LƯỚI TRỜI LỒNG LỘNG 34
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thượng tá Lê Minh Sùng, Phó trưởng Phòng KTHS nhớ lại: Sau khi nhận được tin báo, đơn vị cử lực lượng đến tiến hành các bước khám nghiệm hiện trường và tử thi, qua đó đã thu lượm được vỏ đạn trên người nạn nhân, dấu vết để lại trong quá trình đối tượng ngồi uống nước tại quán nước đối diện… Đối chiếu với nhiều chứng cứ khác, lãnh đạo đơn vị đã đưa ra nhận định khá chính xác về đối tượng gây án...
Ngay sau khi sa lưới pháp luật, chính Feng Long Chun vẫn không thể lý giải được bằng cách nào cơ quan Công an lại nhanh chóng lần tìm ra hắn; bởi kế hoạch giết người đã được hắn tính toán gần như hoàn hảo...
Với đặc thù là lực lượng làm công tác khoa học hình sự, Phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng đã tham gia tích cực vào các chuyên án trộm cướp, cháy nổ, phòng ngừa trên lĩnh vực kỹ thuật phòng chống tội phạm; giám định các tài liệu, chữ viết, con dấu, dấu vết cơ học, súng đạn; dùng các phương pháp hóa học để phát hiện ma túy, ma túy tổng hợp...
Thực tế công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn TP Đà Nẵng thời gian gần đây cho thấy, tội phạm ngày càng tinh vi, với nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động mới, đặc biệt đối tượng sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật công nghệ cao ngày càng nhiều đòi hỏi công tác kỹ thuật hình sự phải không ngừng đổi mới, nâng cao hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ.
Các kết luận của lực lượng KTHS là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, góp phần giúp cơ quan điều tra đưa ra kết luận chính xác và hiệu quả nhất.
Thượng tá Võ Hoàng Trung, Trưởng phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng tự hào bởi hiện nay đơn vị có một đội ngũ giám định viên được đào tạo bài bản, có thể đảm đương được các giám định phức tạp với độ chính xác cao. Mỗi năm, cán bộ chiến sĩ đơn vị tham gia hàng trăm vụ án, với hàng ngàn yêu cầu giám định các loại. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng đó, trong những năm qua, tập thể Phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng đã nhiều lần được lãnh đạo các cấp khen thưởng. Đây chính là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn để cán bộ, chiến sỹ đơn vị vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao…
Theo Đức Lâm (Công an nhân dân)
Nhưng trên khắp thế giới, hai bị cáo lại được mô tả như những nạn
nhân vô tội của nỗi sợ của người Mỹ và của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Một chuyên gia khác đã tham gia cuộc tranh cãi và đưa ra những quan điểm
đủ để lật ngược phán quyết và mở lại một phiên tòa mới.
Năm 1927, một ủy ban đã được chỉ định để xem xét lại vụ án và họ đã liên hệ với chuyên gia Calvin Goddard, một nhà tiên phong về đạn đạo học pháp y, vào năm 1927. Goddard đã sử dụng kính hiển vi và kính hiển vi so sánh, một phát minh mới của Philip Gravelle, để xem xét các nòng súng và tiến hành một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt.
Trước sự có mặt của một chuyên gia bên biện hộ, ông đã bắn thử một viên đạn từ khẩu súng của Sacco vào một miếng bông, sau đó đặt vỏ đạn bắn ra lên kính hiển vi ngay bên cạnh những vỏ đạn được tìm thấy tại hiện trường. Goddard đã quan sát kỹ lưỡng. Hai vỏ đạn đầu tiên không khớp, nhưng vỏ đạn thứ ba thì giống. Ngay cả chuyên gia bên biện hộ cũng đồng ý rằng, hai vỏ đạn này đã được bắn ra từ cùng một khẩu súng. Chuyên gia biện hộ thứ hai cũng đồng tình và xác nhận sự việc.
Cùng năm đó, hai bị cáo đã lên ghế điện. Vanzetti vẫn tuyên bố hắn vô tội, còn Sacco thì hô: “Vô chính phủ muôn năm!”. Những cuộc điều tra tiếp theo vào năm 1961 và 1983, được tiến hành với công nghệ tốt hơn, đều ủng hộ những phát hiện của Calvin Goddard. Mặc dù vậy, vào năm 1977, thống đốc bang Massachusetts đã tuyên bố Vanzetti và Sacco vô tội, và vụ việc cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi.
Bạch Đàn
Phương pháp xác định bằng chứng bằng cách khớp đạn với súng ra đời từ năm 1835 tại Anh, khi phần chóp còn nguyên từ một viên đạn, được lấy ra từ cơ thể nạn nhân, được liên hệ với một khuôn đạn tại nhà của nghi phạm. Mặc dù đó không thực sự là phương pháp khớp đạn, nhưng cũng là bước mở đầu.
Lần đầu tiên một chuyên gia đã chứng minh được trước tòa rằng, một khẩu súng xác định đã được sử dụng trong một vụ giết người tại Mỹ là vào năm 1902. Khi đó, chuyên gia Oliver Wendell Holmes đã bắn thử khẩu súng bị cáo buộc là hung khí giết người vào một miếng sợi bông. Sau đó ông đã sử dụng kính phóng đại để khớp những vết xước trên viên đạn lấy từ người nạn nhân với viên đạn bắn thử và chứng minh sự liên quan trước bồi thẩm đoàn.
Tuy nhiên phải đến vụ thảm sát vào Ngày Lễ Tình yêu năm 1929 mới dẫn đến việc thành lập phòng thí nghiệm phát hiện tội phạm đầu tiên tại Mỹ. Buổi sáng ngày 14/2, bảy người đàn ông đang chờ đợi trong một nhà kho của công ty SMC Cartage ở North Side, Chicago, tại địa chỉ 2122 đường North Clark. Ba người mặc sắc phục cảnh sát và hai người mặc thường phục trên một chiếc xe cảnh sát ập vào nhà kho. Các nhân chứng ở những ngôi nhà gần đó nghe thấy những loạt súng tự động vang lên. Sau đó, nhóm cảnh sát bỏ đi và một con chó còn sống sót trong tòa nhà bắt đầu tru lên. Những người hàng xóm đổ tới và phát hiện một cảnh tượng kinh hoàng: 7 người đàn ông không vũ trang nằm giữa những vũng máu trên sàn nhà, tất cả đều bị bắn nhiều phát đạn từ phía sau. Máu nhuộm đỏ bức tường nơi họ bị buộc phải đứng áp sát trước khi cuộc thảm sát bắt đầu.
Bảy nạn nhân được xác định là thành viên của băng cướp George “Bugs” Moran. Các nhà điều tra đổ lỗi cho băng đảng Al Capone, tuy nhiên, nhiều người cho rằng, chính cảnh sát đã sát hại nhóm cướp. Vì vậy, khớp đạn và súng là biện pháp duy nhất để có thể tìm ra sự thật trong kỳ án này.
Người có thể đưa ra những khác biệt trong vụ này không ai khác chính là bác sĩ chuyên khoa tim Calvin Goddard, một chuyên gia tiên phong về đạn đạo học, từng xác nhận bằng chứng trong vụ Sacco - Vanzetti hai năm trước đó. Cùng với cộng sự Charles Waite, ông Goddard bắt đầu thu thập dữ liệu từ tất cả các nhà sản xuất súng được biết, nhằm phát triển một cơ sở dữ liệu toàn diện. Hai người đã cùng nhau sắp xếp phân loại các kết quả bắn thử với từng loại súng.
Thời điểm đó, chỉ có 12 nhà sản xuất súng cầm tay được biết đến. Goddard và Waite đã gây dựng một cơ sở dữ liệu, sau này được phát triển thành một trong những bộ sưu tập toàn diện nhất của những thông tin phá án liên quan đến súng. Waite qua đời năm 1925, nhưng Goddard vẫn tiếp tục công việc gây dựng và hoàn chỉnh hơn khoa học về đạn đạo.
Với phát minh về kính hiển vi so sánh, sử dụng những lớp gương phản chiếu và thấu kính của Philip Gravelle, hai vật thể có thể đặt bên cạnh nhau để kiểm tra so sánh. Những viên đạn cũng có thể được kiểm tra để tìm ra dấu hiệu khớp chúng với khẩu súng mà từ đó chúng đã được nhả đạn.
Do đó, sau khi 7 thi thể găm đầy đạn được tìm thấy trong một nhà kho ở Chicago vào đúng ngày Valentine năm 1929, nhiệm vụ đặt ra với các nhà điều tra là phải tìm ra vũ khí gây án.
Ông Goddard đã tới New York với tư cách một nhà điều tra độc lập. Tại đây, ông đã bắn thử từng khẩu trong số 8 khẩu súng tự động của cảnh sát Chicago rồi so sánh kết quả với các bằng chứng thu thập tại hiện trường. Không một vỏ đạn nào khớp với súng, do đó khả năng cảnh sát Chicago là thủ phạm bị loại bỏ. Điều đó cũng đồng nghĩa, một kẻ nào đó đã đóng giả cảnh sát để phạm tội.
10 tháng sau, cảnh sát đã đột kích nhà một thành viên băng đảng của trùm mafia Al Capone. Họ phát hiện hai khẩu tiểu liên và chuyển cho Goddard. Ông tiếp tục bắn thử và chứng minh chúng chính là hung khí trong vụ thảm sát. Phát hiện này đã đưa một kẻ trong nhóm sát nhân vào tù.
Vụ thảm sát hóa ra là một phần của cuộc chiến băng nhóm giữa Capone và Moran. Các nạn nhân đã bị lừa đến nhà kho và Moran lẽ ra cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên do đến muộn, phát hiện chiếc xe cảnh sát bên ngoài nhà kho, Moran đã chuồn thẳng.
Những gì Calvin Goddard làm được đã cổ vũ hai doanh nhân, từng là thành viên bồi thẩm đoàn trong các vụ án mà ông tham gia, hỗ trợ ông thành lập phòng thí nghiệm tội phạm học độc lập đầu tiên của Mỹ tại Đại học Northwestern ở Chicago. Đạn đạo học, dấu vân tay, phân tích máu và truy lùng bằng chứng đã được “gom” về dưới một mái nhà và phòng thí nghiệm của Goddard trở thành một hình mẫu. Giới khoa học và cảnh sát đã hợp lại. Ông Goddard sau đó đã trở thành cố vấn cho Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) vào năm 1932 khi họ thành lập một phòng thí nghiệm tội phạm học tương tự. Thiết bị đầu tiên của phòng thí nghiệm này chính là một kính hiển vi so sánh.
Bạch Đàn
Nếu không tìm được khẩu súng, thì vẫn có một cách tiếp cận khác. Có thể nói nhiều điều về cách chế tạo một khẩu súng khi phân tích loại vỏ đạn hoặc viên đạn được tìm thấy. Hướng của các vòng xoắn chỉ ra cách mà đường rãnh trong nòng súng tạo ra đường xoay về tay trái hay tay phải khi đạn được bắn đi. Chẳng hạn, những khẩu súng của hãng Smith&Wesson có 5 rãnh xoắn về bên phải, và khẩu Colt xoay 32 ly có 6 đường xoắn về bên trái. Để có được sự xác định này, các nhà phân tích phải xem xét vỏ đạn và kiểm tra xem các cạnh của góc sọc từ chân đến mũi, và đánh dấu theo số quanh chúng. Để nói rằng hai viên đạn đều từ một khẩu súng, những biểu hiện của rãnh phải khớp cả về số lượng và góc xoắn.
Ngày nay, các phòng thí nghiệm tội phạm học có thể sử dụng phân tích của máy vi tính để đưa ra các so sánh như vậy. Các máy tính được nối mạng với các cơ sở dữ liệu quốc gia và quốc tế, tương tự như với hệ thống vân tay.
Các nhà điều tra cũng sẽ xem xét đến tầm bắn của viên đạn. Để đo khoảng cách từ họng súng tới mục tiêu, khẩu súng được bắn từ những khoảng cách khác nhau nhằm vào một mục tiêu bìa cứng dày. Người bắn sau đó kiểm tra kích thước của lỗ đạn và đường kính của phần bã thuốc súng, vì khi súng nhả đạn, những mảng thuốc súng chưa cháy sẽ bay ra khỏi nòng súng. Chúng sẽ không bay được xa, và nếu va vào một vật nào đó, sẽ để lại những vệt đường tròn đặc trưng, với kích cỡ phụ thuộc vào khoảng cách so với mục tiêu.
Một khía cạnh thú vị khác của “giải mã” vũ khí là khả năng theo dấu một số xêri đối với chủ sở hữu có đăng ký, ngay cả nếu nó đã mờ hết. Mặc dù một số tên tội phạm đã xóa nó đi để ngăn bị truy dấu, nhưng các chuyên gia vẫn có thể khôi phục.
Quá trình in dấu này thực ra là khắc sâu hơn những gì con số trên bề mặt chỉ ra, vì vậy khi những tên tội phạm không còn nhìn thấy con số, chúng tin là đã xóa được nó. Các nhà điều tra phải mài kim loại qua những vết xước sâu nhất để có được một mảnh kim loại đã được đánh bóng. Sau đó họ sẽ bôi lên một dung dịch muối đồng và axit clohydric, và làm cho khu vực nằm ngay dưới con số khắc dấu bị hòa tan với tốc độ nhanh hơn phần kim loại xung quanh nó. Ngay khi đó, dãy số (hoặc một phần của seri) sẽ hiện lên trong khoảng thời gian ngắn, đủ để chụp ảnh trước khi nó biến mất.
Bạch Đàn
Khi gặp những trường hợp bị thương do trúng đạn, các nhà nghiên cứu đạn đạo học phải xác định vị trí viên đạn đi vào cơ thể và nếu có thì cả nơi nó đi ra. Thường thì trên các mô của cơ thể rất khó để biết đâu là vết thương của chỗ đạn vào và đâu là chỗ đạn ra, nhưng vẫn có một số dấu hiệu phát lộ. Những lỗ đạn vào thường có bờ rất rõ. Nếu họng súng không chạm vào quần áo, lỗ đạn ở hầu hết các vật liệu sẽ nhỏ hơn viên đạn. Cũng có thể có sự xuất hiện của bột thuốc súng nếu khẩu súng bắn ở khoảng cách đủ gần.
Tất nhiên, không phải mọi viên đạn đều đi ra. Chúng có thể không có đủ lực để đi qua cơ thể hoặc bị xương cản lại, cũng có thể chúng đi đường vòng theo những cách không thể đoán trước.
Tổng thống Kennedy bị bắn tại Dallas, bang Texas, trong khi đang ngồi cùng đệ nhất phu nhân Jacqueline ở băng ghế sau của chiếc xe mui trần giữa đám đông người ủng hộ. Một viên đạn từ kẻ ám sát cũng làm bị thương Thống đốc bang Texas, John Connally, ngồi trên ghế trước. Tổng thống đang hấp hối được đưa thẳng tới bệnh viện Parkland ở Dallas và 1 giờ 30 phút sau được tuyên bố đã qua đời. Nhưng sau đó, FBI đã chuyển trái phép thi thể ông tới bệnh viện hải quân Bethesda tại Oasinhtơn D.C (trái với luật bang Texas).
Nhưng ông Baden sau này đã phát hiện ra rằng, không một bác sĩ nào tại đây được đào tạo về đạn đạo học pháp y, vì vậy họ không biết làm cách nào để xác định đường đạn trong cơ thể nạn nhân. Ngoài ra, Ủy ban Warren, được thành lập năm 1964 nhằm xua tan những tin đồn về các âm mưu liên quan đến vụ ám sát, cũng không phỏng vấn các nhà đạn đạo học có kinh nghiệm.
Khi nhóm của ông Baden xem xét kỹ hơn vụ việc, ông đã mô tả đây là một “thảm họa pháp y”. Baden cho rằng, nếu thủ tục khám nghiệm tử thi được tiến hành đúng đắn, nhiều giả thuyết về các âm mưu đã không bao giờ xuất hiện.
Hóa ra, ông James J. Humes, nhà đạn đạo học tiến hành khám nghiệm tử thi tổng thống, đã được chỉ đạo là không tiến hành một cuộc khám nghiệm đầy đủ, mà chỉ cần tìm ra viên đạn, khi đó được cho là vẫn mắc kẹt trong cơ thể nạn nhân. Nhưng dù cố gắng, Humes đã không thể tìm ra nó. Trong báo cáo sau đó của Humes, không có những mô tả y khoa và ông chủ yếu dựa trên những bức ảnh, với chất lượng rất tệ được chụp bởi một tay thợ ảnh thiếu kinh nghiệm. Humes thậm chí còn không lật xác Tổng thống để xem xét vết thương ở sau gáy, cũng không gọi điện cho bệnh viện tiếp nhận ở Dallas cho đến khi quá muộn mới phát hiện rằng, một ca phẫu thuật mở khí quản đã được tiến hành tại bệnh viện. Vị trí mở khí quản nằm ngay vết thương lối ra của viên đạn ở cổ họng, khiến Humes nhầm lẫn khi cho rằng, viên đạn đã đi ra ngoài đúng chỗ mà nó đi vào.
Ông ta cũng không cạo tóc ở xung quanh vết thương trên đầu để quan sát rõ, và vết thương được chụp ảnh khi những sợi tóc lòa xòa vướng vào. Chưa hết, Humes đã ước lượng sai vị trí của vết thương với sai số lên tới gần 10 cm. Với tất cả những lỗi đó, không thể đưa ra những kết luận chính xác về các đường đạn.
Chỉ sau 2 giờ (một khoảng thời gian quá ngắn cho khám nghiệm tử thi, nhất là trong một vụ đặc biệt nghiêm trọng như vậy), Humes đã chuẩn bị cho thủ tục ướp xác. Khi đó, do những ghi chép bị dính máu, Humes đã đốt chúng và sau khi phát hiện về những thủ tục đã được tiến hành tại Dallas, ông ta mới viết lại dựa trên những gì nhớ lại và suy luận được. Báo cáo của Humes mắc nhiều lỗi, gây bất lợi nghiêm trọng cho nhóm của Baden.
Họ đã xem xét những bức ảnh không rõ ràng, chụp hiện trường tội ác và quá trình khám nghiệm tử thi, quần áo của Tổng thống, các báo cáo khám nghiệm tử thi và phim X - quang. Baden nhanh chóng nhận ra, những người chịu trách nhiệm đã không nhận thấy sự khác biệt giữa một vết thương ở lối vào và lối ra của viên đạn, và do đó họ không thể chỉ ra đường đi của chúng hay xác định có bao nhiêu phát đạn đã được bắn.
Nhà đạn đạo học này cũng nhận thấy rằng, não của Kennedy đã biến mất, cùng với những vạt mô, vì vậy họ phải lệ thuộc vào quần áo. Nhóm đã tìm cách ghép nối thực tế là hai viên đạn đã trúng Tổng thống. Có một lỗ nhỏ trên lưng áo sơ mi và áo khoác của nạn nhân, và những lỗ ra nhỏ xuyên qua cổ áo sơ mi và cà vạt. Đó là viên đạn đã xuyên qua cổ họng Tổng thống và bắn vào Thống đốc Connally. Nó đã rơi ra khỏi chân của ông Connally khi nạn nhân đang nằm trên cáng tới bệnh viện. Viên đạn còn lại đã xuyên qua sau đầu của Kennedy và ra ngoài ở trên mắt phải của ông, đập vào kính chắn gió, rơi xuống sàn. Cả hai đều đến từ phía sau - một kết luận phản bác lại quan điểm cho rằng, một viên đạn đã bắn vào Tổng thống từ phía trước.
Bạch Đàn
Đó là một cú đòn đối với bên công tố và nó khiến bồi thẩm đoàn có những quan điểm khác nhau. Ngày 18/2/1992, họ kết luận Mitchel chỉ có tội với tội danh giết người. Ông ta bị kết án 6 năm tù, nhưng chỉ thụ án có 3 năm.
Từ thời điểm một viên đạn lần đầu tiên được khớp với một vũ khí tới nay, công nghệ “giải mã” vật phóng chuyển động và súng cầm tay đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên một số vụ vẫn phải phụ thuộc vào việc “sáng tỏ” theo kinh nghiệm và suy đoán, bởi các viên đạn không phải bao giờ cũng “hành xử” một cách bình thường.
Bạch Đàn
LẦN THEO DẤU VẾT ★ Hiện trường bị mất
Chuyện về khẩu súng lậu chết chóc nhất nước Anh
Hương Giang |
Sau mỗi vụ án, súng lậu ở Anh thường được trao tay, bán lại, cho thuê hoặc bị giấu kín. Đó là cách thức khiến một vũ khí nóng mang tên Súng số 6 di chuyển ngang dọc tại một thành phố lớn ở Anh mà không bị thu giữ, để rồi sau đó được sử dụng trong rất nhiều vụ án, khiến bao gia đình tan nát.
Sau mỗi vụ án, súng
lậu ở Anh thường được trao tay, bán lại, cho thuê hoặc bị giấu kín. Đó
là cách thức khiến một vũ khí nóng mang tên Súng số 6 di chuyển ngang
dọc tại một thành phố lớn ở Anh mà không bị thu giữ, để rồi sau đó được
sử dụng trong rất nhiều vụ án, khiến bao gia đình tan nát.
Kiểm soát nghiêm ngặt nhưng vẫn đầy vũ khí nóng
Andy Hough là lãnh đạo lực lượng Thanh tra thám tử tại sở cảnh sát West Midlands, Birmingham, khi Súng số 6 - biệt danh của một khẩu súng ngắn CZ75 được sản xuất ở Cộng hòa Séc và nhập lậu vào Anh - lần đầu xuất hiện vào đêm 23.2.2003.
Thời điểm ấy, cảnh sát nhận được một cuộc gọi ẩn danh báo có vụ nổ súng bên ngoài một bữa tiệc ở phố Proctor. Khi tới nơi, họ chỉ tìm được 2 vỏ đạn. Chẳng có nhân chứng nào cấp tin cho cảnh sát, rằng ai đã bắn họ, ai là đối tượng khả nghi. Vụ việc nhanh chóng rơi vào im lặng.
Nhưng đây không phải là lần duy nhất Súng số 6 khạc đạn. Cuộc điều tra kéo dài 2 năm của hãng tin BBC, được sự trợ giúp từ nhiều sĩ quan cảnh sát như Andy và các chuyên gia của Cơ quan phân tích đạn đạo quốc gia (NABIS), đã làm sáng tỏ lịch sử đẫm máu của “khẩu súng lậu chết chóc nhất nước Anh” này, khi nó liên quan tới hàng loạt vụ án nghiêm trọng, khiến nhiều người chết.
Tuy nhiên trước khi đào sâu vào hành trình của Súng số 6, người ta cần phải nắm rõ hơn tình hình kiểm soát vũ khí nóng ở Anh. Có thể nói rằng mọi câu chuyện về súng lậu ở đảo quốc sương mù đều bắt đầu tại Dunblane, Scotland, vào ngày 13.3.1996.
Lần ấy, tay súng Thomas Hamilton đã xông vào một trường tiểu học và xả súng vào một lớp thể dục. Trong vòng có 3 phút, gã đã sát hại 16 đứa trẻ, phần lớn mới chỉ 5 hoặc 6 tuổi, và một giáo viên của các em, trước khi quay súng tự sát.
Sự kiện về sau được gọi là Vụ thảm sát Dunblane đã thay đổi mọi thứ. Đó là vụ xả súng tồi tệ nhất ở Anh. Chỉ sau 2 năm, Anh đã thông qua việc sửa đổi Luật quản lý súng đạn để cấm người dân mua sắm tất cả các loại súng ngắn. Hoạt động kiểm soát súng ở Anh hiện nằm trong nhóm nghiêm ngặt nhất thế giới. Không ai được phép tự do sở hữu súng ngắn.
Người ta phải trải qua quá trình kiểm tra ngặt nghèo để được cấp giấy phép sử dụng súng. Không có giấy phép, việc sở hữu hoặc mua bán bất kỳ khẩu súng nào cũng bị coi là hành vi phạm pháp. Vậy vì sao Súng số 6 vẫn có thể lọt vào và trôi nổi trên các con phố của nước Anh?
Helen Poole, một chuyên gia súng đạn tại Đại học Northampton nói rằng, có nhiều phương thức giúp điều này xảy ra, trước tiên là các vụ trộm tại chính những cửa hàng bán súng, hoặc chủ sở hữu súng.
Theo dữ liệu mới nhất do BBC thu thập, hơn 586.000 người ở Anh và xứ Wales sở hữu giấy phép dùng súng ngắn hoặc súng săn. Mỗi năm có khoảng 600 khẩu súng bị đánh cắp từ chủ sở hữu hợp pháp, phần lớn sẽ trôi ngay ra chợ đen.
Ngoài ra, các chủ cửa hàng bán súng ở Anh thường thanh lý “những khẩu súng cổ đã bị vô hiệu hóa” cho người đam mê lịch sử. Việc vô hiệu hóa thực tế chỉ là những chỉnh sửa nhất định để súng không còn bắn được nữa, như tháo kim hỏa. Nhưng nếu rơi vào tay kẻ xấu, những loại súng này có thể được chỉnh lại nhanh chóng để bắn được như bình thường.
Có một phương thức nữa để súng lọt vào Anh là qua các lô hàng nhập lậu lớn từ nước ngoài, do nhiều băng tội phạm lớn tổ chức. Simon Brough từ Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia (NCA) giải thích rằng việc ngăn chặn những lô hàng như thế đòi hỏi sự hợp tác tốt giữa nhiều cơ quan của Anh.
Kết quả thu được bao gồm nhiều khẩu súng đã bị vô hiệu hóa, tới từ các khu vực từng có xung đột ở Châu Âu, như các nước tây Balkan. Nhiều khẩu trong số đó có thể dễ dàng chỉnh sửa để sẵn sàng nhả đạn trở lại.
Cách cuối cùng để súng đi vào Anh là qua những người mua linh kiện súng trên mạng, thông qua nhiều trang web đen. Sau khi có đủ các cấu kiện, họ sẽ lắp ráp súng tại nhà.
Một khi lọt vào nước Anh, nó sẽ được truyền tay từ người này sang người khác, cho tới khi bị cảnh sát tìm thấy. Chuyên gia Helen nhắc tới trường hợp một khẩu súng ngắn hiệu Beretta 9000S đã bị cơ quan điều tra thu giữ tại Merseyside hồi năm ngoái. Cảnh sát tìm thấy khẩu súng khi khám xét nhà riêng của Adam Bigley, 24 tuổi, với 4 viên đạn trong băng.
Số serial giúp nhận dạng súng đã bị xóa mờ, nhưng cơ quan điều tra vẫn dễ dàng xác định nó đã được sử dụng trong 19 vụ nổ súng khác nhau. Dù không xác định được Adam có liên quan tới vụ nào trong số này, nhà chức trách vẫn tuyên phạt gã trai này 6 năm 9 tháng tù, do sở hữu vũ khí trái phép.
Cơ quan điều tra có thể lần theo dấu vết một khẩu súng vì một khi đã khai hỏa, súng sẽ để lại dấu vết độc nhất vô nhị trên vỏ đạn. Đó là các “dấu vân tay” của một khẩu súng. Dấu vết vỏ đạn cũng là thứ đã giúp cơ quan điều tra lần ngược lại hành trình của Súng số 6. Tổng cộng người ta đã tìm thấy “dấu vân tay” của khẩu súng này ở 11 vụ nổ súng khác nhau.
Khi khai hỏa một khẩu súng, sẽ có hai điều xảy ra. Đầu tiên là dấu vết do rãnh khương tuyến nằm trong nòng súng tác động lên thành vỏ đạn và thứ hai là vết đập của kim hỏa lên phần đít viên đạn.
Mỗi khẩu súng đều để lại các dấu vết này rất riêng biệt, chẳng bao giờ giống những khẩu súng khác, kể cả súng cùng loại. Qua việc lần theo các “dấu vân tay” người ta có thể biết khi nào một khẩu súng lại xuất hiện trong các vụ án khác nhau.
Góp mặt trong hàng loạt vụ án
Birmingham là thành phố lớn thứ hai ở nước Anh. Trong ít nhất 1 thập kỷ trước khi khẩu súng khai hỏa lần đầu, đường phố của Birmingham đã bị khủng bố bởi 2 băng đảng chính là Burger Bar Boys và Johnson Crew.
Chúng đi vào hoạt động từ giữa những năm 1990. Ban đầu đây là những nhóm tự phát, hình thành để bảo vệ cộng đồng dân cư địa phương khỏi bị những kẻ phân biệt chủng tộc tấn công.
Tuy nhiên sau đó, các nhóm này bắt đầu tranh giành ảnh hưởng và chia thành hai phe đối địch, quyết liệt tranh giành lãnh thổ của nhau. Burger được cho là bang giàu có và tổ chức tốt hơn. Chúng cũng sở hữu nhiều vũ khí chết chóc hơn kẻ địch. Nhưng băng Johnson thì đông hơn và liên minh với nhiều băng nhỏ hơn cũng đang tồn tại trong thành phố.
Năm 1995, 2 băng đã rơi vào tầm ngắm của cảnh sát do tham gia vào nhiều phi vụ buôn bán ma túy, cướp của và bắt cóc. Đó là khi các vụ nổ súng bắt đầu xảy ra gần các hộp đêm và trung tâm cộng đồng của thành phố.
Năm 2002, một thành viên của Burger có tên Yohanne Martin bị bắn vào đầu khi đang chờ đèn đỏ ở West Bromwich, một vùng ngoại ô của Birmingham. Anh trai của Yohanne là Nathan tin chắc thành viên băng Johnson đứng sau vụ sát hại.
Ngay trong dịp năm mới 2002, Nathan và các thành viên khác của Burger lái xe tới địa hạt của Johnson ở thành phố và dùng một khẩu tiểu liên Mac 10 xả đạn vào những người đang dự tiệc tại một tiệm làm tóc.
Đội Nathan cố bắn vào các thành viên Johnson có mặt trong bữa tiệc để trả đũa, nhưng rốt cục nạn nhân thiệt mạng lại là hai cô gái trẻ vô tội, gồm Charlene Ellis, 18 tuổi và Letishia Shakespeare, 17 tuổi.
Vụ việc đã gây chấn động trên toàn nước Anh. Nathan cùng nhiều đồng bọn bị bắt và hai năm sau thì nhận án phạt tới 35 năm tù. Tưởng như tình hình ở Birmingham đã êm đềm trở lại, nhưng không. Thực tế chuyện chỉ đi theo chiều hướng xấu hơn, bởi sự xuất hiện của Súng số 6, với vụ đầu tiên xảy ra trên phố Proctor.
Vụ thứ hai diễn ra chỉ sau đó không lâu, vào ngày 24.3 cùng năm, khi nhiều thành viên băng đảng được phát hiện cầm khẩu súng này đi qua nhiều cửa hàng ở phố George. Chúng tra khảo các chủ cửa càng để moi thông tin về một băng khác, trước khi lên xe bỏ chạy vì thấy đối phương xuất hiện.
Nhiều tiếng súng nổ đã vang lên và cảnh sát thu được 7 vỏ đạn của Súng số 6. Chẳng có nhân chứng nào lên tiếng sau vụ này.
Sự im lặng, bất hợp tác với cảnh sát và thiếu vắng nhân chứng là đặc điểm chung trong nhiều vụ việc có liên quan tới Súng số 6. Ngày 13.6.2003, một thanh niên 24 tuổi bị kẻ khác chạy xe ngang qua rồi bắn vào người.
Đạn xuyên vào tay, lưng và cổ nạn nhân, nhưng anh này gây bất ngờ khi từ chối giúp cảnh sát tìm những kẻ tấn công mình. Dấu vết đạn đạo cho thấy Súng số 6 đã được sử dụng để gây án.
Ngày tiếp theo lại có một nạn nhân bị trúng đạn từ Súng số 6 trong tình huống tương tự. Anh này đã tìm đường về nhà để tự băng bó vết thương, nhưng rốt cục vẫn phải gọi điện nhờ cấp cứu.
Và
các vụ việc liên quan tới Súng số 6 cứ đều đặn diễn ra. Ngày 20.8.2003,
nạn nhân trẻ nhất của Súng số 6, một thanh niên 19 tuổi, bị bắn trúng
lưng và cổ.
Ngày 9.5.2004, vỏ đạn của Súng số 6 được tìm thấy sau một màn đấu súng giữa hai băng đối địch.
Ngày 28.6.2004, một viên đạn găm vào tường một ngôi nhà ở Birmingham. Những người sống trong ngôi nhà này chẳng hé răng nửa lời với cảnh sát.
Phải tới vụ nổ súng thứ 8, nhân chứng mới bắt đầu cấp tin cho cảnh sát. Đêm 2.10.2004, sau một vụ chạy xe tốc độ cao đuổi bắn nhau trên phố, cảnh sát đã thu được một số lời khai bên cạnh video ghi hình. Tuy nhiên họ không thể lần ra được những chiếc xe có liên quan, cũng như Súng số 6.
Từ đây, món vũ khí nguy hiểm này bắt đầu gây ra các hậu quả chết chóc hơn.
Những gia đình tan nát sau tiếng súng
Ishfaq Ahmed là một người gác cửa tại hộp đêm Premonitions ở Birmingham. Trong đêm 20.11.2004, anh hôn tạm biệt bạn gái Penny và con gái Aneesah để đi làm. Thân nhân chẳng thể ngờ đó là lần cuối họ thấy Ahmed còn sống. 00h30 hôm đó, một nhóm người có liên quan tới băng Johnson đã cậy đông xông vào hộp đêm.
Ahmed chỉ cố làm công việc của anh là ngăn chặn những kẻ muốn vào cửa mà không phải trả tiền. Sau cuộc vận lộn giữa đôi bên, thành viên băng Johnson quay ra như bỏ đi. Bất ngờ 2 tên trong số chúng xoay người lại và những tiếng nổ khô khốc vang lên. Ba viên đạn găm trúng lưng Amhed, một trong số đó bắn ra từ Súng số 6.
Ahmed thiệt mạng vì một viên đạn xuyên qua vai, làm thủng phổi và phá vỡ động mạch chủ nằm ở bụng. Anh qua đời khi mới 24 tuổi. Nhờ nỗ lực điều tra của cảnh sát, vào tháng 12.2005, 6 kẻ gây ra vụ nổ súng đã bị bắt và phải nhận án tù chung thân trước tòa.
Nhưng nhà chức trách đã không thể thu hồi Súng số 6, khẩu súng đã góp phần khiến gia đình nhỏ của Ahmed tan nát, cướp mất một chỗ dựa vững chắc của bạn gái anh và đẩy con anh vào cảnh mồ côi cha.
Súng số 6 rơi vào vòng im lặng trong 8 tháng, trước khi nó xuất hiện trở lại vào ngày 23.7.2005. Người sử dụng nó lần này là Kemar Whittaker, một tay buôn ma túy mới 23 tuổi. Kemar cầm khẩu súng để săn lùng Andrew Huntley, một ông bố 31 tuổi, do có tranh chấp với người này.
Kemar phát hiện ra Andrew khi mục tiêu đang đứng chờ để vào một hộp đêm. Một cuộc rượt đuổi diễn ra ngay sau đó và Andrew đã cố chạy thoát khỏi Kemar, nhưng không thể.
Khi quá mỏi mệt và hoảng sợ, Andrew quỳ sụp xuống đất bên cạnh một đường ray, tay giơ lên đầu hàng, miệng van vỉ cầu xin sự xót thương từ Kemar. “Chúng ta là những người anh em. Chúng ta không cần phải sống như thế này”, Andrew nói.
Đáp lại, Kemar lạnh lùng bắn liền 2 nhát vào đầu Andrew, khiến nạn nhân ngã vật ra chết tại chỗ. Thẩm phán xét xử Kemar sau đó kết luận rằng gã đã “hành quyết” nạn nhân như một sát thủ máu lạnh và tuyên phạt gã án tù chung thân, phải thụ án tối thiểu 30 năm mới được xem xét phóng thích sớm.
Andrew ra đi để lại cậu con trai Akeem, khi ấy còn rất nhỏ tuổi. “Cha tôi luôn là một người vui tính”, Akeem, giờ đã 20 tuổi, nhớ lại. “Ông thích thời trang, ông thích mặc đẹp. Khi ông cười, cả không gian bỗng ngập tràn sự vui vẻ, như ánh đèn sáng lên trong bóng đêm vậy... Mỗi ngày tôi đều nghĩ về cha, bởi nếu không có biến cố ấy, hẳn đời tôi đã rất khác”.
Sau khi đoạt mạng Andrew, Súng số 6 biến mất suốt một thời gian dài và chuyên gia Andy Hough biết rõ lý do. “Một khi khẩu súng đã được sử dụng trong một vụ án mạng, nó trở thành “hàng nóng”. Chẳng ai muốn dính líu tới nó, bởi họ sẽ có thể vướng vào rắc rối với luật pháp. Vì thế chủ nhân sẽ cố phi tang nó nhanh nhất có thể. Họ có thể chôn súng xuống đất hoặc bán nó cho người khác, những kẻ họ không quen biết”.
Dù sao thì Súng số 6 đã im lặng trong một thời gian.
4 năm sau cái chết của Andrew, Súng số 6 “tái xuất” giang hồ. Lần này nó nằm trong tay một tên tội phạm nổi tiếng là Anselm Ribera, kẻ đã giữ cả một bưu cục làm con tin. Sự việc xảy ra tại làng Fairfield, cách Birmingham 45 phút chạy xe.
Ken Hodson-Walker, người sống tại một căn hộ nằm ngay tại tầng 2 của bưu cục, kể lại với phóng viên BBC rằng, sáng ngày 9.1.2009, khi vợ ông - bà Judy- vừa mở cửa thì một nhóm cướp có vũ khí bất ngờ xông vào.
“Một gã cầm cái rìu lớn. Gã còn lại cầm súng. Trong cửa hàng khi ấy có một cô gái trẻ và cô ấy đã hét lên khi thấy cướp”, Ken kể. Tiếng thét của cô gái đã khiến Judy và con trai cả của cặp vợ chồng là Craig, 29 tuổi, vội lao từ tầng 2 xuống.
Khi thấy có một vụ cướp đang diễn ra, Craig đã kéo mẹ lại, vớ lấy một cây gậy đánh cricket ở gần đó rồi lao vào bọn cướp. Cuộc vật lộn tiếp theo nhanh chóng kết thúc khi một tiếng súng lạnh lùng vang lên.
“Craig bị bắn. Con la lớn lên rằng: “Bọn nó bắn trúng con rồi”. Tôi nghe tiếng cây gậy cricket rơi xuống sàn nên đã vòng tới gần chỗ con để nhặt cái gậy lên”, Ken kể. Nhưng chính ông cũng nhận lấy một viên đạn vào chân. Sau khi bắn Ken, bọn cướp còn đẩy các giá để hàng bằng sắt lên người ông, rõ ràng là khiến ông bị thương nặng hơn. Rồi chúng bỏ đi.
Lo lắng cho tính mạng của Craig, Ken vội đẩy các giá để hàng ra khỏi người ông rồi bò về phía con trai. Ông nhanh chóng thấy con trai đang nằm gục bên một vũng máu lớn. Ken bò đến gần và nhẹ nhàng lay người Craig, với hy vọng anh còn sống.
Nhưng một cảm giác lạnh lẽo chạy từ người Craig sang bàn tay Ken, khiến ông bủn rủn thân thể. “Khi ấy tôi hiểu rằng con mình đã không còn nữa”, ông đau đớn nhớ lại. Craig bị bắn trúng ngực. Viên đạn xuyên thủng một lá phổi rồi chọc vỡ tim, khiến anh không có cơ hội sống sót.
Nỗi ám ảnh từ Súng số 6
Cuối năm ấy, cả 3 tên cướp bị bắt và ra tòa vì giết Craig. Chúng đều phải nhận những bản án cao nhất là tù chung thân, sau phiên tòa kéo dài 10 tuần. Nhưng kẻ sử dụng Súng số 6 là Anselm Ribera, 34 tuổi, đã không chỉ phá nát gia đình Ken mà còn đẩy chính gia đình gã vào đau thương.
Con trai của Anselm là Josh Ribera mới chỉ 13 tuổi khi ấy, đã không thể chấp nhận được thực tế rằng cha mình là kẻ giết người. Cậu bé đập phá mọi thứ đồ đạc trong nhà. Cậu khóc và tức giận. Biến cố khiến Josh trải qua những thời khắc rất khó khăn và liên tục gặp rắc rối với pháp luật.
Cuộc sống của Josh khá hơn khi cậu tìm thấy niềm vui trong âm nhạc năm lên 16 tuổi. Josh lấy nghệ danh Depzman và trở thành một rapper thành công. Năm lên 18 tuổi, Josh đã biểu diễn trên khắp nước Anh và thậm chí còn đi hát ở nhiều nước Châu Âu. Album của cậu từng lên lên vị trí đầu trong các bảng tổng sắp hiphop.
Josh thu hút fan vì cậu hát về những điều tươi đẹp, về tình yêu dành cho mẹ, về nỗi nhớ cha. Ngày 20.11.2013, Josh tới một buổi hòa nhạc ở Selly Oak, ngoại ô Birmingham, để dự lễ tưởng niệm một người bạn của cậu đã bị kẻ khác đâm dao tới chết trước đó một năm.
“Tối ấy Josh chào tôi và nói “Con yêu mẹ”. Con còn ôm và hôn tạm biệt tôi”, mẹ của Josh, chị Alison, kể với BBC. Tại buổi hòa nhạc ấy, Josh nhận một nhát dao chí mạng vào ngực. Không ai biết chuyện gì đã dẫn tới việc Josh bị đâm. Cậu được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Solihull, nhưng đã không thể qua khỏi vì thương tích quá nặng.
Đó rõ ràng là cái kết buồn cho Josh và gia đình cậu, sau những biến cố đau lòng mà họ đã trải qua vì Súng số 6.
3 vụ nổ súng kể trên nằm trong số 11 vụ án có liên quan tới Súng số 6. Cho tới nay vẫn còn 8 vụ khác vẫn chưa thể giải quyết. Danh tính những kẻ đã sử dụng Súng số 6 trong các vụ đó còn nằm trong vòng bí ẩn. Nhưng có điều chắc chắn là chúng đã dùng Súng số 6 để gây ra thiệt hại lớn nhất cho nạn nhân.
“Đạn 9mm parabellum (sử dụng trên Súng số 6) được thiết kế chủ yếu để sử dụng trong các hoạt động quân sự”, Gareth Cooper, chuyên gia đạn đạo của Cảnh sát West Midlands nói. “Đó là một viên đạn xuyên, được thiết kế để tăng lực tác động vào mục tiêu và qua đó công phá mạnh cơ thể nạn nhân. Nhưng về cơ bản thì mọi viên đạn súng lục đều hoạt động dựa trên khả năng gây xuất huyết ồ ạt - càng xuyên sâu và phá mạnh càng tốt”.
Nói một cách khác thì Súng số 6 là một công cụ giết người nguy hiểm. Nó không chỉ phá nát gia đình của các nạn nhân mà còn hủy hoại gia đình của chính những kẻ siết cò.
Và điều quan trọng là người ta vẫn chưa thể thu hồi được Súng số 6, bất chấp việc nó đã gây ra quá nhiều đau thương. “Thật sự lo ngại khi một thứ vũ khí đáng sợ như thế vẫn đang tiếp tục trôi nổi ngoài kia,” Gareth nói.
Kiểm soát nghiêm ngặt nhưng vẫn đầy vũ khí nóng
Andy Hough là lãnh đạo lực lượng Thanh tra thám tử tại sở cảnh sát West Midlands, Birmingham, khi Súng số 6 - biệt danh của một khẩu súng ngắn CZ75 được sản xuất ở Cộng hòa Séc và nhập lậu vào Anh - lần đầu xuất hiện vào đêm 23.2.2003.
Thời điểm ấy, cảnh sát nhận được một cuộc gọi ẩn danh báo có vụ nổ súng bên ngoài một bữa tiệc ở phố Proctor. Khi tới nơi, họ chỉ tìm được 2 vỏ đạn. Chẳng có nhân chứng nào cấp tin cho cảnh sát, rằng ai đã bắn họ, ai là đối tượng khả nghi. Vụ việc nhanh chóng rơi vào im lặng.
Nhưng đây không phải là lần duy nhất Súng số 6 khạc đạn. Cuộc điều tra kéo dài 2 năm của hãng tin BBC, được sự trợ giúp từ nhiều sĩ quan cảnh sát như Andy và các chuyên gia của Cơ quan phân tích đạn đạo quốc gia (NABIS), đã làm sáng tỏ lịch sử đẫm máu của “khẩu súng lậu chết chóc nhất nước Anh” này, khi nó liên quan tới hàng loạt vụ án nghiêm trọng, khiến nhiều người chết.
Tuy nhiên trước khi đào sâu vào hành trình của Súng số 6, người ta cần phải nắm rõ hơn tình hình kiểm soát vũ khí nóng ở Anh. Có thể nói rằng mọi câu chuyện về súng lậu ở đảo quốc sương mù đều bắt đầu tại Dunblane, Scotland, vào ngày 13.3.1996.
Lần ấy, tay súng Thomas Hamilton đã xông vào một trường tiểu học và xả súng vào một lớp thể dục. Trong vòng có 3 phút, gã đã sát hại 16 đứa trẻ, phần lớn mới chỉ 5 hoặc 6 tuổi, và một giáo viên của các em, trước khi quay súng tự sát.
Sự kiện về sau được gọi là Vụ thảm sát Dunblane đã thay đổi mọi thứ. Đó là vụ xả súng tồi tệ nhất ở Anh. Chỉ sau 2 năm, Anh đã thông qua việc sửa đổi Luật quản lý súng đạn để cấm người dân mua sắm tất cả các loại súng ngắn. Hoạt động kiểm soát súng ở Anh hiện nằm trong nhóm nghiêm ngặt nhất thế giới. Không ai được phép tự do sở hữu súng ngắn.
Người ta phải trải qua quá trình kiểm tra ngặt nghèo để được cấp giấy phép sử dụng súng. Không có giấy phép, việc sở hữu hoặc mua bán bất kỳ khẩu súng nào cũng bị coi là hành vi phạm pháp. Vậy vì sao Súng số 6 vẫn có thể lọt vào và trôi nổi trên các con phố của nước Anh?
Helen Poole, một chuyên gia súng đạn tại Đại học Northampton nói rằng, có nhiều phương thức giúp điều này xảy ra, trước tiên là các vụ trộm tại chính những cửa hàng bán súng, hoặc chủ sở hữu súng.
Theo dữ liệu mới nhất do BBC thu thập, hơn 586.000 người ở Anh và xứ Wales sở hữu giấy phép dùng súng ngắn hoặc súng săn. Mỗi năm có khoảng 600 khẩu súng bị đánh cắp từ chủ sở hữu hợp pháp, phần lớn sẽ trôi ngay ra chợ đen.
Ngoài ra, các chủ cửa hàng bán súng ở Anh thường thanh lý “những khẩu súng cổ đã bị vô hiệu hóa” cho người đam mê lịch sử. Việc vô hiệu hóa thực tế chỉ là những chỉnh sửa nhất định để súng không còn bắn được nữa, như tháo kim hỏa. Nhưng nếu rơi vào tay kẻ xấu, những loại súng này có thể được chỉnh lại nhanh chóng để bắn được như bình thường.
Có một phương thức nữa để súng lọt vào Anh là qua các lô hàng nhập lậu lớn từ nước ngoài, do nhiều băng tội phạm lớn tổ chức. Simon Brough từ Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia (NCA) giải thích rằng việc ngăn chặn những lô hàng như thế đòi hỏi sự hợp tác tốt giữa nhiều cơ quan của Anh.
Kết quả thu được bao gồm nhiều khẩu súng đã bị vô hiệu hóa, tới từ các khu vực từng có xung đột ở Châu Âu, như các nước tây Balkan. Nhiều khẩu trong số đó có thể dễ dàng chỉnh sửa để sẵn sàng nhả đạn trở lại.
Cách cuối cùng để súng đi vào Anh là qua những người mua linh kiện súng trên mạng, thông qua nhiều trang web đen. Sau khi có đủ các cấu kiện, họ sẽ lắp ráp súng tại nhà.
Một khi lọt vào nước Anh, nó sẽ được truyền tay từ người này sang người khác, cho tới khi bị cảnh sát tìm thấy. Chuyên gia Helen nhắc tới trường hợp một khẩu súng ngắn hiệu Beretta 9000S đã bị cơ quan điều tra thu giữ tại Merseyside hồi năm ngoái. Cảnh sát tìm thấy khẩu súng khi khám xét nhà riêng của Adam Bigley, 24 tuổi, với 4 viên đạn trong băng.
Số serial giúp nhận dạng súng đã bị xóa mờ, nhưng cơ quan điều tra vẫn dễ dàng xác định nó đã được sử dụng trong 19 vụ nổ súng khác nhau. Dù không xác định được Adam có liên quan tới vụ nào trong số này, nhà chức trách vẫn tuyên phạt gã trai này 6 năm 9 tháng tù, do sở hữu vũ khí trái phép.
Cơ quan điều tra có thể lần theo dấu vết một khẩu súng vì một khi đã khai hỏa, súng sẽ để lại dấu vết độc nhất vô nhị trên vỏ đạn. Đó là các “dấu vân tay” của một khẩu súng. Dấu vết vỏ đạn cũng là thứ đã giúp cơ quan điều tra lần ngược lại hành trình của Súng số 6. Tổng cộng người ta đã tìm thấy “dấu vân tay” của khẩu súng này ở 11 vụ nổ súng khác nhau.
Khi khai hỏa một khẩu súng, sẽ có hai điều xảy ra. Đầu tiên là dấu vết do rãnh khương tuyến nằm trong nòng súng tác động lên thành vỏ đạn và thứ hai là vết đập của kim hỏa lên phần đít viên đạn.
Mỗi khẩu súng đều để lại các dấu vết này rất riêng biệt, chẳng bao giờ giống những khẩu súng khác, kể cả súng cùng loại. Qua việc lần theo các “dấu vân tay” người ta có thể biết khi nào một khẩu súng lại xuất hiện trong các vụ án khác nhau.
Góp mặt trong hàng loạt vụ án
Birmingham là thành phố lớn thứ hai ở nước Anh. Trong ít nhất 1 thập kỷ trước khi khẩu súng khai hỏa lần đầu, đường phố của Birmingham đã bị khủng bố bởi 2 băng đảng chính là Burger Bar Boys và Johnson Crew.
Chúng đi vào hoạt động từ giữa những năm 1990. Ban đầu đây là những nhóm tự phát, hình thành để bảo vệ cộng đồng dân cư địa phương khỏi bị những kẻ phân biệt chủng tộc tấn công.
Tuy nhiên sau đó, các nhóm này bắt đầu tranh giành ảnh hưởng và chia thành hai phe đối địch, quyết liệt tranh giành lãnh thổ của nhau. Burger được cho là bang giàu có và tổ chức tốt hơn. Chúng cũng sở hữu nhiều vũ khí chết chóc hơn kẻ địch. Nhưng băng Johnson thì đông hơn và liên minh với nhiều băng nhỏ hơn cũng đang tồn tại trong thành phố.
Năm 1995, 2 băng đã rơi vào tầm ngắm của cảnh sát do tham gia vào nhiều phi vụ buôn bán ma túy, cướp của và bắt cóc. Đó là khi các vụ nổ súng bắt đầu xảy ra gần các hộp đêm và trung tâm cộng đồng của thành phố.
Năm 2002, một thành viên của Burger có tên Yohanne Martin bị bắn vào đầu khi đang chờ đèn đỏ ở West Bromwich, một vùng ngoại ô của Birmingham. Anh trai của Yohanne là Nathan tin chắc thành viên băng Johnson đứng sau vụ sát hại.
Ngay trong dịp năm mới 2002, Nathan và các thành viên khác của Burger lái xe tới địa hạt của Johnson ở thành phố và dùng một khẩu tiểu liên Mac 10 xả đạn vào những người đang dự tiệc tại một tiệm làm tóc.
Đội Nathan cố bắn vào các thành viên Johnson có mặt trong bữa tiệc để trả đũa, nhưng rốt cục nạn nhân thiệt mạng lại là hai cô gái trẻ vô tội, gồm Charlene Ellis, 18 tuổi và Letishia Shakespeare, 17 tuổi.
Vụ việc đã gây chấn động trên toàn nước Anh. Nathan cùng nhiều đồng bọn bị bắt và hai năm sau thì nhận án phạt tới 35 năm tù. Tưởng như tình hình ở Birmingham đã êm đềm trở lại, nhưng không. Thực tế chuyện chỉ đi theo chiều hướng xấu hơn, bởi sự xuất hiện của Súng số 6, với vụ đầu tiên xảy ra trên phố Proctor.
Vụ thứ hai diễn ra chỉ sau đó không lâu, vào ngày 24.3 cùng năm, khi nhiều thành viên băng đảng được phát hiện cầm khẩu súng này đi qua nhiều cửa hàng ở phố George. Chúng tra khảo các chủ cửa càng để moi thông tin về một băng khác, trước khi lên xe bỏ chạy vì thấy đối phương xuất hiện.
Nhiều tiếng súng nổ đã vang lên và cảnh sát thu được 7 vỏ đạn của Súng số 6. Chẳng có nhân chứng nào lên tiếng sau vụ này.
Sự im lặng, bất hợp tác với cảnh sát và thiếu vắng nhân chứng là đặc điểm chung trong nhiều vụ việc có liên quan tới Súng số 6. Ngày 13.6.2003, một thanh niên 24 tuổi bị kẻ khác chạy xe ngang qua rồi bắn vào người.
Đạn xuyên vào tay, lưng và cổ nạn nhân, nhưng anh này gây bất ngờ khi từ chối giúp cảnh sát tìm những kẻ tấn công mình. Dấu vết đạn đạo cho thấy Súng số 6 đã được sử dụng để gây án.
Ngày tiếp theo lại có một nạn nhân bị trúng đạn từ Súng số 6 trong tình huống tương tự. Anh này đã tìm đường về nhà để tự băng bó vết thương, nhưng rốt cục vẫn phải gọi điện nhờ cấp cứu.
Ngày 9.5.2004, vỏ đạn của Súng số 6 được tìm thấy sau một màn đấu súng giữa hai băng đối địch.
Ngày 28.6.2004, một viên đạn găm vào tường một ngôi nhà ở Birmingham. Những người sống trong ngôi nhà này chẳng hé răng nửa lời với cảnh sát.
Phải tới vụ nổ súng thứ 8, nhân chứng mới bắt đầu cấp tin cho cảnh sát. Đêm 2.10.2004, sau một vụ chạy xe tốc độ cao đuổi bắn nhau trên phố, cảnh sát đã thu được một số lời khai bên cạnh video ghi hình. Tuy nhiên họ không thể lần ra được những chiếc xe có liên quan, cũng như Súng số 6.
Từ đây, món vũ khí nguy hiểm này bắt đầu gây ra các hậu quả chết chóc hơn.
Những gia đình tan nát sau tiếng súng
Ishfaq Ahmed là một người gác cửa tại hộp đêm Premonitions ở Birmingham. Trong đêm 20.11.2004, anh hôn tạm biệt bạn gái Penny và con gái Aneesah để đi làm. Thân nhân chẳng thể ngờ đó là lần cuối họ thấy Ahmed còn sống. 00h30 hôm đó, một nhóm người có liên quan tới băng Johnson đã cậy đông xông vào hộp đêm.
Ahmed chỉ cố làm công việc của anh là ngăn chặn những kẻ muốn vào cửa mà không phải trả tiền. Sau cuộc vận lộn giữa đôi bên, thành viên băng Johnson quay ra như bỏ đi. Bất ngờ 2 tên trong số chúng xoay người lại và những tiếng nổ khô khốc vang lên. Ba viên đạn găm trúng lưng Amhed, một trong số đó bắn ra từ Súng số 6.
Ahmed thiệt mạng vì một viên đạn xuyên qua vai, làm thủng phổi và phá vỡ động mạch chủ nằm ở bụng. Anh qua đời khi mới 24 tuổi. Nhờ nỗ lực điều tra của cảnh sát, vào tháng 12.2005, 6 kẻ gây ra vụ nổ súng đã bị bắt và phải nhận án tù chung thân trước tòa.
Nhưng nhà chức trách đã không thể thu hồi Súng số 6, khẩu súng đã góp phần khiến gia đình nhỏ của Ahmed tan nát, cướp mất một chỗ dựa vững chắc của bạn gái anh và đẩy con anh vào cảnh mồ côi cha.
Súng số 6 rơi vào vòng im lặng trong 8 tháng, trước khi nó xuất hiện trở lại vào ngày 23.7.2005. Người sử dụng nó lần này là Kemar Whittaker, một tay buôn ma túy mới 23 tuổi. Kemar cầm khẩu súng để săn lùng Andrew Huntley, một ông bố 31 tuổi, do có tranh chấp với người này.
Kemar phát hiện ra Andrew khi mục tiêu đang đứng chờ để vào một hộp đêm. Một cuộc rượt đuổi diễn ra ngay sau đó và Andrew đã cố chạy thoát khỏi Kemar, nhưng không thể.
Khi quá mỏi mệt và hoảng sợ, Andrew quỳ sụp xuống đất bên cạnh một đường ray, tay giơ lên đầu hàng, miệng van vỉ cầu xin sự xót thương từ Kemar. “Chúng ta là những người anh em. Chúng ta không cần phải sống như thế này”, Andrew nói.
Đáp lại, Kemar lạnh lùng bắn liền 2 nhát vào đầu Andrew, khiến nạn nhân ngã vật ra chết tại chỗ. Thẩm phán xét xử Kemar sau đó kết luận rằng gã đã “hành quyết” nạn nhân như một sát thủ máu lạnh và tuyên phạt gã án tù chung thân, phải thụ án tối thiểu 30 năm mới được xem xét phóng thích sớm.
Andrew ra đi để lại cậu con trai Akeem, khi ấy còn rất nhỏ tuổi. “Cha tôi luôn là một người vui tính”, Akeem, giờ đã 20 tuổi, nhớ lại. “Ông thích thời trang, ông thích mặc đẹp. Khi ông cười, cả không gian bỗng ngập tràn sự vui vẻ, như ánh đèn sáng lên trong bóng đêm vậy... Mỗi ngày tôi đều nghĩ về cha, bởi nếu không có biến cố ấy, hẳn đời tôi đã rất khác”.
Sau khi đoạt mạng Andrew, Súng số 6 biến mất suốt một thời gian dài và chuyên gia Andy Hough biết rõ lý do. “Một khi khẩu súng đã được sử dụng trong một vụ án mạng, nó trở thành “hàng nóng”. Chẳng ai muốn dính líu tới nó, bởi họ sẽ có thể vướng vào rắc rối với luật pháp. Vì thế chủ nhân sẽ cố phi tang nó nhanh nhất có thể. Họ có thể chôn súng xuống đất hoặc bán nó cho người khác, những kẻ họ không quen biết”.
Dù sao thì Súng số 6 đã im lặng trong một thời gian.
4 năm sau cái chết của Andrew, Súng số 6 “tái xuất” giang hồ. Lần này nó nằm trong tay một tên tội phạm nổi tiếng là Anselm Ribera, kẻ đã giữ cả một bưu cục làm con tin. Sự việc xảy ra tại làng Fairfield, cách Birmingham 45 phút chạy xe.
Ken Hodson-Walker, người sống tại một căn hộ nằm ngay tại tầng 2 của bưu cục, kể lại với phóng viên BBC rằng, sáng ngày 9.1.2009, khi vợ ông - bà Judy- vừa mở cửa thì một nhóm cướp có vũ khí bất ngờ xông vào.
“Một gã cầm cái rìu lớn. Gã còn lại cầm súng. Trong cửa hàng khi ấy có một cô gái trẻ và cô ấy đã hét lên khi thấy cướp”, Ken kể. Tiếng thét của cô gái đã khiến Judy và con trai cả của cặp vợ chồng là Craig, 29 tuổi, vội lao từ tầng 2 xuống.
Khi thấy có một vụ cướp đang diễn ra, Craig đã kéo mẹ lại, vớ lấy một cây gậy đánh cricket ở gần đó rồi lao vào bọn cướp. Cuộc vật lộn tiếp theo nhanh chóng kết thúc khi một tiếng súng lạnh lùng vang lên.
“Craig bị bắn. Con la lớn lên rằng: “Bọn nó bắn trúng con rồi”. Tôi nghe tiếng cây gậy cricket rơi xuống sàn nên đã vòng tới gần chỗ con để nhặt cái gậy lên”, Ken kể. Nhưng chính ông cũng nhận lấy một viên đạn vào chân. Sau khi bắn Ken, bọn cướp còn đẩy các giá để hàng bằng sắt lên người ông, rõ ràng là khiến ông bị thương nặng hơn. Rồi chúng bỏ đi.
Lo lắng cho tính mạng của Craig, Ken vội đẩy các giá để hàng ra khỏi người ông rồi bò về phía con trai. Ông nhanh chóng thấy con trai đang nằm gục bên một vũng máu lớn. Ken bò đến gần và nhẹ nhàng lay người Craig, với hy vọng anh còn sống.
Nhưng một cảm giác lạnh lẽo chạy từ người Craig sang bàn tay Ken, khiến ông bủn rủn thân thể. “Khi ấy tôi hiểu rằng con mình đã không còn nữa”, ông đau đớn nhớ lại. Craig bị bắn trúng ngực. Viên đạn xuyên thủng một lá phổi rồi chọc vỡ tim, khiến anh không có cơ hội sống sót.
Nỗi ám ảnh từ Súng số 6
Cuối năm ấy, cả 3 tên cướp bị bắt và ra tòa vì giết Craig. Chúng đều phải nhận những bản án cao nhất là tù chung thân, sau phiên tòa kéo dài 10 tuần. Nhưng kẻ sử dụng Súng số 6 là Anselm Ribera, 34 tuổi, đã không chỉ phá nát gia đình Ken mà còn đẩy chính gia đình gã vào đau thương.
Con trai của Anselm là Josh Ribera mới chỉ 13 tuổi khi ấy, đã không thể chấp nhận được thực tế rằng cha mình là kẻ giết người. Cậu bé đập phá mọi thứ đồ đạc trong nhà. Cậu khóc và tức giận. Biến cố khiến Josh trải qua những thời khắc rất khó khăn và liên tục gặp rắc rối với pháp luật.
Cuộc sống của Josh khá hơn khi cậu tìm thấy niềm vui trong âm nhạc năm lên 16 tuổi. Josh lấy nghệ danh Depzman và trở thành một rapper thành công. Năm lên 18 tuổi, Josh đã biểu diễn trên khắp nước Anh và thậm chí còn đi hát ở nhiều nước Châu Âu. Album của cậu từng lên lên vị trí đầu trong các bảng tổng sắp hiphop.
Josh thu hút fan vì cậu hát về những điều tươi đẹp, về tình yêu dành cho mẹ, về nỗi nhớ cha. Ngày 20.11.2013, Josh tới một buổi hòa nhạc ở Selly Oak, ngoại ô Birmingham, để dự lễ tưởng niệm một người bạn của cậu đã bị kẻ khác đâm dao tới chết trước đó một năm.
“Tối ấy Josh chào tôi và nói “Con yêu mẹ”. Con còn ôm và hôn tạm biệt tôi”, mẹ của Josh, chị Alison, kể với BBC. Tại buổi hòa nhạc ấy, Josh nhận một nhát dao chí mạng vào ngực. Không ai biết chuyện gì đã dẫn tới việc Josh bị đâm. Cậu được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Solihull, nhưng đã không thể qua khỏi vì thương tích quá nặng.
Đó rõ ràng là cái kết buồn cho Josh và gia đình cậu, sau những biến cố đau lòng mà họ đã trải qua vì Súng số 6.
3 vụ nổ súng kể trên nằm trong số 11 vụ án có liên quan tới Súng số 6. Cho tới nay vẫn còn 8 vụ khác vẫn chưa thể giải quyết. Danh tính những kẻ đã sử dụng Súng số 6 trong các vụ đó còn nằm trong vòng bí ẩn. Nhưng có điều chắc chắn là chúng đã dùng Súng số 6 để gây ra thiệt hại lớn nhất cho nạn nhân.
“Đạn 9mm parabellum (sử dụng trên Súng số 6) được thiết kế chủ yếu để sử dụng trong các hoạt động quân sự”, Gareth Cooper, chuyên gia đạn đạo của Cảnh sát West Midlands nói. “Đó là một viên đạn xuyên, được thiết kế để tăng lực tác động vào mục tiêu và qua đó công phá mạnh cơ thể nạn nhân. Nhưng về cơ bản thì mọi viên đạn súng lục đều hoạt động dựa trên khả năng gây xuất huyết ồ ạt - càng xuyên sâu và phá mạnh càng tốt”.
Nói một cách khác thì Súng số 6 là một công cụ giết người nguy hiểm. Nó không chỉ phá nát gia đình của các nạn nhân mà còn hủy hoại gia đình của chính những kẻ siết cò.
Và điều quan trọng là người ta vẫn chưa thể thu hồi được Súng số 6, bất chấp việc nó đã gây ra quá nhiều đau thương. “Thật sự lo ngại khi một thứ vũ khí đáng sợ như thế vẫn đang tiếp tục trôi nổi ngoài kia,” Gareth nói.
theo Lao động
Những người đi tìm sự thật từ dấu vết để lại
Thứ Hai, ngày 04/09/2017 15:09 PM (GMT+7)
Thời gian qua, Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS) Công an TP Đà Nẵng được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả, góp phần giữ gìn sự bình yên cho thành phố bên bờ sông Hàn...
Cho đến bây giờ, người dân TP Đà Nẵng vẫn chưa quên vụ án giết người nước ngoài do mâu thuẫn trong làm ăn xảy ra cách đây đã gần 2 năm trước tại phường An Hải Đông, quận Sơn Trà. Đối với Phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng, thì đây là một chuyên án đánh dấu bước trưởng thành của cán bộ, chiến sĩ đơn vị trong việc áp dụng các biện pháp KTHS, từ đó giúp cho cơ quan điều tra đi đúng hướng, nhanh chóng tìm ra thủ phạm gây án cũng là người nước ngoài.Thượng tá Lê Minh Sùng, Phó trưởng Phòng KTHS nhớ lại: Sau khi nhận được tin báo, đơn vị cử lực lượng đến tiến hành các bước khám nghiệm hiện trường và tử thi, qua đó đã thu lượm được vỏ đạn trên người nạn nhân, dấu vết để lại trong quá trình đối tượng ngồi uống nước tại quán nước đối diện… Đối chiếu với nhiều chứng cứ khác, lãnh đạo đơn vị đã đưa ra nhận định khá chính xác về đối tượng gây án...
Ngay sau khi sa lưới pháp luật, chính Feng Long Chun vẫn không thể lý giải được bằng cách nào cơ quan Công an lại nhanh chóng lần tìm ra hắn; bởi kế hoạch giết người đã được hắn tính toán gần như hoàn hảo...
Cán bộ, chiến sĩ Phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng khám nghiệm hiện trường một vụ trọng án.
Có thể nói, việc tìm ra và bắt giữ Feng Long Chun, bên cạnh các biện
pháp nghiệp vụ do các đơn vị tiến hành thì lực lượng KTHS Công an TP Đà
Nẵng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chứng minh chính xác
đối tượng phạm tội để tổ chức điều tra, đưa đối tượng gây án ra trước
ánh sáng pháp luật. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong hàng trăm chuyên án
lớn, nhỏ có sự tham gia của đơn vị này từ khi thành lập đến nay.Với đặc thù là lực lượng làm công tác khoa học hình sự, Phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng đã tham gia tích cực vào các chuyên án trộm cướp, cháy nổ, phòng ngừa trên lĩnh vực kỹ thuật phòng chống tội phạm; giám định các tài liệu, chữ viết, con dấu, dấu vết cơ học, súng đạn; dùng các phương pháp hóa học để phát hiện ma túy, ma túy tổng hợp...
Thực tế công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn TP Đà Nẵng thời gian gần đây cho thấy, tội phạm ngày càng tinh vi, với nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động mới, đặc biệt đối tượng sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật công nghệ cao ngày càng nhiều đòi hỏi công tác kỹ thuật hình sự phải không ngừng đổi mới, nâng cao hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ.
Các kết luận của lực lượng KTHS là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, góp phần giúp cơ quan điều tra đưa ra kết luận chính xác và hiệu quả nhất.
Thượng tá Võ Hoàng Trung, Trưởng phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng tự hào bởi hiện nay đơn vị có một đội ngũ giám định viên được đào tạo bài bản, có thể đảm đương được các giám định phức tạp với độ chính xác cao. Mỗi năm, cán bộ chiến sĩ đơn vị tham gia hàng trăm vụ án, với hàng ngàn yêu cầu giám định các loại. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng đó, trong những năm qua, tập thể Phòng KTHS Công an TP Đà Nẵng đã nhiều lần được lãnh đạo các cấp khen thưởng. Đây chính là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn để cán bộ, chiến sỹ đơn vị vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao…
Đối tượng A Lãng trước khi đến nhà nạn nhân không chọn nghỉ ở nhà trọ hay khách sạn nào mà lên đèo Hải Vân và nằm...
Phá án nhờ đạn đạo học-Kỳ I: Áp lực từ một vụ án
Đạn
đạo học là một khoa học về cơ học, liên quan đến đường bay, hoạt động
và tác động của các vật phóng như đạn, bom từ trường, tên lửa… Trong đó,
sự ra đời của đạn đạo học đối với súng cầm tay đã hỗ trợ rất lớn, nhiều
khi là quyết định đối với quá trình điều tra và xét xử các vụ án.
Chiều thứ sáu, 15/4/1920, tại Nam Braintree, bang Massachusetts (Mỹ), hai người đàn ông bất ngờ áp sát hai nhân viên an ninh đang chuyển giao tiền cho nhà máy giày Slater &Morrill, và bất thình lình nổ súng. Một trong hai gã nhả đạn vào cả hai nhân viên bảo vệ, gã còn lại bồi thêm vài phát vào các nạn nhân. Bọn chúng bỏ đi cùng chiếc hộp đựng gần 16.000 USD (một khoản tiền lớn lúc bấy giờ), và tẩu thoát trên một chiếc Buick đen cùng đồng bọn.
Các nhân chứng sau đó mô tả nhóm cướp có vẻ ngoài “kiểu Ý” và một tên trong đó có bộ ria ghi đông.
Các nhà điều tra thu thập được 6 vỏ đạn trên vỉa hè quanh các xác chết và truy ra chúng thuộc về ba nhà sản xuất: Remington, Winchester và Peters. Họ cũng phát hiện chiếc xe bị bọn cướp bỏ lại và ngay lập tức liên hệ nó với một vụ cướp trước đó.
Cảnh sát phỏng đoán, kẻ chủ mưu là một tên tội phạm Italia, tên Mike Boda, nhưng khi họ xác định được nơi hắn lẩn trốn thì Boda đã chuồn về Italia. Tuy vậy, hai tên đồng bọn của hắn đã bị bắt. Chúng đều là dân lao động Italia, phù hợp với những mô tả chung về nhân dạng: Nicola Sacco, 29 tuổi và Bartolomeo Vanzetti, 32 tuổi. Mặc dù cả hai không được phép sở hữu súng, nhưng cảnh sát đã tìm thấy trên người mỗi tên một khẩu Colt 32 ly, giống như loại súng được sử dụng trong vụ cướp 16.000 USD.
Sacco có bộ ria ghi đông và còn bị phát hiện sở hữu hai tá đạn của 3 nhà sản xuất nói trên. Cả hai tên cũng đều là thành viên của một nhóm vô chính phủ cực đoan, hô hào dùng bạo lực để giải quyết bất công. Sacco từng bị xử về tội cướp của trong một vụ trước đó và bị tòa tuyên án. Sau đó hắn được đưa ra xử cùng tên đồng bọn Vanzett, vì tội giết hại Alessandro Berardelli, một trong hai nhân viên an ninh của công ty giày.
Phiên tòa bắt đầu ngày 31/5/1921, và dư luận chung đều chống lại chúng. Bất luận có tội hay không có tội trong vụ giết người này, cả hai đều bị coi là những thành phần nguy hiểm. Tuy vậy, lại có nhiều nhân vật nước ngoài “hậu thuẫn” cho hai tên này, đó là những người cảm thấy hơi hướng của tâm lý bài ngoại. Họ thậm chí đã thành lập cả một Ủy ban Bảo vệ Sacco –Vanzetti, và gọi vụ án này là một cuộc điều tra nhằm “khủng bố” những người bất đồng chính kiến, còn Sacco và Vanzetti chỉ là những kẻ giơ đầu chịu báng.
4 viên đạn đã được lấy ra từ thi thể hai nhân viên bảo vệ bị sát hại. Các chuyên gia mang chúng đến làm vật chứng để chứng minh khẩu Colt 32 của Sacco là vũ khí giết người. Các chuyên gia bên công tố tỏ ra tự tin hơn với quan điểm của mình, mặc dù cái mà họ trình bày không dựa trên cơ sở các kỹ thuật khoa học. Tất cả đều là do tự học.
