CHUYỆN ÍT BIẾT 57
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bây giờ thì Hà Nội có rất nhiều nút giao thông lớn và tôi đã quen thuộc với nó chứ khoảng vài chục năm về trước, khi còn là cậu học trò đi xe đạp đến đúng cái điểm giao này, lòng phân vân quá đỗi. Chính cái ngã tư Cửa Nam cho tôi biết đường sá Hà Nội chằng chịt và phức tạp nhường nào, người xe lúc nào cũng đông như hội và chỉ cần sai một nhịp là có thể lạc đường.
Khu vực Cửa Nam xa xưa là một trong những cửa chính của kinh thành Thăng Long và được nhắc đến trong các sách sử rất sớm. Đây chính là đầu mối giao thông quan trọng khi các tuyến đường từ Sơn Tây về, từ Kinh Bắc sang hay từ Sơn Nam lên đều quy tụ nơi đây. Có thể nói rằng, có hai cửa thành của kinh thành xưa quan trọng và ảnh hưởng bậc nhất đến khu vực xung quanh là Cửa Đông và Cửa Nam. Khu vực xung quanh Cửa Nam thì phồn vinh sớm hơn nhưng sau này thì suy vi ít nhiều và nhường vị trí quan trọng hơn cho Cửa Đông ở thời kỳ cận đại, khi người Pháp đặt sự chiếm đóng ở Hà Nội.
Ở trung tâm khu vực này là phố Đình Ngang ngày xưa có một cái đình, đình Quảng Văn là nơi các triều đại phong kiến dùng làm chỗ để dán các cáo thị, thông báo các chính sách của triều đình cho dân chúng được biết. Cao Bá Quát đã từng có một tuổi thơ ở khu vực này. Nhà thơ lừng danh một thời với giai thoại chuyện luyện chữ đẹp và sau trở thành một thủ lĩnh quân khởi nghĩa đã được Nguyễn Tuân lấy làm nguyên mẫu viết thiên truyện ngắn “Chữ người tử tù” lừng danh.
Đây là đoạn Cao Bá Quát miêu tả về Đình Ngang ngày xưa: “Lúc đầu cha tôi dọn đến ở tại Đình Ngang phía nam thành. Ngõ thì hẹp, ở giữa nơi vắng vẻ, nhà lại chật chội. Phía trước liền với doanh trại quân đội, phía sau san sát với vườn nhà khác, mọi người sống hoà hợp không phân biệt địa giới, quên cả cảnh nghèo nàn…”. Thời tuổi thơ của Cao Bá Quát đã quá xa, bây giờ Đình Ngang là một phố ngắn nhưng nhộn nhịp và được biết đến với nhiều nhà hàng nổi tiếng.
Lịch sử của pho tượng đồng nổi tiếng ở chùa Ngũ Xã
Ở khu vực Cửa Nam xưa còn có một bức tượng mà sự thăng trầm của nó gần như song hành với một phần lịch sử Hà Nội. Đó là tượng Nữ thần Tự do mà dân gian quen gọi là Tượng bà đầm xòe. Và câu chuyện về nữ thần biểu tượng cho nước Mỹ chứa đựng những chi tiết rất thú vị.
Tượng Nữ thần Tự do được kiến trúc sư người Pháp Frédéric Bartholdi thiết kế và được Chính phủ Pháp tặng cho nước Mỹ. Tượng được dựng trên đảo Liberty, cảng New York. Tượng nguyên bản cao 46m, còn phiên bản tượng đặt ở Vườn hoa Cửa Nam cao khoảng 2,85m, làm bằng đồng xám. Điều đáng chú ý là phiên bản tượng Nữ thần Tự do xuất hiện ở Hà Nội rất sớm, khi tượng chính được khánh thành ở cảng New York năm 1886 thì năm 1887, phiên bản tượng đã có mặt ở Hà Nội và vị trí đặt tượng bị thay đổi nhiều lần.
Người Pháp đưa phiên bản tượng Nữ thần Tự do sang Đông Dương nhằm mục đích triển lãm ở Hội chợ Đấu Xảo ở Hà Nội, sau triển lãm thì để lại. Hội Tam điểm Bắc kỳ đã từng mượn tượng để đặt ở trụ sở của mình ở phố Mã Mây một thời gian để khuếch trương thanh thế. Sau tượng chính thức được đặt ở vị trí Vườn hoa Chi Lăng bây giờ, ngay sát hồ Gươm. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, đến năm 1890, người Pháp quyết định dựng tượng Paul Bert, người từng làm Thống sứ An Nam và Bắc Kỳ để thay thế và tượng Nữ thần Tự do được di chuyển lên đỉnh tháp Rùa.
Vị nữ thần của thần thoại Hy Lạp nằm trên đỉnh tháp Rùa! Ngay từ thời đó đã là một điều bất bình thường khó chấp nhận. Tranh luận nổ ra gay gắt và cuối cùng tượng Nữ thần Tự do được đặt ở Vườn hoa Cửa Nam từ năm 1896.
Nhưng lịch sử sang trang và tượng cũng chịu thăng trầm. Năm 1945, ông Trần Văn Lai khi đó là Đốc lý Hà Nội đã ra lệnh giật đổ tượng Bà đầm xòe và một số tượng khác của người Pháp vì cho đó là tàn tích của chế độ thực dân. Nhưng không phải vì thế mà số phận tượng Nữ thần Tự do đã an bài. Gần 10 năm sau, năm 1952 dân làng Ngũ Xã đúc tượng A di đà và không tìm đủ vật liệu nên đã mua lại tượng Nữ thần Tự do và các tượng thời Pháp khác đúc thành pho tượng đồng lớn nhất miền Bắc thời điểm đó. Như vậy là kết thúc một hành trình và bây giờ, trong pho tượng đồng nổi tiếng của văn hóa phương Đông đặt ở chùa Ngũ Xã có một phần tượng của văn hóa phương Tây ở trong. Câu chuyện tự thân nó đã toát lên nhiều tầng ý nghĩa đáng suy ngẫm.
Phố Cửa Nam còn gắn với một sự kiện quan trọng liên quan tới lịch sử Hà Nội. Đó là vụ đầu độc năm 1908. Khi đó, ở hàng cơm của gia đình ông Sáu Tĩnh ở số nhà 20, một số nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và số binh lính Việt trong quân đội Pháp được giác ngộ đã họp bàn, dự định đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội. Cuộc đầu độc diễn ra không thành công vì bị bại lộ và chất độc quá yếu nhưng đã để lại tiếng vang lớn. Những người liên quan tới vụ đầu độc như Đội Bình, Đội Nhân, Đội Cốc… và cả gia đình ông Sáu Tĩnh đều bị xử tử.
Phố Cửa Nam và khu vực xung quanh giờ vẫn còn thấp thoáng những ngôi nhà có tuổi đời cả trăm năm nằm xen kẽ những ngôi nhà cao tầng hiện đại. Nhưng “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” có còn được bao nhiêu và liệu còn có ai hoài nhớ về một thời xưa cũ.
Hẩm hiu số phận Nữ Thần Tự Do ở Hà Nội
Khi làm tượng Nữ thần, ngoài tượng chính, và một phiên bản gốc kích
thước cao hơn 11 m đặt ở Paris, điêu khắc gia nổi tiếng người Pháp
Bartholdi có làm một số phiên bản gốc nhỏ có kích thước cỡ 2.85m (chiếm
tỷ lệ 1/16 so với tượng chính), trong số đó, một phiên bản được cho lên
tàu mang sang Việt Nam để tham dự Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung
văn hóa Hữu Nghị Việt – Xô) vào năm 1887.
Chuyện ít biết về pho tượng nữ thần tự do tại Hà Nội
- Sóng Việt Đàm Giang
- •
- Chủ nhật, 23/12/2018 • 9.2k lượt xem
Cách
đây hơn 125 năm, Việt Nam chúng ta cũng đã có một tượng Nữ Thần Tự Do.
Vậy lịch sử tượng Tự do soi sáng Thế giới (thông thường được gọi là Nữ
Thần Tự Do) từ khi xuất hiện cho đến khi biến mất tại Hà Nội, Việt Nam,
là như thế nào?
Trước hết cần có vài hàng nói về tượng Nữ Thần Tự Do tại cảng New York.
Tượng
Nữ Thần Tự Do tại hải cảng New York trên đảo Liberty phía nam đảo Ellis
là một món quà đặc biệt của Pháp tặng Hoa Kỳ và được chính thức khánh
thành ngày 28 tháng 10, 1886, sau hơn hai năm thực hiện tượng cùng làm
chân đài, để kỷ niệm lễ độc lập ngày 4 tháng 7 1884 của Hoa Kỳ. Người
thực hiện là điêu khắc gia Frédéric Auguste Bartholdi. Tượng đúng ra
mang tên “Tự do Soi Sáng Thế giới” với biểu hiệu tượng là một người phụ
nữ mặc áo choàng rộng đại diện cho Nữ thần La mã mang tên Libertas, đầu
đội vương miện có bẩy tia dài và nhọn tượng trưng cho nguồn sáng tỏa
chiếu ra khắp 7 đại dương và 7 châu, tay phải dơ cao một bó đuốc, trong
tay trái ôm một tấm bảng có ghi ngày độc lập Hoa Kỳ (4/7/1776). Tượng
cao 46 m. Dưới chân tượng có sợi xích sắt chặt đứt đoạn hàm ý chống lại
ách nô lệ. Tượng là một biểu tượng cho Tự do và cho Hợp Chủng Quốc: một
dấu hiệu đón chào tất cả những người di dân từ khắp nơi đến đất hứa.
Khi
làm tượng Nữ thần, ngoài tượng chính, và một phiên bản gốc kích thước
cao hơn 11 m đặt ở trên đảo Grenelle, sông Seine, Paris, Bartholdi có
làm một số phiên bản gốc nhỏ có kích thước cỡ 2.85m (chiếm tỷ lệ 1/16 so
với tượng chính), trong số đó, một bản đặt trong vườn Luxembourg,
Paris, và một phiên bản nhỏ cùng cỡ được cho lên tàu mang sang Việt Nam
để dự tham dự Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt –
Xô) vào năm 1887.
Lý do sau khi chinh
phục được vùng Đông Dương, và có Hòa ước Patenôtre vào năm 1884 (hòa
ước Giáp Thân 1884), chính phủ Pháp muốn tổ chức một cuộc đấu xảo/triển
lãm (thời đó hai chữ đấu xảo được hiểu theo nghĩa là triển lãm). Địa
điểm là một khu đất cỏ trống rộng, nơi thường được tổ chức thi Hương vào
những nãm có cuộc thi. Cuộc triển lãm có mục đích phô trương sự văn
minh, kỹ thuật tân tiến của Pháp cùng ý đồ “khai hóa”, mang ánh sáng văn
minh soi sáng dân thuộc địa qua tượng “Tự Do soi sáng Thế giới”.
Sau
cuộc triển lãm năm 1887, khu đất trống phải trả lại cho trường thi
Hương diễn ra cứ bốn nãm một lần, tượng được hội Bắc kỳ tương tế
(Fraternite Tonkinoise) mượn tạm để khánh thành trụ sở, sau đó tượng
được Pháp trao lại cho cho chính quyền Hà Nội, Việt Nam, và được mang
đặt tại quảng trường bốn tòa nhà, nơi có một vườn hoa mới làm giữa bốn
tòa nhà được dùng làm tòa Thị chính, Kho bạc, nhà Bưu điện, và phủ Thống
sứ , nơi này sau đó được mang tên là vườn hoa Chí Linh (nơi hiện nay có
tượng đài Lý Thái Tổ và mang tên công viên Lý Thái Tổ).
Khi
chính phủ bảo hộ muốn mang tượng ông Paul Bert – vị Thống sứ đầu tiên
của nhà nước bảo hộ đã qua đời vào ngày 11, ttháng 11, 1886, chỉ sau bẩy
tháng nhậm chức Thống sứ- từ Pháp qua để kỷ niệm Quốc Khánh nước Pháp
(14 tháng 7, 1890), họ muốn đặt tượng ông Paul Bert tại vườn hoa Chí
Linh, và như thế là tượng Nữ Thần phải mang đi chỗ khác. Trong khi chờ
đợi một chỗ đặt, tượng Nữ thần phải đứng trên bãi đất đâu đó. Một kỹ sư
Pháp tên Daurelle đề nghị đặt tượng ngay trên nóc Tháp Rùa (Quy sơn
Tháp), thế là sau một thời gian nằm trên đất, dân Hà nội thấy tượng Nữ
thần (hay tượng Bà Đầm Xòe) đứng trên nóc Tháp Rùa, quay mặt về vườn hoa
Chí Linh/vườn hoa Paul Bert/Ngân hàng Đông Dương gần cạnh đó. Vườn hoa
Paul Bert còn được gọi là vườn hoa Nhà kèn, vì ở đấy có một nhà bát giác
mà hàng tuần đội kèn đồng của dàn quân nhạc Pháp ra đó biểu diễn. Những
chi tiết này được viết rõ trong cuốn “Le vieux Tonkin” (Bắc Ký cổ xưa)
của Claude Bourrin, viết về xứ Bắc Kỳ trong thời điểm từ 1890 đến 1894
(nhà in IDEO, Hà Nội, 1941, tr. 48-49).
(1)
Hình chụp từ phía tây hồ Gươm: tượng thần Tư do trên nóc Tháp rùa nhìn
về tượng Paul Bert (góc bên tay trái), hình này lấy từ báo L’
Indépendance tonkinoise, số đặc biệt, ra tháng 7/1891
(2)
Hình do Bác sĩ Louis Sadoul chụp năm 1890, có tượng thần Tự do trên nóc
Tháp rùa, quay lưng vào Nhà Thờ Lớn St. Joseph bên góc phải.
ADVERTISEMENT
(3)
Hình vẽ (khuyết danh) từ gần đến xa cho thấy lưng tượng Paul Bert tay
trái dương cờ Pháp nằm tại vườn hoa Paul Bert/vườn Nhà Kèn nhìn ra hồ
Hoàn Kiếm có tượng thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa, và xa hơn nữa là nhà
Thờ Lớn bên góc phải.
(4) Post card: Công viên Chí Linh/Paul Bert/vườn nhà Kèn tám cạnh và tòa nhà Kho bạc.
(5)
Hình vẽ Nữ Thần Tự Do phía sau có Nhà thờ Lớn, có Tượng Tự Do trên nóc
Tháp Rùa ở Hà Nội, của Cesard, với ghi chú “Liberté sur le Pagodon du
Petit – Lac à Hanoi” được đãng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12
năm 1896. (Nguyễn Phúc Giác Hải- DCV online.net).
(6) Hình thuộc tài liệu của R. Duboil
(7) Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, và cầu Thê Húc.
Qua
ghi chú trên những tấm hình kể trên, chúng có thể đoán rằng tượng Nữ
Thần đã đứng trên nóc Tháp Rùa từ khoảng từ năm 1890 (dựa theo hình của
Louis Sadoul) cho đến 1896 (theo hình vẽ và ghi chú của báo La Vie
Indochinoise vào năm 1896.
Như vậy,
tượng Nữ Thần bị đặt trên đất một thời gian rồi được đặt trên nóc Tháp
Rùa, rồi đến năm 1896 lại được mang xuống vì bị sự phản đối và chỉ trích
nặng nề của người dân địa phương và cả một số giới chức Pháp. Và rồi,
tượng được chuyển đến vườn hoa Neyret ở phía đông hồ Hoàn kiếm (tức Vườn
Hoa Cửa Nam gần Thư viện Quốc gia) cho đến ngày Cách Mạng Tháng 8 1945.
Tượng vào thời điểm đó được mệnh danh là Tượng Đài Công Lý (Monument de
La Justice).
(8)
– (9): Bức tượng toàn thân của Paul Bert tay cầm lá cờ Pháp và một
người bản xứ nhỏ bé ngồi dưới chân đã tạo nên nhiều bất bình và chỉ
trích.
(10) – (11): Tượng Nữ Thần đặt tại vườn hoa Cửa Nam – vườn hoa Neyret – (1896-1945)
Vào
ngày 1 tháng 8, 1945, tượng Nữ thần, và một số tượng khác (kể cả tượng
Paul Bert) bị kéo đổ do lệnh của ông Trần văn Lai, thị trưởng đầu tiên
người Việt của Hà Nội. (Bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho
biết, pho tượng Paul Bert bị kéo đổ lúc 9 giờ 10 phút, “Bà đầm xoè” bị
giật đổ lúc 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945).
Những
tượng đồng bị kéo đổ này được mang cất vào trong kho phế vật của sở Lục
lộ thành phố Hà Nội từ năm 1945. Vào năm 1949, chùa Thần Quang thuộc
làng Ngũ Xã khởi công dự án đúc tượng phật A Di Ðà. Tài liệu cho biết
trong ba năm chuẩn bị đúc tượng (1949-1952), chùa đã kêu gọi khách thập
phương đóng góp nhiều đồ đồng để đúc tượng nhưng vẫn không đủ số lượng
nên đã đến xin chính quyền cho những tượng đồng trong kho của sở Lục lộ
Thành phố, và ông thị trưởng thành phố đã chấp thuận cho chùa Thần Quang
tất cả số tượng đồng trong kho, trong số đó có cả tượng Nữ thần và
tượng Paul Bert.
Ngày 26 tháng 10,
1952, sồ đồng thu thập đủ loại và từ nhiều tượng kể cả tượng Nữ thần và
tượng Paul Bert được đun nóng chảy rồi đổ vào khuôn để đúc tượng A Di Đà
cho chùa Thần Quang, làng Ngũ Xã. Pho đại tượng Phật A Di Đà ở chùa
Thần Quang này có tư thế ngồi bằng. Tượng có chiều cao 3.95 m, chu vi
phần dưới là 11.6m, chu vi toà sen (bệ tượng) là 15 m, tổng cộng trọng
lượng là khoảng trên dưới 10 tấn.
(12) Tượng A Di Đà: chùa Thần Quang, làng Ngũ Xã
Kết luận
Phiên
bản Tượng Nữ thần “Tự Do soi sáng Thế giới” được Pháp tặng cho Việt Nam
vào năm 1887, qua nhiều thăng trầm di chuyển nhiều lần, rồi nằm trong
bóng tối nhà kho hơn bảy năm trời, sau cùng tượng đã bị nấu chảy để lấy
đồng đúc tượng A Di Đà vào năm 1952. Như vậy tổng cộng tượng Tư do đã
hiện diện ở Hà Nội, Việt Nam được khoảng 65 năm (1887-1952)
Năm
nay 2012 là vừa tròn 60 năm tượng “Tự do soi sáng Thế giới” ở Việt Nam
đã nằm trong tâm, thân của tượng A Di Đà của chùa Thần Quang, làng Ngũ
Xã.
Trong cõi vô thường sở hữu chủ có
có không không, sự xót xa ngậm ngùi tiếc nuối nếu có tưởng cũng chẳng
nên lấy thế mà mang thêm phiền muộn. Thôi thì cũng có thể nghĩ dù tượng
thần “Tự do soi sáng Thế giới” ở Hà nội không còn nữa nhưng ít nhất
người dân Hà Nội hay người Việt trong nước cũng vẫn còn tượng Phật A Di
Đà Từ Bi Đức Độ để thờ cúng.
Sóng Việt Đàm Giang
29 Tháng 9, 2012
29 Tháng 9, 2012
Đăng lại từ bài viết “Tượng Thần Tự Do Tại Hà Nội, Việt Nam”
Tạp chí Chim Việt Cành Nam
Tạp chí Chim Việt Cành Nam
Chuyện ít biết: Việt Nam cũng có Tượng Nữ thần Tự do
Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng năm 1878 trên Gò Rùa.
Một
số cuốn sách viết rằng người xây tháp là ông bá hộ Kim, người làng Vũ
Thạch (nay là phố Hàng Khay, một phần phố Bà Triệu và Hai Bà Trưng),
nhưng các nghiên cứu sau này cho thấy đây chỉ là một giả thuyết.
Ngày 15.3.1887, tại Trường Thi (nơi nhà Nguyễn tổ chức kỳ thi Hương ở
Bắc kỳ, nay là Thư viện Quốc gia, phố Tràng Thi) lần đầu tiên diễn ra
Triển lãm kỹ nghệ Hà Nội do Thống sứ Bắc kỳ bảo trợ. Việc tổ chức triển
lãm nhằm khuếch trương sức mạnh cũng như khoa học công nghệ của nước
Pháp đồng thời nhằm "khai hóa văn minh cho dân chúng An Nam".
Nhân sự kiện này, nhà điêu khắc người Pháp Frédéric Augustin Bartholdi, tác giả tượng Nữ thần Tự do đặt tại TP.New York (Mỹ), đã gửi phiên bản tỷ lệ bằng 1/16 tượng gốc đến trưng bày. Tượng được đặt tại trung tâm hội chợ để mọi người dễ dàng nhìn thấy. Kết thúc triển lãm, tượng được tặng cho TP.Hà Nội. Sau đó, nhân khánh thành Nhà Bắc kỳ tương tế (Fratermite Tonkinoise) ở phố Mã Mây, người ta đưa tượng đến đặt tại đây.
Sau khi xây dựng khu hành chính phía đông hồ Gươm gồm: tòa đốc lý, bưu điện, ngân hàng và kho bạc, chính quyền cho xây dựng vườn hoa giữa khu vực này gọi là Bốn tòa (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ), hội đồng thành phố họp và quyết định đưa tượng Nữ thần Tự do đặt ở đây. Và Nữ thần Tự do là tượng đầu tiên đặt ở nơi công cộng. Vì phần dưới tượng trang phục là váy nên người Hà Nội gọi là đây là tượng "Bà đầm xòe". Dù mang tên Nữ thần Tự do, biểu tượng cho quyền tự do của con người, song trớ trêu thay, ngay dưới chân tượng đài, thực dân Pháp đã chém đầu Đội Văn, một người VN yêu nước tham gia phong trào Cần vương. Tháng 11.1886, Tổng trú sứ Paul Bert chết vì kiết lỵ, chính phủ Pháp quyết định cho đúc tượng ghi công ông này với dân bản xứ. Tiền đúc tượng một phần lấy từ công quỹ, vua Đồng Khánh góp 1.000 đồng, vua này còn cho Nha Kinh lược Bắc kỳ thông tin đến các quan lại hàng tỉnh, hàng phủ xuống tận hàng huyện bắt dân chúng đóng góp. Tượng Paul Bert to lớn xòe tay che chở cho đứa bé còi cọc, với ý nghĩa An Nam nằm dưới sự bảo hộ của Pháp.
Tượng Paul Bert đúc bằng đồng ở Pháp rồi chuyển sang. Đá xây bệ cũng mang từ quê của tổng trú sứ (vùng Jura) qua. Chính quyền cho đặt tượng Paul Bert ngay cạnh tượng Nữ thần Tự do. Ngày 11.7.1890, hội đồng thành phố tổ chức khánh thành tượng, đổi tên vườn hoa Bốn tòa thành vườn hoa Paul Bert. Khi chính quyền loay hoay tìm địa điểm mới đặt tượng "Bà đầm xòe" thì nhiều ý kiến đưa ra. Có người gợi ý dựng ở Bãi Dừa (nay là đài phun nước ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nhưng bị bác. Người khác hiến kế đặt lên nóc Tháp Rùa mới đẹp. Báo Tương lai Bắc kỳ (L'Avenir du Tonkin), tờ báo của chính quyền bảo hộ đã nhạo báng ý tưởng này:
Bất
chấp những ý kiến can ngăn, năm 1891, chính quyền vẫn cho đặt "Bà đầm
xòe" ở vị trí này, mặt tượng hướng về vườn hoa Paul Bert. Sự ngang ngược
đó bị các nhà nghiên cứu ở Viện Hàn lâm Bắc kỳ phản đối nên năm 1896,
chính quyền chuyển tượng "Bà đầm xòe" ra vườn hoa Neyret (nay là vườn
hoa Cửa Nam). Dân làm vè chế nhạo:
Ông Bôn Be lấy "Bà đầm xòe"
Đầm xòe ngoại tình khi Bôn Be vắng nhà
Tên bồi mách với Bôn Be
Bôn Be sẵn gốc tre
Đánh đầm xòe ra Neyret
Thời gian này tượng vua Lê ở phía tây hồ Gươm đã được dựng, các nhà nho đặt thơ:
Nực cười cho lão Paul Bert
Chực chim con mẹ đầm xòe Cửa Nam
Vua Lê đứng giữa nghiến hàm
Trỏ gươm quắc mắt: Mày làm gì kia?
Paul rằng: Trăm lạy vua Lê
Con "be" để đỡ máu dê trong người
Tượng Nữ thần Tự do tồn tại ở vị trí này đến tháng 7.1945 thì bị ông Trần Văn Lai, Thị trưởng Hà Nội trong chính phủ Trần Trọng Kim, ký lệnh giật đổ. Ngày 1.8.1945, "Bà đầm xòe" bị quần chúng kéo đổ, người ta đưa vào kho. Làng đúc đồng Ngũ Xã có ý xin chính quyền số đồng này để đúc một pho tượng Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen 96 cánh lớn nhất VN. Nhưng vì không đủ đồng nên giới Phật giáo Hà Nội đã đứng ra quyên góp khắp nơi, đến năm 1953 việc đúc tượng Phật A Di Đà mới bắt đầu và trong năm này tượng hoàn thành, cao 3,95 m, nặng 16 tấn.
Nguồn: Thanh Niên
Nhân sự kiện này, nhà điêu khắc người Pháp Frédéric Augustin Bartholdi, tác giả tượng Nữ thần Tự do đặt tại TP.New York (Mỹ), đã gửi phiên bản tỷ lệ bằng 1/16 tượng gốc đến trưng bày. Tượng được đặt tại trung tâm hội chợ để mọi người dễ dàng nhìn thấy. Kết thúc triển lãm, tượng được tặng cho TP.Hà Nội. Sau đó, nhân khánh thành Nhà Bắc kỳ tương tế (Fratermite Tonkinoise) ở phố Mã Mây, người ta đưa tượng đến đặt tại đây.
Sau khi xây dựng khu hành chính phía đông hồ Gươm gồm: tòa đốc lý, bưu điện, ngân hàng và kho bạc, chính quyền cho xây dựng vườn hoa giữa khu vực này gọi là Bốn tòa (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ), hội đồng thành phố họp và quyết định đưa tượng Nữ thần Tự do đặt ở đây. Và Nữ thần Tự do là tượng đầu tiên đặt ở nơi công cộng. Vì phần dưới tượng trang phục là váy nên người Hà Nội gọi là đây là tượng "Bà đầm xòe". Dù mang tên Nữ thần Tự do, biểu tượng cho quyền tự do của con người, song trớ trêu thay, ngay dưới chân tượng đài, thực dân Pháp đã chém đầu Đội Văn, một người VN yêu nước tham gia phong trào Cần vương. Tháng 11.1886, Tổng trú sứ Paul Bert chết vì kiết lỵ, chính phủ Pháp quyết định cho đúc tượng ghi công ông này với dân bản xứ. Tiền đúc tượng một phần lấy từ công quỹ, vua Đồng Khánh góp 1.000 đồng, vua này còn cho Nha Kinh lược Bắc kỳ thông tin đến các quan lại hàng tỉnh, hàng phủ xuống tận hàng huyện bắt dân chúng đóng góp. Tượng Paul Bert to lớn xòe tay che chở cho đứa bé còi cọc, với ý nghĩa An Nam nằm dưới sự bảo hộ của Pháp.
Tượng Paul Bert đúc bằng đồng ở Pháp rồi chuyển sang. Đá xây bệ cũng mang từ quê của tổng trú sứ (vùng Jura) qua. Chính quyền cho đặt tượng Paul Bert ngay cạnh tượng Nữ thần Tự do. Ngày 11.7.1890, hội đồng thành phố tổ chức khánh thành tượng, đổi tên vườn hoa Bốn tòa thành vườn hoa Paul Bert. Khi chính quyền loay hoay tìm địa điểm mới đặt tượng "Bà đầm xòe" thì nhiều ý kiến đưa ra. Có người gợi ý dựng ở Bãi Dừa (nay là đài phun nước ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nhưng bị bác. Người khác hiến kế đặt lên nóc Tháp Rùa mới đẹp. Báo Tương lai Bắc kỳ (L'Avenir du Tonkin), tờ báo của chính quyền bảo hộ đã nhạo báng ý tưởng này:
"Tượng Nữ thần Tự do ở trên nóc ngôi chùa đó là sự thắng lợi lớn của ánh sáng đối với chính sách ngu dân".
©
Wikipedia / https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_R%C3%B9a
Tháp Rùa
Đầm xòe ngoại tình khi Bôn Be vắng nhà
Tên bồi mách với Bôn Be
Bôn Be sẵn gốc tre
Đánh đầm xòe ra Neyret
Thời gian này tượng vua Lê ở phía tây hồ Gươm đã được dựng, các nhà nho đặt thơ:
Nực cười cho lão Paul Bert
Chực chim con mẹ đầm xòe Cửa Nam
Vua Lê đứng giữa nghiến hàm
Trỏ gươm quắc mắt: Mày làm gì kia?
Paul rằng: Trăm lạy vua Lê
Con "be" để đỡ máu dê trong người
Tượng Nữ thần Tự do tồn tại ở vị trí này đến tháng 7.1945 thì bị ông Trần Văn Lai, Thị trưởng Hà Nội trong chính phủ Trần Trọng Kim, ký lệnh giật đổ. Ngày 1.8.1945, "Bà đầm xòe" bị quần chúng kéo đổ, người ta đưa vào kho. Làng đúc đồng Ngũ Xã có ý xin chính quyền số đồng này để đúc một pho tượng Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen 96 cánh lớn nhất VN. Nhưng vì không đủ đồng nên giới Phật giáo Hà Nội đã đứng ra quyên góp khắp nơi, đến năm 1953 việc đúc tượng Phật A Di Đà mới bắt đầu và trong năm này tượng hoàn thành, cao 3,95 m, nặng 16 tấn.
Nguồn: Thanh Niên
Số phận thăng trầm của tượng Nữ thần Tự do ở Hà Nội
ANTD.VN - Trước khi Hà Nội mở thêm nhiều con đường lớn thì có lẽ không
có nút giao thông nào trong nội thành phức tạp hơn ngã tư Cửa Nam. Với
một cậu học trò miền núi lần đầu về Hà Nội, đứng trước cái mê cung giao
thông đó, tôi thấy thật bối rối trước một Hà Nội quá rộng lớn và nhộn
nhịp. Nhưng không chỉ là giao điểm của nhiều tuyến đường, Cửa Nam có một
lịch sử lâu đời và những câu chuyện ẩn chứa ký ức của một thời.
Tượng A di đà ở chùa Ngũ Xã (Hà Nội) có một phần tượng Nữ thần Tự do bên trong
Cửa Nam: Cửa chính của kinh thành Thăng LongBây giờ thì Hà Nội có rất nhiều nút giao thông lớn và tôi đã quen thuộc với nó chứ khoảng vài chục năm về trước, khi còn là cậu học trò đi xe đạp đến đúng cái điểm giao này, lòng phân vân quá đỗi. Chính cái ngã tư Cửa Nam cho tôi biết đường sá Hà Nội chằng chịt và phức tạp nhường nào, người xe lúc nào cũng đông như hội và chỉ cần sai một nhịp là có thể lạc đường.
Khu vực Cửa Nam xa xưa là một trong những cửa chính của kinh thành Thăng Long và được nhắc đến trong các sách sử rất sớm. Đây chính là đầu mối giao thông quan trọng khi các tuyến đường từ Sơn Tây về, từ Kinh Bắc sang hay từ Sơn Nam lên đều quy tụ nơi đây. Có thể nói rằng, có hai cửa thành của kinh thành xưa quan trọng và ảnh hưởng bậc nhất đến khu vực xung quanh là Cửa Đông và Cửa Nam. Khu vực xung quanh Cửa Nam thì phồn vinh sớm hơn nhưng sau này thì suy vi ít nhiều và nhường vị trí quan trọng hơn cho Cửa Đông ở thời kỳ cận đại, khi người Pháp đặt sự chiếm đóng ở Hà Nội.
Tượng Nữ thần Tự do thời điểm được đặt tại Vườn hoa Cửa Nam
Khu vực Cửa Nam khá rộng, phố Cửa Nam bây giờ chỉ là một cái tên đại
diện, xung quanh khu vực này có phố Đình Ngang, Hàng Bông, Tràng Thi,
Thợ Nhuộm, chợ và cả một vườn hoa xưa khá lớn giờ bị thu hẹp dần và có
tên mới là Bách Việt.Ở trung tâm khu vực này là phố Đình Ngang ngày xưa có một cái đình, đình Quảng Văn là nơi các triều đại phong kiến dùng làm chỗ để dán các cáo thị, thông báo các chính sách của triều đình cho dân chúng được biết. Cao Bá Quát đã từng có một tuổi thơ ở khu vực này. Nhà thơ lừng danh một thời với giai thoại chuyện luyện chữ đẹp và sau trở thành một thủ lĩnh quân khởi nghĩa đã được Nguyễn Tuân lấy làm nguyên mẫu viết thiên truyện ngắn “Chữ người tử tù” lừng danh.
Đây là đoạn Cao Bá Quát miêu tả về Đình Ngang ngày xưa: “Lúc đầu cha tôi dọn đến ở tại Đình Ngang phía nam thành. Ngõ thì hẹp, ở giữa nơi vắng vẻ, nhà lại chật chội. Phía trước liền với doanh trại quân đội, phía sau san sát với vườn nhà khác, mọi người sống hoà hợp không phân biệt địa giới, quên cả cảnh nghèo nàn…”. Thời tuổi thơ của Cao Bá Quát đã quá xa, bây giờ Đình Ngang là một phố ngắn nhưng nhộn nhịp và được biết đến với nhiều nhà hàng nổi tiếng.
Lịch sử của pho tượng đồng nổi tiếng ở chùa Ngũ Xã
Ở khu vực Cửa Nam xưa còn có một bức tượng mà sự thăng trầm của nó gần như song hành với một phần lịch sử Hà Nội. Đó là tượng Nữ thần Tự do mà dân gian quen gọi là Tượng bà đầm xòe. Và câu chuyện về nữ thần biểu tượng cho nước Mỹ chứa đựng những chi tiết rất thú vị.
Tượng Nữ thần Tự do được kiến trúc sư người Pháp Frédéric Bartholdi thiết kế và được Chính phủ Pháp tặng cho nước Mỹ. Tượng được dựng trên đảo Liberty, cảng New York. Tượng nguyên bản cao 46m, còn phiên bản tượng đặt ở Vườn hoa Cửa Nam cao khoảng 2,85m, làm bằng đồng xám. Điều đáng chú ý là phiên bản tượng Nữ thần Tự do xuất hiện ở Hà Nội rất sớm, khi tượng chính được khánh thành ở cảng New York năm 1886 thì năm 1887, phiên bản tượng đã có mặt ở Hà Nội và vị trí đặt tượng bị thay đổi nhiều lần.
Người Pháp đưa phiên bản tượng Nữ thần Tự do sang Đông Dương nhằm mục đích triển lãm ở Hội chợ Đấu Xảo ở Hà Nội, sau triển lãm thì để lại. Hội Tam điểm Bắc kỳ đã từng mượn tượng để đặt ở trụ sở của mình ở phố Mã Mây một thời gian để khuếch trương thanh thế. Sau tượng chính thức được đặt ở vị trí Vườn hoa Chi Lăng bây giờ, ngay sát hồ Gươm. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, đến năm 1890, người Pháp quyết định dựng tượng Paul Bert, người từng làm Thống sứ An Nam và Bắc Kỳ để thay thế và tượng Nữ thần Tự do được di chuyển lên đỉnh tháp Rùa.
Vị nữ thần của thần thoại Hy Lạp nằm trên đỉnh tháp Rùa! Ngay từ thời đó đã là một điều bất bình thường khó chấp nhận. Tranh luận nổ ra gay gắt và cuối cùng tượng Nữ thần Tự do được đặt ở Vườn hoa Cửa Nam từ năm 1896.
Nhưng lịch sử sang trang và tượng cũng chịu thăng trầm. Năm 1945, ông Trần Văn Lai khi đó là Đốc lý Hà Nội đã ra lệnh giật đổ tượng Bà đầm xòe và một số tượng khác của người Pháp vì cho đó là tàn tích của chế độ thực dân. Nhưng không phải vì thế mà số phận tượng Nữ thần Tự do đã an bài. Gần 10 năm sau, năm 1952 dân làng Ngũ Xã đúc tượng A di đà và không tìm đủ vật liệu nên đã mua lại tượng Nữ thần Tự do và các tượng thời Pháp khác đúc thành pho tượng đồng lớn nhất miền Bắc thời điểm đó. Như vậy là kết thúc một hành trình và bây giờ, trong pho tượng đồng nổi tiếng của văn hóa phương Đông đặt ở chùa Ngũ Xã có một phần tượng của văn hóa phương Tây ở trong. Câu chuyện tự thân nó đã toát lên nhiều tầng ý nghĩa đáng suy ngẫm.
Giai đoạn những năm 1890, tượng Nữ thần Tự do được di chuyển lên đỉnh tháp Rùa
Tiếng vang vụ đầu độc binh lính thực dân Pháp Phố Cửa Nam còn gắn với một sự kiện quan trọng liên quan tới lịch sử Hà Nội. Đó là vụ đầu độc năm 1908. Khi đó, ở hàng cơm của gia đình ông Sáu Tĩnh ở số nhà 20, một số nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và số binh lính Việt trong quân đội Pháp được giác ngộ đã họp bàn, dự định đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội. Cuộc đầu độc diễn ra không thành công vì bị bại lộ và chất độc quá yếu nhưng đã để lại tiếng vang lớn. Những người liên quan tới vụ đầu độc như Đội Bình, Đội Nhân, Đội Cốc… và cả gia đình ông Sáu Tĩnh đều bị xử tử.
Phố Cửa Nam và khu vực xung quanh giờ vẫn còn thấp thoáng những ngôi nhà có tuổi đời cả trăm năm nằm xen kẽ những ngôi nhà cao tầng hiện đại. Nhưng “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” có còn được bao nhiêu và liệu còn có ai hoài nhớ về một thời xưa cũ.
Nhà văn Uông Triều
Bạn chỉ biết 1 bức tượng Nữ Thần Tự Do? Như thế là chưa đủ!
Bức tượng Nữ Thần Tự Do tay cầm ngọn đuốc đã quá nổi tiếng rồi, nhưng bạn có biết tại Việt Nam cũng có bức tượng Nữ thần tự do phiên bản "Bà Đầm Xòe" không?
Bức tượng Nữ thần tự do (hay còn được biết đến với cái tên Tự do tỏa sáng thế giới)
là một bức tượng khổng lồ được đặt trên đảo Liberty, bến cảng New York,
được thiết kế bởi Frederic Bartholdi và khánh thành vào 28-10-1886. Đây
là món quà của nước Pháp dành cho Mỹ. Bức tượng với hình ảnh nữ thần
Libertas, vị thần Tự do của Hi Lạp, cầm một ngọn đuốc và một cuốn sách
luật được coi là biểu tượng cho nền độc lập của nước Mỹ.
Biểu tượng của New York và cả nước Mỹ
Tuy nhiên, không phải chỉ tại Mỹ mới có tượng Nữ
thần Tự Do đâu nhé. Hãy cùng khám phá những phiên bản của bức tượng
khổng lồ này nằm ở khắp nơi trên thế giới!
Pháp
Tại đất mẹ Pháp, vô số phiên bản của bức tượng được tái hiện.
Bức tượng Nữ thần Tự do tại Jardin du Luxembourg, Paris.
Phiên bản tượng Nữ thần tự do Jardinun Luxembourg,
Paris được đúc từ đồng cùng loại với bức tượng khổng lồ tại Mỹ. Những
tác giả của bức tượng này đã tặng nó cho bảo tàng Luxembourge vào năm
1990 và bức tượng được đặt trong công viên vào năm 1906. Ngày được ghi
trên bức tượng này là ngày 15 -11-1889, ngày mà phiên bản này được
khánh thành.
Nữ Thần Tự Do bên bờ sông Seine
Đây là bức tượng ở Ile des Cygnes, bờ sông Seine ở
Paris. Bức tượng này tặng cho thành phố vào năm 1889, và đặt vào mặt
phía tây nam của bờ sông. Bức tượng này cao 11,5 m và khánh thành vào
4-6-1889.
Ngoài ra, tại Pháp còn rất nhiều phiên bản khác của
bức tượng được đặt tại nhiều thành phố lớn nhỏ như Colmar, Bordeaux,
Barentin...
Na Uy
Bức tượng tại Na Uy
Một phiên bản của bức tượng được đặt tại ngôi làng
Visnes ở Na Uy. Đây cũng chính là nơi quặng đồng được sử dụng ở bức
tượng chính được tìm thấy.
Ukraine
Phiên bản ngồi của tượng Nữ thần Tự Do
Trên đây là bức tượng Nữ thần Tự Do đang ngồi ở
Lviv, Ukraina. Bức tượng này được xây dựng bởi kiến trúc sử Yuriy
Zakharavych và trang trí bởi nhà điêu khắc tài danh Leandro Marconi từ
năm 1874-1891
Anh
Phiên bản tại Leicester thu hút đông đảo khách thăm quan
Có 3 phiên bản của bức tượng thần tự do tại Anh,
chúng được đặt ở Leicerster, Warrington và RAF Lakenheath. Phiên bản lớn
nhất đặt tại Leicester, cao 5m và nặng 3,4 tấn.
Nhật Bản
Nhật Bản cũng là nơi có rất nhiều tượng Nữ thần Tự Do. Những bức tượng này được đặt tại Shimoda, Aomori, Odaiba gần vịnh Tokyo.
Phiên bản ở Shimoda
Một phiên bản khác tại Odaiba
Những phiên bản của bức tượng này ở Nhật được coi
là những công trình kiến trúc văn hóa vô cùng đặc sắc được dựng nên từ
sau thế chiến thứ 2, khi Nhật Bản bị Mỹ chiếm đóng. Đặt trong bối cảnh
của Nhật Bản hiện nay, đây là sự pha trộn hài hòa của 2 nền văn hóa
Đông-Tây và thể hiện sự hợp tác hữu nghị giữa 2 dân tộc.
Philippin
Phiên bản tại Phillippin
Tại Philippines, một bản sao của bức tượng được đặt ở Camp John Hay, gần một nhà hát trong vùng.
Đài Loan
2 phiên bản bức tượng ở Đài Loan
Có ít nhất 2 phiên bản của bức tượng Nữ thần Tự Do ở
Đài Loan, chúng được đặt ở Keelung và Đài Bắc. Cả 2 bức tượng này đều
cao hơn 9m.
Việt Nam
Tượng Công lý (hay Bà Đầm Xòe) tại vườn hoa Cửa Nam
Từ năm 1887-1945, tại Hà Nội cũng đặt một bức tượng
phiên bản thu nhỏ của Nữ thần Tự Do. Bức tượng này được biết đến với
cái tên Bà Đầm Xòe được đặt tại vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội. Ít người biết
rằng trước khi được chuyển đến vườn hoa Cửa Nam, tượng Đầm xòe còn có
một vài lần dịch chuyển khác.
"Có tài liệu cho rằng đã có một thời, tượng này được “ngự” trên nóc của Tháp Rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm. Claude Bourin, tác giả một pho biên niên những sự kiện văn hoá, nghệ thuật về Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có nói đến chuyện này nên mới dẫn ra dư luận đăng trên báo phản đối cách xử sự như vậy... Nhưng cũng nhiều người nghi ngờ, vì làm thế nào đặt được một pho tượng đồng nặng như vậy lên nóc một kiến trúc nhỏ (?!)
Có lẽ vì thế mà “Bà Đầm Xoè” phải di chuyển ra khu vực Vườn hoa Cửa Nam, vốn là một không gian công cộng của Hà Nội. Xa xưa, nó chính là Quảng Văn Đình của thành xưa, nơi triều đình công bố những chỉ lệnh hay giấy tờ, tổ chức để các “câu kê” là những viên quan chuyên giảng tập “thập điều” thời vua Minh Mạng dạy cho dân chúng sống tử tế và biết tuân phục . Vì thế mà dân gian mới có câu ca để nói chuyện đổi thay:
“Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu kê chẳng thấy, thấy Đầm Xoè
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn Tây rúc tí toe”."
(theo Nhà sử học Dương Trung Quốc - Nguồn: bee.net.vn)
"Có tài liệu cho rằng đã có một thời, tượng này được “ngự” trên nóc của Tháp Rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm. Claude Bourin, tác giả một pho biên niên những sự kiện văn hoá, nghệ thuật về Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có nói đến chuyện này nên mới dẫn ra dư luận đăng trên báo phản đối cách xử sự như vậy... Nhưng cũng nhiều người nghi ngờ, vì làm thế nào đặt được một pho tượng đồng nặng như vậy lên nóc một kiến trúc nhỏ (?!)
Có lẽ vì thế mà “Bà Đầm Xoè” phải di chuyển ra khu vực Vườn hoa Cửa Nam, vốn là một không gian công cộng của Hà Nội. Xa xưa, nó chính là Quảng Văn Đình của thành xưa, nơi triều đình công bố những chỉ lệnh hay giấy tờ, tổ chức để các “câu kê” là những viên quan chuyên giảng tập “thập điều” thời vua Minh Mạng dạy cho dân chúng sống tử tế và biết tuân phục . Vì thế mà dân gian mới có câu ca để nói chuyện đổi thay:
“Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu kê chẳng thấy, thấy Đầm Xoè
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn Tây rúc tí toe”."
(theo Nhà sử học Dương Trung Quốc - Nguồn: bee.net.vn)
Ngoài ra, còn rất nhiều các phiên bản của tượng Nữ
thần Tự Do tại các quốc gia khác như Kosovo, Đức, Peru, Ecuador,
Brazil... và tại các thành phố khác nhau trên đất Mỹ.
Nhận xét
Đăng nhận xét