CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 44/9
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người, và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi.
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ!
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguồn: “U.S.-South Vietnamese forces launch Cambodian ‘incursion’,” History.com (truy cập ngày 28/04/2016).
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1970, các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã mở một chiến dịch “xâm nhập” có giới hạn vào Campuchia. Chiến dịch này bao gồm 13 hoạt động lớn trên bộ nhằm xóa sổ chỗ trú ẩn của quân đội Bắc Việt nằm sâu hơn 30 km bên trong biên giới Campuchia. Khoảng 50.000 lính Nam Việt và 30.000 lính Hoa Kỳ đã tham gia, khiến nó trở thành chiến dịch lớn nhất của chiến tranh kể từ sau Chiến dịch Junction City vào năm 1967.
Chiến dịch bắt đầu với việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa tấn công vào khu “Mỏ vẹt” (Parrot’s Beak) của Campuchia nằm trải dài về phía miền Nam Việt Nam trên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong hai ngày đầu tiên, một lực lượng đặc nhiệm gồm 8.000 lính Nam Việt, bao gồm hai sư đoàn bộ binh, bốn tiểu đoàn biệt động, và bốn nhóm kỵ binh, đã sát hại 84 lính cộng sản trong khi thiệt hại 16 người và 157 người bị thương.[1]
Giai đoạn thứ hai của chiến dịch bắt đầu vào ngày 2 tháng 5 với một loạt các hoạt động chung của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Các hoạt động này nhằm mục đích xóa sổ chỗ trú ẩn của lực lượng cộng sản nằm trong vùng “Lưỡi câu” (Fishhook) có thảm thực vật dày đặc của Campuchia (vượt qua biên giới Nam Việt Nam, nằm ngay phía Bắc tỉnh Tây Ninh và phía Tây tỉnh Bình Long, cách Sài Gòn hơn 110 km).
Sư đoàn Kỵ binh số 1 và và Trung đoàn Kỵ binh số 11 của Hoa Kỳ, cùng với Lữ đoàn 3 của Việt Nam Cộng Hòa, tuyên bố đã tiêu diệt 3.190 lính cộng sản trong chiến dịch và chiếm được nhiều chiến lợi phẩm, bao gồm 2.000 vũ khí cá nhân và tổ đội, 300 xe tải, và 40 tấn thực phẩm. Tính đến thời điểm mọi lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ rời khỏi Campuchia vào ngày 30 tháng 6, các lực lượng đồng minh đã phát hiện và chiếm được hoặc tiêu hủy nguồn cung và thiết bị của đối phương nhiều gấp hơn 10 lần số lượng họ chiếm được ở miền Nam Việt Nam trong cả năm trước đó.
Nhiều nhà phân tích tình báo tại thời điểm đó tin rằng cuộc xâm nhập Campuchia đã giáng một đòn choáng váng về phía cộng sản, buộc các đơn vị lực lượng chính rời khỏi biên giới và gây tổn hại cho tinh thần của họ, và trong quá trình này đem lại thêm một năm tồn tại cho Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, cuộc xâm nhập đã đem lại cho phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ một điểm tập hợp mới.
Tin tức về cuộc xâm nhập đã làm dấy lên một làn sóng biểu tình chống chiến tranh, bao gồm một cuộc tại Đại học Kent State dẫn đến việc các binh lính thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia sát hại bốn sinh viên, và một cuộc tại Đại học Jackson State ở Mississippi dẫn đến việc hai sinh viên bị bắn khi cảnh sát nổ súng về phía ký túc xá nữ sinh. Cuộc xâm nhập cũng khiến nhiều người trong Quốc hội nổi giận khi họ cảm thấy Nixon đã mở rộng phạm vi chiến tranh một cách trái phép. Điều này đã dẫn đến một loạt các nghị quyết của Quốc hội và các sáng kiến lập pháp nhằm hạn chế khắt khe quyền lực hành pháp của tổng thống.
Ảnh: Xe thiết giáp chở quân M-113 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trên một con đường ở Campuchia. Nguồn: US Department of Defense | Wikimedia Commons.
——————–
[1] Số liệu này được đưa ra theo thống kê của quân đội Hoa Kỳ. Ví dụ, xem James H. Willbanks, Vietnam War: The Essential Reference Guide (Santa Barbara, C.A.: ABC-CLIO, 2013), p. 25.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người, và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi.
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ!
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Việt Nam Thiên Lịch Sử Truyền Hình Tập 9
Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Sát cánh bên nhau chống kẻ thù xâm lược
Sau thất bại của thực dân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ, thực hiện Học thuyết “Đô-mi-nô” trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng, đế quốc Mỹ nhanh chóng “nhảy vào” thế chân Pháp hòng ngăn chặn, phá hoại tình đoàn kết chiến đấu và sự phát triển của cách mạng ba nước Đông Dương, biến nơi đây thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.
Trước tình hình đó, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm với sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, Đảng Lao động Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm xác định: “Để chiến thắng đế quốc Mỹ mạnh hơn ta gấp bội, chúng ta phải luôn luôn giương cao ngọn cờ quốc tế vô sản…, chủ động đề ra và nhất quán thực hiện những quyết sách về đoàn kết, liên minh với hai nước láng giềng là Lào và Cam-pu-chia nhằm tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ giúp đỡ của bạn bè quốc tế, bồi dưỡng mạnh mẽ thực lực kháng chiến của ta; đồng thời, ra sức giúp đỡ các nước bạn xây dựng, củng cố và tăng cường thực lực cách mạng, thực hiện đoàn kết thành một khối thống nhất vững chắc chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai”(1).
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng ba nước Đông Dương và sau thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ” đối với miền Nam Việt Nam. Chiến lược đó cùng với việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Lào và tăng cường phá hoại con đường hòa bình, trung lập của Vương quốc Cam-pu-chia đã đặt tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương đứng trước thử thách mới. Trong hoàn cảnh đó, từ ngày 01 đến 09-3-1965, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương đã diễn ra tại Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) để biểu thị tình đoàn kết chống Mỹ, chống âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Hội nghị thông qua nghị quyết cực lực lên án Chính phủ Mỹ đã vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, can thiệp vũ trang vào Lào và tiến công khiêu khích Cam-pu-chia; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố tình đoàn kết chiến đấu chân thành và bền vững của các dân tộc Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Thành công của Hội nghị nhân dân Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia phản ánh nguyện vọng và quyết tâm đoàn kết chiến đấu, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược.
Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương, phong trào phản đối Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ngày càng dâng cao trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, để tăng cường tình đoàn kết liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung giữa nhân dân ba nước, trong hai ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương đã diễn ra gần khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào. Hội nghị ra tuyên bố chung, nêu rõ “quyết tâm bảo vệ và phát triển tình hữu nghị anh em và quan hệ láng giềng tốt giữa ba nước trong khi ủng hộ lẫn nhau chống kẻ thù chung, cũng như sau này trong việc hợp tác lâu dài xây dựng đất nước theo con đường riêng của mình”(2). Sau Hội nghị cấp cao này, tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước ngày càng phát triển, giành được những thắng lợi quyết định, tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến. Ở chiến trường Lào, quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với quân dân nước bạn đánh bại cuộc hành quân Cù Kiệt của đế quốc Mỹ và phái hữu, tiếp theo là thắng lợi trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (năm 1971), chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (năm 1972). Trong khi đó, ở chiến trường Cam-pu-chia, những hoạt động phối hợp tác chiến giữa quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Cam-pu-chia đã đánh bại cuộc hành quân “Chen La I” (tháng 6-1970), “Toàn Thắng” (tháng 02-1971 và “Chen La II” (tháng 8-1971) của đế quốc Mỹ, qua đó mở ra cục diện mới cho cách mạng Cam-pu-chia, đồng thời tạo thế chiến lược có lợi cho quân và dân ta ở miền Nam mở những cuộc tiến công chiến lược để giành thắng lợi lớn hơn.
Sau những thất bại nặng nề, liên tiếp về quân sự trên chiến trường ba nước Đông Dương, nhất là tại chiến trường Việt Nam, tại Pa-ri, đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27-01-1973), cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; chấp nhận để chính quyền tay sai ở Lào ký Hiệp định Viêng Chăn (ngày 21-02-1973) về lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc lần thứ ba ở Lào. Ở Cam-pu-chia, lực lượng kháng chiến không ngừng phát triển và nhanh chóng giành được ưu thế quân sự trên chiến trường, giải phóng được hơn 2/3 đất đai gồm hầu hết các vùng nông thôn, thị trấn, thị xã. Thế và lực của cách mạng ba nước Đông Dương ngày càng phát triển. Các vùng giải phóng ba nước được nối liền và mở rộng, hình thành thế liên hoàn vững chắc, tạo điều kiện để lực lượng vũ trang ba nước tiếp tục phát huy sức mạnh, cùng đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ đi đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Phát huy thành quả đạt được, bước sang năm 1975, bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào và cách mạng Cam-pu-chia tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Ngày 17-4-1975, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Cam-pu-chia kết thúc không chỉ là kết quả đấu tranh của một dân tộc có truyền thống kiên cường, bất khuất, được phát huy cao độ bởi một đường lối đúng đắn, sáng tạo, mà còn là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, trong đó có sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân dân Việt Nam anh em, bởi “trong những tháng đầu của cuộc kháng chiến (kể từ tháng 3, tháng 4-1970) người Bắc Việt Nam đã dựng lên một lá chắn không thể chối cãi được… nhờ thế các lực lượng vũ trang Khơ-me còn trứng nước đã có thì giờ phát triển và tăng cường; để rồi 5 năm sau, vào tháng 4-1975, đủ sức đánh bật quân Mỹ ra khỏi lãnh thổ Cam-pu-chia và chiếm lại Thủ đô Phnôm Pênh cùng các thành phố lớn khác trong cả nước”(3).
Nắm vững thời cơ chiến lược do cách mạng Việt Nam và Cam-pu-chia tạo ra, tháng 5-1975, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã kiên quyết và kịp thời phát động đấu tranh bằng “ba đòn chiến lược” (nổi dậy của quần chúng, tiến công bằng quân sự và gây áp lực, nổi dậy ly khai của một bộ phận binh sĩ) và “mũi đấu tranh pháp lý” giành quyền làm chủ trong cả nước, dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày 02-12-1975.
Như vậy, với thắng lợi trong cùng một thời gian tương đối gần nhau, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương đã kết thúc vẻ vang. Đảng Lao động Việt Nam nhận định: “Thắng lợi của chúng ta cũng là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu không gì lay chuyển nổi của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, của mối quan hệ đặc biệt đã có từ lâu trong lịch sử và được thử thách trong ngọn lửa cách mạng chống kẻ thù chung của ba dân tộc”(4).
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt
Trở lại những trang sử vẻ vang về tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không thể không nhắc tới tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Ra đời từ yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng đòi hỏi bức thiết, có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại, một biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết thủy chung, trong sáng, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thực sự tin cậy, gắn bó, chân thành hợp tác, giúp đỡ nhau vì lợi ích chung của mỗi nước.
Từ năm 1954 đến năm 1970, được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Cam-pu-chia, nhiều chuyến hàng chi viện từ miền Bắc và các nước xã hội chủ nghĩa đã được vận chuyển vào Cam-pu-chia (qua cảng Xi-ha-núc Vin) rồi từ đó tiếp tục được vận chuyển vào chiến trường miền Nam, thực hiện sự chi viện kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam.
Trong những năm 1970 - 1971, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Ðông Dương, đồng thời huy động một bộ phận lực lượng tiến công tuyến vận tải chiến lược của ta với cường độ ác liệt hơn, bằng nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Trên hướng Cam-pu-chia, đế quốc Mỹ tiếp tay cho tập đoàn phản động Lon Non Xi-rích Ma-tắc đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập N. Xi-ha-núc, khóa chặt cảng Xi-ha-núc Vin, cắt đường tiếp tế biển của Việt Nam. Ở Lào, đế quốc Mỹ thúc giục quân phái hữu Lào và quân Thái Lan mở các cuộc tiến công vào khu vực Cánh đồng Chum, Xảm Thông, Loong Chẹng ở Thượng Lào, Mường Phìn ở Trung Lào. Âm mưu của Mỹ là bao vây, cô lập, tiến tới đè bẹp cách mạng ba nước Đông Dương, thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Lào hóa chiến tranh”, và “Khơ-me hóa chiến tranh”,... Từ đây, Ðông Dương trở thành một chiến trường chung của nhân dân ba nước chống đế quốc Mỹ xâm lược, và, chiến trường Trường Sơn là chiến trường chung của nhân dân ba nước. Vì thế, bảo vệ và phát triển tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn là nhiệm vụ chung của cả ba nước Ðông Dương.
Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh (1973 - 1975), tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn cấp tốc được mở rộng và kéo dài. Chỉ trong hai năm 1973 - 1974, tuyến vận tải chiến lược đã vận chuyển chi viện cho chiến trường Lào, Cam-pu-chia và miền Nam Việt Nam một khối lượng vật chất gấp 3,8 lần giai đoạn 1969 - 1972 và bằng 65,5% tổng khối lượng vận chuyển chi viện trong 17 năm trước đó (1955 - 1972), tạo điều kiện thuận lợi cho các nước bạn tiến lên giành thắng lợi vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trải qua 16 năm kể từ ngày đầu soi đường, mở lối cho đến khi kết thúc chiến tranh (1959 - 1975), vượt qua sự đánh phá, ngăn chặn khốc liệt của đối phương, chiến trường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành trọng trách của mình, trở thành biểu tượng của tình đoàn kết, gắn bó liên minh giữa ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ghi đậm dấu ấn hy sinh cao cả của ba dân tộc. Với những gì để lại, đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh thực sự là con đường huyền thoại, một “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm” nối liền và vận chuyển toàn bộ sức mạnh tiềm tàng và to lớn từ hậu phương ra tiền tuyến, đi tới các chiến trường quan trọng của ba nước Đông Dương. Ở đó, vừa có lực lượng vũ trang Việt Nam, vừa có lực lượng vũ trang Lào, Cam-pu-chia phân công phối hợp giữ vững vùng trời, vùng đất cho hệ thống giao thông thông suốt trong chiến tranh.
Có thể nói, tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia là một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Thực tiễn hơn 20 năm đoàn kết chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ba nước Đông Dương để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:
Một là, nắm vững quan điểm đoàn kết quốc tế của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng liên minh chiến đấu toàn diện, hiệu quả, trong đó Việt Nam giữ vai trò trụ cột trong liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước.
Hai là, quán triệt sâu sắc quan điểm “Đông Dương là một chiến trường” để tổ chức và tiến hành kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.
Ba là, liên minh chiến đấu phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tất cả vì mục tiêu cuối cùng của cách mạng là hòa bình, độc lập và thống nhất Tổ quốc.
Bốn là, luôn nỗ lực hỗ trợ hết mình vì sự nghiệp đấu tranh của mỗi nước; luôn nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi bạn trong quá trình kháng chiến, cứu nước.
Bốn mươi năm trôi qua, thế giới có biết bao sự đổi thay, nhưng bài học về tình đoàn kết chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ba nước Đông Dương vẫn vẹn nguyên giá trị, rất cần được chắt lọc, vận dụng sáng tạo trong điều kiện cách mạng hiện nay, nhằm đưa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân mỗi nước và góp phần vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới./.
--------------------------------------------
(1) Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Tập IX, Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 510
(2) Dẫn theo Lịch sử Cam-pu-chia, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1982, tr 291
(3) N. Xi-ha-núc, Biên niên sử chiến tranh và hy vọng, Hachette Stock, 1979 (Phân viện Thông tin khoa học quân sự dịch, tháng 7-1980), tr 56
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 475
Sau thất bại của thực dân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ, thực hiện Học thuyết “Đô-mi-nô” trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng, đế quốc Mỹ nhanh chóng “nhảy vào” thế chân Pháp hòng ngăn chặn, phá hoại tình đoàn kết chiến đấu và sự phát triển của cách mạng ba nước Đông Dương, biến nơi đây thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.
Trước tình hình đó, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm với sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, Đảng Lao động Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm xác định: “Để chiến thắng đế quốc Mỹ mạnh hơn ta gấp bội, chúng ta phải luôn luôn giương cao ngọn cờ quốc tế vô sản…, chủ động đề ra và nhất quán thực hiện những quyết sách về đoàn kết, liên minh với hai nước láng giềng là Lào và Cam-pu-chia nhằm tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ giúp đỡ của bạn bè quốc tế, bồi dưỡng mạnh mẽ thực lực kháng chiến của ta; đồng thời, ra sức giúp đỡ các nước bạn xây dựng, củng cố và tăng cường thực lực cách mạng, thực hiện đoàn kết thành một khối thống nhất vững chắc chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai”(1).
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng ba nước Đông Dương và sau thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ” đối với miền Nam Việt Nam. Chiến lược đó cùng với việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Lào và tăng cường phá hoại con đường hòa bình, trung lập của Vương quốc Cam-pu-chia đã đặt tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương đứng trước thử thách mới. Trong hoàn cảnh đó, từ ngày 01 đến 09-3-1965, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương đã diễn ra tại Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) để biểu thị tình đoàn kết chống Mỹ, chống âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Hội nghị thông qua nghị quyết cực lực lên án Chính phủ Mỹ đã vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, can thiệp vũ trang vào Lào và tiến công khiêu khích Cam-pu-chia; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố tình đoàn kết chiến đấu chân thành và bền vững của các dân tộc Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Thành công của Hội nghị nhân dân Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia phản ánh nguyện vọng và quyết tâm đoàn kết chiến đấu, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược.
Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương, phong trào phản đối Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ngày càng dâng cao trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, để tăng cường tình đoàn kết liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung giữa nhân dân ba nước, trong hai ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương đã diễn ra gần khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào. Hội nghị ra tuyên bố chung, nêu rõ “quyết tâm bảo vệ và phát triển tình hữu nghị anh em và quan hệ láng giềng tốt giữa ba nước trong khi ủng hộ lẫn nhau chống kẻ thù chung, cũng như sau này trong việc hợp tác lâu dài xây dựng đất nước theo con đường riêng của mình”(2). Sau Hội nghị cấp cao này, tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước ngày càng phát triển, giành được những thắng lợi quyết định, tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến. Ở chiến trường Lào, quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với quân dân nước bạn đánh bại cuộc hành quân Cù Kiệt của đế quốc Mỹ và phái hữu, tiếp theo là thắng lợi trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (năm 1971), chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (năm 1972). Trong khi đó, ở chiến trường Cam-pu-chia, những hoạt động phối hợp tác chiến giữa quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Cam-pu-chia đã đánh bại cuộc hành quân “Chen La I” (tháng 6-1970), “Toàn Thắng” (tháng 02-1971 và “Chen La II” (tháng 8-1971) của đế quốc Mỹ, qua đó mở ra cục diện mới cho cách mạng Cam-pu-chia, đồng thời tạo thế chiến lược có lợi cho quân và dân ta ở miền Nam mở những cuộc tiến công chiến lược để giành thắng lợi lớn hơn.
Sau những thất bại nặng nề, liên tiếp về quân sự trên chiến trường ba nước Đông Dương, nhất là tại chiến trường Việt Nam, tại Pa-ri, đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27-01-1973), cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; chấp nhận để chính quyền tay sai ở Lào ký Hiệp định Viêng Chăn (ngày 21-02-1973) về lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc lần thứ ba ở Lào. Ở Cam-pu-chia, lực lượng kháng chiến không ngừng phát triển và nhanh chóng giành được ưu thế quân sự trên chiến trường, giải phóng được hơn 2/3 đất đai gồm hầu hết các vùng nông thôn, thị trấn, thị xã. Thế và lực của cách mạng ba nước Đông Dương ngày càng phát triển. Các vùng giải phóng ba nước được nối liền và mở rộng, hình thành thế liên hoàn vững chắc, tạo điều kiện để lực lượng vũ trang ba nước tiếp tục phát huy sức mạnh, cùng đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ đi đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Phát huy thành quả đạt được, bước sang năm 1975, bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào và cách mạng Cam-pu-chia tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Ngày 17-4-1975, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Cam-pu-chia kết thúc không chỉ là kết quả đấu tranh của một dân tộc có truyền thống kiên cường, bất khuất, được phát huy cao độ bởi một đường lối đúng đắn, sáng tạo, mà còn là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, trong đó có sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân dân Việt Nam anh em, bởi “trong những tháng đầu của cuộc kháng chiến (kể từ tháng 3, tháng 4-1970) người Bắc Việt Nam đã dựng lên một lá chắn không thể chối cãi được… nhờ thế các lực lượng vũ trang Khơ-me còn trứng nước đã có thì giờ phát triển và tăng cường; để rồi 5 năm sau, vào tháng 4-1975, đủ sức đánh bật quân Mỹ ra khỏi lãnh thổ Cam-pu-chia và chiếm lại Thủ đô Phnôm Pênh cùng các thành phố lớn khác trong cả nước”(3).
Nắm vững thời cơ chiến lược do cách mạng Việt Nam và Cam-pu-chia tạo ra, tháng 5-1975, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã kiên quyết và kịp thời phát động đấu tranh bằng “ba đòn chiến lược” (nổi dậy của quần chúng, tiến công bằng quân sự và gây áp lực, nổi dậy ly khai của một bộ phận binh sĩ) và “mũi đấu tranh pháp lý” giành quyền làm chủ trong cả nước, dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày 02-12-1975.
Như vậy, với thắng lợi trong cùng một thời gian tương đối gần nhau, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương đã kết thúc vẻ vang. Đảng Lao động Việt Nam nhận định: “Thắng lợi của chúng ta cũng là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu không gì lay chuyển nổi của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, của mối quan hệ đặc biệt đã có từ lâu trong lịch sử và được thử thách trong ngọn lửa cách mạng chống kẻ thù chung của ba dân tộc”(4).
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt
Trở lại những trang sử vẻ vang về tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không thể không nhắc tới tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Ra đời từ yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng đòi hỏi bức thiết, có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại, một biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết thủy chung, trong sáng, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thực sự tin cậy, gắn bó, chân thành hợp tác, giúp đỡ nhau vì lợi ích chung của mỗi nước.
Từ năm 1954 đến năm 1970, được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Cam-pu-chia, nhiều chuyến hàng chi viện từ miền Bắc và các nước xã hội chủ nghĩa đã được vận chuyển vào Cam-pu-chia (qua cảng Xi-ha-núc Vin) rồi từ đó tiếp tục được vận chuyển vào chiến trường miền Nam, thực hiện sự chi viện kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam.
Trong những năm 1970 - 1971, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Ðông Dương, đồng thời huy động một bộ phận lực lượng tiến công tuyến vận tải chiến lược của ta với cường độ ác liệt hơn, bằng nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Trên hướng Cam-pu-chia, đế quốc Mỹ tiếp tay cho tập đoàn phản động Lon Non Xi-rích Ma-tắc đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập N. Xi-ha-núc, khóa chặt cảng Xi-ha-núc Vin, cắt đường tiếp tế biển của Việt Nam. Ở Lào, đế quốc Mỹ thúc giục quân phái hữu Lào và quân Thái Lan mở các cuộc tiến công vào khu vực Cánh đồng Chum, Xảm Thông, Loong Chẹng ở Thượng Lào, Mường Phìn ở Trung Lào. Âm mưu của Mỹ là bao vây, cô lập, tiến tới đè bẹp cách mạng ba nước Đông Dương, thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Lào hóa chiến tranh”, và “Khơ-me hóa chiến tranh”,... Từ đây, Ðông Dương trở thành một chiến trường chung của nhân dân ba nước chống đế quốc Mỹ xâm lược, và, chiến trường Trường Sơn là chiến trường chung của nhân dân ba nước. Vì thế, bảo vệ và phát triển tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn là nhiệm vụ chung của cả ba nước Ðông Dương.
Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh (1973 - 1975), tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn cấp tốc được mở rộng và kéo dài. Chỉ trong hai năm 1973 - 1974, tuyến vận tải chiến lược đã vận chuyển chi viện cho chiến trường Lào, Cam-pu-chia và miền Nam Việt Nam một khối lượng vật chất gấp 3,8 lần giai đoạn 1969 - 1972 và bằng 65,5% tổng khối lượng vận chuyển chi viện trong 17 năm trước đó (1955 - 1972), tạo điều kiện thuận lợi cho các nước bạn tiến lên giành thắng lợi vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trải qua 16 năm kể từ ngày đầu soi đường, mở lối cho đến khi kết thúc chiến tranh (1959 - 1975), vượt qua sự đánh phá, ngăn chặn khốc liệt của đối phương, chiến trường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành trọng trách của mình, trở thành biểu tượng của tình đoàn kết, gắn bó liên minh giữa ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ghi đậm dấu ấn hy sinh cao cả của ba dân tộc. Với những gì để lại, đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh thực sự là con đường huyền thoại, một “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm” nối liền và vận chuyển toàn bộ sức mạnh tiềm tàng và to lớn từ hậu phương ra tiền tuyến, đi tới các chiến trường quan trọng của ba nước Đông Dương. Ở đó, vừa có lực lượng vũ trang Việt Nam, vừa có lực lượng vũ trang Lào, Cam-pu-chia phân công phối hợp giữ vững vùng trời, vùng đất cho hệ thống giao thông thông suốt trong chiến tranh.
Có thể nói, tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia là một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Thực tiễn hơn 20 năm đoàn kết chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ba nước Đông Dương để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:
Một là, nắm vững quan điểm đoàn kết quốc tế của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng liên minh chiến đấu toàn diện, hiệu quả, trong đó Việt Nam giữ vai trò trụ cột trong liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước.
Hai là, quán triệt sâu sắc quan điểm “Đông Dương là một chiến trường” để tổ chức và tiến hành kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.
Ba là, liên minh chiến đấu phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tất cả vì mục tiêu cuối cùng của cách mạng là hòa bình, độc lập và thống nhất Tổ quốc.
Bốn là, luôn nỗ lực hỗ trợ hết mình vì sự nghiệp đấu tranh của mỗi nước; luôn nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi bạn trong quá trình kháng chiến, cứu nước.
Bốn mươi năm trôi qua, thế giới có biết bao sự đổi thay, nhưng bài học về tình đoàn kết chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ba nước Đông Dương vẫn vẹn nguyên giá trị, rất cần được chắt lọc, vận dụng sáng tạo trong điều kiện cách mạng hiện nay, nhằm đưa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân mỗi nước và góp phần vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới./.
--------------------------------------------
(1) Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Tập IX, Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 510
(2) Dẫn theo Lịch sử Cam-pu-chia, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1982, tr 291
(3) N. Xi-ha-núc, Biên niên sử chiến tranh và hy vọng, Hachette Stock, 1979 (Phân viện Thông tin khoa học quân sự dịch, tháng 7-1980), tr 56
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 475
Cũng từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới với sự lớn
mạnh cả về kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật và vững vàng về chính trị, quốc
phòng, trở thành nhân tố quyết định chiều hướng phát triển của lịch sử xã hội
loài người. Chủ nghĩa xã hội thực sự là thành trì, là trụ cột của phong trào
cách mạng, của hòa bình thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa
có những bước phát triển vượt bậc làm cho so sánh lực lượng trên thế giới có sự
thay đổi căn bán có lợi cho các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới.
Những nhân tố mới đó là những thuận lợi rất căn bản và là nguồn động viên và cổ
vũ to lớn đối với Đảng và nhân dân ta.
Tuy nhiên, vào thời kì
này, nhân dân ta phải đối mặt với những khó khăn, thử thách nghiêm trọng, đó là
nảy sinh sự bất đồng ngày càng sâu sắc trong phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và
Trung Quốc. Đế quốc Mỹ - tên đế quốc đầu sỏ, ra sức lợi dụng và khai thác tình
hình đó, tiến hành xâm lược nước ta với tất cả các âm mưu, thủ đoạn tàn bạo và
nham hiểm. Chúng đã nhiều lần thay đổi chiến lược. Mỗi lẩn thay đổi chiến lược,
chúng lại đẩy chiến tranh lên mức độ ác liệt và tàn khốc hơn. Thậm chí trước
nguy cơ thất bại, chúng còn mở rộng chiến tranh với qui mô lớn sang cả Lào và
Campuchia, đánh phá ác liệt hậu phương miền Bắc bằng cả không quân và hải quân;
đồng thời tìm mọi cách cô lập và đè bẹp cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân
dân ta.
Chính vì những lẽ đó, Việt
Nam trở thành nơi tập trung mâu thuẫn cơ bản của thời đại, trở thành nơi đọ sức
quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng, trở thành cuộc đụng đầu lịch sử
giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ, cũng là cuộc đụng đầu lịch sử của chiến
tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa kể từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là cuộc kháng chiến
chống chủ nghĩa thực dân mới, vừa mang tính chất chiến tranh giải phóng, vừa
mang tính chất chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đồng thời mang tính quốc tế và thời
đại sâu sắc.
Ngay từ đầu cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, mặc dù trong bối cảnh cực kì phức tạp của tình hình
quốc tế, nhưng với bản lĩnh vững vàng, Đảng ta vẫn chủ trương, trong bất cứ hoàn
cảnh nào, cách mạng Việt Nam không thể tách rời với phong trào cách mạng thế
giới, đồng thời phải thực hiện cho được sự đoàn kết quốc tế rộng lớn, trước hết
phải chăm lo tăng cường liên minh, đoàn kết với các nước trên bán đảo Đông
Dương, các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, lấy đó làm cơ sở để mở rộng,
tăng cường, liên minh đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
với tất cả các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới ủng hộ cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Từ sau Hiệp định Giơnevơ
năm 1954, tuy nhân dân ba nước Đông Dương đều giành được thắng lợi nhưng mức độ
có khác nhau. Việt Nam giải phóng được nửa nước, miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã
hội. Lực lượng cách mạng và vũ trang Lào có vùng tập kết và là một lực lượng
trong Chính phủ liên hợp. Campuchia được công nhận độc lập, nhưng lực lượng
cách mạng và vũ trang không được thừa nhận tồn tại độc lập. Tuy mỗi nước có
"thế cách mạng" riêng, nhưng trước âm mưu chia rẽ và hành động mở
rộng chiến tranh ra cả Lào và Campucha, biến Đông Dương thành một chiến trường,
nhân dân ba nước Đông Dương đều có nguyện vọng và yêu cầu chung là bảo vệ độc
lập, chủ quyền của đất nước mình, chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ và bọn tay
sai của chúng. Đó là cơ sở khách quan cho sự liên minh, đoàn kết chiến đấu của
ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia. Xu thế tất yếu là ba nước cần đoàn kết
trong cuộc chiến đấu chung chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Nhận rõ âm mưu của kẻ thù,
nhận thức được tầm quan trọng của liên minh, đoàn kết ba nước Việt Nam - Lào -
Campuchia, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương phát huy truyền thống
đoàn kết quí báu đã được thử thách trong cuộc kháng chiến. chống Pháp của ba
dân tộc trước đây, kiên trì đẩy mạnh đoàn kết với hai nước láng giềng Lào và
Campuchia anh em trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích và nguyện
vọng chính đáng của mỗi dân tộc, đồng thời giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ,
cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ, bảo vệ độc lập, chủ quyền
quốc gia của cả ba dân tộc.
Thực hiện chủ trương trên,
chúng ta đã sớm triển khai, chủ động tiếp xúc, bàn bạc với hai nước bạn theo
tinh thần việc giải phóng, bảo vệ đất nước là công việc của nhân dân mỗi nước,
nhưng phải coi việc ủng hộ, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau chống kẻ thù chung là nhu
cầu bức thiết của ba dân tộc anh em. Chính vì thế, mặc dù có những khó khăn,
trở ngại nhất định, nhưng trên suốt chặng đường dài chống Mỹ, chúng ta đã khai
thác mọi khả năng, mọi lực lượng, mọi thời cơ để thực hiện bằng được chủ trương
đoàn kết ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, tiến lên đánh bại mọi âm mưu thôn
tính, chia rẽ của đế quốc Mỹ vả bè lũ tay sai. Thấm nhuần quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh "giúp bạn là tự giúp mình", nhân dân ta đã cùng
nhân dân hai nước Lào và Campuchia anh em sát cánh cùng chống kẻ thù chung là
đế quốc Mỹ. Lực lượng vũ trang ba nước có sự hợp đồng chiến đấu, cùng chia lửa
giữa ba chiến trường, giáng cho quân Mỹ và quân ngụy những đòn chí mạng. Chính
phủ ba nước đã phối hợp chặt chẽ với nhau về chính trị, ngoại giao, hợp tác và
giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không chỉ có trách nhiệm phối hợp chiến đấu mà còn
giúp đỡ cơ sở vật chất, phương tiện chiến đấu, xây dựng lực lượng cách mạng,
xây dựng vùng giải phóng ở hai nước bạn.
Hình thức và nội dung đoàn
kết ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia bao gồm nhiều lĩnh vực, tập trung trên
các vấn đề chiến lược chủ yếu như: xây dựng thực lực cách mạng, chi viện kịp
thời, phối hợp chiến trường chiến đấu, mở các chiến dịch, trao đổi kinh nghiệm,
v.v.. Song song với việc tập trung đánh địch, Đảng và nhân dân ta đã giúp cách
mạng Lào và Campuchia xây dựng chính quyền, phát triển lực lượng theo yêu cầu
đòi hỏi của cuộc kháng chiến ngày càng cao. Việt Nam đã làm hết sức mình và
bằng mọi cách giúp các bạn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, đặc biệt là
giúp bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, xây dựng thực lực cách mạng và kinh nghiệm
chiến đấu; đồng thời còn ủng hộ vật chất cho cuộc chiến đấu và xây dựng căn cứ
địa kháng chiến, giúp các bạn giữ vững vùng giải phóng. Một số căn cứ kháng
chiến của Lào dựa lưng vào Tây Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam. Việt Nam đã cùng
với Lào xây dựng tuyến đường chiến lược Tây Trường Sơn để vận chuyển khí tài,
vật lực tử hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam và chi viện kịp thời
cho các căn cứ kháng chiến của Lào và Campuchia đánh Mỹ. Trong các thời kì hòa
hoãn thành lập Chính phủ liên hiệp ở Lào, Việt Nam đều ủng hộ đường lối hòa
bình, trung lập, hòa hợp dân tộc của Chính phủ Vương quốc Lào, nhân từng bước
đẩy Mỹ ra khỏi Lào. Ngoài ra, chúng ta còn tranh thủ đoàn kết với các lực lượng
khác ở Lào cùng đứng lên chống đế quốc Mỹ xâm lược. Có thể nói, liên minh, đoàn
kết Việt - Lào là hết sức trong sáng, thuỷ chung, bền vững, đem lại hiệu quả
cao, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển liên minh, đoàn kết lâu dài sau này.
Đối với Campuchia, chúng
ta cũng chủ trương đoàn kết, ủng hộ đường lối hòa bình, trung lập, không liên
kết của Chính phủ Vương quốc Campuchia.
Sự đoàn kết, giúp đỡ của
Vương quốc Campuchia trong thời điểm đế quốc Mỹ tìm mọi cách cô lập, phong tỏa,
chia cắt cách mạng miền Nam, là có hiệu quả và ý nghĩa quan trọng. Từ năm 1970,
khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh sang đất Campuchia, chúng ta đã chủ
động thống nhất phối hợp hoạt động với bạn. Bên cạnh đó, chúng ta giúp đỡ bạn
phát triển nhanh lực lượng vũ trang, rồi cùng phối hợp mở các trận chiến đấu
mới, tổ chức các chiến dịch phản công lớn, giải phóng nhiều vùng đất đai, nối
liền các căn cứ giải phóng, tạo ra một cục diện mới chưa từng có ở Campuchia
khiến Mỹ phải lúng túng bị động dối phó trên cả hai chiến trường Việt Nam và
Campuchia. Việt Nam cũng chủ trương đoàn kết, ủng hộ đường lối kháng chiến
chống Mỹ, xây dựng đất nước hòa bình, trung lập, dân chủ, phồn vinh của Chính
phủ đoàn kết dân tộc Campuchia. Chúng ta dã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ
của Chính quyền trung lập Vương quốc Campuchia, đã mua được số lượng khá lớn
lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược cung cấp cho chiến trường Nam Bộ và
Tây Nguyên. Bạn cũng cho phép ta vận chuyển quá cảnh theo thông lệ quốc tế tới
các khu căn cứ của ta, kịp thời cung cấp cho các chiến trường.
Trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, Chính phủ và nhân dân hai nước Lào và Campuchia anh em đã
tạo điều kiện cho quân đội ta mở đường vận chuyển lương thực, thực phẩm và vũ
khí vào chiến trường miền Nam. Để tạo thế chiến lược tiến công địch trên cả ba
nước, Việt Nam đã xây dựng và phát triển tuyến đường Trường Sơn. Thực chất đây
là một căn cứ kháng chiến rất quan trọng, một hậu phương chiến lược lớn, trực
tiếp gắn bó với chiến trường ba nước Đông Dương bằng hệ thống đường huyết mạch
nối liền ba nước, là căn cứ vận chuyển từ hậu phương lớn miền Bắc tới các chiến
trường quan trọng của ba nước. Có thể nói, tuyến đường vận tải chiến lược
Trường Sơn là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết gắn bó, keo sơn giữa ba
dân tộc Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Bên cạnh đó, quân tình
nguyện Việt Nam đã sát cánh cùng với quân đội và nhân dân hai nước Lào và
Campuchia giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, hiệp đồng tác chiến, đập
tan các cuộc tấn công càn quét qui mô lớn của Mỹ và chư hầu khi chúng mở rộng
chiến tranh xâm lược trên toàn cõi Đông Dương. Ở chiến trường Lào, quân đội ta
đã cùng với lực lượng vũ trang của bạn mở các chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng
Khoảng năm 1961, Nậm Thà năm 1962, Đường số 8 và số 12 năm 1963 , Nậm Bạc năm
1968 , Cánh Đồng Chum các năm 1964, 1969, 1970, 1972, Đường 9 – Nam Lào năm
1971. Các chiến dịch trên cùng hàng loạt các trận chiến đấu phối hợp liên quân
Lào - Việt đã từng bước đánh bại các chiến lược "Chiến tranh đặc
biệt", "Chiến tranh đặc biệt phát triển cao" của Mỹ ở Lào, tạo
thời cơ thuận lợi cho cuộc kháng chiến của ba dân tộc Việt Nam - Lào và
Campuchia phát triển lên một bước mới. Ở chiến trường Campuchia, những cuộc
phối hợp chiến đấu giũa quân tình nguyện Việt Nam và bạn đánh bại 10 vạn quân
Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn tấn công sang đất Campuchia tháng 4/1970, đánh bại các
cuộc hành quân lớn của Mỹ - ngụy như "Chen La l” tháng 6/1970, "Toàn
Thắng" tháng 2/1971, "Chen La II" tháng 8/1971, đã mở ra cục
diện mới cho cách mạng Campuchia, đồng thời tạo thế chiến lược có lợi cho quân
và dân ta ở miền Nam mở những cuộc tiến công chiến lược để giành thắng lợi lớn
hơn. Các đơn vị cán bộ, chiến sĩ quân đội ta làm nhiệm vụ trên chiến trường
hai nước bạn đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế, tạo được sự tin cậy, quí
mến của nhân dân hai nước bạn, góp phần tăng cường tình đoàn kết chiến đấu của
ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã gắn bó cả cuộc
đời mình với cách mạng nước bạn, được nhân dân hai nước bạn đánh giá cao, coi
họ như con em ruột thịt của mình.
Ngoài ra, chúng ta đã tạo
mọi điều kiện để tổ chức các hội nghị đoàn kết của ba dân tộc dưới các hình
thức "Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương" năm 1965, đặc biệt là tổ
chức thành công "Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương" năm 1970 nhằm
tập hợp đoàn kết mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ trong ba nước, tranh thủ dư
luận và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của
ba dân tộc, làm cho đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bị phân hoá, cô lập. Trên thực
tế đã hình thành Mặt trận đoàn kết nhân dân Đông Dương chống Mỹ, kết thành một
khối liên minh kháng chiến ngày càng vững chắc, tạo nên thế chiến lược tiến
công chung của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia chống chiến tranh
xâm lược của đế quốc Mỹ.
Đoàn kết ba nước Việt Nam
- Lào - Campuchia đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh bại đế quốc Mỹ,
giải phóng ba nước khỏi ách xâm lược, nô dịch của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai
trong cùng một thời gian tương đối gần nhau. Việt Nam và Campuchia giành được
thắng lợi vào tháng 4/1975, Lào giành được thắng lợi vào tháng 12/1975. Cách
mạng ba nước Đông Dương đều bước vào giai đoạn lịch sử mới xây dựng đất nước
sau chiến tranh.
Đoàn kết ba nước Việt Nam
- Lào - Campuchia là qui luật khách quan, có ý thức, có tổ chức, có sự thống
nhất về chiến lược, có sự hiệp đồng chiến đấu cao, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa
quốc tế thuỷ chung, trong sáng và chủ nghĩa yêu nước chân chính. Thắng lợi của
ba dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là thắng lợi chung của tình đoàn kết
giữa ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia, bắt nguồn tử sự đoàn kết, thống
nhất, phối hợp của Đảng ta, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và những người kháng
chiến ở Campuchia.
Đoàn kết ba nước Việt Nam
- Lào - Campuchia là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối quốc tế thủy chung, trong
sáng. Nhờ có đoàn kết chiến đấu ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, nhân dân
Campuchia đã đập tan chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và chính quyền tay sai
Lonnon, giành độc lập dân tộc. Nhờ có đoàn kết chiến đấu ba nước Việt Nam - Lào
- Campuchia, nhân dân Lào đã xóa bỏ được ách thống trị của Mỹ và chính quyền
tay sai, giành quyền làm chủ, xoá bỏ vĩnh viễn chế độ quân chủ. Nhờ có đoàn kết
chiến đấu ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, nhân dân Việt Nam đã gắn liền hậu
phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam, đã đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và
bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một
mối.Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta với cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử đã được Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 đánh giá: "Năm
tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những
trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tẩm quan trọng quốc tế và có
tính thời đại sâu sắc".
Ngày nay, tình hình quốc
tế chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc, tình hình mỗi nước với những điều kiện
lịch sử cụ thể của mình, Việt Nam, Lào, Campuchia cần phát huy truyền thống
đoàn kết sẵn có lên tầm cao mới, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
thực hiện hoà bình, hữu nghị, bình đẳng, hợp tác phát triển và phồn vinh.
Lê Văn Yên //
Đối ngoại. - 2010. - Số 8. - Tr. 29 - 33
Quân tình nguyện Việt Nam sát cánh với nhân dân Lào anh em trên những chặng đường lịch sử
Là những nước có chung đường biên giới, có vị trí địa lý kề cận, có
những nét lịch sử - văn hóa tương đồng, Việt Nam và Lào sớm có mối quan
hệ mật thiết gắn bó máu thịt. Tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc
Việt - Lào không chỉ có từ rất sớm, mà còn khá bền chặt. Trong những năm
tháng đấu tranh vì sự nghiệp độc lập, tự do và xây dựng đất nước, trên
tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, Quân tình nguyện Việt Nam luôn
trước sau thủy chung kề vai, sát cánh cùng nhân dân Lào vững bước vượt
qua mọi thách thức, khó khăn, góp phần củng cố và phát triển vững chắc
tình hữu nghị giữa hai dân tộc anh em.
Liên quân Việt - Lào trước giờ xuất trận năm 1946 (Ảnh tư liệu) |
1 - Ngược dòng thời gian
Gần một thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, hai dân tộc Việt -
Lào đã gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Có
chung cảnh ngộ mất độc lập, tự do, từ rất sớm, tình đoàn kết chiến đấu
giữa nhân dân Việt Nam và Lào được hình thành như một lẽ tự nhiên tất
yếu, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào đã tự nguyện liên kết nổi dậy đấu
tranh chống thực dân Pháp với những hình thức khác nhau.
Tháng 02-1930, Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam ra đời tạo tiền đề cho việc
thành lập ĐCS Đông Dương, vào tháng 10-1930, nhận trách nhiệm lãnh đạo
cách mạng Đông Dương, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phong trào
đấu tranh nơi đây. Nghị quyết Hội nghị tháng 10-1930 xác định phải
khuếch trương phong trào cách mạng cho đều khắp các xứ Đông Dương, nhân
dân Đông Dương cần đoàn kết chống ách thống trị của thực dân Pháp, giành
độc lập dân tộc. Trên nguyên tắc “dân tộc Việt Nam đoàn kết chặt chẽ
với dân tộc Miên, Lào thì sức mạnh đủ đánh tan thực dân Pháp”1,
những người cộng sản Đông Dương đã nhanh chóng xây dựng và củng cố liên
minh đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Lào càng trở nên gắn bó, khi
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) khẳng định: “Cuộc cách mạng Đông
Dương trong giai đoạn hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc giải
phóng”; chỉ rõ lúc này vấn đề đấu tranh không phải là giải phóng riêng
rẽ từng xứ, mà các dân tộc Đông Dương phải thành lập các đoàn thể phản
đế để đi đến thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 quyết định thành lập Việt Nam độc lập
đồng minh (Việt minh); đồng thời, chủ trương hết sức giúp đỡ Lào tổ chức
Ai Lao độc lập đồng minh.
Tháng 3-1945, khi Nhật đảo chính Pháp, ở Việt Nam dấy lên cao trào
kháng Nhật cứu nước đã tác động và cổ vũ mạnh mẽ các lực lượng yêu nước
Lào đang đấu tranh vì quyền độc lập, tự do thiêng liêng. Tháng 8-1945,
Việt Nam Tổng khởi nghĩa thắng lợi. Cùng thời gian đó, nhân dân Lào đã
tiến hành giành chính quyền ở một số thành phố, thị xã, như: Viêng Chăn,
Thà Khẹc, Xa-vẳn-na-khệt, Sầm Nưa, Luông Pha Băng. Tháng 9-1945, tổ
chức Lào Ít-xa-la và Việt kiều yêu nước nhất trí thành lập Liên quân Lào
- Việt đặt dưới sự chỉ huy của một Bộ Tham mưu chung do Quản Xỉng và Vũ
Hữu Bỉnh đứng đầu, các Ủy ban phòng thủ Lào - Việt cũng được tổ chức ở
các địa phương. Đây là cơ sở quan trọng đầu tiên, thuận lợi cho việc
Quân tình nguyện Việt Nam sang giúp đỡ nhân dân Lào sau này trong cuộc
chiến đấu bảo vệ nền độc lập.
2 - Kề vai, sát cánh cùng nhân dân Lào đấu tranh vì độc lập, tự do và xây dựng đất nước
Các nước Đông Dương độc lập chưa bao lâu, thực dân Pháp đã nổ súng đánh
chiếm Sài Gòn, Phnôm-pênh, xúc tiến xâm lược Lào, mở rộng chiến tranh
ra toàn cõi Đông Dương.
Sớm xác định: Đông Dương là một chiến trường, chiến đấu theo một chiến lược chung, ngày 25-11-1945, ĐCS Đông Dương ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”,
chủ trương thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào, thành lập Bộ Tư lệnh
Lào - Miên. Ban Thường vụ Trung ương ĐCS Đông Dương chỉ thị cho Xứ ủy
Lào đẩy mạnh võ trang, tuyên truyền, vận động quần chúng, phát triển
chiến tranh du kích, “đặng bao vây lại quân Pháp ở những nơi sào huyệt
của chúng và quét sạch chúng khỏi đất Lào”2. Để đối phó với
kế hoạch đánh chiếm các cứ điểm trên các trục đường chính của Lào nối
liền một số thị xã, Liên quân Lào - Việt đã được tổ chức ở nhiều nơi và
đến đầu năm 1947, nhiều tỉnh thuộc chiến khu IV Việt Nam đã tổ chức Ban
Biên chính để liên hệ, phối hợp và giúp đỡ các địa phương Lào đẩy mạnh
đấu tranh. Ngày 30-10-1949, Ban Thường vụ Trung ương ĐCS Đông Dương
quyết định tổ chức các lực lượng quân sự Việt Nam sang giúp Lào chiến
đấu thành hệ thống riêng, lấy tên là Quân tình nguyện.
Thực hiện nhiệm vụ quốc tế, cán bộ và quân tình nguyện Việt Nam đã giúp
đỡ nhân dân Lào xây dựng cơ sở chính trị và vũ trang quần chúng, phát
động chiến tranh du kích rộng khắp. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh chi
viện quân sự cho các chiến trường Lào, riêng năm 1951, lực lượng cán bộ
và bộ đội Việt Nam chi viện cho chiến trường Lào tăng lên đến 12.000
người.
Những năm 1953 - 1954, phối hợp với quân - dân Lào, Bộ đội Việt Nam mở
chiến dịch Thượng Lào, Phong Xa Lỳ, Trung và Hạ Lào. Thắng lợi của những
chiến dịch nói trên đã nối thông hậu phương kháng chiến của cách mạng
Lào với vùng tự do của cách mạng Việt Nam, mở rộng vùng giải phóng sau
lưng Sài Gòn; đánh thông đường chiến lược Bắc - Nam Đông Dương; giành
địa bàn chiến lược Tây Nguyên, làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp, buộc
Pháp phải rút về cố thủ tại Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ và những thắng lợi liên tiếp trên mặt trận
quân sự đã tạo đà để Việt Nam và Lào giành thắng lợi trên mặt trận ngoại
giao, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Tuy nhiên, là kết quả của
một cuộc hòa giải không vững chắc, các giải pháp của Hội nghị Giơ-ne-vơ
đã tạo kẽ hở cho Mỹ vào Đông Dương. Từ năm 1954 trở đi, đế quốc Mỹ trở
thành đối tượng chủ yếu của cách mạng Việt Nam và Lào; nhân dân Việt Nam
và nhân dân Lào cùng bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ hết
sức ác liệt. Có chung một kẻ thù, tình đoàn kết, quan hệ chiến đấu keo
sơn giữa nhân dân Việt Nam và Lào thời kỳ chống thực dân Pháp, nay cùng
chung chiến hào chống Mỹ, tiếp tục được kế thừa, nâng lên và phát triển.
Thực hiện điều khoản trong Hiệp định Giơ-ne-vơ, lực lượng Quân tình
nguyện Việt Nam rút khỏi Lào trong vòng 120 ngày, Bộ đội Pa-thét Lào
chuyển quân tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ. Trong điều kiện
Mỹ chuẩn bị lực lượng quân sự tiến công hai tỉnh tập kết nhằm tiêu diệt
lực lượng Pa-thét Lào và theo yêu cầu của Chính phủ kháng chiến Lào,
Đảng, Nhà nước Việt Nam quyết định cử lực lượng Cố vấn quân sự (từ năm
1959 là Chuyên gia quân sự) sang giúp đỡ cách mạng Lào, bên cạnh các cấp
ủy và các lãnh đạo của Lào từ Trung ương đến khu, tỉnh.
Nhằm giúp nhân dân Lào xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) cách mạng,
tháng 10-1954, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương
chấn chỉnh Bộ đội tình nguyện Việt Nam. Trên tinh thần không tổ chức
thêm lực lượng mà chỉ kiện toàn các đơn vị hiện có, Bộ Tổng Tham mưu
tiến hành chỉnh huấn chính trị, quân sự, sắp xếp đội ngũ cán bộ, cơ quan
chỉ huy và phân chia lại các khu vực chỉ huy Quân tình nguyện cho thích
hợp. Thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định đình chiến ở Lào, các
lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam và LLVT Lào Ít-xa-la khẩn trương
chuẩn bị về mọi mặt, chuyển trọng tâm hoạt động phù hợp với tình hình
cách mạng.
