KÝ ỨC CHÓI LỌI 107/2 (Rồng thiêng bất diệt)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguồn: Merrill A. Mcpeak, “Bombing the Ho Chi Minh Trail”, The New York Times, 26/12/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Tôi đã dành cả năm 1967 bay trên bầu trời cùng Thunderbirds (Lôi Điểu), phi đội biểu diễn thuộc Không quân Hoa Kỳ, trong lòng canh cánh nỗi lo rằng chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc trước khi tôi kịp đặt chân đến đó. Những anh bạn phi công của tôi đều đang ở nơi tiền tuyến, còn tôi đây lại đang biểu diễn trước đám đông hò reo thay vì đối đầu quân địch – làm việc tuyển mộ thay vì chiến đấu – trong một nhiệm vụ mà tôi sẽ chẳng thể rời đi trước khi hoàn thành chuyến lưu diễn dài hai năm.
Nhưng tôi không cần phải lo lắng; cuộc chiến sẽ đợi tôi. Đến lượt mình, tôi được giao 269 nhiệm vụ, rất nhiều trong số chúng là tối mật, bởi đúng ra chúng tôi không được phép bay qua Lào. Nhưng chúng tôi vẫn cứ làm, và công việc chính của chúng tôi là ngăn chặn dòng phương tiện vận tải trên Đường mòn Hồ Chí Minh.
Thú vị là Bắc Việt không gọi con đường ấy là Đường mòn Hồ Chí Minh. Đối với họ, cung đường uốn lượn qua dãy Trường Sơn ở Tây Nguyên, gần như chạy hết phần chiều dài của Việt Nam dọc theo biên giới với Lào và Campuchia- là Đường Vận tải Chiến lược Trường Sơn, hoặc Quốc lộ 559 – gọi theo tháng (tháng 5) và năm (1959) mà chính phủ miền Bắc đã chính thức quyết định hỗ trợ tích cực cho cuộc nổi dậy ở miền Nam.
Hà Nội đã chẳng thể duy trì các hoạt động quân sự ở miền Nam nếu không có cách để gửi quân lực và vật tư vào khu vực này. Tất nhiên, chúng ta [người Mỹ] cũng vậy. Chúng ta đã xây dựng một cơ sở hạ tầng hiện đại – sân bay, bến cảng, đường ống dẫn dầu, kho chứa hàng cực lớn tại Long Bình.
Trong khi đó, kể từ cuối những năm 1950, phía Bắc Việt bắt đầu sử dụng một phần đất của Lào với kích thước cỡ bang Massachusetts để xây dựng cơ sở hạ tầng mà theo nhiều phương diện giống như của Mỹ: hàng trăm dặm đường, trung tâm thông tin liên lạc, kho đạn, kho dự trữ lương thực và nhiên liệu, bãi đỗ xe tải, trạm dừng chân tạm thời cho quân đội. Nhưng họ đã làm điều này trong một môi trường khắc nghiệt hơn nhiều: một khu vực thưa thớt dân cư, giữa những ngọn núi gồ ghề, rừng rậm ba tầng và rừng mưa nguyên sinh dày đặc. Đó là một trong những thành tựu to lớn nhất lịch sử kỹ thuật quân sự, và tất cả đều được ẩn giấu khuất khỏi tầm mắt, ngoại trừ bản thân con đường mòn.
Tôi được chỉ định tham gia một đơn vị nhỏ gồm các tình nguyện viên đến từ tất cả bốn căn cứ ở Nam Việt Nam vốn đang quản lý các máy bay ném bom F-100, loại máy bay được lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ. Về lý thuyết thì chúng tôi là “phân đội” (detachment) của một phi đội chiến đấu thông thường, nhưng danh tính của từng người đã được giấu kín vì tính tuyệt mật của nhiệm vụ. Các đơn vị khác chỉ biết chúng tôi qua mật danh Misty. Và nhiệm vụ của chúng tôi là tìm và tấn công trực tiếp vào tất cả các cấu phần trên Đường mòn Hồ Chí Minh.
Chúng tôi muốn cho nổ tung tất cả: xe tải, vật tư và cơ sở hạ tầng, nhưng những gì chúng tôi có thể nhìn thấy chỉ là con đường mà thôi. Vậy nên chúng tôi đã đánh vào các “điểm chết” (choke point), nghĩ rằng mình đã lựa chọn phương án tốt nhất, đã khóa chặn đường đi. Và rồi ngày hôm sau, đường vòng xuất hiện. Chúng tôi đã đẩy hàng đống đá ra giữa lòng đường, thế mà bằng cách nào đó, con đường lại vòng qua đống đất đá đó. Chúng tôi tạo thật nhiều hố bùn, chỉ để thấy những đoạn gỗ bắc qua đống bùn.[1] Chúng tôi vất vả tạo những khúc sông cạn, chỉ để thấy chúng được lấp đầy.
Tựa một mê cung hơn là một con đường, Đường mòn Hồ Chí Minh cứ ẩn khuất rồi lại hiện hình, tan biến rồi ló dạng, thu hẹp rồi mở rộng, chia tách rồi hội tụ, mất hút vào hư không rồi bất chợt hiển hiện. Chúng tôi đã phá hủy một phần lớn đất Lào – chế độ quân chủ 600 năm tuổi, Vùng Đất Triệu Voi – biến nó thành bụi xương. Tuy nhiên, bằng cách nào đó Đường mòn Hồ Chí Minh vẫn tồn tại. Giết chết nó cũng giống như cố gắng mang vớ cho một con bạch tuộc [tức làm một điều bất khả.]
Misty chúng tôi cực kỳ ngưỡng mộ nhóm tài xế xe tải. Họ được các đồng chí của mình gọi là “phi công mặt đất,” một phép ẩn dụ không hơn không kém. Chúng tôi thậm chí còn sáng tác cả một bài hát giễu cợt họ – về sự cô đơn trên đường mòn; về thứ thức ăn gớm ghiếc nếu họ may mắn được ăn; về cái cách mà họ khó nhọc thay lốp xe khi liên tục trượt trong vũng bùn; về cái cách họ cạy sâu bọ ra khỏi răng mình vì Misty đã bắn thủng kính chắn gió của họ.
Nhưng những gã tài xế ấy vẫn làm việc cực kỳ nghiêm túc trong điều kiện đáng sợ nhất có thể tưởng tượng được. Họ rời khỏi căn nhà của mình ở miền Bắc và chấp nhận sống trên đường mòn trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, chịu đựng thứ thời tiết gió mùa kéo dài, cùng căn bệnh sốt rét, bị thú rừng cắn và cơn đói liên tục không ngừng. Họ gửi thư mỗi tháng một lần; nhưng để nhận được có khi phải mất cả một mùa.
Họ phải tìm cách lái xe qua vùng nông thôn hoang vắng, trong bóng tối, không có đèn pha – những chuyến đi sẽ chẳng còn thú vị nếu sử dụng đường cao tốc hiện đại, nếu chẳng có ai chĩa súng vào bạn.
Chúng tôi đã thả hai triệu tấn bom xuống Lào – tương đương tổng số bom mà người Mỹ sử dụng trong suốt Thế chiến II ở cả hai chiến trường châu Âu và Thái Bình Dương. Chúng tôi “gieo mây” để tạo ra lũ lụt, rải chất độc da cam, đặt mìn khắp các nẻo đường, lắp đặt các cảm biến dọc theo Hàng rào Điện tử McNamara. Không nghi ngờ gì, chúng tôi đã gây ra những tổn thất nặng nề cho họ. Miền Bắc đã chôn cất những người lính ngã xuống khi tham gia xây dựng, vận hành và di chuyển dọc theo con đường này tại khắp 72 nghĩa trang quân sự.
Nhưng họ vẫn đi, vẫn vượt qua tất cả để vận chuyển: những tên lửa 122 milimet mà sau đó đã tấn công Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, những quả mìn đã giết chết lính Mỹ gần khu “Mỏ vẹt” (Parrot’s Beak), những quân trang vật dụng mà cuối cùng sẽ giúp họ chiếm được Sài Gòn. Bằng tất cả sức lực của mình, các tài xế xe tải đã cung cấp “oxy” để Bắc Việt duy trì khả năng chiến tranh ở miền Nam.
Chúng tôi đã chẳng thể ngừng được bước tiến của họ trên đường mòn, đã không bao giờ hoàn tất nhiệm vụ được giao – một sự thật vẫn khiến tôi phiền lòng cho đến tận hôm nay. Những thiếu hụt về mặt kỹ thuật của lính Mỹ – không có khả năng hoạt động vào ban đêm, đường bay của đạn kém chính xác – đã được cải thiện rất nhiều kể từ thời đó. Nhưng vào cái ngày Sài Gòn sụp đổ, cái ta thấy không phải là một toán du kích Việt Cộng đánh chiếm thành phố, mà là những chiếc xe tăng T-54 của Liên Xô dẫn đầu một đội quân tác chiến hiện đại được hỗ trợ bởi pháo binh và tên lửa đất đối không – tất cả đều được vận chuyển bởi những tài xế xe tải cứng cỏi trên con đường dường như không thể phá hủy – Đường mòn Hồ Chí Minh.
Merrill A. McPeak (trong hình), cựu lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, là Tổng Tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ từ 1990 đến 1994.
—————–
[1] Nguyên văn “Corduroy”: Loại đường xây từ những khúc gỗ tròn, dùng để vượt qua các địa hình bùn lầy.
Trận địa pháo cao xạ bảo vệ Hàm Rồng
Sẵn sàng đánh địch
Vang mãi bản hùng ca
Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - Tập 3
Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - Tập 4
Đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh
Nguồn: Merrill A. Mcpeak, “Bombing the Ho Chi Minh Trail”, The New York Times, 26/12/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Tôi đã dành cả năm 1967 bay trên bầu trời cùng Thunderbirds (Lôi Điểu), phi đội biểu diễn thuộc Không quân Hoa Kỳ, trong lòng canh cánh nỗi lo rằng chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc trước khi tôi kịp đặt chân đến đó. Những anh bạn phi công của tôi đều đang ở nơi tiền tuyến, còn tôi đây lại đang biểu diễn trước đám đông hò reo thay vì đối đầu quân địch – làm việc tuyển mộ thay vì chiến đấu – trong một nhiệm vụ mà tôi sẽ chẳng thể rời đi trước khi hoàn thành chuyến lưu diễn dài hai năm.
Nhưng tôi không cần phải lo lắng; cuộc chiến sẽ đợi tôi. Đến lượt mình, tôi được giao 269 nhiệm vụ, rất nhiều trong số chúng là tối mật, bởi đúng ra chúng tôi không được phép bay qua Lào. Nhưng chúng tôi vẫn cứ làm, và công việc chính của chúng tôi là ngăn chặn dòng phương tiện vận tải trên Đường mòn Hồ Chí Minh.
Thú vị là Bắc Việt không gọi con đường ấy là Đường mòn Hồ Chí Minh. Đối với họ, cung đường uốn lượn qua dãy Trường Sơn ở Tây Nguyên, gần như chạy hết phần chiều dài của Việt Nam dọc theo biên giới với Lào và Campuchia- là Đường Vận tải Chiến lược Trường Sơn, hoặc Quốc lộ 559 – gọi theo tháng (tháng 5) và năm (1959) mà chính phủ miền Bắc đã chính thức quyết định hỗ trợ tích cực cho cuộc nổi dậy ở miền Nam.
Hà Nội đã chẳng thể duy trì các hoạt động quân sự ở miền Nam nếu không có cách để gửi quân lực và vật tư vào khu vực này. Tất nhiên, chúng ta [người Mỹ] cũng vậy. Chúng ta đã xây dựng một cơ sở hạ tầng hiện đại – sân bay, bến cảng, đường ống dẫn dầu, kho chứa hàng cực lớn tại Long Bình.
Trong khi đó, kể từ cuối những năm 1950, phía Bắc Việt bắt đầu sử dụng một phần đất của Lào với kích thước cỡ bang Massachusetts để xây dựng cơ sở hạ tầng mà theo nhiều phương diện giống như của Mỹ: hàng trăm dặm đường, trung tâm thông tin liên lạc, kho đạn, kho dự trữ lương thực và nhiên liệu, bãi đỗ xe tải, trạm dừng chân tạm thời cho quân đội. Nhưng họ đã làm điều này trong một môi trường khắc nghiệt hơn nhiều: một khu vực thưa thớt dân cư, giữa những ngọn núi gồ ghề, rừng rậm ba tầng và rừng mưa nguyên sinh dày đặc. Đó là một trong những thành tựu to lớn nhất lịch sử kỹ thuật quân sự, và tất cả đều được ẩn giấu khuất khỏi tầm mắt, ngoại trừ bản thân con đường mòn.
Tôi được chỉ định tham gia một đơn vị nhỏ gồm các tình nguyện viên đến từ tất cả bốn căn cứ ở Nam Việt Nam vốn đang quản lý các máy bay ném bom F-100, loại máy bay được lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ. Về lý thuyết thì chúng tôi là “phân đội” (detachment) của một phi đội chiến đấu thông thường, nhưng danh tính của từng người đã được giấu kín vì tính tuyệt mật của nhiệm vụ. Các đơn vị khác chỉ biết chúng tôi qua mật danh Misty. Và nhiệm vụ của chúng tôi là tìm và tấn công trực tiếp vào tất cả các cấu phần trên Đường mòn Hồ Chí Minh.
Chúng tôi muốn cho nổ tung tất cả: xe tải, vật tư và cơ sở hạ tầng, nhưng những gì chúng tôi có thể nhìn thấy chỉ là con đường mà thôi. Vậy nên chúng tôi đã đánh vào các “điểm chết” (choke point), nghĩ rằng mình đã lựa chọn phương án tốt nhất, đã khóa chặn đường đi. Và rồi ngày hôm sau, đường vòng xuất hiện. Chúng tôi đã đẩy hàng đống đá ra giữa lòng đường, thế mà bằng cách nào đó, con đường lại vòng qua đống đất đá đó. Chúng tôi tạo thật nhiều hố bùn, chỉ để thấy những đoạn gỗ bắc qua đống bùn.[1] Chúng tôi vất vả tạo những khúc sông cạn, chỉ để thấy chúng được lấp đầy.
Tựa một mê cung hơn là một con đường, Đường mòn Hồ Chí Minh cứ ẩn khuất rồi lại hiện hình, tan biến rồi ló dạng, thu hẹp rồi mở rộng, chia tách rồi hội tụ, mất hút vào hư không rồi bất chợt hiển hiện. Chúng tôi đã phá hủy một phần lớn đất Lào – chế độ quân chủ 600 năm tuổi, Vùng Đất Triệu Voi – biến nó thành bụi xương. Tuy nhiên, bằng cách nào đó Đường mòn Hồ Chí Minh vẫn tồn tại. Giết chết nó cũng giống như cố gắng mang vớ cho một con bạch tuộc [tức làm một điều bất khả.]
Misty chúng tôi cực kỳ ngưỡng mộ nhóm tài xế xe tải. Họ được các đồng chí của mình gọi là “phi công mặt đất,” một phép ẩn dụ không hơn không kém. Chúng tôi thậm chí còn sáng tác cả một bài hát giễu cợt họ – về sự cô đơn trên đường mòn; về thứ thức ăn gớm ghiếc nếu họ may mắn được ăn; về cái cách mà họ khó nhọc thay lốp xe khi liên tục trượt trong vũng bùn; về cái cách họ cạy sâu bọ ra khỏi răng mình vì Misty đã bắn thủng kính chắn gió của họ.
Nhưng những gã tài xế ấy vẫn làm việc cực kỳ nghiêm túc trong điều kiện đáng sợ nhất có thể tưởng tượng được. Họ rời khỏi căn nhà của mình ở miền Bắc và chấp nhận sống trên đường mòn trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, chịu đựng thứ thời tiết gió mùa kéo dài, cùng căn bệnh sốt rét, bị thú rừng cắn và cơn đói liên tục không ngừng. Họ gửi thư mỗi tháng một lần; nhưng để nhận được có khi phải mất cả một mùa.
Họ phải tìm cách lái xe qua vùng nông thôn hoang vắng, trong bóng tối, không có đèn pha – những chuyến đi sẽ chẳng còn thú vị nếu sử dụng đường cao tốc hiện đại, nếu chẳng có ai chĩa súng vào bạn.
Chúng tôi đã thả hai triệu tấn bom xuống Lào – tương đương tổng số bom mà người Mỹ sử dụng trong suốt Thế chiến II ở cả hai chiến trường châu Âu và Thái Bình Dương. Chúng tôi “gieo mây” để tạo ra lũ lụt, rải chất độc da cam, đặt mìn khắp các nẻo đường, lắp đặt các cảm biến dọc theo Hàng rào Điện tử McNamara. Không nghi ngờ gì, chúng tôi đã gây ra những tổn thất nặng nề cho họ. Miền Bắc đã chôn cất những người lính ngã xuống khi tham gia xây dựng, vận hành và di chuyển dọc theo con đường này tại khắp 72 nghĩa trang quân sự.
Nhưng họ vẫn đi, vẫn vượt qua tất cả để vận chuyển: những tên lửa 122 milimet mà sau đó đã tấn công Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, những quả mìn đã giết chết lính Mỹ gần khu “Mỏ vẹt” (Parrot’s Beak), những quân trang vật dụng mà cuối cùng sẽ giúp họ chiếm được Sài Gòn. Bằng tất cả sức lực của mình, các tài xế xe tải đã cung cấp “oxy” để Bắc Việt duy trì khả năng chiến tranh ở miền Nam.
Chúng tôi đã chẳng thể ngừng được bước tiến của họ trên đường mòn, đã không bao giờ hoàn tất nhiệm vụ được giao – một sự thật vẫn khiến tôi phiền lòng cho đến tận hôm nay. Những thiếu hụt về mặt kỹ thuật của lính Mỹ – không có khả năng hoạt động vào ban đêm, đường bay của đạn kém chính xác – đã được cải thiện rất nhiều kể từ thời đó. Nhưng vào cái ngày Sài Gòn sụp đổ, cái ta thấy không phải là một toán du kích Việt Cộng đánh chiếm thành phố, mà là những chiếc xe tăng T-54 của Liên Xô dẫn đầu một đội quân tác chiến hiện đại được hỗ trợ bởi pháo binh và tên lửa đất đối không – tất cả đều được vận chuyển bởi những tài xế xe tải cứng cỏi trên con đường dường như không thể phá hủy – Đường mòn Hồ Chí Minh.
Merrill A. McPeak (trong hình), cựu lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, là Tổng Tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ từ 1990 đến 1994.
—————–
[1] Nguyên văn “Corduroy”: Loại đường xây từ những khúc gỗ tròn, dùng để vượt qua các địa hình bùn lầy.
Đường mòn Hồ Chí Minh – con đường của những con đường…
VOV.VN-Đường Trường Sơn- Hồ
Chí Minh góp phần to lớn kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến
chống Mỹ, thu non sông về một mối.
Trong
lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã từng khai thông nhiều con
đường để mở mang bờ cõi, bảo vệ non sông, vượt lên sự bao vây, ngăn
chặn… Nhưng có lẽ con đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh là con
đường vĩ đại nhất, cả trong ý tưởng và thực tế. Đó là con đường sáng
tạo, đột khởi, làm thay đổi cục diện thế lực cách mạng và đi tới thắng
lợi vẻ vang… Đó cũng là con đường của những con đường, con đường của gợi
mở, tiếp nối những con đường…
Đại văn hào người Trung Quốc Lỗ Tấn có câu nói với đại ý: Trên thế giới này làm gì có đường. Người ta đi mãi rồi thành đường.
Không
hẳn thế. Trước khi có con đường hằn trên mặt đất, đã có những con đường
trong ý tưởng, con đường của ý chí. Con đường Trường Sơn 55 năm trước,
trước khi thành con đường mòn có dấu chân lớp lớp chiến sỹ giải phóng
hằn in trên đó, đã là con đường trong tâm tưởng của những người lãnh
đạo, trong khát vọng mỗi người dân Việt Nam. Đó chính là con đường thống
nhất đất nước, con đường vũ trang cách mạng. Cùng tắc biến. Con đường
đi đến thống nhất hai miền Nam – Bắc bằng hiệp thương chính trị, tổng
tuyển cử theo tinh thần Hiệp định Geneva đã không thể thực hiện, do đối
phương tráo trở, thì con đường vũ trang cách mạng phải được tiến hành,
và đường Trường Sơn mở ra, là một tất yếu lịch sử.
Đoàn xe vận tải hùng hậu và quân đội ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 trên đường Trường Sơn (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)
|
Đường
Trường Sơn, mà sau này, chính đối phương định danh đường mòn Hồ Chí
Minh, là con đường của tinh thần sáng tạo, đột khởi, bất ngờ và biến hóa
không ngừng. Từ một nhóm nhỏ cán bộ soi đường, đến tiểu đoàn giao liên
đầu tiên dẫn quân, đã hình thành một binh đoàn mang tên Binh đoàn Trường
Sơn – Đoàn 559. Từ lối mòn men theo dãy Trường Sơn, đã hình thành hệ
thống đường trục dọc, trục ngang, với đường bộ, đường sông, đường ống,
dài gần 2 vạn km. Trên hệ thống giao thông này, hơn một triệu tấn hàng
hóa, vũ khí được đưa vào các chiến trường; hơn 2 triệu lượt người, 10
lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào Nam ra Bắc.
Với đối phương, đây là con đường mang đến thảm họa, báo trước sự sa lầy và thất bại. Hơn 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học đã đổ xuống; nhiều đời Tổng thống đối phương huy động nhiều bộ não siêu phàm để đối phó, ngăn chặn, nhưng đường Hồ Chí Minh vẫn cứ như gọng kìm siết chặt sào huyệt kẻ thù, chạy thẳng cả vào giấc ngủ, bữa ăn mỗi ngày của đối phương… Chiều sâu kỳ tích và chất huyền thoại của con đường được xây đắp bằng trí tuệ, mồ hôi, xương máu của hàng ngàn, vạn nhân dân, cán bộ, chiến sĩ. Tính từ ngày mở đường đến ngày thống nhất đất nước, con đường tồn tại gần 60.000 ngày đêm. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn 3 vạn người bị thương…
Với đối phương, đây là con đường mang đến thảm họa, báo trước sự sa lầy và thất bại. Hơn 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học đã đổ xuống; nhiều đời Tổng thống đối phương huy động nhiều bộ não siêu phàm để đối phó, ngăn chặn, nhưng đường Hồ Chí Minh vẫn cứ như gọng kìm siết chặt sào huyệt kẻ thù, chạy thẳng cả vào giấc ngủ, bữa ăn mỗi ngày của đối phương… Chiều sâu kỳ tích và chất huyền thoại của con đường được xây đắp bằng trí tuệ, mồ hôi, xương máu của hàng ngàn, vạn nhân dân, cán bộ, chiến sĩ. Tính từ ngày mở đường đến ngày thống nhất đất nước, con đường tồn tại gần 60.000 ngày đêm. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn 3 vạn người bị thương…
Con
đường xuyên qua 20 tỉnh từ Bắc vào Nam; chạy qua nước bạn Lào và
Campuchia; vắt từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn, từ Tây Nguyên
xuyên xuống miền Đông, miền Tây Nam Bộ, nếu không có sức sáng tạo và
lòng quả cảm của những người mở đường, nếu không có lòng dân chở che,
bảo vệ và tiếp thêm nguồn lực, nếu không có sự ủng hộ, sẻ chia của bạn
bè quốc tế thì làm sao có thể tồn tại và đến cái đích cần đến! Đường mòn
Hồ Chí Minh là một kỳ tích vĩ đại thể hiện sâu sắc ý Đảng lòng dân,
biểu tượng của khối đoàn kết liên minh 3 nước Đông Dương. Từ con đường
trên bộ, đã có trên đường Hồ Chí Minh trên biển, đường Hồ Chí Minh trên
không, vượt lên sự phong tỏa, ngăn chặn, hướng về miền Nam ruột thịt, vì
sự nghiệp thống nhất đất nước. Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh chính là
con của những con đường, con đường gợi mở, tiếp nối con đường.
Đường
Trường Sơn – Hồ Chí Minh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, góp phần to lớn
kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, thu non sông về
một mối. Nhưng tính chiến lược, bất ngờ, sức sáng tạo, gợi mở của con
đường có giá trị lâu bền, vượt thời gian…
Từ
mấy chục năm trước, nhà thơ Tố Hữu đã cảm nhận về tầm vóc và sức lan
tỏa con đường: “Đường mòn Hồ Chí Minh” là con đường sáng tạo/Trường Sơn
cao hay địa đạo âm thầm/ Cũng là linh hồn ta, từ bốn nghìn năm/ Tự xây
đắp để ngang tầm thế kỷ”. Và nhà thơ Tố Hữu, trong một bài thơ sau này –
Cảm nghĩ đầu xuân 2002, đã lại dự cảm: “Mở rộng con đường huyền thoại
Hồ Chí Minh/ Cho Tổ Quốc mai sau lên tuyến đầu nhân loại”.
Từ
con đường mòn trong chiến tranh, con đường Hồ Chí Minh thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa dài hơn, rộng hơn và hiện đại gấp nhiều lần
đang được các thế hệ lớn lên sau chiến tranh dựng xây, sẽ là một kỳ tích
mới trong hòa bình. Nhưng, như thế chưa đủ, 55 năm trước, nếu Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Trung ương không có quyết định dũng cảm mở đường Trường
Sơn, thì sự nghiệp thống nhất đất nước sẽ cam go, quanh co như thế nào!
Khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc về con đường Hồ Chí Minh trong thời
đại ngày nay, đó là con đường trí tuệ, đột khởi, dũng cảm vượt lên tư
duy giáo điều mòn cũ, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng tầm dân tộc
“ngang tầm thế kỷ”, đưa dân tộc “lên tuyến đầu nhân loại”./.
Chiến thắng Hàm Rồng - bản hùng ca vang mãi
(PLO) - Cách đây tròn 50 năm, không quân Mỹ đã điên cuồng tấn công
vào Hàm Rồng và các khu vực trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa. Trong cuộc
quyết chiến ngày 3 và 4/4/1965, quân và dân Thanh Hóa anh hùng đã làm
nên chiến thắng lẫy lừng, bảo vệ cầu Hàm Rồng an toàn, làm nức lòng nhân
dân cả nước.
Bị thất
bại ở chiến trường miền Nam, cuối năm 1964, đầu năm 1965 đế quốc Mỹ
vạch kế hoạch ném bom miền Bắc, xác định từ Hà Nội vào đường mòn Hồ Chí
Minh có 60 điểm tắc, trong đó Hàm Rồng được xem là “điểm tắc lý tưởng”,
là “đầu mút của khu vực cán xoong”. Phá sập cầu Hàm Rồng, Mỹ sẽ cắt đứt
được mạch máu giao thông Bắc - Nam, đồng thời phá hoại nền kinh tế Thanh
Hóa, làm suy yếu vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.
Do vậy,
việc đánh phá Hàm Rồng được Nhà Trắng và Lầu Năm Góc chọn là mục tiêu
quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
Trận đụng đầu lịch sử
Do vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các tỉnh thuộc khu IV (cũ) khi bước vào
thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã trở thành địa bàn
chiến lược vô cùng quan trọng. Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh
Hóa tháng 12 năm 1967, đồng chí Lê Duẩn khẳng định: “Nếu như Quân khu IV
là quan trọng thì Thanh Hóa là quan trọng nhất bởi vì Thanh Hóa là hậu
phương trực tiếp của mặt trận Bình - Trị - Thiên và Lào”.
Nhận rõ
bản chất của đế quốc Mỹ, Đảng ta đã dự kiến khả năng chúng sẽ mở rộng
chiến tranh ra miền Bắc và đã chuẩn bị sẵn sàng để đánh chúng.
Với âm
mưu cắt đứt sự chi viện Bắc - Nam, cô lập Hàm Rồng và tập trung đánh dứt
điểm Hàm Rồng, vào 8 giờ 45 phút ngày 3/4/1965, 16 chiếc máy bay đầu
tiên của Mỹ ném bom vào địa phận Thanh Hoá với một loạt địa điểm đánh
phá như cầu Đò Lèn (Hà Trung), cầu Cun (Nông Cống), ga Văn Trai (Tĩnh
Gia)...
Nhưng
chưa đầy 1 giờ sau, cụm hoả lực phía Bắc cầu Hàm Rồng đã bắn rơi chiếc
máy bay trinh sát khi còn cách cầu Tào Xuyên 3km. Đây là chiếc máy bay
Mỹ bị quân dân Hàm Rồng bắn rơi đầu tiên, mở đầu trang sử Hàm Rồng quyết
thắng.
13 giờ
ngày 3/4, cuộc tấn công của đế quốc Mỹ vào khu vực Hàm Rồng bắt đầu.
Từng tốp máy bay phản lực hiện đại đủ các loại F105, F8, RF101... lao
vào đánh cầu Hàm Rồng liên tục trong 2 giờ 36 phút. Bầu trời Hàm Rồng
vang rền tiếng gầm rú của máy bay giặc, mặt đất rung chuyển bởi những
loạt bom hạng nặng của kẻ thù dồn dập dội xuống.
Ngay
trong ngày đầu tiên, Mỹ đã huy động 102 lần tốp máy bay, 360 lần chiếc
máy bay và mở 14 đợt tấn công nhưng vẫn không thực hiện được ý đồ “nuốt
trôi cầu Hàm Rồng ngay”.
Cơ động bắn máy bay địch trên vùng biển cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa |
Quân,
dân Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực dũng cảm bám chắc trận địa với ý chí
quyết chiến quyết thắng. Hàng chục khẩu súng cao xạ của bộ đội chủ lực ở
các trận địa Đồng Đá, Yên Vực, Nam Bình, Cồn Đu (bờ Bắc), đồi C4, Đám
Cháy, Tàu thuyền, đồi Không tên (bờ Nam) và hàng trăm khẩu súng trung
liên, súng trường của tự vệ các xí nghiệp Lò cao, Phân lân, Máy xanh,
Máy điện..., các tay súng dân quân các xã Hoằng Long, Hoằng Lý, Hoằng
Anh, Nam Ngạn... hợp đồng nổ súng tạo thành nhiều tầng đạn, lưới lửa bủa
vây đội hình máy bay Mỹ khiến chúng phải nối nhau bỏ chạy.
Phán
đoán địch tiếp tục đánh phá Hàm Rồng, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân
Việt Nam điều động ba đại đội pháo cao xạ 57 ly của Trung đoàn 234, Sư
đoàn 350, Bộ Tư lệnh Phòng không đang chiến đấu tại Nghệ An tăng cường
gấp cho Hàm Rồng.
Trên
2.000 nam nữ dân quân, tự vệ xung quanh khu vực Hàm Rồng và trên 1.000
cán bộ, công nhân ngành Giao thông Vận tải gấp rút khắc phục hậu quả do
địch gây ra và tiếp tục bổ sung mọi mặt cho cuộc chiến đấu mới: chuyển
đạn, san lấp hố bom, thông đường, đào đắp tu sửa công sự, giúp bộ đội,
ngụy trang lau chùi pháo... Tất cả sẵn sàng tiêu diệt giặc Mỹ.
7 giờ
30 phút ngày 4/4/1965, nhiều tốp máy bay địch tiến vào vùng trời Thanh
Hoá và phát hiện lực lượng pháo của Trung đoàn 234 đang trên đường từ
Nghệ An vào Thanh Hoá, chúng đã tập trung đánh phá khu vực bến phà Ghép
(Tĩnh Gia) nhằm ngăn không cho xe pháo của ta qua sông. Ngay lập tức,
các đại đội 2, 4, 5 và khẩu đội 14 ly 5 cùng quân dân các xã Hải Ninh,
Tân Dân, Hải An, Hải Châu (Tĩnh Gia)... đã bắn rơi 3 chiếc F105 và bắt
sống một tên giặc lái.
Cay cú
trước thất bại sáng 4/4, đúng 10 giờ, từ nhiều hướng (sân bay Cồ Rạt -
Thái Lan, sân bay Đà Nẵng, các tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 ngoài biển),
giặc Mỹ thay nhau bổ nhào, dội bom vào khu vực Hàm Rồng.
Bằng
nhiều phương án tác chiến, lực lượng phòng không Hàm Rồng - Nam Ngạn -
Yên Vực đã sử dụng pháo cao xạ 57 ly của Trung đoàn 234 chặn đánh vòng
ngoài trên nhiều tầng, nhiều hướng, ở mọi độ cao... làm cho đội hình
chiến đấu của máy bay giặc Mỹ rối loạn và không thể công kích mục tiêu
như dự định của chúng.
Những
chiếc nào lọt vào gần cầu lập tức bị các trận địa cao xạ trên đồi Không
tên, đồi Ba cây thông, núi Ngọc, núi Rồng nổ súng tan xác. Hoảng hốt
trước sự đánh trả mãnh liệt của quân ta, giặc Mỹ đành bay vút lên cao.
Giữa
lúc đó, Không quân Việt Nam được lệnh cất cánh phối hợp với các lực
lượng Hàm Rồng. 11 giờ trưa, sau 11 đợt công kích, 40 lần bổ nhào bắn
phá, máy bay Mỹ vẫn không thể “đánh sập cầu Hàm Rồng trong chớp nhoáng”
lại hứng chịu nhiều thương vong buộc địch phải kết thúc trận đánh buổi
sáng sớm hơn dự kiến.
Đến
chiều 4/4, các tốp máy bay Mỹ tiếp tục đánh từ hướng Tây Nam với hy vọng
lợi dụng ánh sáng mặt trời tấn công liên tục. Tốp này ném bom xong lượn
vòng lên cao tiếp tục hút hoả lực mặt đất để tốp khác vào đánh, chúng
còn nghi binh bằng đường bay ngoắt ngoéo...
Nhưng
quân, dân Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực vẫn tỉnh táo, hiên ngang đáp trả
bằng những đường đạn chính xác, những lưới lửa chăng dày, nhiều tầng,
nhiều hướng khiến giặc lái hoảng hồn phải ném bom bừa bãi rồi tháo chạy.
Đến 16 giờ, trận chiến đấu kết thúc.
Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển vác trên vai hai hòm đạn pháo cao xạ nặng 98kg, gấp đôi trọng lượng cơ thể |
Chỉ
trong 2 ngày 3 và 4/4/1965, quân Mỹ đã sử dụng 174 lần tốp, 454 lần
chiếc máy bay, ném xuống địa bàn tỉnh Thanh Hoá 627 quả bom phá, 58 quả
bom nổ chậm (gồm các loại từ 500 đến 1.000kg), hàng trăm tên lửa,
rốc-két vào các khu vực trọng điểm của Thanh Hoá. Riêng khu vực Hàm Rồng
- Nam Ngạn - Yên Vực, địch bổ nhào 85 lần, cắt bom bắn phá 80 lần, ném
350 quả bom, bắn 149 quả đạn rốc-két.
Có thể
khẳng định đây là lần đầu tiên kể từ khi mở cuộc chiến tranh phá hoại
bằng không quân ra miền Bắc, đế quốc Mỹ tổ chức một trận đánh với quy mô
lớn nhất và mức độ ác liệt nhất. Sau 2 ngày chiến đấu kiên cường, Thanh
Hoá đã bắn rơi 47 máy bay giặc Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái, bảo vệ an
toàn cầu Hàm Rồng khiến dư luận nước Mỹ xôn xao, bạn bè yêu chuộng công
lý và hòa bình trên toàn thế giới khâm phục.
Từ
trong khói lửa ác liệt của Hàm Rồng anh hùng, đã có nhiều tấm gương
chiến đấu kiên cường, anh dũng. Giữa lúc bom đạn địch đang dội xuống dày
đặc, dân quân Yên Vực (Hoằng Long) vẫn chèo thuyền vượt sông Mã chở đạn
dược cho bộ đội cao xạ. Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển vượt đạn bom vác 98kg
đạn, nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể mình tiếp cho bộ đội.
6 nữ
đồng chí trong tổ cứu thương của Nhà máy Điện Hàm Rồng luôn có mặt bên
mâm pháo băng bó cho thương binh, tiếp đạn cho bộ đội. Các cụ già Nam
Ngạn vẫn nổi lửa nấu cơm, canh, cả nhà sư chùa Mật Đa cũng tiếp tế, cứu
thương cho bộ đội...
Cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ kéo dài 4 năm
với hơn 1.000 ngày đêm xung trận. Trên mảnh đất Hàm Rồng lịch sử, mỗi
ngọn núi, dòng sông, cánh đồng, nhà máy, mỗi xóm làng thân yêu đều là
mục tiêu đánh phá của kẻ thù.
Tiếp
đó, trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ (từ ngày 26/12/1971
đến 15/1/1973), đế quốc Mỹ đã sử dụng những phương tiện chiến tranh
hiện đại từ máy bay chiến lược B52 đến tên lửa Tà-lốc, bom xuyên, bom
la-de... tập trung rải xuống Hàm Rồng.
Qua 2
cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, riêng quân và dân Hàm Rồng đã
bắn rơi 117 máy bay, tiêu diệt, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ, bảo vệ cầu
bảo đảm giao thông thông suốt, đẩy mạnh sản xuất góp phần xứng đáng cùng
quân, dân cả nước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi
hoàn toàn./.
Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử
như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruột
thịt, vì độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc; về sự hy sinh cao cả của 10
cô gái thanh niên xung phong tuổi mười tám, đôi mươi.
Ngã
ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can
Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc nằm gọn trong một thung lũng hình tam
giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống
như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống
đường làm cản trở giao thông. Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều
phải đi qua ngã ba Đồng Lộc. Đây được xem như cổ họng, vượt qua được sẽ
phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào Nam.
Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà
không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao
thông của quân, dân ta chi viện cho chiến trường miền Nam. Con đường độc
đạo này đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng,
mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày
đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây
48.600 quả bom các loại.
12 cô gái thanh niên xung phong đang san lấp hố bom tại ngã ba Đồng Lộc (ảnh chụp trước khi các cô hy sinh một tuẩn). |
Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội
TNXP 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái còn rất trẻ tuổi từ 17 đến 24 do chị Võ
Thị Tần làm Tiểu đội trưởng là đơn vị làm việc thường trực tại Ngã ba
Đồng Lộc, chịu trách nhiệm san lấp hố bom ở đoạn đường này để không đứt
mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến. Bình thường, tiểu đội
hoạt động về đêm để lấp hố bom mà máy bay đã bắn phá vào ban ngày.
Với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có
thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không bao giờ tắt”, mưa bom, bão đạn
không làm khuất phục ý chí anh hùng của lực lượng thanh niên xung
phong.
Tinh thần ấy được thể hiện rất rõ trong
bức thư gửi mẹ đầy xúc động của chị Võ Thị Tần: “Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ
ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng
mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm
rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim
của chúng con. Mẹ ơi, thời gian này mặc dù địch đánh phá ác liệt nhưng
bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Cuốn sổ tay mẹ mới gửi cho con
dạo nọ đã gần hết giấy rồi, mẹ gửi thêm cho con ít giấy. Mới về thăm mẹ
mà sao con thấy nhớ mẹ quá, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con
nhiều”.
Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 được
lệnh san lấp hố bom sau khi máy bay Mỹ liên tục ném bom phá nát tuyến
đường vận tải để nhanh chóng thông đường cho xe qua.
Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến hiện
trường gấp rút triển khai công việc. Họ làm việc không ngơi tay, vừa
cười, vừa nói và đã 3 lần các cô bị vùi lấp nhưng đều rũ đất đá đứng dậy
tiếp tục làm việc.
16h30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày
dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm - nơi 10 cô
gái của tiểu đội 4, Đại đội 552 đang tránh bom.
Tất cả các chị đã hy sinh khi đang ở độ
tuổi mười tám, đôi mươi và vẫn chưa có ai lập gia đình. Càng khâm phục
hơn khi đến ngày thứ 3 đồng đội mới tìm thấy thi thể của chị Hồ Thị Cúc
trên đồi Trọ Voi trong tư thế ngồi, đầu đội nón, bên cạnh là cái cuốc,
10 đầu ngón tay bị ứa máu vì đang bới đất để tìm đường ra.
Di ảnh 10 nữ anh hùng Ngã ba Đồng Lộc. |
Thương xót người em, người đồng đội, nhà thơ Yến Thanh nghẹn ngào viết bài thơ: “Cúc ơi” trong lúc đồng đội tìm thi thể cô:
“Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang
Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ, Xuân, Hà, Hường, Hợi, Rạng, Xuân, Xanh
A trưởng Võ Thị Tần đã điểm danh
Chỉ thiếu mình em
Chín bỏ làm mười răng được
Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! Em ở đâu?...
…Gọi em,
Gào em
Khản cổ cả rồi
Cúc ơi!”
10 cô gái Đồng Lộc kiên cường, dũng cảm
đó là: Võ Thị Tần (24 tuổi, Tiểu đội trưởng), Hồ Thị Cúc (24 tuổi, Tiểu
đội phó), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi
(20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị
Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi), họ đã ngã
xuống khi tuổi còn quá trẻ.
Các chị đã vĩnh viễn nằm tại ngã ba
huyết mạch Bắc - Nam này như họ đã chung một chiến hào lúc còn sống. Tên
tuổi 10 cô gái thanh niên xung phong đã trở thành bất tử như nhà thơ
Vương Trọng đã viết trong bài thơ: “Lời thỉnh cầu giữa Ngã ba Đồng Lộc
năm 1995: …Hai bảy năm trôi qua chúng tôi không thêm một tuổi nào…”.
Khu tượng đài Chiến thắng Đồng Lộc. |
Để ghi lại chiến tích anh hùng của 10 cô
gái tại Ngã ba Đồng Lộc, ngày 7/6/1972, Chủ tịch nước đã truy tặng danh
hiệu Anh hùng Lao động cho tiểu đội 10 cô gái. Ngã ba Đồng Lộc cũng đã
được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Ngày nay, khu mộ của 10 cô gái thanh
niên xung phong Tiểu đội 4 đã được xây dựng khang trang nằm cách tượng
đài Chiến thắng Đồng Lộc gần 200m. Tượng đài người thanh niên xung phong
giơ tay phất cờ báo hiệu mở đường cho xe thẳng tiến là biểu tượng cho
sự bất hủ của sức mạnh, tinh thần vươn lên đạp bằng mọi gian nan nguy
hiểm của lực lượng thanh niên xung phong.
Nhận xét
Đăng nhận xét