SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 45

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người, và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi. 
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau? 
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ! 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
World war 1 - Russian attack

Vụ thảm sát Sơn Mỹ. Vì sao lính Hoa Kỳ giết phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam?

 
Vụ thảm sát Sơn Mỹ. Vì sao lính Hoa Kỳ giết phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam?
URL rút ngắn
991
Nửa thế kỷ trước, ngày 16 tháng Ba năm 1968, binh sĩ đại đội "Charlie" thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn số 11 của quân đội Mỹ kéo đến làng Sơn Mỹ ở Việt Nam và triệt hạ tất cả. 504 thường dân đã bị giết chết.
Nhiều người trong số đó bị tra tấn dã man, các phụ nữ bị hãm hiếp, kể cả những người vừa sinh con một ngày hoặc đang mang thai tám tháng. Trong làng quê này tuyệt nhiên không hề có bất kỳ thứ vũ khí nào. Vụ thảm sát Sơn Mỹ đã trở thành một trong những biểu tượng của Chiến tranh Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, thoạt đầu người ta không thừa nhận tội ác này, đến hôm nay cũng cố không nhớ đến. Phóng viên Andrei Veselov của Sputnik đã tới Sơn Mỹ và nói chuyện với những nhân chứng của vụ thảm sát tàn bạo quái vật này. 
Chiến dịch càn quét thanh trừng bắt đầu vào khoảng 5 giờ 30 sáng. Sau những trận dội pháo bắn phá, lính đại đội "Charlie" đổ bộ từ máy bay trực thăng xuống rìa phía tây của làng và ngay lập tức nổ súng vào những người nông dân đang làm việc trên cánh đồng lúa. Lính Mỹ di chuyển dọc theo đường làng, ném lựu đạn vào những ô cửa sổ và cửa ra vào. Một số cư dân bị giết ngay tại chỗ, những người khác bị xua vào nhà hoặc áp giải tới chỗ bỏ hoang. Và họ bị bắn chết ở đó.
1 / 10
© Ảnh : Public domain
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968
c màu trắng. Mọi thứ khác màu đỏ"
Bà Phạm Thị Thuận 80 tuổi. Khi lính Mỹ tấn công vào làng, bà là một người phụ nữ 30 tuổi. Cho đến hôm nay bà vẫn nhớ tường tận mọi chi tiết của sự kiện kinh hoàng đó.
"Không thể nào quên nổi. Cứ đi ngủ là tôi hay nằm mơ thấy những tên lính kéo đến, và tôi thường la hét mê sảng vào ban đêm", — bà kể lại.
Lính Mỹ đột nhập vào nhà và toàn bộ gia đình — cha mẹ, bà, hai anh em trai, người chị, bà Thuận và hai con gái nhỏ của bà nữa, đều bị lôi ra ngoài.
Bà Phạm Thị Thuận và phần tàn tích ngôi nhà của gia đình
© Sputnik / Andrey Veselov
Bà Phạm Thị Thuận và phần tàn tích ngôi nhà của gia đình
 "Chúng tôi cùng với số dân làng còn lại bị lùa đến khúc mương ngoài đồng. Đó là những người hàng xóm của nhà tôi, đến vài chục người — bà cụ Việt Nam chậm rãi thuật lại.  - Khi giải chúng tôi đi trên đường, bọn lính kêu gào, chửi rủa, dùng chân đi giầy đinh đá chúng tôi hoặc nện bằng báng súng và đôi khi nã đạn. Mọi người bị bắt xếp hàng dọc theo rìa con mương, buộc phải quay lưng lại, đầu cúi gầm, quỳ gối, hai tay giơ lên. Không ai nghĩ rằng bọn lính  sẽ giết chúng tôi. Chúng tôi hoàn toàn tuân lệnh và không hề chống cự. Nhưng bọn lính đã nã đạn. Những người bị giết nối nhau ngã gục xuống nước, từng người một".
Phóng viên Sputnik đi cùng bà Thuận đến chỗ cái hào rất to, nơi gia đình và hàng xóm của bà bị giết.
"Tôi nhìn thấy chúng bắn cha tôi như thế nào. Đến bây giờ tôi vẫn thấy rõ mồn một! Đầu cha tôi vỡ toác. Tôi không thể tin được — óc của cha tôi trắng tinh. Còn mọi thứ khác đều màu đỏ", — bà nói.
Bà Phạm Thị Thuận ở nơi cả gia đình bà bị sát hại
© Sputnik / Andrey Veselov
Bà Phạm Thị Thuận ở nơi cả gia đình bà bị sát hại
Khi những tiếng súng vang lên, bà Thuận ôm choàng lấy con gái và nhảy xuống mương, giả vờ chết. Xung quanh toàn người chết và bị thương.
"Mọi người hoảng sợ la hét, lính Mỹ không thể bắn chết tất cả cùng một loạt. Chúng bắn thêm vào những người bị thương còn giẫy giụa. Tôi thì thầm với các con là phải nằm im. Có lúc tôi tưởng các con tôi đã chết cả vì hai đứa im lìm quá. Thật khủng khiếp! Chút nữa thì tôi bật hét lên vì nghĩ các con đã chết rồi. Nếu tôi hét lên chắc cũng bị giết ngay".
Các con gái của bà Thuận sống sót, nhưng cả gia đình bà đều chết hết. Bà Thuận cùng bọn trẻ nằm không động đậy suốt mấy giờ liền giữa những xác người đẫm máu, mặc dù lính Mỹ đã rút đi. Bà sợ rằng chúng sẽ quay trở lại. Tổng cộng có khoảng 70 người bị giết chết trong khúc mương đó.
"Sau đó, bà Thuận làm lụng cả đời ở làng, — những người láng giềng xác nhận. — Bà không hề đi đâu, chỉ làm ruộng và trồng rau. Bà Thuận có tài chạm khắc hình nhân bằng gỗ. Bà ấy rất hiền và thân thiện, mặc dù những gì bà từng trải qua thật kinh hoàng có thể dễ phát điên. Bà đã gặp may. Bà thoát chết và các con bà cũng sống sót".
"Tôi trông như một đống thịt đẫm máu"
Còn thêm một người sống sót sau trận thảm sát là ông Phạm Thành Công.  Năm 1968, ông mới là chú bé 11 tuổi. Một năm sau đó, bức ảnh một cậu bé hoảng sợ đã bay khắp hành tinh.
Ông Phạm Thành Công năm 1968
© Sputnik / Andrey Veselov
Ông Phạm Thành Công năm 1968
Ông Phạm Thành Công
© Sputnik / Andrey Veselov
Ông Phạm Thành Công
"Mẹ đón chúng tôi ở trường khi chúng tôi nghe thấy tiếng nổ và những phát  súng bắn. Chúng tôi quyết định ẩn tránh. Trước đây cha tôi đã đào một cái hầm nhỏ và chúng tôi muốn đợi ở đó. Nhưng bọn lính đã tìm thấy hầm và bắt chúng tôi phải chui lên", — ông Công nói.
Ông nhớ rằng lúc ấy có ba tên lính — hai da trắng và một da đen.
"Người da trắng nhắm súng vào chúng tôi, hút thuốc lá và cười. Còn người da đen nổ súng vào những con bò và đốt cháy nhà kho của chúng tôi. Sau đó, họ bắt đầu bàn cãi xem nên làm gì với chúng tôi. Họ ra lệnh cho chúng tôi quay lại căn hầm. Khi chúng tôi chui xuống, họ ném ba quả lựu đạn vào hầm và bỏ đi", — ông Phạm Thành Công kể tiếp. 
"Tôi nghĩ mẹ tôi đã hiểu hết. Mẹ nhận ra rằng bọn lính muốn giết chúng tôi chính bằng lựu đạn. Vì vậy, mẹ bảo chị em chúng tôi cố lùi sâu vào trong, chỗ cuối hầm. Còn mình mẹ ở lối ra. Lựu đạn xé người mẹ thành từng mảnh. Anh chị em tôi cũng chết. Chỉ mình tôi sống sót".
Phải mấy giờ sau hàng xóm và họ hàng mới tìm thấy những người chết trong căn hầm. Cậu bé Công cũng bị nhầm là đã chết và sửa soạn mai táng.
"Nhìn tôi như một đống thịt đầy máu me nên không ai nghĩ là tôi còn sống", — ông nói.
Vào giây phút cuối cùng, cậu bé tỉnh dậy và thoát ra một cách kỳ diệu, suýt bị chôn sống.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ ràng về nguyên nhân sự tàn ác không thể tưởng tượng của các binh sĩ Mỹ. Theo một giả thiết, trong làng có ban chỉ huy du kích của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam — mà người Mỹ gọi là "Việt cộng". Trước đó không lâu, đại đội "Charlie" bị thiệt hại: mấy binh sĩ trúng mìn tử vong.
Tức là trận tàn sát trả thù. Thế nhưng khi vào làng lính Mỹ không tìm thấy cả du kích lẫn vũ khí của "Việt cộng". Và họ "trả thù" vào những người nông dân vô tội bình thường nhất.
"Không có du kích nào ở đây. — ông Phạm Thành Công nói. — Nhưng vấn đề là ở chỗ khác. Mỹ muốn người Việt làm việc cho chúng. Có một khu trại đặc biệt đã lập ra gần đó. Còn ở Sơn Mỹ không ai muốn phục vụ lính Mỹ. Và đó là  hành động hăm dọa: cho cư dân các làng khác thấy cái gì đang chờ đợi họ nếu không chịu tuân phục".   
"Cũng có những người Mỹ tốt"
Sơn Mỹ bị phá hủy hoàn toàn, không còn gì nữa. Sau đó, ngôi làng được tái dựng trên nền cũ. Đối với Chính phủ Việt Nam, đây là công việc của  danh dự, và thay vào chỗ các căn lều đã dựng lên những ngôi nhà bằng đá. Điều duy nhất còn sót lại từ ngôi làng cũ là cái giếng. Lính Mỹ đã ném các xác chết, thậm chí có thể cả người còn sống xuống cái giếng này.
Giếng nước chứng tích tội ác ở Sơn Mỹ
© Sputnik / Andrey Veselov
Giếng nước chứng tích tội ác ở Sơn Mỹ
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968
© Ảnh : Public domain
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968
Ở Sơn Mỹ có một đài tưởng niệm và căn Bảo tàng khiêm tốn. Ông Phạm Thành Công từng có thời gian dài làm người coi sóc cơ sở bảo tàng-tưởng niệm này cho đến lúc ông nghỉ hưu cách đây một năm. Trên các bức tường của căn Bảo tàng hai phòng lưu giữ những hình ảnh rùng rợn — những con người hoàn toàn bình thường, các nông dân (điều đó thấy rõ qua quần áo của họ) với những vết thương  khủng khiếp: những đầu người trúng đạn, ruột gan bày ra đẫm máu, những khuôn mặt méo mó trong cái chết đau đớn. Bên cạnh là các lính Mỹ — cười và đốt nhà.
Sự thật về tội ác rùng rợn đã không được phanh phui ngay lập tức. Washington luôn chối cãi phủ nhận mọi thứ. Một trong số các nghị sĩ đã cố gắng bắt đầu cuộc điều tra, nhưng Nhà Trắng tuyên bố đó là "dối trá và ngụy tạo".
Mọi thứ thay đổi sau khi công bố tấm ảnh do Ronald L. Haeberle từ đơn vị "Charlie" chụp trong thời gian diễn ra cuộc tàn sát, nhưng cả năm sau đó không dám cho ai thấy. Chỉ đến tháng 11 năm 1969 ông ta mới bán các bức ảnh cho một số tờ báo Mỹ và châu Âu. Khi đó, vụ xì-căng-đan lớn bùng nổ.
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968
© Sputnik / Andrey Veselov
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968
© Sputnik / Andrey Veselov
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968
© Sputnik / Andrey Veselov
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968
Kết quả là chỉ có một người bị kết án — trung úy William Calley. Theo  mệnh lệnh đặc biệt của Tổng thống Richard Nixon, viên sĩ quan này đã thi hành án tù tại nhà. Và sau ba năm ông ta hoàn toàn tự do.
Làng Sơn Mỹ
© Sputnik / Andrey Veselov
Làng Sơn Mỹ
Trong nhà Bảo tàng, ông Thanh Công chỉ vào bức chân dung của xạ thủ trực thăng Lawrence Colburn và nói: "Cũng có những người Mỹ tốt". Colburn là  thành viên tổ lái máy bay trực thăng quan sát OH-23,  vô tình chứng kiến ​​vụ thảm sát và đã chặn nó lại: ông ngăn những binh sĩ điên cuồng khỏi đám dân thường, bắn chỉ thiên để cảnh cáo đám lính.
"Hoa Kỳ không muốn nhớ những gì đã xảy ra ở đây. Đối với họ đó là nỗi nhục. Tất nhiên, họ không hề giúp đỡ chúng tôi", — ông Thanh Công kết luận.
Tại Hà Nội, phóng viên Sputnik đã gặp Trung tướng Nguyễn Văn Rinh. Ông là cựu chiến binh của chiến tranh Việt Nam, trong quá khứ là Thứ trưởng Quốc phòng, còn hiện  nay ông là Chủ tịch Hội Nạn nhân "chất độc da cam" dioxin. Tiến hành chiến tranh ở Việt Nam, người Mỹ đã sử dụng các chất hoá học, làm  nhiễm độc 14% lãnh thổ đất nước, gây ngộ độc và di chứng cho hàng triệu người Việt Nam. Những nạn nhân nhiễm chất độc hóa học sinh con với cơ thể biến dạng và dị tật.
"Vô số tội ác của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được phanh phui, — vị tướng nói. — Quy mô và mức độ tội ác quá khổng lồ và khủng khiếp, đến nỗi rất khó biết sự thật. Tự họ sẽ không bao giờ thú nhận".
Trung tướng Nguyễn Văn Rinh
© Sputnik / Andrey Veselov
Trung tướng Nguyễn Văn Rinh

Quả vậy, nếu như không có những bức ảnh tình cờ của Haeberle, thế giới sẽ không bao giờ biết được về thảm kịch Sơn Mỹ, và Nhà Trắng hẳn là vẫn nhơn nhơn chối cãi tất cả.
Thế mà tại nhiều địa điểm khác, nơi quân đội Hoa Kỳ đang hoạt động bây giờ, thì không có các nhiếp ảnh gia.
Tượng đài Sơn Mỹ
© Sputnik / Andrey Veselov
Tượng đài Sơn Mỹ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH