HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 45

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NGƯỜI DÂN VƯỜN RAU LỘC HƯNG - QUYẾT BẢO VỆ ĐẤT

Quận Tân Bình nói về việc cưỡng chế 'vườn rau Lộc Hưng'

Quận Tân Bình, TP.HCM đã cưỡng chế tháo dỡ 112 trường hợp xây trái phép ở khu đất 'vườn rau Lộc Hưng' (phường 6).
Lãnh đạo UBND quận Tân Bình hôm nay cho hay, 2 đợt cưỡng chế ngày 4/1 và 8/1, quận đã báo cáo, xin chủ trương từ UBND TP và được chấp thuận.
“Việc cưỡng chế tháo dỡ được thực hiện với các trường hợp xây dựng không phép trên diện tích đất công, chứ không phải cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện dự án” - lãnh đạo quận Tân Bình khẳng định.
Khu đất "vườn rau Lộc Hưng" có nhiều công trình nhà ở trái phép
Khu đất “vườn rau Lộc Hưng” tọa lạc ở phường 6, quận Tân Bình, với diện tích 4,8ha, đã được phê duyệt là dự án xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia do UBND quận Tân Bình làm chủ đầu tư.
Lãnh đạo quận nói rằng, trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án, nhiều hộ dân vẫn canh tác trồng rau tại khu đất trên. Họ xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê…
Các trường hợp vi phạm xây dựng này diễn ra từ nhiều năm, nhất là trong giai đoạn 2015-2018. Trước thời điểm cưỡng chế, “vườn rau Lộc Hưng” có 112 trường hợp xây trái phép.
Ngành chức năng đã xử lý các trường hợp xây dựng trái phép, nhưng những người vi phạm đã không hợp tác, cản trở, kể cả chống đối người thi hành công vụ.
Vào các ngày 27/11, 5/12 và 11/12/2018, quận Tân Bình đã 3 lần tổ chức các đợt tiếp xúc, tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp hành chủ trương thực hiện dự án bằng nhiều hình thức như phát loa, gửi thông báo đến từng hộ.
Tuy nhiên, các tổ vận động không tiếp xúc được trực tiếp với người vi phạm và trong quá trình tiếp xúc, đã gặp phải sự chống đối, cản trở quyết liệt của nhiều người.
Khu đất "vườn rau Lộc Hưng" được quy hoạch là dự án với chức năng giáo dục, công viên cây xanh và công trình công cộng
Lãnh đạo quận Tân Bình khẳng định, việc xây dựng trái phép trong “vườn rau Lộc Hưng” đã phát sinh nhiều hệ lụy như xảy ra tình trạng lừa đảo mua bán nhà, đất trái phép; có đông người đến cư trú bất hợp pháp; kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...
“Thực trạng trên không chỉ làm ảnh hưởng đến quy hoạch dự án mà còn làm khu vực này ngày càng phức tạp hơn về tình hình an ninh, trật tự. Các hành vi nêu trên đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật” – lãnh đạo quận Tân Bình nhấn mạnh.
Lãnh đạo UBND quận Tân Bình còn cho biết, đã mời một số người dân quá khích, ngăn cản lực lượng chức năng lên trụ sở làm việc và họ đã ra về ngay trong ngày.
Phía quận cũng đã giúp người dân không kịp di dời đồ đạc trước ngày cưỡng chế, hỗ trợ mỗi hộ 3 triệu đồng/tháng trong vòng 3 tháng, giúp họ tìm kiếm nơi ở mới.
Nguồn gốc pháp lý khu đất “vườn rau Lộc Hưng”
Theo UBND quận Tân Bình, khu đất “vườn rau Lộc Hưng” có diện tích 4,8ha, tọa lạc tại phường 6.
Trước 30/4/1975, khu đất do Nha giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý sử dụng làm đài ăngten. Sau năm 1975, nhà nước quản lý và giao Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm đài phát tín. Năm 1991, khu đất trên được giao cho Bưu điện TP.HCM.
Ngày 25/4/2008, UBND TP.HCM ban hành quyết định thu hồi khu đất giao UBND quận Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của TP và quận.
UBND TP và quận Tân Bình quyết định điều chỉnh quy hoạch khu đất với chức năng giáo dục, công viên cây xanh và công trình công cộng. Cụ thể, có Trường mầm non Sơn Ca (diện tích 6.300m2, quy mô 20 phòng học, 1 trệt, 3 lầu, 700 học sinh); Trường tiểu học Hùng Vương (diện tích 9.400m2, quy mô 30 phòng học, hơn 1.000 học sinh); Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (12.200m2, 45 phòng học, trên 2.000 học sinh).
Ngoài ra, còn dự án xây dựng hạ tầng giao thông khu vực cụm trường học đạt chuẩn quốc gia (đường và công viên cây xanh), tổng mức đầu tư 117,096 tỷ đồng.
Quỳnh Như

Chính quyền thông báo tiếp tục cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng



Qua loa phát thanh công suất lớn, chính quyền phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM, thông báo sẽ tiếp tục tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ những ngôi nhà còn lại trong khu “xóm đạo” Vườn rau Lộc Hưng sau đợt cưỡng chế lần đầu tiên vào ngày 4/1, bất chấp phản đối của người dân, theo lời người dân địa phương nói với VOA hôm 7/1.
Xuất thân từ một trong những gia đình đã có mặt trên mảnh đất chuyên nghề trồng rau từ năm 1954 đến nay, ông Cao Hà Trực cho biết khu đất rộng gần 5 ha ở quận Tân Bình là nơi cư trú của cả xóm đạo di cư từ Bắc vào Nam theo con “tàu há mồm” của “cụ Diệm” (Tổng thống Ngô Đình Diệm).
Vào thời điểm đó, khu đất thuộc quyền sở hữu của Hội Thừa Sai Paris.
“Hội Thừa Sai Paris giao [đất] cho Tổng Giám mục để cấp cho chúng tôi. Người thì lấy để xây nhà, người thì dùng để trồng rau sinh sống trong lúc mới di cư vào Nam chưa biết làm gì”, ông Trực nói với VOA.
“Chúng tôi sinh sống mãi đến năm 1999, theo chủ trương của Thủ tướng chính phủ, chúng tôi được biết là chúng tôi được kê khai đất đai. Nhưng khi chúng tôi đi kê khai thì bị phường, quận lừa. Ông Tâm nói với chúng tôi rằng ‘Thôi, đi về đi. Chưa có dự án gì đâu’ nên không cấp. Đến năm 2001, ông thông báo với chúng tôi là ông thu hồi đất của chúng tôi theo Nghị định 11 của chính phủ”, vẫn theo lời ông Trực.

“Mờ ám”?

Vào ngày 4/1, chính quyền đã tiến hành đợt cưỡng chế đầu tiên. Những hình ảnh, video trên mạng cho thấy người dân đã phản đối mạnh mẽ việc cưỡng chế, có người đã nằm ngay trước xe ủi để phản đối. Hàng chục người đã bị công an bắt đi và được thả ra sau khi công việc cưỡng chế trong ngày hoàn tất.
Một số cư dân địa phương nói vụ cưỡng chế hôm 4/1 đã xảy ra rất “bất ngờ” mà không hề có thông báo trước cho người dân.


Một người dân dùng thân mình để chặn xe ủi. Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo
Một người dân dùng thân mình để chặn xe ủi. Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo

“Đến bây giờ tôi chưa nhìn thấy quyết định thu hồi trong Nghị định 11CP”, ông Trực cho biết.
Nhiều người dân cũng đồng ý kiến với ông Trực và cho rằng chính quyền “mờ ám” trong việc giải quyết vấn đề đất đai ở khu vực vườn rau.
Theo họ, chính quyền đã “cố tình” gộp chung khu đất đã giao trước đó cho Bưu điện Thành phố sở hữu (12 ha) với phần đất mà người dân đã trồng rau sinh sống bấy lâu nay (48 ha) hòng “chiếm đoạt” đất của họ.
Cụ thể, theo một báo cáo của UBND thành phố gửi cho Thanh tra chính phủ vào năm 2016 mà VOA đọc được, chính quyền cho rằng toàn bộ khu đất diện tích 48 ha “được chính quyền Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten”, và Linh mục Đinh Công Trình đã làm giấy “mượn đất” vào năm 1955 để cho bà con giáo dân cư ngụ.
Vì vậy, năm 1991, Ban Quản lý ruộng đất TP.HCM đã trao quyền sở hữu và sử dụng đất khu vực này cho Bưu điện Thành phố để đầu tư hạ tầng khu nhà ở dân dụng và nhà ở cho cán bộ, công nhân viên của bưu điện.
“Vì các chủ đầu tư (Bưu điện Thành phố, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành) không đủ năng lực thực hiện dự án, trong quá trình triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã làm phát sinh khiếu kiện đông người làm cho khu vực trở thành điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn quận Tân Bình. Do đó, ngày 25 tháng 4 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất, giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình thực hiện Dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và của quận Tân Bình”, trích báo cáo.
Tuy nhiên, theo lời ông Trực nói với VOA: “Vào năm 1954, tôi được biết Tổng nha Viễn thông của Pháp đã mượn của ông bà chúng tôi 12.000 m² để làm phát tín [bãi Ăng-ten]. Sau đó, năm 1975, Cộng sản vào và đánh vào các đồn bốt, nghĩa là 12.000 m² đó. Còn chúng tôi bên này là 48.000 m² vẫn trồng rau như thường. 12.000 m² đó mấy ông đánh nhau rồi lấy. Lấy xong rồi chia nhau. Chia nhau hết rồi thì bây giờ đòi lấy đất của chúng tôi”.
Ông Trực khẳng định người dân vẫn còn lưu trữ giấy tờ chứng minh việc mượn đất của Tổng nha Viễn thông Pháp.
VOA Tiếng Việt đã cố gắng liên lạc với các lãnh đạo phường 6 và quận Tân Bình để xác minh vấn đề, nhưng không ai trả lời. Một lãnh đạo đã cúp điện thoại ngay khi biết cuộc gọi đến từ VOA Tiếng Việt.
“Nhà nước cố tình không xác nhận cơ sở pháp lý cho chúng tôi nhằm chiếm đoạt tài sản của chúng tôi. Chà đạp lên pháp luật luôn. Khi chúng tôi đến các cơ quan chức năng, họ đều đánh lừa chúng tôi. Họp thì không lập biên bản, còn nếu có lập biên bản thì lại không giao cho chúng tôi. Quyết định cũng không giao cho chúng tôi. Tất cả những tờ thông báo đều thảy như truyền đơn, lượm được thì người ta đưa cho chúng tôi đem về nhà”, ông Trực nói.

Bị “dồn đến đường cùng”

Vẫn theo lời ông Trực, người dân khu vực phường 6 là khu vực nghèo, chuyên sống bằng nghề trồng rau từ năm 1954. Nhưng vài năm gần đây, họ bị “cắt đường sống” khi toàn bộ khu vực thường xuyên rơi vào tình trạng ngập nước, khiến cây cối chết hết.
“Nhà nước đang triệt đường sống của chúng tôi. Đầu tiên, họ công bố quy hoạch. Chúng tôi đi tìm công lý không được. Rồi các đường cống thoát nước xung quanh thì họ không moi móc, cải thiện, cố tình để nước ở các nơi chảy vào vườn rau chúng tôi, gây ngập lụt. Mỗi lần ngập cả mét, đến cả nửa tháng, một tháng mới rút. Cây cối, gà, chó, rau cỏ đều chết hết. Chúng tôi muốn cải thiện đời sống mà họ lại tiếp tục giết chết chúng tôi”, ông Trực nói, đồng thời cho biết đợt cưỡng chế hôm 4/1 đã san phẳng khoảng 40 phòng trọ cấp 4, hàng quán mà người dân xây dựng để kiếm sống sau khi không thể sống bằng nghề trồng rau, và một vài căn nhà của người dân.


Một băng rôn phản đối cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng. Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo
Một băng rôn phản đối cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng. Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Người dân nói họ “hoàn toàn mất lòng tin vào chính quyền” sau hàng chục năm “gõ cửa quan” để xin được giải quyết vấn đề đất đai.
“Tôi chẳng còn tin tưởng vào việc nhà nước sẽ giải quyết cho chúng tôi. Đơn chúng tôi đưa lên, Trung ương đề nghị thành phố có câu trả lời mà họ im luôn, không thèm trả lời. Ông Lê Hoàng Quân có công văn gửi chúng tôi cam kết sẽ họp với tập thể bà con chúng tôi nhưng tới bây giờ có họp đâu? Đánh lừa, bảo chờ. Đến nay đã 10 năm rồi. Trốn biệt tăm”, ông Trực nói.
Qua thông báo trên loa phát thanh, chính quyền nói sẽ tiếp tục tiến hành cưỡng chế tháo dỡ những ngôi nhà “xây dựng bất hợp pháp” còn lại trong khu vực. Theo lời ông Trực, các trường học lân cận đã được thông báo cho nghỉ vào ngày 8/1 để thuận tiện cho việc cưỡng chế.
Khánh An
Nguồn: VOA
 
Nguồn gốc khu đất Vườn Rau Lộc Hưng, Phường 6, quận Tân Bình

Chính quyền bác bỏ vụ cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng

RFA
2019-01-10
Cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2018Cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2018icon-zoom.pngPhoto: RFA
Vụ cưỡng chế, đập phá nhà của người dân tại khu vực Vườn Rau Lộc Hưng, Phường 6, Quận Tân Bình bắt đầu xuất hiện trên hệ thống truyền thông chính thức của Nhà nước Việt Nam.
Hai mạng báo Tuổi Trẻ và Lao Động vào ngày 10 tháng 1, loan tin cho rằng không có biện pháp cưỡng chế thu hồi đất tại Vườn Rau Lộc Hưng. Hai mạng báo này dẫn nguồn từ một Lãnh đạo Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh nhưng không nêu tên rằng từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 1, Ủy Ban Nhân Dân Quận này phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức tháo dỡ tổng cộng 112 công trình xây dựng bị cho là không phép tại Vườn Rau Lộc Hưng. Trong đó có 42 trường hợp xây trái phép trong năm 2018. Các công trình này được cho biết thuộc các loại nhà ở, nhà trọ, nơi kinh doanh mua bán, tiệm tạp hóa, rửa xe…
Cụ thể vị lãnh đạo này cho rằng quận thực hiện cưỡng chế nhà xây dựng không phép chứ không có chuyện thu hồi cưỡng chế đất mà người này cho là từ một số nguồn dư luận khác.
Cũng theo truyền thông trong nước, vào ngày 9/1, lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân Quận Tân Bình, TP.HCM thông báo đã hoàn thành việc cưỡng chế tháo dỡ 112 trường hợp bị cho là xây dựng nhà trái phép tại khu Vườn rau Lộc Hưng. Biện pháp này đã được báo cáo, xin chủ trương và được thành phố chấp thuận.
Người đàn ông nằm trước máy ủi phản đối cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2018
Người đàn ông nằm trước máy ủi phản đối cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2018 Photo: RFA
icon-zoom.png
Trước việc người dân phản ảnh việc cưỡng chế không đúng pháp luật, Lãnh đạo Quận khẳng định với báo trong nước rằng chính quyền đã thực hiện đầy đủ các thủ tục, quy trình như lập biên bản, ban hành quyết định, thông báo, niêm yết trước khi cưỡng chế.
Cơ quan chức năng Quận Tân Bình phản ảnh rằng trong quá trình cưỡng chế có một số hộ dân không hợp tác, cản trở thi hành công vụ, và vì vậy chính quyền đã mời một số đối tượng quá khích về trụ sở công an phường làm việc.
Cũng theo lãnh đạo Quận Tân Bình, quận đã thuê xe tải và lực lượng bốc vác hỗ trợ di chuyển đồ đạc của người dân không kịp di dời trước ngày cưỡng chế đến địa điểm người dân yêu cầu.
Những trường hợp đồ đạc không kịp đưa ra trong khi cưỡng chế được chính quyền nói đã tập hợp, đóng gói, bảo quản, cất giữ và sẵn sàng trao trả cho người dân khi họ có nhu cầu.
Quận Tân Bình cho biết đã chuẩn bị trung tâm văn hóa quận để đón người dân bị cưỡng chế không có nơi cư trú vào ở tạm; và hỗ trợ mỗi hỗ dân 3 triệu đồng mỗi tháng trong vòng 3 tháng để tìm kiếm nơi ở mới.
Công an đến cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2018
Công an đến cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2018 Photo: RFA
icon-zoom.png
Lãnh đạo địa phương khẳng định khu đất Vườn rau Lộc Hưng là để thực hiện dự án nên người dân bị cưỡng chế chỉ được hỗ trợ chứ không bồi thường; nhưng vị này hứa hẹn Quận đang kiến nghị thành phố áp dụng mức hỗ trợ bằng giá bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho các hộ bị cưỡng chế.
Văn bản của Ủy Ban Nhân Dân Quận Tân Bình xác định khu đất này trước năm 1975 được sử dụng làm đài ăng ten cho Nha giám đốc Viễn thông chế độ cũ. Sau năm 1975 được giao cho Trung Tâm Viễn Thông 3 quản lý và làm đài phát tín và được giao cho Bưu điện TP.HCM vào năm 1991.
Qua 3 đợt kê khai đất vào những năm 1991, 1995 và 2005, chính quyền địa phương nói hiện có 134 hộ đã đăng ký kê khai sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực này.
Đến năm 2008, Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM ra quyết định thu hồi đất để xây dựng công trình công cộng và chung cư cao tầng, từ đó xảy ra các tranh chấp với người dân sinh sống tại đây.
Hiện nay, Quận Tân Bình lại xác định đây là khu vực được quy hoạch làm đất giáo dục, và tương lai sẽ xây cụm 3 trường học đạt chuẩn quốc gia.
Người dân thuộc các hộ bị cưỡng chế nhà đất ở khu vực Vườn rau Lộc Hưng, Quận Tân Bình, TP.HCM vào ngày 10 tháng 1 nói chính quyền đã huy động lực lượng chức năng ‘cướp’ sắt vụn và xà bần của họ sau hai vụ cưỡng chế vào ngày 4/1 và 8/1.
 
NỖI ĐAU MẤT NHÀ CỦA MỘT GIA ĐÌNH VƯỜN RAU LỘC HƯNG SAU NGÀY BỊ TÀN        PHÁ

TP Hồ Chí Minh: Cưỡng chế 112 căn nhà xây trái phép tại vườn rau Lộc Hưng

Từ ngày 1 đến 9/1, các cơ quan chức năng quận Tân Bình đã thực hiện việc cưỡng chế, tháo dỡ 112 căn nhà, công trình xây dựng trái phép tại khu vực phường 6 (quận Tân Bình). Đây là khu đất rộng khoảng 4,9 ha nằm trên đường Chấn Hưng được người dân trong khu vực sử dụng trồng rau (thường gọi là vườn rau Lộc Hưng).
TP Hồ Chí Minh: Cưỡng chế 112 căn nhà xây trái phép tại vườn rau Lộc Hưng
Quận Tân Bình cưỡng chế công trình xây trái phép tại vườn rau Lộc Hưng.
Theo đại diện cơ quan chức năng quận Tân Bình, việc cưỡng chế này được thực hiện theo đúng trình tự pháp luật. Tuy nhiên, đây mới chỉ thực hiện việc cưỡng chế công trình xây dựng sai phép chứ không phải cưỡng chế thu hồi đất. Người dân đăng ký sử dụng đất tại khu vực vườn rau vẫn được sử dụng đất như đất nông nghiệp bình thường. Khi thu hồi, quận sẽ có trách nhiệm hỗ trợ vì đây là đất nông nghiệp.
Được biết, khu đất này được chọn làm dự án xây dựng trường học chuẩn quốc gia gồm trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở dành cho người dân phường 6. Trong một thời gian dài ở khu vực này đã xảy ra tình trạng người dân xây dựng công trình như nhà ở, nhà trọ, quán cà phê, quán ăn trái phép. Việc xây dựng này diễn biến phức tạp qua từng năm. Đặc biệt, thời gian 2015-2018 có hơn 40 công trình xây trái phép, nâng tổng số công trình lên con số 112. Thậm chí một số người còn bán lại với giá rẻ cho những hộ dân thiếu thông tin khác bằng giấy tờ viết tay. Đại diện quận Tân Bình không giải thích vì sao trong thời gian dài khu vực ở trung tâm đông đúc này lại xảy ra tình trạng xây dựng trái phép nhưng không bị ngăn chặn kịp thời.
Có mặt tại khu vực vườn rau Lộc Hưng ngày 10/1, khu vực hiện nay được coi là trung tâm ở TP HCM, chúng tôi thấy rất nhiều máy ủi, máy xúc và các phương tiện cơ giới đang hoạt động tháo dỡ, chở các loại vật liệu xây dựng. Theo một số người dân, việc tiến hành cưỡng chế các công trình nhà ở của người dân khi thời điểm Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc đã cận kề nhưng không có biên bản thông báo cụ thể là chưa thỏa đáng. Bởi những hộ dân này đều là người có đăng ký tạm trú trên địa bàn. Việc cưỡng chế đã khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Trong khi đó, theo thông tin từ trang Thông tin điện tử Quận Tân Bình, nguồn gốc của khu đất này được xác định như sau. Trước năm 1975, khu đất trên do Nha Viễn thông chế độ cũ quản lý sử dụng làm đài phát sóng ăngten. Sau năm 1975, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 111/CP năm 1977 xác lập quản lý của Nhà nước đối với khu đất trên, giao Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm đài phát tín. Đến năm 1991, khu đất trên được giao cho Bưu điện TP HCM. Nghĩa là, đây là khu đất công sản do Nhà nước quản lý.
Ngày 25/4/2008, UBND TP HCM ban hành quyết định thu hồi khu đất giao UBND quận Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của thành phố. Sau đó, thành phố và quận Tân Bình quyết định điều chỉnh quy hoạch khu đất trên với chức năng giáo dục, công viên cây xanh và công trình công cộng.    
Đoàn Xá


VÀI SUY NGHĨ VỀ BÀI “VƯỜN RAU LỘC HƯNG NGẬM NGÙI THÁNG CHẠP” CỦA NHÀ BÁO CÙ MAI CÔNG

Đăng ngày

Những dòng chữ của nhà báo Cù Mai Công (từng làm báo tại Khăn quàng đỏ, Mực tím, Tuổi trẻ – có thể ở những báo khác nữa mà tôi không biết) vừa đánh thức tôi về ký ức trẻ thơ vừa dẫn tôi đến nhận định pháp lý chắc chắn.
1. Đoạn đầu khá dài của bài viết, tác giả cho biết mình là người sống khu Ông Tạ, gần vườn rau Lộc Hưng (VRLH), rồi ông mô tả những hình ảnh tuổi thơ ghi nhận được hoặc nghe loáng thoáng các câu chuyện “tám” của ngươi lớn. Thú vị khi ông mô tả về khu vực VRLH là
“Khu này nghèo rớt, nghèo từ hồi những cư dân Bắc di cư 1954 tới ở gần đó, quanh con hẻm mà giờ mang tên Chấn Hưng. Đám con nít Ông Tạ, trong đó có nhà thơ Đỗ Trung Quân và… tôi cũng ít tới đây vì lầy lội và mùi phân hôi thối suốt ngày đêm từ cái ao ủ phân tưới trong khu vực gần 5ha này. Ngựa xe qua lại khu này có khi phải bịt mũi…”
Trái với tác giả, thơ ấu của tôi khi đến khu VRLH này như là cơ hội được đi dã ngoại. Nhà tôi theo số nhà cũ là 88/79/35A Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, ngay xóm 6 giáo xứ thuộc DCCT SG nơi tôi đang ở và làm việc. Tôi có bà dì Bảy (bà ngoại tôi là chị cả, còn bà dì áp út trong gia đình ông cố ngoại tôi) nhà ngay đầu đường/hẻm Chấn Hưng, và bà cố Ri (mthân mẫu 2 cha Thắng và Khương, nhà đối diện xéo đền thánh Phêrô Thi) là dì tôi.
Từ năm 1974 (5 tuổi) đến mãi năm 1983 (14 tuổi), tháng nào tôi cũng được mẹ dẫn ra đường Lê Văn Duyệt đón xe buyt đi qua trạm nghĩa trang Đô Thành là xuống. Cũng có khi đi bằng Lambro, thỉnh thoảng đi xe ngựa. Chúng tôi vào xứ An Lạc chơi với bà ngoại và các con của cậu Bình (em kế của mẹ tôi). Khi về thay vì đứng đợi xe buýt ở trạm, mẹ dẫn tôi vào nhà bà Bảy chơi, xe đến dừng ngay trước hẻm, bước ra 10 thước là lên xe. Hôm nào mẹ tôi không gấp việc nhà sẽ dẫn vào trong sâu thăm chú dì Ri. Đến đó, tôi nhìn VRLH mà miên man pha trộn những hình ảnh trong các câu chuyện đồng quê đã được đọc trong tủ sách Tuổi Hoa (do cha Chân Tín DCCT lập), thỉnh thoảng cũng chạy ào qua phía VRLH đó (đối diện nhà dì) cho thỏa chí tưởng tượng.
Ký ức tuổi thơ đẹp và thú vị thế đó, nhưng không phải là tư liệu lịch sử, càng không phải là bằng chứng pháp lý.
2. Nhà báo Cù Mai Công cũng cho biết: “Trước 1975, có lúc, thương phế binh VNCH sau khi cắm dùi chiếm đất khu đường Hoàng Văn Thụ hiện nay, đoạn từ ngã tư Bảy Hiền đến Lăng Cha Cả đã nhào vô khu Lộc Hưng cắm dùi nhưng bất thành vì chính quyền lúc đó ngăn chặn quyết liệt. Xéo xéo gần đó là một trại lính nhảy dù đa số gốc Bắc di cư 54 cũng khá dữ dằn”, khơi lên cho tôi câu hỏi:
Tại sao chính quyền lúc đó ngăn chặn thương phế binh VNCH vào VRLH?
Phải chăng vì đất VRLH không phải là đất hoang, mà là đất có chủ, nên chính quyền có bổn phận bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân cư nghèo từ Bắc di cư vào VRLH. Chắc chắn là như vậy rồi chứ không vì liên quan đến an ninh quân sự như cách nói ám chỉ “xéo xéo gần đó là một trại lính nhảy dù đa số gốc Bắc di cư 54 cũng khá dữ dằn”.
3. Nhà báo Cù Mai Công thật sự có lòng với cư dân VRLH, nên đã chỉ ra thực tế hiện nay cho thấy nhà nước cộng sản đương quyền đã đối xử bất công với các công dân VRLH. Đây là một bày tỏ đáng trân trọng của tác giả bài viết: “Đất công thì rõ ràng rồi. Thế nhưng cũng khu vườn rau, ở phía ngoài, mặt tiền đường Cách Mạng Tháng Tám thì hàng chục năm nay đã thành dãy nhà 3, 4 tầng từ lúc nào – không rõ đơn vị nào phân, hợp thức hóa? Nghĩa là đất công khu vườn rau đã thành đất tư từ lâu – sổ hồng, sổ đỏ đàng hoàng”.
Tuy nhiên tôi không rõ “khu vườn rau, ở phía ngoài, mặt tiền đường Cách Mạng Tháng Tám” (dài lắm, tôi cũng đã thấy như vậy thời bé) có phải đất công như tác giả nhận định hay không, còn đất VRLH thì không phải đất công, đó là đất có nguồn gốc rõ ràng, đất tư nhân.
Đất không biết có nguồn gốc hay không thì đã được nhà nước hợp thức hóa để xây nhà cao tầng 3,4 tấm, nhưng không biết tại sao đất có nguồn gốc rõ ràng lại không được cấp chứng nhận, để xây dựng hợp luật? Chỉ có thể là chính sách chung và nhất quán là cướp đất có nguồn gốc Công giáo (tập thể Giáo hội và cá nhân Tín hữu) bằng mọi giá, vì Công giáo cuối cùng cũng lấy tình bác ai ra mà chịu đựng, bỏ qua. Tuy nhiên cũng tùy thời mà Hội thánh biết mình cần phải diễn tả lòng bác ái thực sự như thế nào cho đúng, nhất là không bao giờ được bỏ người nghèo để hùa theo thế quyền hay phú quý lộng hành, kể cả nhân danh luật, mà lại làm sai.
Đất của VRLH là đất có thổ công, cư dân VRLH là người có bằng khoán. Toàn bộ giấy tờ nguồn gốc xa xưa đến giấy tờ ủy nhiệm và nhất là giấy xác nhận Giáo hội Công giáo tại Sài Gòn không tranh chấp với dân VRLH đều đã được Phòng công chứng ở thành phố này công chứng. Các cơ quan có chức năng, bổn phận giải quyết đất đai và khiếu kiện là UBND quận Tân Bình, UBND Tp.HCM, Thanh tra chính phủ,… đều đã có đủ bộ giấy tờ hoàn chỉnh, theo luật hiện hành là tương đương với bản gốc.
Không chỉ “ngậm ngùi tháng chạp” đâu, mà các công dân VRLH nói riêng, công dân Việt Nam nói chung sẽ ngậm ngùi dài lâu sang Giêng, qua Rằm rồi lại đến Chạp mới, nếu những người theo cộng sản xem ý chí cách mạng của mình quan trọng hơn quyền sống còn, quyền cư trú, quyền hưởng lợi chính đáng của các công dân.
Toàn văn bài viết của nhà báo Cù Mai Công:
VƯỜN RAU LỘC HƯNG NGẬM NGÙI THÁNG CHẠP
Nguồn: https://www.facebook.com/he.via.54/posts/613908859055171
Khu vực vườn rau Lộc Hưng (Tân Bình, TP.HCM) là đất công từ xưa thuộc tỉnh Gia Định nhưng nằm cách Sài Gòn vài chục mét; với tấm bảng cắm trước đường Bắc Hải, góc Nghĩa địa Đô Thành (nay là Công viên văn hóa Lê Thị Riêng): “Đô thành Sài Gòn kính chào các bạn”.
Cụ thể nó thuộc Tổng nha Bưu điện VNCH (khu Nhà dây thép gió Chí Hòa). Sau này, thuộc quyền quản lý của Bưu điện TP. HCM. Góc khu này, ngay sát con hẻm nay là đường Chấn Hưng có một nhà bưu điện nhỏ (hình như mang tên Chí Hòa – tôi không nhớ rõ) mà hồi thập niên 1980 tôi thường hay đạp xe đạp đến đó gửi thư.
Đó là khu vực ngoại ô Ông Tạ, điểm cuối cùng của khu Ông Tạ về hướng đông. Và cũng là điểm bắt đầu của một trong các cửa ô ra ngoại ô Sài Gòn trước 75. Nếu khu ngã ba Ông Tạ với những cư dân ban đầu người Hà Nội bỏ tiền mua đất (chứ không nhận nền chính quyền Sài Gòn cấp ở Xóm Mới – Gò Vấp, Bình An – Q.8…) toàn nhà 3, 4 tầng với các tiệm vàng san sát thì khu Lộc Hưng là dân miền núi Sơn Tây nghèo bị dạt ra ngoài.
Cũng thuộc khu Ông Tạ nhưng bà con khu này không dư giả tiền bạc để buôn bán như dân ngã ba Ông Tạ nên đã trồng rau kiểu tranh thủ đất trống trong Trạm phát tín của chính quyền Sài Gòn. Dân Ông Tạ gọi là Nhà Dây thép gió vì trong đó chằng chịt những dây cáp níu giữ các cột phát sóng cao nghễu nghện.
Việc tranh thủ này hình như được sự đồng ý hay thỏa thuận gì đó giữa những người quản lý khu này và bên nhà thờ trước 75. Sau 75 không có thỏa thuận nhưng bộ phận quản lý khu này thuộc Bưu điện TP.HCM cũng mặc nhiên thừa nhận. Tất cả đều không có văn bản cụ thể. Phức tạp ở chỗ đó vì nói sao cũng được.
Khu này nghèo rớt, nghèo từ hồi những cư dân Bắc di cư 1954 tới ở gần đó, quanh con hẻm mà giờ mang tên Chấn Hưng. Đám con nít Ông Tạ, trong đó có nhà thơ Đỗ Trung Quân và… tôi cũng ít tới đây vì lầy lội và mùi phân hôi thối suốt ngày đêm từ cái ao ủ phân tưới trong khu vực gần 5ha này. Ngựa xe qua lại khu này có khi phải bịt mũi…
Trước 1975, có lúc, thương phế binh VNCH sau khi cắm dùi chiếm đất khu đường Hoàng Văn Thụ hiện nay, đoạn từ ngã tư Bảy Hiền đến Lăng Cha Cả đã nhào vô khu Lộc Hưng cắm dùi nhưng bất thành vì chính quyền lúc đó ngăn chặn quyết liệt. Xéo xéo gần đó là một trại lính nhảy dù đa số gốc Bắc di cư 54 cũng khá dữ dằn.
Thế là bà con khu này lại tiếp tục trồng rau và đi lễ ở một vài nhà thờ, đền thánh nói cho ngay khá khiêm tốn so với các nhà thờ, đền thánh Công giáo quanh ngã ba Ông Tạ. Gần đây, một số gia đình dựng nhà trọ cho thuê với giá rẻ bèo so với các khu khác. Tại sao? Con đường Chấn Hưng vô khu này như hẻm cụt; giá đất khá rẻ, trong khi đường Bắc Hải chạy song song cách đó vài chục mét to rộng, thông thoáng sang quận 10 giá cao ngút trời.
Đất công thì rõ ràng rồi. Thế nhưng cũng khu vườn rau, ở phía ngoài, mặt tiền đường Cách Mạng Tháng Tám thì hàng chục năm nay đã thành dãy nhà 3, 4 tầng từ lúc nào – không rõ đơn vị nào phân, hợp thức hóa? Nghĩa là đất công khu vườn rau đã thành đất tư từ lâu – sổ hồng, sổ đỏ đàng hoàng.
Còn phía trong khu vườn rau chưa ai có sổ gì, thế là 112 hộ nơi đây bỗng thành những người lấn chiếm đất công – dù họ đã ở, sinh sống nơi đây từ 1954, tức tới giờ người ở lâu nhất đã 65 năm – mấy thế hệ. Những người ở đầu tiên 1954 giờ chắc cũng về đất gần hết. Giờ toàn thế hệ sinh sau đẻ muộn, lớn lên với tiếng kinh cầu xứ nghèo và “vườn rau xanh ngắt một màu” thì họ cho rằng đây là nhà mình, đất cha mẹ, ông bà mình để lại cũng dễ hiểu.
Và càng dễ hiểu khi bà con ở đây tin chắc đây là đất của mình khi cho rằng mình “đã đóng thuế 20 – 30 năm có đầy đủ giấy tờ pháp lý…; đất vườn rau sử dụng đất 1954…”. Bà con nơi đây cũng cho rằng theo Luật Đất đai 1993, nếu người dân sử dụng đất ổn định từ trước 15-10-1993 – ngày luật Đất đai 1993 có hiệu lực pháp luật , Nhà nước có trách nhiệm phải công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con. Nếu nhà nước thu hồi xây trường công lập thì phải bồi thường, bất kể người dân có giấy hay không có giấy – tức sống thực tế 2/3 thế kỷ, gần một đời người.
Thế là họ không chịu rời bỏ nơi chôn nhau cắt rún của mình. Thế là sáng 8-1-2019, lực lượng cưỡng chế ra tay. Ngày 9-1, lãnh đạo UBND Q.Tân Bình, TP.HCM cho biết đã hoàn thành việc cưỡng chế tháo dỡ 112 trường hợp xây dựng nhà trái phép tại khu vườn rau, phường 6, quận Tân Bình. Ngày 10-1, các lực lượng Công an, dân phòng… vẫn dày đặc khu vực ra vô vườn rau Lộc Hưng…
Giờ đã tháng Chạp. Chỉ hơn 3 tuần nữa tết rồi. Đi ngang khu vườn rau Lộc Hưng những ngày này lúc nào cũng kẹt cứng do xe cộ bị chặn lại ở đầu đường Chấn Hưng.
Cư dân Lộc Hưng lẫn chính quyền ai đúng ai sai thế nào có lẽ chưa hết tranh luận, thậm chí dai dẳng. Thế nhưng, cái rõ nhất mà một đồng nghiệp người Đà Nẵng của tôi bảo: Ở Hà Nội, Đà Nẵng…, như Đà Nẵng chẳng hạn, “năm nào cũng vậy, cứ cận tết là có thông báo không được giải tỏa cưỡng chế trong dịp giáp tết. Mọi việc đều ra tết mới giải quyết…”.
Nghe sao mà ngậm ngùi. Tháng Chạp ở vườn rau Lộc Hưng – ngoại ô, xóm nghèo vòng ngoài khu Ông Tạ của chúng tôi suốt một thời tuổi thơ len lỏi vườn rau bắt dế đêm hè…
… Rạng sáng 10-1-2019, tôi đi ngang vườn rau. Gió đông cuối năm nay chỉ man mát nhưng sao nghe lạnh quá. Tết tới nơi rồi mà buồn gì đâu! Lẽ nào vậy là hết những “vườn rau xanh ngắt một màu”…
FB Lê Ngọc Thanh

Vườn rau Lộc Hưng ‘tan hoang sau cưỡng chế’ hôm 4/1

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46773634
Khoảng 10 khu nhà trong khu vườn rau Lộc Hưng đã bị đập phá hoàn toànImage captionKhoảng 10 khu nhà trong khu vườn rau Lộc Hưng đã bị đập phá hoàn toàn
Toàn bộ nhà cửa và tài sản của của người dân ở khu vực vườn rau Lộc Hưng, phường 6, Quận Tân Bình, TP HCM đã bị phá tan hoang sau đợt cưỡng chế hôm 4/1, một người dân địa phương nói với BBC.
"Bà con vẫn ở trong tình thế rất là lo lắng, nhưng vẫn kiên định là đất đai tài sản ông bà để lại, dù không đủ sức lực chống lại sức mạnh của nhà cầm quyền nhưng sẽ cố hết sức có thể để giữ gìn," người dân này nói với BBC hôm 6/1.
Khu vườn rau Lộc Hưng nằm trong khu vực có dự án xây trường công lập do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư.
"Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay," trang web của Phường 6, Quận Tân Bình viết hồi tháng 8/2018.
Người dân Lộc Hưng nói suốt 20 năm qua, họ đã xin kê khai và làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất nhưng không được giải quyết dù đã hai lần có văn bản từ văn phòng thủ tướng chính phủ.
Đất đai Đồng Tâm ‘rối như canh hẹ’ từ lâu
Người Trung Quốc ‘ồ ạt mua nhà giá rẻ ở VN’
Họ cũng cho biết họ chưa nhận được một văn bản nào về việc cưỡng chế hay quy hoạch.
Khu vườn rau Lộc Hưng nằm tiếp giáp Quận 3, Quân 10, Quận Phú Nhuận và Quận Bình Tân.
Đây cũng là Giáo xứ Lộc Hưng với trên một trăm gia đình phần lớn làm nghề trồng rau để sinh sống.
Người đàn ông này chính là con trai của một chủ đất, và vì bức xúc nên anh đã nằm trước xe để ngăn cảnImage captionVì bức xúc, con trai một chủ đất nằm trước xe cần cẩu để ngăn cản

Phản ứng mạnh mẽ

Việc cưỡng chế gây hoang mang, bức xúc trong người dân và đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ.
Từ sáng thứ Sáu, 4/1, hàng trăm người thuộc lực lượng chức năng địa phương gồm công an, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, dân phòng đã đến và tiến hành cưỡng chế khu đất khoảng 4000m2 ở khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình.
Một người dân, là chủ tại một khu đất vườn rau Lộc Hưng cho biết, chính quyền đã lấy máy ủi, đập phá khoảng 10 khu nhà, được biết là nhà trọ của người dân.
Nhiều người cho biết người dân chưa bao giờ nhận được thông báo cưỡng chế gì.
Đại diện chính quyền địa phương cũng có mặt, nhưng người dân cho biết, họ đã nhanh chóng dựng hàng rào kẽm gai và phong tỏa khu vực cưỡng chế, và không đối thoại với người dân.
Câu chuyện cô gái vụ ném giày ở Thủ Thiêm
Vụ Thủ Thiêm ‘đã động đến các quyền của dân’
‘Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa’
Vụ việc nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội khi có hình ảnh người đàn ông mặc áo đỏ nằm trước bánh răng của chiếc xe cẩu.
Một người dân thuật lại cho BBC biết, người đàn ông này chính là con trai của một chủ đất, và vì bức xúc nên anh đã nằm trước xe để ngăn cản. Chiếc xe đã dừng lại kịp thời, người đàn ông áo đỏ cũng yêu cầu người dân không nên tấn công người lái xe.
"Đây không phải là một mâu thuẫn đất đai mà do các cấp lãnh đạo không làm đúng thủ tục!" một người dân nói với BBC.
Khu nhà bị cưỡng chế sáng 6/1Image captionKhu nhà bị cưỡng chế sáng 6/1Bỏ qua {socialnetworki} tin bởi Hiep
Cuối Facebook tin bởi Hiep
Xe cẩu phá hủy một ngôi nhà ở khu vườn rau hôm 4/1Image captionXe cẩu phá hủy một ngôi nhà ở khu vườn rau hôm 4/1

Đi xin kê khai đất suốt 20 năm qua

Theo người dân, khu đất khoảng 5ha là thuộc sở hữu của 127 hộ dân, có nguồn gốc là người Bắc di cư vào Nam năm 1954 và bắt đầu khai hoang, canh tác ở khu vực này từ nhiều đời qua.
Đến năm 1999, theo chủ chương của chính phủ kêu gọi người dân đi đăng ký sử dụng đất, người dân khu vườn rau Lộc Hưng nói họ cũng bắt đầu xin đi kê khai, làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất.
Chính quyền địa phương nói "bà con cứ yên tâm ở, đất này bà con ở bấy lâu nay ai cũng biết, không có quy hoạch gì đâu, cấp trên không cho chúng tôi xác nhận kê khai cho bà con nhưng bà con cứ ở đi", vẫn người dân này cho biết.
Nhưng nhiều năm sau đó, người dân vẫn tiếp tục xin đi kê khai đất, đơn gửi đến cấp phường, quận, thành phố đến trung ương đã dần trở thành đơn khiếu nại vì chính quyền địa phương mãi không cấp giấy.
imageImage captionHình ảnh người dân cung cấp cho BBC về vụ việc hôm 4/1
Người dân cho biết, văn phòng thủ tướng chính phủ sau đó đã hai lần gửi văn bản đề nghị UBND TP HCM giải quyết cho người dân, nhưng đến nay, đã gần 20 năm qua, chính quyền thành phố vẫn không giải quyết.
Người dân nói họ chưa nhận được một văn bản nào về việc cưỡng chế hay quy hoạch nào.
Trong thời gian đó, người dân vẫn tiếp tục canh tác trồng rau trên khu đất hoặc đổi phương thức kinh doanh như nuôi thêm gà, thỏ hoặc xây nhà trọ cho thuê.

Chính quyền lý giải ra sao?

Theo trang web của Phường 6, Q. Tân Bình, Quận có dự án xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia trên "khu đất công trình công cộng có diện tích 49.320m2".
Đến 10/1/2013, UBND TP HCM điều chỉnh cho UBND quận Tận Bình cho lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học.
"Trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như: để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê…tính đến nay đã có 78 trường hợp vi phạm."
"Đất vườn rau sử dùng đất năm 1954. Chính quyền cưỡng chế trái pháp luật"Image caption"Đất vườn rau sử dùng đất năm 1954. Chính quyền cưỡng chế trái pháp luật" – những gì còn sót lại vào sáng 6/1
UBND Q. Tân Bình sau đó đã chỉ đạo UBND Phường sáu và Đội thanh tra địa ốc lập biên bản, quyết định cưỡng chế tháo dỡ.
"Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và kể cả chống đối người thi hành công vụ," trang thông tin điện tử chính thức của UBND Phường 6 ghi.
"Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay," vẫn theo trang thông tin phường 6.
UBND Q. Tân Bình "kêu gọi toàn thể nhân dân nói chung, nhân dân phường 6 nói riêng, đặc biệt là các hộ dân đang canh tác tại khu đất chấp hành tốt quy định của pháp luật; không có những hành vi vi phạm về xây dựng không phép và mua bán, sang nhượng trái phép…. Tiếp tục ủng hộ chủ trương của thành phố và quận trong việc thực hiện dự án, để công trình xây dựng trường học sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ cho con em quận nhà, góp phần chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh – hiện đại – nghĩa tình."
Phóng viên của BBC đã tìm cách liên lạc với Chủ tịch UBND Quận Tân Bình và Chủ tịch UBND Phường 6, nhưng không được.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH