KÝ ỨC CHÓI LỌI 107/4 (Rồng thiêng bất diệt)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Theo Nhật Vi (Kiến Thức)
Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ Tập 7
Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - Tập 8
Bất ngờ mục tiêu của Mỹ trong chiến dịch Linebacker I
Dù ít được biết tới, chiến dịch Linebacker I của Mỹ diễn ra vào mùa hè năm 1972 cũng trong Chiến tranh Việt Nam.
Để giải
tỏa áp lực cho Chiến dịch hè 1972 đang diễn ra tại Quảng Trị và một loạt
các tỉnh miền Nam Việt Nam, Mỹ đã tổ chức chiến dịch quân sự Linebacker I bao
gồm các nhiệm vụ ném bom miền Bắc Việt Nam, thả thủy lôi phong tỏa cảng
Hải Phòng nhằm làm kiệt quệ kinh tế hậu phương miền Bắc, ngăn chặn quân
và dân ta chi viện cho chiến trường Miền Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Phía ta
gọi đây là cuộc "Chiến tranh Phá hoại Miền Bắc lần thứ hai", bắt đầu từ
ngày 16.4.1972 tới ngày 23.10.1972. Khi chiến dịch này nổ ra, quân ta có
phần khá bất ngờ với những đòn tấn công mang tính hủy diệt của đối
phương, ác liệt hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
Nguồn ảnh: Wiki.
Ngay trong
ngày đầu của cuộc chiến, thủ đô Hà Nội đã bị tấn công ác liệt, Tổng kho
xăng dầu Đức Giang bố cháy hơn 1 tuần lễ do bị Mỹ không kích. Kèm theo
đó là những cuộc oanh tạc vào Hải Phòng và tấn công phá sập hệ thống cầu
giao thông của ta. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù
vậy, phía Mỹ cũng phải trả một cái giá rất đắt khi thực hiện chiến dịch
không kích này. Cụ thể, Mỹ mất tới hơn 600 máy bay các loại trong số đó
có tới 34 chiếc B-52 và 4 chiếc F-111. Có thể nói, tổn thất của Mỹ trong
chiến dịch Linebacker I cũng nặng nề không kém gì so với chiến dịch Linebacker II. Nguồn ảnh: National.
Trong ảnh
là Trạm Yankee, nơi các tàu sân bay Mỹ mang theo các máy bay chiến thuật
tới neo đậu ở ngoài khơi vùng biển Đà Năng. Các máy bay chiến thuật của
Mỹ sẽ cất cánh từ đây để nhập đoàn yểm trợ các B-52 bay từ Thái Lan
hoặc Guam sang ném bom miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Một tốp
máy bay ném bom F-4 cùng với cường kích A-7 của Mỹ đang ném bom miền Bắc
Việt Nam trong chiến dịch Linebacker I vào mùa hè năm 1972. Nguồn ảnh:
Wiki.
Phòng
không Việt Nam tham gia chiến dịch phòng thủ vùng trời Hà Nội và Hải
Phòng trong chiến dịch Linebacker. Có thể coi, đây là lần thử lửa cực kỳ
quý báu cho lực lượng phòng không - không quân trước khi diễn ra chiến
dịch Điện Biên Phủ trên không sau đó chỉ vài tháng. Nguồn ảnh: Wiki.
Cầu Long Biên, cây cầu duy nhất của Hà Nội bắc qua sông Hồng thời đó bị Không quân Mỹ đánh sập. Nguồn ảnh: TTVN.
Cầu Phú
Lương ở Hải Dương bị các máy bay chiến thuật của Mỹ phá sập hoàn toàn.
Việc phá hỏng cầu cống của Mỹ được cho là để giảm lượng hàng hóa ta có
thể vận chuyển được vào chiến trường phía Nam. Không có cầu, công binh
của ta phải sử dụng cầu phao để di chuyển. Tuy nhiên, do đang là mùa mưa
lũ nên việc sử dụng cầu phao cũng rất khó khăn. Nguồn ảnh: Wiki.
Một máy
bay F-4 của Mỹ bị dính tên lửa SA-2 ở cự ly rất gần, có vẻ như tên "giặc
lái" của chiếc phi cơ này đã không thể thoát ra ngoài kịp. Nguồn ảnh:
Wiki.
Cầu Hàm
Rồng ở Thanh Hóa bị Mỹ sử dụng bom dẫn đường đánh hòng, phía gần là lực
lượng công binh và dân quân của Quân đội ta đang dựng cầu phao tạm để
phục vụ giao thông, thay cho cây cầu đã bị đánh sập. Nguồn ảnh:
Warhistory.
Dù huy
động hầu hết nguồn lực nhưng Mỹ vẫn không thể đạt được ý đồ trong suốt
thời gian diễn ra Linebacker I để có lợi thế trên bàn đàm phán ở Paris.
Thế bế tắc trên bàn đàm phán và trên mặt trận này kéo dài tới tận khi
chiến dịch Linebacker II của Mỹ thất bại thảm hại. Đúng như câu nói của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Mỹ sẽ chỉ chịu thua sau khi chúng thua trên bầu
trời Hà Nội". Nguồn ảnh: Atlas.
Chiến dịch Linebacker II hay trận Điện Biên Phủ trên không
18/11/2012 15:06 1302
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày
14-12-1972, Tổng thống Nixon phê chuẩn kế hoạch tập kích bằng không
quân chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng lấy tên là Chiến dịch Linebacker
II.
Đây là chiến dịch quân sự cuối cùng của Mỹ chống lại Việt Nam
từ 18/12 đến 30/12/1972. Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch
ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10/1972. Đã có 193 máy
bay B52 (với 663 lượt chiếc) và 999 máy bay chiến thuật (với 3.920 lượt
chiếc) được huy động hòng đánh phá hủy diệt các mục tiêu quan trọng về
chính trị, kinh tế, quân sự, khu dân cư ở Hà Nội, Hải Phòng và một số
địa phương khác. Để tránh né hệ thống phòng không miền Bắc, Hoa Kỳ đã
dùng một biện pháp cực đoan, dùng máy bay
B-52 bay ở độ cao lớn rải thảm bom huỷ diệt không chính xác vào một
loạt các khu vực dân cư của các thành phố lớn để đánh vào ý chí của dân
chúng và đã gây ra thương vong lớn cho dân cư.
Đài TNVN ở Đại La bị B52 Mỹ ném bom
Trong chiến dịch có tổng cộng 741 lượt B-52 vào ném bom Bắc Việt Nam trong đó có 12 lượt bị hủy, trong thời gian đó vẫn có 212 lượt B-52 đi ném bom ở miền Nam Việt Nam. Hỗ trợ cho các máy bay ném bom là 3920 lượt máy bay ném bom chiến thuật của không quân và hải quân. Tổng cộng đã có 15.000 tấn bom đã được thả xuống những nơi được Mỹ coi là 18 mục tiêu công nghiệp và 14 mục tiêu quân sự. Cuộc tập kích của không quân Mỹ diễn ra liên tục trong ngày với trọng tâm là các cuộc ném bom của B-52 vào ban đêm. Một lực lượng lớn máy bay B-52, mỗi chiếc mang tối đa 66 quả bom 750-pound (340 kg) hoặc 108 quả bom 500-pound (227 kg) thực hiện các cuộc tấn công hủy diệt hàng đêm tại Hà Nội và Hải Phòng. Còn ban ngày các máy bay chiến thuật thay nhau liên tục đánh phá ác liệt các sân bay của không quân tiêm kích Bắc Việt Nam, các trận địa tên lửa và các trạm radar phòng không.
HTX 1thang 5 thôn Mễ Trì Thượng- HN bị bom B 52 hủy diệt san phẳng
Thiệt hại về cơ sở hạ tầng tại miền Bắc Việt Nam là rất nặng nề. Hà Nội, Hải Phòng bị tàn phá, các nhà xưởng, nhà máy điện, và các khu dân cư trở thành đống gạch vụn. Ở Hà Nội, riêng tại phố Khâm Thiên bom trải thảm đã phá sập cả dãy phố, sát hại 287 dân thường, làm bị thương 290 người, 178 đứa trẻ trở thành mồ côi, trong đó có 112 mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc Việt nam đã bị phá huỷ hoàn toàn cùng với các bệnh nhân và bác sĩ, y tá bên trong. Số dân thường bị thiệt mạng trong chiến dịch là 2.200 người, trong đó con số tại Hà Nội được thống kê là 1.318 người. Chiến dịch này đã phá hoại nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân sự ở miền Bắc Việt Nam nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bến cảng Hải Phòng
Ngày 20 tháng 12 là ngày mà sự nỗ lực phòng thủ mãnh liệt nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại các máy bay B-52 đạt hiệu quả. Đó là ngày máy bay B-52 của Mỹ phải chịu tổn thất cao nhất trong toàn chiến dịch. Trong đêm đó, lực lượng phòng không Bắc Việt Nam đã đã phóng 36 tên lửa SAM trong suốt 3 đợt tấn công. Lưới lửa được tổ chức và điều khiển rất khôn ngoan. Đôi khi quân đội nhân dân Việt Nam không tấn công biên đội đầu tiên trên vùng trời mục tiêu mà dùng nó để xác định đường bay và các điểm lượn vòng, tiếp đó các biên đội sau phải chịu hỏa lực mạnh ở gần các điểm thả bom, nơi mà họ phải bay ổn định, và trên đường rút khỏi mục tiêu. Trong đêm đó, 4 máy bay B-52G và 2 máy bay B-52B bị bắn rơi, một máy bay B-52D bị bắn hỏng .Thiệt hại của không quân Mỹ theo phía Mỹ công bố là 10 chiếc B-52 đã bị bắn rơi trên lãnh thổ Bắc Việt Nam, 5 chiếc khác rơi tại Lào hoặc Thái Lan, 1 chiếc rơi ngay tại căn cứ quân sự. 26 phi công B-52 được cứu thoát, 33 người khác bị chết hoặc mất tích, 33 bị bắt làm tù binh chiến tranh. Đồng thời không quân chiến thuật Mỹ mất 12 máy bay (2 F-111, 3 F-4, 2 A-7, 2 A-6, 1 EB-66, 1 trực thăng cứu hộ HH-53 và 1 máy bay RA-5C), 10 phi công chiến thuật bị chết, 8 bị bắt, và 11 được cứu thoát. Trong số 28 máy bay cả B-52 và chiến thuật bị bắn rơi, 17 trường hợp do trúng tên lửa SA-2; 3 trường hợp do bị máy bay MiG tấn công vào ban ngày, 3 do pháo phòng không, và 3 trường hợp không rõ nguyên nhân. 4 chiếc B-52 khác bị trúng đạn hư hại nặng nhưng lết về được sân bay và 5 chiếc khác bị hỏng mức trung bình.
Chùa Mậu Lương (Hà Đông) bị bom B 52
Theo số liệu thống kê của Quân đội nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tổng cộng trong 12 ngày đêm, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B-52 (có 16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F-111 (có 2 chiếc rơi tại chỗ).
Đài TNVN ở Đại La bị B52 Mỹ ném bom
Trong chiến dịch có tổng cộng 741 lượt B-52 vào ném bom Bắc Việt Nam trong đó có 12 lượt bị hủy, trong thời gian đó vẫn có 212 lượt B-52 đi ném bom ở miền Nam Việt Nam. Hỗ trợ cho các máy bay ném bom là 3920 lượt máy bay ném bom chiến thuật của không quân và hải quân. Tổng cộng đã có 15.000 tấn bom đã được thả xuống những nơi được Mỹ coi là 18 mục tiêu công nghiệp và 14 mục tiêu quân sự. Cuộc tập kích của không quân Mỹ diễn ra liên tục trong ngày với trọng tâm là các cuộc ném bom của B-52 vào ban đêm. Một lực lượng lớn máy bay B-52, mỗi chiếc mang tối đa 66 quả bom 750-pound (340 kg) hoặc 108 quả bom 500-pound (227 kg) thực hiện các cuộc tấn công hủy diệt hàng đêm tại Hà Nội và Hải Phòng. Còn ban ngày các máy bay chiến thuật thay nhau liên tục đánh phá ác liệt các sân bay của không quân tiêm kích Bắc Việt Nam, các trận địa tên lửa và các trạm radar phòng không.
HTX 1thang 5 thôn Mễ Trì Thượng- HN bị bom B 52 hủy diệt san phẳng
Thiệt hại về cơ sở hạ tầng tại miền Bắc Việt Nam là rất nặng nề. Hà Nội, Hải Phòng bị tàn phá, các nhà xưởng, nhà máy điện, và các khu dân cư trở thành đống gạch vụn. Ở Hà Nội, riêng tại phố Khâm Thiên bom trải thảm đã phá sập cả dãy phố, sát hại 287 dân thường, làm bị thương 290 người, 178 đứa trẻ trở thành mồ côi, trong đó có 112 mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc Việt nam đã bị phá huỷ hoàn toàn cùng với các bệnh nhân và bác sĩ, y tá bên trong. Số dân thường bị thiệt mạng trong chiến dịch là 2.200 người, trong đó con số tại Hà Nội được thống kê là 1.318 người. Chiến dịch này đã phá hoại nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân sự ở miền Bắc Việt Nam nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bến cảng Hải Phòng
Ngày 20 tháng 12 là ngày mà sự nỗ lực phòng thủ mãnh liệt nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại các máy bay B-52 đạt hiệu quả. Đó là ngày máy bay B-52 của Mỹ phải chịu tổn thất cao nhất trong toàn chiến dịch. Trong đêm đó, lực lượng phòng không Bắc Việt Nam đã đã phóng 36 tên lửa SAM trong suốt 3 đợt tấn công. Lưới lửa được tổ chức và điều khiển rất khôn ngoan. Đôi khi quân đội nhân dân Việt Nam không tấn công biên đội đầu tiên trên vùng trời mục tiêu mà dùng nó để xác định đường bay và các điểm lượn vòng, tiếp đó các biên đội sau phải chịu hỏa lực mạnh ở gần các điểm thả bom, nơi mà họ phải bay ổn định, và trên đường rút khỏi mục tiêu. Trong đêm đó, 4 máy bay B-52G và 2 máy bay B-52B bị bắn rơi, một máy bay B-52D bị bắn hỏng .Thiệt hại của không quân Mỹ theo phía Mỹ công bố là 10 chiếc B-52 đã bị bắn rơi trên lãnh thổ Bắc Việt Nam, 5 chiếc khác rơi tại Lào hoặc Thái Lan, 1 chiếc rơi ngay tại căn cứ quân sự. 26 phi công B-52 được cứu thoát, 33 người khác bị chết hoặc mất tích, 33 bị bắt làm tù binh chiến tranh. Đồng thời không quân chiến thuật Mỹ mất 12 máy bay (2 F-111, 3 F-4, 2 A-7, 2 A-6, 1 EB-66, 1 trực thăng cứu hộ HH-53 và 1 máy bay RA-5C), 10 phi công chiến thuật bị chết, 8 bị bắt, và 11 được cứu thoát. Trong số 28 máy bay cả B-52 và chiến thuật bị bắn rơi, 17 trường hợp do trúng tên lửa SA-2; 3 trường hợp do bị máy bay MiG tấn công vào ban ngày, 3 do pháo phòng không, và 3 trường hợp không rõ nguyên nhân. 4 chiếc B-52 khác bị trúng đạn hư hại nặng nhưng lết về được sân bay và 5 chiếc khác bị hỏng mức trung bình.
Chùa Mậu Lương (Hà Đông) bị bom B 52
Theo số liệu thống kê của Quân đội nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tổng cộng trong 12 ngày đêm, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B-52 (có 16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F-111 (có 2 chiếc rơi tại chỗ).
Trận địa của nữ dân quân Gia Lâm đánh B52
Với
chiến dịch ném bom rải thảm cực kỳ tàn bạo này (theo tính toán của các
nhà nghiên cứu thì sức tàn phá của nó tương đương với 5 quả bom nguyên
tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945), đế quốc Mỹ tin rằng Hà Nội sẽ
phải khuất phục. Nhưng tham vọng của bộ máy chiến tranh Mỹ đã sụp đổ.
Qua 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường (từ 18 đến 30-12-1972) quân và dân
ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ,
làm nên một "Điện Biên Phủ trên không” đầy huyền thoại./.
(Minh Vượng tổng hợp)
baotanglichsuquocgia
Vì sao Chiến dịch Linebacker II thất bại?
QĐND - “Gây sức ép bằng không kích: Thất bại của Nixon trong Linebacker II” là công trình nghiên cứu khoa học được tác giả Nicholas Matuscha, Đại học Boston (Hoa Kỳ) hoàn thành năm 2010.
Trong
tiến trình của cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay, các nhà quan sát
phương Tây càng chú ý tới các bài học của chiến dịch ném bom dịp Giáng
sinh năm 1972 xuống Bắc Việt Nam của Mỹ.
Tại phần mở đầu của nghiên cứu này, tác giả Nicholas Matuscha viết:
Trong lĩnh vực chính trị quốc tế, một trong những chủ đề thường được nghiên cứu và phân tích là quan điểm về tạo sức ép, hoặc răn đe, hoặc áp dụng vũ lực để buộc đối thủ phải thay đổi lập trường. Các hình thức thực thi sự ép buộc là gây sức ép về ngoại giao, chủ yếu bằng hành động răn đe, dọa nạt, hoặc chiến tranh tổng lực…
“Xôi hỏng bỏng không”
Vào mùa đông năm 1972, Tổng thống Nixon ra lệnh tiến hành một cuộc không kích ồ ạt được gọi là Linebacker II. Chiến dịch này nhằm đánh phá các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và Hải Phòng với cường độ chưa từng có, nhằm buộc Việt Nam dân chủ cộng hòa (DCCH) phải chấp nhận ba thỏa hiệp chính do Mỹ chính thức đề xuất trên bàn đàm phán ở Hội nghị Paris. Tuy nhiên, cuối cùng cả ba điểm này, gồm: Thay đổi cơ cấu của Hội đồng Hòa giải và hòa hợp dân tộc (NCRC); hiệu lực dân sự của khu phi quân sự; vấn đề Quân đội nhân dân Việt Nam có mặt ở Nam Việt Nam, đều không đạt được…
Vì sao Hoa Kỳ không đạt được bất kỳ một nhượng bộ quan trọng nào của Hà Nội thông qua sức ép bằng không quân chiến lược? Nghiên cứu này sẽ trình bày lý do chính: Hoa Kỳ không sở hữu các năng lực cần thiết để gây được ảnh hưởng đáng kể lên ý chí của Việt Nam DCCH. Thiếu thành tố cơ sở nói trên của Lý thuyết ép buộc, Hoa Kỳ đã không có khả năng giành được các mục tiêu của mình, và Linebacker II là bài học quan trọng cho những ai lựa chọn cách gây sức ép để đạt được sự nhượng bộ của đối phương.
Ở phần kết luận, Nicholas Matuscha viết:
Liệu Linebacker II có phải là một ví dụ về ép buộc thành công? Có thể trả lời là hoàn toàn không! Nó quả là đã giúp thuyết phục chính quyền Sài Gòn là Mỹ đã tỏ ra sẵn sàng hỗ trợ họ bằng không lực, dù như tôi đã đề cập trong chương 4 của nghiên cứu này, đây chỉ là một mối bận tâm thứ yếu khi Mỹ lên kế hoạch không kích bằng không quân chiến lược. Nhìn lại toàn bộ quá trình Linebacker II đã không đạt được bất kỳ kết quả cụ thể nào nếu xét văn bản được đưa ra ký kết, trong khi nguyên cớ trọng tâm cho lựa chọn của phía Mỹ là cố gắng ép buộc Việt Nam DCCH phải tuân theo những thay đổi thuận cho phía Mỹ. Nguyên nhân chính khiến hội đàm bị đổ bể chính là do Mỹ đã tìm cách chỉnh sửa hiệp định theo hướng đưa những yêu sách của chính quyền Sài Gòn vào trong nội dung hiệp định-điều làm cho các nhà thương lượng Việt Nam DCCH giận dữ. Trong trường hợp hành động ép buộc thành công, người ta có thể thấy Việt Nam DCCH nhượng bộ, ít ra là một vài điểm sau khi cuộc không kích ngừng lại. Trên thực tế đã xảy ra điều ngược lại: Hoa Kỳ đã trở lại lập trường của mình ở thời điểm trước khi nước này đưa ra những yêu sách mới. Như tôi đã viết ở chương 2 của nghiên cứu này, những yêu sách mới của Hoa Kỳ gồm ba điểm: Bảo đảm Hội đồng Hòa giải và hòa hợp dân tộc được cơ cấu sao cho giữ lại được Việt Nam cộng hòa (chính quyền Sài Gòn); duy trì khu vực phi quân sự trong vai trò hàng rào trung lập dân sự; đưa bộ đội Bắc Việt Nam ra khỏi Nam Việt Nam. Cuối cùng, Hội đồng Hòa giải và hòa hợp dân tộc vẫn giữ cơ cấu ba thành phần như trên, chỉ thay đổi chút về tên gọi; khu phi quân sự vẫn do Bắc Việt Nam kiểm soát; quân đội của họ vẫn ở lại miền Nam. Hà Nội quả là có một số nhượng bộ tối thiểu để làm vì, nhưng không hề nhiều hơn những gì họ đã làm trong quá trình của 61 cuộc đàm phán trong khuôn khổ bàn đàm phán tại Paris kể từ năm 1968.
Nói cách khác, Việt Nam DCCH chưa hề bị ép buộc phải làm bất cứ điều gì ngoài ý muốn. Họ đồng ý với những thay đổi trong văn bản cuối cùng của hiệp định đâu phải vì cuộc không kích của Mỹ, mà chỉ vì nguyện vọng chấm dứt cuộc chiến tranh.
Nhập nhằng về mục tiêu
Có một thực tế là Nixon, Kissinger và các trợ lý của hai ông này đã nhanh chóng thay đổi lập trường của họ, từ chỗ đòi một hiệp định phải được ký trước khi chấm dứt không kích, sang đơn thuần kêu gọi Hà Nội quay lại bàn đàm phán. Điều này cho thấy cả Nixon lẫn Kissinger đã nhận thức được ngay sau khi cuộc không kích bắt đầu, Linebacker II đã không đạt được mục đích ép buộc Việt Nam DCCH thay đổi lập trường tới mức độ mà Nixon và Kissinger mong muốn. Không có ai trong hai ông thú nhận điều này trong hồi ký của mình; tuy nhiên, họ đã ngụ ý điều thất bại của Linebacker II trong các cuộc điện đàm với nhau trong thời gian chiến dịch diễn ra. Có thể thấy rằng, hai vị không muốn lịch sử sẽ nhìn nhận họ như những kẻ thất bại.
Việc Nguyễn Văn Thiệu cuối cùng buộc phải chấp nhận văn bản Hiệp định Paris không thay đổi theo hướng có lợi cho Mỹ cho thấy các đòn của Linebecker II là vô ích. Vì thế, Linebacker II không thể là ví dụ cho một sự ép buộc thành công, dù rằng cuộc ném bom có đặt cọc được cho vài mục tiêu của Mỹ thuộc dạng sản phẩm phụ đi nữa.
Vì sao Hà Nội lại không chịu chấp nhận những thay đổi do Mỹ đề xuất trong hiệp định? Câu trả lời thuộc về thực tiễn, như đã nêu ở chương 3 của công trình này, là Việt Nam DCCH tin tưởng rằng họ sẽ đứng vững được trước các chiến dịch ném bom của Mỹ, trong khi đó, Quốc hội Mỹ muốn cắt các khoản tài trợ cho cuộc chiến tranh Việt Nam sớm nhất có thể. Nói cách khác, Hà Nội đã không xem trọng đe dọa của Mỹ về việc sẽ tiếp tục không kích quy mô lớn. Điều này là một thất bại rõ ràng về thành tố “độ tin cậy” trong chiến dịch Linebacker II. Trong khi lợi ích của mình bộc lộ rõ ràng, Mỹ vẫn không có được thành tố tiên quyết bảo đảm cho một tín nhiệm vững chắc, đó là hành động chiến tranh có hiệu quả. Tới ngưỡng năm 1973 ấy, cả thế giới thấy rõ, Mỹ đang tìm cách thoát ra khỏi tình thế của mình tại Việt Nam bằng mọi phương cách có thể, nên những đe dọa rằng sẽ đánh phá trở lại, đánh phá dài ngày càng khó có trọng lượng.
Hoa Kỳ đã bộc lộ một cách yếu kém về năng lực khi không có khả năng dấn lên một cách có hiệu quả đến mức làm tổn thương được ý chí của Việt Nam DCCH. Trong sách “Ném bom để giành thắng lợi” (NXB Cornell University Press, 1996), tác giả Robert Pape cho rằng: “Mục đích của Linebacker II là hủy hoại khả năng chiến đấu của miền Bắc trong thực hiện chiến lược chiến tranh quy ước của họ nhằm đè bẹp quân lực Việt Nam cộng hòa”. Thực ra với những bằng chứng, gồm cả những gì các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ nói vào năm 1972 cũng như viết trong hồi ký của họ, mục tiêu trọng tâm của Linebacker II lại là thuyết phục Hà Nội nên tiếp nhận những thay đổi quan trọng trong Hiệp định Paris hơn là để cho công dân và quân nhân của mình phải chịu những cuộc ném bom tiếp theo. Linebacker II không những đã không thể thuyết phục được Hà Nội thay đổi lập trường, trái lại nó trở thành một “bộ tiếp điện”, khuyến khích ý chí chiến đấu của Việt Nam DCCH. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ đã chọn sai phương pháp để tác động lên tinh thần chiến đấu của đối phương. Chọn đúng phương pháp để gây áp lực là thành tố căn bản cho sự thành công trong lĩnh vực thể hiện năng lực gây sức ép, và với phạm trù này, Hoa Kỳ đã thất bại trong tháng Chạp năm 1972.
Như vậy, Hoa Kỳ đã thất bại, cả trong vấn đề độ tin cậy lẫn trong vấn đề năng lực, do đã không chọn được các phương tiện có hiệu quả để tạo ảnh hưởng tiêu cực lên ý chí chiến đấu của đối phương. Điều đáng nhận thức được nhất trong những yếu kém này là, lẽ ra các nhà hoạch định chiến lược Hoa Kỳ phải dự đoán được chúng với một tầm nhìn xa hơn. Bài học thiết yếu phải rút ra từ Linebacker II và các hậu họa của nó là các nhà hoạch định cả trong lĩnh vực chính trị và quân sự cần phải chắc chắn được rằng, tất cả ba yếu tố của tạo sức ép, tức là năng lực, độ tin cậy và sự rõ ràng của mục đích phải phối hợp được với nhau mới dẫn tới thành công. Chỉ cần một trong ba thành tố trên “lạc nước” là chiến lược tổng thể sẽ đổ bể.
LÊ ĐỖ HUY (trích dịch)
Tại phần mở đầu của nghiên cứu này, tác giả Nicholas Matuscha viết:
Trong lĩnh vực chính trị quốc tế, một trong những chủ đề thường được nghiên cứu và phân tích là quan điểm về tạo sức ép, hoặc răn đe, hoặc áp dụng vũ lực để buộc đối thủ phải thay đổi lập trường. Các hình thức thực thi sự ép buộc là gây sức ép về ngoại giao, chủ yếu bằng hành động răn đe, dọa nạt, hoặc chiến tranh tổng lực…
“Xôi hỏng bỏng không”
Vào mùa đông năm 1972, Tổng thống Nixon ra lệnh tiến hành một cuộc không kích ồ ạt được gọi là Linebacker II. Chiến dịch này nhằm đánh phá các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và Hải Phòng với cường độ chưa từng có, nhằm buộc Việt Nam dân chủ cộng hòa (DCCH) phải chấp nhận ba thỏa hiệp chính do Mỹ chính thức đề xuất trên bàn đàm phán ở Hội nghị Paris. Tuy nhiên, cuối cùng cả ba điểm này, gồm: Thay đổi cơ cấu của Hội đồng Hòa giải và hòa hợp dân tộc (NCRC); hiệu lực dân sự của khu phi quân sự; vấn đề Quân đội nhân dân Việt Nam có mặt ở Nam Việt Nam, đều không đạt được…
Một số truyền đơn được máy bay Mỹ thả xuống, tuyên truyền sức mạnh của B-52 hòng đe dọa tinh thần chiến đấu của quân và dân Việt Nam. |
Vì sao Hoa Kỳ không đạt được bất kỳ một nhượng bộ quan trọng nào của Hà Nội thông qua sức ép bằng không quân chiến lược? Nghiên cứu này sẽ trình bày lý do chính: Hoa Kỳ không sở hữu các năng lực cần thiết để gây được ảnh hưởng đáng kể lên ý chí của Việt Nam DCCH. Thiếu thành tố cơ sở nói trên của Lý thuyết ép buộc, Hoa Kỳ đã không có khả năng giành được các mục tiêu của mình, và Linebacker II là bài học quan trọng cho những ai lựa chọn cách gây sức ép để đạt được sự nhượng bộ của đối phương.
Ở phần kết luận, Nicholas Matuscha viết:
Liệu Linebacker II có phải là một ví dụ về ép buộc thành công? Có thể trả lời là hoàn toàn không! Nó quả là đã giúp thuyết phục chính quyền Sài Gòn là Mỹ đã tỏ ra sẵn sàng hỗ trợ họ bằng không lực, dù như tôi đã đề cập trong chương 4 của nghiên cứu này, đây chỉ là một mối bận tâm thứ yếu khi Mỹ lên kế hoạch không kích bằng không quân chiến lược. Nhìn lại toàn bộ quá trình Linebacker II đã không đạt được bất kỳ kết quả cụ thể nào nếu xét văn bản được đưa ra ký kết, trong khi nguyên cớ trọng tâm cho lựa chọn của phía Mỹ là cố gắng ép buộc Việt Nam DCCH phải tuân theo những thay đổi thuận cho phía Mỹ. Nguyên nhân chính khiến hội đàm bị đổ bể chính là do Mỹ đã tìm cách chỉnh sửa hiệp định theo hướng đưa những yêu sách của chính quyền Sài Gòn vào trong nội dung hiệp định-điều làm cho các nhà thương lượng Việt Nam DCCH giận dữ. Trong trường hợp hành động ép buộc thành công, người ta có thể thấy Việt Nam DCCH nhượng bộ, ít ra là một vài điểm sau khi cuộc không kích ngừng lại. Trên thực tế đã xảy ra điều ngược lại: Hoa Kỳ đã trở lại lập trường của mình ở thời điểm trước khi nước này đưa ra những yêu sách mới. Như tôi đã viết ở chương 2 của nghiên cứu này, những yêu sách mới của Hoa Kỳ gồm ba điểm: Bảo đảm Hội đồng Hòa giải và hòa hợp dân tộc được cơ cấu sao cho giữ lại được Việt Nam cộng hòa (chính quyền Sài Gòn); duy trì khu vực phi quân sự trong vai trò hàng rào trung lập dân sự; đưa bộ đội Bắc Việt Nam ra khỏi Nam Việt Nam. Cuối cùng, Hội đồng Hòa giải và hòa hợp dân tộc vẫn giữ cơ cấu ba thành phần như trên, chỉ thay đổi chút về tên gọi; khu phi quân sự vẫn do Bắc Việt Nam kiểm soát; quân đội của họ vẫn ở lại miền Nam. Hà Nội quả là có một số nhượng bộ tối thiểu để làm vì, nhưng không hề nhiều hơn những gì họ đã làm trong quá trình của 61 cuộc đàm phán trong khuôn khổ bàn đàm phán tại Paris kể từ năm 1968.
Nói cách khác, Việt Nam DCCH chưa hề bị ép buộc phải làm bất cứ điều gì ngoài ý muốn. Họ đồng ý với những thay đổi trong văn bản cuối cùng của hiệp định đâu phải vì cuộc không kích của Mỹ, mà chỉ vì nguyện vọng chấm dứt cuộc chiến tranh.
Nhập nhằng về mục tiêu
Có một thực tế là Nixon, Kissinger và các trợ lý của hai ông này đã nhanh chóng thay đổi lập trường của họ, từ chỗ đòi một hiệp định phải được ký trước khi chấm dứt không kích, sang đơn thuần kêu gọi Hà Nội quay lại bàn đàm phán. Điều này cho thấy cả Nixon lẫn Kissinger đã nhận thức được ngay sau khi cuộc không kích bắt đầu, Linebacker II đã không đạt được mục đích ép buộc Việt Nam DCCH thay đổi lập trường tới mức độ mà Nixon và Kissinger mong muốn. Không có ai trong hai ông thú nhận điều này trong hồi ký của mình; tuy nhiên, họ đã ngụ ý điều thất bại của Linebacker II trong các cuộc điện đàm với nhau trong thời gian chiến dịch diễn ra. Có thể thấy rằng, hai vị không muốn lịch sử sẽ nhìn nhận họ như những kẻ thất bại.
Các phi đội B-52 tại căn cứ không quân Utapao (Thái Lan). Ảnh tư liệu. |
Việc Nguyễn Văn Thiệu cuối cùng buộc phải chấp nhận văn bản Hiệp định Paris không thay đổi theo hướng có lợi cho Mỹ cho thấy các đòn của Linebecker II là vô ích. Vì thế, Linebacker II không thể là ví dụ cho một sự ép buộc thành công, dù rằng cuộc ném bom có đặt cọc được cho vài mục tiêu của Mỹ thuộc dạng sản phẩm phụ đi nữa.
Vì sao Hà Nội lại không chịu chấp nhận những thay đổi do Mỹ đề xuất trong hiệp định? Câu trả lời thuộc về thực tiễn, như đã nêu ở chương 3 của công trình này, là Việt Nam DCCH tin tưởng rằng họ sẽ đứng vững được trước các chiến dịch ném bom của Mỹ, trong khi đó, Quốc hội Mỹ muốn cắt các khoản tài trợ cho cuộc chiến tranh Việt Nam sớm nhất có thể. Nói cách khác, Hà Nội đã không xem trọng đe dọa của Mỹ về việc sẽ tiếp tục không kích quy mô lớn. Điều này là một thất bại rõ ràng về thành tố “độ tin cậy” trong chiến dịch Linebacker II. Trong khi lợi ích của mình bộc lộ rõ ràng, Mỹ vẫn không có được thành tố tiên quyết bảo đảm cho một tín nhiệm vững chắc, đó là hành động chiến tranh có hiệu quả. Tới ngưỡng năm 1973 ấy, cả thế giới thấy rõ, Mỹ đang tìm cách thoát ra khỏi tình thế của mình tại Việt Nam bằng mọi phương cách có thể, nên những đe dọa rằng sẽ đánh phá trở lại, đánh phá dài ngày càng khó có trọng lượng.
Hoa Kỳ đã bộc lộ một cách yếu kém về năng lực khi không có khả năng dấn lên một cách có hiệu quả đến mức làm tổn thương được ý chí của Việt Nam DCCH. Trong sách “Ném bom để giành thắng lợi” (NXB Cornell University Press, 1996), tác giả Robert Pape cho rằng: “Mục đích của Linebacker II là hủy hoại khả năng chiến đấu của miền Bắc trong thực hiện chiến lược chiến tranh quy ước của họ nhằm đè bẹp quân lực Việt Nam cộng hòa”. Thực ra với những bằng chứng, gồm cả những gì các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ nói vào năm 1972 cũng như viết trong hồi ký của họ, mục tiêu trọng tâm của Linebacker II lại là thuyết phục Hà Nội nên tiếp nhận những thay đổi quan trọng trong Hiệp định Paris hơn là để cho công dân và quân nhân của mình phải chịu những cuộc ném bom tiếp theo. Linebacker II không những đã không thể thuyết phục được Hà Nội thay đổi lập trường, trái lại nó trở thành một “bộ tiếp điện”, khuyến khích ý chí chiến đấu của Việt Nam DCCH. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ đã chọn sai phương pháp để tác động lên tinh thần chiến đấu của đối phương. Chọn đúng phương pháp để gây áp lực là thành tố căn bản cho sự thành công trong lĩnh vực thể hiện năng lực gây sức ép, và với phạm trù này, Hoa Kỳ đã thất bại trong tháng Chạp năm 1972.
Như vậy, Hoa Kỳ đã thất bại, cả trong vấn đề độ tin cậy lẫn trong vấn đề năng lực, do đã không chọn được các phương tiện có hiệu quả để tạo ảnh hưởng tiêu cực lên ý chí chiến đấu của đối phương. Điều đáng nhận thức được nhất trong những yếu kém này là, lẽ ra các nhà hoạch định chiến lược Hoa Kỳ phải dự đoán được chúng với một tầm nhìn xa hơn. Bài học thiết yếu phải rút ra từ Linebacker II và các hậu họa của nó là các nhà hoạch định cả trong lĩnh vực chính trị và quân sự cần phải chắc chắn được rằng, tất cả ba yếu tố của tạo sức ép, tức là năng lực, độ tin cậy và sự rõ ràng của mục đích phải phối hợp được với nhau mới dẫn tới thành công. Chỉ cần một trong ba thành tố trên “lạc nước” là chiến lược tổng thể sẽ đổ bể.
LÊ ĐỖ HUY (trích dịch)
Chiến dịch Linebacker II nhìn từ hai phía
TPO - Chiến dịch Linebacker II chỉ diễn ra trong vòng 12 ngày đêm, nhưng
để lại những đánh giá rất khác nhau trong các tài liệu tổng kết và
nghiên cứu của các bên. Đó là ý kiến của Thiếu tướng, TS Lê Văn Ngọc,
Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ).
Đưa các tổ bay vào chỗ chết?
Theo đó, từ phía Mỹ, một số tướng lĩnh, phi công và các nhà nghiên cứu cho rằng, chiến dịch đã đạt được mục tiêu chiến lược. Thậm chí có nhà phân tích ca ngợi cách điều hành chiến dịch của Tổng thống Ních-xơn khiến chính quyền Hà Nội phải ngồi vào bàn đàm phán để ký Hiệp định Paris.
Đầu năm 1973, chỉ vài tháng sau khi kết thúc chiến dịch, Bộ Chỉ huy Không quân chiến lược đã tiến hành nghiên cứu tổng kết về công tác điều hành và chiến thuật của Chiến dịch Linebacker II. Để phục vụ công tác nghiên cứu, ngay sau chiến dịch, Bộ chỉ huy Không quân chiến lược đã cho thu thập các ảnh chụp từ máy bay SR-71 và các máy bay không người lái về hiệu quả các đợt ném bom vào các mục tiêu của chiến dịch.
Một kết quả không mấy lạc quan là các số liệu tổng hợp cho thấy, xác suất trúng mục tiêu của các đợt ném bom không được như dự kiến. Mặc dù kết quả không được công bố rộng rãi, nhưng có các ý kiến phê phán cách điều hành máy móc chiến thuật của chiến dịch, khi đội hình tấn công trong ba đêm đầu tiên bay vào theo một đường thẳng, tiến vào cùng một hướng, cách tiếp cận mục tiêu cũng giống nhau, hướng cơ động sau khi ném bom là giống nhau và giãn cách 4 giờ sau mỗi đợt ném bom là giống nhau.
Ngoài ra, cách sử dụng hành lang nhiễu cũng kém hiệu quả, do hành lang này quá hẹp và gió đã thổi bay khá nhiều. Thậm chí, có tác giả tỏ ra hoài nghi về việc lựa chọn 8 mục tiêu chiến lược mà Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược lựa chọn chưa đúng tầm các mục tiêu mang ý nghĩa chiến lược của một chiến dịch mang ý nghĩa quyết định cho toàn bộ cuộc chiến như Chiến dịch Linebacker II.
Theo đó, từ phía Mỹ, một số tướng lĩnh, phi công và các nhà nghiên cứu cho rằng, chiến dịch đã đạt được mục tiêu chiến lược. Thậm chí có nhà phân tích ca ngợi cách điều hành chiến dịch của Tổng thống Ních-xơn khiến chính quyền Hà Nội phải ngồi vào bàn đàm phán để ký Hiệp định Paris.
Đầu năm 1973, chỉ vài tháng sau khi kết thúc chiến dịch, Bộ Chỉ huy Không quân chiến lược đã tiến hành nghiên cứu tổng kết về công tác điều hành và chiến thuật của Chiến dịch Linebacker II. Để phục vụ công tác nghiên cứu, ngay sau chiến dịch, Bộ chỉ huy Không quân chiến lược đã cho thu thập các ảnh chụp từ máy bay SR-71 và các máy bay không người lái về hiệu quả các đợt ném bom vào các mục tiêu của chiến dịch.
Một kết quả không mấy lạc quan là các số liệu tổng hợp cho thấy, xác suất trúng mục tiêu của các đợt ném bom không được như dự kiến. Mặc dù kết quả không được công bố rộng rãi, nhưng có các ý kiến phê phán cách điều hành máy móc chiến thuật của chiến dịch, khi đội hình tấn công trong ba đêm đầu tiên bay vào theo một đường thẳng, tiến vào cùng một hướng, cách tiếp cận mục tiêu cũng giống nhau, hướng cơ động sau khi ném bom là giống nhau và giãn cách 4 giờ sau mỗi đợt ném bom là giống nhau.
Ngoài ra, cách sử dụng hành lang nhiễu cũng kém hiệu quả, do hành lang này quá hẹp và gió đã thổi bay khá nhiều. Thậm chí, có tác giả tỏ ra hoài nghi về việc lựa chọn 8 mục tiêu chiến lược mà Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược lựa chọn chưa đúng tầm các mục tiêu mang ý nghĩa chiến lược của một chiến dịch mang ý nghĩa quyết định cho toàn bộ cuộc chiến như Chiến dịch Linebacker II.
Một số tác giả Mỹ cho rằng, nhiều sĩ quan của Bộ Chỉ
huy Không quân chiến lược đặt tại căn cứ Offutt AFB, Omaha-Nebraska
khởi thảo ra kế hoạch của chiến dịch, nhưng chưa bao giờ tham gia không
chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, nhiều ý kiến của các phi công từ
các căn cứ Andersen, Guam và Utapao, Thái Lan đã không được tiếp thu.
Một số tác giả cho rằng, hành động từ chối bay có thể có hai lý do:
Thứ nhất, có thể là lý do đạo đức, tâm trạng lo sợ và phản đối cuộc ném
bom xuống Hà Nội. Thứ hai, có thể họ bày tỏ thái độ không hài lòng với
cách điều hành chiến thuật của Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược và cho
rằng các nhiệm vụ này đưa các tổ bay vào chỗ chết.
Chiến dịch Linebacker II là một trong những chiến dịch quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược trong việc tìm lối thoát cho cuộc chiến ở Việt Nam của Mỹ. Về mục tiêu và tính chất, Không quân và Hải quân Mỹ đánh rất ác liệt vào các mục tiêu ở Hà Nội và Hải Phòng, có cả những mục tiêu dân sự như các khu dân cư, bệnh viện, trường học…, với mục đích tạo ra sự thay đổi tương quan lực lượng có tính chiến lược hòng gây sức ép mạnh nhất buộc Bắc Việt Nam phải đàm phán hòa bình theo các điều kiện do Mỹ đặt ra; đồng thời, tiếp tục đánh phá tiềm lực kinh tế và quốc phòng của miền Bắc, ngăn chặn chi viện cho miền Nam.
Về công tác điều hành Chiến dịch Linebacker II, một số tác giả Mỹ đã khái quát các nguyên tắc trong điều hành bao gồm: Một, nguyên tắc tính mục đích; hai, nguyên tắc tấn công; ba, nguyên tắc tập trung hỏa lực; bốn, nguyên tắc hiệu quả; năm, nguyên tắc chỉ huy thống nhất; sáu, nguyên tắc linh hoạt và bảy, nguyên tắc bất ngờ.
Chiến dịch Linebacker II là một trong những chiến dịch quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược trong việc tìm lối thoát cho cuộc chiến ở Việt Nam của Mỹ. Về mục tiêu và tính chất, Không quân và Hải quân Mỹ đánh rất ác liệt vào các mục tiêu ở Hà Nội và Hải Phòng, có cả những mục tiêu dân sự như các khu dân cư, bệnh viện, trường học…, với mục đích tạo ra sự thay đổi tương quan lực lượng có tính chiến lược hòng gây sức ép mạnh nhất buộc Bắc Việt Nam phải đàm phán hòa bình theo các điều kiện do Mỹ đặt ra; đồng thời, tiếp tục đánh phá tiềm lực kinh tế và quốc phòng của miền Bắc, ngăn chặn chi viện cho miền Nam.
Về công tác điều hành Chiến dịch Linebacker II, một số tác giả Mỹ đã khái quát các nguyên tắc trong điều hành bao gồm: Một, nguyên tắc tính mục đích; hai, nguyên tắc tấn công; ba, nguyên tắc tập trung hỏa lực; bốn, nguyên tắc hiệu quả; năm, nguyên tắc chỉ huy thống nhất; sáu, nguyên tắc linh hoạt và bảy, nguyên tắc bất ngờ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích Mỹ cũng như các nhà nghiên cứu lịch sử
quân sự của Liên Xô và Việt Nam đã cho rằng, nhiều điểm trong các
nguyên tắc trên chưa được tuân thủ. Ví dụ như nguyên tắc chỉ huy thống
nhất chưa được tuân thủ khi có đến ba cơ quan chỉ huy riêng rẽ điều hành
chiến dịch. Nguyên tắc bất ngờ cũng không đạt được, khi nhiều đêm liên
tiếp không thay đổi chiến thuật, đường bay, cách ném bom và hướng thoát
ly. Một số tác giả còn phân tích cách sử dụng các thiết bị tác chiến
điện tử, thời điểm thả nhiễu sớm đã bị gió thổi đi và bị hệ thống rađa
của Việt Nam phát hiện để phán đoán hướng vào và thời điểm xuất hiện của
máy bay B-52.
Việt Nam đã phóng bao nhiêu quả tên lửa?
Theo Thiếu tướng Lê Văn Ngọc, trong 12 ngày đêm, Không quân Mỹ đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng với 795 lần xuất kích nhưng chỉ có 729 lần chiếc bay được đến mục tiêu. Các máy bay B-52 đã trút 15.287 tấn bom vào 34 mục tiêu. Phá hủy hoặc gây hỏng nặng 1.600 cơ sở quân sự và công nghiệp. Cùng với các máy bay B-52, các máy bay chiến thuật của Không quân và Hải quân Mỹ đã xuất kích 1.041 lần chiếc ban ngày và 1.082 lần chiếc ban đêm (các số liệu này do phía Mỹ đưa ra).
Việt Nam đã phóng bao nhiêu quả tên lửa?
Theo Thiếu tướng Lê Văn Ngọc, trong 12 ngày đêm, Không quân Mỹ đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng với 795 lần xuất kích nhưng chỉ có 729 lần chiếc bay được đến mục tiêu. Các máy bay B-52 đã trút 15.287 tấn bom vào 34 mục tiêu. Phá hủy hoặc gây hỏng nặng 1.600 cơ sở quân sự và công nghiệp. Cùng với các máy bay B-52, các máy bay chiến thuật của Không quân và Hải quân Mỹ đã xuất kích 1.041 lần chiếc ban ngày và 1.082 lần chiếc ban đêm (các số liệu này do phía Mỹ đưa ra).
Trong 12 ngày đêm của chiến dịch, theo ước tính của phía Mỹ có
khoảng 884 đến 1.285 quả tên lửa SAM-2 đã được phía Bắc Việt Nam phóng
lên, trong đó chỉ có 24 quả trúng mục tiêu (tỷ lệ bắn trúng là 2,7%).
Phía Mỹ thừa nhận có 15 chiếc B-52 bị bắn hạ, 3 chiếc bị thương nặng, 6
chiếc bị thương nhẹ.
Mặc dù tỷ lệ rơi B-52 như vậy là thấp hơn dự đoán của nhiều chuyên
gia (1,89%), nhưng đây cũng là tổn thất khá lớn của Không quân Mỹ, đó
là một cái giá quá đắt. Theo thống kê của một số tác giả Mỹ, trong 12
ngày đêm, chỉ có 27 lần chiếc MiG xuất kích đánh B-52, số liệu này gần
trùng với số liệu của phía Việt Nam. Về cường độ, trong 12 ngày đêm,
Không quân và Hải quân Mỹ hoạt động mỗi ngày và đêm trung bình 3 ÷ 4
đợt, gồm 300 ÷ 400 lần chiếc, cao nhất 465 lần chiếc. Riêng B-52 hoạt
động trung bình 70 ÷ 80 lần chiếc, ngày cao nhất 105 lần chiếc (đêm
26/12/1972).
Một trong những câu hỏi mà được nhiều chuyên gia và các nhà báo vẫn
hay đặt ra là trong 12 ngày đêm của chiến dịch, phía Bắc Việt Nam đã
phóng lên bao nhiêu quả tên lửa? Đã có nhiều con số được đưa ra, nhưng
nói chung người Mỹ nói có khoảng từ 800 ÷ 1.000 quả, còn phía Việt Nam
nói đã phóng 134 lần với 239 quả. Mặc dù con số do hai phía đưa ra có
khác nhau, nhưng rất thú vị là một số phi công máy bay U-2 và RC-135 và
một số nhà báo lại thiên về con số do phía Việt Nam đưa ra.
Một số nhà phân tích đặt ra vấn đề, tại sao Mỹ có vũ khí hiện đại và hệ thống tình báo “siêu việt” nhất thế giới mà lại không biết trong kho Bắc Việt Nam còn lại bao nhiêu quả tên lửa? Tại sao Mỹ không đánh tiếp vài ngày nữa? Trả lời câu hỏi này có lẽ phải lập luận cả khía cạnh chính trị và quân sự. Về khía cạnh chính trị, chắc người ta sẽ phải tìm đến các tài liệu tuyệt mật về kết quả của các cuộc đàm phán Mỹ - Xô và Mỹ - Trung Quốc mới có thể có được câu trả lời chính xác. Đồng thời, chắc Ních-xơn cũng không muốn kéo dài đến thời điểm Quốc hội Mỹ quay lại làm việc sau kỳ nghỉ Noel. Đến ngày 26/12/1972 (theo giờ Washington) phía Mỹ đã điện cho Việt Nam đề nghị nối lại các cuộc đàm phán hai bên đã thỏa thuận, các cuộc gặp sẽ diễn ra vào ngày 08/01/1973.
Một số nhà phân tích đặt ra vấn đề, tại sao Mỹ có vũ khí hiện đại và hệ thống tình báo “siêu việt” nhất thế giới mà lại không biết trong kho Bắc Việt Nam còn lại bao nhiêu quả tên lửa? Tại sao Mỹ không đánh tiếp vài ngày nữa? Trả lời câu hỏi này có lẽ phải lập luận cả khía cạnh chính trị và quân sự. Về khía cạnh chính trị, chắc người ta sẽ phải tìm đến các tài liệu tuyệt mật về kết quả của các cuộc đàm phán Mỹ - Xô và Mỹ - Trung Quốc mới có thể có được câu trả lời chính xác. Đồng thời, chắc Ních-xơn cũng không muốn kéo dài đến thời điểm Quốc hội Mỹ quay lại làm việc sau kỳ nghỉ Noel. Đến ngày 26/12/1972 (theo giờ Washington) phía Mỹ đã điện cho Việt Nam đề nghị nối lại các cuộc đàm phán hai bên đã thỏa thuận, các cuộc gặp sẽ diễn ra vào ngày 08/01/1973.
Về phía ta, mặc dù một số tác giả Mỹ đánh giá khác nhau về kết quả
của chiến dịch, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là chiến thắng
của quân và dân miền Bắc trong chiến dịch phòng không 12 ngày đêm đã góp
phần quyết định buộc Mỹ phải từ bỏ dã tâm dùng B-52 hủy diệt Hà Nội,
Hải Phòng và gây sức ép lên phía Việt Nam trên bàn đàm phán. Mỹ buộc
phải ký Hiệp định Paris với các điều khoản quan trọng nhất có lợi cho
phía Việt Nam như: Mỹ phải rút quân mà lực lượng quân giải phóng và các
đơn vị miền Bắc vẫn ở lại miền Nam Việt Nam, tạo tiền đề cho Đại thắng
mùa Xuân năm 1975.
Đúng như nhận định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Nếu số lượng B-52 bị rơi từ 1 ÷ 2% thì Mỹ vẫn chịu được, nếu số lượng B-52 rơi từ 6 ÷ 7% thì Nhà Trắng sẽ rung chuyển, nếu tỷ lệ B-52 rơi trên 10% thì Mỹ sẽ chịu thua”. Khi kết thúc chiến dịch, số lượng máy bay B-52 bị lực lượng Phòng không và Không quân Việt Nam bắn rơi là 34 trên tổng số 193 chiếc mà Mỹ huy động (tỷ lệ tổn thất là 17,6%). Đúng như tiên đoán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nước Mỹ đã rung động và buộc phải chấm dứt ném bom, ngồi vào bàn đàm phán để ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Đúng như nhận định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Nếu số lượng B-52 bị rơi từ 1 ÷ 2% thì Mỹ vẫn chịu được, nếu số lượng B-52 rơi từ 6 ÷ 7% thì Nhà Trắng sẽ rung chuyển, nếu tỷ lệ B-52 rơi trên 10% thì Mỹ sẽ chịu thua”. Khi kết thúc chiến dịch, số lượng máy bay B-52 bị lực lượng Phòng không và Không quân Việt Nam bắn rơi là 34 trên tổng số 193 chiếc mà Mỹ huy động (tỷ lệ tổn thất là 17,6%). Đúng như tiên đoán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nước Mỹ đã rung động và buộc phải chấm dứt ném bom, ngồi vào bàn đàm phán để ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
"Trong chiến tranh giữa một nước lớn phát triển với một nước nhỏ chưa phát triển, phía nước lớn rất khó thừa nhận bị thất bại, cho nên các con số thống kê có khác nhau, đó là điều không tránh khỏi.
Chiến tranh đã lùi xa, rất khó và có lẽ không cần thiết phải tranh luận về những con số tuyệt đối. Tuy nhiên, chiến thắng của quân và dân miền Bắc Việt Nam mà nòng cốt là lực lượng của Quân chủng PK-KQ trong chiến dịch phòng không 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 trên bầu trời Hà Nội là không phải bàn cãi. Nó đã được cả thế giới gọi là trận “Điện Biên Phủ” trên bầu trời Hà Nội".
Thiếu tướng Lê Văn Ngọc
Nhận xét
Đăng nhận xét