Mặc dù vậy, phán quyết cả hai bị cáo có tội hầu như đã dựa trên một sự thực quan trọng, mà chẳng cần phải làm mất công với những gì các chuyên gia trình bày: Viên đạn giết chết Berardelli đã lỗi thời đến mức bất cứ ai cũng nghĩ đến việc so sánh chúng với những viên tương tự trong túi của Sacco. Bồi thẩm đoàn thậm chí đã sử dụng một chiếc kính lúp để tự kiểm tra những viên đạn, và cuối cùng ủng hộ lý lẽ của bên công tố. Hai bị cáo bị kết án tử hình và ngày thi hành cũng được ấn định luôn.
Chiều thứ sáu, 15/4/1920, tại Nam Braintree, bang Massachusetts (Mỹ), hai người đàn ông bất ngờ áp sát hai nhân viên an ninh đang chuyển giao tiền cho nhà máy giày Slater &Morrill, và bất thình lình nổ súng. Một trong hai gã nhả đạn vào cả hai nhân viên bảo vệ, gã còn lại bồi thêm vài phát vào các nạn nhân. Bọn chúng bỏ đi cùng chiếc hộp đựng gần 16.000 USD (một khoản tiền lớn lúc bấy giờ), và tẩu thoát trên một chiếc Buick đen cùng đồng bọn.
Sacco và Vanzetti bị kết án tử hình dựa trên những chứng cớ đạn đạo học. Ảnh: Internet
|
Các nhân chứng sau đó mô tả nhóm cướp có vẻ ngoài “kiểu Ý” và một tên trong đó có bộ ria ghi đông.
Các nhà điều tra thu thập được 6 vỏ đạn trên vỉa hè quanh các xác chết và truy ra chúng thuộc về ba nhà sản xuất: Remington, Winchester và Peters. Họ cũng phát hiện chiếc xe bị bọn cướp bỏ lại và ngay lập tức liên hệ nó với một vụ cướp trước đó.
Cảnh sát phỏng đoán, kẻ chủ mưu là một tên tội phạm Italia, tên Mike Boda, nhưng khi họ xác định được nơi hắn lẩn trốn thì Boda đã chuồn về Italia. Tuy vậy, hai tên đồng bọn của hắn đã bị bắt. Chúng đều là dân lao động Italia, phù hợp với những mô tả chung về nhân dạng: Nicola Sacco, 29 tuổi và Bartolomeo Vanzetti, 32 tuổi. Mặc dù cả hai không được phép sở hữu súng, nhưng cảnh sát đã tìm thấy trên người mỗi tên một khẩu Colt 32 ly, giống như loại súng được sử dụng trong vụ cướp 16.000 USD.
Sacco có bộ ria ghi đông và còn bị phát hiện sở hữu hai tá đạn của 3 nhà sản xuất nói trên. Cả hai tên cũng đều là thành viên của một nhóm vô chính phủ cực đoan, hô hào dùng bạo lực để giải quyết bất công. Sacco từng bị xử về tội cướp của trong một vụ trước đó và bị tòa tuyên án. Sau đó hắn được đưa ra xử cùng tên đồng bọn Vanzett, vì tội giết hại Alessandro Berardelli, một trong hai nhân viên an ninh của công ty giày.
Calvin Goddard - chuyên gia tiên phong về đạn đạo học pháp lý. Ảnh: Internet
|
Phiên tòa bắt đầu ngày 31/5/1921, và dư luận chung đều chống lại chúng. Bất luận có tội hay không có tội trong vụ giết người này, cả hai đều bị coi là những thành phần nguy hiểm. Tuy vậy, lại có nhiều nhân vật nước ngoài “hậu thuẫn” cho hai tên này, đó là những người cảm thấy hơi hướng của tâm lý bài ngoại. Họ thậm chí đã thành lập cả một Ủy ban Bảo vệ Sacco –Vanzetti, và gọi vụ án này là một cuộc điều tra nhằm “khủng bố” những người bất đồng chính kiến, còn Sacco và Vanzetti chỉ là những kẻ giơ đầu chịu báng.
4 viên đạn đã được lấy ra từ thi thể hai nhân viên bảo vệ bị sát hại. Các chuyên gia mang chúng đến làm vật chứng để chứng minh khẩu Colt 32 của Sacco là vũ khí giết người. Các chuyên gia bên công tố tỏ ra tự tin hơn với quan điểm của mình, mặc dù cái mà họ trình bày không dựa trên cơ sở các kỹ thuật khoa học. Tất cả đều là do tự học.
Mặc dù vậy, phán quyết cả hai bị cáo có tội hầu như đã dựa trên một sự thực quan trọng, mà chẳng cần phải làm mất công với những gì các chuyên gia trình bày: Viên đạn giết chết Berardelli đã lỗi thời đến mức bất cứ ai cũng nghĩ đến việc so sánh chúng với những viên tương tự trong túi của Sacco. Bồi thẩm đoàn thậm chí đã sử dụng một chiếc kính lúp để tự kiểm tra những viên đạn, và cuối cùng ủng hộ lý lẽ của bên công tố. Hai bị cáo bị kết án tử hình và ngày thi hành cũng được ấn định luôn.
Hai khẩu súng giết người.
|
Năm 1927, một ủy ban đã được chỉ định để xem xét lại vụ án và họ đã liên hệ với chuyên gia Calvin Goddard, một nhà tiên phong về đạn đạo học pháp y, vào năm 1927. Goddard đã sử dụng kính hiển vi và kính hiển vi so sánh, một phát minh mới của Philip Gravelle, để xem xét các nòng súng và tiến hành một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt.
Trước sự có mặt của một chuyên gia bên biện hộ, ông đã bắn thử một viên đạn từ khẩu súng của Sacco vào một miếng bông, sau đó đặt vỏ đạn bắn ra lên kính hiển vi ngay bên cạnh những vỏ đạn được tìm thấy tại hiện trường. Goddard đã quan sát kỹ lưỡng. Hai vỏ đạn đầu tiên không khớp, nhưng vỏ đạn thứ ba thì giống. Ngay cả chuyên gia bên biện hộ cũng đồng ý rằng, hai vỏ đạn này đã được bắn ra từ cùng một khẩu súng. Chuyên gia biện hộ thứ hai cũng đồng tình và xác nhận sự việc.
Cùng năm đó, hai bị cáo đã lên ghế điện. Vanzetti vẫn tuyên bố hắn vô tội, còn Sacco thì hô: “Vô chính phủ muôn năm!”. Những cuộc điều tra tiếp theo vào năm 1961 và 1983, được tiến hành với công nghệ tốt hơn, đều ủng hộ những phát hiện của Calvin Goddard. Mặc dù vậy, vào năm 1977, thống đốc bang Massachusetts đã tuyên bố Vanzetti và Sacco vô tội, và vụ việc cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi.
Bạch Đàn
Phá án nhờ đạn đạo học-Kỳ II: Thảm sát ngày Valentine
Khi súng lục nòng trơn và súng hỏa
mai được thay thế bằng các vũ khí có nòng rãnh xoắn (súng trường) vào
cuối thế kỷ 18, những viên đạn bắn đi đều có một dấu hiệu phân biệt. Quá
trình tạo ra các rãnh ở súng trường để bắn chính xác hơn cũng đồng
nghĩa, chúng để lại một dấu hiệu trên vỏ kim loại mềm hơn của đầu đạn
khi nó đi qua nòng súng.
Hiện trường vụ thảm sát ngày 14/2/1929.
|
Bất cứ viên đạn nào bắn ra từ cùng một vũ khí cũng sẽ
mang những dấu hiệu giống nhau. Nếu những viên đạn được bọc trong băng
đạn thì còn có nhiều dấu hiệu hơn, giúp các nhà điều tra có thể xác định
chính xác viên đạn và một khẩu súng đã khai hỏa nó.
Phương pháp xác định bằng chứng bằng cách khớp đạn với súng ra đời từ năm 1835 tại Anh, khi phần chóp còn nguyên từ một viên đạn, được lấy ra từ cơ thể nạn nhân, được liên hệ với một khuôn đạn tại nhà của nghi phạm. Mặc dù đó không thực sự là phương pháp khớp đạn, nhưng cũng là bước mở đầu.
Lần đầu tiên một chuyên gia đã chứng minh được trước tòa rằng, một khẩu súng xác định đã được sử dụng trong một vụ giết người tại Mỹ là vào năm 1902. Khi đó, chuyên gia Oliver Wendell Holmes đã bắn thử khẩu súng bị cáo buộc là hung khí giết người vào một miếng sợi bông. Sau đó ông đã sử dụng kính phóng đại để khớp những vết xước trên viên đạn lấy từ người nạn nhân với viên đạn bắn thử và chứng minh sự liên quan trước bồi thẩm đoàn.
Tuy nhiên phải đến vụ thảm sát vào Ngày Lễ Tình yêu năm 1929 mới dẫn đến việc thành lập phòng thí nghiệm phát hiện tội phạm đầu tiên tại Mỹ. Buổi sáng ngày 14/2, bảy người đàn ông đang chờ đợi trong một nhà kho của công ty SMC Cartage ở North Side, Chicago, tại địa chỉ 2122 đường North Clark. Ba người mặc sắc phục cảnh sát và hai người mặc thường phục trên một chiếc xe cảnh sát ập vào nhà kho. Các nhân chứng ở những ngôi nhà gần đó nghe thấy những loạt súng tự động vang lên. Sau đó, nhóm cảnh sát bỏ đi và một con chó còn sống sót trong tòa nhà bắt đầu tru lên. Những người hàng xóm đổ tới và phát hiện một cảnh tượng kinh hoàng: 7 người đàn ông không vũ trang nằm giữa những vũng máu trên sàn nhà, tất cả đều bị bắn nhiều phát đạn từ phía sau. Máu nhuộm đỏ bức tường nơi họ bị buộc phải đứng áp sát trước khi cuộc thảm sát bắt đầu.
Bảy nạn nhân được xác định là thành viên của băng cướp George “Bugs” Moran. Các nhà điều tra đổ lỗi cho băng đảng Al Capone, tuy nhiên, nhiều người cho rằng, chính cảnh sát đã sát hại nhóm cướp. Vì vậy, khớp đạn và súng là biện pháp duy nhất để có thể tìm ra sự thật trong kỳ án này.
Chuyên gia đạn đạo học Goddard làm việc với kính hiển vi so sánh.
|
Các tay súng đã để lại 70 vỏ đạn và loại vũ khí giết các nạn nhân được xác định là những khẩu tiểu liên Thomson 45 ly.
Người có thể đưa ra những khác biệt trong vụ này không ai khác chính là bác sĩ chuyên khoa tim Calvin Goddard, một chuyên gia tiên phong về đạn đạo học, từng xác nhận bằng chứng trong vụ Sacco - Vanzetti hai năm trước đó. Cùng với cộng sự Charles Waite, ông Goddard bắt đầu thu thập dữ liệu từ tất cả các nhà sản xuất súng được biết, nhằm phát triển một cơ sở dữ liệu toàn diện. Hai người đã cùng nhau sắp xếp phân loại các kết quả bắn thử với từng loại súng.
Thời điểm đó, chỉ có 12 nhà sản xuất súng cầm tay được biết đến. Goddard và Waite đã gây dựng một cơ sở dữ liệu, sau này được phát triển thành một trong những bộ sưu tập toàn diện nhất của những thông tin phá án liên quan đến súng. Waite qua đời năm 1925, nhưng Goddard vẫn tiếp tục công việc gây dựng và hoàn chỉnh hơn khoa học về đạn đạo.
Với phát minh về kính hiển vi so sánh, sử dụng những lớp gương phản chiếu và thấu kính của Philip Gravelle, hai vật thể có thể đặt bên cạnh nhau để kiểm tra so sánh. Những viên đạn cũng có thể được kiểm tra để tìm ra dấu hiệu khớp chúng với khẩu súng mà từ đó chúng đã được nhả đạn.
Do đó, sau khi 7 thi thể găm đầy đạn được tìm thấy trong một nhà kho ở Chicago vào đúng ngày Valentine năm 1929, nhiệm vụ đặt ra với các nhà điều tra là phải tìm ra vũ khí gây án.
Ông Goddard đã tới New York với tư cách một nhà điều tra độc lập. Tại đây, ông đã bắn thử từng khẩu trong số 8 khẩu súng tự động của cảnh sát Chicago rồi so sánh kết quả với các bằng chứng thu thập tại hiện trường. Không một vỏ đạn nào khớp với súng, do đó khả năng cảnh sát Chicago là thủ phạm bị loại bỏ. Điều đó cũng đồng nghĩa, một kẻ nào đó đã đóng giả cảnh sát để phạm tội.
10 tháng sau, cảnh sát đã đột kích nhà một thành viên băng đảng của trùm mafia Al Capone. Họ phát hiện hai khẩu tiểu liên và chuyển cho Goddard. Ông tiếp tục bắn thử và chứng minh chúng chính là hung khí trong vụ thảm sát. Phát hiện này đã đưa một kẻ trong nhóm sát nhân vào tù.
Vụ thảm sát hóa ra là một phần của cuộc chiến băng nhóm giữa Capone và Moran. Các nạn nhân đã bị lừa đến nhà kho và Moran lẽ ra cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên do đến muộn, phát hiện chiếc xe cảnh sát bên ngoài nhà kho, Moran đã chuồn thẳng.
Những gì Calvin Goddard làm được đã cổ vũ hai doanh nhân, từng là thành viên bồi thẩm đoàn trong các vụ án mà ông tham gia, hỗ trợ ông thành lập phòng thí nghiệm tội phạm học độc lập đầu tiên của Mỹ tại Đại học Northwestern ở Chicago. Đạn đạo học, dấu vân tay, phân tích máu và truy lùng bằng chứng đã được “gom” về dưới một mái nhà và phòng thí nghiệm của Goddard trở thành một hình mẫu. Giới khoa học và cảnh sát đã hợp lại. Ông Goddard sau đó đã trở thành cố vấn cho Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) vào năm 1932 khi họ thành lập một phòng thí nghiệm tội phạm học tương tự. Thiết bị đầu tiên của phòng thí nghiệm này chính là một kính hiển vi so sánh.
Bạch Đàn
Phá án nhờ đạn đạo học: Kỳ III: “Giải mã” súng cầm tay
Để phát triển khoa học “giải mã” vũ khí cầm tay
trong điều tra, công cụ quan trọng nhất là kính hiển vi. Những kính hiển
vi thô sơ sớm nhất được phát minh vào những năm 1600, cho phép phóng
đại từ 10 đến 20 lần, nhưng hình ảnh vẫn bị mờ. Phát minh ra kính hiển
vi tổ hợp, với nhiều thấu kính, đã cải thiện hình ảnh khi độ phóng đại
và độ nét của vật thể được tăng cường theo cấp số nhân.
