng đến ngày 22/10/1972 phía Mỹ lật lọng viện dẫn
chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa đổi bản dự thảo. Ngày 12/12/1972
cuộc đàm phán phải tạm dừng. Đêm 18/12/1972, tổng thống Nixon ra lệnh
ném bom huỷ diệt Hà Nội và Hải Phòng bằng B52. Cuộc đụng đầu lịch sử
trong 12 ngày đêm được ví là "Trận Điện Biên Phủ trên không" kết thúc
bằng việc 38 "pháo đài bay B52" và 43 máy bay chiến đấu khác của Mỹ nổ
tung ngay trên bầu trời Hà Nội. Đây là đòn quyết định nhất buộc Nixon
phải tuyên bố ngừng ném bom từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị cho
phía Mỹ gặp đoàn đại biểu Việt Nam tại Pari để ký hiệp định chấm dứt
chiến tranh. Ngày 23/1/1973, cố vấn Lê Đức Thọ cùng trợ lý Tổng thống Mỹ
Kissinger đã ký tắt văn bản Hiệp định. Ngày 27/1/1973 đã diễn ra lễ ký
chính thức Hiệp định tại Pari, buộc Mỹ phải cuốn cờ rút khỏi miền Nam,
đồng thời làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, chấm dứt chiến
tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Cội nguồn của thắng
lợi Hội nghị Paris là tinh thần quyết chiến quyết thắng, là ý chí quật
cường đấu tranh bền bỉ bảo vệ cho chân lý, giành độc lập tự do của cả
dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh này phản ánh đầy đủ sự lãnh đạo tài
tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền
ngoại giao cách mạng Việt Nam, dựa vào chính nghĩa của cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc. Hội nghị Pari và Hiệp định Pari mãi mãi đi vào trong
lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao Việt Nam trong thời
đại Hồ Chí Minh nói riêng như một dấu son không bao giờ phai mờ. Hiệp
định Pari còn là bằng chứng tất yếu của sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa
của dân tộc Việt Nam được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân tiến bộ toàn
thế giới. Thật vậy, khác hẳn với lịch sử ngoại giao trên thế giới như
các Hội nghị Teheran, Yanta, Posdam, thành công của cuộc đàm phán đưa
tới Hiệp định Pari gắn liền với phong trào của nhân dân thế giới đoàn
kết và ủng hộ Việt Nam. Việt Nam đã tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn của
Liên Xô, Trung Quốc, các nước Xã hội chủ nghĩa, sự giúp đỡ chí tình của
Đảng Cộng sản Pháp, nhân dân Pháp và phong trào cánh tả, phong trào
không liên kết, nhân dân các nước tư bản, nhân dân Mỹ và phong trào phản
chiến của binh lính Mỹ. Sự hình thành của mặt trận nhân dân thế giới
ủng hộ nhân dân Việt Nam đã thể hiện phương châm kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, kết
hợp ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân. Kỷ niệm 30 năm ngày ký
Hiệp định Pari là dịp để tổng kết những bài học rút từ Hội nghị Pari.
Những bài học về ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc và tinh thần
đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên giá trị thời sự và thiết thực đối với
các quốc gia trong một thế giới đầy biến động.
TOÀN VĂN BẢN HIỆP ĐỊNH PARIS 1973
HIỆP ĐỊNH
VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM CHÍNH PHỦ VIÊT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA VÀ CHÍNH PHỦ HOA KỲ
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà với sự thoả thuận của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam,
Chính phủ Hoa kỳ với sự thoả thuận của Chính phủ Việt Nam cộng hoà,
Nhằm mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần cũng cố hoà bình ở châu Á và thế giới,
Đã thoả thuận, cam kết tôn trọng và thi hành những điều khoản sau đây:
Chương 1
CÁC QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
Điều 1
Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận.
Chương 2
CHẤM DỨT CHIẾN SỰ - RÚT QUÂN
Điều 2
Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ hai mươi bốn giờ (giờ GMT) ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba.
Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa kỳ chống lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hoa kỳ sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi ở miền Bắc Việt Nam ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
Việc chấm dứt hoàn toàn chiến sự nói trong điều này là vững chắc và không thời hạn.
Điều 3
Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hoà bình lâu dài và vững chắc
Bắt đầu từ khi ngừng bắn:
a) Các lực lượng của Hoa kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa kỳ và của Việt Namcộng hoà sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân. Ban liên hợp quân sự bốn bên nói trong điều 16 sẽ quy định những thể thức.
b) Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình. Ban Liên hợp quân sự hai bên nói trong điều 17 sẽ quy định vùng do mỗi bên kiểm soát và những thể thức trú quân.
c) Các lực lượng chính quy thuộc mọi quân chủng và binh chủng và các lực lượng không chính quy của các bên ở miền Nam Việt Nam phải ngừng mọi hoạt động tấn công nhau và triệt để tuân theo những điều quy định sau đây:
- Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển;
- Ngăn cấm mọi hành động đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên.
Điều 4
Hoa kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Điều 5
Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3 (a). Cố vấn của các nước nói trên cho tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát cũng sẽ rút trong thời hạn đó.
Điều 6
Việc huỷ bỏ tất cả căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa kỳ và của các nước khác đã nói ở điều 3 (a) sẽ được hoàn thành trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này.
Điều 7
Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến khi thành lập chính phủ nói ở điều 9 (b) và điều 14 của Hiệp định này, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỷ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
Hai bên miền Nam Việt Nam được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá huỷ, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng, có sự giám sát của Ban liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam và Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
Chương 3
VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN SỰ BỊ BẮT,THƯỜNG DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÀ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ
Điều 8
a) Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân nói trong điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những nhân viên quân sự và thường dân nước ngoài bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp định này.
b) Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị trí và bảo quản mồ mả của những người chết, nhầm tạo điều kiện dễ dàng cho việc cất bốc và hồi hương hài cốt và có những biện pháp khác cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu.
c) Vấn đề trao trả các nhân viên quân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ so hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên cơ sở những nguyên tắc của điều 21 (b) của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày hai mươi tháng bảy năm một nghìn chín trăm năm mươi tư. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm việc đó trên tinh thần hòa giải và hoà hợp dân tộc, nhầm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ gắn hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực.
Chương 4
VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAMVIỆT NAM
Điều 9
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ Hoa kỳ cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam sau đây:
a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng.
b) Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ có giám sát quốc tế.
c) Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào đối với miền Nam Việt Nam.
Điều 10
Hai bên miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hoà bình ở miền Nam Việt Nam giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực
Điều 11
Ngay sau khi ngừng bắn hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:
- Thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc, xoá bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;
- Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.
Điều 12
a) Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lâp Hội đồng quốc gia hoà giải và hoà hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội đồng quốc gia hoà giải và hoà hợp dân tộc nhậm chức, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương về việc thành lập các hội đồng cấp dưới. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ kí một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt và sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam là hoà bình, độc lập và dân chủ.
b) Hội đồng quốc gia hoà giải và hoà hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Namthi hành Hiệp định này, thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hoà giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đã nói trong điều 9 (b) và quy định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử này. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thương mà thoã thuận. Hội đồng quốc gia hoà giải và hoà hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phương theo như hai bên miền Nam Việt Nam thoả thuận.
Điều 13
Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến tranh. Trong số những vấn đề hai bên miền Nam Việt Nam thảo luận có các biện pháp giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hoàn thành việc đó càng sớm càng tốt.
Điều 14
Miền Nam Việt Nam sẽ thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỷ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam nói trong điều 9 (b)
Chương 5
VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ QUAN HỆ GIỮA MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
Điều 15
Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thoả thuận.
Trong khi chờ đợi thống nhất:
a) Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ, như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ ne vơ năm 1954.
b) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời.
c) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lặp lại quan hệ bình thường về nhiều mặt. Trong các vấn đề sẽ được thương lượng, có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời.
d) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình, như Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Việt Nam quy định.
Chương 6
CÁC BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ, UỶ BAN QUỐC TẾ KIỂM SOÁT VÀ GIÁM SÁT, HỘI NGHỊ QUỐC TẾ
Điều 16
a) Các bên tham gia Hội nghị Pari về Việt Nam sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên hợp quân sự bốn bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp định này:
- Đoạn đầu của điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam;
- Điều 3 (a) về việc ngừng bắn của lực lượng của Hoa kỳ và của các nước ngoài khác nói trong điều này;
- Điều 3 (c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam;
- Điều 5 về việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam quân đội của Hoa Kỳ và quân đội của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3 (a);
- Điều 6 về việc huỷ bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3 (a);
- Điều 8 (a) về việc trao trả các nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt;
- Điều 8 (b) về việc các bên giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu.
b) Ban liên hợp quân sự bốn bên sẽ làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí. Những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
c) Ban liên hợp quân sự bốn bên sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi ký kết Hiệp định này và chấm dứt hoạt động trong thời hạn sáu mươi ngày, sau khi việc rút quân của Hoa kỳ và quân của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3 (a) và việc trao trả nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt đã hoàn thành.
d) Bốn bên sẽ thoả thuận ngay về tổ chức, thể thức làm việc, phương tiện hoạt động và chi phí của Ban liên hợp quân sự bốn bên.
Điều 17
a) Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban liên hợp quân sự hai bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên miền Nam Việt Nam trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp định này:
- Đoạn đầu của điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam, sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
- Điều 3 (b) về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam;
- Điều 3 (c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
- Điều 7 về việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam và tất cả những điều khoản khác của điều này.
- Điều 8 (c) về vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam.
- Điều 13 về việc giảm số quân của hai bên miền Nam Việt Nam và phục viên số quân đã giảm.
b) Những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
c) Sau khi Hiệp định này được ký kết, Ban liên hợp quân sự hai bên sẽ thoả thuận ngay những biện pháp và tổ chức nhằm thực hiện ngừng bắn và giữ gìn hoà bình ở miền Nam Việt Nam.
Điều 18
a) Sau khi kí kết Hiệp định này, thành lập ngay Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
b) Cho đến khi Hội nghị quốc tế nói ở điều 19 có những sắp xếp dứt khoát, Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo cáo với bốn bên những vấn đề kiểm soát và giám sát việc thi hành những điều khoản sau đây của Hiệp định này:
- Đoạn đầu của điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam;
- Điều 3 (a) về việc ngừng bắn của lực lượng của Hoa kỳ và của các nước ngoài khác nói trong điều này;
- Điều 3 (c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam;
- Điều 5 về việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam quân đội của Hoa kỳ và quân đội của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3 (a);
- Điều 6 về việc huỷ bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3 (a);
- Điều 8 (a) về việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt.
Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát lập những tổ kiểm soát để làm những nhiệm vụ của mình. Bốn bên sẽ thoả thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó. Các bên sẽ làm dễ dàng cho hoạt động của các tổ đó.
c) Cho đến khi Hội nghị quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam Việt Nam những vấn đề về việc kiểm soát và giám sát việc thi hành những điều khoản sau đây của Hiệp định này:
- Đoạn đầu của điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam, sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
- Điều 3 (b) về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam;
- Điều 3 (c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam, sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
- Điều 7 về việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam và tất cả các điều khoản khác của điều này;
- Điều 8 (c) về vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam;
- Điều 9 (b) về tổng tuyển cử tự do và dân chủ ở miền Nam Việt Nam;
- Điều 13 về việc giảm số quân của hai bên miền Nam Việt Nam và phục viên số quân đã giảm.
Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát lập những tổ kiểm soát để làm nhiệm vụ của mình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thoả thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm dễ dàng cho hoạt động của các tổ đó.
d) Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ gồm đại diện của bốn nước: Ba lan, Canada, Hungari, Inđônêxia. Các thành viên của Uỷ ban quốc tế sẽ luân phiên làm Chủ tịch trong từng thời gian do Uỷ ban quốc tế quy định.
e) Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát thi hành nhiệm vụ của mình theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của miền Nam Việt Nam.
f) Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí.
g) Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ bắt đầu hoạt động khi ngừng bắn có hiệu lực ở Việt Nam. Đối với các điều khoản liên quan đến bốn bên nói trong điều 18 (b), Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát chấm dứt hoạt động của mình khi nhiệm vụ kiểm soát và giám sát của Ủy ban đối với các điều khoản đó đã hoàn thành. Đối với các điều khoản liên quan đến hai bên miền Nam Việt Nam nói ở điều 18 (c), Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam nói ở điều 9 (b).
h) Bốn bên thoả thuận ngay về tổ chức, phương tiện hoạt động và chi phí của Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát. Mối quan hệ giữa Ủy ban quốc tế và Hội nghị quốc tế sẽ do Uỷ ban quốc tế và Hội nghị quốc tế thoả thuận.
Điều 19
Các bên thoả thuận về việc triệu tập một Hội nghị quốc tế trong vòng ba mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này để ghi nhận các Hiệp định đã ký kết; bảo đảm chấm dứt chiến tranh, giữ vững hoà bình ở Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam; góp phần vào hoà bình và bảo đảm hoà bình ở Đông dương.
Việt Nam dân chủ cộng hoà và Hoa kỳ, thay mặt các bên tham gia Hội nghị Pari về Việt Nam, sẽ đề nghị các bên sau đây tham gia Hội nghị quốc tế này: Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Cộng hoà Pháp, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô viết, Liên hiệp Vương quốc Anh, bốn nước trong Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát và Tổng thư ký liên hợp quốc, cùng với các bên tham gia Hội nghị Pari về Việt Nam.
Chương 7
ĐỐI VỚI CAMPUCHIA VÀ LÀO
Điều 20
a) Các bên tham gia Hội nghị Pari về Việt Nam phải triệt để tôn trọng Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Campuchia và Hiệp định Giơ ne vơ năm 1962 về Lào đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Campuchia và nhân dân Lào: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của Campuchia và Lào.
Các bên tham gia Hội nghị Pari về Việt Nam cam kết không dùng lãnh thổ của Campuchia và lãnh thổ của Lào để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác.
b) Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Campuchia và Lào, rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
c) Công việc nội bộ của Campuchia và Lào phải do nhân dân mỗi nước này giải quyết không có sự can thiệp của nước ngoài.
d) Những vấn đề liên quan giữa các nước Đông dương sẽ do các bên Đông dương giải quyết, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và không can thiệt vào công việc nội bộ của nhau.
Chương 8
QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ VÀ HOA KỲ
Điều 21
Hoa kỳ mong rằng Hiệp định này sẽ mang lại một thời kỳ hoà giải với Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng như với tất cả các dân tộc ở Đông dương. Theo chính sách truyền thống của mình, Hoa kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam dân chủ cộng hoà và toàn Đông dương.
Điều 22
Việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam và việc thực hiện triệt để Hiệp định này sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa Việt Nam dân chủ cộng hoà và Hoa kỳ, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đồng thời, những việc đó sẽ bảo đảm hoà bình vững chắc ở Việt Nam và góp phần giữ gìn hoà bình lâu dài ở Đông dương và Đông nam Á.
Chương 9
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 23
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam sẽ có hiệu lực khi văn kiện này được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Hoa kỳ ký và khi một văn kiện cùng nội dung được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Hoa kỳ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam cộng hoà ký. Tất cả các bên có liên quan sẽ thi hành triệt để Hiệp định này và các Nghị định thư của Hiệp định.
Làm tại Pari ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba bằng tiếng Việt Nam và tiếng Anh. Bản tiếng Việt Nam và bản tiếng Anh đều là những bản chính thức và có giá trị như nhau.
Hội nghị Paris và những bài học quý giá cho ngoại giao Việt Nam
(Chinhphu.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định
Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Cổng Thông
tin điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh
|
Kỷ niệm 40 năm ký kết Hiệp định Paris là dịp để chúng
ta ôn lại chiến công hào hùng của dân tộc, noi theo tấm gương sáng của
những thế hệ cha anh, tri ân bạn bè quốc tế và vận dụng sáng tạo các bài
học lịch sử để triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng trong
thời kỳ mới.
Hội nghị được mở ra từ một quyết định chiến lược
sáng suốt của Đảng ta trong bối cảnh tình hình hết sức khó khăn. Đầu năm
1965, chính quyền Johnson ồ ạt đưa quân vào miền Nam, leo thang chiến
tranh phá hoại bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc, đồng
thời, mở rộng cuộc vận động “ngoại giao hòa bình” đòi miền Bắc rút quân
khỏi miền Nam và “đàm phán không điều kiện với Mỹ” (1). Đáp lại
các hành động xâm lược và luận điệu lừa bịp dư luận của Mỹ, quân và dân
hai miền Nam Bắc đã hiệp đồng tiến công mãnh liệt cả về quân sự và
chính trị, kiên quyết đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết
quân khỏi miền Nam, chấm dứt vô điều kiện chiến tranh phá hoại chống
miền Bắc.
