KÝ ỨC CHÓI LỌI 107/6 (Rồng thiêng bất diệt)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Các phi đội B-52 tại căn cứ Utapao (Thái Lan) chuẩn bị thực hiện chiến dịch Linebacker II.
Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - Tập 11
Chien tranh pha hoai cua De quoc My Tap 12
[ẢNH] 20 sự thật bất ngờ về pháo đài bay B-52, loại máy bay ném bom kinh hoàng nhất thế giới
Ra đời từ năm 1952, trải tra nhiều cuộc chiến tranh nhất là cuộc chiến
tranh Việt Nam, B-52 đã rút ra kinh nghiệm để tác chiến hiệu quả, cho
tới nay B-52 vẫn là loại máy bay ném bom rải thảm hiệu quả nhất của Mỹ.
Không lực Mỹ dự định sẽ duy trì hoạt động của loại máy bay này tới năm
2040.
Được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh lạnh, tuy nhiên sau đó chúng chỉ mang vũ khí thông thường.
Việc chế tạo ra chiếc B-52 đánh dấu nhiều bước nhảy vọt về công nghệ.
Các kỹ sư hàng không đã trải qua 6 bản thiết kế trong suốt 5 năm ròng
rã. Trong hình là chiếc YB-52 một trong 6 thiết kế của B-52.
Khối lượng bom đạn của chiếc B-52 mang theo lên tới gần 30 tấn, tức tương đương với 30 chiếc máy bay Cessna 172.
B-52 cũng là chiếc máy bay có thiết kế hệ thống cửa thoát hiểm độc đáo,
trong đó có 2 cửa phía trên và một cửa phía dưới dành cho phi công nhảy
dù khi gặp nguy hiểm.
Với những hiệu quả B-52 đạt được, không quân Mỹ dự tính sẽ tiếp tục cho
những chiếc B-52 hoạt động tới năm 2040 tức là B-52 sẽ có gần 100 năm
phục vụ
Để kiểm tra sự hoạt động ổn định của phi cơ, B-52 đã thực hiện chuyến
bay qua vùng nhiễu loạn không khí vào năm 1964, tuy nhiên điều đáng ngạc
nhiên là sức mạnh của gió đã xé bay cánh đuôi đứng, nhưng máy bay vẫn
hạ cánh an toàn.
Hình ảnh khoang điều khiển radar của B-52, khoang này được thiết kế ở tầng dưới của buồng lái.
Để đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước SALT II, các máy bay có khả năng
phóng tên lửa phải được nhận dạng bởi các vệ tinh gián điệp. Vì thế các
máy bay này phải sửa đổi một chút ở dưới lớp lót cánh để các vệ tinh dễ
nhận dạng.
Thiết kế đầu tiên của buồng lái B-52 bị lỗi về nhiệt độ, trong khi tầng
trên phi công chịu nắng nóng, còn tầng dưới phi công lại chịu nhiệt độ
lạnh
Những phiên bản B-52 trước đây được trang bị hệ thống súng máy hoặc pháo 20mm
au khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, 365 chiếc B-52 đã bị phá hủy theo hiệp ước START. Hình ảnh những chiếc B-52 bị xẻ thịt.
Trong chiến dịch Bão táp sa mạc ở Trung Đông, B-52 đã ném tổng cộng 40% tổng số bom đạn từ cuộc chiến này
Hiện tại, mỗi giờ bay của B-52 tốn 70.000 USD. Mặc dù ra đời đã lâu,
nhưng tính hiệu quả của các cuộc tấn công do B-52 đem lại vẫn kinh tế
hơn nhiều so với việc dùng máy bay ném bom B-1B hoặc B-2
Vào thứ 6 ngày 24-6-1994, khi phi công của Không quân Hoa Kỳ (USAF) sử
dụng một chiếc Boeing B-52 Stratofortress là Arthur "Bud" Holland, đã
bay quá giới hạn tốc độ và mất kiểm soát lao xuống đất nổ tung.
Chấp nhận hi sinh để tìm ra cách đánh 'siêu pháo đài bay' B52
22/12/2018 09:56 GMT+7
TTO - Trong chiến tranh chống Mỹ, để tìm ra cách đánh B52 - pháo đài bất khả xâm phạm của Mỹ - có một trung đoàn tên lửa đã hi sinh gần hết.
Bắn rơi máy bay địch mới được vượt sông
Trung
đoàn tên lửa 238 là trung đoàn tên lửa thứ hai của Binh chủng Tên lửa.
Tháng 4-1966, trung đoàn 238 nhận lệnh cơ động vào Vĩnh Linh (Quảng Trị)
với nhiệm vụ rất đặc biệt: nghiên cứu cách đánh B52.
"Nhiệm
vụ đó là thử thách rất lớn với trung đoàn. Bộ Tổng tham mưu và Bác Hồ
gợi ý: các chú muốn bắt cọp phải vào hang", trung tướng Nguyễn Xuân Mậu,
97 tuổi - nguyên phó chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân - nhớ
lại.
Tháng 6-1966, trung đoàn 238 cơ động từ Hải Phòng
vào Vĩnh Linh. "Khi vào đến Nghệ An, trung đoàn nhận nhiệm vụ phối hợp
với các lực lượng vũ trang Quân khu 4 đánh địch bảo vệ giao thông trên
địa bàn quân khu. Trong câu chuyện vui, Tư lệnh Quân khu 4
yêu cầu: tiểu đoàn nào bắn rơi máy bay Mỹ trên quê hương Bác mới được
cấp giấy phép vượt sông Lam", trung tướng Nguyễn Xuân Mậu cho biết.
Sáng
ngày 28-7-1966, tiểu đoàn 84 đã bắn rơi hai chiếc A-4E xuống khu vực
huyện Diễn Châu, lập được chiến công để giành "giấy phép" vượt sông
Lam.
Đêm 28-7-1966, khi hành quân qua phà Bến Thủy gần
trót lọt thì do chưa có kinh nghiệm, khi phà cập bến, một xe xích kéo bệ
phóng tên lửa bị rơi xuống sông! Trung đoàn lệnh cho tiểu đoàn 84 tiếp
tục hành quân, chỉ để lại một cán bộ đại đội, một cán bộ xe bệ phóng
cùng Ban kỹ thuật Trung đoàn lo việc trục vớt.
Được sự
giúp đỡ của Quân khu 4 và công nhân phà Bến Thủy, sau hơn một tuần làm
việc dưới sự khống chế ngày đêm của máy bay địch, bộ phận kỹ thuật mới
trục vớt được chiếc xích xe và bệ phóng lên bờ và sửa chữa, thay thế các
bộ phận hỏng.
Nửa tháng sau, khẩu đội bệ phóng tiếp tục hành quân đuổi theo đội hình tiểu đoàn 84.
Trung
tướng Nguyễn Xuân Mậu cho biết: "Từ thị xã Hà Tĩnh vào Kỳ Anh chỉ
khoảng 50km nhưng có gần 40 chiếc cầu. Địch liên tục đánh phá suốt ngày
đêm. Tiểu đoàn 84 chuẩn bị vượt cầu Rác thì địch ném bom tọa độ! Cầu bị
hỏng, đợi sửa chữa xong thì trời sáng".
"Tình thế rất khó
khăn. Quay lui không được, tiểu đoàn 84 phải dừng lại chờ đến tối hành
quân. Trong lúc tiến thoái lưỡng nan thì nhân dân các làng gần đó đã dỡ
nhà mình ra ngụy trang cho tên lửa giữa cánh đồng trống trải".
Qua
được cầu Rác đến cầu Trung (phía bắc huyện Kỳ Anh) thì tiểu đoàn 84 bị
địch khống chế 7 ngày đêm. Chúng đánh phá liên tục. Cầu vừa ngắn vừa
nhỏ, ta sửa, địch đánh. Tiểu đoàn không hành quân qua được.
Sau,
người dân và thanh niên xung phong chặt cành cây to bó thành từng bó
lát mặt đường chống lầy cho bộ đội tên lửa hành quân. Máy bay địch ập
đến thả bom bi. Gần 200 người dân và thanh niên xung phong bị thương
vong.