Bước vào Xuân - Hè năm 1960, xuất hiện cục diện mới trên chiến trường
Đông Dương. Cách mạng Đông Dương chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang
thế tiến công và trong xu thế đó, trên chiến trường Lào, Quân tình
nguyện Việt Nam cùng lực lượng Pa-thét Lào đã mở chiến dịch Cánh Đồng
Chum - Xiêng Khoảng (1961), Nậm Thà (1962), Đường số 8, Đường 12 (1963),
Nậm Bạc (1968), Cánh Đồng Chum (1964, 1969), v.v. Bộ đội tình nguyện
Việt Nam chủ động phối hợp với LLVT yêu nước Lào đẩy mạnh tác chiến ở
khu vực hành lang phía Tây Trường Sơn, xây dựng, củng cố và không ngừng
mở rộng tuyến đường Trường Sơn, bất chấp sự đánh phá, ngăn chặn quyết
liệt của đối phương. Để bảo vệ và mở rộng tuyến đường, Bộ đội tình
nguyện Việt Nam và lực lượng Pa-thét Lào đã tổ chức nhiều đợt chiến đấu
giải phóng Mường Phìn, Bản Đông (1960 - 1961), Đường 12, từ Mụ Dạ đến
Đường 9 (1962 - 1963), Pha Lam - Đồng Hến (1964 - 1965), v.v.
Từ năm 1969, đáp trả các hoạt động quân sự của Mỹ đưa chiến tranh đặc
biệt ở Lào lên một bước mới, Bộ đội tình nguyện Việt Nam cùng với lực
lượng Pa-thét Lào tổ chức chiến dịch Cánh Đồng Chum (1970, 1972), Đường 9
- Nam Lào (1971), giải phóng A-tô-pơ, cao nguyên Bô-lô-ven, Sa-ra-van,
v.v. Các chiến dịch trên tạo ra những bước nhảy vọt cho chiến tranh cách
mạng Lào; đồng thời, hỗ trợ đắc lực, tạo thời cơ thuận lợi cho các bước
chuyển biến của chiến tranh cách mạng ở Việt Nam. Những thắng lợi to
lớn cả về chính trị, quân sự, ngoại giao, đặc biệt là quân sự trên chiến
trường ba nước Đông Dương đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri
(27-01-1973) rút quân khỏi Việt Nam, ký Hiệp định Viên Chăn về Lào
(21-02-1973).
Tháng 12-1973, tại cuộc hội đàm giữa hai đoàn đại biểu cấp cao Đảng Lao
động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, hai Đảng thống nhất đưa
các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam đứng chân ở tuyến sau, giúp bảo vệ,
giữ vững vùng giải phóng, hỗ trợ cho bộ đội giải phóng Lào chiến đấu ở
phía trước. Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam từng bước rút Chuyên gia
ở tỉnh và huyện về nước. Tuy nhiên, sau ngày giải phóng hoàn toàn đất
nước, trước tình hình chính trị phức tạp, tháng 12-1976, Bộ Chính trị
Đảng Nhân dân cách mạng Lào chính thức yêu cầu Bộ đội Việt Nam trở lại
hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân Lào ổn định an ninh, trật tự. Với tinh thần đó,
ngày 22-9-1977, Hiệp định hợp tác phòng thủ giữa hai Bộ Quốc
phòng Việt Nam và Lào được ký kết, hợp pháp hóa về mặt pháp lý quốc tế
cho sự có mặt của Quân đội Việt Nam trên đất nước Lào. Quân tình nguyện
Việt Nam tiếp tục kề vai, sát cánh cùng nhân dân Lào xây dựng và bảo vệ
đất nước cho đến năm 1987 mới rút hết về nước, hoàn thành trách nhiệm
lịch sử của mình.
3 - “Ôn cố tri tân”
Suốt chiều dài hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược, liên minh, phối hợp chiến đấu với quân và dân Lào luôn được
Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng. Trong những bước ngoặt của kháng
chiến, liên minh, phối hợp chiến đấu giữa Việt Nam và Lào góp phần tạo
ra cục diện mới có lợi cho cách mạng Đông Dương. Phối hợp hành động với
quân và dân Lào, Quân tình nguyện Việt Nam đã đóng góp tích cực vào
những thắng lợi to lớn trong chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và xây
dựng đất nước của hai dân tộc Việt - Lào.
Ngày nay, trong tình hình mới với những điều kiện lịch sử cụ thể của
mỗi nước, vấn đề đoàn kết và hợp tác giữa hai dân tộc Việt - Lào lẽ
đương nhiên cần được giải quyết trên nguyên tắc mới, phù hợp với lợi ích
chính đáng của nhân dân mỗi nước cũng như sự ổn định, hòa bình trong
khu vực và trên thế giới. Để quan hệ đặc biệt Việt - Lào luôn bền chặt,
phát huy hiệu quả ở hiện tại, soi rọi từ quá khứ, có thể đúc rút một vài
kinh nghiệm lịch sử như sau:
Thứ nhất, dù Lào và Việt Nam thống nhất trong mục tiêu chống
kẻ thù chung, song Việt Nam và Lào đều là những quốc gia độc lập. Vì
thế, giúp đỡ nhân dân Lào vì lợi ích của mỗi nước cũng như vì lợi ích
chung của hai nước cần tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, độc lập,
tự chủ của Lào, đồng thời giữ quan hệ bình đẳng, nêu cao tinh thần quốc
tế, luôn ý thức “giúp bạn là tự giúp mình”. Những nguyên tắc này phải
được thấm nhuần, quán triệt từ trong tư duy, nhận thức cho tới hành
động.
Thứ hai, để sự giúp đỡ đối với nhân dân Lào phát huy tối đa
tác dụng, đạt kết quả cao, cần thấy rõ những đặc điểm, điều kiện cụ thể
của Lào, của Quân đội Lào, từ đó đưa ra những biện pháp phối hợp hành
động phù hợp. Đặc biệt, phải luôn phát huy nỗ lực chủ quan, chủ động
giành phần khó về mình. Luôn luôn duy trì các hình thức trao đổi, bàn
bạc tập thể với lãnh đạo Lào một cách thường xuyên, nhất trí trong kế
hoạch hành động, đồng thuận cao trong công tác.
Thứ ba, các cán bộ và lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam tham
gia công tác, hoạt động trên đất Lào cần có sự hiểu biết, chấp hành đầy
đủ, nghiêm chỉnh các đường lối, chính sách của Lào; tôn trọng phong tục
tập quán của Lào cũng như chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách và kỷ
luật chính trị của Nhà nước Việt Nam, Nhà nước Lào. Cẩn trọng trong hành
động và phát ngôn, tránh các hiểu lầm không đáng có, tránh sự kích động
tinh thần dân tộc hẹp hòi từ phía các lực lượng chống đối nhằm chia rẽ
và làm suy yếu quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.
Thứ tư, trong công tác giúp đỡ nhân dân Lào, bên cạnh việc ra
sức thực hiện nhiệm vụ đã đề ra, phải hết sức chú trọng giúp Lào phát
triển lực lượng, củng cố thực lực mọi mặt, tăng cường khả năng tự lực
cánh sinh theo yêu cầu và chủ trương của Lào. Bên cạnh đó, cần chú trọng
tổng kết kinh nghiệm các mặt công tác, đặc biệt là công tác quân sự,
công tác vận động quần chúng, tìm hiểu sâu những đặc điểm và quy luật
của đấu tranh cách mạng ở Lào.
Như vậy, đi qua những “đắng cay, ngọt bùi”, sát cánh cùng nhân dân Lào
trên những chặng đường chiến tranh chông gai, hay xây dựng trong hòa
bình, Quân tình nguyện Việt Nam luôn nỗ lực chiến đấu, “thương người như
thể thương thân”, coi độc lập, tự do của Lào như của chính Việt Nam. Đó
là biểu hiện cao đẹp của nghĩa tình Việt - Lào thủy chung son sắt,
trước sau như một, “tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Trải qua những
vận động thăng trầm của lịch sử, quan hệ Việt - Lào thêm gắn bó keo
sơn. Sự gắn bó ấy được thử thách, tôi rèn trong trường kỳ đấu tranh vì
mục tiêu hòa bình, độc lập, tự do, phồn vinh và phát triển. Đó cũng là
quan hệ hợp tác, giúp đỡ hai chiều, “giúp bạn là tự giúp mình” như “lửa
đã thử vàng”. Trên nền tảng ấy, tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào trường
tồn mãi với thời gian, như ngọn lửa ấm áp nghĩa tình soi sáng những
chặng đường cùng “đồng cam cộng khổ” của hai dân tộc anh em trước đây
cũng như hiện nay và mãi mãi về sau.
PGS,TS. HỒ KHANG, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
__________________
__________________
1 - ĐCSVN - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 1, Nxb. CTQG, H. 1998, tr. 532.
2 - ĐCSVN - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 27, Nxb CTQG, H. 2003, tr. 32.
29/04/1970: Mỹ và Việt Nam CH xâm nhập Campuchia
Nguồn: “U.S.-South Vietnamese forces launch Cambodian ‘incursion’,” History.com (truy cập ngày 28/04/2016).
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1970, các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã mở một chiến dịch “xâm nhập” có giới hạn vào Campuchia. Chiến dịch này bao gồm 13 hoạt động lớn trên bộ nhằm xóa sổ chỗ trú ẩn của quân đội Bắc Việt nằm sâu hơn 30 km bên trong biên giới Campuchia. Khoảng 50.000 lính Nam Việt và 30.000 lính Hoa Kỳ đã tham gia, khiến nó trở thành chiến dịch lớn nhất của chiến tranh kể từ sau Chiến dịch Junction City vào năm 1967.
Chiến dịch bắt đầu với việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa tấn công vào khu “Mỏ vẹt” (Parrot’s Beak) của Campuchia nằm trải dài về phía miền Nam Việt Nam trên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong hai ngày đầu tiên, một lực lượng đặc nhiệm gồm 8.000 lính Nam Việt, bao gồm hai sư đoàn bộ binh, bốn tiểu đoàn biệt động, và bốn nhóm kỵ binh, đã sát hại 84 lính cộng sản trong khi thiệt hại 16 người và 157 người bị thương.[1]
Giai đoạn thứ hai của chiến dịch bắt đầu vào ngày 2 tháng 5 với một loạt các hoạt động chung của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Các hoạt động này nhằm mục đích xóa sổ chỗ trú ẩn của lực lượng cộng sản nằm trong vùng “Lưỡi câu” (Fishhook) có thảm thực vật dày đặc của Campuchia (vượt qua biên giới Nam Việt Nam, nằm ngay phía Bắc tỉnh Tây Ninh và phía Tây tỉnh Bình Long, cách Sài Gòn hơn 110 km).
Sư đoàn Kỵ binh số 1 và và Trung đoàn Kỵ binh số 11 của Hoa Kỳ, cùng với Lữ đoàn 3 của Việt Nam Cộng Hòa, tuyên bố đã tiêu diệt 3.190 lính cộng sản trong chiến dịch và chiếm được nhiều chiến lợi phẩm, bao gồm 2.000 vũ khí cá nhân và tổ đội, 300 xe tải, và 40 tấn thực phẩm. Tính đến thời điểm mọi lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ rời khỏi Campuchia vào ngày 30 tháng 6, các lực lượng đồng minh đã phát hiện và chiếm được hoặc tiêu hủy nguồn cung và thiết bị của đối phương nhiều gấp hơn 10 lần số lượng họ chiếm được ở miền Nam Việt Nam trong cả năm trước đó.
Nhiều nhà phân tích tình báo tại thời điểm đó tin rằng cuộc xâm nhập Campuchia đã giáng một đòn choáng váng về phía cộng sản, buộc các đơn vị lực lượng chính rời khỏi biên giới và gây tổn hại cho tinh thần của họ, và trong quá trình này đem lại thêm một năm tồn tại cho Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, cuộc xâm nhập đã đem lại cho phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ một điểm tập hợp mới.
Tin tức về cuộc xâm nhập đã làm dấy lên một làn sóng biểu tình chống chiến tranh, bao gồm một cuộc tại Đại học Kent State dẫn đến việc các binh lính thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia sát hại bốn sinh viên, và một cuộc tại Đại học Jackson State ở Mississippi dẫn đến việc hai sinh viên bị bắn khi cảnh sát nổ súng về phía ký túc xá nữ sinh. Cuộc xâm nhập cũng khiến nhiều người trong Quốc hội nổi giận khi họ cảm thấy Nixon đã mở rộng phạm vi chiến tranh một cách trái phép. Điều này đã dẫn đến một loạt các nghị quyết của Quốc hội và các sáng kiến lập pháp nhằm hạn chế khắt khe quyền lực hành pháp của tổng thống.
Ảnh: Xe thiết giáp chở quân M-113 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trên một con đường ở Campuchia. Nguồn: US Department of Defense | Wikimedia Commons.
——————–
[1] Số liệu này được đưa ra theo thống kê của quân đội Hoa Kỳ. Ví dụ, xem James H. Willbanks, Vietnam War: The Essential Reference Guide (Santa Barbara, C.A.: ABC-CLIO, 2013), p. 25.
Lực lượng Mỹ trong Chiến dịch Campuchia (1969-1970) (P1)
(GDVN) - Chiến dịch Campuchia (còn gọi là Cuộc xâm nhập Campuchia) là
tên kế hoạch vượt biên giới Campuchia vào năm 1970 của quân đội Hoa Kỳ
và Quân lực Việt Nam Cộng hòa theo yêu cầu của Thủ tướng Campuchia thân
Mỹ Lon Nol nhằm tấn công các lực lượng của Trung ương Cục miền Nam nằm
trong lãnh thổ Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam. Trong hơn 1 năm (từ
tháng 3-1969 đến tháng 4-1970), lực lượng không quân chiến lược Mỹ
(B-52) đã thực hiện trên 3.630 phi vụ ném bom xuống Campuchia, chiếm 60%
tổng số phi vụ B-52 trên chiến trường Đông Dương trong cùng thời gian
đó.
Ngắm siêu hạm tàng hình của Hải quân Thụy Điển
Những hình ảnh quân sự hài hước, ấn tượng (P7)
Cận cảnh siêu tiêm kích F-35 tại triển lãm Singapore Airshow 2012
Cập nhập hình ảnh tập trận Hổ Mang Vàng 2012 tại Thái Lan
Trong vòng hai tháng (từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970), quân Mỹ và quân đội Sài Gòn đã mở 23 cuộc hành quân, ồ ạt đánh sâu vào đất Campuchia 30 km đến 40 km (có nơi đến 80 km), trên toàn tuyến biên giới tiếp giáp với Việt Nam, tập trung vào các hướng đông và đông nam Svay Rieng, Mimốt - Snoul, Ta Keo - đông Campốt, trọng tâm là căn cứ Ba thu và vùng Lưỡi Câu. |
Không chỉ có vậy, Chỉ trong 2 tuần chiến dịch đã phá hoại và tịch thu của Quân đội Việt Nam 4.793 vũ khí cá nhân, 730 súng cối, hơn 3 triệu viên đạn dành cho vũ khí cá nhân, 7.285 rốc két, 124 xe tải và 2 triệu pound gạo. Tuy nhiên mục tiêu chính của cuộc tấn công là tiêu diệt đầu não quân Giải phóng thì vẫn không thể thực hiện được do ý chí quật cường của bộ đội Việt Nam. |
Sau đó người Mỹ tăng cường thêm 31.000 người sang Campuchia nhằm đẩy mạnh truy lùng. Tuy nhiên nó lại gây ra phản ứng dữ dội từ Pháp và Liên Xô vì hành động này mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống đối Tổng thống Nixon lại có dịp bùng phát. |
Lê Mai (ảnh LIFE,Larry Burrows)
Lực lượng Mỹ trong Chiến dịch Campuchia (1969-1970) (P2)
(GDVN) - Chiến dịch Campuchia (còn gọi là Cuộc xâm nhập Campuchia) là
tên kế hoạch vượt biên giới Campuchia vào năm 1970 của quân đội Hoa Kỳ
và Quân lực Việt Nam Cộng hòa theo yêu cầu của Thủ tướng Campuchia thân
Mỹ Lon Nol nhằm tấn công các lực lượng của Trung ương Cục miền Nam nằm
trong lãnh thổ Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam. Trong hơn 1 năm (từ
tháng 3-1969 đến tháng 4-1970), lực lượng không quân chiến lược Mỹ
(B-52) đã thực hiện trên 3.630 phi vụ ném bom xuống Campuchia, chiếm 60%
tổng số phi vụ B-52 trên chiến trường Đông Dương trong cùng thời gian
đó.
Máy bay quân sự hội tụ tại Singapore
Chống hải tặc: Những hình ảnh chưa từng công bố của Hải quân Nga
Lực lượng Mỹ trong Chiến dịch Campuchia (1969-1970) (P1)
Ngắm siêu hạm tàng hình của Hải quân Thụy Điển
Lê Mai (ảnh LIFE,Larry Burrows)
Nhận xét
Đăng nhận xét