Cuộc đối đầu lịch sử giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Henry Kissinger - Ảnh tư liệu
|
Chính vào lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
dân tộc ta bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, tháng 12/1965, Đảng ta ra
Nghị quyết Trung ương 12, trong đó chỉ rõ “đánh đến một lúc nào đó sẽ
vừa đánh vừa đàm” nhưng nhận định “tình hình chưa chín muồi cho một giải
pháp” (2). Đến tháng 1/1967, sau những thắng lợi vang dội của
quân và dân hai miền Nam Bắc tạo thế cho ta, Nghị quyết Trung ương 13 đã
quyết định mở mặt trận ngoại giao để tạo cục diện đánh đàm và kéo Mỹ
xuống thang chiến tranh (3). Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, Johnson
phải cam kết xuống thang chiến tranh, ta quyết định đi vào đàm phán với
Mỹ.
Cuộc đấu trí, đấu bản lĩnh quyết liệt
Kéo dài ròng rã 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, trải qua 202
phiên họp công khai và 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, Hội
nghị Paris là cuộc đấu trí, đấu bản lĩnh quyết liệt giữa nền ngoại giao
non trẻ với nền ngoại giao lão luyện của một siêu cường hàng đầu thế
giới.
Để đi đến thắng lợi cuối cùng là bản Hiệp định lịch
sử ngày 27/1/1973, chúng ta đã kiên định đường lối, chiến lược mà Đảng
đề ra, đồng thời chuẩn bị kỹ càng, hết sức chú trọng xây dựng đội ngũ
cán bộ cả về bản lĩnh cách mạnh và kiến thức mọi mặt. Kế tục truyền
thống đấu tranh ngoại giao của cha ông và trên cơ sở các bài học của
Hiệp định Geneva 1954, đội ngũ cán bộ ngoại giao đã không ngừng lớn mạnh
thông qua các hoạt động tranh thủ dư luận quốc tế, hỗ trợ chiến trường
chống “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, góp phần đưa
tới thắng lợi Tết Mậu Thân 1968, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược, xuống
thang chiến tranh, đi vào đàm phán, kết thúc chiến tranh bằng một giải
pháp chính trị.
Cuộc đàm phán Paris trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn
một bắt đầu từ ngày 13/5/1968 đến 31/10/1968, ta đấu tranh buộc Mỹ phải
chấp nhận chấm dứt mọi hành động chiến tranh chống Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa từ ngày 31/10/1968; chấp nhận việc triệu tập hội nghị về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam gồm 4 bên với sự tham gia của
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Giai đoạn hai từ ngày 25/1/1969
đến giữa năm 1972, ta kiên quyết đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược,
rút hết quân đội và vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam, xóa bỏ chính quyền
Sài Gòn, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam. Mỹ muốn chấm
dứt chiến tranh nhưng đòi miền Bắc và Mỹ cùng rút quân, đòi duy trì khu
phi quân sự và duy trì chính quyền Sài Gòn. Giai đoạn cuối cùng từ tháng
7/1972 khi Mỹ buộc phải quay lại bàn đàm phán sau các thất bại ở cả hai
miền Nam Bắc. Tuy vậy, Mỹ vẫn nuôi hy vọng đạt được một thỏa thuận trên
thế mạnh. Cuối tháng 12/1972, khi con át chủ bài cuối cùng của Mỹ -
dùng B52 đánh phá hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn của miền Bắc - đã
bị quân và dân ta đánh gục trong chiến thắng vang dội “Hà Nội - Điện
Biên Phủ trên không”, Mỹ mới chấp nhận ký Hiệp định.
Hiệp định Paris có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
sự nghiệp đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước của dân tộc ta.
Hiệp định là văn bản pháp lý toàn diện, đầy đủ nhất công nhận các quyền
cơ bản của dân tộc ta, trong đó Mỹ buộc phải cam kết “tôn trọng độc lập,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. Hội nghị Paris và Hiệp
định Paris đã góp phần quan trọng vào nỗ lực tạo nên bước chuyển chiến
lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, từng bước buộc
Mỹ phải đi vào giải pháp, chấm dứt ném bom miền Bắc, rút toàn bộ quân Mỹ
và chư hầu ra khỏi miền Nam, hoàn thành mục tiêu chiến lược “đánh cho
Mỹ cút”. Với việc buộc Mỹ phải rút hết trong khi ta duy trì được hoàn
toàn lực lượng, Hiệp định mở ra một cục diện mới, so sánh lực lượng trên
chiến trường nghiêng hẳn về ta để tiến lên “đánh cho ngụy nhào”. Hiệp
định Paris còn góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của Mỹ
khi toàn quân, toàn dân ta tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với
đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Vượt lên trên mọi ý nghĩa thông thường, Hội nghị
Paris và Hiệp định Paris là niềm cổ vũ lớn lao đối với nhân dân yêu
chuộng hoà bình và công lý trên thế giới, củng cố niềm tin của nhân dân
các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vào sự nghiệp đấu tranh chính
nghĩa của mình. Cũng chính vì vậy, Hội nghị Paris và Hiệp định Paris đã
góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hoà bình và công lý, là di sản vĩ đại của phong trào giải phóng dân tộc
khỏi ách thống trị và can thiệp của nước ngoài.
Năm bài học quý giá
Hội nghị Paris để lại những bài học vô cùng quý giá.
Nhân dân Liên Xô mít tinh ủng hộ Việt Nam chống Mỹ cứu nước tại Thủ đô Moscow, ngày 8/2/1965 - Ảnh tư liệu
|
Bài học thứ nhất và quan trọng nhất là tuyệt
đối tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Đây là nhân tố quyết
định mọi thắng lợi. Trong suốt quá trình đàm phán, Bộ Chính trị đã luôn
theo dõi và chỉ đạo sát sao cả về chiến lược và sách lược đối với hai
đoàn đàm phán để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Thứ hai, giữ vững độc lập, tự chủ, coi đây
là nguyên tắc quan trọng nhất trong xử lý các vấn đề đối ngoại. Hội nghị
Paris một lần nữa khẳng định rằng, chỉ có giữ vững độc lập, tự chủ
trong quyết định chiến lược, sách lược, ta mới có thể chủ động tiến
công, chủ động tạo thời cơ và tranh thủ thời cơ để bảo vệ lợi ích dân
tộc.
Thứ ba, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành,
các cấp, các lĩnh vực là nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi. Trong
suốt quá trình đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris, sự phối hợp nhịp
nhàng giữa ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao, giữa “đánh” và
“đàm”, giữa các binh chủng hợp thành thế trận chiến tranh nhân dân, có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Ngay tại Paris, sự phối hợp chặt chẽ và thực
hiện phương châm “tuy hai mà một, tuy một mà hai” của hai đoàn đàm phán
dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng ta cũng là nhân tố hết sức quan
trọng để đi đến thắng lợi.
Thứ tư, chủ động, sáng tạo là phương cách
đảm bảo thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao. Ngoại giao thời kỳ chống
Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là Hội nghị Paris thực sự đã trở thành một mặt
trận chiến lược, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp của dân tộc. Trong
suốt quá trình đàm phán tại Paris, mặt trận ngoại giao đã chủ động tiến
công, đồng thời tận dụng tối đa các thế mạnh đặc thù của mình để giành
thắng lợi.
Thứ năm, Hội nghị Paris là bài học tiêu biểu
về kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Trong suốt
quá trình đàm phán tại Paris, chúng ta đã có được sự ủng hộ to lớn của
Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã tranh thủ
được sự đồng tình của dư luận quốc tế, kể cả dư luận tiến bộ Mỹ, góp
phần tạo nên một mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ Việt Nam.
Kỷ niệm thắng lợi oanh liệt của Hội nghị Paris là dịp
để chúng ta bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến những người con của Tổ quốc
đã chiến đấu quên mình vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Sự hy
sinh và công ơn to lớn ấy sẽ mãi mãi là tấm gương sáng cho lớp lớp thế
hệ người Việt Nam nói chung và cán bộ ngành ngoại giao nói riêng, hôm
nay và mai sau.
Đây cũng là dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới các bạn bè quốc tế khắp năm châu, trước hết là nhân dân các
nước xã hội chủ nghĩa, đã kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam trong
suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế
không chỉ là niềm cổ vũ lớn lao đối với nhân dân ta mà còn góp phần quan
trọng vào việc nâng cao thế và lực của nhân dân ta trong cuộc kháng
chiến chống xâm lược Mỹ.
Vận dụng các bài học lịch sử của Hội nghị Paris
Kế tục và phát huy truyền thống vẻ vang của ngoại
giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước, ngoại giao thời kỳ hội nhập quốc tế và
phát triển đất nước tiếp tục là một “mặt trận”, trong đó các cán bộ
ngoại giao là những “người lính”, không ngừng phấn đấu góp phần tích cực
đưa đất nước vào vị thế có lợi nhất trong nền chính trị, nền kinh tế và
văn hóa khu vực và toàn cầu.
Với thế và lực sau hơn 25 năm Đổi mới, trong bối cảnh
mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ của công
tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần
tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trên thế giới” (4).
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được kí kết - Ảnh tư liệu
|
Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ đối ngoại và vận dụng các
bài học lịch sử của Hội nghị Paris, ngành ngoại giao tiếp tục nỗ lực
vượt bậc trong các hướng cụ thể sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác chính trị tư
tưởng, tuyệt đối tin tưởng vào con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã
lựa chọn, vững vàng bản lĩnh chính trị, kiên định đường lối đối ngoại
“độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ”; nỗ lực quên mình
vì lợi ích quốc gia dân tộc vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu
mạnh.
Thứ hai, phát huy truyền thống chủ động,
sáng tạo trong đối ngoại, đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực để nâng cao
hiệu quả các hoạt động đối ngoại trong quan hệ với các đối tác và trên
các diễn đàn, tổ chức quốc tế; tăng cường công tác nghiên cứu dự báo,
phát hiện thời cơ và kiến nghị các biện pháp tận dụng thời cơ, lường
trước các thách thức và kiến nghị các biện pháp hóa giải hoặc giảm thiểu
các thách thức đối với phát triển và an ninh của đất nước.
Thứ ba, hợp đồng chặt chẽ giữa ngoại giao
với kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh.... phối hợp nhịp nhàng với
đối ngoại Đảng, ngoại giao nhân dân dưới sự lãnh đạo tập trung, thống
nhất của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, góp phần gia tăng sức mạnh
tổng hợp của đất nước, kết hợp thành công sức mạnh của đất nước với sức
mạnh của thời đại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đối ngoại được Đảng giao
phó.
Thứ tư, không ngừng học tập rèn luyện, nâng
cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và kiến thức mọi mặt, xây
dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao có trình độ và năng lực ngang tầm với các
nước trong khu vực; đáp ứng yêu cầu triển khai thành công định hướng
“triển khai đồng bộ và toàn diện các hoạt động đối ngoại; chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế” của đường lối đối ngoại Đại hội XI.
Kỷ niệm 40 năm ngày Hiệp định Paris được ký kết,
chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hy sinh của biết bao đồng bào và
chiến sỹ cả nước, biết ơn Đảng và Bác Hồ vĩ đại, tri ân các thế hệ cha,
anh đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh ngoại giao ở Paris, tri ân
các bạn bè quốc tế đã nhiệt tình ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của
nhân dân Việt Nam. Ôn lại các ý nghĩa trọng đại và bài học sâu sắc của
Hội nghị Paris, chúng ta thêm vững tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, quyết tâm phát huy tinh thần Hội nghị Paris, vận dụng sáng tạo các
bài học của Hội nghị trong bối cảnh tình hình và nhiệm vụ mới, quyết
tâm góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Phạm Bình Minh
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
(1) Nguyễn Đình Bin (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000 (Hà nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002), trang 199.Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
(2) Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 1954-1975, tập II (Hà nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995), trang 306.
(3) Nguyễn Đình Bin (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000 (Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002), trang 217.
(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2011), trang 236.
Nhận xét
Đăng nhận xét