ĐẠI GIA, NGÀI LÀ AI? 22
-Tỷ phú là những người thiên bẩm kiếm tiền. Họ là những con người tưởng tài giỏi nhưng thật ra là quá ngu ngốc!
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Công ty “Trương Văn Bền và các con” đã đáp ứng yêu cầu đó một cách đúng đắn. Chỉ một năm sau ngày ra đời, mặt hàng xà bông 72 phần dầu của ông Trương Văn Bền đã gần như hạ gục các sản phẩm cùng loại của nước ngoài, do giá rẻ, hợp thị hiếu người tiêu dùng và chất lượng cao.
Trong hồi ký của mình, ông Bền kể lại: “Tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt tên cho xà bông mà chưa kiếm ra. Ngoài Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu nổi lên nhiều chỗ và thất bại. Đến lúc Tây xử tử họ ở Yên Bái thì mười người như một, trước khi đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to “Việt Nam vạn tuế” gây một luồng dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới. Tôi chụp lấy vụ này, lấy tên Việt Nam đặt cho xà bông do người Việt sản xuất để nêu lòng ái quốc đang bùng lên: Xà bông của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu nước phải dùng đồ Việt Nam”.
Ông phủ dày đặc các quảng cáo trên áp phích, trên xe điện, xe hơi, trên áo đấu cầu thủ bóng đá, ông đưa cả vào các thể loại âm nhạc rất được ưa chuộng như ca vọng cổ, tuồng cải lương…
Ban đầu không nên làm rình rang, đã vô ích mà còn có hại, cứ khởi sự nho nhỏ, đi lần lần từng bước. Cần nhất phải có chí nhẫn nại. Như tôi đây bị thất bại đã mấy phen, nhưng có thất bại mới có thêm kinh nghiệm.Thứ nhất là bền chí. Thứ hai là phải có sức khỏe, làm gì thì làm mỗi buổi sáng tôi cũng dậy sớm tập nửa giờ thể dục. Không có sức khỏe, hay đau ốm thì dẫu tài giỏi đến bực nào cũng thành vô dụng. Tóm lại sức khỏe, sự học hỏi, sự bền chí là những điều kiện của sự thành công”.Nguồn: Tổng hợp và biên tập từ phunutoday, vietnamnet, Sách Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá (Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng)
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tiểu Sử TRẦN THÀNH – Từ Chân Cọ Rửa Trờ Thành Tỷ Phù Bột Ngọt SG Và Ngày Lụi Tàn Sau 75 Đi Đâu
Trần Thành – Tỷ phú bột ngọt chợ Lớn
Thứ năm, 13-10-2016 | 08:26 GMT+7
Không ai có thể biết được
chính xác tài sản của Trần Thành là bao nhiêu, nhưng người Sài Gòn – Chợ
Lớn gọi ông là “tỉ phú của tỉ phú”. Thời đó, có nhà báo hỏi ông bí
quyết để thành công trong kinh doanh? Trần Thành nói, đó là điều mà
người Á Đông đã biết từ ngàn xưa. Chữ Tín, lòng trung thực và sự kiên
trì. Làm ăn mà không giữ được chữ tín và sự trung thực thì suốt đời chỉ
là “tả cống chảy” (người làm công), chẳng bao giờ có thể trở thành “tài
xì thẩu” (ông chủ lớn). Của cải mất đi còn có thể gây dựng lại được,
nhưng uy tín không còn thì coi như trắng tay.
Thuở cơ hàn kiếm cơm từng bữa
Trước chiến tranh thế giới lần thứ 2,
làn sóng di cư của người Trung Hoa nghèo khó đổ sang các nước láng
giềng. Cả nhà cậu bé Trần Thành cũng như nhiều gia đình người Trung Hoa
khác đã chạy sang Việt Nam, hy vọng sẽ có cuộc sống bình yên hơn là rơi
vào nạn đói và cuộc nội chiến dai dẳng. Và cậu bé Trần Thành lớn lên
trong nghèo khó, thất học phải bươn chải kiếm sống trong cộng đồng người
Hoa Chợ Lớn và xã hội miền Nam đang còn nhiều khó khăn, phức tạp.
Do không được học hành đầy đủ, thiếu
kiến thức và từng trải nghề nghiệp nên Trần Thành chỉ còn cách đi làm
thuê, làm mướn. Được một cơ sở sản xuất dầu thực vật thuê vào làm việc
cọ rửa các thùng dầu, dù lương thấp nhưng nhờ làm việc chăm chỉ, thật
thà nên Trần Thành dần được chủ giao cho việc cai quản việc vệ sinh nhà
xưởng, rồi từ đó tiếp tục được tin tưởng giao cho việc thu mua nguyên
liệu.
Cột mốc quan trọng
Trần Thành sau này từng tâm sự, đây là
giai đoạn vô cùng quan trọng, đã làm thay đổi cuộc đời ông ta. Từ một
người lao động chân tay, suốt ngày ru rú ở một góc tối tăm trong xưởng,
ông bước ra xã hội rộng lớn bên ngoài và ngỡ ngàng làm quen với việc
kinh doanh. Điều này đã mở rộng tầm mắt cho ông, để ông quyết tâm học
hỏi ở trường đời và tích lũy vốn sống vô cùng quý báu cho sự nghiệp làm
ăn.
Chẳng nề hà gian khổ, Trần Thành lặn lội
đến tận những vùng sâu, vùng xa để thu mua đậu phộng, đậu nành. Ông tỏ
ra giản dị, chân thật và rất hòa đồng với người nông dân. Không bao giờ
lợi dụng tình trạng trồi sụt của thị trường để ép giá. Ông cũng chẳng
bao giờ sai hẹn và hứa hẹn những gì mà không làm. Mua rẻ, thì Trần Thành
ghi vào sổ sách là rẻ. Mua cao, thì ông ghi cao. Trần Thành tuyệt nhiên
không bao giờ kê giá lên để hưởng lợi. Phương cách mua bán lấy chữ Tín
làm đầu trên đây đã tạo được niềm tin với nhà nông, và họ rỉ tai nhau
giành ưu tiên bán sản phẩm cho Trần Thành. Để tưởng thưởng, ông chủ
Trịnh thường xuyên cho trích hoa hồng và ban tiền thưởng hậu hĩnh.
Nhưng phần thưởng lớn nhất mà Trần Thành
được hưởng, là ông đã trở thành người đứng đầu toàn bộ khâu thu mua của
xưởng. Thế là ông có dịp đi khắp nước, từ miền Đông ra tới miền Trung
và chính ông đã mở rộng việc thu mua sang tận Campuchia, biến địa bàn
này thành nơi cung cấp lớn nhất. Từ khi Trần Thành góp sức, xưởng của
ông chủ Trịnh không còn tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất.
Lúc này Trần Thành đã lập gia đình và đã
tích lũy được một số vốn. Nhận thấy Trần Thành có nhiều đức tính tốt,
và khả năng đặc biệt trong kinh doanh, nhất là rất có chí tiến thân. Hơn
nữa, Trần Thành đã đóng góp phần công sức to lớn cho hãng, nên bằng tất
cả lòng yêu thương, họ Trịnh quyết định cho Trần Thành được độc lập gây
dựng cơ nghiệp. Tin tưởng vào sự thành công của Trần Thành, ông chủ
Trịnh không những khuyến khích mà còn cho Trần Thành vay một số vốn lớn
để đầu tư. Trước mắt, ông cho Trần Thành độc quyền cung cấp nguyên liệu
sản xuất cho hãng của ông ta. Chẳng bao lâu, Trần Thành trở thành nhà
cung cấp các loại hạt có dầu cho hầu hết các hãng xưởng ở khắp miền Nam.
Tạo nên thương hiệu Việt nổi tiếng
Sự nghiệp và tài sản của Trần Thành tăng
nhanh theo tốc độ phi mã, khiến người ta kinh ngạc. Không những đã hoàn
lại vốn cho ông chủ Trịnh, Trần Thành còn đủ khả năng thâu tóm mọi
nguồn hàng của ngành nghề này. Khi đã gây dựng được một cơ nghiệp khá
vững chắc, Trần Thành xoay ra đầu tư vào các hướng kinh doanh và sản
xuất khác. Với nhãn quan kinh doanh xa rộng, ông còn cất công đến Nhật
Bản, Đài Loan, Singapore… tham quan các xí nghiệp lớn để học hỏi cách tổ
chức và điều hành của họ, đồng thời tìm hiểu thị trường.
Trên thế giới, có nhiều ngành sản xuất
nổi tiếng, lợi nhuận cao. Nhưng Trần Thành lại rất say mê ngành công
nghiệp thực phẩm. Ông suy nghĩ, ăn uống là nhu cầu hàng đầu của con
người. Đầu óc nhạy bén của Trần Thành đã nghĩ ngay đến bột ngọt. Đây là
một loại gia vị cần thiết cho bữa ăn của mọi gia đình, vì thế, nhu cầu
của sản phẩm này trên thị trường to lớn biết chừng nào. Vào thời điểm
đó, ở miền Nam còn phải dùng bột ngọt của Nhật Bản và Đài Loan, với số
lượng nhập có hạn.
Trần Thành tính toán: Nếu như có một nhà
máy sản xuất bột ngọt trong nội địa, bước đầu, chất lượng sản phẩm do
mình làm ra có thể chưa bằng người ta, do khâu kỹ thuật còn yếu kém.
Nhưng, nếu có một nhà máy với trang thiết bị hiện đại, công nghệ chế
biến tiên tiến, thì việc đạt được 80% chất lượng của họ là điều nắm chắc
trong tay. Từ đó, ưu điểm giá rẻ sẽ chiếm dần thị phần và đánh bạt được
hàng ngoại nhập.
Với lập luận hợp lý đó, năm 1960, Trần
Thành đã cho ra đời Nhà máy sản xuất bột ngọt Vị Hương Tố, có công suất
lớn, với trang thiết bị nhập từ Nhật Bản, được đánh giá là hiện đại nhất
Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công việc sản xuất và kinh doanh của nhà máy
sớm đi vào ổn định. Ngay bước đầu, nhờ chất lượng sản phẩm chẳng thua
kém gì của Nhật Bản và Đài Loan, mà giá cả lại rẻ hơn. Vì thế, bột ngọt
Vị Hương Tố sớm được các bà nội trợ ủng hộ nhiệt tình.
Mở rộng thêm nhiều mảng kinh doanh khác
Số lượng xuất xưởng ngày càng tăng cao.
Nhà máy đã chạy hết công suất vẫn không đáp ứng được nhu cầu của thị
trường. Đến nỗi, chỉ khi nào không mua được bột ngọt Vị Hương Tố, người
tiêu dùng mới hỏi đến bột ngọt ngoại nhập. Thừa thắng xông lên, Nhà máy
bột ngọt Vị Hương Tố còn sản xuất thêm các mặt hàng mì gói, mì chay,
nước tương, tàu vị yểu và đều rất thành công.
Suốt thập niên 60 của thế kỷ trước là
thời gian cực thịnh của Trần Thành. Từ lợi nhuận kếch xù của Nhà máy bột
ngọt Vị Hương Tố, ông tiếp tục đầu tư vào nhiều ngành nghề khác như:
Ngũ cốc, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, và trường học, mà lĩnh vực nào
cũng đạt thắng lợi một cách mỹ mãn. Không dừng lại ở đó, Trần Thành còn
mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như bất
động sản, khách sạn, nhà hàng. Tuy không biết số vốn mà Trần Thành đầu
tư ở Singapore, Đài Loan, Hồng Kông là bao nhiêu, nhưng các nhà tài
phiệt Chợ Lớn nói rằng, nó còn lớn hơn tài sản của Trần Thành ở Việt
Nam.
Sự hòa nhã hiếm hoi ở một ông chủ
Do xuất thân từ công nhân nghèo khó, nên
khi trở thành ông chủ, ông đặc biệt quan tâm đến đời sống của công nhân
một cách thiết thực. Nếu ai có tang cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, Trần
Thành sẽ tặng một quan tài và biếu thêm một tháng lương để lo việc ma
chay. Ông sống gần gũi và hòa đồng với mọi người. Bất cứ công nhân nào
cũng có thể gõ cửa phòng ông chủ để trình bày nguyện vọng, hoặc xin giúp
đỡ những lúc gặp khó khăn. Trần Thành luôn chịu khó lắng nghe, tùy theo
hoàn cảnh và trường hợp của mỗi người mà giúp đỡ.
Cách đối nhân xử thế như thế đã giúp cho
Trần Thành có được một đội ngũ công nhân luôn làm việc nhiệt tình và
hết sức trung thành với ông. Uy tín ngày càng lớn, mới 40 tuổi, Trần
Thành đã được bầu làm Bang trưởng Triều Châu và là một trong những nhân
vật không chỉ được cộng đồng người Hoa tại miền Nam Việt Nam, mà cả
chính quyền Sài Gòn kiêng nể.
Thất bại rồi đứng lên bằng uy tín
Trần Thành kể, thời kỳ mới khởi nghiệp,
có một lần ông đã gom hết vốn liếng có được đánh một chuyến hàng thật
lớn từ Nam Vang (Campuchia) về. Chẳng may, toàn bộ chuyến hàng đó bị
thất lạc, mất trắng. Coi như ông hoàn toàn bị phá sản, nợ nần ngày càng
chồng chất. Trần Thành tưởng chừng như không còn có thể gượng dậy nổi.
Một thời gian ngắn sau, khi cơn sốc đã
tạm lắng, Trần Thành nghe ngóng dư luận trong số những người quen thân,
thử coi uy tín của mình còn hay không? Biết chắc niềm tin của họ đối với
ông không những chẳng chút suy chuyển, mà còn tỏ ra rất cảm thông. Trần
Thành yên tâm đứng dậy, làm lại từ đầu. Ông ta vay mượn vốn liếng, và
chí cốt làm ăn với sự thận trọng hơn trước. Chỉ một thời gian ngắn, Trần
Thành lại vươn lên, trả hết nợ nần, ơn nghĩa, và bước vào hàng những
ông chủ lớn.
Nguồn: Happy Live tồng hợp từ ANTG, Vietnew, Vietnamnet
Tỉ phú Trần Thành không qua khỏi ải mỹ nhân
Ông Trần Thành là người Việt gốc Hoa, từng
là Bang trưởng Triều Châu rất có thế lực trong cộng đồng người Hoa Chợ
Lớn. Ông được ví như ông vua không ngai trong giới kinh doanh của Sài
Gòn ngày xưa.
Nhưng
cuối cùng đã bị một mỹ nhân người Đài Loan sang Việt Nam biểu diễn hớp
hồn, đó là diễn viên nổi tiếng Thang Lan Hoa. Cú hớp hồn này khiến tỉ
phú Trần Thành bị choáng và lao vào người đẹp như con thiêu thân tự đốt
cháy mình trong quầng sáng oan nghiệt, để cuối cùng chỉ còn lại hai bàn
tay trắng.
Thuở cơ hàn kiếm cơm từng bữa
Trần
Thành sinh ra trong một gia đình người Hoa gốc Triều Châu. Trước chiến
tranh thế giới lần thứ 2, đất nước Trung Hoa cũng như các nước vùng Đông
Nam Á rơi vào cảnh loạn lạc, làn sóng di cư của người Trung Hoa nghèo
khó từ một đất nước đông dân nhất thế giới trong thời điểm này đổ sang
các nước láng giềng không chỉ vì chiến tranh, chạy trốn bom đạn mà còn
vì lý do kinh tế. Gia đình cậu bé Trần Thành cũng như nhiều gia đình
người Trung Hoa khác đã chạy sang Việt Nam lánh nạn, vừa hy vọng ở vùng
đất mới họ sẽ đổi đời, có cuộc sống bình yên hơn là rơi vào thảm họa ở
Trung Hoa lục địa với nạn đói và cuộc nội chiến dai dẳng không biết bao
giờ chấm dứt.
Gia
đình Trần Thành đặt chân đến vùng đất Chợ Lớn với thân phận của một
người Trung Hoa tha hương cầu thực. Và cậu bé Trần Thành lớn lên trong
nghèo khó, thất học phải bươn chải kiếm sống trong cộng đồng người Hoa
Chợ Lớn và xã hội miền Nam đang còn nhiều khó khăn, phức tạp. Khi đã ở
tuổi thanh niên, Trần Thành cũng cần một công việc ổn định để tự nuôi
sống bản thân và phụ giúp gia đình.
Do
không có học vấn, lại chẳng nghề nghiệp nên Trần Thành chỉ hy vọng vào
sức khỏe của một chàng thanh niên tuổi đôi mươi để… bán sức lao động
kiếm cơm độ nhật. Nhưng đi tới đâu, các hãng xưởng của cộng đồng người
Hoa Chợ Lớn cũng không tiếp nhận vì sức lao động, làm việc chân tay thì
ai cũng có mà nghề nghiệp chuyên môn đang cần thì lại thiếu người.
Giữa
lúc chàng thanh niên Trần Thành chán nản định bỏ cuộc thì may sao khi
gõ cửa nhà của ông chủ họ Trịnh, một phú hào lúc bấy giờ, đồng thời là
chủ một cơ sở sản xuất dầu thực vật ở dạng bán thủ công thì Trần Thành
được nhận vào làm việc với chân cọ rửa thùng đựng dầu ăn.
Do
làm việc ở dạng lao động phổ thông không phải là thợ, cũng chẳng phải
chức thầy nên Trần Thành chỉ được chủ trả một khoản lương tháng ít ỏi dù
làm việc rất cực nhọc, nặng nề trong môi trường ẩm thấp, nặng mùi dầu
lưu niên và bầu không khí ô nhiễm.
Cơ
sở ép dầu của ông chủ họ Trịnh chủ yếu là thu mua nguyên liệu hạt đậu
phộng, đậu nành về đưa vô máy ép rồi chế biến thành dầu ăn bán ra thị
trường. Chỉ có mỗi công đoạn ép là dùng máy nổ, còn các khâu khác làm
bằng sức lao động nên Trần Thành mặc sức cọ rửa, lau chùi các thùng đựng
dầu.
Trần
Thành làm việc cật lực, không chê đồng lương bèo bọt, chẳng ngại khó
khăn. Ngoài công việc được giao, Trần Thành còn phụ giúp những đồng
nghiệp khác trong xưởng ép dầu không nề hà giờ giấc. Không những thế,
chàng trai trẻ này còn vui vẻ quét dọn nhà xưởng, thu gom nguyên liệu
rơi vãi, tiết kiệm tối đa việc hao hụt sản phẩm cho nhà chủ.
Thấy
chàng thanh niên cần mẫn, trung thành, ham làm, chí tình ông chủ cơ sở
ép dầu thực vật chú ý, tin tưởng giao luôn khâu vệ sinh nhà xưởng, quản
lý vật tư nguyên liệu cho Trần Thành phụ trách.
Cột mốc quan trọng
Chẳng
bao lâu sau với sự yêu mến và tin tưởng ngày càng tăng, Trần Thành được
ông chủ họ Trịnh giao cho phụ trách khâu thu mua nguyên liệu, giã từ
“dĩ vãng” của anh lao công cọ rửa thùng dầu, quét dọn vệ sinh nhà xưởng.
Thế là Trần Thành được thay mặt ông chủ Trịnh đi khắp các nơi, quan hệ
với những nông dân xưa nay vẫn làm ăn với ông chủ Trịnh để bán sản phẩm.
Để
tạo mối quan hệ lâu dài, Trần Thành khôn khéo tính toán không để nông
dân bị thiệt mà ông chủ cũng hài lòng trong việc ngã giá mua bán nguyên
liệu tùy theo biến đổi của thị trường. Tuyệt nhiên, Trần Thành không vì
lợi ích cá nhân của mình, đâu đó các khoản thanh toán đều được ghi chép
sổ sách đối chiếu rõ ràng.
Trần
Thành luôn giữ uy tín của người đại diện, không bao giờ trễ hẹn với
nông dân trong việc thanh toán tiền bạc nên nông dân rất hài lòng về sự
sòng phẳng này và dồn hết sản phẩm để bán cho chàng trai biết giữ uy tín
trong làm ăn. Do đó dù mùa vụ nào, sản phẩm khi dồi dào, lúc khan hiếm,
Trần Thành vẫn bảo đảm cho cơ sở của ông chủ Trịnh không bao giờ thiếu
hụt nguyên liệu sản xuất.
Đến
giai đoạn này thì Trần Thành đã hoàn toàn chiếm được sự tin tưởng của
ông chủ Trịnh, thấy chàng trai mà ông giao phó công việc thu mua nguyên
liệu làm còn “siêu” hơn mình nên ông chủ Trịnh quyết định giao luôn khâu
thu mua sản phẩm của cơ sở chế biến dầu ăn cho Trần Thành. Công việc
được chủ động hơn nên Trần Thành mở rộng địa bàn ra khắp miền Nam và cả
Campuchia, hiệu quả nhờ thế cũng đạt cao hơn.
Ông
chủ Trịnh thêm phấn khởi nên trích hoa hồng tưởng thưởng hậu hĩ cho
người đã góp công sức làm cho cơ sở sản xuất của mình phát triển không
ngừng. Rồi chuyện phải tới đương nhiên sẽ tới khi ông chủ Trịnh quyết
định cho Trần Thành làm nhà cung cấp nguyên liệu cho cơ sở chế biến của
ông ta, cũng có nghĩa là Trần Thành tách ra để kinh doanh độc lập không
còn là nhân viên của xưởng, bị lê thuộc vào ông chủ cũ nữa mà nghiễm
nhiên trở thành một nhà cung cấp.
Và
chàng trai có khiếu bẩm sinh trong kinh doanh, giao dịch trên thương
trường này đã tới tuổi lập gia đình, Trần Thành cưới vợ, lận lưng được
một số vốn để làm ăn trong vai trò một nhà cung cấp nguyên liệu cho các
cơ sở chế biến dầu ăn trên thị trường Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ông
chủ Trịnh thấy Trần Thành có chí, kinh doanh giỏi nên hết lòng giúp đỡ,
cho Trần Thành vay một số vốn lớn để rộng cửa phát triển, xây dựng cơ
nghiệp. Và thế là từ một chàng trai nghèo khó, chỉ mong kiếm cơm độ nhật
với chân cọ rửa thùng dầu ở một cơ sở chế biến dầu thực vật khu vực Chợ
Lớn, Trần Thành đã trở thành một ông chủ thu mua nguyên liệu cung cấp
cho tất cả các cơ sở sản xuất dầu ăn trên thị trường.
Tạo nên thương hiệu Việt nổi tiếng
Khi
đã trở thành nhà cung cấp, Trần Thành càng nâng cao uy tín trên thương
trường và mở rộng tầm ảnh hưởng để chuẩn bị phát triển ngành nghề kinh
doanh. Chỉ trong thời gian ngắn ông chủ họ Trần đã thâu tóm tất cả nguồn
nguyên liệu vào tay mình và cung cấp độc quyền cho các cơ sở sản xuất.
Sự
nghiệp đã vững chắc, ông Trần Thành trả hết vốn vay cho chủ cũ, giải
quyết sòng phẳng mọi ơn nghĩa và quyết định đi Nhật Bản, Đài Loan,
Singapore… để tham quan, học hỏi ngành nghề để làm ăn và tìm hiểu thị
trường.
Trở
về, ông chủ họ Trần quyết định nhập dây chuyển sản xuất bột ngọt, thứ
gia vị mà thị trường nào cũng rất cần, trước mắt là cung cấp cho thị
trường trong nước vì miền Nam lúc đó còn phải sử dụng bột ngọt của Nhật
Bản và Đài Loan nhưng với số lượng hạn chế.
Thế
là bột ngọt mang thương hiệu Việt Vị hương tố ra đời vào năm 1960 với
máy móc thiết bị nhập từ Nhật Bản. Ngay khi mới ra đời và có mặt trên
thị trường, bột ngọt Vị hương tố đã ngang tài ngang sức với bột ngọt
ngoại nhập và chỉ trong thời gian ngắn đã chiếm đến 80% thị phần nhờ
chất lượng ngang hàng và giá rẻ.
Nhà
máy sản xuất bột ngọt Vị hương tố của ông Trần Thành từ ngày đi vào
hoạt động đã chạy hết công xuất nhưng vẫn không đáp ứng được thị trường
trong nước. Do các bà nội trợ đã “mê tín” thương hiệu này và chính vì
thế nên bột ngọt Vị hương tố của Việt Nam đã đánh bạt được bột ngọt của
Nhật Bản, Đài Loan.
Chỉ
khi nào các bà nội trợ không mua được Vị hương tố mới mua Ajinomoto của
Nhật Bản hay Vedan của Đài Loan. Thành công vang dội với thương hiệu
bột ngọt, ông chủ Trần Thành liền phát triển sang mặt hàng mì ăn liền
với nhãn hàng Vị Hương, mì ăn liền Vị Hương cũng nhanh chóng trở thành
thương hiệu uy tín ở miền Nam. Ông chủ Trần Thành lại sản xuất thêm mặt
hàng mì chay, nước tương, tàu vị yểu… và mặt hàng nào cũng thành công.
Thập
niên 1960 trở về sau là thời kỳ vàng son của ông Trần Thành. Với lợi
nhuận khổng lồ thu về, bằng cái nhìn xa của một nhà kinh doanh, ông chủ
Trần Thành không dừng lại với ngành công nghiệp thực phẩm chế biến mà
còn đầu tư ở nhiều lãnh vực kinh doanh khác như: Ngũ cốc, khách sạn, nhà
hàng, bệnh viện và cả trường học.
Nhờ có số vốn
khổng lồ, đầu óc kinh doanh thực tế, nắm bắt được biến chuyển của thị
trường và cả thị hiếu người tiêu dùng trong mỗi giai đoạn nên đại gia
Trần Thành kinh doanh ở lãnh vực nào cũng thắng lợi.
Sau
khi chiếm lĩnh thị trường trong nước một cách vững chắc, đại gia Trần
Thành liền nhắm sang thị trường nước ngoài. Ông tung vốn đầu tư vào bất
động sản, nhà hàng, khách sạn ở Singapore, Đài Loan, Hồng Kông. Người ta
không biết rõ tài sản của ông Trần Thành thực tế là bao nhiêu, nhưng so
với số vốn đầu tư ở nước ngoài có thể đoán còn nhiều gấp bội lần vốn
trong nước.
Thất bại rồi đứng lên bằng uy tín
Do
xuất thân từ nghèo khó, từng đi cọ rửa thùng dầu và dọn vệ sinh nên khi
trở thành ông chủ giàu có Trần Thành luôn cảm thông với cuộc sống của
công nhân dưới quyền. Trong nhà máy của ông, công nhân có thể gặp Giám
đốc bất cứ lúc nào để đề đạt nguyện vọng hoặc nhờ giúp đỡ lúc khốn khó.
Ông
chủ Trần Thành luôn mở rộng cửa phòng Giám đốc để tiếp công nhân của
mình và tùy theo hoàn cảnh, ông sẵn sàng giúp đỡ nhiệt tình. Người ta
nói rằng ngay trong chuyện quan hôn, tang tế thì ông chủ Trần thành luôn
quan tâm tới chữ “tang”, gia đình công nhân có người thân qua đời sẽ
được ông chủ tặng cho chiếc quan tài và một tháng lương để lo hậu sự cho
người quá cố.
Chính vì cách
đối nhân xử thế, có trước, có sau nên ông chủ Trần Thành có được một đội
ngũ công nhân không chỉ lành nghề mà còn rất trung thành, sống và làm
việc chí tình, chính nghĩa với ông chủ. Nhờ uy thế, chữ tín và giàu có,
năm 40 tuổi ông Trần Thành không chỉ là đại gia, tỉ phú của những tỷ phú
mà còn được cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu bầu làm Bang trưởng
Triều Châu. Với uy thế của ông chủ Trần Thành, không chỉ có tầm ảnh
hưởng kinh tế, xã hội trong cộng đồng người Hoa Chợ Lớn mà còn được cả
giới chức chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ nể trọng.
Nhiều
lần chia sẻ với người quen, bạn bè thân thiết, hoặc với nhà báo phỏng
vấn mình về bí quyết thành công trong kinh doanh và uy tín trên thương
trường, ông chủ Trần Thành không ngần ngại khẳng định chẳng có gì bí ẩn,
cao siêu và đây cũng là điều mà từ ngàn xưa mọi người đã biết, vấn đề
là thực hiện nó như thế mà thôi.
Đó
là “chữ tín, lòng trung thực và sự kiên trì”. Ông Trần Thành còn vui vẻ
ví von rằng: trong làm ăn anh mà không giữ chữ tín và sự trung thực thì
suốt đời chỉ là “tả cống chảy” tức chỉ là cái anh làm công ăn lương
chủ, chẳng có thân phận gì, chẳng bao giờ có thể trở thành “tài xì thẩu”
tức ông chủ lớn được. Phương châm của ông Trần Thành trong kinh doanh
và trên thương trường nghiệt ngã là: của cải có thể mất đi nhưng mình
kiếm lại được, uy tín không còn thì chỉ hai bàn tay trắng.
Và
ông Trần Thành đã đưa ra một ví dụ điển hình ngay… chính bản thân ông
trong thời kỳ đầu mới xây dựng cơ nghiệp. Đó là một lần ông đã gom hết
vốn liếng tích cóp quyết đánh một chuyến hàng lớn từ Campuchia về.
Không may, lần đó hàng không về tới bến mà bị thất lạc, coi như trắng
tay, không chỉ phá sản mà nợ nần tứ phía khiến ông nghĩ mình không thể
gầy dựng lại cơ nghiệp.
Nhưng
sau một thời gian đủ nguôi ngoai, ông Trần Thành thăm dò trong giới
kinh doanh thử xem thái độ của họ đối với ông như thế nào. Hóa ra uy tín
của ông vẫn còn, giới kinh doanh hoàn toàn chia sẻ với thất bại của ông
vừa qua và đó là chuyện bình thường trong làm ăn. Thế là, ông Trần
Thành yên tâm, quyết chí gầy dựng lại cơ nghiệp bằng cách vay mượn vốn
để kinh doanh, lần này ông thận trọng hơn và chỉ sau một thời gian ngắn
ông Trần Thành lại phất lên, nợ nần trả dứt, ơn nghĩa đâu đó sòng phẳng
và ông trở lại thân phận một đại gia uy thế như ngày nào.
Cuộc gặp gỡ số phận
Hơn
nửa đời người, tỷ phú Trần Thành chỉ lo chí thú làm ăn, gầy dựng cơ
nghiệp. Ông chủ Trần Thành chỉ biết tính toán, đầu óc lúc nào cũng là
những kế hoạch làm ăn không có chỗ cho những suy nghĩ viễn vông, yêu
đương phù phiếm. Ông còn cao giọng nói về triết lý sống của mình đã là
một nhà kinh doanh thì không cờ bạc, rượu chè, trai gái. Nhất là vướng
vào gái gú thì dễ tiêu tan sự nghiệp. Đối với ông chủ Trần Thành triết
lý này rút lại thành một cụm từ rất gọn, đầy hình ảnh: Kinh doanh cũng
giống như… đi tu.
Và ông chủ
Trần Thành từ khi khởi nghiệp là một nhà thu mua… nguyên liệu hạt các
loại để cung cấp cho thị trường đã áp dụng triệt để triết lý này. Không
bao giờ ông chủ Trần Thành sa đà vào chỗ ăn chơi trác táng, cờ bạc, rượu
chè và nhất là trai gái lăng nhăng như nhiều đại gia thời xưa lẫn thời
nay.
Thế nhưng… có thể người
ta chỉ giữ được mình khi không có cơ hội để sa ngã và triết lý “kinh
doanh cũng như đi tu” của đại gia Trần Thành cũng chỉ áp dụng được khi
ông ta chưa có cuộc hội ngộ với mỹ nhân có sắc đẹp hớp hồn đàn ông ở lần
gặp đầu tiên, cái liếc mắt đưa tình tạo thành cú sét ái tình, và nụ
cười làm tan chảy những trái tim tưởng đã hóa thành sắt đá. Tỉ phú Trần
Thành “Kinh doanh cũng giống như đi tu” cũng thế. Và cơ hội để trái tim
sắt đá của ông Bang trưởng Triều Châu Chợ Lớn phải tan chảy thành nước
với mỹ nhân Đài Loan Thang Lan Hoa đã tới.
Đó
là một lần, nhận lời mời của các bang trưởng cộng đồng người Hoa Chợ
Lớn, diễn viên sắc nước hương trời Thang Lan Hoa từ Đài Loan sang Việt
Nam giúp vui văn nghệ cho giới tài phiệt Chợ Lớn. Trong buổi giúp vui
văn nghệ này tất nhiên không thể thiếu mặt tỷ phú Trần Thành, ông Bang
trưởng bang Triều Châu trong cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn.
Ngay
từ khi chạm mặt mỹ nhân, tỷ phú Trần Thành đã bị hớp hồn bởi sắc đẹp
của cô diễn viên tài sắc xứ Đài, trái tim thấm nhuần triết lý sống “kinh
doanh cũng như đi tu” của ông chủ Trần Thành đã… đập loạn nhịp, không
còn tính toán việc làm ăn được nữa mà thay vào đó là sự rạo rực, háo hức
muốn chiếm đọat người đẹp.
Sau
buổi biểu diễn, nguyện vọng này của Trần Thành được các ông bang trưởng
khác sắp xếp. Với đống tiền như núi, uy thế kinh doanh lẫy lừng thì
việc tỷ phú Trần Thành gặp mỹ nhân đi ăn chung với mấy ông tài phiệt
“chiến hữu” ở những tửu lầu sang trọng vùng Chợ Lớn và rồi lấy cớ để chỉ
còn lại không gian cho hai người: ông chủ Trần Thành và mỹ nhân Thang
Lan Hoa chỉ là chuyện nhỏ.
Sau
đêm hội ngộ này, chẳng biết mỹ nhân Thang Lan Hoa có bí quyết chinh
phục nào đã khiến cho ông chủ Trần Thành hồn xiu phách lạc, bao nhiêu
năm ép lòng “đi tu” giờ được cơ hội bùng nổ. Tỷ phú Trần Thành say Thang
Lan Hoa như điếu đổ và được dịp… xài tiền như nước để đánh đòn phủ đầu
người đẹp.
Những khoản tiền
kếch sù để mua nhẫn kim cương, đồng hồ Rolex vàng, thời trang hàng hiệu
và vô số những món quà tặng đắt tiền trong những dịp sinh nhật, ngày lễ
tình nhân… không chỉ trong buổi đầu sơ ngộ ở Chợ Lớn -Sài Gòn mà còn ở
tận xứ Đài sau khi mỹ nhân đã hết hợp đồng biểu diễn văn nghệ giúp vui
cho những ông “tài xì thẩu” Chợ Lớn.
Từ
hôm đó tỷ phú Trần Thành đi Đài Loan để gặp người đẹp Thang Lan Hoa như
đi chợ và công việc kinh doanh xuống dốc dần cũng đồng nghĩa với cả núi
tiền hao mòn dần trong cuộc tao ngộ “ngàn vàng mua một trận cười”.
Trở thành kẻ ăn chơi "khó đỡ"
Phàm
ở đời, bất cứ cuộc tình nào xây dựng trên cơ sở đồng tiền đánh gục
trái tim cũng đều nhanh chóng tan vỡ khi người ta đã thỏa mãn từ hai
phía. Tỷ phú Trần Thành và mỹ nhân Thang Lan Hoa cũng thế, họ chia tay
nhau theo đúng quy luật cung cầu này và chẳng ai đau khổ hay buồn phiền
mà chỉ có sự mất mát trong cuộc đánh đổi vật chất giữa người mua và kẻ
bán.
Chuyện tình của đại gia
Vị hương tố với diễn viên Thang Lan Hoa từng làm dư luận bị choáng, đặc
biệt trong cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn kết thúc nhưng không có nghĩa
cuộc phiêu lưu ái tình của tỷ phú Trần Thành kết thúc.
Giã
biệt mỹ nhân xứ Đài, Trần Thành lại tìm đến với người đẹp Singapore
thông qua một ông thầy bói người Sing. Trần Thành vốn mê tín, mà vị “bốc
sư” này được người dân đảo quốc sùng bái tôn lên hàng “tiên” thì “ông
tiên” này phán thế nào ông chủ Trần Thành cũng nghe.
Chính
qua trung gian của “ông tiên” này tỷ phú Trần Thành đã gặp gỡ và sống
với một phụ nữ Sing rồi có con với bà ta, một đứa con gái. Nhưng đó là
câu chuyện ở đảo quốc, còn ở Sài Gòn, tỉ phú Trần Thành đã trở thành đại
gia ăn chơi nức tiếng Sài Gòn - Chợ Lớn và trong những lần tới ăn chơi ở
vũ trường Maxim, Trần lão gia đã “lụy” vào vòng tay của một cô vũ nữ
trẻ đẹp và về sau cô vũ nữ này trở thành “người tình” già nhân ngãi, non
vợ chồng với đại gia Trần Thành.
Sau
năm 1975, tỉ phú Trần Thành có thời gian “nằm ấp” ở trại giam Chí Hòa
trong đợt đánh tư sản mại bản. Nhiều bạn tù của ông thời đó kể lại rằng
Trần Thành do có quá trình kinh doanh nên được quản giáo giao cho công
việc… chăm đàn heo của trại giam. Khi được trả tự do, không lâu sau đó
cựu tỷ phú Trần Thành, ông chủ Vị hương tố đã đi định cư nước ngoài.
Ngôi
nhà ở số 118-120 đường Hải Thượng Lãn Ông (nay thuộc Q.5, TP.HCM) là
nơi tỉ phú Trần Thành khởi nghiệp, sau năm 1975 là trụ sở của nhà máy
bột ngọt Thiên Hương mà sau này có thời gian đổi tên là Nhà máy thực
phẩm Thiên Hương.
Tuyệt chiêu PR xà bông Cô Ba của doanh nhân Trương Văn Bền
Thứ sáu, 10-03-2017 | 16:16 GMT+7
Trong hồi ký của mình,
ông Bền kể lại: “Tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt
tên cho xà bông mà chưa kiếm ra. Ngoài Bắc, phong trào cách mạng Việt
Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu nổi lên nhiều chỗ và thất
bại. Đến lúc Tây xử tử họ ở Yên Bái thì mười người như một, trước khi
đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to “Việt Nam vạn tuế” gây một luồng
dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới. Tôi chụp lấy vụ này, lấy tên
Việt Nam đặt cho xà bông do người Việt sản xuất để nêu lòng ái quốc đang
bùng lên: Xà bông của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu
nước phải dùng đồ Việt Nam”.
1. Trương Văn Bền trong bối cảnh kinh tế những năm 1940
Cho tới tận những năm đầu
thập niên 40 của thế kỷ XX, lực lượng kinh doanh người Việt vẫn còn rất
nhỏ bé. Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có quy mô tương đương 1% tổng
vốn đầu tư của nền kinh tế và sử dụng 9% tổng số lao động làm thuê trong
công nghiệp.
Sự xuất hiện của phát xít
Nhật ở Đông Dương mở ra cơ hội cho giới công thương Việt Nam. Pháp yếu
thế trước Nhật, không thể tiếp tục duy trì các ưu đãi độc quyền, nhất là
với những chủ thể kinh doanh “thân” Nhật. Cấm vận thương mại của phe
Đồng minh với Đông Dương chặn đứt nguồn cung cấp hàng nhập khẩu và là
thời cơ tốt cho sản xuất nội địa phát triển. Cộng đồng kinh doanh người
Việt nổi lên chiếm địa vị cao trong xã hội thuộc địa, và phần nào tạo
nên niềm tự hào, tinh thần dân tộc cho người Việt Nam.
Tại
Nam Kỳ, ông Trương Văn Bền nổi danh với thương hiệu xà bông Cô Ba trên
toàn xứ Đông Dương. Xuất thân trong gia đình khá giả, ông Bền nhiều lần
đi Pháp nhưng chưa từng học tại một trường đào tạo kỹ nghệ hay kinh
doanh chuyên nghiệp nào. Gia sản đồ sộ của ông là do công sức sáng tạo
của ông làm ra, không phải thừa hưởng của gia đình, cũng không phải làm
giàu nhờ ruộng đất.
Theo bảng lượng giá để đánh thuế của Phủ toàn quyền Đông Dương, thì năm 1941, ông Trương Văn Bền phải đóng số tiền lên tới 107.000 đồng Đông Dương, quy ra vàng là trên 1783 lượng.
Buổi
đầu có nhiều người hoài nghi về sự thành công của công ty Trương Văn
Bền, bởi họ nghĩ rằng, với trình độ kỹ thuật học lỏm, máy móc thô sơ,
thì làm sao một người Việt Nam có thể cạnh tranh nổi với người Pháp hoặc
người Hoa nhiều thế lực, nhiều tiền của? Ngay những thân nhân của ông
Bền lúc ấy cũng khuyên ông không nên phiêu lưu vào ngành đó, họ sợ ông
tiêu phí hết những đồng vốn ít ỏi lúc ban đầu.
Nhưng
mọi lời can ngăn hầu như không làm nao núng con người có đầu óc cấp
tiến, thích tự lập và đương đầu với nền công nghệ mạnh gấp nhiều lần của
ngoại bang lúc ấy. Ông Trương Văn Bền đã từng sống ở PhnomPenh
(Campuchia), từng đi đây đó một số nơi ở ngoại quốc, nhìn thấy sự phát
triển công nghiệp ở các nước, nên hơn ai hết, ông hiểu rằng, nếu quyết
tâm thì không một trở lực nào có thể ngăn cản được con đường phát triển
công nghệ. Ông Bền đã biết bắt đúng mạch, đánh đúng thị hiếu người tiêu
dùng bằng một mặt hàng thiết yếu đó là chất giặt, tẩy.
Công ty “Trương Văn Bền và các con” đã đáp ứng yêu cầu đó một cách đúng đắn. Chỉ một năm sau ngày ra đời, mặt hàng xà bông 72 phần dầu của ông Trương Văn Bền đã gần như hạ gục các sản phẩm cùng loại của nước ngoài, do giá rẻ, hợp thị hiếu người tiêu dùng và chất lượng cao.
2. Tại sao người Việt thường thất bại
Trong
bài báo phóng viên hỏi tại sao người Việt thường thất bại trong thương
mại và kỹ nghệ. Không cần suy nghĩ lâu, ông Trương Văn Bền trả lời:
Tại người mình ưa bắt cá hai tay, ưa làm nhiều việc quá. Việc này chưa xong, họ đã xoay qua làm việc khác, thành thử không việc nào vẹn toàn. Rốt cuộc hỏng cả.
Lý
do thứ nhì là do không thông thạo việc nên thất bại. Bất cứ việc gì,
trước khi làm mình phải biết rõ việc ấy. Phải học, phải nghiên cứu kỹ
càng mới được. Người Tây trước khi làm việc gì họ cũng học trước cả. Cho
đến một việc đứng bán hàng, ta cho là tầm thường và tưởng ai ai cũng có
thể làm được. Nhưng đối với họ đó là việc quan trọng cũng có sách có
trường dạy hẳn hoi, dạy từ cách tiếp khách, khoe hàng làm sao cho người
khách mua rồi thì còn trở lại.
Người mình có một cái rất bậy là chỉ thấy cái lợi trước mắt, chỉ cốt làm sao bán được món hàng lúc ấy mà thôi, không chịu hiểu rằng người khách thấy mình bị tiếp đãi không được như ý, hoặc bị lừa gạt mua nhầm hàng xấu, về sau không thèm trở lại nữa, vì vậy mà ế ẩm. Như tôi đây cơ sở đã vững vàng rồi mà ngày nào cũng tìm sách đọc thêm.
Năm 1918, ông Bền mở xưởng
dầu thứ hai. Xưởng này sản xuất “đa hệ” từ dầu nấu ăn đến dầu dừa, dầu
castor, dầu cao su và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ. Nhận thấy tiềm
năng dừa ở miền Nam rất lớn nên ông Bền đầu tư vào sản xuất dầu dừa và
chính từ dầu dừa đã gợi ý cho ông đi đến bước tiếp theo là sản xuất xà
bông.
Vào thời điểm đó, thị trường xà bông ở Việt Nam chủ yếu là hàng Pháp
nhập vào, gọi chung là xà bông Marseille. Xà bông trong nước rất ít, chỉ
có một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chiếm thị phần không đáng kể, phần lớn
họ sản xuất xà bông “đá” có mùi khó chịu, chỉ để rửa tay hay giặt giũ
cho giới lao động, ít ai dám mạo hiểm đầu tư vào mảng xà bông thơm để
tắm gội. Ông Bền đã quyết tâm đầu tư vào mảng này để cạnh tranh với hàng
ngoại nhập.
Trong hồi ký của mình, ông Bền kể lại: “Tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt tên cho xà bông mà chưa kiếm ra. Ngoài Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu nổi lên nhiều chỗ và thất bại. Đến lúc Tây xử tử họ ở Yên Bái thì mười người như một, trước khi đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to “Việt Nam vạn tuế” gây một luồng dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới. Tôi chụp lấy vụ này, lấy tên Việt Nam đặt cho xà bông do người Việt sản xuất để nêu lòng ái quốc đang bùng lên: Xà bông của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu nước phải dùng đồ Việt Nam”.
3. Làm thương hiệu từ thời còn chưa biết Marketing
Xà bông Cô Ba có công thức
rất đơn giản: 72% là dầu dừa, còn lại là xút và hương liệu. Tất nhiên
ông có bí quyết để mua được loại hương liệu tạo mùi thơm lâu bền nhưng
chính quảng cáo mới là lý do lớn nhất khiến nhãn hiệu xà bông này lan
rộng nhanh chóng ở miền Nam lúc đó.
Đánh vào lòng yêu nước
Đầu tiên, ông vận động cho
việc dùng hàng nội hóa. Các quảng cáo của ông thường ghi dòng chữ “Người
Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam” để đánh vào lòng yêu nước, tự
hào dân tộc.
Ông phủ dày đặc các quảng cáo trên áp phích, trên xe điện, xe hơi, trên áo đấu cầu thủ bóng đá, ông đưa cả vào các thể loại âm nhạc rất được ưa chuộng như ca vọng cổ, tuồng cải lương…
Dẫu thành bại cũng là “mưu sự tại nhân”
Một chiêu khác cũng được ông Bền kể
lại trong hồi ký: “Tôi phải kiếm cách ép mấy hàng tạp hóa mua xà bông
Việt Nam về bán. Tiệm tạp hóa hầu hết chỉ mua các món đồ thông dụng, đem
lại cho họ mối lợi hằng ngày.
Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hằng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà bông Cô Ba bán không. Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác, trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói với lại một câu: “Sao không mua xà bông Việt Nam về bán? Thứ đó tốt hơn xà bông khác nhiều”. Hết người này tới người khác rồi chủ tiệm cũng phải để ý, phải hỏi lại chỗ bán xà bông Việt Nam, mua thử về bán”.
Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hằng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà bông Cô Ba bán không. Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác, trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói với lại một câu: “Sao không mua xà bông Việt Nam về bán? Thứ đó tốt hơn xà bông khác nhiều”. Hết người này tới người khác rồi chủ tiệm cũng phải để ý, phải hỏi lại chỗ bán xà bông Việt Nam, mua thử về bán”.
Tận dụng đại dương xanh
Khi
được hỏi về bí quyết thành công, ông Bền nói: “Ở xứ mình, trong giới kỹ
nghệ còn trống chỗ nhiều, muốn lập kỹ nghệ nào cũng dễ lắm. Không cần
phải có vốn nhiều. Vốn ít, càng tốt hơn.
Ban đầu không nên làm rình rang, đã vô ích mà còn có hại, cứ khởi sự nho nhỏ, đi lần lần từng bước. Cần nhất phải có chí nhẫn nại. Như tôi đây bị thất bại đã mấy phen, nhưng có thất bại mới có thêm kinh nghiệm.Thứ nhất là bền chí. Thứ hai là phải có sức khỏe, làm gì thì làm mỗi buổi sáng tôi cũng dậy sớm tập nửa giờ thể dục. Không có sức khỏe, hay đau ốm thì dẫu tài giỏi đến bực nào cũng thành vô dụng. Tóm lại sức khỏe, sự học hỏi, sự bền chí là những điều kiện của sự thành công”.Nguồn: Tổng hợp và biên tập từ phunutoday, vietnamnet, Sách Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá (Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng)
Trịnh Đình Kính – Ông hoàng thủy tinh xứ Đông Dương
Thứ hai, 05-12-2016 | 09:42 GMT+7
Từ một cậu bé giúp việc
trong các lò sản xuất thủy tinh của người Hoa tại Việt Nam, Trịnh Đình
Kính đã tự mình tạo nên một nhãn hiệu thủy tinh danh tiếng và đáng tự
hào cho Việt Nam: thủy tinh Thanh Đức.
Sản phẩm thủy tinh do ông sản xuất không
chỉ chiếm lĩnh thị trường Đông Dương mà còn được xuất qua Pháp và các
nước thuộc địa khác. Ứng dụng thành công hàng loạt các công nghệ mới
trong sản xuất, Trịnh Đình Kính được phong tặng chức danh: ông hoàng
thủy tinh xứ Đông Dương. Có thể nói, Trịnh Đình Kính chính là người đã
lát viên gạch hồng đầu tiên, xây dựng nền móng cho ngành thủy tinh của
Việt Nam.
Khát vọng làm chủ
Trịnh Đình Kính sinh năm 1886 tại làng
Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ra đời trong cảnh
nước mất nhà tan, Trịnh Đình Kính sớm trở thành cậu bé mồ côi cha. Trịnh
Đình Thành – cha cậu, đã hy sinh khi tham gia trong cuộc khởi nghĩa Cần
Vương.
Để phụ giúp gia đình, Trịnh Đình Kính phải đi gánh thuê than xỉ cho các lò nấu thủy tinh của người Hoa ở Hàng Bồ khi mới 10 tuổi. Chăm chỉ, cần mẫn và bền bỉ trong công việc, cậu được một ông chủ người Hoa quý mến nên nhận vào làm người giúp việc. Không những siêng năng, Trịnh Đình Kính còn tỏ ra rất thông minh, khôn khéo và trung thực.
Để phụ giúp gia đình, Trịnh Đình Kính phải đi gánh thuê than xỉ cho các lò nấu thủy tinh của người Hoa ở Hàng Bồ khi mới 10 tuổi. Chăm chỉ, cần mẫn và bền bỉ trong công việc, cậu được một ông chủ người Hoa quý mến nên nhận vào làm người giúp việc. Không những siêng năng, Trịnh Đình Kính còn tỏ ra rất thông minh, khôn khéo và trung thực.
Người Hoa có nguyên tắc đối với người
ngoài chỉ dạy họ ăn chứ không dạy làm. Đó cũng chính là lý do mà nhiều
năm trước đó, ở Hà Nội chỉ có duy nhất người Hoa độc quyền làm nghề nấu
thủy tinh. Phải là con cái trong gia tộc, mới truyền nghề. Thế nhưng,
đối với cậu bé Kính là một trường hợp ngoại lệ. Do rất yếu quý cậu bé,
ông Tài Cống đã nhận cậu bé làm con nuôi, truyền bí kíp ngón nghề nấu
thủy tinh cho cậu học. Ông bảo, ông truyền nghề không chỉ muốn cho cậu
bé sau này có cơm ăn, áo mặc mà sẽ là một thương gia lớn.
Thời đó, Việt Nam chỉ có lò thủy tinh
của người Hoa. Sản phẩm cũng chỉ có bóng đèn thuốc phiện, bóng đèn hai
dây, chai lọ đựng kẹo, thông phong – bóng đèn dùng cho đèn hoa kỳ. Chính
vì vậy, Trịnh Đình Kính nuôi ý tưởng mở một xưởng thủy tinh của riêng
mình – một người Việt Nam. Ông khát khao tạo ra nhiều sản phẩm thủy tinh
với những mẫu mã đa dạng, đẹp và chất lượng cao. Ông muốn sản phẩm của
mình sẽ được bán ra thị trường Đông Dương.
Sau 18 năm gắn bó với lĩnh vực thủy tinh, Trịnh Đình Kính đã tiếp thu tất cả kiến thức về thủy tinh, từ đắp lò nấu, làm khuôn hàng, kỹ thuật thổi thủy tinh đến cả bí quyết pha màu thổi thủy tinh màu xanh. Năm 1914, với số vốn không nhiều, ông hợp tác với một người bạn mở một xưởng sản thủy tinh. Sau đó không lâu, người bạn của ông rút lui và ông trở thành ông chủ của xưởng sản xuất thủy tinh Thanh Đức, đặt tại 65 Hàng Bồ. Lúc này Trịnh Đình Kính 28 tuổi.
Sau 18 năm gắn bó với lĩnh vực thủy tinh, Trịnh Đình Kính đã tiếp thu tất cả kiến thức về thủy tinh, từ đắp lò nấu, làm khuôn hàng, kỹ thuật thổi thủy tinh đến cả bí quyết pha màu thổi thủy tinh màu xanh. Năm 1914, với số vốn không nhiều, ông hợp tác với một người bạn mở một xưởng sản thủy tinh. Sau đó không lâu, người bạn của ông rút lui và ông trở thành ông chủ của xưởng sản xuất thủy tinh Thanh Đức, đặt tại 65 Hàng Bồ. Lúc này Trịnh Đình Kính 28 tuổi.
Thời gian đầu, Thanh Đức cũng chỉ sản
xuất các mặt hàng cũ: lọ bánh kẹo, thông phong… Sản phẩm của Thanh Đức
và của những người Hoa ở Hà Nội không được tầng lớp thượng lưu và người
Pháp ở xứ Đông Dương ưa chuộng. Những người này chỉ quen dùng hàng thủy
tinh của Pháp.
Từ khắc phục khiếm khuyết đến đột phá trong cải tiến sản phẩm
Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, sản
phẩm thủy tinh của Pháp cũng không còn đường vào Đông Dương. Trịnh Đình
Kính biết rằng đây là cơ hội để Thanh Đức vươn lên và chiếm lĩnh thị
trường. Ông đầu tư chiều sâu cho mẫu mã và chất lượng thủy tinh của
mình. Sản phẩm thủy tinh Thanh Đức trở thành sản phẩm đầu tiên của Việt
Nam có mặt và chiếm một vị trí quan trọng trong nhà Gô-đa ở Hà Nội –
siêu thị đầu tiên của Việt Nam, do người Pháp quản lý.
Trước đó, chất lượng sản phẩm thủy tinh
của Việt Nam rất kém, cứ gặp nước sôi là rạn nứt. Trịnh Đình Kính đã
phải mất rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và thử nghiệm. Sản phẩm
của ông không những đẹp mà còn không bị rạn nứt hoặc vỡ trong điều kiện
nhiệt độ khác nhau. Khi nấu thủy tinh, ông lấy phần thủy tinh có bọt để
làm loại hàng thường, còn phần thủy tinh đọng phía dưới làm loại hàng
cao cấp. Việc sản xuất phân cấp này giúp ông tận dụng được nguyên liệu,
sản phẩm làm ra cũng có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng
tiêu dùng. Vì vậy Gô-đa quyết định ký hợp đồng với Thanh Đức. Và sản
phẩm thủy tinh của Thanh Đức bắt đầu xâm nhập Đông Dương thông qua nhà
Gô-đa.
Thời đó, thổi thủy tinh màu xanh là bí
quyết riêng của người Hoa, không được truyền ra ngoài. Nhưng Trịnh Đình
Kính là một ngoại lệ. Tuy nhiên, ông không muốn chỉ có một màu xanh duy
nhất này. Vì vậy, ông tìm tòi, nghiên cứu để chế tạo ra thủy tinh với
nhiều màu khác nhau, cải tiến hoa văn ngày một đẹp hơn. Đa dạng về mẫu
mã và sản phẩm, thủy tinh Thanh Đức ngày càng được người tiêu dùng ưa
chuộng và đánh giá cao.
Những người Pháp và những người giàu có
tại Việt Nam bắt đầu quen với nhãn hiệu Thanh Đức. Các nước thuộc địa
của Pháp cũng đặt hàng trực tiếp tại Thanh Đức.
Đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Mặt hàng
cũng ngày càng phong phú và phức tạp hơn. Thanh Đức là xưởng đầu tiên
cho ra đời các mặt hàng mà trước đó chưa hề có trên thị trường Việt Nam:
những bóng đèn lớn với đường kính lên tới 45 cm, những sản phẩm thủy
tinh màu trắng sứ, sản phẩm thủy tinh có khắc hoa văn.
Trịnh Đình Kính không ngừng cho cải
tiến, nâng cấp máy móc và lò nấu. Mất khá nhiều thời gian nghiên cứu,
ông đã chế tạo thành công máy vẽ hoa văn trên thủy tinh. Tiếp đó, ông
cũng thử nghiệm thành công công nghệ mới cho ngành thủy tinh lúc bấy
giờ: công nghệ gọt thủy tinh. Với việc ứng dụng công nghệ mới này, Trịnh
Đình Kính đã làm một cuộc cách mạng thực sự trong ngành thủy tinh lúc
đó. Chính những thành công của Trịnh Đình Kính đã khiến cho người Pháp
phải từ bỏ ý định đưa sản phẩm thủy tinh của họ quay lại thị trường Đông
Dương.
Sáng tạo và phát triển công nghệ thủy tinh Việt
Trước sự lớn mạnh của Thanh Đức, các
xưởng thủy tinh của người Hoa tại Việt Nam dần dần rút lui. Các xưởng
thủy tinh của người Việt mọc lên như nấm. Tất cả những ông chủ của các
xưởng mới này đều trưởng thành từ Thanh Đức.
Với tất cả những gì đã làm được, Trịnh
Đình Kính được vua Bảo Đại tặng Nam Long Bội tinh vì đã có công làm rạng
danh người Việt trong những năm dài nô lệ.
Công việc kinh doanh của Trịnh Đình Kính
đang trên đà phát triển thì chiến tranh Trung – Nhật bùng nổ. Những
chiếc nồi nấu thủy tinh làm bằng đá mà ông đặt từ Tứ Xuyên (Trung Quốc)
không thể chuyển tới Việt Nam cho Thanh Đức. Không nản, ngày đêm ông
nghiên cứu cách chế tạo nồi. Thành quả của những tháng ngày mất ngủ đó
là sự ra đời của một loại nồi nấu thủy tinh mới bằng đất chịu lửa. Thành
công lại mỉm cười với Trịnh Đình Kính.
Cứu đói cả làng
Tuy đã trở thành ông chủ lớn, thân phận
quyền quý cao sang, nhưng Trịnh Đình Kính rất thương dân nghèo. Trước
những năm 1945, nhiều người ở quê đói khát, ra Hà Nội dù không biết họ
là ai, nhưng thấy họ đói khổ, ông vẫn giữ lại làm việc và cho ăn uống.
Vì thế, trong nhà thường có vài chục miệng ăn. Có khi ăn xong, ông còn
phát gạo cho họ mang về nhà.
Nếu như Đại chiến thế giới thứ II tạo
cho ông cơ hội trở thành ông hoàng thủy tinh thì đến năm 1946 thực dân
Pháp trở lại xâm lược nước ta, cũng là lúc nghiệp kinh doanh của Trịnh
Đình Kính bắt đầu tan vỡ, khép lại sự nghiệp đầy hào hùng. Ông trở về
quê nghỉ ngơi và vui hưởng tuổi già.
Nguồn: Nguyễn Quang Thiều
Bạch Thái Bưởi – Vua hàng hải Việt kinh doanh vì tinh thần dân tộc
Thứ hai, 12-06-2017 | 15:55 GMT+7
Bạch Thái
Bưởi được xem là bậc tiền nhân của giới doanh nhân Việt ngày nay với
những lĩnh vực kinh doanh nổi bật như hàng hải, khai thác than và in ấn.
Từ hai bàn tay trắng, ông là tấm gương sáng về bản lĩnh và lòng tự hào
dân tộc trong kinh doanh.
Dựng nghiệp
Có
tài liệu cho rằng Bạch Thái Bưởi vốn họ Đỗ, sinh năm 1874 trong một gia
đình nghèo, mẹ buôn gánh bán bưng, cha mất sớm. Lúc ấy có người họ Bạch
không có con trai thấy ông ngoan ngoãn, chịu khó nên nhận làm con nuôi
và đổi sang họ Bạch. Cũng có tài liệu cho rằng thời mới vào nghề kinh
doanh đường thủy, có hùn vốn với bà phán Thái nên mới đặt tên là Thái –
Bưởi. Còn họ Bạch là trắng, không lấy họ của riêng ai.
Vốn
thông thạo chữ quốc ngữ và tiếng Pháp đồng thời thông minh, lanh lợi
nên đến đầu năm 1895, thống sứ Bắc Kỳ chọn ông sang Pháp dự hội chợ
Bordeaux để giới thiệu sản phẩm của xứ Bắc Kỳ. Được sang Pháp, tiếp xúc
với nền văn minh, tiến bộ khiến ông nung nấu lòng quyết tâm thay đổi bộ
mặt quê hương.
Trở
về nước, Bạch Thái Bưởi xin nghỉ việc vốn được xem là niềm mơ ước của
nhiều người tại hãng nhà thầu công chánh và lựa chọn đường đi riêng của
mình. Về sau ông kể không biết chính xác con đường này nhưng “muốn làm
cho Hà Nội cũng tươi đẹp như Paris”.
Từ hợp tác với người Pháp
Nhờ
những mối quan hệ với chính quyền đồng thời tư tưởng kinh doanh khác
biệt, Bạch Thái Bưởi hùn vốn cùng một người Pháp để nắm lấy cơ hội trở
thành đối tác chính cung cấp tà vẹt gỗ cho dự án xây dựng đường sắt lớn
nhất Đông Dương lúc bấy giờ cho Sở hỏa xa Đông Dương.
Nhờ
thương vụ này, ông trở nên giàu có và tách riêng để kinh doanh lập như
buôn ngô, cầm đồ tại Nam Định, mở quán cơm Tây, đại lý rượu, thầu thuế
chợ. Bạch Thái Bưởi là người thâu tóm nguồn lợi thuế chợ Nam Định, tỉnh
Thanh Hóa, Vinh- Bến Thủy nhưng rút lui vào năm 1912.
Không
chỉ có tư tưởng mới hợp tác với người Pháp, Bạch Thái Bưởi còn khác
người khi chỉ sử dụng người Việt giúp việc với niềm tin vào chữ tín
người Việt, trong khi người nhà ông can ngăn do không tin tưởng khi giao
công việc cho người ngoài. Ông cho rằng: “Kinh doanh trên thương trường
người Hoa hơn ta là ở chỗ có chữ tín. Chẳng lẽ người Việt ta không làm
được như thế sao? Ta có thật lòng tin người thì người mới tin ta”. Triết
lý quản trị này khiến những người làm việc cho ông hết lòng làm việc và
trung thành.
Cạnh tranh với người Hoa vì lợi ích người Việt
Mặc dù kinh doanh đa ngành nhưng Bạch Thái Bưởi nổi tiếng với ngành hàng hải và được mệnh danh là chúa sông Bắc Kỳ.
Năm
1909 hãng Marty- D’Abbdie hết hạn ký hợp đồng, ông thuê ngay ba chiếc
tàu của họ và đổi tên tiếng Việt thành Phi Phượng, Phi Long, Bái Tử Long
và cho chạy tuyến Nam Định – Hà Nội và Nam Định – Bến Thủy. Đây là
những tuyến đường thủy luôn đông khách nhưng trước chỉ có người Hoa và
người Pháp thống lĩnh.
Một
thời gian sau, khi nghe tin công ty chuyên chở đường biển Deshwanden
phá sản, ông quyết định mua nốt 6 chiếc thuyền và một số sà lan của công
ty này để không lọt vào tay người Hoa, người Pháp mặc dù tàu khá cũ và
nát. Hành động này của ông đã làm nhiều người Việt vui mừng. Không những
thế ông còn lấy tên anh hùng dân tộc như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng
Trắc, Trưng Nhị, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi để đặt tên cho tàu.
Đến
năm 1919, công ty Bạch Thái có tổng 20 tàu nhỏ, chưa kể thuyền phụ, 20
sà lan bằng gỗ, sắt, 13 cầu tàu đứng, 16 chiếc cầu tàu nổi. Các tàu này
chạy 17 tuyến đường thủy: Hà Nội- Nam Định, Hải Phòng – Bến Thủy, Hải
Phòng – Nam Định,… thậm chí lên vùng thượng du Bắc Kỳ.
Với
phương tiện da dạng, Bạch Thái Bưởi nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường,
ông còn nắm bắt nhanh nhu cầu của khách. Ngoài những tuyến cố định, công
ty của ông còn mở các tuyến vận tải theo mùa như trẩy hội chùa Hương
(tuyến Phủ Lý – Bến Đục), hội đền Kiếp Bạc (tuyến Đáp Cầu – Kiếp Bạc,
Hải Dương – Kiếp Bạc, Phả Lại – Kiếp Bạc).
Trong
khi các tàu chở khách của người Hoa và người Pháp theo hướng phục vụ
người có tiền, đầu tư nội thất sang thì Bạch Thái Bưởi muốn phục vụ đối
tác khách hàng rộng hơn, đa phần là nông dân, người Việt không giàu có.
Vì vậy sau khi mua lại tàu, ông cho sửa lại nội thất để phù hợp với
khách hàng mục tiêu của mình.
Không
chỉ vậy, Bạch Thái Bưởi luôn tìm cách xét giảm giá cho người Việt, ví
dụ đầu thế kỷ XX giá vé Hải Phòng – Nam Định là 1,5 đồng nhưng ông lại
phân loại thành: ca-bin (hạng nhất): 1,00 đồng, hạng hai: 0,30 đồng,
boong (hạng ba): 0,20 đồng.
Trước
sự phát triển của công ty Bạch Thái, các chủ tàu người Hoa quyết đánh
bại ông bằng đủ mọi cách như hạ giá sâu hơn. Bạch Thái Bưởi bèn nghĩ tới
thứ vũ khí mà người Hoa không thể có chính là tinh thần dân tộc. Ông
tin rằng sự nghiệp kinh doanh của mình diễn ra trên đất nước, xung quanh
có đồng bào mình chắc chắn sẽ thắng lợi. Ông cho người tới các bến tàu
nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi tình đồng bào, tương
thân tương ái. Bạch Thái Bưởi còn cho treo một cái ống trên tàu, để ai
thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích thì ủng hộ tiền giúp chủ tàu
giảm lỗ. Kết quả hành khách dần bỏ tàu Hoa sang đi tàu Việt.
Ngoài
kinh doanh hàng hải, công ty Bạch Thái còn được biết đến với việc mua
lại một trong những xưởng sửa chữa và đóng tàu đầu tiên tại Hải Phòng.
Năm
1919, công ty này cũng hạ thủy thành công chiếc tàu Bình Chuẩn do người
Việt tên Nguyễn Văn Phúc thiết kế và thi công. Ông là thân tín của Bạch
Thái Bưởi, vốn không hề du học nước ngoài , cũng không có bằng cấp tốt
nghiệp trường công nghệ nào mà chỉ là một thợ lành nghề.
Chiếc
tàu này được thiết kế toàn bằng sắt thép, dài 46m, rộng 7,2m, sâu 3,6m,
hai cột trục, mỗi cột nặng 10 tấn, trọng tải 600 tấn, động cơ hơi nước
400 mã lực. Cái tên Bình Chuẩn vốn là một ty được Đặng Huy Trứ đề xuất
nhà Nguyễn mở tại Hà Nội có nhiệm vụ kinh doanh buôn bán, gầy dựng tài
chính cho quốc gia, mở hiệu buôn, giao lưu hàng hóa giữa miền xuôi và
miền ngược, khai thác mỏ ở Thái Nguyên. Đây có thể xem là một biện pháp
tích cực dưới triều Nguyễn nhằm chấn hưng công thương nghiệp nước nhà
lúc bấy giờ. Cái tên này khái quát được toàn bộ ý nguyện của ông cũng
như câu nói bất hủ mà ông tâm đắc: “Làm ra của cải là một đạo lý lớn,
không thể coi thường”.
Ngoài kinh doanh hàng hải, Bạch Thái Bưởi còn mở công ty in ấn và xuất bản, cho ra đời tờ Khai hóa nhật báo với tôn chỉ:
“Một là giúp đồng bào tự khai hóa, dạy bảo lẫn nhau… mở mang con đường thực nghiệp.
Hai là giải bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân.
Ba là diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm…”
Mục đích cuối cùng của phong trào thực nghiệm do ông phát động là cổ súy tinh thần làm giàu vì dân giàu thì nước mới giàu.
Bạch
Thái Bưởi còn nhiều dự định như xây nhà máy xay gạo, xây nhà máy nước,
nhà máy điện, đường sắt tuy nhiên chưa kịp thực hiện thì qua đời sau một
cơn đau tim vào năm 1932 tại Hải Phòng.
Nguồn: Tri thức trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét