CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 44/10
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người, và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi.
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ!
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cuộc tuần hành ngày 21/10/1967 có ít nhất 100.000 người tham gia. Tờ Washington Post (Mỹ) khi đó đưa tin: “Tại đài tưởng niệm Lincoln, đám đông tập trung và họ đứng dọc bờ hồ phản chiếu (trước toà nhà Quốc hội Mỹ). Có những người hippie, các bà nội trợ, cựu chiến binh nhưng phần đông là sinh viên và học sinh”.
Khoảng 50.000 người biểu tình sau đó hướng về phía Lầu Năm Góc. Những người biểu tình tham gia không có kế hoạch định sẵn. Nhiều người đã dỡ hàng rào trong khi cảnh sát ra mặt cản họ. Cảnh sát dùng hơi cay và báng súng để đẩy lui đám đông.
Đến cuối chiều hôm đó, người biểu tình vượt qua hàng rào và đẩy lực lượng hành pháp trang bị súng trường vào sâu bên trong, chỉ cách tòa nhà chính 18m.
Hàng
nghìn người biểu tình ngồi lên cỏ hoặc vỉa hè ngay đối diện lực lượng
cảnh sát. Bill Zimmerman, một trong những người tham gia cuộc biểu tình
năm 1967, kể lại với tờ Guardian (Anh) rằng ông đã đứng ở hàng đầu và
nói với các binh sĩ về cuộc chiến tranh tại Việt Nam cũng như lý do ông phản đối điều này.
Cách đó không xa, cảnh sát cầm các khẩu súng trường ngắm ở góc 45 độ thẳng vào đầu những người biểu tình, trong đó có một nam thanh niên mặc áo len đang cầm theo bó hoa.
Ông Zimmerman nhớ lại: “Đột nhiên, người hùng này đặt bông hoa vào nòng khẩu súng trường đang nhắm vào đầu mình và tất cả mọi người ở hai phía đều bỏ vũ khí”.
Ông Zimmerman cho biết nam thanh niên mặc áo len còn cắm 8 đến 10 bông khoa vào các nòng súng khác. Rồi đám đông dâng trào và ông Zimmerman không còn nhìn thấy người thanh niên đó nữa. Khoảnh khắc đặt bông hoa lên họng súng đó đã được ghi lại và lan truyền trên truyền thông, nhưng đến nay danh tính của người thanh niên này vẫn là một ẩn số.
Đến khoảng giữa đêm, nhiều người biểu tình bị đánh đập, bắt giữ và bị xua đuổi. Đến sáng sớm hôm sau, đám đông người biểu tình giảm xuống còn vài trăm người. Đến khi trật tự được duy trì trở lại, đã có 683 người bị bắt giữ.
Zimmerman vào thời điểm đó mới 26 tuổi và làm việc tại trường Cao đẳng Brooklyn. Ông đã theo dõi hầu hết các chương trình chiếu hàng ngày với cảnh máy bay Mỹ thả bom xuống các làng mạc, giết hàng nghìn người cũng như hình ảnh thi thể binh sĩ Mỹ được đưa về nước.
"Khi bạn tin rằng chính phủ đang phạm lỗi lầm hoặc không đáp ứng đúng nhu cầu của người dân thì bạn phải đứng lên và nói điều gì đó. Nếu họ vẫn không lắng nghe, bạn phải thực hiện điều gì đó kịch tính hơn. Bài học của ngày hôm đó là với đủ số lượng người, bạn có thể vượt qua cảnh sát, kháng cự đã có tác dụng", ông Zimmerman nói.
Tờ
Guardian (Anh) đánh giá vụ việc xảy ra tại cơ quan đầu não quân đội Mỹ
năm 1967 đã trở thành dấu mốc cho sự thay đổi từ những cuộc biểu tình
phản chiến đơn thuần trở thành kháng cự số đông. Nửa triệu người đã diễu
hành tại Washington trong năm 1969 phản đối chiến tranh. Bốn triệu học
sinh trung học và sinh viên đã tham gia đình công trong năm 1970 phản
đối việc mở rộng chiến tranh sang Campuchia.
Cuộc biểu tình trước Lầu Năm Góc cũng là sự phản ánh sinh động về chia rẽ tại Mỹ. Theo sau đó là những năm không bình yên với vụ bắn súng vào các sinh viên không mang vũ khí tại Đại học Kent ở Ohio tham gia biểu tình phản đối chiến tranh năm 1970.
Ông Zimmerman nhận định về cuộc biểu tình trước Lầu Năm Góc năm 1967: "Nó trở thành cuộc đối đầu giữa hai bên mà bên này đều coi bên kia là không yêu nước và phản bội".
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Theo PV (Kiến Thức)
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người, và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi.
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ!
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Việt Nam Thiên Lịch Sử Truyền Hình Tập 10
Nhìn lại cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mỹ
18/11/2017
15:09
GMT+7
Người
tham gia cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam trước Lầu Năm Góc
cách đây 50 năm đã tạo ra một biểu tượng lịch sử khi cắm bông hoa vào
nòng súng. Đây cũng là sự kiện được đánh giá là mang mầm mống chia rẽ
tại Mỹ.
Cuộc tuần hành ngày 21/10/1967 có ít nhất 100.000 người tham gia. Tờ Washington Post (Mỹ) khi đó đưa tin: “Tại đài tưởng niệm Lincoln, đám đông tập trung và họ đứng dọc bờ hồ phản chiếu (trước toà nhà Quốc hội Mỹ). Có những người hippie, các bà nội trợ, cựu chiến binh nhưng phần đông là sinh viên và học sinh”.
Khoảng 50.000 người biểu tình sau đó hướng về phía Lầu Năm Góc. Những người biểu tình tham gia không có kế hoạch định sẵn. Nhiều người đã dỡ hàng rào trong khi cảnh sát ra mặt cản họ. Cảnh sát dùng hơi cay và báng súng để đẩy lui đám đông.
Đến cuối chiều hôm đó, người biểu tình vượt qua hàng rào và đẩy lực lượng hành pháp trang bị súng trường vào sâu bên trong, chỉ cách tòa nhà chính 18m.
Người biểu tình kháng cự trước sự trấn áp của lực lượng chức năng. Ảnh: The Washington Post |
Cách đó không xa, cảnh sát cầm các khẩu súng trường ngắm ở góc 45 độ thẳng vào đầu những người biểu tình, trong đó có một nam thanh niên mặc áo len đang cầm theo bó hoa.
Ông Zimmerman nhớ lại: “Đột nhiên, người hùng này đặt bông hoa vào nòng khẩu súng trường đang nhắm vào đầu mình và tất cả mọi người ở hai phía đều bỏ vũ khí”.
Ông Zimmerman cho biết nam thanh niên mặc áo len còn cắm 8 đến 10 bông khoa vào các nòng súng khác. Rồi đám đông dâng trào và ông Zimmerman không còn nhìn thấy người thanh niên đó nữa. Khoảnh khắc đặt bông hoa lên họng súng đó đã được ghi lại và lan truyền trên truyền thông, nhưng đến nay danh tính của người thanh niên này vẫn là một ẩn số.
Đến khoảng giữa đêm, nhiều người biểu tình bị đánh đập, bắt giữ và bị xua đuổi. Đến sáng sớm hôm sau, đám đông người biểu tình giảm xuống còn vài trăm người. Đến khi trật tự được duy trì trở lại, đã có 683 người bị bắt giữ.
Hình ảnh biểu tượng trong sự kiện năm 1967. Ảnh: The Washington Post |
Zimmerman vào thời điểm đó mới 26 tuổi và làm việc tại trường Cao đẳng Brooklyn. Ông đã theo dõi hầu hết các chương trình chiếu hàng ngày với cảnh máy bay Mỹ thả bom xuống các làng mạc, giết hàng nghìn người cũng như hình ảnh thi thể binh sĩ Mỹ được đưa về nước.
"Khi bạn tin rằng chính phủ đang phạm lỗi lầm hoặc không đáp ứng đúng nhu cầu của người dân thì bạn phải đứng lên và nói điều gì đó. Nếu họ vẫn không lắng nghe, bạn phải thực hiện điều gì đó kịch tính hơn. Bài học của ngày hôm đó là với đủ số lượng người, bạn có thể vượt qua cảnh sát, kháng cự đã có tác dụng", ông Zimmerman nói.
Người biểu tình cùng đổ về phía Lầu Năm Góc. Ảnh: The Washington Post |
Cuộc biểu tình trước Lầu Năm Góc cũng là sự phản ánh sinh động về chia rẽ tại Mỹ. Theo sau đó là những năm không bình yên với vụ bắn súng vào các sinh viên không mang vũ khí tại Đại học Kent ở Ohio tham gia biểu tình phản đối chiến tranh năm 1970.
Ông Zimmerman nhận định về cuộc biểu tình trước Lầu Năm Góc năm 1967: "Nó trở thành cuộc đối đầu giữa hai bên mà bên này đều coi bên kia là không yêu nước và phản bội".
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Đôi nét về phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam
(GDVN) - Trong lịch sử quân đội Mỹ, các cuộc phản đối chiến tranh tại
Việt Nam đã trở thành phong trào rầm rộ, tác động sâu sắc và lâu dài đến
xã hội Mỹ.
LTS: Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975
- 30/4/2017), Đại tá Đặng Việt Thủy tiếp tục gửi đến bạn đọc bài viết
về phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt
Nam.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh lớn nhất, chi phí nhiều nhất với tổn thất nhiều nhất về người trong lịch sử chiến tranh của Mỹ và là cuộc bại trận đầu tiên của Mỹ.
Để phục vụ lợi ích chiến tranh toàn cầu, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Việc Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã tác hại lớn đến lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam để cứu lợi ích toàn cầu của Mỹ.
Rốt cuộc Mỹ đã phải dùng chiến lược toàn cầu của Mỹ để phục vụ việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam.
Mỹ đã không can thiệp khi ta Tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng hoàn toàn miền Nam mùa Xuân năm 1975.
Đó là vì Mỹ đã trải qua một chuỗi dài thất bại ở Việt Nam, cũng là vì những lợi ích toàn cầu của Mỹ do Mỹ đã lùi một bước về chiến lược khi ký Hiệp định Pa-ri ngày 27/1/1973.
Mỹ dùng chiến tranh ở Việt Nam làm thí điểm cho chiến tranh của Mỹ đàn áp phong trào cách mạng thế giới và để răn đe nhân dân thế giới.
Ngược lại, nhân dân thế giới coi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là tiêu điểm của cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của nhân dân thế giới.
Nhân dân thế giới coi thắng lợi hoặc thất bại của nhân dân Việt Nam
có liên quan trực tiếp đến số phận của nhân dân toàn thế giới.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trở thành lương tri của nhân loại.
Việt Nam đã trở thành "nơi thử thách sức mạnh và uy tín của đế quốc Hoa Kỳ", như những người cầm quyền Mỹ đã thú nhận.
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm suy yếu Mỹ, gây nên cuộc khủng hoảng ngay trong lòng xã hội Mỹ, làm thức tỉnh lương tri của người dân Mỹ cũng như lương tri của nhân loại.
1. Phong trào phản chiến của thanh niên và binh lính Mỹ
Ngay trong thời gian chiến tranh, phong trào phản chiến của thanh niên, binh lính Mỹ đã diễn ra rất mạnh mẽ trên khắp nước Mỹ.
Điều đáng chú ý là, trước khi xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, được phục vụ trong quân đội là niềm tự hào, ước mơ của nhiều thanh niên Mỹ.
Ngoài niềm vinh dự khi tại ngũ, họ còn nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi giải ngũ.
Khi cuộc chiến tranh phi nghĩa này xảy ra, người thanh niên đầu tiên có hành động phản kháng bằng cách đốt thẻ quân dịch là David O'Brien ở Boston.
Lúc đầu hình thức phản kháng này bị Tòa án liên bang truy tố, về sau phong trào phát triển trên toàn quốc thì nhà tù không còn đủ chỗ giam giữ nữa.
Đỉnh cao phong trào vào những năm sau năm 1967, chỉ tính riêng ở San
Francisco trong tháng 10 năm 1967 đã có 300 thanh niên đốt thẻ quân
dịch.
Khi cuộc biểu tình xảy ra trước Lầu Năm Góc thì có một bao tải thẻ được chuyển đến Tòa án liên bang để xem xét.
Chỉ trong tháng 5 năm 1969 tại bang Ca-li-phooc-ni-a đã có 4.400 người chống quân dịch. Lúc đầu phong trào này chỉ xuất hiện ở bộ phận lính nghĩa vụ, sau lan truyền cả sang bộ phận lính tình nguyện.
Khi cuộc chiến tranh Việt Nam lên đến đỉnh cao, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc bắt lính gắt gao, hàng vạn thanh niên đã trốn ra nước ngoài hoặc lưu thân trong các nhà thờ để tránh nhập ngũ.
Các quốc gia mà thanh niên Mỹ đến tập trung đông nhất ở Ca-na-đa, sau đó là Pháp, Thụy Điển, Hà Lan...
Riêng năm 1967 đã có khoảng 47.000 thanh niên trốn lính, lúc cuộc chiến tranh này lan rộng ra cả Đông Dương thì con số này là 89.000 người.
Thời kỳ cuộc chiến tranh leo thang ra miền Bắc Việt Nam, trên đường chuyển bom đến căn cứ không quân ở Thái Lan, có những quả bom bị vặn ngược lại kíp nổ.
Tháng 5 năm 1965, một quân nhân tên là Richard Steinke, từng tốt nghiệp Học viện West Point danh tiếng, đã từ chối đi càn quét ở một làng tại Nam Việt Nam, lý do là "người Mỹ không đáng tốn sinh mạng bởi cuộc chiến tranh vô nghĩa này".
Năm 1965, có ba quân nhân từ chối sang Việt Nam với lý do "Mỹ đang theo đuổi cuộc chiến tranh vô đạo đức, không hợp lệ và phi nghĩa".
Đại úy, bác sĩ Howard Levy từ chối giảng bài vì "họ đang được huấn luyện để sang giết những phụ nữ và nông dân Việt Nam nghèo vô tội".
Tại Phú Bài, tháng 4 năm 1972, có 40 lính phản chiến trong tổng số 142 lính đóng ở đây.
Theo báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ, chỉ tính riêng năm 1971, đã có 1.000 quân nhân Mỹ tại Nam Việt Nam đã "vắng mặt" khi được phân công làm nhiệm vụ.
Trong những sư đoàn có mặt tại Nam Việt Nam, họ lập ra những nhóm và ủy ban "vì hòa bình", mặc dù hình thức này có thể bị xử tù và thời hạn có thể là hơn 10 năm.
Trong hàng ngũ binh sĩ Mỹ, những người da màu bị phân biệt đối xử, bị giao những nhiệm vụ nguy hiểm nên tỉ lệ phản chiến của họ là cao nhất.
Lính da đen phản chiến phải ra hầu tòa và chịu phạt tù không dưới 7 năm, mức án cao hơn lính da trắng, thế nhưng họ vẫn luôn đi đầu phong trào phản chiến.
Những lính Mỹ đã giải ngũ cũng có nhiều hình thức phản kháng chiến tranh.
Ở Fort Jackson có quán cà phê của GIs (lính Mỹ) mọc lên và bị đóng cửa, lập tức khắp các bang lại mọc lên nhiều quán cà phê kiểu này.
Ở Fort Devens có kho sách riêng của GIs, năm 1970 từng có 50 tờ báo của cựu binh Mỹ.
Tháng 10 năm 1969 xảy ra một cuộc biểu tình lớn, có sự phối hợp của nhân dân Mỹ với GIs, đi đầu là các cựu binh quấn băng tay do vết thương trên chiến trường Đà Nẵng, Củ Chi.
Họ tuần hành trên các đường phố ở Thủ đô Washington, mang khẩu hiệu, áp phích phản chiến.
Mùa thu năm 1970 có 28 sĩ quan gồm cả những người đã từng ở Việt Nam, thay mặt 250 sĩ quan khác thông báo với Lầu Năm Góc về thái độ phản chiến của họ.
Tháng 4 năm 1971, hàng nghìn người đến Thủ đô Washington biểu tình, họ
ném trả các huân chương từng được tặng ở Việt Nam, qua hàng rào vào Nhà
Trắng.
Năm 1972, một số phi công lái máy bay B-52 không chịu nhận nhiệm vụ ném bom Hà Nội, Hải Phòng.
Có một thống kê cho rằng, sau chiến tranh Việt Nam, có chừng 700.000 lính Mỹ giải ngũ trong tình trạng "kém danh sự".
Trong lịch sử quân đội Mỹ qua các cuộc chiến tranh đều có phản chiến nhưng ở mức độ nhỏ, lẻ tẻ, tự phát, chỉ có ở chiến tranh Việt Nam thì mới thành phong trào rầm rộ, tác động sâu sắc và lâu dài đến xã hội Mỹ.
2. Phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhân dân Mỹ
Trong khi đế quốc Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì ngay trong lòng nước Mỹ cũng có một cuộc chiến tranh khác, đó là phong trào đấu tranh của chính nhân dân tiến bộ Mỹ.
Ngay từ khi Mỹ bắt đầu dính líu vào Việt Nam, nhân dân Mỹ đã có những cảnh báo sớm. Tháng 4 năm 1963 có cuộc diễu hành ở Niu Yoóc, tháng 8 năm 1963 có cuộc biểu tình ngồi ở nhiều thành phố.
Mùa thu năm 1965, khi lính Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam thì phong trào phản đối chiến tranh trở nên rầm rộ, các tổ chức liên kết nhau thành lập "Ủy ban phối hợp toàn quốc".
Ủy ban này tổ chức hai đợt đầu tiên có quy mô toàn quốc, đợt thứ nhất từ ngày 15 đến 17/10/1965, đợt thứ hai từ ngày 15 đến 25/1/1966, mỗi đợt lôi cuốn hơn nửa triệu người tham gia ở hơn 100 thành phố.
Cũng từ đây xuất hiện những cuộc tự thiêu gây chấn động lớn: cụ bà Hez (tháng 3 năm 1965), La Porte (tháng 10 năm 1965)...
Điển hình là anh No-man Mo-ri-sơn, người mà nhà thơ Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ "Ê-mi-ly, con" vào tháng 11 năm 1965, nói về em bé Ê-mi-ly, 18 tháng tuổi, là con gái út của No-man Mo-ri-xơn.
Yêu con tha thiết, ngày 2/11/1965, anh Mo-ri-xơn đã bế Ê-mi-ly từ nhà đến Lầu Năm Góc, và tại đấy, sau khi đặt Ê-mi-ly xuống đất rồi nhìn con gái lần cuối cùng, người cha anh dũng đó đã châm lửa tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của nhà cầm quyền Mỹ ở Việt Nam.
Bài thơ có những câu:
Ê-mi-ly, con cùng cha
Sau khôn lớn con thuộc đường, khỏi lạc...
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô-tô-mác
- Xem gì cha?
- Không con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác.
Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Đừng hỏi cha nhiều con nhé!
Cha bế con đi, tối con về với mẹ...
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất
Hãy cháy lên, cháy lên Sự thật!
............
Ê-mi-ly, con ơi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
...........
Oa-sinh tơn
Buổi hoàng hôn
Còn mất?
Đã đến lúc lòng ta sáng nhất
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa chói lòa
Sự thật.
Từ năm 1965 đến năm 1968 có tới tám vụ tự thiêu phản đối chiến tranh ở Mỹ.
Năm 1967, khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có những đề nghị hòa bình, đế quốc Mỹ bắt đầu sa lầy chiến tranh thì phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mỹ càng lên cao.
Đợt đấu tranh mùa thu từ ngày 15 đến 21/10/1967 lôi cuốn 3,5 triệu ngưởi ở hàng trăm thành phố cùng tham gia.
Các hình thức đấu tranh: đốt thẻ quân dịch, chống đi lính, trả lại huân chương chiến tranh, nhập cư ra nước ngoài để chống quân dịch... được đông đảo thanh niên tham gia, trong đó có Bill Clinton, người sau này là Tổng thống Mỹ và là người đóng góp lớn cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Sang năm 1968 xuất hiện nhiều hình thức đấu tranh mới, "Ngày ngừng
hoạt động", làm tê liệt nhiều hoạt động ở nhiều thành phố của Mỹ.
Sinh viên nhiều trường đại học dựng chiến lũy để đối phó với cảnh sát, bao vây Bộ quốc phòng...
Năm 1970, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương thì phong trào Moratorium chuyển sang thành phong trào Mobilizasion (Tổng động viên), điển hình là vụ xung đột giữa sinh viên Trường đại học Kent bang Ohio với Cảnh sát quốc gia diễn ra ngày 4/5/1970, có 4 sinh viên bị giết chết, 11 người bị thương. Vụ này gây chấn động chính trị, xã hội rất lớn.
Năm 1973, khi Tổng thống Ních-xơn mưu toan lật lọng Hiệp định Pa-ri thì các cuộc đấu tranh quy mô lớn lại nổ ra, làm tê liệt nhiều hoạt động xã hội và cả bộ máy chính quyền.
Một số thống kê: Từ năm 1966 đến 1973 có rất nhiều thanh niên đào ngũ, ở Việt Nam có 778 vụ lính Mỹ giết sĩ quan cấp trên, nhiều lính Mỹ viết lên mũ "Không phục tùng lệnh ngu xuẩn", nhiều lính Mỹ vô kỷ luật, tự thương...
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, các phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ đó được coi là cuộc chiến tranh để chấm dứt chiến tranh, một cuộc chiến tranh chưa từng có trong lịch sử nhân loại, thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân tiến bộ Mỹ cũng như nhân dân các nước trên thế giới.
* Tài liệu tham khảo:
- Học viện Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, "Đại thắng mùa Xuân 1975 - nguyên nhân và bài học", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2003.
- "Góp phần tìm hiểu về 30 năm chiến tranh giải phóng ở Việt Nam (1945-1975) - Hỏi và đáp", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2009.
- "Tuyển tập thơ Tố Hữu", Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội - 2005.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh lớn nhất, chi phí nhiều nhất với tổn thất nhiều nhất về người trong lịch sử chiến tranh của Mỹ và là cuộc bại trận đầu tiên của Mỹ.
Để phục vụ lợi ích chiến tranh toàn cầu, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Việc Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã tác hại lớn đến lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam để cứu lợi ích toàn cầu của Mỹ.
Rốt cuộc Mỹ đã phải dùng chiến lược toàn cầu của Mỹ để phục vụ việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam.
Mỹ đã không can thiệp khi ta Tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng hoàn toàn miền Nam mùa Xuân năm 1975.
Đó là vì Mỹ đã trải qua một chuỗi dài thất bại ở Việt Nam, cũng là vì những lợi ích toàn cầu của Mỹ do Mỹ đã lùi một bước về chiến lược khi ký Hiệp định Pa-ri ngày 27/1/1973.
Mỹ dùng chiến tranh ở Việt Nam làm thí điểm cho chiến tranh của Mỹ đàn áp phong trào cách mạng thế giới và để răn đe nhân dân thế giới.
Ngược lại, nhân dân thế giới coi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là tiêu điểm của cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của nhân dân thế giới.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trở thành lương tri của nhân loại.
Việt Nam đã trở thành "nơi thử thách sức mạnh và uy tín của đế quốc Hoa Kỳ", như những người cầm quyền Mỹ đã thú nhận.
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm suy yếu Mỹ, gây nên cuộc khủng hoảng ngay trong lòng xã hội Mỹ, làm thức tỉnh lương tri của người dân Mỹ cũng như lương tri của nhân loại.
1. Phong trào phản chiến của thanh niên và binh lính Mỹ
Ngay trong thời gian chiến tranh, phong trào phản chiến của thanh niên, binh lính Mỹ đã diễn ra rất mạnh mẽ trên khắp nước Mỹ.
Điều đáng chú ý là, trước khi xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, được phục vụ trong quân đội là niềm tự hào, ước mơ của nhiều thanh niên Mỹ.
Ngoài niềm vinh dự khi tại ngũ, họ còn nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi giải ngũ.
Khi cuộc chiến tranh phi nghĩa này xảy ra, người thanh niên đầu tiên có hành động phản kháng bằng cách đốt thẻ quân dịch là David O'Brien ở Boston.
Lúc đầu hình thức phản kháng này bị Tòa án liên bang truy tố, về sau phong trào phát triển trên toàn quốc thì nhà tù không còn đủ chỗ giam giữ nữa.
Phong trào phản chiến của thanh niên Mỹ phản đối chiến tranh tại Việt Nam. (Ảnh đăng trên TTXVN) |
Khi cuộc biểu tình xảy ra trước Lầu Năm Góc thì có một bao tải thẻ được chuyển đến Tòa án liên bang để xem xét.
Chỉ trong tháng 5 năm 1969 tại bang Ca-li-phooc-ni-a đã có 4.400 người chống quân dịch. Lúc đầu phong trào này chỉ xuất hiện ở bộ phận lính nghĩa vụ, sau lan truyền cả sang bộ phận lính tình nguyện.
Khi cuộc chiến tranh Việt Nam lên đến đỉnh cao, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc bắt lính gắt gao, hàng vạn thanh niên đã trốn ra nước ngoài hoặc lưu thân trong các nhà thờ để tránh nhập ngũ.
Các quốc gia mà thanh niên Mỹ đến tập trung đông nhất ở Ca-na-đa, sau đó là Pháp, Thụy Điển, Hà Lan...
Riêng năm 1967 đã có khoảng 47.000 thanh niên trốn lính, lúc cuộc chiến tranh này lan rộng ra cả Đông Dương thì con số này là 89.000 người.
Thời kỳ cuộc chiến tranh leo thang ra miền Bắc Việt Nam, trên đường chuyển bom đến căn cứ không quân ở Thái Lan, có những quả bom bị vặn ngược lại kíp nổ.
Tháng 5 năm 1965, một quân nhân tên là Richard Steinke, từng tốt nghiệp Học viện West Point danh tiếng, đã từ chối đi càn quét ở một làng tại Nam Việt Nam, lý do là "người Mỹ không đáng tốn sinh mạng bởi cuộc chiến tranh vô nghĩa này".
Năm 1965, có ba quân nhân từ chối sang Việt Nam với lý do "Mỹ đang theo đuổi cuộc chiến tranh vô đạo đức, không hợp lệ và phi nghĩa".
Tại Phú Bài, tháng 4 năm 1972, có 40 lính phản chiến trong tổng số 142 lính đóng ở đây.
Theo báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ, chỉ tính riêng năm 1971, đã có 1.000 quân nhân Mỹ tại Nam Việt Nam đã "vắng mặt" khi được phân công làm nhiệm vụ.
Trong những sư đoàn có mặt tại Nam Việt Nam, họ lập ra những nhóm và ủy ban "vì hòa bình", mặc dù hình thức này có thể bị xử tù và thời hạn có thể là hơn 10 năm.
Trong hàng ngũ binh sĩ Mỹ, những người da màu bị phân biệt đối xử, bị giao những nhiệm vụ nguy hiểm nên tỉ lệ phản chiến của họ là cao nhất.
Lính da đen phản chiến phải ra hầu tòa và chịu phạt tù không dưới 7 năm, mức án cao hơn lính da trắng, thế nhưng họ vẫn luôn đi đầu phong trào phản chiến.
Những lính Mỹ đã giải ngũ cũng có nhiều hình thức phản kháng chiến tranh.
Ở Fort Jackson có quán cà phê của GIs (lính Mỹ) mọc lên và bị đóng cửa, lập tức khắp các bang lại mọc lên nhiều quán cà phê kiểu này.
Ở Fort Devens có kho sách riêng của GIs, năm 1970 từng có 50 tờ báo của cựu binh Mỹ.
Tháng 10 năm 1969 xảy ra một cuộc biểu tình lớn, có sự phối hợp của nhân dân Mỹ với GIs, đi đầu là các cựu binh quấn băng tay do vết thương trên chiến trường Đà Nẵng, Củ Chi.
Họ tuần hành trên các đường phố ở Thủ đô Washington, mang khẩu hiệu, áp phích phản chiến.
Mùa thu năm 1970 có 28 sĩ quan gồm cả những người đã từng ở Việt Nam, thay mặt 250 sĩ quan khác thông báo với Lầu Năm Góc về thái độ phản chiến của họ.
Năm 1972, một số phi công lái máy bay B-52 không chịu nhận nhiệm vụ ném bom Hà Nội, Hải Phòng.
Có một thống kê cho rằng, sau chiến tranh Việt Nam, có chừng 700.000 lính Mỹ giải ngũ trong tình trạng "kém danh sự".
Trong lịch sử quân đội Mỹ qua các cuộc chiến tranh đều có phản chiến nhưng ở mức độ nhỏ, lẻ tẻ, tự phát, chỉ có ở chiến tranh Việt Nam thì mới thành phong trào rầm rộ, tác động sâu sắc và lâu dài đến xã hội Mỹ.
2. Phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhân dân Mỹ
Trong khi đế quốc Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì ngay trong lòng nước Mỹ cũng có một cuộc chiến tranh khác, đó là phong trào đấu tranh của chính nhân dân tiến bộ Mỹ.
Ngay từ khi Mỹ bắt đầu dính líu vào Việt Nam, nhân dân Mỹ đã có những cảnh báo sớm. Tháng 4 năm 1963 có cuộc diễu hành ở Niu Yoóc, tháng 8 năm 1963 có cuộc biểu tình ngồi ở nhiều thành phố.
Mùa thu năm 1965, khi lính Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam thì phong trào phản đối chiến tranh trở nên rầm rộ, các tổ chức liên kết nhau thành lập "Ủy ban phối hợp toàn quốc".
Ủy ban này tổ chức hai đợt đầu tiên có quy mô toàn quốc, đợt thứ nhất từ ngày 15 đến 17/10/1965, đợt thứ hai từ ngày 15 đến 25/1/1966, mỗi đợt lôi cuốn hơn nửa triệu người tham gia ở hơn 100 thành phố.
Điển hình là anh No-man Mo-ri-sơn, người mà nhà thơ Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ "Ê-mi-ly, con" vào tháng 11 năm 1965, nói về em bé Ê-mi-ly, 18 tháng tuổi, là con gái út của No-man Mo-ri-xơn.
Yêu con tha thiết, ngày 2/11/1965, anh Mo-ri-xơn đã bế Ê-mi-ly từ nhà đến Lầu Năm Góc, và tại đấy, sau khi đặt Ê-mi-ly xuống đất rồi nhìn con gái lần cuối cùng, người cha anh dũng đó đã châm lửa tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của nhà cầm quyền Mỹ ở Việt Nam.
Bài thơ có những câu:
Ê-mi-ly, con cùng cha
Sau khôn lớn con thuộc đường, khỏi lạc...
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô-tô-mác
- Xem gì cha?
- Không con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác.
Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Đừng hỏi cha nhiều con nhé!
Cha bế con đi, tối con về với mẹ...
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất
Hãy cháy lên, cháy lên Sự thật!
............
Ê-mi-ly, con ơi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
...........
Oa-sinh tơn
Buổi hoàng hôn
Còn mất?
Đã đến lúc lòng ta sáng nhất
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa chói lòa
Sự thật.
Từ năm 1965 đến năm 1968 có tới tám vụ tự thiêu phản đối chiến tranh ở Mỹ.
Năm 1967, khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có những đề nghị hòa bình, đế quốc Mỹ bắt đầu sa lầy chiến tranh thì phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mỹ càng lên cao.
Đợt đấu tranh mùa thu từ ngày 15 đến 21/10/1967 lôi cuốn 3,5 triệu ngưởi ở hàng trăm thành phố cùng tham gia.
Các hình thức đấu tranh: đốt thẻ quân dịch, chống đi lính, trả lại huân chương chiến tranh, nhập cư ra nước ngoài để chống quân dịch... được đông đảo thanh niên tham gia, trong đó có Bill Clinton, người sau này là Tổng thống Mỹ và là người đóng góp lớn cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Sinh viên nhiều trường đại học dựng chiến lũy để đối phó với cảnh sát, bao vây Bộ quốc phòng...
Năm 1970, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương thì phong trào Moratorium chuyển sang thành phong trào Mobilizasion (Tổng động viên), điển hình là vụ xung đột giữa sinh viên Trường đại học Kent bang Ohio với Cảnh sát quốc gia diễn ra ngày 4/5/1970, có 4 sinh viên bị giết chết, 11 người bị thương. Vụ này gây chấn động chính trị, xã hội rất lớn.
Năm 1973, khi Tổng thống Ních-xơn mưu toan lật lọng Hiệp định Pa-ri thì các cuộc đấu tranh quy mô lớn lại nổ ra, làm tê liệt nhiều hoạt động xã hội và cả bộ máy chính quyền.
Một số thống kê: Từ năm 1966 đến 1973 có rất nhiều thanh niên đào ngũ, ở Việt Nam có 778 vụ lính Mỹ giết sĩ quan cấp trên, nhiều lính Mỹ viết lên mũ "Không phục tùng lệnh ngu xuẩn", nhiều lính Mỹ vô kỷ luật, tự thương...
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, các phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ đó được coi là cuộc chiến tranh để chấm dứt chiến tranh, một cuộc chiến tranh chưa từng có trong lịch sử nhân loại, thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân tiến bộ Mỹ cũng như nhân dân các nước trên thế giới.
* Tài liệu tham khảo:
- Học viện Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, "Đại thắng mùa Xuân 1975 - nguyên nhân và bài học", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2003.
- "Góp phần tìm hiểu về 30 năm chiến tranh giải phóng ở Việt Nam (1945-1975) - Hỏi và đáp", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2009.
- "Tuyển tập thơ Tố Hữu", Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội - 2005.
Đại tá Đặng Việt Thủy
“Tại sao tôi chống Chiến tranh Việt Nam?”
09:00 | 30/04/2018
Cách đây hơn 50 năm, ngày 4/4/1967, nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng người Mỹ gốc Phi Martin Luther King đã có bài phát biểu phản đối Chiến tranh Việt Nam, gây chấn động nước Mỹ. Đúng như tiêu đề “Hơn cả Việt Nam” (Beyond Vietnam), bài phát biểu của mục sư Luther King không chỉ giải thích lý do tại sao ông phản đối quyết liệt cuộc chiến tranh mà Chính phủ Mỹ tiến hành ở Việt Nam, mà còn hướng tới các giá trị toàn cầu cao cả.
Công chiếu phim chiến tranh từ tài liệu giải mật của tình báo Mỹ | |
Ghi nhận đóng góp của Tổ chức "Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam" |
Mục sư Martin Luther King. |
Trong cuộc kháng chiến giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước, nhiều bạn bè quốc tế đã đứng về phía nhân dân
Việt Nam, chống lại đế quốc Mỹ. Trong số đó có mục sư Martin Luther
King, nhà tranh đấu đòi quyền bình đẳng trong xã hội Mỹ với chủ trương
phi bạo lực. Những hoạt động đấu tranh không biết mệt mỏi vì quyền lợi
của người da màu là tiền đề giúp ông trở thành một trong những người trẻ
nhất đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1964 ở tuổi 35. Không xa rời mục tiêu
xuyên suốt là đấu tranh vì hòa bình và công bằng xã hội, ông phản đối
quyết liệt cuộc chiến tranh mà Chính phủ Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Những động lực tranh đấu
Động lực nào đã thúc đẩy nhà tranh đấu
cho công bằng xã hội - Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. - công khai chống
lại chiến tranh Việt Nam? Theo ông, có nhiều động lực và động lực nào
cũng quan trọng.
Động lực trước nhất khiến ông phản đối
chiến tranh là nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của những người
Mỹ da màu. Để có tiền chi phí cho chiến tranh, chính quyền cắt giảm
nhiều biện pháp cải thiện đời sống cho người nghèo (đa số là người da
màu) trong chương trình “Xã hội vĩ đại”. Trong bài phát biểu, ông nói:
“Tôi đã quan sát chương trình giảm nghèo bị đứt đoạn khi những trò chơi
chính trị trong xã hội trở thành cơn thịnh nộ chiến tranh. Và tôi cũng
biết rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ đầu tư vào các ngân quỹ cần thiết
hoặc đầu tư giúp đỡ người nghèo khi mà họ mạo hiểm lăn xả vào chiến
tranh như chiến tranh Việt Nam, tiếp tục lôi kéo rút rỉa nhân lực và
tiền tài một cách tinh vi. Và quý vị có thể không biết, người ta đã tính
chính phủ phải tốn hàng trăm nghìn USD để giết một kẻ địch trong khi
chỉ tốn có 55 USD cho mỗi người nghèo. Vì vậy, tôi buộc phải nhìn nhận
sự thật: chiến tranh là kẻ thù của người nghèo và tôi đã phản đối chiến
tranh".
Động lực thứ hai là sự kỳ thị người da
đen. Người da đen sau một trăm năm giải phóng nô lệ vẫn chưa được bình
đẳng, và kế đến là những người lính da đen bị đối đãi phân biệt trong
tuyển quân và phục vụ tại Việt Nam. Ông nói rằng người da đen chỉ chiếm
13% dân số Mỹ, nhưng chiếm tới 28% số lính tham chiến, và cũng chỉ có 2%
sĩ quan là người da đen. Đó là lý do khiến tỷ lệ lính da đen chết trận
tại Việt Nam luôn cao một cách bất bình thường.
Vì vậy, mục sư Luther King quyết định
gắn hai mục tiêu “đòi quyền bình đẳng cho người da màu” và “phản đối
chiến tranh ở Việt Nam”.
Và “vì tôi yêu thương nước Mỹ”
Đầu năm 1965, chính phủ Mỹ bắt đầu leo
thang chiến tranh ở Việt Nam, vừa đổ quân viễn chinh vào miền Nam, vừa
ném bom phá hoại miền Bắc. Ngay từ tháng 7/1965, Luther King đã lên
tiếng yêu cầu: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam phải được chấm dứt. Phải
giải quyết nó bằng thương lượng”.
Ngày 4/4/1967, giữa lúc Mỹ tung 26 tiểu
đoàn tiến hành chiến dịch Junction City - chiến dịch lớn nhất trong
chiến tranh Việt Nam - ông đã đọc một bài diễn văn quan trọng về Việt
Nam ở New York “với tư cách một người anh em của những người Việt Nam”.
“Bài thuyết giảng mà tôi sẽ gửi đến quý
vị sáng nay... là về một vấn đề quan trọng. Vấn đề tôi sắp trình bày còn
trong vòng tranh luận. Chúng ta đang đương đầu với đất nước của chúng
ta. Vấn đề tôi muốn nói: ‘Tại sao tôi chống chiến tranh Việt Nam’.
Giờ đây, tôi xin làm sáng tỏ ngay từ
điểm bắt đầu, rằng tôi thấy chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến phi
lý và vô ích. Tôi trình bày với quý vị về chiến tranh Việt Nam vì lương
tâm của tôi không cho tôi chọn con đường khác. Đây là lúc nước Mỹ phải
lắng nghe sự thật về tấn bi kịch của cuộc chiến này. Trong cuộc xung đột
quốc tế, sự thật rất khó nhận ra vì hầu hết các nước chủ chiến đều che
đậy ý đồ của họ. Họ luôn lý luận tìm cách hợp thức hóa ý đồ của mình và
luôn tìm những vật hy sinh. Họ liên tục che mắt người khác để không thấy
tội lỗi của họ. Nhưng chiêu trò yêu nước bề ngoài đã lỗi thời… Giờ phút
này, tôi xin trình bày với quý vị về chiến tranh Việt Nam... Đây là lúc
mà yên lặng là đồng lõa với tội ác… Và chúng ta phải nói ra. Trong lịch
sử, chúng ta chưa từng có sự bất đồng to lớn như thế. Sự bất đồng giữa
những người Mỹ đồng bào của chúng ta...”.
Trong khi chính phủ Mỹ luôn tự xưng là
“lãnh tụ của thế giới tự do” thì Luther King chỉ ra rằng Mỹ đã đứng về
phía thực dân Pháp để chống lại khát vọng độc lập tự do của dân tộc Việt
Nam. Ông nói: “Năm 1945, nhân dân Việt Nam tuyên bố nền độc lập của
mình... Họ được Hồ Chí Minh lãnh đạo. Dù họ đã trích dẫn bản Tuyên ngôn
độc lập của Mỹ vào bản Tuyên ngôn độc lập của họ, chúng ta vẫn từ chối
công nhận họ. Thay vào đó, chúng ta quyết định ủng hộ Pháp trong việc
tái chiếm thuộc địa cũ... Chúng ta đã bác bỏ một chính phủ cách mạng
đang đi tìm quyền tự quyết, một chính phủ được thành lập bởi chính những
lực lượng bản xứ…
Trong 9 năm sau đó, chúng ta khước từ
quyền độc lập của nhân dân Việt Nam. Trong suốt 9 năm, chúng ta ủng hộ
mạnh mẽ Pháp trong nỗ lực đặt lại ách thực dân lên đất nước Việt Nam.
Trước khi chiến tranh kết thúc, chúng ta trang trải 80% chi phí chiến
tranh cho Pháp. Ngay trước khi thua ở Điện Biên Phủ, Pháp bắt đầu tuyệt
vọng về hành động liều lĩnh của họ, nhưng chúng ta thì không. Chúng ta
khuyến khích họ bằng cách viện trợ một khối lượng khổng lồ tài chính và
tiếp sức quân sự để họ tiếp tục cuộc chiến ngay cả khi họ đã mất hết ý
chí. Chẳng bao lâu, chúng ta hầu như trả toàn bộ chi phí cho ý đồ tái
chiếm thuộc địa này”.
Pháp bị nhân dân Việt Nam đánh bại, phải
rút quân về nước. Nhưng Mỹ lại nhảy vào miền Nam, “ngăn cản cuộc Tổng
tuyển cử mà chắc chắn sẽ đưa Hồ Chí Minh lên nắm quyền trong một nước
Việt Nam thống nhất”. Để giữ miền Nam trong quỹ đạo của Mỹ, “chúng ta
ủng hộ Diệm, một trong những nhà độc tài xấu xa nhất, người do chúng ta
chọn lựa”. Người dân miền Nam phải sống 9 năm dưới sự
cai trị tàn bạo của Diệm. “Khi Diệm bị
lật đổ, lẽ ra họ có thể sống hạnh phúc, nhưng... chúng ta gửi thêm quân
lính sang để ủng hộ những chính phủ thối nát một cách kinh dị, lạc lõng,
không được dân chúng ủng hộ... Người dân miền Nam chết dần dưới bom đạn
của chúng ta và xem chúng ta như kẻ thù đích thực của họ... Chúng ta
buộc họ phải rời khỏi xóm làng của cha ông họ để bị dồn vào những trại
tập trung... Chúng ta rải chất độc xuống các nguồn nước của họ, tàn phá
cả triệu mẫu Anh mùa màng của họ... Chúng ta thử nghiệm những vũ khí mới
nhất ở họ, giống như Đức (quốc xã) thử nghiệm những loại thuốc mới và
những cách tra tấn mới trong các trại tập trung ở châu Âu... Ở miền Bắc,
bom của chúng ta liên tục ném xuống đất đai, còn mìn của chúng ta đang
gây nguy hiểm cho các đường sông, đường biển... Cho đến nay, chúng ta có
thể đã giết chết một triệu người Việt Nam, phần lớn là trẻ em”...
Luther King nhận định: “Chúng ta phải
thừa nhận rằng chúng ta đã sai lầm ngay từ đầu với cuộc phiêu lưu của
chúng ta ở Việt Nam, rằng chúng ta đã gây tổn hại cho cuộc sống của nhân
dân Việt Nam. Để chuộc lại những sai lầm này, chúng ta phải chủ động
chấm dứt cuộc chiến tranh bi thảm này”...
Luther King cũng đưa ra 5 đề nghị cụ thể:
"(1) Chấm dứt ném bom xuống miền Bắc và miền Nam Việt Nam;
(2) Đơn phương tuyên bố ngưng bắn với hy vọng hành động đó sẽ tạo thuận lợi cho thương thuyết;
(3) Có những bước đi ngay lập tức để
tránh những cuộc chiến tranh khác ở Đông Nam Á bằng cách cắt bỏ việc
xây dựng căn cứ quân sự của chúng ta ở Thái Lan và sự can thiệp của
chúng ta ở Lào.
(4) Thừa nhận thực tế rằng Mặt trận
Dân tộc Giải phóng được sự ủng hộ to lớn ở miền Nam Việt Nam và vì vậy
phải có vai trò trong các cuộc thương thuyết và trong chính phủ tương
lai ở Việt Nam.
(5) Ấn định ngày đưa toàn bộ lính nước ngoài ra khỏi Việt Nam phù hợp với Hiệp định Genève 1954”...
Sau khi chiến tranh kết thúc, “chúng ta phải bồi thường cho những thiệt hại mà chúng ta đã gây ra”...
Vì “đường lối của Mỹ ở Việt Nam là đáng
xấu hổ và phi chính nghĩa” nên Luther King kêu gọi mọi người dân Mỹ:
“Chúng ta không thể im lặng... Chúng ta phải tiếp tục lên tiếng nếu đất
nước chúng ta cứ khăng khăng đi theo con đường sai lầm ở Việt Nam. Chúng
ta phải sẵn sàng gắn hành động với lời nói bằng cách tìm ra mọi cách
phản đối... Chúng ta phải chuyển từ sự do dự trong quá khứ sang hành
động. Chúng ta phải tìm ra những cách nói mới cho hòa bình ở Việt Nam
cũng như cho công lý trong thế giới đang phát triển”...
Đối với thanh niên Mỹ, ông đề nghị “phải
làm cho thanh niên Mỹ thấy rõ vai trò của nước Mỹ (trong việc gây ra
chiến tranh) ở Việt Nam và yêu cầu họ chọn cách từ chối nhập ngũ vì lý
do tôn giáo...".
Bài diễn văn của Luther King đã soi sáng
cho rất nhiều người Mỹ, những người cho đến lúc đó vẫn còn biết rất ít
về việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam cũng như về bản chất của cuộc chiến
tranh ở Việt Nam. Ông không thừa nhận chiêu bài “bảo vệ tự do” mà chính
phủ Mỹ thường dùng để động viên thanh niên da màu sang Việt Nam. Ông
nhấn mạnh: “Thanh niên da màu bị gửi đi xa 8.000 dặm để bảo vệ tự do cho
Đông Nam Á, cái tự do mà họ không tìm thấy ở Tây Nam Georgia hay ở Đông
Harlem”...
Còn một lý do khác, sâu xa hơn, cao
thượng hơn, khiến ông phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam được ông
trình bày trong bài diễn thuyết tại New York ngày 4/4/1967 chính là:
“Tôi chống lại chiến tranh Việt Nam vì tôi yêu thương nước Mỹ. Tôi diễn
thuyết chống lại chiến tranh, không vì cơn tức giận, nhưng với sự lo âu
trong tim, và hơn tất cả, với một tình thương đòi hỏi được thấy đất nước
yêu quý của tôi đứng vững như một biểu tượng luân lý của thế giới. Tôi
diễn thuyết chống lại chiến tranh vì tôi đã bất mãn với nước Mỹ. Và
không có chán nản kinh khủng nào không đến từ tình thương vô bờ. Tôi
chán nản với sự thất bại của chúng ta trong việc đối xử tích cực và
thẳng thắn với ba điều xấu xa: ‘Kỳ thị chủng tộc’, ‘Kinh tế bóc lột’ và
‘Chủ nghĩa quân phiệt’. Hiện tại chúng ta đang đi xuống con đường cùng,
đường này có thể đưa đất nước chúng ta vào thảm họa...
Con người là huynh đệ. Con người được
sinh ra bình đẳng. Tất cả mọi người đều có quyền... Đừng để bất cứ ai
làm quý vị nghĩ rằng Thượng đế chọn nước Mỹ là nước phân giải, một Đấng
cứu rỗi, một loại cảnh sát thế giới. Thượng đế có cách đứng của Ngài
trước các quốc gia với sự công bằng...”.
Trên báo Life, bài diễn thuyết của
Luther King bị xem là “lời vu khống có tính chất mị dân, nghe như một
bài phát thanh cho Đài Hà Nội”. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã nghe
lén điện thoại của ông, đặt máy ghi âm trong phòng khách sạn của ông.
Nhiều thư hay điện thoại nặc danh hăm dọa giết ông. Nhà của ông ở
Montgomery bị đặt bom. Ông từng bị tấn công không dưới 4 lần, bị cảnh
sát bắt giam 20 lần... Nhưng Martin Luther King không chút nao núng, vẫn
dồn mọi tâm huyết cho phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam.
Ngày bầu cử càng đến gần, sự hăm dọa
càng nặng nề. Dường như ông dự cảm một kết thúc bi thảm sắp xảy ra. Theo
trang web của Mỹ American Rhetoric, ngày 3/4/1968, Luther King nói
trước công chúng: “Cũng như bất kỳ ai, tôi cũng muốn sống lâu. Sống lâu
là điều quan trọng, nhưng hiện nay tôi không quan tâm đến điều đó”.
Ngay ngày hôm sau, ngày 4/4/1968, nhà
tranh đấu cho công bằng xã hội Martin Luther King đã vĩnh viễn ra đi khi
chưa tròn 40 tuổi. Tháng 1/2004, 36 năm sau ngày Luther King bị ám sát,
FBI công bố bộ hồ sơ bí mật theo dõi ông dày tới 16.659 trang.
Hoàng Minh
Ảnh khó quên về cộng đồng quốc tế phản đối chiến tranh Việt Nam
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam diễn ra trên toàn thế giới là một nguồn cổ vũ to lớn cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Ca sĩ nhạc
đồng quê Mỹ Joan Baez biểu diễn trong một chương trình âm nhạc miễn phí
nhằm phản đối chiến tranh Việt Nam ở quảng trưởng Trafalgar, London
ngày 29.5.1965. Ảnh: Getty
Xe của
Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson bị người biểu tình phản chiến ném sơn khi
ông đến Melbourne trong chuyến công du Australia, 21.10.1966. Ảnh: Getty
Cảnh sát
trấn áp người biểu tình chống chiến tranh Việt Nam ở Sydney nhân chuyến
công du Australia của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, 22.10.1966. Ảnh:
Getty
Người biểu
tình giương cao biểu ngữ phản chiến ở Sydney nhân chuyến công du
Australia của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, 22.10.1966. Ảnh: Getty
Cuộc tuần hành phản đối chiến tranh Việt Nam của phụ nữ London, 1967. Ảnh: Getty
Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình phản chiến ở London năm 1967. Ảnh: Getty
Cuộc tuần hành phản chiến khổng lồ ở quảng trường Liên Hiệp Quốc, New York ngày 15.4.1967. Ảnh: Getty
Người Mỹ sinh sống ở Tây Berlin tuần hành phản chiến ngày 29.4.1967. Ảnh: Getty
Cuộc tuần hành phản chiến diễn ra bên ngoài đại học Essex, Anh quốc ngày 20.5.1967. Ảnh: Getty
Người biểu
tình giương khẩu hiệu lên án Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson là tội phạm
chiến tranh bên ngoài Lầu Năm Góc, Washington DC ngày 21.10.1967. Ảnh:
Getty
Người biểu tình phản chiến đối mặt với cảnh sát bên ngoài Lầu Năm Góc, 21.10.1967. Ảnh: Getty
Nhận xét
Đăng nhận xét