Sau hơn 10 ngày hành quân gian khổ, ác liệt trên
chặng đường dài 200km, tiểu đoàn 84 đã anh dũng đánh địch mà đi, bảo đảm
an toàn cho cả người lẫn vũ khí và vào đến nông trường Phú Quý (Quảng
Bình).
Cả trung đoàn, hi sinh hơn một trung đoàn!
Cũng
trong lúc đó, đội hình trung đoàn đã hành quân trải dài từ nam Hà Nội
đến Quảng Bình. Tết Đinh Mùi năm 1967, hai tiểu đoàn 81, 83 và một nửa
trung đoàn được lệnh hành quân trước vào Vĩnh Linh (Quảng Trị). Và đó là
giai đoạn trung đoàn hi sinh nhiều nhất.
Chỉ riêng giai
đoạn từ tháng 5-1966 đến tháng 11-1967, trung đoàn mất đi 141 người. Có
những thời điểm khốc liệt đến nỗi, có những tháng dồn dập nhiều tuần,
có những tuần liên tục nhiều ngày, trung đoàn đều có người hy sinh.
Ngày 29-4-1967 là ngày mà trung đoàn 238 tổn thất nặng nề nhất khi có 16 người hi sinh trong cùng một ngày!
"Cả
trung đoàn hi sinh cộng lại hơn một trung đoàn! Hi sinh đến đâu bổ sung
đến đó. Chọn những người ở địa phương như thanh niên, học sinh, huấn
luyện cấp tốc và bổ sung từ ngoài Hà Nội vào", đại tá Lê Văn Hỷ, 86
tuổi, cho biết. Khi đó, ông Hỷ là đại đội trưởng đại đội 1 kiêm sĩ quan
điều khiển tên lửa.
Trải
qua những gian nan, thử thách khốc liệt, phải hi sinh cả xương máu,
cuối năm 1967, trung đoàn 238 đã hành quân tới đất lửa Vĩnh Linh. Lúc
đó, cường độ hoạt động của máy bay B52 ở Vĩnh Linh tăng lên. Nhiệm vụ
nghiên cứu cách đánh máy bay B52 của trung đoàn rất cấp bách.
Bầu
trời và mặt đất Vĩnh Linh không mấy lúc ngớt tiếng bom đạn và động cơ
máy bay. Chiến đấu trong điều kiện như vậy, tất cả 4 tiểu đoàn của trung
đoàn 238 đều bị địch đánh trúng trận địa.
Ngày
6-7-1967, sau khi bắn rơi hai chiếc F-105 và một chiếc F-4 thì trận đánh
diễn ra trong tình huống phức tạp và khốc liệt: khi đạn ta vừa phóng
lên thì tên lửa của địch cũng phóng xuống trận địa! Kíp chiến đấu đã
dũng cảm bình tĩnh xử lý, điều khiển đạn tới mục tiêu.
Sĩ
quan điều khiển Lê Hồng Thịnh (Tiểu đoàn 81) là một trong những người
đã hy sinh trong quá trình tìm ra cách đánh B52 và sau này được truy
tặng danh hiệu AHLLVTND - Ảnh tư liệu
Nhưng
sĩ quan điều khiển Lê Hồng Thịnh, kỹ sư Lê Quốc Lượng cùng một số đồng
đội đã hi sinh. Tiểu đoàn trưởng và chính trị viên, đại đội trưởng và
một số chiến sĩ bị thương. Tiểu đoàn 81 mất sức chiến đấu!
Tối ngày 30-8-1967, lại đến lượt tiểu đoàn 84 bị địch phóng tên lửa làm hỏng khí tài và kíp chiến đấu thương vong.
Cả
4 tiểu đoàn hỏa lực đã hi sinh gần hết, chỉ gom lại được một tiểu đoàn
tương đối đầy đủ về quân số (gần 100 người) và vũ khí! Trung đoàn 238
phải dồn ghép toàn bộ lực lượng và trang bị của toàn trung đoàn thành
một tiểu đoàn, quyết đánh bằng được máy bay B52!
Kíp
chiến đấu của tiểu đoàn 82 được điều sang bổ sung cho tiểu đoàn 84. Khí
tài thì gộp cả những gì còn lại của 3 tiểu đoàn để chiến đấu: xe điều
khiển của tiểu đoàn 82, xe tính toán của tiểu đoàn 84, xe thu phát và bệ
phóng tên lửa thì ghép của tiểu đoàn 82 và 84, radar II-12 thì lấy của
tiểu đoàn 81 và 84.
Đêm 2-9-1967, kíp chiến đấu mới được ghép của tiểu đoàn 84 kéo xe điều khiển lên trận địa thì bị bom tọa độ.
"Bom
tọa độ đánh nhưng không trúng xe mà lại trúng 4 cậu ngồi trên xe xích.
Cậu Lê Hữu Dinh là trắc thủ góc tà của xe điều khiển, người Quảng Xương
(Thanh Hóa), bị bắn bay mất cái đùi và hai người khác bị thương".
"Cậu
ấy chỉ cầm cự được một đêm thôi, sáng sau thì hi sinh. Dinh còn trẻ
lắm, mới 20 tuổi. Nó sống với tôi gần một năm, đi chiến đấu cùng tôi từ
Hải Phòng vào. Chúng tôi chôn nó trên đồi, không có hòm chỉ có nilon
quấn lại… Thương xót lắm", đại tá Lê Văn Hỷ xúc động rơi nước mắt khi
nhớ lại ký ức khốc liệt.
Hai chiến sĩ bị thương trong đó
một chiến sĩ bị thương nặng ở cánh tay, không thể tiếp tục chiến đấu
được. Tiểu đoàn 84 phải bổ sung tiếp kíp chiến đấu khác.
Tiểu
đoàn xây dựng trận địa ở nông trường Quyết Thắng. Trong lúc máy bay
B-52 chưa hoạt động, kíp chiến đấu tranh thủ luyện tập. Đến ngày
17-9-1967, sau một thời gian dày công nghiên cứu, nhận dạng máy bay B52,
17 giờ 3 phút, kíp chiến đấu của tiểu đoàn 84 đã phóng hai quả đạn tiêu
diệt "siêu pháo đài bay" B52 đầu tiên tại Vĩnh Linh.
17 giờ 34 phút, tốp B52 thứ ba bay vào. Chỉ còn một quả đạn, tiểu đoàn 84 vẫn quyết đánh và bắn rơi thêm một chiếc B52!
Mặt
trận thông báo hai chiếc B52 bị tiêu diệt. Đây là chiến công sau bao
gian truân, mất mát mà cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238 phải trải qua. Để
có được trận thắng này, nhiều cán bộ, chiến sĩ trung đoàn đã mãi mãi
nằm lại Vĩnh Linh.
Sau khi nghe báo cáo kết quả bắn rơi
B52, Chủ tịch Hồ Chí Minh liền gửi thư khen ngợi trung đoàn 238. Riêng
tiểu đoàn 84 được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký thưởng huân chương Quân công
hạng nhì (không lâu sau đó, tiểu đoàn 84 lại lập công xuất sắc, tiêu
diệt một máy bay B52).
Ngày 20-10-1967, với ba quả đạn,
tiểu đoàn 82 đã bắn rơi hai máy bay B52. Với chiến công này, tiểu đoàn
82 được Quốc hội và Chính phủ tặng thưởng huân chương Chiến công hạng 2.
Ngày 11-1-1968, tiểu đoàn 82 lại bắn rơi một máy bay B52. Đây là chiếc
máy bay B52 thứ sáu bị Trung đoàn Tên lửa 238 bắn rơi.
"Để phát hiện ra quy luật hoạt động của B52 mà đánh nó không dễ đâu", đại tá Lê Văn Hỷ cho biết.
"Nó
có những trung tâm gây nhiễu. Trên máy bay nó cũng có thiết bị gây
nhiễu nên màn hình hiện sóng của chiến sĩ radar nhiễu dày đặc, không
phát hiện được mục tiêu. Sau này chúng tôi rút ra kinh nghiệm: thấy
nhiễu nhiều cứ bắt theo dải nhiễu, mình chọn dải nào sáng nhất, cứ bám
sát trung tâm dải sáng đó mà đánh.
Mỹ chủ quan nghĩ rằng
đã gây nhiễu như thế thì mình không phát hiện ra B52 được. Chính vì thế
mà sau này, tháng 12-1972, Mỹ bị rơi ở miền Bắc bao nhiêu B52".
Với
kinh nghiệm của một đơn vị đầu tiên bắn rơi máy bay chiến lược B52,
Trung đoàn Tên lửa 238 đã có những đóng góp vô cùng quan trọng cho Binh
chủng Tên lửa đánh B52 sau này.
"Trung đoàn Tên lửa 238 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghiên cứu đánh máy bay B52", trung tướng Nguyễn Xuân Mậu nói. "Đóng góp to lớn của cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238 là đóng góp của những người đi đầu trong việc nghiên cứu cách đánh một đối tượng tác chiến mới, bước đầu rút kinh nghiệm cho các đơn vị sau này tham gia chiến dịch 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không năm 1972, đánh bại cuộc tập kích đường không bằng siêu pháo đài bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng".
Năm 1976, Trung đoàn 238 đã được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
"Trung đoàn Tên lửa 238 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghiên cứu đánh máy bay B52", trung tướng Nguyễn Xuân Mậu nói. "Đóng góp to lớn của cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238 là đóng góp của những người đi đầu trong việc nghiên cứu cách đánh một đối tượng tác chiến mới, bước đầu rút kinh nghiệm cho các đơn vị sau này tham gia chiến dịch 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không năm 1972, đánh bại cuộc tập kích đường không bằng siêu pháo đài bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng".
Năm 1976, Trung đoàn 238 đã được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Hình ảnh trong buổi lễ Trung đoàn Tên lửa 238 đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 1-1976 - Ảnh tư liệu
Tên lửa Việt Nam và "màn chào hỏi kinh hoàng" dành cho B-52 Không quân chiến lược Mỹ
Đại tá Nguyễn Thụy Anh - Cục Khoa học Quân sự / BTTM |
Kíp lái 6 người chỉ còn 1 tên nhảy dù xuống và bị bắt sống cách không xa xác chiếc "siêu pháo đài bay" B-52. Tuy nhiên, đây mới chỉ là "màn chào hỏi" trong đêm ác mộng đầu tiên.
LTS:
Trong chiến dịch Linebacker-2 tháng 12/1972, Không quân Mỹ đã thực hiện
cuộc ném bom tàn bạo nhất trong lịch sử vào Hà Nội và Hải Phòng. Nhưng không có tội ác nào mà không bị trừng phạt!
Các chiến sỹ QĐNDVN, trong đó chủ công là bộ đội PK-KQ quả cảm đã vượt muôn trùng gian khó và hy sinh để làm nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" lịch sử, chấn động địa cầu, buộc Không quân Mỹ hùng mạnh phải khuất phục.
Nhân
dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, xin trân trọng
giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài viết của Đại tá Nguyễn Thụy Anh -
nguyên cán bộ Quân chủng PK-KQ, Cục Khoa học Quân sự, Bộ Tổng tham mưu
nhằm ôn lại những kỷ niệm hào hùng trong 12 ngày đêm khốc liệt đó.
---
Kỳ 1: Tên lửa Việt Nam và "màn chào hỏi kinh hoàng" dành cho Không quân chiến lược Mỹ
Vỏ quýt dày
Với
sự ngạo mạn về "sức mạnh không thể tưởng tượng nổi của Không lực Hoa
Kỳ", Lầu Năm Góc lúc đầu lập ra kế hoạch chỉ cần 3 ngày dùng B-52 đánh vào Hà Nội - đầu não của Bắc Việt. Từ đó tạo ra "một Hirosima mà không cần dùng bom nguyên tử" và tin rằng sau đòn này đối phương sẽ phải ký kết hiệp định theo yêu sách của Mỹ.
Nhưng
họ đã nhầm: ngay trong đêm đầu tiên 18/12/1972 đã có 3 máy bay ném bom
chiến lược B-52 bị bắn hạ, trong đó có 2 chiếc rơi ngay tại Hà Nội. Điều
này làm Không quân chiến lược (KQCL) Mỹ choáng váng bởi họ tin rằng
nhiễu điện tử cực mạnh đã bịt mắt toàn bộ hệ thống radar, tên lửa Việt
Nam và thiệt hại cao nhất dự kiến chỉ 1-2 chiếc/ngày (tỷ lệ dưới 1%).
Sau
2 ngày đầu, hàng trăm chiếc B-52 cùng với máy bay chiến thuật các loại
đã đánh phá mỗi đêm 3 đợt, rải hàng ngàn tấn bom đạn cày xới lên nhau,
tạo nên mật độ ác liệt chưa từng có trong lịch sử chiến tranh VN.
Trong
ngày thứ hai 19/12, chỉ có 2 chiếc B-52 bị trúng tên lửa và không rơi
tại chỗ (Mỹ không thừa nhận) làm họ càng tin vào sự tính toán của mình.
Vì vậy, đêm ngày thứ ba 20/12, KQCL Mỹ dự kiến sẽ đánh một đòn quyết
định làm Bắc Việt "nốc ao" và phải chịu khuất phục.
Cảnh tan hoang của Ga Yên Viên bị máy bay B-52 Mỹ đánh phá trong 12 ngày đêm năm 1972. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN.
Về
phía Việt Nam, sau trận thắng đầu 18/12 nhưng lại có trận thứ 2 không
đạt yêu cầu đã làm các chiến sỹ tên lửa ta vô cùng day dứt. Ngay từ sáng
20/12, toàn thể cán bộ, chiến sỹ các tiểu đoàn tên lửa dù đã thức trắng
2 đêm chiến đấu với địch nhưng vẫn lập tức họp bàn rút kinh nghiệm về
các trận đánh đã qua để tìm ra chỗ mạnh, yếu của cả ta và địch.
Đồng
thời tiếp tục chuẩn bị lực lượng, khí tài và các phương án đối phó với
mọi tình huống phức tạp và thủ đoạn nguy hiểm của KQCL Mỹ… Bắt đầu từ
ngày 20/12, Bộ Tổng tham mưu đã chỉ thị cho quân chủng PKKQ: "Bộ đội
tên lửa hoàn toàn dành cho nhiệm vụ đánh B-52. Rút một số đơn vị cao xạ
ra khỏi chốt để bảo vệ trực tiếp các tiểu đoàn tên lửa".
Do
đó, trong suốt ngày 20/12 các tiểu đoàn tên lửa có điều kiện dành toàn
bộ thời gian để làm công tác chuẩn bị chiến đấu ban đêm với B-52.
Các trận địa được ngụy trang rất kín đáo để tránh sự lùng sục, đánh phá ban ngày của các loại máy bay chiến thuật Mỹ. Một
số trung đoàn cao xạ đã được tăng cường ngay trong đêm trước về Hà Nội
để đánh trả các loại máy bay địch ban ngày, bảo vệ Thủ đô và các đơn vị
tên lửa của ta đang giấu mình chờ đánh B-52.
Yên
tâm vì đã có bộ đội cao xạ và không quân đánh địch ban ngày, các chiến
sỹ tên lửa tập trung vào việc chuẩn bị đối phó với B-52. Từng
đơn vị đều tích cực luyện tập lại từng thao tác cá nhân và hiệp đồng
toàn kíp chiến đấu trên máy, thống nhất phương án tác chiến với từng
đường bay, biện pháp đối phó cụ thể với các loại nhiễu điện tử và tên
lửa tự dẫn Sơrai (Shrike)…
Tranh vẽ minh họa B-52 Mỹ bay vào "Tọa độ lửa".
... đã có móng tay nhọn
Các
chiến sỹ tên lửa Việt Nam bước vào trận đánh ngày thứ 3 với sự chuẩn bị
kỹ lưỡng, quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và nhân dân cùng niềm tin
chiến thắng bất kỳ kẻ thù nào xâm phạm vào đất nước ta.
Vào
đêm ngày thứ ba 20/12/1972, với ý đồ đánh đòn quyết định, KQCL Mỹ tung
ra lực lượng cực lớn với 93 chiếc B-52 và 150 máy bay chiến thuật tiếp
tục đánh vào Hà Nội.
Mặc dù thời tiết
xấu nhưng không quân ta vẫn xuất kích, dũng cảm vượt qua hàng rào máy
bay tiêm kích ngăn chặn và đánh thẳng vào các tốp B-52 làm đội hình của
chúng rối loạn, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho tên lửa và cao xạ ta
đánh địch.
19h42 phút, radar cảnh giới của ta phát hiện có 2 tốp mục tiêu bay ở độ cao 10 km đang tiến thẳng vào Thủ đô.
Mặc
dù địch sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để che dấu nhưng chúng không
qua mắt được bộ đội ta. Hai tiểu đoàn tên lửa phía bắc sông Hồng đã phát
lệnh điều khiển giả để kiểm tra và 2 tốp máy bay địch lập tức cơ động
rồi phóng Sơrai về phía trận địa SAM - chúng hiện nguyên hình là các máy
bay tiêm kích đóng giả B-52 định đánh lừa ta.
Từ
20h02 phút đến 20h15 phút, 2 tốp B-52 vào đánh phá khu vực Yên Viên-Gia
Lâm theo đúng đường bay ngày hôm trước và chúng không ngờ chỉ sau 1
ngày mà tình hình đã khác hẳn.
Bộ đội tên lửa sẵn sàng chiến đấu.
Tiểu
đoàn tên lửa 93 ở hướng này đã kịp thời rút kinh nghiệm của trận đánh
đêm trước, phân tích kỹ những sai sót rồi luyện tập lại các tình huống,
kết hợp linh hoạt cả 2 cách đánh TT ("ba điểm") và PS ("vượt nửa góc").
Về
mặt lý thuyết, trong quá trình bám sát theo phương pháp TT, nếu thấy
tín hiệu mục tiêu hiện rõ trên màn hiện sóng thì lập tức chuyển sang
cách đánh PS để có độ chính xác cao hơn.
Đêm
đó, trong màn nhiễu dày đặc cường độ 3, tiểu đoàn 93 đã bắt được dải
nhiễu B-52 từ cự ly 50 km (do phi công Mỹ "cẩn thận" mở máy gây nhiễu
sớm nên đã tự bộc lộ từ xa trước đối thủ…) nhưng đến cự ly 42 km vẫn
không thể phát hiện được tín hiệu B-52.
Đến
cự ly 32 km trên các màn hiện sóng vẫn mù mịt nhiễu, theo phương án tác
chiến trong trường hợp này, tiểu đoàn tiến hành phóng 2 tên lửa bằng
phương pháp TT. Khi quả thứ nhất vượt mục tiêu không nổ ở cự ly 25 km
thì cũng là lúc tín hiệu B-52 hiện ra trên nền nhiễu.
Do
đã luyện tập kỹ cho tình huống này, kíp chiến đấu của tiểu đoàn lập tức
chuyển sang phương pháp PS và bắn bồi thêm 1 quả nữa ở cự ly 20 km.
Chiếc B-52 trúng 2 quả tên lửa ở độ cao 10.820 m, nổ tung và bốc cháy
rừng rực trên bầu trời Hà Nội rồi rơi thẳng xuống cánh đồng xã Yên
Thường cạnh ga Yên Viên, cách trung tâm Thủ đô chỉ hơn 10 km.
Kíp
lái 6 phi công chỉ còn sống sót 1 tên kịp nhảy dù xuống và bị bắt sống
cách không xa xác chiếc "siêu pháo đài bay" B-52 của hắn. Tuy nhiên, đây
mới chỉ là "màn chào hỏi" trong đêm ác mộng đầu tiên đối với Không lực
Hoa Kỳ hùng mạnh bởi họ vẫn còn thêm một đêm ác mộng nữa vào ngày
26/12/1972…
Một số phi công B-52 của Mỹ bị bắt sống trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" tháng 12/1972.
Đêm
hôm 20/12 đó, quân dân ta đã đánh bại cuộc tập kích lớn của KQCL Mỹ và
bắn rơi 18 máy bay các loại – nhiều nhất trong cả chiến dịch, trong đó
bộ đội tên lửa VN bắn rơi tại trận 7 chiếc B-52, bắn hỏng nặng 2 chiếc
khác (một chiếc bị 14 lỗ thủng trên thân, còn chiếc kia bị 19 lỗ thủng).
Ngoài
ra còn có 11 máy bay chiến thuật Mỹ bị tiêu diệt khi rơi vào lưới lửa
phòng không nhân dân của ta. Trong bản báo cáo với Lầu Năm Góc, các phi
công Mỹ đều nói rằng đã "đếm được hơn 200 quả SAM-2 phóng lên" nhưng có
lẽ trong lúc hoảng hốt họ đã "nhìn gà hóa cuốc" và không phân biệt được
ánh lửa của đạn cao xạ 100 ly hay những lần phóng giả của tên lửa ta.
Thực
tế trong đêm đó, bộ đội tên lửa Việt Nam chỉ phóng lên 36 quả và đạt
hiệu suất chiến đấu cực kỳ cao: 5,2 tên lửa hạ 1 máy bay B-52. Con số
biết nói này đã làm Bộ chỉ huy KQCL Mỹ kinh hoàng vì họ không thể tiếp
tục chịu được mức độ thiệt hại 3 chiếc như ngày đầu chứ đừng nói tới 6
hay 7 chiếc B-52 trong 1 đêm (Mỹ chỉ thừa nhận rơi 6 chiếc B-52).
Ngày
thứ 3 này được chính phía Mỹ gọi là "ngày đen tối" trong suốt lịch sử
của KQCL Hoa Kỳ từ ngày thành lập. Đây cũng chính là trận then chốt đầu
tiên của bộ đội tên lửa VN trong chiến dịch đánh bại B-52 Mỹ cuối năm
1972.
Sau trận này, đối phương buộc
phải đánh dãn ra vòng ngoài Hà Nội để tránh bị thiệt hại nặng hơn bởi
tên lửa SAM-2 và kéo dài thời gian chiến dịch nhằm mong muốn đạt được
mục đích ban đầu.
Các chuyên gia Liên Xô xem mảnh vỡ máy bay B-52 bị bắn rơi ngày 23/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
Nhưng
kết quả cuối cùng thì ai cũng đã rõ: 34 siêu pháo đài bay B-52 bị hạ
(tỷ lệ tới 17%) và 9 chiếc khác hỏng nặng không thể bay được nữa cùng
với hàng trăm phi công "thượng đẳng" chết hoặc bị bắt sống; chưa kể tới
47 máy bay chiến thuật các loại khác cũng cùng chung số phận trong chiến
dịch 12 ngày đêm này.
Nhân
đây cũng cần nhắc lại sự kiện lịch sử cuối tháng 11/1944, trong cuộc
tập kích của 111 pháo đài bay B-29 thuộc Bộ chỉ huy KQCL Mỹ ở độ cao
9.000 m vào thủ đô Tôkyo, Nhật Bản, chỉ có một chiếc B-29 bị bắn rơi!
Cho
đến tận ngày nay, chưa bao giờ trong một cuộc chiến nào mà B-52 lại nếm
mùi thất bại nặng nề như vậy trước một đối thủ kém hơn hẳn cả về số
lượng và chất lượng vũ khí như trong tình huống bất ngờ mà KQCL Mỹ chủ
động tạo ra với chiến dịch Linebacker-2.
Trong
đợt một (từ 18-25/12/1972), Hà Nội chỉ có 11 tiểu đoàn tên lửa SAM-2
bảo vệ và sang đợt hai (từ 26-30/12/1972) mới có thêm 2 tiểu đoàn tên
lửa nữa tham chiến. Xét về tương quan lực lượng thì thật là quá ít ỏi so
với gần 200 chiếc B-52 và hơn 1.000 máy bay chiến thuật của Không quân
và Hải quân Mỹ.
Mặc dù vậy, chiến
dịch này lại là sự thảm bại lớn nhất và duy nhất cho đến nay của KQCL Mỹ
trên thế giới, đúng theo luật nhân quả "ác giả, ác báo" khi lần đầu
tiên hàng loạt B-52 bị bắn rơi tại chỗ vào đúng lúc đang gây tội ác.
Đồng
thời, đây cũng chính là chiến công hiển hách và niềm tự hào của bộ đội
tên lửa phòng không Việt Nam – binh chủng đầu tiên của QĐNDVN được phong
tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 1973.
(Còn tiếp)
theo Thời đại
Nhận xét
Đăng nhận xét