Chuyển đến nội dung chính

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 104 (Bạch tuộc)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

                                                     Khám phá thế giới : Bạch tuộc

Bạch tuộc có trí thông minh

Bạch tuộc là loài thông minh nhất trong số các loài động vật thân mềm, chúng có cả trí nhớ và hành động theo ý thức chứ không chỉ bản năng.


Một con bạch tuộc khổng lồ ở Thái Bình Dương. Ảnh: National Geographic.
Loài bạch tuộc khổng lồ ở phía bắc Thái Bình Dương. Ảnh: National Geographic.
Trên thế giới có có khoảng 300 loài bạch tuộc và chúng sinh sống ở mọi đại dương. Bạch tuộc chiếm hơn 2/3 tổng số động vật thân mềm.
Bạch tuộc không có xương bên trong và vỏ bảo vệ bên ngoài. Chúng có 8 xúc tu.
Những con bạch tuộc đực chỉ sống thêm vài tháng sau khi giao phối. Mỗi con bạch tuộc cái đẻ từ 40.000 trứng trở lên (tùy theo loài). Chúng không ăn trong suốt thời gian chăm sóc và bảo vệ ổ trứng. Sau khi trứng nở những con bạch tuộc cái sẽ chết.
Nhiều truyền thuyết và chuyện cổ tích cho rằng bạch tuộc rất hung dữ và có thể ăn thịt người hay phá hoại tàu, thuyền. Tuy nhiên phần lớn những câu chuyện đó đều phản ánh sai sự thật.
Con bạch tuộc to nhất thế giới mà con người từng nhìn thấy có trọng lượng 135 kg và tổng chiều dài của hai xúc tu đối diện nhau vào khoảng 10 m.
Thị lực của bạch tuộc rất phát triển và cơ quan vị giác, xúc giác của chúng cũng khá phức tạp. Tuy nhiên chúng không có khả năng nghe.
Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn ngủi. Đa số có tuổi thọ trung bình là 2 năm, song có loài chỉ sống được 6 tháng. Loài bạch tuộc khổng lồ ở phía bắc Thái Bình Dương có thể sống tới 5 năm trong những điều kiện lý tưởng.
Nhát cắn của bạch tuộc có thể khiến con mồi tê liệt vì chất độc.
Máu của bạch tuộc có màu xanh dương. Chúng có tới ba trái tim. Một trái tim bơm máu đi khắp cơ thể còn hai tim kia bơm máu xuyên qua mang.
Loài bạch tuộc rất thông minh. Nhiều thử nghiệm cho thấy chúng có cả trí nhớ dài hạn và ngắn hạn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chúng thực hiện các hành động theo ý thức. Bạch tuộc có thể tìm đường ra khỏi mê cung, phân biệt các hình khối, bắt chước hành vi của loài khác, học trò chơi.
Một số loài bạch tuộc có thể khả năng tự làm đứt tua để thoát hiểm khi gặp kẻ thù.
Với những tế bào da có khả năng đổi màu, bạch tuộc có thể thay đổi màu sắc cơ thể liên tục để ngụy trang cho phù hợp với môi trường xung quanh. Chúng cũng có thể "cải trang" thành những con vật nguy hiểm - chẳng hạn như rắn biển - để dọa kẻ thù.
Minh Long (theo thejunglestore,answers.com.)

Thiên tài của đại dương? Hãy gọi tên bạch tuộc nhé

Hà Thu |

Thiên tài của đại dương? Hãy gọi tên bạch tuộc nhé

Nhắc đến trí thông minh của các loài động vật sống dưới đại dương, người ta thường nghĩ tới cá heo hoặc cá voi. Tuy nhiên còn một loài sinh vật biển nữa cũng có chỉ số IQ đáng nể, đó là bạch tuộc.

Vào năm 2016, cuộc đào tẩu của một chú bạch tuộc trong thủy cung tại New York đã làm các nhà khoa học vô cùng bất ngờ.
Lợi dụng việc nhân viên quên không đóng nắp bể chứa, bạch tuộc đã tự minh leo ra khỏi bể, đi qua một căn phòng tới miệng cống đang mở, rồi tự ép mình di chuyển trong một đường ống dài 50m để trở về với đại dương.
Cuộc đào tẩu thành công của chú bạch tuộc năm đó là minh chứng cho trí thông minh tuyệt vời của loài sinh vật này.
1. Biết sử dụng công cụ
Jennifer Mather – một nhà sinh vật học tại ĐH Lethbridge, Canada đã quan sát thấy một hiện tượng khá thú vị. Để đảm bảo an toàn cho tổ của mình, bạch tuộc tự mình di chuyển các tảng đá gần đó để tạo ra một hàng rào xung quanh nơi trú ẩn, sau đó mới an tâm chìm vào giấc ngủ.
Điều này chứng tỏ chúng có khả năng dự đoán những khả năng trong tương lai và từ đó tự lập ra kế hoạch cho mình.
Thiên tài của đại dương? Hãy gọi tên bạch tuộc nhé - Ảnh 1.
Bạch tuộc biết xây tổ bằng vỏ sò
Việc chúng sử dụng đá để xây tường có thể được coi là khả năng sử dụng công cụ. Tuy nhiên, điều này vẫn còn gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng đó chỉ là hành động mang tính bản năng.
Đến năm 2009, một số nhà khoa học tại bảo tàng Melbourne (Úc) đã quan sát thấy nhiều con bạch tuộc đào vỏ dừa từ dưới đáy đại dương, rồi sắp xếp và di chuyển chúng trên quãng đường dài 20m để xây chỗ trú ẩn cho mình.
Đây có vẻ như là một bằng chứng thuyết phục, hơn cho thấy rằng loài sinh vật này có thể sử dụng công cụ để phục vụ cho cuộc sống của mình.
2. Biết chơi đùa
Chỉ những loài động vật có nhận thức cao mới có khả năng chơi đùa, và có nhiều khả năng bạch tuộc thuộc một trong số đó. Jennifer Mather cùng các cộng sự của mình đã thực hiện một thí nghiệm để chứng minh điều này.
Thiên tài của đại dương? Hãy gọi tên bạch tuộc nhé - Ảnh 2.
Họ đặt 8 con bạch tuộc loại lớn vào trong một bể nước, và cho chúng một vài chai lọ nhựa rỗng. Ban đầu, chúng cho những chai này lên miệng để kiểm tra xem đó có phải thức ăn không, rồi sau đó vứt đi.
Tuy nhiên, sau khi lặp đi lặp lại thí nghiệm này, 2 trong số 8 con bạch tuộc trên bắt đầu thổi các tia nước vào bên trong chai trước khi ném. Dòng nước đưa những chai nước ấy văng ngược trở lại về phía con bạch tuộc, rồi chúng lại tiếp tục chơi đùa.
3. Có cá tính riêng
Các nhà khoa học tin rằng mỗi con bạch tuộc đều mang một cá tính riêng.
Điều này cũng được chứng minh qua một thí nghiệm, trong đó người ta nhốt 44 con bạch tuộc vào một thùng chứa. Trong suốt hai tuần, mỗi ngày họ tương tác bằng cách chạm nhẹ vào chúng bằng bàn chải thí nghiệm, và cho chúng những con cua ngon cho bữa tối.
Kết quả là có tới 19 phản ứng khác nhau được ghi nhận. Có con phản ứng một cách bị động, nhưng cũng có con chủ động và tò mò hơn. Điều này chứng tỏ bạch tuộc có những cảm xúc và hành động khác nhau dựa theo tính cách của từng cá thể.
Các nhà nghiên cứu thậm chí còn đưa ra giả thuyết rằng bạch tuộc còn di truyền lại tính cách của chúng cho thế hệ sau.
4. Bậc thầy ngụy trang
Một số loài bạch tuộc còn có thể thay đổi màu sắc, hình dáng, và thậm chí cả chuyển động để đánh lừa những kẻ săn mồi. Nghiên cứu cho thấy chúng có thể bắt chước ít nhất 15 loài khác nhau.
Thiên tài của đại dương? Hãy gọi tên bạch tuộc nhé - Ảnh 3.
5. Biết tư duy giải quyết vấn đề
Bạch tuộc có thể tự nghĩ ra những phương pháp khác nhau để đạt được mục đích, và nếu cách này thất bại thì chúng sẽ áp dụng một kế hoạch khác. Điều này trở thành một lợi thế rất lớn mỗi khi chúng đi săn mồi.
6. Biết ghi nhớ và học hỏi
Trong một thí nghiệm nhỏ, người ta đặt hai con bạch tuộc vào một mê cung. Sau 5 lần tìm đường thoát ra, những con bạch tuộc có thể dễ dàng vượt qua mê cung mà không gặp bất cứ trở ngại gì.
Thiên tài của đại dương? Hãy gọi tên bạch tuộc nhé - Ảnh 4.
Điều này cho thấy chúng có khả năng ghi nhớ đường đi và áp dụng chúng vào những hoàn cảnh cần thiết.
7. Và bộ não của chúng cũng có nhiều điểm chung với con người
Cấu tạo bộ não của bạch tuộc cũng khá phức tạp. Chúng có tầm nhìn tương tự con người khi hai mắt bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
Đặc điểm này thường thấy ở những sinh vật cao cấp mà hai nửa não bộ đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau. Nó cũng có liên quan và bổ trợ cho chức năng ngôn ngữ.
Thiên tài của đại dương? Hãy gọi tên bạch tuộc nhé - Ảnh 6.
Chúng cũng lưu trữ kí ức theo cách tương tự như con người, do vậy kí ức tồn tại lâu hơn và sự liên kết giữa các tế bào não cũng được tăng cường.
Hơn 1 nửa trong số 500 triệu tế bào thần kinh của bạch tuộc nằm trong các chân của nó. Điều này có nghĩa là 8 chân có thể hành động độc lập hoặc phối hợp với nhau dễ dàng.
Nói cách khác, không giống con người sử dụng não bộ làm trung khu thần kinh, thì trí thông minh của bạch tuộc được chia nhỏ trên một mạng lưới rộng hơn gần giống như Internet.
Tham khảo: BBC
 
Bạch tuộc có thể là sinh vật ngoài hành tinh

Bí mật đen tối ít người biết của loài bạch tuộc nay đã được khoa học khám phá

J.D |

Bí mật đen tối ít người biết của loài bạch tuộc nay đã được khoa học khám phá

Bạch tuộc có thói quen sinh sản cực kỳ đáng sợ. Và bí mật đằng sau đó thì chỉ mới được khám phá qua nghiên cứu mới đây.