Sau những năm làm thí nghiệm và sưu tập dữ liệu, các chuyên gia nhận dạng vũ khí cầm tay có thể so sánh các viên đạn và khớp chúng với một vũ khí cầm tay cụ thể; ước lượng chính xác khoảng cách bắn; phát hiện bột thuốc súng còn vương lại; khôi phục được những số serie đã bị mờ.
Vũ khí cầm tay ngày nay thuộc hai loại cơ bản: Cầm tay và vác vai. Với loại súng lục cầm tay, có loại bắn từng viên và bắn nhiều viên, như súng lục ổ quay và súng lục tự lên đạn. Súng vác vai thì có nòng dài, bao gồm các loại cơ bản như súng trường, súng tự động (tiểu liên) và súng săn nòng trơn. Kể từ thế kỷ 18, các loại súng được chế tạo với những đường rãnh xoắn ốc bên trong nòng súng, giống như đường ren xoáy trôn ốc của con vít. Chúng tạo thành những chóp kim loại giữa các đường rãnh. Những chóp này sẽ kẹp lấy viên đạn, giúp chúng bắn đi trong trạng thái xoay như con quay trong không khí, nhờ vậy đầu đạn bay chính xác hơn.
Phần bên trong của nòng súng là khoang nòng, và đường kính của viên đạn phải phụ thuộc vào đường kính của nòng, được đo bằng milimet. Khi một viên đạn đi qua nòng súng, vỏ kim loại của nó sẽ bị “uốn” theo khuôn bằng kim loại cứng hơn của nòng súng. Bất cứ viên đạn nào được bắn ra từ một khẩu súng sẽ đều mang những dấu vết giống nhau.
Những viên đạn được tìm thấy tại hiện trường (hoặc trong cơ thể nạn nhân) cung cấp rất nhiều thông tin, và các nhà điều tra thường tìm kiếm những bộ phận đặc trưng, như: Viên đạn (bằng chì hoặc hợp kim chì, và có thể được bọc bằng một kim loại khác); ngăn chứa bột thuốc súng; vỏ đạn, bọc lấy những thành phần trên và in dấu của nhà sản xuất cùng chỉ số đường kính; chóp kim loại mềm ở đáy vỏ đạn, chứa kíp nổ.
Khi được bóp cò, kim hỏa của súng sẽ đập vào vị trí có ngòi nổ rất nhạy. Động tác điểm hỏa này làm thuốc súng bị đốt nhanh, tạo ra áp lực cho đến khi vỏ đạn không thể chứa nổi nó. Áp lực buộc viên đạn vọt ra ngoài và vỏ đạn bật lại đằng sau. Va chạm tạo ra một dấu vết rõ ràng lên đầu đạn, còn cơ chế hút và đẩy vỏ đạn cũng để lại những dấu vết riêng. Dù những vết xước là gì thì những vỏ đạn nhặt được cũng chỉ khớp với khẩu súng bắn ra nó.
Khớp một vỏ đạn đã bật ra với một khẩu súng có thể đồng nghĩa với bắn thử khẩu súng tình nghi (nếu được tìm thấy) tại phòng lab tội phạm học. Sau đó có thể so sánh giữa vỏ đạn từ hiện trường với vỏ đạn được bắn từ khẩu súng, như các nhà khoa học đã làm trong vụ Sacco - Vanzetti.
Do viên đạn bắn thử phải được thu lại, nên khẩu súng hoặc là được hướng bắn vào một bể nước hoặc vào kim loại rất mềm hay tấm bông dày. Sau đó là công đoạn so sánh các vết xước dưới kính hiển vi. Việc này đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm để đưa ra kết luận dứt khoát cuối cùng, nhưng có thể nói rằng, một viên đạn xác định được bắn ra từ một khẩu súng xác định và chỉ từ khẩu súng đó, như kiểu vân tay là đặc điểm nhận dạng của mỗi người.
Sau những năm làm thí nghiệm và sưu tập dữ liệu, các chuyên gia nhận dạng vũ khí cầm tay có thể so sánh các viên đạn và khớp chúng với một vũ khí cầm tay cụ thể; ước lượng chính xác khoảng cách bắn; phát hiện bột thuốc súng còn vương lại; khôi phục được những số serie đã bị mờ.
Một vỏ đạn được tìm thấy tại hiện trường. Ảnh: Internet
|
Vũ khí cầm tay ngày nay thuộc hai loại cơ bản: Cầm tay và vác vai. Với loại súng lục cầm tay, có loại bắn từng viên và bắn nhiều viên, như súng lục ổ quay và súng lục tự lên đạn. Súng vác vai thì có nòng dài, bao gồm các loại cơ bản như súng trường, súng tự động (tiểu liên) và súng săn nòng trơn. Kể từ thế kỷ 18, các loại súng được chế tạo với những đường rãnh xoắn ốc bên trong nòng súng, giống như đường ren xoáy trôn ốc của con vít. Chúng tạo thành những chóp kim loại giữa các đường rãnh. Những chóp này sẽ kẹp lấy viên đạn, giúp chúng bắn đi trong trạng thái xoay như con quay trong không khí, nhờ vậy đầu đạn bay chính xác hơn.
Phần bên trong của nòng súng là khoang nòng, và đường kính của viên đạn phải phụ thuộc vào đường kính của nòng, được đo bằng milimet. Khi một viên đạn đi qua nòng súng, vỏ kim loại của nó sẽ bị “uốn” theo khuôn bằng kim loại cứng hơn của nòng súng. Bất cứ viên đạn nào được bắn ra từ một khẩu súng sẽ đều mang những dấu vết giống nhau.
Những viên đạn được tìm thấy tại hiện trường (hoặc trong cơ thể nạn nhân) cung cấp rất nhiều thông tin, và các nhà điều tra thường tìm kiếm những bộ phận đặc trưng, như: Viên đạn (bằng chì hoặc hợp kim chì, và có thể được bọc bằng một kim loại khác); ngăn chứa bột thuốc súng; vỏ đạn, bọc lấy những thành phần trên và in dấu của nhà sản xuất cùng chỉ số đường kính; chóp kim loại mềm ở đáy vỏ đạn, chứa kíp nổ.
Khi một khẩu súng nhả đạn, nó sẽ để lại nhiều đầu mối cho các nhà điều tra. Ảnh: Internet
|
Khi được bóp cò, kim hỏa của súng sẽ đập vào vị trí có ngòi nổ rất nhạy. Động tác điểm hỏa này làm thuốc súng bị đốt nhanh, tạo ra áp lực cho đến khi vỏ đạn không thể chứa nổi nó. Áp lực buộc viên đạn vọt ra ngoài và vỏ đạn bật lại đằng sau. Va chạm tạo ra một dấu vết rõ ràng lên đầu đạn, còn cơ chế hút và đẩy vỏ đạn cũng để lại những dấu vết riêng. Dù những vết xước là gì thì những vỏ đạn nhặt được cũng chỉ khớp với khẩu súng bắn ra nó.
Khớp một vỏ đạn đã bật ra với một khẩu súng có thể đồng nghĩa với bắn thử khẩu súng tình nghi (nếu được tìm thấy) tại phòng lab tội phạm học. Sau đó có thể so sánh giữa vỏ đạn từ hiện trường với vỏ đạn được bắn từ khẩu súng, như các nhà khoa học đã làm trong vụ Sacco - Vanzetti.
Do viên đạn bắn thử phải được thu lại, nên khẩu súng hoặc là được hướng bắn vào một bể nước hoặc vào kim loại rất mềm hay tấm bông dày. Sau đó là công đoạn so sánh các vết xước dưới kính hiển vi. Việc này đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm để đưa ra kết luận dứt khoát cuối cùng, nhưng có thể nói rằng, một viên đạn xác định được bắn ra từ một khẩu súng xác định và chỉ từ khẩu súng đó, như kiểu vân tay là đặc điểm nhận dạng của mỗi người.
Nếu không tìm được khẩu súng, thì vẫn có một cách tiếp cận khác. Có thể nói nhiều điều về cách chế tạo một khẩu súng khi phân tích loại vỏ đạn hoặc viên đạn được tìm thấy. Hướng của các vòng xoắn chỉ ra cách mà đường rãnh trong nòng súng tạo ra đường xoay về tay trái hay tay phải khi đạn được bắn đi. Chẳng hạn, những khẩu súng của hãng Smith&Wesson có 5 rãnh xoắn về bên phải, và khẩu Colt xoay 32 ly có 6 đường xoắn về bên trái. Để có được sự xác định này, các nhà phân tích phải xem xét vỏ đạn và kiểm tra xem các cạnh của góc sọc từ chân đến mũi, và đánh dấu theo số quanh chúng. Để nói rằng hai viên đạn đều từ một khẩu súng, những biểu hiện của rãnh phải khớp cả về số lượng và góc xoắn.
Ngày nay, các phòng thí nghiệm tội phạm học có thể sử dụng phân tích của máy vi tính để đưa ra các so sánh như vậy. Các máy tính được nối mạng với các cơ sở dữ liệu quốc gia và quốc tế, tương tự như với hệ thống vân tay.
Các nhà điều tra cũng sẽ xem xét đến tầm bắn của viên đạn. Để đo khoảng cách từ họng súng tới mục tiêu, khẩu súng được bắn từ những khoảng cách khác nhau nhằm vào một mục tiêu bìa cứng dày. Người bắn sau đó kiểm tra kích thước của lỗ đạn và đường kính của phần bã thuốc súng, vì khi súng nhả đạn, những mảng thuốc súng chưa cháy sẽ bay ra khỏi nòng súng. Chúng sẽ không bay được xa, và nếu va vào một vật nào đó, sẽ để lại những vệt đường tròn đặc trưng, với kích cỡ phụ thuộc vào khoảng cách so với mục tiêu.
Một khía cạnh thú vị khác của “giải mã” vũ khí là khả năng theo dấu một số xêri đối với chủ sở hữu có đăng ký, ngay cả nếu nó đã mờ hết. Mặc dù một số tên tội phạm đã xóa nó đi để ngăn bị truy dấu, nhưng các chuyên gia vẫn có thể khôi phục.
Quá trình in dấu này thực ra là khắc sâu hơn những gì con số trên bề mặt chỉ ra, vì vậy khi những tên tội phạm không còn nhìn thấy con số, chúng tin là đã xóa được nó. Các nhà điều tra phải mài kim loại qua những vết xước sâu nhất để có được một mảnh kim loại đã được đánh bóng. Sau đó họ sẽ bôi lên một dung dịch muối đồng và axit clohydric, và làm cho khu vực nằm ngay dưới con số khắc dấu bị hòa tan với tốc độ nhanh hơn phần kim loại xung quanh nó. Ngay khi đó, dãy số (hoặc một phần của seri) sẽ hiện lên trong khoảng thời gian ngắn, đủ để chụp ảnh trước khi nó biến mất.
Bạch Đàn
Phá án nhờ đạn đạo học-Kỳ IV: Viên đạn ma thuật
Nhiều chuyên gia đã chứng kiến
những đường đi kỳ cục của viên đạn, khi họ theo dấu nó từ lúc đi vào cơ
thể nạn nhân cho đến khi đi ra (nếu có). Một trong những trường hợp khó
lý giải nhất là đường đạn trong cơ thể Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.
Tổng thống John Kennedy cùng phu nhân và vợ chồng Thống đốc bang Texas trên chiếc xe mui trần trước khi bị bắn.
|
Vẫn có những đường đi bất thường của viên đạn bắn ra,
và nhận thức này ảnh hưởng tới nghiên cứu về đường đạn cũng như phân
tích vết máu. Trong một vụ án ở Oklahoma, một tên cướp ngân hàng đã dí
khẩu Magnum 357 vào sau đầu một nữ nhân chứng và nổ súng. Viên đạn đi
vào hộp sọ nạn nhân, bẻ quặt, đi vòng bên trong đầu rồi bắn ra phía
trước trán. Nạn nhân bất tỉnh nhưng sau được cứu sống và ra làm chứng
trước tòa. Trong một vụ khác, một viên đạn 2,2 ly đã đi xuyên vào động
mạch ở cổ tay, một vết thương không nguy hại, nhưng sau đó lại đi ngược
một cách khó hiểu lên cánh tay và xuyên thẳng vào tim, giết chết nạn
nhân.
Khi gặp những trường hợp bị thương do trúng đạn, các nhà nghiên cứu đạn đạo học phải xác định vị trí viên đạn đi vào cơ thể và nếu có thì cả nơi nó đi ra. Thường thì trên các mô của cơ thể rất khó để biết đâu là vết thương của chỗ đạn vào và đâu là chỗ đạn ra, nhưng vẫn có một số dấu hiệu phát lộ. Những lỗ đạn vào thường có bờ rất rõ. Nếu họng súng không chạm vào quần áo, lỗ đạn ở hầu hết các vật liệu sẽ nhỏ hơn viên đạn. Cũng có thể có sự xuất hiện của bột thuốc súng nếu khẩu súng bắn ở khoảng cách đủ gần.
Tất nhiên, không phải mọi viên đạn đều đi ra. Chúng có thể không có đủ lực để đi qua cơ thể hoặc bị xương cản lại, cũng có thể chúng đi đường vòng theo những cách không thể đoán trước.
Một mật vụ nhảy lên xe Tổng thống Kennedy khi nghe tiếng súng.
|
Chuyên gia giám định y khoa New York, Michael Baden,
từng làm việc cho Ủy ban về các vụ ám sát của quốc hội Mỹ năm 1977, đã
tuyển 8 chuyên gia làm trợ lý khi họ được giao nhiệm vụ xem xét lại các
giám định pháp y trong vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy ngày
22/11/1963. Một mục tiêu được đặt ra với nhóm là phải loại bỏ những giả
thuyết trái ngược rằng, nhiều tay súng đã bắn Tổng thống chứ không phải
duy nhất người mà cảnh sát đã nhanh chóng bắt giữ là Lee Harvey Oswald.
Tổng thống Kennedy bị bắn tại Dallas, bang Texas, trong khi đang ngồi cùng đệ nhất phu nhân Jacqueline ở băng ghế sau của chiếc xe mui trần giữa đám đông người ủng hộ. Một viên đạn từ kẻ ám sát cũng làm bị thương Thống đốc bang Texas, John Connally, ngồi trên ghế trước. Tổng thống đang hấp hối được đưa thẳng tới bệnh viện Parkland ở Dallas và 1 giờ 30 phút sau được tuyên bố đã qua đời. Nhưng sau đó, FBI đã chuyển trái phép thi thể ông tới bệnh viện hải quân Bethesda tại Oasinhtơn D.C (trái với luật bang Texas).
Nhưng ông Baden sau này đã phát hiện ra rằng, không một bác sĩ nào tại đây được đào tạo về đạn đạo học pháp y, vì vậy họ không biết làm cách nào để xác định đường đạn trong cơ thể nạn nhân. Ngoài ra, Ủy ban Warren, được thành lập năm 1964 nhằm xua tan những tin đồn về các âm mưu liên quan đến vụ ám sát, cũng không phỏng vấn các nhà đạn đạo học có kinh nghiệm.
Khi nhóm của ông Baden xem xét kỹ hơn vụ việc, ông đã mô tả đây là một “thảm họa pháp y”. Baden cho rằng, nếu thủ tục khám nghiệm tử thi được tiến hành đúng đắn, nhiều giả thuyết về các âm mưu đã không bao giờ xuất hiện.
Hóa ra, ông James J. Humes, nhà đạn đạo học tiến hành khám nghiệm tử thi tổng thống, đã được chỉ đạo là không tiến hành một cuộc khám nghiệm đầy đủ, mà chỉ cần tìm ra viên đạn, khi đó được cho là vẫn mắc kẹt trong cơ thể nạn nhân. Nhưng dù cố gắng, Humes đã không thể tìm ra nó. Trong báo cáo sau đó của Humes, không có những mô tả y khoa và ông chủ yếu dựa trên những bức ảnh, với chất lượng rất tệ được chụp bởi một tay thợ ảnh thiếu kinh nghiệm. Humes thậm chí còn không lật xác Tổng thống để xem xét vết thương ở sau gáy, cũng không gọi điện cho bệnh viện tiếp nhận ở Dallas cho đến khi quá muộn mới phát hiện rằng, một ca phẫu thuật mở khí quản đã được tiến hành tại bệnh viện. Vị trí mở khí quản nằm ngay vết thương lối ra của viên đạn ở cổ họng, khiến Humes nhầm lẫn khi cho rằng, viên đạn đã đi ra ngoài đúng chỗ mà nó đi vào.
Ông ta cũng không cạo tóc ở xung quanh vết thương trên đầu để quan sát rõ, và vết thương được chụp ảnh khi những sợi tóc lòa xòa vướng vào. Chưa hết, Humes đã ước lượng sai vị trí của vết thương với sai số lên tới gần 10 cm. Với tất cả những lỗi đó, không thể đưa ra những kết luận chính xác về các đường đạn.
Chỉ sau 2 giờ (một khoảng thời gian quá ngắn cho khám nghiệm tử thi, nhất là trong một vụ đặc biệt nghiêm trọng như vậy), Humes đã chuẩn bị cho thủ tục ướp xác. Khi đó, do những ghi chép bị dính máu, Humes đã đốt chúng và sau khi phát hiện về những thủ tục đã được tiến hành tại Dallas, ông ta mới viết lại dựa trên những gì nhớ lại và suy luận được. Báo cáo của Humes mắc nhiều lỗi, gây bất lợi nghiêm trọng cho nhóm của Baden.
Họ đã xem xét những bức ảnh không rõ ràng, chụp hiện trường tội ác và quá trình khám nghiệm tử thi, quần áo của Tổng thống, các báo cáo khám nghiệm tử thi và phim X - quang. Baden nhanh chóng nhận ra, những người chịu trách nhiệm đã không nhận thấy sự khác biệt giữa một vết thương ở lối vào và lối ra của viên đạn, và do đó họ không thể chỉ ra đường đi của chúng hay xác định có bao nhiêu phát đạn đã được bắn.
Nhà đạn đạo học này cũng nhận thấy rằng, não của Kennedy đã biến mất, cùng với những vạt mô, vì vậy họ phải lệ thuộc vào quần áo. Nhóm đã tìm cách ghép nối thực tế là hai viên đạn đã trúng Tổng thống. Có một lỗ nhỏ trên lưng áo sơ mi và áo khoác của nạn nhân, và những lỗ ra nhỏ xuyên qua cổ áo sơ mi và cà vạt. Đó là viên đạn đã xuyên qua cổ họng Tổng thống và bắn vào Thống đốc Connally. Nó đã rơi ra khỏi chân của ông Connally khi nạn nhân đang nằm trên cáng tới bệnh viện. Viên đạn còn lại đã xuyên qua sau đầu của Kennedy và ra ngoài ở trên mắt phải của ông, đập vào kính chắn gió, rơi xuống sàn. Cả hai đều đến từ phía sau - một kết luận phản bác lại quan điểm cho rằng, một viên đạn đã bắn vào Tổng thống từ phía trước.
Bạch Đàn
Phá án nhờ đạn đạo học: Kỳ cuối: Sự khác biệt giữa sự sống và cái chết
Sau đó, nhóm của Baden đã viết bản báo cáo thứ hai
trong đó có đoạn viết: “Một trong các đề xuất của chúng tôi là cần phải
cải thiện công tác điều tra án mạng. Cuộc điều tra ban đầu về vụ ám sát
(Tổng thống J.F.Kennedy) đã được tiến hành quá sơ sài, những người khám
nghiệm tử thi không đủ trình độ và một kết quả khám nghiệm sai sót sẽ
dẫn đến những lệch lạc trong điều tra”.
Ngày nay, các đường đạn thường được vẽ sơ đồ lại, được tính toán và đưa qua mô phỏng vi tính nhằm hỗ trợ tái hiện. Đây là một công cụ gây tranh cãi, nhưng cũng rất hữu ích trong những vụ phức tạp. Công cụ này dẫn đến kết quả tích cực hay tiêu cực trong các vụ án còn phụ thuộc vào trình độ phối cảnh của chuyên gia.
Một cuốn sách và một loạt chương trình truyền hình và phim ảnh đã đề cập đến vụ anh giết em trai của Jim Mitchell đối với Artie Mitchell, hai ông trùm trong ngành công nghiệp sách báo khiêu dâm Mỹ. Chính nghiên cứu của một chuyên gia đạn đạo học đã tạo nên sự khác biệt trong kết quả xử án và khiến nó trở nên không ngừng gây tranh cãi.
Artie và Jim đã tạo dựng được một cơ nghiệp lớn trên thị trường khiêu dâm bùng nổ ở California từ đầu thập niên 1970, khi các quy định kiểm duyệt được nới lỏng. Trong gần hai thập niên, họ thu lợi nhuận khổng lồ từ phim hạng X. Hai anh em còn mở các câu lạc bộ thoát y vũ ở San Francisco và dính đến lối sống buông thả trong ma túy và sex.
Người anh Jim quyết định cai, nhưng Artie vẫn chìm đắm trong nghiện ngập, và việc cậu từ chối cai nghiện, theo lời khai sau này của Jim, đã đe dọa Jim và gia đình ông ta. Vốn quan tâm đến súng ống, Jim đã mang theo hai khẩu đến nhà em trai vào đêm mà ông quyết định phải sử dụng biện pháp rắn để buộc cậu em vào trại cai nghiện.
Đó là ngày 27/2/1991, Jim đến gặp Artie và giữa họ xảy tranh cãi nặng nề. Lúc bạn gái Artie đang thét gọi tổng đài 911 thì một loạt tiếng súng vang lên. Cảnh sát ập tới và phát hiện Jim vẫn đang bàng hoàng đi lại, tay cầm một khẩu súng trường 22 ly và một khẩu súng lục ổ quay Smith&Wesson 38 ly. Artie được phát hiện trong phòng ngủ, bị bắn xuyên mắt, bụng và tay phải bởi khẩu súng trường. Anh ta đã chết. 8 vỏ đạn được tìm thấy trong phòng.
Jim bị cáo buộc tội giết người có chủ đích, nhưng ông ta khăng khăng rằng đó chỉ là hậu quả của một cuộc cãi cọ và xô xát và ông chưa bao giờ có ý định giết em.
Tuy vậy, cơ quan điều tra lại thấy rõ Jim có động cơ: ông ta muốn bán cơ nghiệp chung nhưng Artie không đồng ý. Băng ghi âm của tổng đài 911 cũng cung cấp thêm bằng chứng, trong khi tiến sĩ Harry Hollien, một chuyên gia đạn đạo học cho biết, ông đã phân lập được các phát đạn. Hollien đã sử dụng một căn phòng trong nhà mình, có kích thước tương đương, và ghi âm lại những phát đạn bắn thử. Từ thí nghiệm này, ông kết luận có bao nhiêu giây giữa mỗi phát đạn trong số 5 phát được ghi vào băng của 911. Giữa phát thứ ba và thứ tư, có một khoảng trống khoảng nửa phút. Công tố viên đã coi đây là bằng chứng của một hành động chủ ý và rõ ràng, chứ không phải hành vi được thực hiện trong cơn nóng giận bột phát hoặc chẳng may.
Sau đó, chuyên gia Lucien Haag đã chiếu một đoạn video mô phỏng vi tính về sự việc. Đây là lần đầu tiên hình ảnh hoạt họa 3D tái hiện tội ác được sử dụng trong một phiên tòa hình sự. Haag mô phỏng cả 8 phát đạn như ông tin đã xảy ra, dù chỉ có 5 tiếng súng được băng của 911 ghi lại. Cách làm này là nhằm truy dấu các đường đạn bằng cách tính toán các góc phòng và những điểm tác động nhìn từ vị trí mà Jim Mitchell đang đứng khi xả đạn. Haag đã thể hiện những đường đạn này bằng những tia laser màu đỏ.
Tuy nhiên, luật sư biện hộ
đã phản đối đoạn băng bằng chứng này và chất vấn Haag liệu có những khả
năng khác bên cạnh khả năng mà ông đã mô tả không. Chuyên gia này buộc
phải thừa nhận rằng có một số ít khả năng khác. Đây không hoàn toàn là
một khoa học chính xác, mà còn là sự thể hiện dựa trên suy đoán.Ngày nay, các đường đạn thường được vẽ sơ đồ lại, được tính toán và đưa qua mô phỏng vi tính nhằm hỗ trợ tái hiện. Đây là một công cụ gây tranh cãi, nhưng cũng rất hữu ích trong những vụ phức tạp. Công cụ này dẫn đến kết quả tích cực hay tiêu cực trong các vụ án còn phụ thuộc vào trình độ phối cảnh của chuyên gia.
Jim Mitchell chỉ lĩnh án 6 năm tù nhờ thoát tội giết người có chủ ý.
|
Một cuốn sách và một loạt chương trình truyền hình và phim ảnh đã đề cập đến vụ anh giết em trai của Jim Mitchell đối với Artie Mitchell, hai ông trùm trong ngành công nghiệp sách báo khiêu dâm Mỹ. Chính nghiên cứu của một chuyên gia đạn đạo học đã tạo nên sự khác biệt trong kết quả xử án và khiến nó trở nên không ngừng gây tranh cãi.
Artie và Jim đã tạo dựng được một cơ nghiệp lớn trên thị trường khiêu dâm bùng nổ ở California từ đầu thập niên 1970, khi các quy định kiểm duyệt được nới lỏng. Trong gần hai thập niên, họ thu lợi nhuận khổng lồ từ phim hạng X. Hai anh em còn mở các câu lạc bộ thoát y vũ ở San Francisco và dính đến lối sống buông thả trong ma túy và sex.
Người anh Jim quyết định cai, nhưng Artie vẫn chìm đắm trong nghiện ngập, và việc cậu từ chối cai nghiện, theo lời khai sau này của Jim, đã đe dọa Jim và gia đình ông ta. Vốn quan tâm đến súng ống, Jim đã mang theo hai khẩu đến nhà em trai vào đêm mà ông quyết định phải sử dụng biện pháp rắn để buộc cậu em vào trại cai nghiện.
Anh em Jim và Artie Mitchell trở thành nhân vật chính trong một bộ phim của Hollywood.
|
Đó là ngày 27/2/1991, Jim đến gặp Artie và giữa họ xảy tranh cãi nặng nề. Lúc bạn gái Artie đang thét gọi tổng đài 911 thì một loạt tiếng súng vang lên. Cảnh sát ập tới và phát hiện Jim vẫn đang bàng hoàng đi lại, tay cầm một khẩu súng trường 22 ly và một khẩu súng lục ổ quay Smith&Wesson 38 ly. Artie được phát hiện trong phòng ngủ, bị bắn xuyên mắt, bụng và tay phải bởi khẩu súng trường. Anh ta đã chết. 8 vỏ đạn được tìm thấy trong phòng.
Jim bị cáo buộc tội giết người có chủ đích, nhưng ông ta khăng khăng rằng đó chỉ là hậu quả của một cuộc cãi cọ và xô xát và ông chưa bao giờ có ý định giết em.
Tuy vậy, cơ quan điều tra lại thấy rõ Jim có động cơ: ông ta muốn bán cơ nghiệp chung nhưng Artie không đồng ý. Băng ghi âm của tổng đài 911 cũng cung cấp thêm bằng chứng, trong khi tiến sĩ Harry Hollien, một chuyên gia đạn đạo học cho biết, ông đã phân lập được các phát đạn. Hollien đã sử dụng một căn phòng trong nhà mình, có kích thước tương đương, và ghi âm lại những phát đạn bắn thử. Từ thí nghiệm này, ông kết luận có bao nhiêu giây giữa mỗi phát đạn trong số 5 phát được ghi vào băng của 911. Giữa phát thứ ba và thứ tư, có một khoảng trống khoảng nửa phút. Công tố viên đã coi đây là bằng chứng của một hành động chủ ý và rõ ràng, chứ không phải hành vi được thực hiện trong cơn nóng giận bột phát hoặc chẳng may.
Sau đó, chuyên gia Lucien Haag đã chiếu một đoạn video mô phỏng vi tính về sự việc. Đây là lần đầu tiên hình ảnh hoạt họa 3D tái hiện tội ác được sử dụng trong một phiên tòa hình sự. Haag mô phỏng cả 8 phát đạn như ông tin đã xảy ra, dù chỉ có 5 tiếng súng được băng của 911 ghi lại. Cách làm này là nhằm truy dấu các đường đạn bằng cách tính toán các góc phòng và những điểm tác động nhìn từ vị trí mà Jim Mitchell đang đứng khi xả đạn. Haag đã thể hiện những đường đạn này bằng những tia laser màu đỏ.
Đó là một cú đòn đối với bên công tố và nó khiến bồi thẩm đoàn có những quan điểm khác nhau. Ngày 18/2/1992, họ kết luận Mitchel chỉ có tội với tội danh giết người. Ông ta bị kết án 6 năm tù, nhưng chỉ thụ án có 3 năm.
Từ thời điểm một viên đạn lần đầu tiên được khớp với một vũ khí tới nay, công nghệ “giải mã” vật phóng chuyển động và súng cầm tay đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên một số vụ vẫn phải phụ thuộc vào việc “sáng tỏ” theo kinh nghiệm và suy đoán, bởi các viên đạn không phải bao giờ cũng “hành xử” một cách bình thường.
Bạch Đàn
Nhận xét
Đăng nhận xét