Nếu không tính đến loài người, bạch tuộc là một trong những sinh vật thông minh nhất hành tinh này, thậm chí vượt qua cả cá heo và tinh tinh. Cộng thêm khả năng biến đổi màu da theo môi trường một cách tài tình, bạch tuộc đã luôn là chủ đề nghiên cứu hết sức thú vị đối với khoa học.
Có điều, ít ai biết rằng loài vật này đang ẩn chứa một bí mật có phần đáng sợ, liên quan đến quá trình sinh sản của chúng.
Chuyện là bạch tuộc có quy trình sinh nở hết sức cực đoan. Sau khi đẻ trứng, chúng tự bỏ đói bản thân và chết đi ngay ở thời điểm trứng nở - tất cả là để bảo vệ tổ trứng. Bạn đời của chúng cũng chung số phận, chết ngay từ lúc giao phối do bị bạch tuộc cái tấn công và ăn thịt.
Trong môi trường nuôi nhốt, quá trình này còn bị đẩy nhanh hơn. Một số bạch tuộc cái còn tự xé xác, hoặc tự gặm nát xúc tu của bản thân.
Nhưng tại sao lại phải cực đoan đến như thế? Câu trả lời chỉ mới được tìm ra bởi các chuyên gia từ Khoa Y ĐH Chicago. Họ đã xác định được cơ chế sinh học đằng sau câu chuyện này.  Cụ thể, các thí nghiệm về di truyền đã chỉ ra rằng mọi chuyện đến từ bộ phận giống như tuyến yên ở người, nhưng ở trên cơ thể của bạch tuộc.
Bí mật đen tối ít người biết của loài bạch tuộc nay đã được khoa học khám phá - Ảnh 1.
Bạch tuộc sau khi đẻ trứng sẽ tự bỏ đói bản thân
Trên thực tế thì từ năm 1977, chuyên gia sinh học Jerome Wodinsky từ ĐH Brandeis (Mỹ) đã chứng minh rằng nếu loại bỏ dây thần kinh thị giác của bạch tuộc cái sẽ khiến chúng từ bỏ tổ trứng, tiếp tục đi săn, và thậm chí là tìm cách kết đôi trở lại.
Tuyến yên được đặt ngay dưới các dây thần kinh thị giác, nên loại bỏ thị giác cũng đồng nghĩa với loại tuyến yên. Và với nghiên cứu lần này, các chuyên gia đã sử dụng công cụ hiện đại hơn để xác định chính xác đâu là tín hiệu gây nên cơ chế này.
"Chúng tôi đang muốn đưa những nghiên cứu về bạch tuộc đến với thế kỷ 21," - trích lời trưởng nhóm nghiên cứu Z. Yan Wang.
"Thực sự rất phấn khích, vì đây là lần đầu tiên chúng ta có thể xác định được cơ chế gây ra các hành vi cực đoan của bạch tuộc, mà theo tôi thì đó là mục tiêu chung của các nhà nghiên cứu về khoa học thần kinh."
Bí mật đen tối ít người biết của loài bạch tuộc nay đã được khoa học khám phá - Ảnh 2.
Vào năm 2015, nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công bộ gene của bạch tuộc, nên lần này họ quyết định tìm hiểu về quá trình sinh sản của chúng trong môi trường nuôi nhốt.
Về cơ bản, bạch tuộc cái khi chưa kết đôi là những kẻ săn mồi thượng thừa. Nhưng khi đẻ trứng, chúng làm mọi cách để ở lại trông tổ, không đi bất kỳ đâu. Sau khoảng 4 ngày, bạch tuộc không ăn gì nữa, sức khỏe của chúng sẽ cũng giảm xuống.
Đến ngày thứ 8, mọi thứ trở nên cực đoan hơn. Chúng rời tổ nhưng không phải để đi săn, mà liên tục lao đầu vào thành bể. Da của chúng cũng nhợt nhạt hơn vì không đủ dưỡng chất, trong khi cơ bắp thì teo tóp.
"Quả thực trông rất kinh khủng khi quan sát trong phòng thí nghiệm. Một hành vi quá sức kỳ lạ," - Wang cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập các tuyến thị giác của bạch tuộc trong từng giai đoạn để phân tích ARN. Kết quả cho thấy những con bạch tuộc chưa kết đôi có nồng độ neuropeptide rất cao. Còn sau đó, nồng độ ấy giảm xuống thảm hại.
Neuropeptide là protein dùng để giao tiếp giữa các neuron thần kinh. Đồng thời, loại gene sản sinh catecholamine - một dạng chất truyền dẫn thần kinh có liên quan đến hệ trao đổi chất - thì lại tăng đột biến. Theo các chuyên gia, có thể chính 2 yếu tố này đã khiến bạch tuộc không còn muốn tốn năng lượng đi tìm con mồi nữa.
Đó là cơ chế gây ra hành vi sinh sản cực đoan của bạch tuộc. Vậy còn mục đích thì sao?
Về điều này thì khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Nhưng theo Wang, đây có thể là một cơ chế tiến hóa khá thú vị, nhằm ngăn không cho chính bản thân bạch tuộc ăn thịt con của chúng (bạch tuộc là một trong những loài có hành vi săn đồng loại). Và nếu đứng ở phương diện này, hành vi của bạch tuộc có thể cũng không quá đen tối như chúng ta tưởng.
"Con người sẽ thấy hành động này cực đoan, vì chúng ta sinh sản nhiều hơn 1 lần trong đời. Nhưng với những loài sống chỉ để lưu truyền bộ gene, thì mọi chuyện trở nên hết sức bình thường."
Tham khảo: Daily Mail, Telegraph
theo Helino

Bạch tuộc uống thuốc lắc có phản ứng giống người

H.K |

Bạch tuộc uống thuốc lắc có phản ứng giống người

Trong một nghiên cứu khá kỳ quặc nhưng gây chấn động do Tiến sĩ Gül Dölen thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) tiến hành, các nhà khoa học đã cho các bạch tuộc “thưởng thức” thuốc lắc MDMA và xem phản ứng của chúng. Thật ngạc nhiên khi cuối cùng bạch tuộc cũng làm những việc giống hệt như con người.

Con người và bạch tuộc có vẻ ngoài hoàn toàn không giống nhau, và tất nhiên não của con người và bạch tuộc cũng chẳng giống não của bất kỳ loài động vật có vú nào, nhưng trong một nghiên cứu gần đây, chỉ cần thêm một loại thuốc thôi, chúng ta sẽ thấy chúng ta giống với loài động vật thủy sinh không xương sống 8 chân này hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ.
Đầu tiên, người ta cho những con bạch tuộc đực và cái tắm trong nước có chứa MDMA trong nửa giờ, rồi sau đó thả chúng vào một cái bể có nhiều ngăn. Trong đó, một số ngăn trống, và một ngăn thả một cái lồng chứa một con bạch tuộc đực (chưa được tắm thuốc lắc). Mọi sự bắt đầu trở nên thực sự kỳ lạ.
Thông thường, khi các con bạch tuộc “tỉnh táo” được thả vào bể thử nghiệm này, chúng thường tìm cách tránh những con bạch tuộc đực đơn độc. Chúng thường bỏ qua hoặc tránh tiếp xúc với những con bạch tuộc khác và hành động như thể chẳng quan tâm gì tới xung quanh.
Nhưng khi những con bạch tuộc “ngấm thuốc” bị bỏ trong bể, họ ngay lập tức chủ động tìm kiếm sự tiếp xúc vật lý với con đực đang bị nhốt.
Dölen cho biết: “Điều đó không phải là vấn đề thời gian, mà là định tính. Những con bạch tuộc có xu hướng ôm vào lồng và đặt miệng của chúng lên lồng. Điều này rất giống với cách con người phản ứng với MDMA, họ thường xuyên động chạm vào nhau ”.
"Loại thuốc tình yêu" dường như đang gây tác động lên bộ não của loài vật không xương sống rất giống với não bộ của con người.
Những hành vi được thể hiện cực kỳ rõ ràng trong các thí nghiệm và nghiên cứu này có thể giúp mở ra cánh cửa mới để hiểu cách động vật xã hội hóa và những gì ngăn cản hoặc thúc đẩy hành vi cảm giác trong thế giới động vật.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Current Biology.
theo Tiền Phong

Bạch tuộc có thật là đến từ vũ trụ? Hãy xem các chuyên gia nói gì về điều này

J.D |

Bạch tuộc có thật là đến từ vũ trụ? Hãy xem các chuyên gia nói gì về điều này

Có một nghiên cứu cho rằng bạch tuộc thực chất đến từ vũ trụ. Nhưng liệu điều đó có chính xác?

Gần đây, có một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Progress in Biophysics and Molecular Biology cho rằng bạch tuộc là sinh vật đến từ ngoài Trái đất .
Chính xác hơn, công trình nghiên cứu của 33 nhà sinh vật học danh tiếng đã cho rằng bạch tuộc ra đời từ cuộc hôn phối giữa động vật thân mềm ở Trái đất và sinh vật do sao Chổi mang xuống từ vũ trụ.
Nghiên cứu đã đưa ra những luận điểm nghe hết sức hợp lý. Và hợp lý hơn nữa là khi nhìn vào vẻ ngoài... kỳ cục, cũng như trí thông minh đặc biệt của bạch tuộc. Chúng khiến tất cả phải đặt ra nghi ngờ, rằng phải chăng bạch tuộc đúng thực là đến từ vũ trụ?
Nhưng rốt cục thì mọi chuyện thực sự là thế nào? Mới đây, các chuyên gia sinh học tại Đức đã đưa ra bình luận về nghiên cứu này.
"Đây không thể là ý tưởng nghiêm túc được" - trích lời Karin Moelling từ Viện di truyền phân tử Max Planck (Đức).
Theo Moelling, có một vài lý do khiến lý thuyết của nghiên cứu trở nên thực sự thuyết phục, như giả thuyết về các vật liệu sinh học từ ngoài vũ trụ được đưa đến Trái đất nhờ thiên thạch. Nhưng quan trọng nhất là "chẳng có bằng chứng nào cả." - Moelling khẳng định.
Cụ thể thì nghiên cứu ấy đã ngược dòng thời gian về hơn 500 triệu năm trước, hướng đến lý giải cho cái gọi là "vụ nổ Cambrian". Vụ nổ này đã khiến sự sống trên Trái đất bắt đầu tiến hóa, trở nên phức tạp và đa dạng hơn giống như sinh vật ngày nay. Kèm theo đó là lý thuyết Panspermia - ý tưởng cho rằng sự sống trên Trái đất đến từ vũ trụ.
Bạch tuộc có thật là đến từ vũ trụ? Hãy xem các chuyên gia nói gì về điều này - Ảnh 1.
Bạch tuộc có quá nhiều đặc điểm nổi trội
Với riêng trường hợp của bạch tuộc, nghiên cứu cho rằng chúng đột nhiên xuất hiện, lại mang bộ gene hết sức đặc biệt, không "đụng" với các loài thân mềm khác. Chúng cũng cực kỳ thông minh, ưu việt hơn so với họ hàng của chúng.
Và nghiên cứu đưa ra kết luận rằng bạch tuộc chính là các loài thân mềm "mượn" được gene từ vũ trụ để tiến hóa.
Kết luận có vấn đề
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất ở đây là theo lịch sử sinh học, các gene thần kinh của bạch tuộc mới chỉ tách ra khỏi họ hàng mực của chúng từ 135 triệu năm trước - tức là rất lâu sau vụ nổ Cambrian. 
Về tổng thể, Moelling và nhiều nhà khoa học khác cho rằng bộ gene của bạch tuộc không có gì quá đặc biệt. "Chúng tôi tìm thấy một số chuỗi gene khá cơ bản, cho thấy các loài thân mềm cũng không cần thiết phải phát triển các chuỗi gene này."
Nói cách khác, quá trình tiến hóa của bạch tuộc không có gì đặc biệt. Bộ gene của nó có liên hệ với mực và cả ốc anh vũ nữa. Và thực tế thì bộ gene của bạch tuộc cũng đã xuất hiện trên bản đồ gene sinh vật sống của Trái đất từ ít nhất 3,77 tỉ năm trước rồi, nên chẳng cần đến một bước đột phá gì từ ngoài Trái đất cả.
Bạch tuộc có thật là đến từ vũ trụ? Hãy xem các chuyên gia nói gì về điều này - Ảnh 2.
Một vấn đề khác có liên quan đến ý tưởng các thiên thạch mang gene đến Trái đất, ấy là hiện tại chúng ta có những bảo tàng thiên thạch tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Số mẫu vật thu thập được không phải là ít, thế nhưng chẳng có bằng chứng nào cho thấy thiên thạch có dấu vết sinh học trên đó cả.
Và cuối cùng, vụ nổ Cambrian từ 500 triệu năm trước thực chất có nhiều cách lý giải đơn giản hơn rất nhiều so với chuyện thiên thạch mang vật liệu sinh học xuống cho chúng ta. Có thể lấy ví dụ: nhờ vụ nổ ấy mà động vật phải di chuyển từ biển vào đất liền, dần tiến hóa để thở bằng phổi chẳng hạn.
"Đó là một nghiên cứu khá thú vị. Nhưng ý tưởng vi khuẩn, tế bào và các loài sinh vật sống hiện nay đều đến từ vũ trụ thì cần phải xem xét lại." - Moelling kết luận.
Tham khảo: Buzz Feed
theo Helino

Bạch tuộc là "con lai" của sinh vật ngoài hành tinh?

(NLĐO)- Công trình của 33 nhà sinh vật học danh tiếng khắp thế giới cho rằng bạch tuộc ra đời từ cuộc hôn phối giữa động vật thân mềm ở trái đất với sinh vật do sao chổi mang xuống từ vũ trụ.

Hơn 540 triệu năm trước, trái đất xuất hiện bước nhảy vọt tiến hóa bí ẩn mà các nhà khoa học gọi là "vụ nổ Cambrian". Trái đất với những sinh vật thô sơ đột nhiên bước vào giai đoạn đa dạng sinh học kỳ lạ, các nhóm động vật chính được biết đến ngày nay chủ yếu ra đời từ sự kiện đó.
Bạch tuộc là con lai của sinh vật ngoài hành tinh? - Ảnh 1.
Bạch tuộc được ra đời nhờ một sao chổi đem vật liệu sinh học xuống trái đất? - ảnh: THE AUSTRALIAN
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Progress in Biophysics and Molecular Biology, do 33 nhà khoa học danh tiếng đến từ nhiều viện trường khắp thế giới đã lý giải điều đó bằng lý thuyết panspermia. Tức các vật liệu sinh học ngoài vũ trụ đã được đưa đến trái đất thông qua các thiên thể, ví dụ như sao chổi, bổ sung vào hệ sinh vật hiện hữu và thông qua các cuộc hôn phối liên hành tinh tạo ra thế giới động vật đa dạng.
Bạch tuộc được các nhà khoa học xem như bằng chứng thuyết phục nhất về điều này. Chúng xuất hiện rất đột ngột trong cây gia phả, theo như các bằng chứng khảo cổ. Dù cùng thuộc ngành thân mềm, lớp động vật chân đầu như mực nhưng chúng có những đặc tính sinh học và trí thông minh ưu việt hơn nhiều lần so với họ hàng.
Ngoài bạch tuộc, các động vật thân mềm khác trên trái đất thuộc nhóm có trí thông minh kém phát triển, thua xa các loài động vật có vú, chim, thậm chí là bò sát.
Bạch tuộc là con lai của sinh vật ngoài hành tinh? - Ảnh 2.
Các nhà khoa học tin rằng một loài thân mềm cổ đại đã kết hợp với vi sinh vật bí ẩn ngoài trái đất và cho ra đời giống bạch tuộc với trí tuệ và những đặc tính sinh học siêu việt - ảnh: SCIENCE DIRECT
Các khoa học gia phát hiện các gen quy định những đặc tính sinh học vượt trội của bạch tuộc không thể tìm thấy trong bất kỳ sinh vật họ hàng nào khác. Chúng như được "vay mượn từ một tương lai xa xôi", thuộc về một bước tiến hóa cao cấp hơn nhiều.
Các bước nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những vật liệu sinh học đầu tiên đã được các thiên thạch đưa đến trái đất từ khoảng 4,1 tỉ năm trước. Từ đó đến nay, đã có nhiều "chuyến tàu sao chổi" khác giúp sự sống giao thoa và tiến hóa.
Theo lý thuyết này, toàn bộ quần thể các hành tinh có đủ điều kiện cho sự sống trong thiên hà Milky Way của chúng ta tạo thành một sinh quyển duy nhất. Điều này còn có thể đúng với các thiên hà khác. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng một ngày nào đó sẽ bắt gặp một "trái đất thứ hai" đâu đó ngoài vũ trụ.
A. Thư (Theo Daily Mail)

Loài động vật nào thông minh nhất thế giới, và làm sao chúng ta biết được điều đó?

Không một thành viên nào trong vương quốc động vật có thể làm bài kiểm tra đại số hay viết một bài luận đạt điểm A. Nhưng điều đó không có nghĩa là các loài động vật không thông minh. Một số thành viên của vương quốc động vật đã gây ấn tượng mạnh với khả năng nhận thức và các kỹ năng vận động.
Tinh tinh
Tinh tinh là động vật có "họ hàng" gần nhất với con người. Gần 99% DNA của chúng ta giống với DNA của tinh tinh, và có vẻ như tinh tinh cũng có một số năng lực mạnh mẽ ở bộ não như con người. Trong một nghiên cứu được công bố năm 2007, các nhà nghiên cứu đã cho tinh tinh trưởng thành, tinh tinh vị thành niên và các sinh viên đại học cùng làm một bài kiểm tra nhận thức. Bài kiểm tra liên quan đến việc nhớ danh sách các số - từ một đến chín - trên màn hình cảm ứng.
Tinh tinh và các sinh viên đều được nhìn các con số trong chưa đầy một giây. Sau đó, tất cả được yêu cầu nhớ những con số đó ở đâu và cho các nhà nghiên cứu biết. Tinh tinh trưởng thành và con người có kết quả giống nhau, nhưng những con tinh tinh vị thành niên lại xuất sắc vượt cả tinh tinh trưởng thành và các sinh viên đại học. Chúng nhớ vị trí của từng con số với độ chính xác cao hơn nhiều. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng những con tinh tinh trẻ tuổi này sử dụng một loại bộ nhớ hình ảnh, cho phép ghi nhớ với độ chính xác cực cao ngay cả khi chúng chỉ liếc nhìn các con số trong một giây.

Các nhà khoa học đã suy nghĩ trong một thời gian dài rằng dê thông minh hơn rất nhiều so với sự khiêm tốn của chúng. Cuối cùng, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Úc đã quyết định đưa những động vật này vào thử nghiệm. Để thử nghiệm, họ chuẩn bị một chiếc hộp dụng cụ với trái cây ở trong. Để ăn trái cây, dê sẽ phải dùng răng để kéo sợi dây thừng xuống, từ đó kích hoạt một đòn bẩy mà các chú dê phải dùng miệng để nâng lên. Nếu làm được, dê sẽ được ăn trái cây đó.
Có 9 con dê trong số 12 con dê đã thành công sau khoảng bốn lần thử. Khi các nhà nghiên cứu thực hiện lại thử nghiệm với tất cả các chú dê 10 tháng sau đó, đa số vẫn nhớ cách làm như thế nào.
Voi
Bất cứ ai đã tương tác với voi đều biết những con vật này rất thông minh. Nhưng chúng thông minh như thế nào? Các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều đề tài. Người ta thấy rằng voi có thể hiểu được sự khác biệt giữa các ngôn ngữ và biết rõ ai là người đang nói, đàn ông, phụ nữ hay trẻ em.
Làm thế nào họ phát hiện ra điều này? Ở châu Phi, chỉ một số bộ lạc săn voi. Các nhà khoa học đã phát các bản thu âm của một nhóm chuyên săn voi, và bản thu của một nhóm không săn voi. Khi những con voi nghe thấy bản thu âm của nhóm săn voi, chúng trở nên sợ hãi và rời xa nơi âm thanh phát ra. Nhưng khi chúng nghe giọng nói của nhóm người không săn voi, chúng không di chuyển cũng không thay đổi vị trí. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phát các bản thu âm của nhóm săn voi từng khiến chúng sợ hãi, nhưng bao gồm cả giọng nói của phụ nữ, trẻ em và nam giới. Những con voi chỉ trở nên sợ hãi khi có tiếng nói phát ra từ đàn ông — những người săn bắn voi.
Cá heo
Cách mà các nhà khoa học kiểm tra trí thông minh của cá voi là cho chúng soi gương. Ý tưởng đằng sau bài kiểm tra này là để xác định liệu một cá heo có thể nhận ra chính mình trước gương. Để tìm ra điều đó, các nhà khoa học đánh dấu một dấu màu trên thân chúng, rồi họ đặt chúng trước gương. Thông thường, nếu con vật nhận ra bản thân, chúng sẽ có dấu hiệu cố gắng loại bỏ dấu vết khỏi cơ thể, như là gãi hoặc chà xát.
Nhiều động vật không vượt qua bài kiểm tra này. Khi chúng nhìn thấy chính chúng trong gương, chúng nghĩ đó là một con vật đồng loại khác và chạy trốn hoặc cố gắng chiến đấu hoặc dọa lại.
Nhưng khi các nhà nghiên cứu đánh dấu lên cá heo, chúng biết trong gương chính là chúng, chứ không phải như một số động vật khác.
Quạ
Thật khó để tưởng tượng rằng một con quạ có thể thông minh như con người, thậm chí có thể thông minh hơn. Nhưng các nhà khoa học đã thực hiện một loạt các nghiên cứu chứng minh quạ có thể giải quyết vấn đề rất tốt.
Trong một nghiên cứu, họ đã cho con quạ và con người cùng một câu đố: Đặt một đồ chơi trôi lơ lửng trên mặt nước bên trong một ly cao, quá hẹp để con chim có thể đưa cái mỏ của nó xuống hoặc để một đứa trẻ nhỏ thò tay vào. Trẻ em dưới tám tuổi hoàn toàn bối rối, và thường không thể tìm ra cách để có được đồ chơi. Nhưng quạ không hề bối rối chút nào. Chúng chỉ đơn giản thả sỏi vào chiếc ly. Cuối cùng, những viên đá đã khiến nước ở đáy ly dâng lên, đưa đồ chơi lên miệng ly, và những con chim có thể lấy nó.
Ong
Ong nổi tiếng với mật ong và nọc ong. Nhưng ong cũng là những sinh vật nhỏ thông minh. Các nhà nghiên cứu đã dạy ong cách xác định đường thẳng ngang nào nằm trên đường thẳng nào. Khi trả lời đúng, ong nhận được phần thưởng là xi-rô đường. Vấn đề là, các nhà nghiên cứu chỉ dạy chúng cách xác định các đường ngang. Vì vậy, khi các nhà nghiên cứu thay bằng các đường thẳng đứng, những con ong đã bay đi. Chúng biết không có cách nào để có được phần thưởng.
Bạch tuộc
Hầu hết các động vật không xương sống không có được trí thông minh như những sinh vật biển có hình dạng kì lạ này. Trong một nghiên cứu thú vị, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm liệu bạch tuộc có thể phân biệt được giữa hai người khác nhau hay không. Họ cho hai người tương tác với một con bạch tuộc. Một người hành động cực kỳ thân thiện và một người lại lạnh lùng và nghiêm khắc. Sau một thời gian ngắn, khi hai người bước vào khu vực sinh sống của bạch tuộc, con bạch tuộc sẽ lờ đi người nghiêm khắc, lạnh lung kia để ủng hộ vị khách thân thiện hơn.
Hoàng Lan

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Có khoảng 300 loài bạch tuộc đã được các nhà khoa học phát hiện trong thế giới đại dương rộng lớn. Và loài động vật không xương sống này cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị khiến các nhà khoa học không khỏi kinh ngạc.
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài
1. Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda, có cấu tạo cơ thể thân mềm gần giống với loài mực ống. Cấu trúc cơ thể bạch tuộc là loại không xương, không có vỏ ngoài cứng nên loài động vật này có thể dễ dàng len lỏi qua các khe đá nhỏ dưới lòng đại dương. Phần cứng duy nhất của bạch tuộc có hình dạng giống mỏ vẹt, nằm dưới đầu, giữa 8 cánh tay.
 
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài
2. Bạch tuộc có ngoại hình trông giống như một cái mái vòm hay cái bát úp lên trên một đống râu mực cỡ lớn vậy. Nhưng thực tế thì cái mà chúng ta vẫn gọi là đầu của bạch tuộc đó lại chính là phần thân của nó, bên trong đó chứa tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm cả 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.
3. Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt.
4. Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng tiếc thay chúng lại bị điếc.
5. Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp loại là loài động vật thông minh nhất. Hệ thần kinh của chúng hoạt động khá phức tạp, hơn 2/3 nơron nằm trong những dây thần kinh ở các tua. Các tua bạch tuộc có những phản xạ phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh.
 
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài
6. Những xúc tu trên tua của bạch tuộc có tác dụng giống như giác hút giúp bạch tuộc có thể giữ chặt con mồi đồng thời những xúc tu này còn giúp bạch tuộc xác định được địa hình và hình dạng của những thứ nó bám vào.
7. Tay của bạch tuộc có thể mọc lại khi bị mất.
8. Các loài bạch tuộc thường thích chạy trốn hơn là quay lại đánh nhau với kẻ thù, chúng thường tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành phản lực để đẩy cả cơ thể của chúng về phía trước nhằm tìm đường trốn chạy khỏi kẻ thù. Tốc độ của chúng vào khoảng 25km/h.
 
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài
9. Các nhà khoa học đã khám phá được bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng có thể phân biệt được hình dạng, bắt chước được mọi hoạt động của vật thể sau khi quan sát. Khả năng trốn thoát của bạch tuộc phải gọi là bậc thầy bởi chúng vô cùng thông minh. Một số ngư dân đã không thể phát hiện được bạch tuộc len lỏi vào tàu của họ để ăn uống ngon lành rồi biến mất lúc nào không hay.
10. Tuy nhiên, vòng đời của bạch tuộc rất ngắn, thông thường khoảng tầm 2 năm, nhưng có loài chỉ sống được 6 tháng. Duy chỉ có bạch tuộc khổng lồ ở Thái Bình Dương có thể kéo dài tuổi thọ đến 5 năm nếu như sống trong môi trường lý tưởng.
 
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài
11. Các nhà khoa học cho rằng, cuộc sống của bạch tuộc cũng gần giống với cá hồi. Chúng không thể sống được lâu sau khi giao phối. Những con đực thường chết sau 1 vài tháng kể từ khi đưa bọc tinh trùng của mình vào con cái. Những con bạch tuộc cái sẽ sống lâu hơn để bảo vệ trứng của mình.
Một điều thú vị là bạch tuộc có cơ chế giao phối khá đặc biệt. Con đực sẽ tạo ra một bọc tinh trùng và đưa vào cơ thể con cái thông qua một chiếc vòi. Khi tiến vào sâu trong con cái, chiếc vòi này sẽ bắt đầu căng phồng, dễ dàng phóng lượng tinh của mình một cách dễ dàng và triệt để, có khả năng loại bỏ được những đứa con tương lai của đối thủ trước.
 
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài
12. Giống như tắc kè hoa, bạch tuộc có khả năng biến đối màu sắc cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh để có thể lẩn tránh kẻ thù một cách hoàn hảo nhất. Ngoài ra, bạch tuộc có thể phun mực vào đối phương khi gặp nguy hiểm. Mực tối khiến cho những kẻ tấn công này không thể nhìn thấy bạch tuộc và chúng dễ dàng tẩu thoát.
13. Bạch thuộc là loài động vật săn đêm, thức ăn ưa thích của chúng là cua, nhuyễn thể và tôm càng.
14. Bạch tuộc cái có thể đẻ tới 150.000 trứng trong hai tuần. Con cái sẽ không kiếm mồi mà chỉ tập trung vào việc bảo vệ trứng của mình. Điều đó khiến những con bạch tuộc con sau khi sinh ra sẽ mất mẹ bởi mẹ chúng bị chết vì thiếu dưỡng chất và đói trong một thời gian dài.
15. Một con bạch tuộc con mới sinh có kích thước của một con bọ chét.
16. Bạch tuộc đốm xanh là một trong những động vật biển có nọc độc nhất trên thế giới: nó có thể giết chết bạn sau 1 cú cắn.
17. Bạch tuộc di chuyển bằng cách bò hoặc bơi. Nhưng cách di chuyển chính của chúng là bò.
Trong tuyến nước bọt của một số loại bạch tuộc có chứa chất Tetrodotoxin. Đây là một loại chất độc thần kinh có trong cơ thể cá nóc, mực sa giông và kỳ nhông. Khi bị bạch tuộc cắn dẫn đến ngộ độc, nạn nhân thường có triệu chứng giống như ngộ độc cá nóc. 
Theo Khoahoc.tv

Vì sao máu bạch tuộc có màu xanh?

Bạch tuộc là một sinh vật phức tạp đáng ngạc nhiên với 500 triệu tế bào thần kinh trên đầu và thân, có khả năng lập kế hoạch, suy diễn và tiên đoán chuyển động.

Theo Howstuffworks, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con bạch tuộc ở Indonesia sẽ tập hợp vỏ dừa để chuẩn bị cho thời tiết mưa bão, sau đó tìm nơi trú ẩn bằng cách vào bên trong hai mảnh vỏ và đóng chúng lại.
Vì sao máu bạch tuộc có màu xanh? - ảnh 1
Bạch tuộc là loài động vật rất thông minh.
Nếu bạn hỏi Jean Boal, một nhà nghiên cứu hành vi tại Đại học Millersville về đời sống nội tâm của bạch tuộc, cô ấy có thể nói với bạn rằng chúng là một sinh vật có khả năng giao tiếp và nhận thức. Boal có một con bạch tuộc trong phòng thí nghiệm, một lần cô sử dụng một con mực khô làm thức ăn cho nó và con bạch tuộc sử dụng một trong những xúc tu để đẩy con mực đi, ngầm ý rằng nó sẽ không bao giờ ăn thực phẩm cũ.

Vậy điều gì làm cho những sinh vật biển thông minh này có thể thích nghi tuyệt vời đến vậy? Câu trả lời có thể nằm trong máu của chúng. Hemocyanin - sắc tố khiến máu bạch tuộc có màu xanh, chịu trách nhiệm cho việc giữ chúng tồn tại ở môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ cực cao hoặc cực thấp. Hemocyanin là một protein trong máu chứa 2 nguyên tử đồng (Cu) liên kết nghịch với 1 phân tử Oxy đơn (O2). Sự oxy hóa làm thay đổi màu sắc từ Cu(I) không màu khi chưa nhận oxy thành Cu(II) màu xanh khi nhận oxy. Đó là một phần của huyết tương ở những động vật không xương sống.
Vì sao máu bạch tuộc có màu xanh? - ảnh 2
Hemocyanin là sắc tố khiến máu bạch tuộc có màu xanh.
Hemocyanin sắc tố xanh liên kết chặt chẽ với oxy trong máu và vận chuyển đi khắp cơ thể của bạch tuộc để cung cấp cho các mô, một yếu tố quan trọng cho sự tồn tại. Bạch tuộc có ba trái tim và cần oxy nhiều hơn hầu hết các động vật không xương sống khác, do đó hemocyanin giúp bạch tuộc có được một nguồn cung cấp oxy ổn định, ngay cả khi nó không có sẵn trong môi trường sống của bạch tuộc. Hemocyanin cũng đảm bảo sự sống sót cho bạch tuộc tại nhiệt độ có thể gây tử vong cho nhiều sinh vật khác, từ 28 độ F (âm 1,8 độ C) đến nhiệt độ siêu nóng gần các lỗ thông nhiệt dưới đáy biển.

Ngược lại, máu động vật có vú (bao gồm cả chúng ta) có màu đỏ vì nó có chứa hemoglobin giàu nguyên tố sắt.
Theo Infonet
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH